You are on page 1of 4

CHI NHÁNH CÔNG TY XÂY DỰNG DD&CN DELTA

CÔNG TRÌNH : MAY HỒ GƯƠM – MỖ LAO, HÀ ĐÔNG

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TƯỜNG VÂY


CÁC Ý KIẾN CHUẨN BỊ CHO PHIÊN HỌP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG

I – CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA


1 – Ý kiến liên quan đến công tác thiết kế
2 – Ý kiến về biện pháp thi công của nhà thầu
3 – Ý kiến về quá trình thi công trên thực tế
- Chất lượng thi công của nhà thầu phụ : (máy móc, nhân lực, kỹ thuật)
- Đánh giá quản lý điều hành của nhà thầu chính
- Đánh giá công tác giám sát và quản lý chất lượng của đơn vị TVGS
4 – Phân tích chi tiết chất lượng thi công thông qua từng quy trình cụ thể
- Các vấn đề xẩy ra trong từng công đoạn
- Nguyên nhân
- Đánh giá chất lượng
5 – Ý kiến đánh giá về chất lượng tường vây đã thi công trên thực tế
- Đánh giá khách quan của nhà thâu
- Các phương pháp xác định chất lượng trên thực tế
- Biện pháp xử lý
II – PHÂN TÍCH
1 – Ý kiến liên quan đến công tác thiết kế
Công tác thiết kế về cơ bản không thuộc phạm vi mà nhà thầu thi công có tư cách đánh giá. Tuy nhiên thiết
kế tường vây thường có liên quan mật thiết đến biện pháp thi công tầng hầm, vì vậy Nhà thầu sẽ căn cứ trên
3 tiêu chí liên quan đến công tác thi công để nêu ý kiến :
- Thứ nhất : chiều dầy tường, hàm lượng thép và cường độ bê tông liên quan khả năng chịu áp lực
đất trong quá trình thi công. Nhà thầu khoan neo tường đã tính toán và trên thực tế cũng cho thấy
giai đoạn đào tầng hầm và khoan neo là giai đoạn áp lực lên tường lớn nhất nhưng tường vây
vẫn đảm bảo khả năng chịu tải.
- Thứ hai : chiều sâu tường vây liên quan đến rủi ro với áp lực đẩy nổi của nước ngầm. Thực tế
chứng minh, với chiều sâu khoảng 16m ngàm vào sét, áp lực đẩy nổi không có ngay cả khi đào
đến đáy móng.
- Thứ ba : các thông tin trong bản vẽ thiết kế đầy đủ, đảm bảo để triển khai bản vẽ thi công theo
thực tế. Các loại vật tư, vật liệu và cấu tạo thuộc dạng thông thường và không phức tạp đối với
thi công.
Như vậy, căn cứ trên 3 yếu tố cơ bản liên quan đến thi công cho thấy :
- Công tác thiết kế hoàn toàn không có vấn đề gì làm ảnh hưởng đến chất lượng thi công.
- Việc triển khai bản vẽ chi tiết ngoài hiện trường thuộc phạm vi của các nhà thầu thi công và
TVGS trên cơ sở thỏa mãn các yếu cầu thiết kế.

2 – Ý kiến về biện pháp thi công của nhà thầu :


- Về cơ bản, biện pháp thi công của nhà thầu tương tự như biện pháp thi công tường vây nói chung
mà các công ty nền móng vẫn áp dụng.
- Biện pháp thi công tuân thủ quy phạm và tiêu chuẩn xây dựng VN hiện hành và được TVGS,
TVTK thông qua.
- Điểm khác biệt trong biện pháp thi công là nhà thầu đã chia panel tường lớn đến 7m. Tuy nhiên căn
cứ trên kinh nghiệm các công trình khác tương tự và căn cứ trên thực tế tại đúng công trình Mỗ Lao thì chiều
rộng của panel không phải vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng.

3 – Ý kiến về quá trình thi công trên thực tế :


a – Về phía nhà thầu phụ : là nhà thầu chịu trách nhiệm nhân công và thiết bị thi công hạng mục công trình.
- Máy móc của nhà thầu : trên thực tế máy móc của nhà đủ công xuất và tính năng phục vụ hoàn
thành hạng mục công trình. Chỉ duy nhất một lần cẩu phục vụ trục trặc trong quá trình đổ bê tông nhưng đã
khắc phục ngay sau đó. Máy đào tường hoạt động liên tục và gần như không có thời gian hỏng. Tính năng và
công xuất của máy có thể kiểm chứng thông qua các kết quả nghiệm thu hố đào đảm bảo kích thước thiết kế.
- Về nhân lực của nhà thầu :
+ Đội ngũ công nhân và đốc công của nhà thầu phụ đảm bảo về số lượng đáp ứng đủ nhu
cầu công việc. Điều này được kiểm chứng thực tế.
+ Chất lượng đội ngũ lao động có thể đánh giá thông qua các kểt quả nghiệm thu từng bước
công việc của thầu chính và TVGS. Tuy nhiên việc đánh giá khách quan là của Chủ Đầu Tư và đơn
vị TVGS. Nếu có sai sót, nhà thầu phụ xẽ nhìn nhận nghiêm túc.
- Quản lý chất lượng của nhà thầu phụ : Nhà thầu không tự đánh giá, tuy nhiên tự nhìn nhận các
thiếu sót sau :
+ Không kiên quyết trong việc xác nhận và nghiệm thu các thông số kỹ thuật đúng với thực
tế thi công.
+ Không kiên quyết trong vấn đề quản lý chất lượng, đặc biệt từ quản lý chất lượng vật tư
đầu vào đến các hệ quả nối tiếp trong trình tự thi công.
b – Về phía nhà thầu chính : là nhà thầu quản lý tổng thể hạng mục thi công
- Nhà thầu chính đã đảm bảo cung cấp vật tư và các điều kiện chung để phục vụ thi công
- Nhà thầu chính đã cung cấp đủ nhân lực giám sát và kiểm tra chất lượng trong suốt quá trình thi
công.
- Tuy nhiên, việc quản lý tổng thể nẩy sinh một số vấn đề :
+ Quản lý chất lượng bê tông đầu vào không chặt chẽ đẫn đến nhiều hậu quả về chất lượng
+ Công tác giám sát tuy đủ về người nhưng không có quy trình và biện pháp quản chế sát
sao nên không đem lại hiệu quả.
c – Về phía TVGS : là đơn vị chịu trách nhiệm giám sát và quản lý chất lượng tại công trình
- Nhân lực của đơn vị TVGS là thiếu và hoàn toàn không đủ để đáp ứng công việc :
+ Công trình quy mô tương đối lớn trong đó tính trung bình một ngày sản lượng đạt được là
5 cọc nhồi và 1 panel (tương đương 1 cọc). Mỗi cọc hoặc tường cần 11 lần nghiệm thu thực tế
(casing>chiều sâu>vét lắng>lồng thép> hạ lồng (5lần)>trước khi đổ bê tông>đổ bê tông), mỗi lần
15phút là tối thiểu trong đó đổ bê tông là 4giờ. Vậy để giám sát nghiêm túc 1 cọc cần tối thiểu 6,5giờ
giám sát trực tiếp (chưa kể các cọc đổ bê tông kéo dài). Trên thực tế đơn vị giám sát có duy nhất 1
người làm việc giám sát ngoài hiện trường chỉ đủ khả năng nghiệm thu cho một quy trình hoàn
thành.
+ Trên thực tế rất nhiều công đoạn trong quy trình nghiệm thu quản lý chất lượng đã bị bỏ
qua. Căn cứ trên phân tích về thời gian nêu ở trên, dễ dàng nhận thấy tỷ lệ bị bỏ qua trong quy trình
nghiệm thu là bao nhiêu phần trăm.
- Tương tự như đối với thầu chính, TVGS không chủ động đối với việc quản lý chất lượng của bê
tông cung cấp đến công trình. Chất lượng bê tông là vấn đề cực kì quan trọng đối với thi công cọc
nhồi, nhiều yếu tố cần xem xét ngoài vấn đề mác và độ sụt. Chính vì vậy, đúng ra TVGS phải xây
dựng quy trình QLCL bê tông để chủ động đảm trong QLCL.
- Chất lượng và kinh nghiệm của đơn vị TVGS : nhà thầu không đủ khả năng đánh giá

4 – Phân tích quy trình thi công để rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tường vây
a – Công tác hào dẫn : hai vấn đề nhỏ
- Một là, hào dẫn đặt trên nền đất yếu dễ sạt lở và nguy hiểm khi thi công : thực tế không xẩy ra
- Hai là, chiều cao hào dẫn thông thường khoảng 1,2m nên mực bentonite trong quá trình đào thường
nằm dưới cao độ đáy hào dẫn khi rút gầu cạp lên (vì khối tích gầu cạp lớn hơn khối tích ben trong phạm vi
hào dẫn). Điều này làm sạt lở đất dưới chân hào dẫn nên bê tông tường vây luôn phình tại đây và buộc phải
đục bỏ khi đào hầm.
b – Công tác đào :
- Chiều sâu đào : luôn được đảm bảo thông qua công tác nghiệm thu chiều sâu. Hơn nữa, chiều sâu
cần đảm bảo thì các công tác khác như lồng thép và ống đổ mới thực hiện được.
- Độ xiên : phụ thuộc vào tay nghề thợ tuy nhiên nguyên lý chung thường là xiên sau khi đào ngập
gầu dưới chân hào dẫn ( gầu cao 8m). Với chiều sâu tường là 15m thì độ xiên ảnh hưởng không đáng kể. Độ
xiên nếu có sẽ ảnh hưởng đến khớp nối giữa hai tấm liền nhau, gây gật cấp và jion chống thấm có thể bị
hỏng. Thực tế có thể kiểm chứng cho từng trường hợp để xử lý.
- Sạt lở thành trong khi đào (có thể do bentonite hoặc rung động mạnh) : làm hố rộng phình ra gây
hao hụt bê tông, tường bị phình và phải đục bỏ. Tuy không ảnh hưởng đến chất lượng nhưng gây tốn kém chi
phí xử lý.
c – Công tác hạ lồng thép :
- Hạ lồng thép nói chung thường gây sạt lở đất cát trong quá trình hạ đặc biệt đối với tường nhỏ như
tường 600. Vì vậy sau khi hạ lồng vẫn phải thổi rửa lại để đảm bảo đủ chiều sâu thiết kế.
- Do lồng thép không hoàn toàn cứng nên trong quá trình hạ lồng, lồng thép và ống siêu âm thường
bị va quệt với thành hố dẫn đến biến dạng hoặc đất sét bám vào. Vì ở phạm vi nhỏ và hay nằm ở giao điểm
các nút giao nhau của thép, thép chờ, v.v nên bê tông vữa dâng không đẩy lên được. Kết quả siêu âm thường
cho thấy các vị trí bị mất sóng trong phạm vi rất nhỏ (10 đên 20cm).
- Việc lồng thép tương đối mềm nên đa phần khi hạ xuống hố nó không thẳng tuyệt đối mà có độ
cong nhất định. Trong khi lớp bảo vệ có 7,5cm nên nhiều trường hợp bị lộ ra ngoài. Điều này là hoàn toàn
bình thường và có thể xử lý sau khi đào hầm.
- Mối nối lồng thép thường gây hở ống siêu âm làm cho ben nhiễm vào gây tắc ống. Việc này căn cứ
thực tế từng ống để xử lý.
- Các mối nối lồng, thép chờ, xốp thường cản trở quá trình dâng của bê tông. Chính vì vậy, bê tông
tại các vị trí này thường là có khuyết tật nhỏ, siêu âm nếu qua vị trí này sẽ cho kết quả kém. Tuy nhiên các vị
trí này thường sẽ đục ra khi làm sàn hầm nên có thể vệ sinh và làm lại được. Để tránh hiện tượng này, các
thiết kế thường thay thế thép chờ bằng phương pháp khoan neo.
d – Công tác đổ bê tông :
- Công tác nghiệm thu trước khi đổ bê tông là để bỏ qua các rủi ro sau :
+ Chiều sâu thiết kế nếu không đủ sẽ không hạ được ống đổ hoặc nếu hạ được thì thường sẽ
bị tắc ống ngay khi đổ xe đầu. Công nhân cũng có thể hạ không hết ống đổ nhưng siêu âm sẽ bị mất
đáy.
+ Các thông số bentonite để đảm bảo chất lượng bê tông không bị ảnh hưởng về lý hóa bởi
tính chất bentonite. Hàm lượng cát cao cũng là nguyên nhân gây tắc ống đổ ở thời điểm khi đổ các
xe cuối cùng.
- Đối với tường 600, công tác đổ bê tông khó hơn rất nhiều so với các tường khác vì khoảng cách lọt
lòng trong lồng thép chỉ là 400mm, trong khi ống đổ đường kính 260 (ống nhỏ). Trong quá trình đổ rất dễ
mắc ống vào lồng thép. Điều này thường là nguyên nhân gây tắc ống đổ, tắc ống siêu âm hoặc làm cho lồng
thép xê dịch mất lớp bảo vệ. Một số vị trí siêu âm không đạt cũng có thể do nguyên nhân này.
- Kỹ thuật đổ bê tông : cần kiểm chứng trên thực tế, tuy nhiên nguyên tắc là không được rút ống lên
khỏi mặt bê tông, nếu có sẽ phải cắt cầu bê tông lại. Thông thường các trường hợp như vậy đều được lập
biên bản và các kết quả siêu âm thường cho biểu đồ sóng giảm hoặc mất hẳn tại vị trí rút ống.
- Bơm hồi bentonite trong quá trình đổ : nếu bơm quá lượng đổ vào thì sẽ sạt chân hào dẫn. Thực tế
thường là bơm không kịp.
- Sạt thành trong khi đổ (thường do rung động trong khi nhồi bê tông và cung thường xẩy ra đối với
tường 600) : thường là đất sạt nằm ở trên mặt bê tông với khối lượng bằng khối lượng sạt. Một số tình huống
sẽ xẩy ra :
+ Nếu bê tông có độ linh hoạt tốt và khối lượng sạt không quá lớn thì bê tông sẽ đẩy được
phần đất sạt này lên trên đỉnh
+ Nếu khối lượng sạt là lớn hoặc bê tông linh hoạt kém, nó sẽ không đẩy được phần đất này
mà sẽ vượt qua nó để dâng lên. Siêu âm trong trường hợp này sẽ cho sóng mất hoàn toàn ở vị trí này.
+ Nêu khối lượng bê tông rất lớn hoặc bê tông cực kém, bê tông sẽ không lên được nữa dẫn
đến tắc ống đổ đồng thời cũng không thể cắt cầu đổ lại được. Trên thực tế đã xẩy ra ở nhiều công
trường nhưng ở Mỗ Lao thì không xẩy ra.
- Chất lượng bê tông : do đổ bằng phương pháp vữa dâng nên ngoài mác và độ sụt thiết kế, bê tông
thương phẩm phải đảm bảo các yếu tố sau đây để đảm bảo độ linh hoạt :
+ Hàm lượng xi măng trong cấp phối : theo tiêu chuẩn là 410kg/m3 bất kể là mác bao nhiêu.
Nếu không đảm bảo, bê tông không đảm bảo độ sụt cần thiết trong phạm vi kỹ thuật cho phép.
+ Hàm lượng nước trên xi măng : hàm lượng xi măng không đảm bảo buộc làm tăng hàm
lượng nước để đảm bảo độ sụt nên bê tông có độ sụt nhưng không lấy được mẫu đúng tiêu chuẩn. thực tế là
ko đảm bảo độ dẻo.
+ Hàm lượng và chủng loại phụ gia hóa dẻo bắt buộc phải có trong bê tông cọc nhồi và
tường vây.
+ Quy cách cốt liệu cát và xi măng : biểu đồ kích cỡ hạt và hàm lượng thoi dẹt trong phạm
vi cho phép. Yếu tố này không đảm bảo sẽ làm bê tông dễ bị phân tầng trong quá trình đổ, dễ tắc ống.
- Thời gian cung cấp bê tông :
+ Thời gian chờ trong xe không quá 2 giờ
+ Thời gian chờ trong ống đổ khống nên quá 30 phút
Trên thực tế bê tông cấp tại Mỗ Lao quá chậm. thường phải đợi hàng giờ mới có xe tiếp theo dẫn đến
:
+ Phụ gia hóa dẻo phản tác dụng trở thành phụ gia đông cứng nhanh
+ Bê tông trong tường (đã đổ) khô không đổ được. Để kết thúc tấm tường thường phải nhồi
dẫn đến bê tông phân tầng, tắc ống, biến dạng lồng thép. Chất lượng bê tông bị ảnh hưởng nhiều nhất trong
trường hợp này. Kết quả siêu âm thường cho kết quả yếu kém (khoảng 1800 đến 2400)nhưng lại không rõ
ràng như trường hợp bị sạt đất hay đất chiếm chỗ toàn bộ (sóng bằng 0 hoặc dưới 1000).

5- Đánh giá chung về chất lượng và phương hướng xử lý tồn tại


Căn cứ trên thực tế đã được kiểm chứng thông qua kết quả siêu âm bề mặt tường vây đã lộ ra, chúng tôi cho
rằng chất lượng tường vây có nhiều khiếm khuyết nhìn thấy được. Tuy nhiên thông qua vấn đề đã nêu tại
các điều 1,2,3,4, chúng tôi có ý kiến để bảo vệ cho quyền lợi công việc của nhà thầu như sau :
- Việc quản lý chất lượng của bất cứ hạng mục nào trên công trường cũng là trách nhiệm chung của
Nhà thầu, Thầu chính và đơn vị TVGS. Như đã nói ở điều 3, nhà thầu trực tiếp phụ trách nhân công và thiết
bị nên không có khả năng quản lý tất cả các mặt của công việc. trong khi đó, tất cả các yếu tố đều trực tiếp
hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng thi công. TVGS, Nhà thầu chính cần phải là chủ thể đưa ra các biện
pháp quản lý chặt chẽ để công trình được triển khai có tổ chức, có ký luật mà mỗi nhà thầu phụ nào tham gia
đều phải tuân thủ. Đảm bảo các yếu tố đó thì mọi mặt khác trong đó có vấn đề chất lượng mới được neo
theo.
- Chính vì lý lẽ đó, chúng tôi cho rằng những khiếm khuyết như đã nêu là trách nhiệm chung của cả
TVGS, Thầu chính, Thầu phụ. Việc xử lý các khiếm khuyết này cũng phải được phối hợp bàn bạc trên tinh
thần trách nhiệm chung để đảm bảo công bằng nhưng vẫn đem lại sảm phẩm đạt yêu cầu cho Chủ Đầu Tư.
- Từ những quan điểm đó, chúng tôi xin đưa ra ý kiến đánh giá của mình về chất lượng tường vây và
hướng xử lý các vấn đề tồn tại như sau :
+ Căn cứ trên kết quả siêu âm và các phân tích đã nêu ở mục 4, chúng tôi cho rằng một số
khuyết tật trong kết quả siêu âm là có thể giải thích được và không quá nghiêm trọng.
+ Một số vị trí mà trực quan và kêt quả siêu âm cho thấy bê tông không đạm bảo độ đồng
nhất có thể đối chiếu với các phân tích ở mục 4 để tìm ra nguyên nhân để đánh giá trách nhiệm cụ thể trong
quản lí chất lượng.
+ Tuy nhiên, cơ bản nhất là căn cứ trên thực tế cho thấy, trong giai đoạn khoan neo và đào
tầng hầm là giai đoạn làm việc với ứng suất lớn nhất, tường vận đảm bảo độ ổn định, chuyển vị trong phạm
vi cho phép. Các khuyết tật bề mặt đã được nhà thầu xử lý theo phương pháp được duyệt đồng thời đảm bảo
độ bền đủ để neo cáp. Như vậy về cơ bản tường vây hoàn toàn có khả năng đáp ứng các yêu cầu như thiết kế
đặt ra. Vấn đề còn lại chủ yếu là các khuyết tật bề mặt. Nhà thầu sẽ có trách nhiệm sửa sang theo đúng tiêu
chuẩn của tường vây.
+ Ngoài ra, vấn đề tồn tại quan trọng khác có thể gây lo ngại là vấn đề chống thấm. Nhà
thầu cho rằng hiện nay đang trong quá trình đào hầm và thi công móng nên các vết thấm trên bề mặt tường
sẽ không rõ ràng và rất khó để tìm điểm khởi phát cũng như nguyên nhân. Chính vì vậy chúng tôi cho rằng
nên giữ nguyên hiện trạng để theo dõi sau khi đã thi công tầng hầm. Đa phần các công trình khác đều tiến
hành phương pháp tương tự. Việc phủ bất kì một bề mặt bê tông nào ra bên ngoài cũng không có tác dụng và
làm cho việc tìm nguyên nhân thấm và chống thấm sau này khó khăn hơn nhiều.
+ Bất cứ các vị trí nghi ngờ có khuyết tật hoặc nghi ngờ bê tông không đảm bảo có thể dùng
súng bắn bê tông để kiểm chứng hoặc khoan xử lý cục bộ.

Hiếu!
Em đi hop thay anh, căn cứ trên nội dung này để trả lời theo từng điểm
Nhớ là phải căn cứ trên tình hình thực tế, bàn với Phú trước :
1 - nếu tình hình TVGS không quá căng và có xu hướng giải quyết ổn thỏa, thậm chí không kết luận
ngay tại cuộc họp thì em chỉ nên nói các vấn đề kỹ thuật thôi
2 - Các điều liên quan đến công tác TVGS mà anh gi trong đó vê cơ bản là ko nên nêu ra. Chỉ khi
nào thấy TVGS ép mình quá và chắc chắn bắt buộc mình phải chịu trách nhiệm nặng nề ngay tại
chỗ thì mới đưa các vấn đè này ra.
Nói chung, chủ yếu nên nói phần "phân tích qui trình thi công để tìm các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng" vì :
    - dùng phân tích khoa học dễ làm CĐT yên tâm
    - đánh lạc hướng chú ý của cuộc họp
Cần nhất là phải nhấn mạnh các ý kiến cuối cùng của mình về chất lượng tường vây :
    - Dùng các phân tích đẩy các khiếm khuyết vào lỗi bê tông : phân tích kỹ vấn đề cấp phối mà anh
nêu ra
    - Chịu lực trên thực tế khi đào hầm và khoan neo đã chứng minh khả năng của tường
    - Vấn đề chống thấm : phải để nguyên hiện trạng để theo dõi, nếu phủ tường khác sẽ v?n thấm
mà ko biết nguyên nhân.
Có gì không hiểu thì gọi anh.
Khoa

You might also like