You are on page 1of 37

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc


--------o0o--------

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THẨM TRA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN
CẢI TẠO, SỬA CHỮA TRƯỜNG TIỂU HỌC UY NỖ

Công trình : CẢI TẠO, SỬA CHỮA TRƯỜNG TIỂU HỌC UY NỖ

Địa điểm : XÃ UY NỖ, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chủ đầu tư : BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN ĐÔNG ANH

HÀ NỘI, NĂM 2019

1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
--------o0o--------

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THẨM TRA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN
CẢI TẠO, SỬA CHỮA TRƯỜNG TIỂU HỌC UY NỖ

Công trình : CẢI TẠO, SỬA CHỮA TRƯỜNG TIỂU HỌC UY NỖ


Địa điểm : XÃ UY NỖ, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chủ đầu tư : BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN ĐÔNG ANH

Thực hiện:
Chủ nhiệm thẩm tra : Nguyễn Hùng Sơn
(CCHN số HAN-00040799 ngày 03/5/2019)
Chủ trì thẩm tra kết cấu : Nguyễn Trọng Hà
(CCHN số HAN-00057904 ngày 03/5/2019)
Chủ trì thẩm tra kiến trúc : Nguyễn Văn Hậu
(CCHN số KTS-04-02702-A ngày 20/01/2016)
Chủ trì thẩm tra điện : Nguyễn Đức Minh
(CCHN số HAN-00057903 ngày 03/5/2019)
Chủ trì thẩm tra nước : Bùi Thị Thu Thường
(CCHN số KS-04-05763-A ngày 11/11/2014)
Chủ trì thẩm tra dự toán : Nguyễn Thị Thu Hiển
(KGĐG hạng 2 số HAP-00037863 ngày 14/9/2018)
Hà Nội, ngày 13 tháng 09 năm 2019

CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ THẨM TRA


BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TY TNHH TƯ VẤN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN ĐÔNG ANH ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

2
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
--------o0o--------

Số: /2019/TTr-CTTV Hà Nội, ngày 13 tháng 09 năm 2019


V/v: Kết quả thẩm tra BCNCKT dự án
Cải tạo, sửa chữa trường tiểu học Uy Nỗ

KẾT QUẢ THẨM TRA


BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN
Dự án : Cải tạo, sửa chữa Trường tiểu học Uy Nỗ
Địa điểm : Xã Uy Nỗ, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội

Kính gửi: BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN ĐÔNG ANH

- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 Quốc hội khoá XIII kỳ họp
thứ 7;
- Căn cứ Nghị định số 59/2016/NĐ-CP ngày 18/06/2016 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều Nghị định 59/2016/NĐ-CP ngày 18/06/2016 về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng quy định
thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
- Căn cứ Hợp đồng tư vấn số 91/2019/HĐĐC ký ngày 06 tháng 9 năm 2019 giữa Ban
Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh và Công ty TNHH Tư vấn Đại học
Xây dựng V/v Thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng dự án: Cải tạo sửa chữa
trường tiểu học Uy Nỗ;

Căn cứ vào các tài liệu liên quan khác;

Công ty TNHH tư vấn Đại học Xây dựng đã thực hiện thẩm tra Hồ sơ bản vẽ thiết kế
cơ sở, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án: Cải tạo, sửa chữa Trường tiểu học Uy Nỗ,
dưới đây là các kết quả thẩm tra:
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: Cải tạo, sửa chữa Trường tiểu học Uy Nỗ.
3
2. Nhóm dự án, loại, cấp, quy mô công trình:
- Nhóm dự án: Nhóm B
- Loại, cấp công trình: Công trình giáo dục, cấp II
3. Chủ đầu tư: UBND huyện Đông Anh
4. Đại diện Chủ đầu tư và các thông tin liên hệ:
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh
- Địa chỉ: Số 68 đường Cao Lỗ, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
- Điện thoại: 024.3883.4630
5. Địa điểm xây dựng: Xã Uy Nỗ, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
6. Giá trị tổng mức đầu tư: 47.325.000.000 đồng
7. Nguồn vốn đầu tư: Huy động từ nguồn vốn hỗ trợ thành phố và vốn ngân sách huyện
kết hợp.
8. Thời gian thực hiện dự án: Thời gian thực hiện từ quý III năm 2019; Kết thúc đầu
tư: Năm 2020
9. Nhà thầu khảo sát địa chất công trình:
Công ty Cổ phần SCT - Hà Nội
- Địa chỉ: Số 10 ngách 64/43 ngõ 64 Nguyễn Lương Bằng, Phường Ô Chợ Dừa, Quận
Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 0243 5133810
10. Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi:
Công ty cổ phần Tư vấn Tài chính Đầu tư Xây dựng Việt Nam
- Địa chỉ: Số 3, ngõ 86 Hào Nam, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, T.p Hà Nội
- Điện thoại: 02437661939
- Mã số doanh nghiệp: số 0101399616 do Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp lần đầu ngày
10/6/2003, thay đổi lần 4 ngày 17/6/2016.
- Người chủ nhiệm lập Báo cáo: KS. Đặng Như Linh.
II. THÀNH PHẦN HỒ SƠ DỰ ÁN
1. Các văn bản pháp lý:
- Quyết định số 124/QĐ-UBND ngày 08/1/2012 UBND UBND TP.Hà Nội về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030;
- Nghị quyết số 01/NQ- HĐND ngày 16/01/2019 của Hội đồng Nhân dân huyện Đông
Anh khóa XIX, kỳ họp thứ 10, V/v Phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án thuộc
Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 của huyện Đông Anh – Phụ lục số
02: Chủ trương đầu tư dự án Cải tạo, sửa chữa trường tiểu học Uy Nỗ;

4
- Quyết định số 39/2015/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 của UBND thành phố Hà Nội
về việc Ban hành quy định trách nhiệm quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây
dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
- Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 04/12/2018 của HĐND thành phố Hà Nội
về cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm 2016-2010 của cấp
Thành phố;
- Căn cứ Quyết định số 20/2018/QĐ-UBND ngày 28/08/2018 của UBND Thành phố
Hà Nội về việc ban hành Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư các dự án đầu
tư công của thành phố Hà Nội;
- Căn cứ Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của HĐND huyện Đông Anh
về việc phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-
2020 do Huyện quyết định (lần 3);
- Căn cứ Quyết định số 520/QĐ-QLDA ngày 26/03/2019 của Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng huyện Đông Anh về việc phê duyệt dự toán kinh phí chuẩn bị đầu tư dự
án Cải tạo, sửa chữa trường tiểu học Uy Nỗ;
- Kết quả khảo sát địa chất công trình do Công ty Cổ phần SCT - Hà Nội lập năm 2019;
- Hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án: Cải tạo, sửa chữa
trường tiểu học Uy Nỗ do Công ty cổ phần Tư vấn Tài chính Đầu tư Xây dựng Việt
Nam lập năm 2019;
Các văn bản pháp quy có liên quan khác.
2. Hồ sơ, tài liệu dự án, khảo sát, thiết kế:
2.1. Hồ sơ khảo sát xây dựng phục vụ lập thiết kế cơ sở:
- Báo cáo khảo sát địa chất công trình của Dự án ĐTXD dự án: Cải tạo sửa chữa trường
tiểu học Uy Nỗ.
2.2. Hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi:
- Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng;
- Bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở gồm: kiến trúc, kết cấu, điện và chống sét, cấp thoát
nước, hạ tầng kỹ thuật.
- Khái toán tổng mức đầu tư dự án.
3. Hồ sơ năng lực các nhà thầu:
a. Nhà thầu khảo sát địa chất công trình: Công ty Cổ phần SCT - Hà Nội
- Chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị lập Báo cáo khảo sát địa chất công trình:
Bản photo công chứng;
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng: Bản photo công chứng;
- Chứng chỉ hành nghề của Chủ nhiệm khảo sát: Bản photo công chứng;
b. Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi: Công ty cổ phần tư vấn tài chính đầu tư xây
dựng Việt Nam
5
- Chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị lập báo cáo nghiên cứu khả thi: Bản photo
công chứng;
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng: Bản photo công chứng;
- Chứng chỉ hành nghề của Chủ nhiệm, Chủ trì bộ môn của đơn vị thiết kế: Bản photo
công chứng;
III NỘI DUNG HỒ SƠ DỰ ÁN
III.1. Nội dung chủ yếu của dự án:
1. Sự cần thiết của dự án đầu tư:
- Huyện Đông Anh có diện tích trải rộng hơn 18.200 ha, gồm có 1 thị trấn và 23 xã.
Thời gian qua, Đông Anh có sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, nhiều khu
đô thị, khu dân cư, các dự án.... đã và đang dần hiện thực hóa quy hoạch. Cùng với
sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và văn hóa xã hội, hệ thống giáo dục nói chung và
cơ sở vật chất cho công tác giảng dạy và học tập cấp cơ sở nói riêng được thành phố
quan tâm đặc biệt.
- Dự án xây dựng trên khu đất trường đang hoạt động có diện tích khoảng 15.490m2
với nhiều hạng mục công trình đã và đang xuống cấp không đảm bảo mỹ quan của
một môi trường giáo dục. Do vậy việc đầu tư cho dự án là cần thiết và phù hợp với
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của Huyện.
- Dự án Cải tạo, sửa chữa Trường Tiểu học Uy Nỗ là hết sức cấp bách cho hiện tại và
lâu dài; Dự án được thực hiện tại xã Uy Nỗ sẽ là cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện tổ
chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục cấp tiểu học trên địa bàn Xã và khu vực lân cận,
góp phần hiện thực hóa quy hoạch Thủ đô.
2. Mục tiêu đầu tư:
- Việc đầu tư Dự án Cải tạo, sửa chữa Trường Tiểu học Uy Nỗ nhằm mục tiêu tạo điều
kiện cần thiết về cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu dạy và học cấp tiểu học tại địa
phương và lân cận, góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục bền vững của huyện
Đông Anh. Dự án Cải tạo sửa chữa Trường tiểu học Uy Nỗ được thực hiện tại xã Uy
Nỗ, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội với mục tiêu đáp ứng đủ nhu cầu học tập
của khoảng 1.167 học sinh hiện tại và có tính toán đến khả năng phát triển của nhà
trường từ nay đến hết năm 2020 và tầm nhìn 2030.
- Dự án sau khi được đầu tư xây dựng theo đúng chủ trương sẽ góp phần xây dựng và
hoàn thiện cảnh quan, không gian kiến trúc của khu vực và quy hoạch. Trường sau
cải tạo có cơ sở vật chất trường đáp ứng các tiêu chí trường chuẩn Quốc gia theo quy
định tại Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo
6
3. Quy mô và hình thức đầu tư xây dựng:
3.1. Quy mô dự án:
Căn cứ Chủ trương đầu tư dự án Cải tạo, sửa chữa trường tiểu học Uy Nỗ, quy mô
đầu tư như sau:
Phần cải tạo, nâng cấp:
- Cải tạo lại khối nhà học A, C, D.
- Phá dỡ khối nhà học B, khối nhà hiệu bộ và 2 khu nhà học tạm và nhà kho cấp 4
Phần xây lắp mới:
- Xây mới khối nhà học B.
- Xây mới hành lang cầu nối nhà C và nhà D
- Xây mới khối nhà học A1
- Xây mới nhà xe giáo viên
- Xây mới nhà xe học sinh
- Xây mới trạm biến áp
Hạ tầng:
Hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục phụ trợ bao
gồm: Sân vườn, cổng tường rào, nhà bảo vệ, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước trong
và ngoài nhà, hệ thống PCCC...
Thiết bị:
Mua sắm đồng bộ trang thiết bị
3.2. Hình thức đầu tư.
Dự án được đầu tư theo hình thức cải tạo, sửa chữa.
4. Quy mô các hạng mục công trình và các giải pháp xây dựng:
4.1. Quy mô xây dựng công trình:
4.1.1. Cải tạo khối nhà học A
Khối nhà học A xây dựng năm 1993 cao 2 tầng, chiều cao tới đỉnh mái là 9,2 m; tổng
diện tích sàn 940 m2. Công tác cải tạo khối nhà học A bao gồm: Lát lại nền bị bong
rộp nứt vỡ, sơn sửa lại toàn nhà, đi lại hệ thống đường điện. Thay thế hệ thống cửa
đã cũ hỏng, mài granito bậc tam cấp, cầu thang, chống thấm khu vực mái, sê nô. Khối
nhà sau khi cải tạo vẫn giữ nguyên 10 phòng học và 02 phòng nghỉ cho giáo viên ở
mỗi tầng.
4.1.2. Cải tạo khối nhà học C:
Khối nhà học C xây dựng năm 1998 cao 2 tầng, chiều cao tới đỉnh mái là 9,2 m. Tổng
diện tích sàn 942m2. Hiện trạng khối nhà C bao gồm 09 phòng học và 01 phòng Tin
học. Cải tạo khối nhà học C bao gồm: Đập phá và xây lại mốt số tường ngăn để ngăn
7
chia lại cơ cấu các phòng. Lát lại nền bị bong rộp nứt vỡ, sơn sửa lại toàn nhà, đi lại
hệ thống đường điện. Thay thế hệ thống cửa đã cũ hỏng, mài granito bậc tam cấp, cầu
thang. Chống thấm khu vực mái, sê nô. Khối nhà C sau khi cải tạo bố trí 08 phòng
chức năng.
4.1.3. Cải tạo khối nhà học D:
Khối nhà học D xây dựng năm 2000 cao 3 tầng, có chiều cao tới đỉnh mái là 12,8 m;
tổng diện tích sàn 1.245m2; hiện trạng khối nhà D bao gồm 12 phòng học. Cải tạo
khối nhà học D bao gồm: Đập phá và xây lại mốt số tường ngăn để ngăn chia lại cơ
cấu các phòng. Lát lại nền bị bong rộp nứt vỡ, sơn sửa lại toàn nhà, đi lại hệ thống
đường điện. Thay thế hệ thống cửa đã cũ hỏng, mài granito bậc tam cấp, cầu thang.
Chống thấm khu vực mái, sê nô. Khối nhà D sau khi cải tạo bố trí đầy đủ chức năng
các phòng dành cho khối hiệu bộ.
4.1.4. Xây mới khối nhà học B:
Khối nhà học B xây mới 03 tầng, có diện tích xây dựng 593 m2, diện tích sàn xây
dựng 1.779 m2, chiều cao đỉnh mái: 13,8m. Khối nhà học B xây mới sẽ bổ sung 18
phòng học.
4.1.5. Xây mới khối nhà học A1:
Khối nhà học A1 xây mới 02 tầng, có diện tích xây dựng 138 m2, diện tích sàn xây
dựng 276 m2, chiều cao đỉnh mái: 9,2m. Khối nhà học A1 xây mới sẽ bổ sung 02
phòng học và 01 phòng đa năng.
4.1.6. Xây mới hành lang cầu nối nhà C, D:
Hành lang cầu xây mới 2 tầng với diện tích sàn khoảng 196m2, được bố trí để kết nối
giao thông với 2 khối nhà C, D.
4.1.7. Khối các công trình phụ trợ:
Xây mới nhà để xe cho học sinh, giáo viên với diện tích: 288m2
4.1.8. Khối hạ tầng kỹ thuật:
Bao gồm Cải tạo, sửa chữa hệ thống cấp, thoát nước, cấp điện, hệ thống sân đường
cây xanh bị hư hỏng theo tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành theo quy hoạch tổng mặt
bằng;
Diện tích sân đường: 8.088m2 ; Diện tích cây xanh: 2.057m2.
4.2. Giải pháp xây dựng công trình
4.2.1. Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng:
Dự án cải tạo, sửa chữa trường tiểu học Uy Nỗ thành trường đạt chuẩn Quốc Gia, cần
phải có diện tích sử dụng ít nhất từ 6m2/học sinh trở lên. Công trình chỉ cải tạo, sửa
chữa trên hiện trạng khuôn viên đang có của trường phù hợp với quy hoạch chi tiết
8
1/5000 của Huyện đã được UBND Thành phố phê duyệt theo quyết định số 2271/QĐ-
UBND ngày 25/05/2012, theo hồ sơ thiết kế căn cứ vào số lượng học sinh, các chỉ
tiêu kỹ thuật của đồ án như sau:
Thông số kỹ thuật:
+ Diện tích khu đất đang sử dụng : 15.490 m2
+ Diện tích đất trường sau khi cải tạo : 15.490 m2
+ Diện tích xây dựng : 5.145 m2
+ Diện tích sàn xây dựng : 8.538 m2
+ Diện tích sân đường : 8.088 m2
+ Diện tích cây xanh : 2.257 m2
+ Mật độ xây dựng : 33.2 %
+ Hệ số sử dụng đất : 0,552 lần
+ Tầng cao : 01 - 03 tầng
+ Cấp công trình : cấp II
+ Bậc chịu lửa : bậc II
- Giai đoạn thiết kế lần này là cải tạo, xây mới các hạng mục phía trước trên Tổng mặt
bằng trường, các hạng mục xây dựng hiện có phía sau gồm: sân thể thao ngoài trời,
nhà đa năng, nhà bếp, trạm biến áp được giữ nguyên hiện trạng. Các hạng mục xây
mới theo quy hoạch được xây dựng trên nền các công trình cũ và thiết kế điều chỉnh
công năng căn cứ vào chủ trương đầu tư và các tiêu chí của trường chuẩn Quốc gia.
- Các khối chức năng sau khi cải tạo theo hồ sơ thiết kế được liên hệ trực tiếp với nhau
thông qua hành lang bên, nhà cầu. Phương án cải tạo sửa chữa cơ bản dựa trên các
khối nhà hiện có sửa chữa lại các vị trí bị hư hỏng xuống cấp và kết nối đồng bộ với
khối nhà xây mới. Diện tích cây trồng hiện có được tận dụng giữ nguyên, một số sân
đường sau khi phá dỡ được cải tạo hoàn trả để góp phần vào việc hoàn chỉnh tổng thể
chung của toàn trường.
4.2.2. Giải pháp thiết kế công trình:
Cấu tạo địa chất:
Căn cứ Báo cáo kết quả khảo sát địa chất của Dự án ĐTXD dự án: Cải tạo sửa chữa
trường tiểu học Uy Nỗ do Công ty cổ phần SCT lập tháng 6/2019, địa chất công trình
có đặc điểm như sau:
- Lớp 1: Lớp đất lấp TP trên 0,15m bê tông, dưới Sét pha, cát lẫn PTXD, kết cấu không
đồng nhất:

9
Lớp này phân bố trên cùng địa tầng, phạm vi phân bố toàn bộ diện tích khảo sát.
Thành phần chính của lớp là: Sét pha, cát lẫn PTXD, kết cấu không đồng nhất. Bề
dày của lớp tại các lỗ khoan khảo sát biến đổi từ 0.70m-1.10m.
- Lớp 2: Sét pha màu xám vàng, xám nâu, xám ghi, trạng thái dẻo cứng đôi chỗ lẫn
dẻo mềm:
Lớp 2 xuất hiện tại tất cả các lỗ khoan khảo sát. Lớp 2 phân bố dưới lớp 1 ở độ sâu
0.70m ¸ 1.10m. Bề dày của lớp tại các lỗ khoan là (3.10-4.10)m. Thành phần chính
của lớp là sét pha màu xám vàng, xám nâu, xám ghi, trạng thái dẻo mềm - dẻo cứng.
Giá trị SPT của lớp 2 biến đổi từ N = 6-13; cường độ chịu tải quy ước của lớp này:
R0=1,15kG/cm2.
- Lớp 3a: Cát hạt mịn màu xám nâu, xám vàng, xám xanh, kết cấu xốp:
Lớp 3a xuất hiện tại tất cả các lỗ khoan khảo sát, phân bố dưới lớp 2 ở độ sâu biến
đổi từ (3,80-5,20)m. Bề dày của lớp biến đổi từ (6,10-8,00)m. Thành phần chính của
lớp là cát hạt mịn màu xám nâu, xám vàng, xám xanh, kết cấu xốp.
Giá trị SPT của lớp 3a là N = 4-11; cường độ chịu tải quy ước của lớp này:
R0=0,7kG/cm2.
- Lớp 3b: Cát pha màu xám nâu, xám ghi, xám xanh đôi chỗ kẹp sét pha trạng thái
dẻo:
Lớp 3b chỉ xuất hiện tại lỗ khoan khảo sát LK-VH03. Lớp 3b phân bố dưới lớp 3a ở
độ sâu 11.80m. Bề dày của lớp tại lỗ khoan là 5,50m. Thành phần chính của lớp là
cát pha màu xám nâu, xám ghi, xám xanh đôi chỗ kẹp sét pha trạng thái dẻo.
Giá trị SPT của lớp 3b biến đổi từ N = 7-9; cường độ chịu tải quy ước của lớp này:
R0=1,12kG/cm2.
- Lớp 4: Cát hạt mịn màu xám nâu, xám vàng, xám xanh, kết cấu chặt vừa:
Lớp 4 xuất hiện tại tất cả các lỗ khoan khảo sát, phân bố dưới lớp 3a và 3b ở độ sâu
biến đổi từ (10.90-17.30)m. Bề dày của lớp chưa xác định được do tại độ sâu kết thúc
lỗ khoan chưa xuyên qua đáy lớp, tại độ sâu kết thúc bề dày lớn nhất là 9,10m. Thành
phần chính của lớp là cát hạt mịn màu xám nâu, xám vàng, xám ghi, kết cấu chặt vừa.
Giá trị SPT của lớp 4 là N = 10-19, cường độ chịu tải quy ước của lớp này:
R0=1,5kG/cm2.
Theo hồ sơ thiết kế, mũi cọc móng các công trình xây mới đặt vào lớp đất này.
4.2.2.1. Nhà học A - Cải tạo:
Hiện trạng:
- Nhà học A là khối nhà học 2 tầng cũ có chiều cao đỉnh mái là 9,2m được xây dựng
năm 1993; kích thước công trình: dài 34,45m, rộng 9,6m; bước cột 3,9m.
+ Tổng diện tích sàn : 850 m2
10
+ Diện tích xây dựng : 425 m2
+ Số tầng : 2 tầng
- Hiện trạng kết cấu khung cột BTCT, cầu thang giữa và hành lang bên phía trước. Sàn
tầng 2 đổ BTCT tại chỗ, mái có sàn BTCT trên xây tường thu hồi lắp xà gồ và lợp
tôn;
- Tầng 1: bố trí 5 phòng học (7,2m x 7,2m), 1 gian phòng đồ dùng (3,6m x 7,2m) và
gian cầu thang (3,6m x 7,2m).
- Tầng 2: cao độ +3.600mm bố trí 05 phòng học (7,2m x 7,2m), 01 gian phòng nghỉ
giáo viên (3,6m x 7,2m) và gian cầu thang (3,6m x 7,2m).
- Nhà có khe lún tại trục 7-8, do thời gian sử dụng hiện trạng đang bị thấm dột từ mái
xuống làm cho trần và tường tầng 1,2 bị ẩm mốc lên rêu;
- Nền và sàn nhà lát gạch bông cũ 300x300 đã xuống cấp và bong vênh;
- Hệ thống cửa đi, cửa sổ của nhà là cửa pano gỗ kính đã cũ và có chỗ bị mối mọt, cong
vênh, hư hỏng;
- Lan can tay vịn của hành lang và cầu thang bị han gỉ, bong sơn nhiều chỗ;
- Mặt Granito bậc tam cấp và mặt bậc cầu thang đã cũ, ố màu và có chỗ bong vỡ sứt
mẻ.
Phương án cải tạo:
- Các nội dung cải tạo chính của hồ sơ thiết kế bao gồm:
+ Cạo bỏ lớp vôi trong và ngoài nhà, đục tẩy trám vá 30%, quét sơn lại toàn bộ nhà.
+ Đục tẩy toàn bộ gạch bông lát nền hiện tại, lát lại bằng gạch Ceramic 600x600
+ Vệ sinh, trám vá và mài bóng lại Granito bậc tam cấp
+ Vệ sinh, trám vá và mài bóng lại granito bậc cầu thang, sơn sửa lại hệ thống lan can
tay vịn cầu thang.
+ Tháo dỡ hệ thống cửa hiện trạng, thay bằng cửa hệ nhôm định hình, màu ghi xám
+ Vệ sinh sạch sẽ Seno thu nước, thay thế tôn mũ giữa giao của nhà và hành lang cầu
+ Cải tạo lại mặt đứng theo phối cảnh.
4.2.2.3. Nhà học C - Cải tạo:
Hiện trạng:
- Kích thước công trình: dài 43,45m, rộng 9,3m. Chiều cao đến đỉnh mái là 9,2m, bước
cột 3,6m.
+ Tổng diện tích sàn : 800 m2
+ Diện tích xây dựng : 400 m2
+ Số tầng : 2 tầng

11
- Nhà học C là khối nhà học 2 tầng cũ (rộng 9,3m x dài 43,45m) có chiều cao đỉnh mái
là 9,2m được xây dựng năm 1998;
- Nhà khung cột btct, nhịp gian phòng học là 7,2m, rộng hành lang là 2,1m, bước nhà
học 3,6m và có tổng là 12 bước, bố trí khe lún tại trục 7-8. Cầu thang giữa và hành
lang bên phía trước. Sàn tầng 2 đổ BTCT tại chỗ, mái có sàn btct trên xây tường thu
hồi lắp xà gồ và lợp tôn;
- Tầng 1: cao độ +0.00mm bố trí 04 phòng học (7,2m x 7,2m), 01 phòng máy tính
(10,8m x 7,2m) và gian cầu thang (3,6m x 10,4m).
- Tầng 2: cao độ +3.600mm bố trí 5 phòng học (7,2m x 7,2m), 1 phòng nghỉ giáo viên
(3,6m x 7,2m) và gian cầu thang (3,6m x 10,4m).
- Nhà có khe lún tại trục 7-8, do thời gian sử dụng hiện trạng đang bị thấm dột từ mái
xuống làm cho trần và tường tầng 1,2 bị ẩm mốc lên rêu;
- Nền và sàn nhà lát gạch bông cũ 300x300 đã xuống cấp và bong vênh;
- Hệ thống cửa đi, cửa sổ của nhà là cửa pano gỗ kính đã cũ và có chỗ bị mối mọt, cong
vênh, hư hỏng;
- Lan can tay vịn của hành lang và cầu thang bị han gỉ, bong sơn nhiều chỗ;
- Mặt Granito bậc tam cấp và mặt bậc cầu thang đã cũ, ố màu và có chỗ bong vỡ sứt
mẻ.
Phương án cải tạo:
- Công tác cải tạo Nhà học C cải tạo theo hồ sơ thiết kế gồm các công việc sau:
+ Cạo bỏ lớp vôi trong và ngoài nhà, đục tẩy trám vá 30%, quét sơn lại toàn bộ nhà.
+ Đục tẩy toàn bộ gạch nền hiện tại, lát lại bằng gạch Ceramic 600x600
+ Tháo dỡ hệ thống cửa hiện trạng, thay bằng cửa hệ nhôm định hình, màu ghi xám
+ Vệ sinh, trám vá và mài bóng lại Granito bậc tam cấp
+ Vệ sinh, trám vá và mài bóng lại granito bậc cầu thang, sơn sửa lại hệ thống lan can
tay vịn cầu thang.
+ Vệ sinh sạch sẽ Seno thu nước, chống thấm lại sê nô
+ Cải tạo lại mặt đứng theo phối cảnh.
+ Phá dỡ, ngăn chia phòng theo công năng:
 Tầng 1: 3 phòng học cũ (7,2m x 7,2m) từ trục 8-14 được chuyển thành 2 phòng học
ngoại ngữ (7,2m x 10,8m)
 Tầng 2: 3 phòng học cũ (7,2m x 7,2m) từ trục 8-14 được chuyển thành 2 phòng học
ngoại ngữ (7,2m x 10,8m). Phòng học cũ (7,2m x 7,2m) và phòng nghỉ giáo viên
(7,2m x 3,6m) được gộp lại và chuyển thành phòng học âm nhạc ( 7,2m x 10,8m).

12
4.2.2.4. Nhà học D - Cải tạo:
Hiện trạng:
- Nhà học D là khối nhà học 3 tầng cũ (rộng 9,3m x dài 39,8m) có chiều cao đỉnh mái
là 12,8m được xây dựng năm 2000; bước cột 3,6m.
+ Tổng diện tích sàn : 1.110 m2
+ Diện tích xây dựng : 370 m2
+ Số tầng : 3 tầng
- Nhà khung cột BTCT, nhịp gian phòng học là 7,2m, rộng hành lang là 2,1m, bước
nhà học 3,6m và có tổng là 11 bước. Cầu thang giữa và hành lang phía trước. Sàn
tầng 2,3 đổ btct tại chỗ, mái có sàn btct trên xây tường thu hồi lắp xà gồ và lợp tôn;
- Tầng 1: cao độ +0.000mm bố trí 02 phòng học (7,2m x 7,2m), 01 phòng hội đồng
(14,4x7,2m), 01 phòng y tế (3,6m x 7,2m), gian cầu thang (3,6m x 7,2m) và gian vệ
sinh cuối nhà (3,6m x 7,2m);
- Tầng 2;3: +3.600mm, + 7.200mm bố trí 4 phòng học (7,2m x 7,2m), 1 phòng nghỉ
giáo viên (3,6m x 7,2m), gian cầu thang (3,6m x 7,2m) và gian vệ sinh cuối nhà (3,6m
x 7,2m);
- Khối nhà D đang sử dụng vệ sinh chung giữa giáo viên và học sinh
- Tường trong và ngoài nhà ẩm thấp và bám rêu mốc.
- Nền và sàn nhà đã xuống cấp nhiều chỗ gạch bị vỡ và bong vênh;
- Trần bị thấm dột tại vị trí sê nô, khe lún với hành lang cầu.
- Hệ thống cửa đi, cửa sổ của nhà là cửa pano gỗ kính đã cũ và có chỗ bị mối mọt, cong
vênh, hư hỏng;
- Lan can tay vịn của hành lang và cầu thang bị han gỉ, bong sơn nhiều chỗ;
- Mặt Granito bậc tam cấp và mặt bậc cầu thang đã cũ, ố màu và có chỗ bong vỡ sứt
mẻ.
Phương án cải tạo:
- Công tác cải tạo Nhà học D cải tạo theo hồ sơ thiết kế gồm việc sau:
+ Cạo bỏ lớp vôi trong và ngoài nhà, đục tẩy trám vá 30%, quét sơn lại toàn bộ nhà.
+ Đục tẩy toàn bộ gạch nền hiện tại, lát lại bằng gạch Ceramic 600x600
+ Tháo dỡ hệ thống cửa hiện trạng, thay bằng cửa hệ nhôm định hình, màu ghi xám
+ Vệ sinh, trám vá và mài bóng lại Granito bậc tam cấp
+ Vệ sinh, trám vá và mài bóng lại granito bậc cầu thang, sơn sửa lại hệ thống lan can
tay vịn cầu thang.
+ Vệ sinh sạch sẽ Seno thu nước, chống thấm lại sê nô
+ Cải tạo lại mặt đứng theo phối cảnh.
13
+ Phá dỡ, ngăn chia phòng theo công năng.
 Tầng 1: phòng hội đồng (14,4m x 7,2m) được chuyển thành 4 phòng chức năng khác
là: phòng hỗ trợ học sinh khuyết tật, phòng y tế, phòng sinh hoạt tổ chuyên môn, văn
phòng.
 Tầng 2: hiện trạng 02 phòng học cũ (7,2m x 7,2m) từ trục 1-5 được chuyển thành 04
phòng chức năng khác là: phòng hiệu trưởng, phòng hiệu phó, phòng tài vụ, phòng
khách. Còn lại 2 phòng học cũ (7,2m x 7,2m) từ trục 7-11 được chuyển thành phòng
hội đồng;
 Tầng 3: 2 phòng học cũ (7,2m x 7,2m) từ trục 1-5 được chuyển thành phòng thư viện
học sinh.
4.2.2.5. Nhà học A1 – Xây mới:
- Nhà học A1 theo hồ sơ thiết kế lập là nhà học 2 tầng kích thước 7,2m x 18,8m được
xây dựng mới với mục tiêu nâng cao số lượng phòng học, hành lang phòng học sẽ là
hành lang cầu hiện trạng. Công trình theo thiết kế có các chỉ tiêu kỹ thuật chính như
sau:
+ Tổng diện tích sàn : 290 m2
+ Diện tích xây dựng : 145 m2
+ Chiều cao : 9,2 m
+ Số tầng : 2 tầng
- Cụ thể theo hồ sơ thiết kế bố trí công năng các tầng như sau:
+ Tầng 1: Cao độ +0.00mm bố trí 02 phòng học (7,2m x 7,4m) và gian cầu thang (7,2m
x 3,7m)
+ Tầng 2: Cao độ +3.600mm bố trí 2 phòng học (7,2m x 7,4m) và gian cầu thang (7,2m
x 3,7m)
+ Công trình được thiết kế theo dạng nhà khung chịu lực, cao 2 tầng, mặt bằng được bố
trí theo bước cột 3,7m, hai nhịp 7,2m. Cửa đi, cửa sổ là hệ thống cửa nhựa lõi thép.
Sàn lát gạch Ceramic 600x600, lan can thép sơn chống gỉ 1 lớp và sơn màu hoàn thiện
2 lớp.
+ Giao thông chính là 1 cầu thang bộ bố trí phía cuối nhà.
- Giải pháp kết cấu móng: Thiết kế chọn giải pháp móng cọc, chiều sâu đặt mũi móng
vào tầng đất số 4, đất sét pha trạng thái dẻo cứng đôi chỗ lẫn dẻo mềm, chiều sâu đặt
móng -1.450mm.
- Giải pháp kết cấu phần thân: Thiết kế chọn giải pháp kết cấu nhà khung với cột, dầm
và sàn bê tông cốt thép thông thường đổ toàn khối cho toàn bộ công trình
14
- Giải pháp kết cấu phần mái: Mái xây tường thu hồi, hệ xà gồ lợp mái tôn sóng
4.2.2.6. Nhà học B – Xây mới:
- Nhà học B là nhà học 3 tầng kích thước 9,6m x 54m được xây dựng mới với mục tiêu
nâng cao số lượng phòng học, hành lang phòng học sẽ là hành lang cầu hiện trạng.
Công trình có các chỉ tiêu kỹ thuật chính như sau:
+ Tổng diện tích sàn : 1.590 m2
+ Diện tích xây dựng : 530 m2
+ Chiều cao : 12,8 m
+ Số tầng : 3 tầng
- Mặt bằng được bố trí theo bước cột 3,9m, nhịp 7,2m và hành lang 2,4m theo hồ sơ
thiết kế ngăn chia mặt bằng các tầng như sau:
+ Tầng 1: cao độ +0.000mm bố trí 06 phòng học (7,2m x 7,8m) và 2 gian cầu thang (
7,2m x 3,6m)
+ Tầng 2: cao độ +3.600mm bố trí 03 phòng học (7,2m x 7,8m), 02 phòng học tiếng
anh (7,2m x 11,7m) và 2 gian cầu thang ( 7,2m x 3,6m)
+ Tầng 3: cao độ +7.200mm bố trí 01 phòng học Mỹ thuật (7,2m x 11,7m), 01 phòng
học Âm nhạc (7,2m x 11,7m), 02 phòng học tin học (7,2m x 11,7m) và 2 gian cầu
thang ( 7,2m x 3,6m)
- Giao thông chính là 2 cầu thang bộ bố trí phía đầu và giữa nhà.
- Giải pháp kết cấu móng: Thiết kế chọn giải pháp móng cọc, chiều sâu đặt móng vào
tầng đất số 2, đất sét pha trạng thái dẻo cứng đôi chỗ lẫn dẻo mềm, chiều sâu đặt
móng -1.450mm. Nhà dài nên được TVTK tách làm 2 đơn nguyên độc lập về kết cấu
phân tách bởi khe lún.
- Giải pháp kết cấu phần thân: Công trình được thiết kế theo dạng nhà khung chịu lực,
cao 03 tầng, giải pháp kết cấu nhà khung với cột, dầm và sàn bê tông cốt thép thông
thường đổ toàn khối cho toàn bộ công trình.
4.2.2.6. Hành lang cầu nối nhà C và D – Xây mới:
- Hành lang cầu nối được xây dựng mới trên nền nhà hiệu bộ nhằm mục đích tạo sân
khấu ở tầng 1, đồng thời kết nối nhà học C và D. Công trình có các chỉ tiêu kỹ thuật
chính như sau:
+ Tổng diện tích sàn : 218 m2
+ Diện tích xây dựng : 168 m2
+ Chiều cao : 7,2 m
+ Số tầng : 2 tầng

15
- Cụ thể bố trí ngăn chia mặt bằng theo hồ sơ thiết kế:
+ Tầng 1: Cao độ +0.000mm có diện tích là 168m2 bao gồm cả sân khấu kích thước
12m x 12m và hành lang giao thông.
+ Tầng 2: Cao độ +3.600mm là hàng lang rộng 2,1m, dài 22m nối nhà học C và D
- Giải pháp kết cấu móng: Thiết kế chọn giải pháp móng cọc, chiều sâu đặt mũi cọc
móng vào tầng đất số 4, chiều sâu đặt móng -1.450mm.
- Giải pháp kết cấu phần thân: Công trình được thiết kế theo dạng khung bê tông chịu
lực, cao 2 tầng; cột, dầm và sàn bê tông cốt thép đổ toàn khối cho toàn bộ công trình.
4.2.3. Giải pháp về công năng
Hiện trạng:
Hiện tại cơ sở vật chất nhà trường sử dụng cho việc học tập và giảng dạy như sau:

STT Loại phòng Tầng Diện tích (m2) Số lượng


Nhà Hiệu Bộ - 2 tầng
1 Phòng Truyền thống đoàn đội 1 21 1
2 Phòng Thủ quỹ 1 21 1
3 Phòng phó Hiệu trưởng 1 21 2
4 Phòng Công đoàn 1 21 1
5 Phòng Kế toán 2 21 1
6 Phòng thiết bị giáo dục 2 63 1
7 Phòng Hiệu trưởng 2 21 1

Nhà Học A - 2 tầng


1 Phòng học 1 52 5
2 Phòng đồ dùng 1 26 1

3 Phòng học 2 52 5

4 Phòng nghỉ giáo viên 2 26 1

Nhà Học B - 2 tầng


1 Phòng học 1 52 4
2 Phòng học 2 52 4

Nhà Học C - 2 tầng


1 Phòng học 1 52 4
2 Phòng máy tính 1 78 1
3 Phòng học 2 52 5
16
4 Phòng nghỉ giáo viên 2 26 1

Khu nhà cấp 4


1 Phòng học Ngoại ngữ 1 62 2

- Thống kê cho thấy hiện trạng trường tiểu học Uy Nỗ có 27 phòng học (52 m2), 01
phòng máy tính (78 m2) và 02 phòng học tiếng anh (62 m2)
Phương án cải tạo:
Sau khi cải tạo với việc bố trí sắp xếp các phòng chức năng cho phù hợp đáp ứng nhu
cầu sử dụng từ nay đến 2025 như sau:

STT Loại phòng Số lượng Diện tích (m2)

1 Phòng Hiệu trưởng 1 26

2 Phòng Hiệu phó 2 26

3 Phòng Hội đồng 1 104

4 Phòng Học 20 52

5 Phòng Học 4 53

6 Phòng Học 9 56

7 Phòng Ngoại ngữ 2 84

8 Phòng Tin học 2 84

9 Phòng Mỹ thuật 1 84

10 Phòng Âm nhạc 1 84

11 Phòng đọc giáo viên 1 52

12 Phòng Thư viện HS + P.đọc HS 1 104

13 Kho tài liệu 1 52

14 Phòng nghỉ GV 2 26

15 Phòng sinh hoạt bộ môn 3 26

16 Phòng Công đoàn 1 26

17 Phòng Đoàn đội 1 26

17
18 Phòng Đồ dùng giảng dạy 1 52

19 Phòng Truyền thống 1 52

20 Phòng khách 1 26

21 Phòng Y tế 1 26

22 Phòng Tài vụ 1 26

Thống kê căn cứ hồ sơ thiết kế như trên cho thấy sau khi cải tạo trường tiểu học Uy
Nỗ có 33 phòng học, 06 phòng học bộ môn, các phòng ban chức năng của khối nhà
hiệu bộ đáp ứng đủ yêu cầu.
5. Giải pháp về cung cấp điện:
Hệ thống điện:
- Toàn bộ hệ thống điện trong các hạng mục công trình bao gồm nhà hiệu bộ, các nhà
học, đều được thay thế làm mới.
+ Xây mới hệ thống cấp điện tổng thể
+ Xây mới hệ thống mạng điện nhẹ tổng thể
+ Xây mới trạm biến áp treo 320kVA-22/0,4kV (toàn bộ phụ tải điện của trường được
cấp điện từ trạm biến áp này)
- Nguồn điện được cấp từ trạm biến áp cấp đến tủ điện tổng của từng hạng mục. Từ tủ
điện tổng của các hạng mục công trình được cấp đến các tủ điện tầng, tủ điện khu
vực. Từ các tủ điện tầng cấp đến các tủ điện phòng học, tủ điện phòng làm việc và
các phụ tải dùng điện.
- Phụ tải điện tính toán toàn công trình là : 216,6 kW

a. Đèn chiếu sáng trong công trình:


- Hệ thống chiếu sáng trong công trình dự kiến sử dụng và bố trí các loại đèn bao gồm:
+ Bộ đèn tuyp led 2 bóng 2x18W - có chóa tản quang ty treo trần được sử dụng chủ yếu
trong các phòng học.
+ Bộ đèn tuyp led 2 bóng 2x18W - có chóa tản quang gắn trần, tường được sử dụng chủ
yếu trong các phòng làm việc khối nhà hiệu bộ.
+ Đèn lốp D300 bóng compact 13W được sử dụng chiếu sáng chủ yếu trong các khu vệ
sinh, đèn chiếu sáng hành lang.
b. Cách bố trí lắp đặt các đèn:

18
- Các đèn trong phòng ở được lắp treo trần, tường. Các đèn khu hành lang được gắn
trên trần.
- Hình thức chiếu sáng chủ yếu là chiếu sáng tổng hợp, chiếu sáng chung đồng đều.
- Việc bố trí các đèn để đảm bảo độ rọi tối thiểu theo tiêu chuẩn chiếu sáng Việt nam
hiện hành như sau:

Bảng độ rọi chiếu sáng

STT Tên khu vực chiếu sáng Độ rọi nhỏ nhất (Lux)

1 Phòng làm việc 300

2 Phòng học 300

3 Bảng đen 500


4 Phòng thí nghiệm 500

5 Hành lang, nhà vệ sinh 100

c. Các thiết bị bảo vệ, đóng cắt, điều khiển, đo lường và tủ điện:
- Các thiết bị bảo vệ, đo lường, đều được đặt trong các tủ điện theo hồ sơ thiết kế được
gia công lắp đặt đồng bộ. Tất cả các thiết bị này đều được nối đất và nối không an
toàn điện.
- Tủ điện bằng kim loại sơn tĩnh điện, tủ điện tổng có các hệ thống đèn báo pha, đồng
hồ vôn kế, am pe kế. Các tủ điện được đặt tại các vị trí trên bản vẽ thiết kế, đảm bảo
thuận tiện cho việc vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thay thế.
- Các thiết bị bảo vệ, đo lường, đều được đặt trong các tủ điện tầng, các bảng điện
phòng và các hộp công tơ. Tất cả các thiết bị này đều được nối đất và nối không an
toàn điện.
- Ổ cắm điện dùng trong công trình đều là loại ổ cắm 3 chân (có nối đất an toàn điện),
công tắc điều khiển, ổ cắm đều có thông số kỹ thuật 10A-15A/220-380V và được lắp
âm tường.
- Toàn bộ các tủ điện, vỏ tủ điện, các thiết bị như ổ cắm, quạt trần, quạt gắn trần đều
được nối đất và nối không. Các vị trí nối đất an toàn điện đều được thực hiện tại các
hạng mục công trình và đảm bảo điện trở tiếp địa không được vượt quá 4W

d. Hệ thống dây dẫn, cáp dẫn:


- Hệ thống dây dẫn trong công trình thiết kế lựa chọn sử dụng là loại lõi đồng bọc PVC
cách điện, có các chỉ tiêu kỹ thuật 0,6/1Kv, có các tiết diện từ 1,5 mm2 đến 185 mm2
và được đi ngầm trong kết cấu của công trình. Ngoài ra hệ thống dây dẫn tới các thiết
bị trong các phòng, các hạng mục công trình đều được đi ngầm tường, trần và được
19
luồn trong ống nhựa cứng. Tại các tủ điện tầng dây dẫn được cấp tới các hộp công tơ
của các phòng ở đi theo trục. Tại các điểm đấu nối dây, đều phải thực hiện trong hộp
nối dây
- Việc thiết kế, lắp đặt hệ thống cáp điện, dây dẫn tuyệt đối tuân theo tiêu chuẩn về lắp
đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng

e. Hệ thống nối đất an toàn:


- Nối đất an toàn cho tủ điện chính của các công trình thiết kế sử dụng các cọc tiếp địa,
chôn sâu cách mặt đất 0,8m và được hàn với dây tiếp địa .
- Điện trở của hệ thống nối đất an toàn không lớn hơn 4 ôm.

f. Hệ thống thu sét:


- Hệ thống chống sét tại công trình: Sử dụng tiêu chuẩn bảo vệ cấp III, chống sét đánh
thẳng.
- Hệ thống kim thu sét dự kiến dùng phương pháp thu sét cổ điển. Hệ thống kim thu
sét này được bố trí trên mái của hạng mục công trình.
- Hệ thống cáp thoát sét được dẫn xuống hệ thống cọc tiếp đất dưới chân công trình.
Cáp thoát sét dự kiến dùng dây thép tròn, đi nổi trên các chân bật sắt gắn vào kết cấu
của công trình.
- Hệ thống cọc tiếp đất được dùng là các loại cọc thép được bố trí tại các vị trí dưới
chân công trình để đảm bảo tổng trở tiếp địa nhỏ nhất và không được vượt quá 10
ôm.

g. Hệ thống điều hòa không khí:


Theo thiết kế, hệ thống điều hòa không khí sử dụng cho công trình là loại điều hòa
treo tường 2 cục 1 chiều; công suất lạnh của hệ thống được tính trung tối thiểu
700Btu/m2; thiết kế trong hồ sơ này chỉ mang tính định hướng để đi dây chờ và dự
phòng công suất điện cho các phòng và cả tòa nhà.

h. Hệ thống điện nhẹ


- Mỗi nhà có 1 tủ Rack tổng cho hệ thống điện nhẹ, tủ rack tổng được đặt tại tầng 1
bên trong lắp đặt 1 bộ ODF Quang, 1 bộ chuyển đổi Quang - Điện, 1 switch tổng
- Cáp sử dụng cho hệ thống điện nhẹ là cáp UTP 4 Pair Cat5E được luồn trong ống
nhựa cứng chôn ngầm tường.
6. Giải pháp về cấp thoát nước:

6.1. Hiện trạng hệ thống cấp thoát nước


- Hiện tại hệ thống nước sinh hoạt cấp cho trường đã có.

20
- Hiện trạng thoát nước: Nước mưa gây ngập úng trong sân trường, hệ thống ga rãnh
thoát nước hiện trạng không đảm bảo khả năng tiêu thoát nhanh khi mùa mưa đến.

6.2. Giải pháp thiết kế cải tạo cấp thoát nước


a. Tổng quan
- Quy mô thiết kế cải tạo thoát nước tổng thể là: Xây dựng hệ thống thoát nước mặt tại
một số vị trí tuyến chưa có, nạo vét đấu nối hệ thống thoát nước mưa cũ với hệ thống
thoát nước mưa cải tạo.
- Cải tạo cấp thoát nước tầng 3 nhà học B, thoát nước mưa mái nhà học A1 và nhà hành
lang cầu.

b. Giải pháp thiết kế


Giải pháp thiết kế được nêu trong hồ sơ như sau:
- Tổng thể thoát nước: Thiết kế hệ thống rãnh bản xây AxBtb = 300x680mm, độ dốc
dọc rãnh i=0,35%, hố ga AxB = 600x600mm, nhằm đáp ứng úng ngập cục bộ cho
sân trường, trên tuyến có đấu nối với hệ thống ga rãnh hiện trạng, nước trung chuyển
thoát ra mương hiện có phía Đông Bắc công trình.
- Đối với Khối nhà học B: do tính chất là nâng cấp cải tạo, hiện trạng công trình đã có
2 tầng, mỗi tầng có vệ sinh chung cho các lớp học, nhiệm vụ là nâng 1 tầng trên nền
2 tầng hiện có, vì vậy nước cấp cho công trình được lấy từ bể nước mái hiện có trên
sàn mái khu vệ sinh.
- Thoát nước nước vệ sinh tầng 3 cải tạo, sẽ được đấu nối với các ống thoát nước xí,
nước rửa đã có trong hộp kỹ thuật của tầng 2.
- Khối nhà học A1 và hành lang cầu: thiết kế thoát nước mưa trên mái, nước mưa trên
mái của các khối nhà được gom vào các ống đứng, thoát xuống hệ thống thoát nước
mặt đã có xung quanh công trình.

c. Phần vật tư và thiết bị lựa chọn trong hồ sơ thiết kế


- Ống cấp nước trong nhà dùng ống nhựa chất lượng cao, được sản xuất theo dây
chuyền công nghệ của Đức, kể cả phụ tùng tê, cút, côn,….,. Đối với ống cấp nước
lạnh phải đảm bảo tiêu chuẩn PN10/SDR9, với ống nước nóng phải đảm bảo tiêu
chuẩn PN20/SDR6. Hệ thống ống và phụ kiện cấp nước lạnh và nước nóng sử dụng
đồng bộ hàn nhiệt PPR, đường kính ống thay đổi từ DN20 đến DN50.
- Toàn bộ ống thoát nước trong nhà sử dụng ống nhựa chất lượng cao PVC, áp lực ống
từ PN6 đến PN8 sử dụng cho ngôi nhà kể cả phụ tùng tê, cút, côn … được sản xuất
theo tiêu chuẩn ISO 4422:1996, TCVN 6151:2002.
- Toàn bộ van (khóa) các loại sử dụng van đồng nối ren của các nước Châu Âu
- Toàn bộ thiết bị vệ sinh sử dụng men sứ cùng màu sáng.
21
- Toàn bộ máy bơm có thể sử dụng của các nước Châu Âu
7. Giải pháp thiết kế phòng chống cháy nổ:
Thiết kế phòng chống cháy nổ được lập thành hồ sơ thiết kế và thẩm duyệt riêng.
8. Tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế dự án
- Tổng mức đầu tư được tính toán theo hướng dẫn tại Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày
10 tháng 03 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu
tư xây dựng trên cơ sở xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và
các yêu cầu cần thiết khác của dự án; xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công
trình; xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện
là: 40.310.260.000 đồng. Cụ thể như sau:
Bảng tổng hợp tổng mức đầu tư:

TT Khoản mục chi phí Giá trị sau thuế


(đồng)

1 Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 0

2 Chi phí xây dựng + Chi phí Thiết bị 31.947.397.717

3 Chi phí xây dựng 23.357.447.717

4 Chi phí thiết bị 8.589.950.000

5 Chi phí quản lý dự án 806.683.629

6 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 2.470.533.584

7 Chi phí khác 1.421.075.934

8 Chi phí dự phòng: 3.664.569.086

Tổng cộng TMĐT 40.310.259.951

III.2. Quy chuẩn, Tiêu chuẩn thiết kế:

Quy chuẩn, Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng:


- QCVN 01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng;
- QCXDVN 05: 2008/BXD Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam;
- TCVN 8793: 2011 Trường tiểu học. Yêu cầu thiết kế;
- TCVN 2737:1995: Tải trọng và tác động;
- TCVN 9362:2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
- TCVN 9379:2012: Kết cấu xây dựng và nền - Nguyên tắc cơ bản về tính toán;
- TCVN 9260:2012: Bản vẽ xây dựng- Cách thể hiện độ sai lệch giới hạn;

22
- TCVN 5572: 2012 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Kết cấu bê tông và bê tông
cốt thép. Bản vẽ thi công;
- TCVN 9381/2012: Hướng dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà;
- TCVN 5573:2011: Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 5574:2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép;
- TCVN 5575:2012: Kết cấu thép tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 7490, Ecgônômi – Bàn ghế học sinh tiểu học và trung học cơ sở – Yêu cầu về
kích thước cơ bản theo chỉ số nhân trắc của học sinh.
- TCVN 7491: Ecgônômi - Bố trí bàn ghế học sinh trong phòng học.
- TCVN2: Công trình dân dụng – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo
người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
Và các tiêu chuẩn, quy phạm ngành và các tài liệu liên quan.
Quy chuẩn, Tiêu chuẩn thiết kế điện:
- 11 TCN 18-2006: Quy phạm trang bị điện phần I - Quy định chung;
- 11 TCN 19-2006: Quy phạm trang bị điện phần II - Hệ thống đường dẫn điện;
- TCVN 7114-1: 2008: Ecgônômi. Chiếu sáng nơi làm việc. Phần 1: Trong nhà.
- TCVN 7114-3: 2008: Ecgônômi. Chiếu sáng nơi làm việc. Phần 3: Yêu cầu chiếu
sáng an toàn và bảo vệ tại những nơi làm việc ngoài nhà.
- TCVN 9206:2012: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn
thiết kế.
- TCXD 29 : 1991: Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng – Tiêu chuẩn thiết
kế.
- TCVN 9385:2012: Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm
tra và bảo trì hệ thống
- TCVN 7447:2007: Thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình xây dựng
- TCVN 5687:2010: Thông gió, điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế.
Tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn công trình; an toàn, phòng, chống cháy nổ:
- QCVN 06: 2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công
trình;
- TCVN 3391: 2012 Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy trong thiết kế xây dựng;
- TCVN 2622-1995: Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế;
- TCVN 6379:1998: Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa cháy - Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 5738-2001: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 7435-1:2004 : Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy
phần 1: Lựa chọn và bố trí;

23
- TCVN 3890 - 2009: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình -
trang bị , bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng;
Tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế các công trình cung cấp nước:
- TCXDVN33:2006: Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 4513-1988: Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 4474:1987: Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 7957:2008: Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước mạng lưới bên ngoài;
- TCVN 5576:1991: Qui phạm quản lý kỹ thuật hệ thống cấp thoát nước;
Tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế bảo vệ môi trường:
- QCVN05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh;
- QCVN26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và rung động;
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

IV. NHẬN XÉT VỀ CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THẨM TRA

Sau khi nhận được hồ sơ dự án “Cải tạo, sửa chữa trường tiểu học Uy Nỗ” qua xem
xét đơn vị tư vấn thẩm tra là công ty TNHH tư vấn đại học Xây Dựng báo cáo về chất
lượng hồ sơ đề nghị thẩm tra như sau:
1. Nhận xét về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân
thực hiện thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của Pháp luật:

a. Nhà thầu lập Báo cáo khảo sát địa chất:


- Nhà thầu lập Báo cáo khảo sát địa chất là Công ty Cổ phần SCT – Hà Nội hoạt động
theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0101906104 do phòng đăng ký kinh
doanh sở kế hoạch và đầu tư TP.Hà Nội cấp lần đầu ngày 31/03/2003. Đăng ký thay
đổi lần 6, ngày 02/12/2015. Có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng số: BXD-
00002916 về Khảo sát xây dựng Địa chất công trình hạng I do Cục quản lý hoạt động
xây dựng - Bộ Xây Dựng cấp ngày 20/11/2018 còn hạn đến 03/8/2027;
- Chủ trì khảo sát: Phạm Việt Chung có Chứng chỉ hành nghề Khảo sát địa chất công
trình hàng I số BXD-00000816 do cục quản lý hoạt động Xây Dựng sở Xây Dựng
cấp ngày 26/4/2017 còn hạn đến 26/4/2022;
Đánh giá:
Đạt yêu cầu
a. Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi:

24
- Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi là Công ty cổ phần tư vấn tài chính đầu tư
xây dựng Việt Nam hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0101399616 do phòng đăng ký kinh doanh TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 10/06/2003.
Đăng ký thay đổi lần 4, ngày 17/06/2016. Có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
số: BXD-00000211 về Thiết kế xây dựng công trình dân dụng hạng I do Cục quản lý
hoạt động xây dựng - Bộ Xây Dựng cấp ngày 19/4/2017 còn hạn đến 24/2/2022;
- Chủ trì Thiết kế kiến trúc: Hoàng Ngọc Anh có Chứng chỉ hành nghề Thiết kế kiến
trúc công trình số KTS-04-04447 do sở Xây Dựng cấp ngày 09/12/2015 còn hạn đến
09/12/2020;
- Chủ trì Thiết kế kết cấu: Đặng Như Linh có Chứng chỉ hành nghề Thiết kế kết cấu
công trình dân dụng và công nghiệp hạng I số BXD00000557 do Cục quản lý hoạt
động xây dựng - Bộ Xây Dựng cấp ngày 24/3/2017 còn hạn đến 24/3/2022;
- Chủ trì Thiết kế cấp thoát nước: Lý Thị Thu Dung có Chứng chỉ hành nghề Thiết kế
cấp thoát nước công trình xây dựng hạng II số HAN00038984 do Sở xây dựng Hà
Nội cấp ngày 14/9/2018 còn hạn đến 14/9/2023;
- Chủ trì Thiết kế Điện: Nguyễn Trọng Nhàn có Chứng chỉ hành nghề Thiết kế hệ thống
điện công trình dân dụng, công nghiệp số KS-04-11999 do Sở xây dựng Hà Nội cấp
ngày 18/11/2015 còn hạn đến 18/11/2020;
- Chủ trì lập tổng mức đầu tư: Nguyễn Thị Thanh Nguyên có Chứng chỉ hành nghề
Định giá xây dựng số BXD - 00000426 do cục quản lý hoạt động xây dựng - Bộ xây
dựng cấp ngày 21/03/2017 còn hạn đến 21/03/2022
Đánh giá:
Đạt yêu cầu
2. Quy cách và danh Mục hồ sơ thực hiện thẩm tra
Hồ sơ thiết kế dự án gồm:

STT Nội dung Thành phần Đánh giá

I Thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi

1 Cơ sở, căn cứ để dùng để lập hồ sơ thiết kế Đã có Đạt

2 Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế áp dụng Đã có Đạt


cho Dự án

3 Thuyết minh, tính toán hệ thống điện Đã có Đạt

25
4 Thuyết minh, tính toán hệ thống cấp, thoát nước Đã có Đạt

5 Thuyết minh, tính toán phần kết cấu, kiến trúc Đã có Đạt
xây dựng

6 Danh mục thiết bị, vật tư Đã có Đạt

7 Thuyết minh tính toán phòng cháy chữa cháy Làm thành bộ hồ sơ riêng trình
Phòng PCCC phê duyệt

II Bản vẽ thiết kế cơ sở

1 Bản vẽ Phần Tổng mặt bằng dự án Đã có Đạt

3 Bản vẽ Hệ thống cấp điện Đã có Đạt

4 Bản vẽ Hệ thống cấp, thoát nước Đã có Đạt

5 Bản vẽ Phần kiến trúc, kết cấu xây dựng Đã có Đạt

6 Bản vẽ Hệ thống hạ tầng kỹ thuật Đã có Đạt

7 Bản vẽ hệ thống phòng cháy chữa cháy Làm thành bộ hồ sơ riêng trình
Phòng PCCC phê duyệt

III Tổng mức đầu tư xây dựng công trình Đã có Đạt

Nhận xét:
Thành phần của hồ sơ thiết kế cơ sở phù hợp so với với quy định của hợp đồng và
phù hợp với quy định tại Điều 54 Luật Xây dựng 2014, hồ sơ đủ điều kiện thẩm tra.
3. Nhận xét, đánh giá về các nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại
Điều 54 Luật Xây dựng 2014
Bản vẽ Hồ sơ thiết kế cơ sở và báo cáo nghiên cứu khả thi do nhà thầu lập đã đảm
bảo được các nội dung theo quy định tại Điều 54 Luật Xây dựng 2014.
a. Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình
thuộc tổng mặt bằng xây dựng:
- Dự án Cải tạo sửa chữa trường tiểu học Uy Nỗ được xây dựng tại vị trí trường hiện
tại đang hoạt động tại Xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội, toàn bộ công trình
nằm trong khuôn viên có diện tích 15,490m2, vị trí các hạng mục xây mới và cải tạo
nằm trong ranh giới khu đất được cấp.
- Danh mục và quy mô và cấp công trình phù hợp với chủ trương đầu tư tại Nghị quyết
số 01/NQ- HĐND ngày 16/01/2019 của HĐND huyện Đông Anh khóa XIX, kỳ họp
26
thứ 10, có tính đến đáp ứng các tiêu chí trường chuẩn Quốc gia. Dự án sau cải tạo sẽ
có 33 phòng học, 06 phòng học bộ môn, các phòng ban chức năng của khối nhà hiệu
bộ đáp ứng đủ yêu cầu.
- Dự án thuộc công trình giáo dục có tổng số học sinh toàn trường là 1.167 học sinh.
Căn cứ Thông tư số 03/2016/TT-BXD, phụ lục số 1 về phân cấp công trình xây dựng
theo quy mô công suất, dự án có cấp công trình là cấp II.
b. Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước,
kết cấu chính của công trình xây dựng:
- Giải pháp thiết kế tổng mặt bằng Trường tiểu học Uy Nỗ sau khi tiếp thu, hoàn thiện
theo ý kiến góp ý của Tư vấn thẩm tra và của Chủ đầu tư cơ bản phù hợp với chủ
trương đầu tư cải tạo sửa chữa và tuân thủ TCVN 8793: 2011 Trường tiểu học -Yêu
cầu thiết kế.
- Các hạng mục cải tạo: Cải tạo lại khối nhà học A, C, và nhà hiệu bộ - nhà D có giải
pháp tổ chức mặt bằng chia lại cơ cấu các phòng học và phòng chức năng. Thiết kế
mặt cắt, mặt đứng công trình cải tạo căn cứ theo đánh giá hiện trạng các công trình,
các công tác chủ yếu gồm chỉnh trang kiến trúc và sửa chữa các hạng mục xuống cấp,
cụ thể: Lát lại nền bị bong rộp nứt vỡ, sơn sửa lại toàn nhà, đi lại hệ thống đường
điện; thay thế hệ thống cửa đã cũ hỏng, mài granito bậc tam cấp, cầu thang; chống
thấm khu vực mái, sê nô.
- Phương án thiết kế cải tạo hợp lý đáp ứng về công năng sử dụng, kiến trúc mặt đứng
có sự điều chỉnh để hài hòa với hạng mục khối nhà học B, A1 và hành lang cầu xây
mới. Các hạng mục cải tạo giữ nguyên hệ kết cấu, quá trình cải tạo không không tác
động ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của công trình.
- Các hạng mục xây mới: Gồm khối nhà học B, nhà A1; nhà để xe giáo viên và học
sinh; hành lang cầu nối nhà C và D và hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật.
- Tổ chức mặt bằng công năng đáp ứng với TCVN 8793: 2011 Trường tiểu học -Yêu
cầu thiết kế. Mặt bằng các công trình bố trí hợp lý, chặt chẽ.
- Giải pháp thiết kế mặt đứng nhà hiệu bộ và nhà học B dạng công trình hành lang bên
thiết kế thông thoáng và tối đa ánh sáng tự nhiên, đặc biệt là cho các phòng học.
Phương án thiết kế đơn giản, hiện đại và tiết kiệm đầu tư. Giải pháp thiết kế các công
trình mới kết hợp với các hạng mục cải tạo sẽ tạo được quần thể kiến trúc các công
trình bao lấy sân trường có hình thức kiến trúc hài hòa và thống nhất.
Các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng:
Căn cứ Báo cáo khảo sát địa chất công trình; căn cứ nội lực chân cột và kết quả tính
toán kiểm tra việc chọn kích thước móng, số lượng thép bố trí trong các đài giải pháp
27
thiết kế nền móng lựa chọn là móng cọc, mũi cọc đặt vào lớp đất số 4 có cường độ
chịu tải quy ước R0=1,5kG/cm2. Thiết kế chọn giải pháp kết cấu nhà khung với cột,
dầm và sàn bê tông cốt thép thông thường đổ toàn khối cho toàn bộ công trình.
- Qua kiểm tra, đối chiếu với các tiêu chuẩn: TCVN 5574:2012; TCVN 5574:2012; ;
TCVN 9379:2012; TCVN 5573:2012 cho thấy: TVTK chọn phương án móng cọc đối
với hạng mục nhà học B cao 3 tầng và nhà học A1 do nền đất yếu là hợp lý về giải
pháp. Qua tính toán kiểm tra cho thấy lựa chọn sơ bộ kích thước cọc, đài móng, thép
bố trí trong các đài móng đảm bảo yêu cầu chịu lực.
- Là công trình xây dựng tại khu vực II.A, TP. Hà Nội có áp lực gió 95kg/m2, hệ kết
cấu khung ngang chịu lực, qua kiểm tra tính khung cho thấy: kết cấu công trình gồm
cột, dầm khung, làm việc an toàn. Lựa chọn tiết diện cột, dầm, sàn bê tông cốt thép
và bố trí thép trong cột, dầm, sàn là đảm bảo đủ khả năng chịu lực, đảm bảo ổn định,
an toàn sử dụng.
c. Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng
cho từng công trình:
- Giải pháp thiết kế xây dựng các hạng mục công trình Trường tiểu học Uy Nỗ sau khi
tiếp thu, hoàn thiện theo ý kiến góp ý của Tư vấn thẩm tra và của Chủ đầu tư cơ bản
phù hợp với chủ trương đầu tư cải tạo sửa chữa và tuân thủ TCVN 8793: 2011 Trường
tiểu học - Yêu cầu thiết kế;
- Giải pháp kiến trúc đáp ứng được yêu cầu công năng của công trình theo chủ trương
đã được phê duyệt;
- Tổ chức mặt bằng, mặt đứng và chi tiết kiến trúc các hạng mục công trình hợp lý,
hiện đại đáp ứng yêu cầu công năng và tuổi thọ công trình;
- Giải pháp kiến trúc hợp lý, phù hợp với công năng của công trình, hài hòa với cảnh
quan chung;
- Vật tư, vật liệu kiến trúc thiết kế lựa chọn phổ thông được cung cấp tại địa phương,
phù hợp với đặc thù của công trình xây dựng phục vụ giáo dục. Các loại vật liệu gồm:
Gạch xây, bê tông, cốt thép, cửa nhựa kính, gạch lát ceramic, thiết bị điện, thiết bị
nước...là phù hợp với các yêu cầu về vật liệu sử dụng trong công trình theo quy định.
- Các vật tư, vật liệu sử dụng đảm bảo an toàn trong sử dụng và môi trường;
- Ước tính chi phí xây dựng công trình được Đơn vị thiết kế lập khá rõ ràng, mạch lạc;
các khoản mục chi phí đầy đủ và phù hợp với quy cách của dự toán Thiết kế.

28
d. Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng
chống cháy nổ:
- Thiết kế kết nối hạ tầng kỹ thuật bao gồm: Cải tạo, sửa chữa hệ thống cấp nước, thoát
nước mưa và nước thải sau khi xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường sẽ được đấu nối
với tuyến cống thoát ngoài dự án theo quy hoạch. Thiết kế cấp điện ngoài nhà và bổ
sung trạm biến áp, cải tạo hệ thống sân đường cây xanh bị hư hỏng.
- Việc bổ sung máy biến áp treo 320KVA đáp ứng cấp điện cho dự án là hợp lý về giải
pháp đáp ứng cấp điện nguồn đủ công suất cho công trình của dự án khi đưa vào sử
dụng, đề nghị Chủ đầu tư và các bên liên quan là đơn vị thiết kế và Trường tiểu học
Uy Nỗ giải quyết các thủ tục, lập hồ sơ xin lắp máy biến áp treo đồng bộ 320KVA
với điện lực của Huyện Đông Anh.
- Giải pháp thiết kế và phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình
phù hợp với đặc thù dự án là cải tạo kết hợp xây mới, giai đoạn thiết kế tiếp theo cần
chi tiết các cốt cao độ đấu nối để xác định độ dốc dọc tuyến thoát nước.
- Hồ sơ thiết kế Phòng chống cháy nổ được thực hiện và thẩm duyệt riêng,
e. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập
TKCS:
- Hồ sơ thiết kế, thuyết minh và tính toán áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện
hành phù hợp với đặc điểm và tính chất công trình dân dụng – Trường tiểu học.
- Phần khảo sát xây dựng để lập TKCS của dự án này là khảo sát, đánh giá hiện trạng
các công trình hiện có để lên phương án phá dỡ, cải tạo. Kết quả đánh giá và hồ sơ
khảo sát gồm hình ảnh, đo vẽ hiện trạng đã được nêu trong hồ sơ hiện trạng thiết kế
và phù hợp với quy định và yêu cầu của dự án.
f. Thể hiện rõ tổng mức đầu tư, huy động vốn, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
Căn cứ theo hướng dẫn tại Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 03 năm 2016
của Bộ Xây dựng, tổng mức đầu tư đã thể hiện đầy đủ các khoản mục chi phí phù
hợp.

Phương án huy động vốn: Khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy
động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án do UBND huyện Đông Anh
bố trí đảm bảo thực hiện dự án theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và
Thành phố.
g. Khái toán xây dựng phù hợp với bước thiết kế

29
Khái toán xây dựng công trình được Đơn vị thiết kế lập khá rõ ràng, mạch lạc; các
khoản mục chi phí đầy đủ và phù hợp với quy cách của khái toán giai đoạn Thiết kế
cơ sở.

4. Kết luận:
Hồ sơ của đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi đủ điều kiện để thực hiện
thẩm tra.

V. KẾT QUẢ THẨM TRA DỰ ÁN

Sau khi nhận được hồ sơ của dự án, qua xem xét công ty TNHH tư vấn Đại học Xây
Dựng báo cáo về chất lượng hồ sơ đề nghị thẩm tra như sau:
1. Nội dung thẩm tra thiết kế cơ sở:
1.1. Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế về bảo đảm an toàn xây dựng, bảo vệ môi
trường, phòng, chống cháy, nổ:
1.1.1. Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế về bảo đảm an toàn xây dựng:
- Các hạng mục thuộc dự án “Cải tạo sửa chữa trường tiểu học Uy Nỗ” bao gồm:
+ Phá dỡ: Nhà hiệu bộ cũ, nhà cấp 4 cũ
+ Cải tạo: Nhà học A, C, D
+ Xây mới: Nhà học A1, B, Hành lang cầu nối nhà học C và D
- Các khối nhà phá dỡ đơn giản, thấp tầng;
- Các nhà học cải tạo về cơ bản không thay đổi về kết cấu chịu lực, giải pháp thiết kế
không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của hệ kết cấu công trình.
- Các nhà học xây mới căn cứ vào cấu tạo địa tầng nơi xây dựng theo báo cáo khảo sát
địa chất, phương án thiết kế cọc móng thi công bằng phương pháp ép tĩnh, mũi cọc
đặt vào lớp đất số 4. Qua kiểm tra tính toán đã được đơn vị tư vấn nêu trong thuyết
minh, đưa ra giải pháp kết cấu đảm bảo, an toàn cho công trình. Tuy nhiên, trong các
giai đoạn triển khai tiếp theo cần kiểm tra kết cấu móng của nhà học A và của hành
lang cầu hiện có để thiết kế chi tiết phần móng tiếp giáp với nhà học A1 để đảm bảo
an toàn.
- Giải pháp thiết kế kết cấu phần thân TVTK kế chọn giải pháp kết cấu cột, dầm và sàn
bê tông cốt thép thông thường đổ toàn khối cho toàn bộ công trình. Sơ bộ tiết diện
cột, dầm, sàn bê tông cốt thép đủ khả năng chịu lực, đảm bảo ổn định, an toàn sử
dụng.
Đánh giá:

30
- Giải pháp thiết kế xây dựng (kiến trúc, kết cấu, điện nước, ...) các nhà học cải tạo và
nhà học xây mới do đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi đưa giải pháp và
lựa chọn đủ khả năng chịu lực, đảm bảo ổn định, an toàn sử dụng.
1.1.2. Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế về bảo vệ môi trường:
- Giải pháp thiết kế, vật liệu áp dụng đảm bảo an toàn với môi trường.
- Công trình được sử dụng vật liệu không nung, tuân thủ Thông tư 09/2012/TT - BXD
ngày 28/11/2012 về quy định sử dụng vật liệu không nung trong các công trình xây
dựng.
Đánh giá:
- Giải pháp thiết kế đã áp dụng các vật liệu đảm bảo về môi trường. Theo quy định đối
với công trình giáo dục cấp II không cần có đánh giá tác động môi trường trong quá
trình xây dựng cũng như vận hành công trình. Tuy nhiên kiến nghị Chủ đầu tư và Nhà
thầu thực hiện thi công cần xin cam kết bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện
thi công.
1.1.3. Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế về phòng, chống cháy, nổ:
- Hồ sơ thiết kế hệ thống phòng chống cháy nổ được lập thiết kế và chứng nhận thẩm
duyệt thành hồ sơ riêng, TVTT không đánh giá nội dung này.
1.2. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế cơ sở:
- Căn cứ hồ sơ bản vẽ thiết kế và thuyết minh thiết kế dự án “Cải tạo sửa chữa Trường
tiểu học Uy Nỗ” do Công ty cổ phần Tư vấn Tài chính Đầu tư Xây dựng Việt Nam
thực hiện. Qua rà soát, đối chiếu, hồ sơ thiết kế sau khi tiếp thu, hoàn thiện theo các
ý kiến thẩm tra và các tiêu chuẩn được liệt kê trong danh mục tại mục III.1 của báo
cáo này:
- Vị trí xây dựng công trình, chỉ giới xây dựng phù hợp với quy hoạch, các công trình
cải tạo, xây mới nằm trong ranh giới khu đất được cấp của trường Tiểu học Uy Nỗ.
- Hồ sơ thiết kế được lập đã cơ bản tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt
Nam hiện hành và các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng cho dự án.
2. Thẩm tra các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi:
2.1 Đánh giá về sự cần thiết đầu tư xây dựng:
2.1.1. Sự phù hợp với chủ trương đầu tư:

31
Hạng Hồ sơ thiết kế Chủ trương Đánh giá
TT mục đầu tư Số
01/NQ-HĐND
ngày
16/01/2019

1 Nhà học Lát lại nền bị bong rộp nứt vỡ, sơn Cải tạo, sửa Phù hợp
A sửa lại toàn nhà, đi lại hệ thống chữa
đường điện. Thay thế hệ thống cửa
đã cũ hỏng, mài granito bậc tam cấp,
cầu thang. Chống thấm khu vực mái,
sê nô.

2 Nhà học Nhà học 2 tầng kích thước nhà 7,2m Xây mới Phù hợp
A1 x 18,8m: Mỗi tầng là 2 phòng học

3 Nhà học Nhà học 3 tầng kích thước nhà 10m Xây mới Phù hợp
B x 54m: Mỗi tầng là 5 phòng học
(7,8m x 7,2m)

4 Nhà học Đập phá và xây lại mốt số tường Cải tạo, sửa Phù hợp
C ngăn để ngăn chia lại cơ cấu các chữa
phòng. Lát lại nền bị bong rộp nứt
vỡ, sơn sửa lại toàn nhà, đi lại hệ
thống đường điện. Thay thế hệ thống
cửa đã cũ hỏng, mài granito bậc tam
cấp, cầu thang. Chống thấm khu vực
mái, sê nô.

5 Nhà học Thay gạch lát nền, xây bục giảng, đi Cải tạo, sửa Phù hợp
D lại hệ thống điện, thay hệ thống lan chữa
can, đục trát và sơn lại tường, xử lý
chống thấm, thay cửa mới, thay mới
tôn mái, xây tường ngăn chia phòng

6 Hành Thiết kế mới hành lang cầu nối Xây mới Bổ sung
lang cầu dài……. hành lang
nối nhà cầu nối phù
học C hợp với
và D thực tế sử
dụng đi lại
liên thông
giữa nhà
học C và D

Đánh giá:

32
- Các thông số kỹ thuật về quy mô xây dựng của thiết kế phù hợp với các nội dung
thông số được nêu tại Nghị quyết số 01/NĐ-HĐND, phụ lục số 02: Chủ trương đầu
tư dự án Cải Tạo, sửa chữa trường tiểu học Uy Nỗ.
- Hồ sơ thiết kế bổ sung hành lang cầu nối nhà học C và D là cần thiết cho nhu cầu sử
dụng, kiến nghị CĐT xem xét, chấp thuận.
2.1.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu tăng thêm về quy mô đáp ứng yêu cầu phát triển
Dự án sau cái tạo đáp ứng về quy mô đào tạo và giảng dạy của trường với mục tiêu
đáp ứng đủ nhu cầu học tập của khoảng 1.167 học sinh hiện tại và có tính toán đến
khả năng phát triển của nhà trường từ nay đến hết năm 2020 và tầm nhìn 2030
2.2. Đánh giá yếu tố bảo đảm tính khả thi của dự án:
- Việc đầu tư dự án là khả thi vì việc đầu tư dự án là cấp bách do hiện trạng các công
trình được xây dựng từ lâu nên đã xuống cấp và thiếu mỹ quan, số lượng và quy mô
các phòng chức năng cũng như phòng học không đảm bảo. Đồng thời việc thực hiện
dự án phù hợp với Chủ trương đầu tư dự án Cải tạo, sửa chữa trường tiểu học Uy Nỗ.
- Phương án Quy hoạch Tổng mặt bằng và giải pháp thiết kế các công trình xây dựng
phù hợp, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí.
- Trường sau cải tạo có cơ sở vật chất trường đáp ứng các tiêu chí trường chuẩn Quốc
gia theo quy định tại Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn Huyện.

2.3 Đánh giá yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án gồm tổng mức đầu tư:

2.3.1. Phương pháp lập tổng mức đầu tư

- Tổng mức đầu tư theo hồ sơ thiết kế được lập bao gồm toàn bộ các khoản mục chi
phí cần thiết để thực hiện dự án theo quy định nêu tại Thông tư 06/2016/TT-BXD.
Giá trị đầu tư của dự án được xác định tại thời điểm lập thiết kế và căn cứ giá trị tổng
mức đầu tư nêu tại Chủ trương đầu tư. Cụ thể như sau:
+ Xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết
khác của dự án;
+ Xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình;
+ Xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện

2.3.2. Sự phù hợp khối lượng công việc trong tổng mức đầu tư

- Khối lượng các hạng mục, đầu mục công việc trong tổng mức đầu tư cơ bản phù hợp
với khối lượng và đầu mục công việc của Hồ sơ bản vẽ thiết kế.
33
2.3.3. Giá trị tổng mức đầu tư sau thẩm tra

- Dựa vào các căn cứ và nguyên tắc nêu trên thì giá trị tổng mức đầu tư sau thẩm tra
như sau:
ĐVT: Đồng

Giá trị đề nghị


TT Nội dung chi phí Giá trị sau thẩm tra Tăng
thẩm tra
giảm

1 Chi phí xây dựng 23.357.447.717 23.357.447.717

2 Chi phí thiết bị 8.589.950.000 8.589.950.000

3 Chi phí QLDA 806.683.629 806.683.629

4 Chi phí TV ĐTXD 2.470.533.584 2.470.533.584

5 Chi phí khác 1.421.075.934 1.421.075.934

6 Chi phí dự phòng 3.664.569.086 3.664.569.086

Tổng cộng 40.310.260.000 40.310.260.000

Giá trị dự toán sau thẩm tra là : 40.310.260.000 đồng (Bốn mươi tỷ, ba trăm mười
triệu, hai trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn).

2.4. Đánh giá tiến độ thực hiện dự án


Tiến độ từng bước thực hiện dự án nêu trong thuyết minh thiết kế từ QIII/2019 đến
QIV/2020 là phù hợp và khả thi.

3. Yêu cầu hoàn thiện hồ sơ:


Ngoài các nội dung đơn vị thiết kế đã chỉnh sửa các ý kiến góp ý của Đơn vị thẩm
tra, đề nghị Tư vấn thiết kế lưu ý các nội dung nhận xét nêu trên để hoàn thiện hồ sơ
thiết kế.
VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. KẾT LUẬN

1. Hồ sơ pháp lý, năng lực kinh nghiệm của nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi,
nhà thầu lập Báo cáo kết quả khảo sát địa chất, cá nhân chủ nhiệm, chủ trì đầy đủ,
phù hợp;

34
2. Qua rà soát, xem xét, Thẩm tra Hồ sơ dự án “Cải tạo, sửa chữa trường tiểu học Uy
Nỗ” cho thấy, đối với các nội dung được đơn vị Thẩm tra quy định tại Điều 10 và
Mẫu số 2 Phụ lục 1 Thông tư số 18/2016-TT/BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng
hồ sơ đã cơ bản đủ điều kiện để Chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo theo quy
định.
3. Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng công trình:
Các giải pháp thiết kế xây dựng của hồ sơ thiết kế là hợp lý và phù hợp với yêu cầu
thiết kế đối với Trường tiểu học.

4. Sự phù hợp của thiết kế các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho
công trình:
Hồ sơ thiết kế đã thể hiện tương đối đầy đủ, cơ bản phù hợp với Quy chuẩn, tiêu
chuẩn hiện hành.

5. Sự phù hợp của giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình,
mức độ an toàn công trình và đảm bảo an toàn của công trình lân cận:
- Giải pháp thiết kế các hạng mục công trình cải tạo, sửa chữa nêu trong hồ sơ thiết kế
hợp lý, đảm bảo mỹ quan và công năng. Tuân thủ quy mô và giải pháp tổng thể được
duyệt. Công trình sử dụng các vật liệu, vật tư sẵn có trong nước, phù hợp với cấp
công trình và sử dụng.
- Các giải pháp trong thiết kế hạ tầng kỹ thuật gồm cấp điện, cấp thoát nước, sân vườn
hạ tầng, cổng - tường rào, từng công trình tuân thủ theo yêu cầu thiết kế và đảm bảo
tốt và an toàn cho sử dụng sau khi công trình hoàn thành.
B. KIẾN NGHỊ
- Trong các giai đoạn triển khai tiếp theo Chủ đầu tư và các đơn vị thực hiện cần kiểm
tra kết cấu móng của nhà học A và của hành lang cầu hiện có để thiết kế chi tiết phần
móng tiếp giáp với nhà học A1 để đảm bảo an toàn.
- Giai đoạn thiết kế tiếp theo đề nghị Chủ đầu tư và các bên liên quan là đơn vị thiết kế
và Trường tiểu học Uy Nỗ giải quyết các thủ tục, lập hồ sơ xin lắp máy biến áp treo
đồng bộ 320KVA và đấu nối điện với điện lực của Huyện Đông Anh
- Trên đây là kết quả Thẩm tra Hồ sơ thiết kế cơ sở lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự
án “Cải tạo sửa chữa trường tiểu học Uy Nỗ”
- Kính trình Chủ đầu tư xem xét, để thực hiện các bước tiếp theo./.

35
CHỦ NHIỆM, CHỦ TRÌ THẨM TRA CỦA TỪNG BỘ MÔN

Chủ nhiệm thẩm tra : Nguyễn Hùng Sơn


(CCHN số HAN-00040799 ngày 03/5/2019)
Chủ trì thẩm tra kết cấu : Nguyễn Trọng Hà
(CCHN số HAN-00057904 ngày 03/5/2019)
Chủ trì thẩm tra kiến trúc : Nguyễn Văn Hậu
(CCHN số KTS-04-02702-A ngày 20/01/2016)
Chủ trì thẩm tra điện : Nguyễn Đức Minh
(CCHN số HAN-00057903 ngày 03/5/2019)
Chủ trì thẩm tra nước : Bùi Thị Thu Thường
(CCHN số KS-04-05763-A ngày 11/11/2014)
Chủ trì thẩm tra dự toán : Nguyễn Thị Thu Hiển
(KGĐG hạng 2 số HAP-00037863 ngày 14/9/2018)
Hà Nội, ngày 13 tháng 09 năm 2019

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

36
PHỤ LỤC KIỂM TRA KẾT CẤU

You might also like