You are on page 1of 3

1.

1 Đặt vấn đề
-Việc thiết kế nhà cao tầng hiện nay, hầu hết đều có tầng hầm để giải quyết
vấn đề đỗ xe và các hệ thống kỹ thuật của toàn nhà.
Phổ biến là các công trình cao từ 10 đến 30 tầng được thiết kế từ một đến ba
tầng hầm để áp ứng yêu cầu sử dụng của chủ đầu tư trong hoàn cảnh công
trình bị khống chế chiều cao và khuôn viên đất có hạn. Việc xây dựng tầng
hầm trong nhà cao tầng đã tỏ ra có hiệu quả tốt về mặt công năng sử dụng và
công trình cũng được phát triển lên cao hơn nhờ một phầnđược đưa sâu vào
long đất. Việc tổ chức xây dựng tầng hầm còn có ý nghĩa đưa trọng tâm của
ngôi nhà xuống thấp hơn. Hệ thống công trình ngầm sẽ mang lại cho các thành
phố những hình ảnh và hiệu quả tốt về cảnh quan, môi trường, phát huy được
tiềm năng dồi dào của khoảng không gian ngầm, góp phần mang lại những
hiệu quả kinh tế trước mắt và lâu dài.
-Việc thi công tầng hầm cho các toà nhà cao tầng cũng đặt ra nhiều vấn đề
phức tạp về kỹ thuật, môi trường và xã hội cần phải giải quyết khi thi công hố
đào sâu trong các khu đất chật hẹp ở các thành phố lớn. Thi công hố đào làm
thay đổi trạng thái ứng suất biến dạng trong nền đất xung quanh và có thể làm
thay đổi mực nước ngầm. Các quá trình thi công hố móng có thể làm đất nền
bị chuyển dịch và lún, gây hư hỏng cho các công trình lân cận nếu không có
các giải pháp thi công hợp lý.
-Hiện nay việc thi công tầng hầm có ba phương pháp sau đây: phương pháp
Bottom up, phương pháp Top – Down và phương pháp sơmi Top-Down.Trong
chuyên đề này, chúng ta đi sâu vào vấn đề tổ chức thi công tầng hầm theo
phương pháp truyền thống thi công tầng hầm từ dưới lên hay còn gọi là
phương pháp “ Bottom up”. Việc thi công tầng hầm theo phương pháp này đòi
hỏi có giải pháp phù hợp chống đỡ tường chắn khi thi công đào đất tầng hầm
xuống sâu.
1.2.Đặc điểm công trình
 Khách sạn Garia 17 tầng có mặt tiếp giáp với đường có khả năng cho phép
các phương tiện vận chuyển hoạt động
 Công trình thi công trong thành phố tuy nhiên có mặt bằng khá rộng rãi, có
3 tầng hầm với chiều sâu 10,2m biện pháp thi công đất gặp nhiều khó khăn
cần sử dụng tường vây (barrette) ngăn đất
 Khách sạn 17 tầng có mặt tiếp giáp với đường có khả năng cho phép các
phương tiện vận chuyển hoạt động
 Cấu tạo địa chất: Đất dưới nền công trình được chia thành 7 lớp theo thứ tự
từ trên xuống dưới như sau:
Lớp đất 1: Cát mịn dày 14,9 m.
Lớp đất 2: Á sét trạng thái dẻo nhão dày 1,7m.
Lớp đất 3: Á sét trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng dày 6,3m
Lớp đất 4: Cát mịn dày 3,8 m.
Lớp đất 5: Á sét trạng thái dẻo cứng đến nửa dẻo cứng dày 3,9m
Lớp đất 6: Cát thô dày 5m
Lớp đất 7: Đá granit dày vô cùng
1.3.Tổng quan về kết cấu và quy mô công trình.
 Móng được sử dụng cọc khoan nhồi BTCT đường kính D=80cm (dài
37,5m) và mũi cọc được cắm vào lớp đất 6 (lớp cát thô) với chiều cao đài
móng 2m
 Cọc khoan nhồi là một loại cọc bê tông cốt thép được đổ tại chỗ trong các lỗ
trên nền đất. Việc tạo ra các lỗ khoan này có thể được thực hiện bằng nhiều
phương pháp như đào thủ công, hiện đại hơn có thể sử dụng các loại máy
khoan hoặc ống thiết bị để tạo lỗ. Cọc khoan nhồi đang là một trong những
giải pháp thi công móng cọc được sử dụng phổ biến trong các công trình xây
dựng với mục đích gia cố và giữ ổn định cho công trình.
 Công trình có ba tầng hầm các nên áp dụng hình thức thi công cọc tường vây
Tường vây là vật liệu có khả năng chống biến dạng và hầu như chúng đều
không thấm nước tạo nên một bức tường vây . Nó được xây theo từng bảng
để lồng vào nhau để đảm bảo sự ổn định cho cả cấu trúc và độ kín nước cho
công trình, ngoài ra còn sử dụng dung dịch giữ thành để ổn định hố
đào.Tường vây Barrette có dạng hình chữ nhật, chữ thập, chữ I, chữ H,...; vì
có sức chịu trọng tải lớn hơn nhiều lần các loại cọc nhồi khác cho nên nó
được chọn dùng trong các công trình móng lớn.

You might also like