You are on page 1of 3

I.

Giới thiệu công trình và sự cố xảy ra:

Công trình xây dựng cao ốc văn phòng Pacific do Công ty TNHH bia Thái Bình Dương
làm chủ đầu tư, được Sở Xây dựng TP.HCM cấp giấy phép xây dựng ngày 11/1/2005.
Công trình cao ốc Pacific nằm tại số nhà 43-45-47 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến
Nghé, Q1, tp.HCM. Phía Bắc giáp tòa nhà YOCO cao 12 tầng của báo Tuổi trẻ, phía
Đông Bắc tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai, phía Đông Nam tiếp giáp tòa nhà 2
tầng của viện Khoa Học Xã Hội vùng Nam Bộ, phía Tây giáp Sở Ngoại vụ.

Kết cấu công trình: Tòa cao ốc Pacific được cấp phép xây dựng tháng 2-2005, diện tích
mặt bằng 1.750 m2, cao 78,45 m, 3 tầng hầm và 1 tầng kĩ thuật ( chiều sâu 11,8 m ), 1
tầng trệt và 20 tầng lầu; tổng diện tích sàn xây dựng là lên 22.000 m 2. Tuy nhiên trong
quá trình thi công, chủ đầu tư cao ốc Pacific đã điều chỉnh thiết kế ( tuy chưa được Sở
Xây dựng thành phố cho phép ) lên thành 6 tầng hầm ( chiều dài 21,1 m), 1 tầng trệt, 21
tầng lầu, tổng diện tích sàn xây dựng lên tới hơn 41.000 m2 với hệ khung gồm 16 cột có
tiết diện 1400x1400 mm và sàn ngang.

Nền móng công trình: Công trình sử dụng móng bè bê tông cốt thép đặt trên 65 cọc
barrette kích thước 2,8x1,2 m sâu 67 m. Theo thiết kế, hệ tường vây gồm 50 tấm panel
kích thước từ 2,8 đến 5,7 m, dày 1m sâu 45m nhưng khi thi công công ty Pacific đã thay
đổi thành 24 panel kích thước 2,8 đến 7,7m, dày 1m sâu 45m.

Thực tế từ ngày 2-12-2005 công trình này đã chính thức khởi công. Ngày 17-12-2005,
Công ty Pacific ký hợp đồng với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Long
Giang, Hà Nội để thi công cọc khoan nhồi barrette và tường vây cho công trình. Tuy
nhiên, từ tháng 11-2006, Công ty Pacific đã tự đứng ra tổ chức thi công, hợp đồng mua
thiết bị với nhà thầu Trung Quốc để đào tường vây, khoan cọc barrette và đổ bê tông sàn
tầng hầm.
Tháng 5-2007, Công trình cao ốc Pacific bắt đầu thi công sàn tầng hầm và đến tháng 10-
2007, đã thi công được 4 tầng hầm và bắt đầu thi công tầng hầm thứ 5. Vào lúc18h30
ngày 9/10/2007, khi đào đất để chuẩn bị đổ bê tông thì xảy ra sự cố làm sập đổ tòa nhà
của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ (Viện KHXHVNB). tại vị trí của căn nhà số 49
Nguyễn Thị Minh Khai (thuộc Viện KHXHVNB) có một lỗ hổng lớn kích thước dài
23m, rộng 15m, sâu 8m, phần căn nhà và tài sản bị sụp đổ hoàn toàn xuống lỗ hổng nói
trên. Tại tầng hầm 5 của cao ốc Pacific bị cát từ bên nhà 49 Nguyễn Thị Minh Khai tràn
qua lấp cao khoảng 3m.

Điều này dẫn đến sụp đổ hoàn toàn một khối nhà thuộc Viện KHXHVNB và hư hỏng
các khối nhà khác”. Theo cơ quan chức năng, giá trị thiệt hại công trình của Viện
KHXHVNB ước tính khoảng 4,6 tỷ đồng (chưa tính thiệt hại về hồ sơ, tài liệu).

II. Phân tích nguyên nhân

Từ ngày 10-10-2007, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức
vụ Công an TPHCM phối hợp với các cơ quan chức năng khác tổ chức khám nghiệm
hiện trường. Qua quá tình điểu tra, Công an thành phố kết luận nguyên nhân sự cố là
trong lúc đổ bê tông bức tường Pacific dày 1m, sâu 45m, những người thi công đã sơ sót
để bùn đất lẫn vào tại vị trí roan tiếp giáp giữa tường vây số G3-TV16 và P9-TV12. Ở
độ sâu hơn 20m, sức nén quá lớn, chỗ lỗi này không chịu nổi áp lực và bị bục ra. Lỗ
thủng có tiết diện 20x70 cm dưới tầng hầm làm cho nước ngầm kéo theo cát dưới nền
căn nhà Viện Khoa học xã hội ồ ạt chảy sang tầng hầm đang thi công của cao ốc Pacific
nằm liền kề. Bị mất chân, toàn bộ căn nhà hai tầng, diện tích khoảng 60m2 đổ sụp.

Nguyên nhân chủ yếu của sự cố này là chất lượng thi công tường tầng hầm không tốt. Lỗ
thủng lớn ở tường tầng hầm có thể là do đổ bê tông không đúng quy trình và dùng
Bentonite không đúng yêu cầu gây sạt lỡ đất ở hố đào. Đất cát sạt lỡ lẫn với Bentonite
chèn vào bêtông làm cho bêtông bị rời xốp tạo nên lỗ thủng. Đất bên ngoài tầng hầm là
cát pha bão hoà nước, là loại cát chảy, nên phải dùng loại Bentonite đặc biệt có dung
trọng d = 1.15g/cm3 chứ không được dùng loại thông thường cho đất loại sét có d =
1.04g/ cm3.

Mặt khác, mực nước dưới đất bên ngoài tầng hầm rất cao (ở cốt – 1.5m), lỗ thủng ở
tường tầng hầm nằm ở độ sâu 20m, tức là có cột nước với áp lực lớn chênh nhau đến
18,5 mét. Với một cốt nước, có áp lực 18.5atm như vậy, chứa đầy trong tầng các bồi tích
hạt nhỏ và các pha bão hòa nước, thì khi có lỗ thủng ở tầng hầm cho nó thoát, dòng chảy
sẽ rất mạnh kéo theo đất cát chảy vào tầng hầm đồng thời làm rỗng xốp, làm xói lỡ và
phá hoại đất nền của móng các công trình lân cận, khiến cho các công trình đó bị biến
dạng, bị sụt lún, thậm chí bị phá hoại. Đó là nguyên nhân sự cố công trình, một bài học
đắt giá.

Theo hướng phát triển đô thị, tại TP.HCM đang và sẽ xây dựng nhiều cao ốc, bãi đậu xe
ngầm, đường tàu điện ngầm... trong tương lai. Tại những nơi xây dựng các công trình
như vậy, bắt buộc đào hố móng sâu trong không gian chật hẹp. Do hạn chế diện tích thi
công, bên ngoài diện tích hố móng không có chỗ trống để tạo ra mái dốc an toàn. Trong
trường hợp như vậy, khi thi công đào hố móng sâu bắt buộc giữ ổn định vách hố móng
và đáy hố móng. Đó là hai bài toán mà các kỹ sư xây dựng, nhất là các kỹ sư địa - kỹ
thuật phải đối mặt.

Đối chiếu lại công trình cao ốc trên cho thấy các khâu quan trọng để đảm bảo thi công
không xảy ra sự cố đều có vấn đề. Hồ sơ khảo sát địa chất chỉ nêu ra mặt cắt địa chất cấu
tạo đất nền và các tính chất thông thường của các lớp đất. Về địa chất thủy văn, trong hồ
sơ chỉ nêu mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 9,1-9,4m cách mặt đất, ngoài ra không có
các thông số khác về nước ngầm. Chính vì vậy, các khảo sát và thiết kế đều không dự
báo được hiện tượng nước xói ngầm đã xảy ra.

You might also like