You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG


Hư Hỏng Sửa Chữa Công Trình


Bài tập về nhà 01
Giảng viên: TS. Bùi Phương Trinh
Lớp: L01
Danh sách thành viên:

Họ và tên Mssv Hoàn Thành

Trần Đình Ánh 1811473 100%

Nguyễn Văn Hà 2113274 100%

Nguyễn Cao Minh Hào 2113285 100%

Nguyễn Tiến Phát 2014088 0%

Nguyễn Cao Phi 1813506 100%

Thành Phố Hồ Chí Minh, 2023


Câu 1: Hãy tìm hiểu thêm thông tin về công trình này trên internet (hoặc từ các
nguồn khác) và cho biết thời điểm công trình bắt đầu xây dựng và bị sụp đổ, và
kèm trích dẫn minh chứng.

Lotus Riverside do nhà thầu là công ty môi giới bất động sản Meidu Thượng
Hải cùng công ty xây dựng Zhongxin Thượng Hải thực hiện. Lotus Riverside
có 11 tòa 13 tầng gồm 629 căn hộ với nhiều căn hộ rộng từ 66 đến 128m2, ở thị
trấn Minhang, ngoại ô thành phố Thượng Hải1.

Đây là khu chung cư 13 tầng ở quận Minhang, Thượng Hải, Trung Quốc. còn
được gọi là Lotus Riverside Block 7. Việc xây dựng tòa nhà này được khởi
công vào năm 2007 và hoàn thành vào năm 2009, do Shanghai Zhongxin
Construction thực hiện. Đây dường như là một dự án xây dựng khu dân cư tiêu
chuẩn. Phần dự án sắp hoàn thành vào tháng 6 năm 2009 là 'Block Seven'2.

Vào ngày 27/6/2009, khoảng 5 giờ 35 phút sáng ở Thượng Hải, một tòa nhà
chung cư 13 tầng xây gần xong nằm trong chương trình phát triển Lotus
Riverside Court đã tự dưng đổ sập xuống. Không có động đất hay bão lớn nào
đã gây ra thảm hoạ này. Tòa nhà bị sập vẫn còn nguyên một khối, nhưng đã đổ
nghiêng sang bên cạnh3.

“Thật khủng khiếp! Tòa nhà đổ rất nhanh sau khi có khá nhiều công nhân đã
kịp chạy thoát khỏi nó”, Fang Zenghui, một người có dịp chứng kiến sự cố, nói
với các nhà báo. “Nó đổ đánh rầm một cái. Tôi không tin vào mắt mình nữa”.
Còn bà Zhang Supong cho biết gia đình bà và hàng xóm thực sự hoảng loạn khi
thấy mặt đất rung lên lúc rạng sáng. “Giống như một trận động đất”, bà nói với
China Daily

1
“Tòa nhà 13 tầng ở Thượng Hải bật gốc” ( 29/6/2009 ). Truy cập từ:
https://ngoisao.vnexpress.net/toa-nha-13-tang-o-thuong-hai-bat-goc-2539110.html
2
“Nguyên nhân đằng sau sự sụp đổ của khu phức hợp Lotus Riverside ở Thượng Hải là gì?
“(31/12/2020). Truy cập từ:
https://sage-answers.com/what-is-the-reason-behind-collapse-of-lotus-riverside-complex-in-shanghai/
3
“Chuyện tòa nhà mới xây đã đổ ở Thượng Hải” ( 29/6/2009 ). Truy cập từ:
https://ashui.com/mag/tuongtac/nhin-ra-the-gioi/1227-chuyen-toa-nha-moi-xay-da-do-o-thuong-hai.ht
ml

1
Tòa nhà 13 tầng nằm đổ tại nơi xây dựng

Nhiều cột trụ chống đỡ đã cong veo hoặc gãy

Những cột chống rỗng ruột

2
Câu 2: Hãy tìm hiểu địa chất khu vực xây dựng công trình (hoặc lân cận) và
nêu nhận xét về cấu tạo địa tầng khu vực này và kèm trích dẫn minh chứng.

Sơ đồ mặt bằng bên dưới tòa căn hộ 13 tầng tại khu chung cư ‘Lotus
Riverside’ của Thượng Hải gồm ba lớp địa chất riêng biệt. Lớp A dày khoảng
10m chủ yếu là bùn cát, bùn sét, ngoài ra còn có lớp cát mịn dày 2m. Dựa trên
mô tả mẫu thí nghiệm xuyên tĩnh, các lớp đất ở phía Nam của căn hộ dường
như có nhiều bùn và sét hơn và lớp cát mỏng hơn ở phía Bắc (đây được cho là
nguyên nhân của căn hộ bị sụp đổ về phía Nam).

Lớp B bao gồm đất sét sông kéo dài đến độ sâu khoảng 40m, được chia thàn 4
lướp riêng biệt: Trên cùng là lớp sét yếu, tiếp theo là lớp sét cứng, lần lượt phủ
lên lớp cát (cát trung gian). Dưới cùng là một loại đất sét hợp nhất.

Lớp C là một lớp cát dày. Mực nước ngầm nằm ở độ sâu từ 1m đến 2m so với
mặt đất.

Nhận xét: Đây là nền đất yếu và có địa chất không đồng đều, có cấu tạo địa
chất phức tạp gồm nhiều loại đất sét trên cùng một lớp đất.

Có 2 nguyên nhân dẫn đến tòa căn hộ bị sụp đổ:

- Thứ nhất: Đặc điểm vùng đất khu Lotus Riverside này có địa hình đất
mềm chủ yếu được hình thành từ đất sét, bùn và cát.
- Thứ hai: Nền móng chính của tòa căn hộ không đủ chắc chắn để chịu
được tải trọng của căn hộ cao 13 tầng này. Dẫn đến tình trạng bị sụp đổ.

3
Câu 3: Phân tích nguyên nhân đã dẫn đến hiện tượng hư hỏng nêu trên. Trong
tất cả các nguyên nhân dẫn đến hư hỏng trên thì nguyên nhân nào là chủ yếu
và giải thích?

*Giai đoan khảo sát xây dựng


Các sai sót trong hoạt động khảo sát xây dựng thường biểu hiện ở các khía
cạnh sau:
- Không phát hiện được hoặc phát hiện không đầy đủ quy luật phân bố không
gian (theo chiều rộng và chiều sâu) các phân vị địa tầng, đặc biệt các đất yếu
hoặc các đới yếu trong khu vực xây dựng và khu vực liên quan khác;
- Đánh giá không chính xác các đặc trưng tính chất xây dựng của các phân vị
địa tầng có mặt trong khu vực xây dựng; thiếu sự hiểu biết về nền đất hay do
công tác khảo sát địa kỹ thuật sơ sài. Đánh giá sai về các chỉ tiêu cơ lý của nền
đất;
- Không phát hiện được sự phát sinh và chiều hướng phát triển của các quá
trình địa kỹ thuật có thể dẫn tới sự mất ổn định của công trình xây dựng; -
Không điều tra, khảo sát công trình lân cận và các tác động ăn mòn của môi
trường… Những sai sót trên thường dẫn đến những tốn kém khi phải khảo sát
lại (nếu phát hiện trước thiết kế), thay đổi thiết kế (phát hiện khi chuẩn bị thi
công). Còn nếu không phát hiện được thì thiệt hại là không thể kể được khi đã
đưa công trình vào sử dụng.
*Thiết kế móng còn nhiều thiếu sót:
Móng nhà là bệ đỡ cho toàn bộ công trình. Chính vì vậy sự kiên cố của móng
luôn là yếu tố cần đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên tại một số công trình lại thiếu sự
đầu tư cho móng, việc sập nhà xảy ra ngay trong quá trình thi công là điều dễ
thấy.Đặc biệt với những công trình được xây dựng trên nền đất mượn, kết cấu
không chắc, hoặc ao hồ nhưng không chú trọng đến quá trình gia cố móng nhà
tình trạng sập lại càng dễ xảy ra hơn. Do vậy khi thi công bất kỳ một công trình
nào việc gia cố móng công trình là những gì cần quan tâm hàng đầu. Đặc biệt
là chú trọng đến móng nhà nằm trên nền đất yếu và cân với tải trọng công trình.

4
*Thiết kế kết cấu công trình
- Sai sót về kích thước nguyên nhân của sai sót này là do sự phối hợp giữa các
nhóm thiết kế không chặt chẽ, khâu kiểm bản vẽ không được gây nên nhầm lẫn
đáng tiếc xẩy ra trong việc tính toán thiết kế kết cấu công trình. Cùng với sai
sót đó là thiếu sự quan sát tổng thể của người thiết kế trong việc kiểm soát chất
lượng công trình.
- Sai sót sơ đồ tính toán trong tính toán kết cấu, do khả năng ứng dụng mạnh
mẽ của các phần mềm phân tích kết cấu, về cơ bản, sơ đồ tính toán kết cấu
thường được người thiết kế lập giống công trình thực cả về hình dáng, kích
thước và vật liệu sử dụng cho kết cấu. Tuy nhiên, việc quá phụ thuộc vào phần
mềm kết cấu cũng có thể gây ra những sai lầm đáng tiếc trong tính toán thiết
kế.
- Sai sót về tải trọng việc tính toán tải trọng tác dụng lên kết cấu cũng thường
gây ra những sai sót, trong đó sai sót tập trung chủ yếu ở việc lựa chọn giá trị
tải trọng, lấy hệ số tổ hợp của tải trọng
- Bố trí cốt thép không hợp lý trong kết cấu BTCT, cốt thép được bố trí để khắc
phục nhược điểm của bê tông là chịu kéo kém. Việc bố trí cốt thép không đúng
sẽ dẫn đến bê tông không chịu được ứng suất và kết cấu bị nứt.
- Giảm kích thước của cấu kiện BTCT trong cấu kiện BTCT tại những vùng có
lực cắt mà giảm bớt tiết diện, sẽ làm giảm khả năng chịu lực cắt của cấu kiện.
*Chất lượng công trình kém
Bàn về nguyên nhân sập nhà ngay trong quá trình thi công sẽ có rất nhiều lý
do. Thế nhưng một trong những nguyên nhân chính không thể không nhắc đến
chất lượng công trình kém. Hay nói một cách đơn giản hơn, chủ đầu tư rút ruột,
tiết kiệm nguyên vật liệu xây dựng.Hiện nay, không ít đơn vị thi công muốn
tiết kiệm cho chủ nhà, hoặc bớt xén bỏ túi nên đã tự ý cắt giảm nguyên vật liệu.
Điển hình như giảm cốt thép khi đổ cột, trụ, mái. Cùng với đó là giảm lượng xi
măng tăng sỏi và cát,… Tình trạng bớt xén nguyên vật liệu diễn ra nghiệm
trọng công trình sẽ bị sập ngay trong thời gian thi công.

5
*Nguyên nhân khách quan
Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan, thì yếu tố khách quan như thời tiết cũng
được xem là lý do gây nên tình trạng sập nhà ngay trong quá trình thi công. Dễ
thấy rằng, những công trình xây vào mùa mưa không những bị chậm tiến độ
hoàn thành mà còn có thể xảy ra tình trạng bị sập. Trong quá trình thi công
mưa nhiều, tường bị nước mưa làm ướt vữa bê tông không khô có thể dẫn đến
tình trạng đổ tường, sập nhà. Hoặc những cơn bão kèm theo gió hoàn toàn có
khả năng làm sập công trình đang trong giai đoạn thi công. Từ đó, việc xây nhà
nên được tiến hành vào mùa khô. Đồng thời những công trình xây dựng vào
mùa mưa nên tranh thủ gấp rút hoàn thành. Trong trường hợp thời tiết không
thuận lợi, đơn vị tiến hành thi công cần phải che chắn bảo quản kỹ lưỡng.
*Giai đoạn thi công
Trong thi công, nhà thầu không thực hiện đúng các quy trình quy phạm kỹ
thuật đã dẫn đến sự cố công trình xây dựng:
- Không kiểm tra chất lượng, quy cách vật liệu trước khi thi công;
- Không thực hiện đúng trình tự các bước thi công;
- Vi phạm các quy định về điều kiện năng lực, quản lý kỹ thuật thi công.
* Nguyên nhân chính
Nguyên nhân trực tiếp làm sập tòa nhà số 7 là do xây dựng các công trình lân
cận sai kỹ thuật. Cụ thể, mặt phía bắc của tòa nhà bị san ủi quá cao, nơi cao
nhất khoảng 10m. Trong khi đó, bãi đậu xe ngầm ở phía nam tòa nhà đang
được đào hố móng với độ sâu 4,6m. Áp lực hai bên tòa nhà chênh lệch làm
tầng đất bị dịch chuyển, tạo lực ngang quá lớn khiến tòa nhà ngã ngang.
Ngoài ra, có sáu nguyên nhân gián tiếp như sau: Công ty san ủi không tính
toán khả năng chịu lực của đất nên tập trung tại mặt bắc; quá trình đào hố
móng vi phạm quy định; giám sát thi công không chặt chẽ; công tác quản
lý không đến nơi đến chốn, hỗn loạn, vi phạm chỉ định đơn vị thi công, rút
ngắn thời gian thi công sai quy định; không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo
đảm an toàn; cọc bảo vệ thi công móng không đúng tiêu chuẩn, tốc độ thi công
nhanh so với yêu cầu

6
7
Câu 4: Theo các bạn, có thể tránh được hư hỏng trên hay không? Nếu có khả
năng tránh được, hãy nêu các giải pháp phòng tránh.

Tòa nhà bị đổ sập do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau, song nhìn
vào những nguyên nhân này chúng ta có thể thấy được những sai sót và thiếu
trách nhiệm của những bên có liên quan. Vì thế loại hư hỏng này hoàn toàn có
thể phòng tránh được bằng cách :

- Công tác khảo sát : công tác khảo sát địa chất yêu cầu chính xác những đặc
trưng, tính chất xây dựng của các phân vị địa tầng có mặt trong khu vực xây
dựng để hiểu biết về nền đất, công tác khảo sát địa chất cần kĩ lưỡng để đánh
giá được chính xác những chỉ tiêu cơ lý của nền đất.
- Công tác thi công : nhà thầu cần thực hiện đúng các quy trình quy phạm kĩ
thuật, thực hiện đúng trình tự các bước thi công, không đẩy nhanh, ăn bớt vật
tư trong quá trình thi công.
- Phần móng : cần thay các cọc bê tông tiết diện nhỏ, rỗng ruột bằng những
cọc bê tông đặc và có đường kính lớn hơn để đảm bảo khả năng chịu tải cho
công trình.
- Ảnh hưởng bởi các công trình khác : đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự
đổ sập của tòa nhà do bị áp lực từ nhiều phía của công trình lân cận tác dụng
lên, do áp lực không đều khiến tòa nhà bị đổ sập. Vì vậy khi thi công những
công trình lân cận cần phải tính toán chi tiết, kĩ lưỡng, thi công đúng kĩ thuật để
không làm ảnh hưởng đến đất nền xung quoanh.
- Vật tư : chất lượng vật tư không đảm bảo cũng là một trong những nguyên
nhân khách quan dẫn đến hư hại của công trình. Vì thế cần đảm bảo rằng vật tư
trong quá trình thi công luôn được kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo chất lượng.
- Công tác quản lý, giám sát : cần chặt chẽ trong khẩu quản lý, giám sát để
đảm bảo quá trình thi công không sảy ra sai phạm và thực hiện đầy đủ các biện
pháp an toàn.
- Khí hậu : Trong quá trình thi công mưa nhiều, tường bị nước mưa làm ướt
vữa bê tông không khô có thể dẫn đến tình trạng đổ tường, sập nhà. Hoặc
những cơn bão kèm theo gió hoàn toàn có khả năng làm sập công trình đang

8
trong giai đoạn thi công. Từ đó, việc xây nhà nên được tiến hành vào mùa khô.
Đồng thời những công trình xây dựng vào mùa mưa nên tranh thủ gấp rút hoàn
thành. Trong trường hợp thời tiết không thuận lợi, đơn vị tiến hành thi công cần
phải che chắn bảo quản kỹ lưỡng.

Câu 5: Bonus (+1 điểm): Nhóm có ý kiến gì về hư hỏng trên không?

Cuộc chạy đua đô thị hóa trong bối cảnh tăng trưởng nóng đã khiến nhiều
công trình nhà ở và hạ tầng cơ sở lớn tại Trung Quốc không đạt chất lượng
đúng chuẩn. “Vấn nạn xây dựng kém chất lượng” do bớt xén vật tư, tráo
nguyên vật liệu kém chất lượng... đã xuất hiện cùng lúc với yêu cầu cơ sở hạ
tầng phải đáp ứng tốc độ phát triển quá nhanh của kinh tế.

Từ lâu, Trung Quốc đã báo động về những công trình không đảm bảo chất
lượng, nghĩa là những công trình xây dựng đã bị rút ruột bởi cách làm gian dối,
cẩu thả, không đảm bảo chất lượng. Những công trình này không chỉ là nhà ở
mà còn ở những công trình dân sinh quan trọng khác.

Nhìn vào sự đổ sập dễ dàng của tòa chung cư 13 tầng, chúng ta cũng có thể
thấy được nhiều mặt tối trong xây dựng và các vấn nạn như cắt xén vật tư, rút
ruột công trình…thêm vào đó là sự thiếu trách nhiệm trong quá trình làm việc
của các đơn vị liên quan. Song nó cũng là lời cảnh tỉnh cho những công trình
xây dựng sau này.

Nếu là một công trình bình thường khi thi công, nếu như chưa được kiểm
định vật liệu đầu vào, chưa kiểm định chất lượng của nền móng của công
trình và có nguy cơ không đủ sức chịu tải thì chúng ta phải tìm cách khắc
phục và đưa ra biện pháp để giải quyết vấn đề. Theo nhóm có tìm hiểu, một
phần cho thấy các kỹ sư đã rất không chú ý tập trung về vấn đề đặc biệt
nghiêm trọng của công trình là gia tải cho sức chịu tải lớn nhất của công trình
là về phần móng, công trình sử dụng những cây cột chống quá mỏng manh và
rỗng ruột, sử dụng vật liệu xi măng không đạt chất lượng, dưới mức tiêu
chuẩn đã đưa ra. Nhưng mà đáng lẽ phải sử dụng ruột đặc ở bên trong lồng
cọc, sử dụng vật liệu đạt tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng trong công trình.

9
Tài liệu tham khảo

1. https://plo.vn/vu-toa-nha-13-tang-bi-sap-tq-6-nguoi-bi-bat-giam-hinh-s
u-post179524.html
2. https://ashui.com/mag/congdong/kysu/2160-nen-mong-hu-hong-lam-ch
o-toa-nha-bi-do-sap-o-thuong-hai.html
3. https://happynest.vn/chuyen-nha/2896/nhung-nguyen-nhan-dan-toi-sap
-nha-ngay-trong-qua-trinh-thi-cong
4. https://kientrucannam.vn/nguyen-nhan-sap-nha-va-bien-phap-khac-phu
c.html
5. https://kiemdinheverest.vn/tin-tuc/tin-chuyen-nganh/mot-so-nguyen-nh
an-su-co-th-ong-gap-doi-voi-cong-trinh-xay-dung

10

You might also like