You are on page 1of 4

Các hiện tượng địa chất công trình:

- hiện tượng cát chảy:

- Khái niệm: Hiện tượng các dòng bùn cát chảy vào công trình đào cắt qua nó, làm hố móng bị biến
dạng, các công trình ở gần hố móng sẽ không ổn định.Thường là cát hạt nhỏ, cát hạt mịn, cát pha, bùn sét
pha chứa hữu cơ đồng thời bão hòa nước

- Cát chảy chia ra làm hai loại là cát chảy thật và cát chảy giả:

+Cát chảy thật: Xảy ra trong đất cát không đồng nhất có chứa từ 3 - 5% hạt sét và hữu cơ.Do ma sát
giữa cát hạt quá nhỏ.

+Cát chảy giả: Xảy ra trong đất cát sạch không có lực dính kết, không chứa hạt sét và hữu cơ.Do áp
lực thuỷ động quá lớn tạo nên.

- Tác hại: Gây nguy hiểm trong thi công xây dựng

+ Gây trượt, sụt khi đào

+ Làm biến dạng bề mặt công trình liền kề

+ Bất lợi khi đặt móng công trình

+ Cản trở tiến độ thi công, tăng khối lượng đào

- cách khắc phục:

+Bóc bỏ - đối với tầng đất chảy nằm trên, mỏng

+Tháo khô vùng cát chảy trong thời gian XD: hạ thấp mực nước ngầm bằng các giếng khoan.

+Làm tường cừ vây quanh hố móng.

+Gia cố vùng cát chảy (làm đông cứng đất, silicát hoá, điện thẩm, xi măng hoá), làm chặt đất.

- hiện tượng xói ngầm:

K/N: Hiện tượng các hạt đất đá nhỏ bị lôi cuốn khỏi vị trí ban đầu dưới tác dụng cơ học của dòng thấm
dẫn tới trong đất đá hình thành các lỗ rỗng, khe rỗng, làm sụt lún mặt đất, gây hư hỏng công trình.

N/N: - điều kiện về đất:

Đất rời, không đồng nhất, có độ rỗng lớn để các hạt nhỏ đi qua dễ dàng.

Đất có các hạt D/d >20.

2 tầng thấm nước khác nhau (từ lớp thấm yếu sang lớp thấm mạnh): K2/K1 ≥ 2

-Điều kiện về dòng thấm: Năng lượng dòng thấm phải đủ lớn, dòng thấm chảy rối và trong cát I > 5.
- Tác hại: Ảnh hưởng của xói ngầm tới công trình xây dựng:

Gây mất ổn định về cường độ

Làm biến dạng, lún không đều

Gây thấm mất nước ở các công trình ngăn nước

- Các biện pháp xử lý:

Gia cố đất đá: đầm chặt, phụt vữa xi măng

Điều tiết dòng thấm: sân phủ, tường cừ, màn chống thấm, …

Tạo lớp đất chống xói ngầm: thiết bị lọc ngược, móng cọc, móng giếng chìm, …

- hiện tượng kaster


-K/N: Là hiện tượng hòa tan, bào mòn đất đá do nước có tính ăn mòn hóa học tạo nên khe, rãnh và hang

động trong đá, đã mất tính liền khối, gây sụt lún công trình xây dựng lên nó

- N/N: + trong đá có các khonags vật hòa tan

+ đá có tính nứt nẻ, các khe nức liên thông

+ nước có tính xâm thực ( nước có chứa axit, co2)

+ nước luôn vận động trong hang đá

- Tác hại: + rút mất nước mặt, mất nước hồ chứa

+ Làm biến dạng, sụt công trình, phá hủy nền đường cầu cống

+ Gây hiện tượng lún không đều

+ Nước chảy vào hố móng công trình xây dựng

- Biện pháp: giảm khả năng hòa tan, thấm nước của đá: xây dựng hệ thống thoát nước, ngăn cách nước
tiếp xúc với đá bằng cách tạo lớp phủ bằng vật liệu không thấm nước như ( sét, bêtong,..)

Giảm khả năng hòa tan của nước: bơm phụt bêtong lấp đầy hang karst nhỏ, dùng móng cọc thép, cọc
bêtong cho công trình, đánh sập hang động khi xây dựng

- hiện tượng trượt đất:

-K/N: là hiện tượng chuyển dời đất đá ở xườn dốc xuống phía xườn dưới, dưới tác dụng của
trọng lực

N/N:
-Tự nhiên:

a. nước :

+ sự rò rỉ nước từ nguồn nhân tạo như hồ, chứa hệ thống tự hoại, các kênh rạch dưới dòng vào
các sườn dốc liền kề

+ Nước nhanh chóng rút xuống hồ chứa nước hay sông sự phân phối bất thường của các hố nước
rỗng

+ Nước góp phần hóa lỏng tự phát của đất trầm tích giàu đất sét hay đất sét dày

b. Thực vật:

mất đi hay thiếu các kết cấu thực vật để giữ đất, dinh dưỡng trong đất và kết cấu của đất

c. thời gian:

+ Lực trong dốc luôn thay đổi theo thời gian

+ trong 1 dốc khác, sự giảm tiếp tục của phản lực xảy ra theo thời gian, gắn kết với thời tiết, sự
gắn kết trong vật liệu dốc hay sự tăng áp của lực nước do tự nhiên hay nhân tạo. Dốc có thể trở
nên kém ổn định theo thời gian

- Nhân tạo:

a. khai thác rừng: do rừng bị khai thác bừa bãi đất sói mòn không có cây bám giữ đất dẫn đến
trượt lỡ đất

b. Đô thị hóa : cấu trúc của những con đường trong khu vực đã ảnh hưởng nghiêm trọng, hệ
thống thoát nước, sự di chuyển của mạch nước ngầm bị gián đoạn, ảnh hưởng đến sự sắp xếp
khối lượng của lớp vỏ

một số nguyên nhân khác: các hoạt động khai thác ( than, mỏ), các công trình điều chỉnh máy
dốc hoặc chất tải thêm lên máy dốc, rung động từ nhà máy giao thông vật liệu nổ

- Tác hại: gây thiệt hại nặng nề về người và công trình xây dựng

- Biện pháp phòng chống:

+ tránh đào chân máy dốc

+ không được xây dựng công trình hay chất tải trên sườn dốc

+ cấm nổ mìn gần vùng đất trượt

+ điều tiết dòng chảy mặt, không để nước chảy vào khu vực trượt
+ thoát nước dưới đất giảm áp lực và tăng cường độ đất đá mái dốc

+ bảo vệ lớp phủ thực vật chống sói mòn phông hóa.

You might also like