You are on page 1of 3

-Theo tổng hợp thống kê, từ năm 1953 đến năm 2016 đã xảy ra 448 trận lũ quét và sạt

lở đất (trung bình


7 trận/năm). Riêng từ năm 2000 đến 2019 đã xảy ra hơn 320 trận lũ quét, sạt lở đất ảnh hưởng tới các
vùng dân cư, làm thương vong hơn 1000 người, đã làm mức trung bình tăng lên 12 – 16 trận/năm. Phần
lớn lũ quét thường xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn,
mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống.

-Lũ quét và thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng

-Từ năm 1950 đến nay, lũ quét có xu hướng ngày càng tăng ở nước ta.

-Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra ở các tháng VI-X, tập trung ở vùng núi phía Bắc.
-Ở miền Nam, lũ quét xảy ra ở nhiều nơi vào các tháng X-XII.

-Nguyên nhân gây ra lũ quét:

Sự hình thành lũ quét có liên quan mật thiết với: cường độ mưa, điều kiện khí hậu, đặc điểm địa hình,
các hoạt động của con người cũng như điều kiện tiêu thoát lũ của khu vực.
-Các nguyên nhân chủ yếu gây ra lũ quét:
+Do mưa lớn tập trung rơi trên lưu vực mà điều kiện tự nhiên hầu như vẫn giữ nguyên, thường xảy ra
trên các lưu vực nhỏ miền núi, hẻo lánh
+Do mưa lớn tập trung trên các lưu vực có độ dốc lớn, mà ở đó hoạt động của con người mạnh mẽ, phá
vỡ cân bằng sinh thái làm biến đổi lớp phủ, mặt đệm thay đổi chế độ dòng chảy, thay đổi khả năng trữ
nước của đất, đất dễ xói mòn sạt lở.
+Do phá rừng khai thác gỗ, cây cối cùng với đá sỏi, rác bị cuốn trôi tạo thành các rào cản ngăn nước tạm
thời sau đó bị đổ vỡ tràn xuống gây ra lũ, sức tàn phá của lũ tăng lên gấp bội.
-Phân loại:
+Lũ quét sườn dốc
+Lũ quét bùn đá
+Lũ quét nghẽn dòng
+Lũ quét vỡ hồ chứa nhân tạo
+Lũ quét hỗn hợp
-Ảnh hưởng của lũ quét:
Lũ quét gây tổn thất nghiêm trọng về người, tài sản, phá huỷ nặng nề các công trình Giao thông, Thuỷ
lợi, Nông nghiệp và các công trình hạ tầng cơ sở
Môi trường trong vùng xảy ra lũ quét bị xuống cấp là điều không tránh khỏi: tình trạng ô nhiễm nguồn
nước, đất đai bị rửa trôi vùi lấp ruộng nương, thảm phủ mặt đệm bị phá hoại, cân bằng sinh thái tiểu
khu vực có thể bị phá vỡ. Đặc biệt, đất đá và dòng bùn có lúc, có nơi đã vùi lấp hoặc làm xói lở một diện
tích lớn đất đai nông nghiệp, hoa màu, dẫn tới làm gián đoạn sản xuất nông nghiệp, giảm năng suất và
sản lượng lương thực, có nơi ruộng đồng bị xói lở hoặc bị đất đá vùi lấp từ 1 – 2m đã làm mất hẳn diện
tích canh tác.
Hàng loạt các vấn đề phải giải quyết như cung cấp lương thực cứu đói, nước sạch, điều trị bệnh tật, sửa
chữa hoặc xây dựng lại nhà ở... Để giải quyết các vấn đề cấp thiết đó đòi hỏi phải có một lượng kinh phí
không nhỏ.
-Biện pháp phòng chống lũ quét:
+Quy hoạch các đoeẻm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm.
+Quản lí sử dụng đất đai hợp lí.
+Thực hiện các biện pháp kĩ thuật thủy lợi, trồng rừng kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế
dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.

You might also like