You are on page 1of 3

Bài 6 + 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

1/Đặc điểm chung của địa hình:


a/ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu đồi núi thấp.
- Đồi núi ¾ diện tích, đồng bằng 1/4 diện tích.
- Địa hình cao dưới 1000 m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao1%.
b) Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:
- Địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
- Cấu trúc gồm 2 hướng chính:
+Hướng tây bắc - đông nam: vùng núi ây Bắc, Trường Sơn Bắc..
+Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
c) Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
d) Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
2) Các khu vực địa hình:
a) Khu vực đồi núi:
* Vùng núi Đông Bắc:
- Vị trí: tả ngạn sông Hồng.
- Hướng núi: vòng cung, gồm 4 cánh cung (dc)
- Đặc điểm:
+ Chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Hướng nghiêng: cao ở tây bắc thấp dần xuống đông nam.
* Vùng núi Tây Bắc:
- Vị trí: nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Hướng núi: TB-ĐN.
- Đặc điểm: Địa hình cao nhất nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn (đ.Phanxipăng 3143 m)
* Vïng nói Trêng S¬n B¾c:
- Vị trí: tõ s«ng C¶ tíi d·y nói B¹ch M·.
- Hướng núi: TB-ĐN.
- Đặc điểm: + Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu và trũng ở giữa (dãy
núi // và so le nhau).
+ Mạch núi cuối cùng đâm ngang ra biển là dãy Bạch Mã.
* Vïng nói Trêng S¬n Nam:
- Vị trí: từ dãy Bạch Mã đến 110B.
- Hướng vòng cung.
- Đặc điểm:
+ Khối núi cao (phía đông) và các cao nguyên bazan (phía tây) (dc Atlat)
+ Có sự bất đối xứng giữa sườn tây và đông.
*Vùng bán bình nguyên và đồi trung du:
- Vị trí: chuyển tiếp giữa đồng bằng với miền núi.
- Đặc điểm: có các bậc thềm phù sa cổ ở độ cao 100m, bề mặt phủ bazan ở độ cao
200m
b) Khu vực đồng bằng:
* §ång b»ng ch©u thæ s«ng: gåm §ång b»ng s«ng Hång vµ ®ång b»ng s«ng Cöu
Long, được tạo thành do phù sa sông bồi tụ trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng
- Đồng bằng sông Hồng:
+ Vị trí: hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình.
+ Đặc điểm:
 Được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
 Diện tích rộng khoảng 15.000 km2.
 Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
 Bề mặt đồng bằng chia cắt thành nhiều ô.
 Vùng trong đê không được phù sa bồi tụ hàng năm, vùng ngoài đê được bồi
phù sa hàng năm.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Vị trí: hạ lưu sông Mê Kông.
+ Đặc điểm:
 Được bồi tụ phù sa của sông Tiền ,Hậu
 Diện tích rộng khoảng 40.000km2
 Địa hình thấp và bằng phẳng, có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
 Có nhiều vùng trũng như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên
 Mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa cạn nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện
tích là đất phèn và đất mặn.
 Đất phù sa bồi tụ hằng năm.
* §ång b»ng ven biÓn:
+ Vị trí: dọc theo ven biển miền Trung.
+ Đặc điểm:
 Có diện tích 15 nghìn km2
 Do phù sa biển hình thành, đất thường nghèo, nhiều cát ít phù sa sông.
 Hẹp ngang, bị chia cắt thành các đồng bằng nhỏ
 Có vài đồng bằng lớn như đb Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam ,Tuy Hoà.
 Đa số các đồng bằng chia thành ba dải:
 Giáp biển :cồn cát, đầm phá.
 Giữa là vùng thấp trũng.
 Dải trong cùng là đồng bằng
3) Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong
phát triển kinh tế - xã hội:
a/Khu vực đồi núi:
* Thế mạnh: (giảm tải)
* Hạn chế:
- Địa hình bị chia cắt mạnh gây trở ngại giao thông và khai thác tài nguyên, giao lưu
kinh tế.
- Có nhiều thiên tai (lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, lốc, mưa đá, sương
muối ...)
- Tại các đứt gãy có nguy cơ động đất.
b/ Khu vực đồng bằng:
*Các thế mạnh: (giảm tải)
*Hạn chế:
- Thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán
- Còn nhiều vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn.

You might also like