You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I

MÔN: ĐỊA LÍ 8
STT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM DẶN DÒ
1 Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 1. - Kỹ năng: sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, làm
2 Bài 2. Đặc điểm địa hình Việt Nam. việc với bảng số liệu, biểu đồ.
2. - Cấu trúc bài thi:
3 Bài 3. Đặc điểm khoáng sản Việt Nam.
- + Trắc nghiệm: 20 câu (5,0 điểm)
4 Bài 4. Đặc điểm khí hậu Việt Nam. - + Tự luận: 2 – 3 câu (5,0 điểm).
5 Bài 5: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu - - Các dụng cụ học tập được phép sử dụng
6 trong các bài ĐGCK: bút mực, thước kẻ, máy
Bài 6. Đặc điểm thủy văn Việt Nam.
tính cầm tay, Atlat Địa lí Việt Nam.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
NỘI DUNG KIẾN THỨC THAM KHẢO
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM
1. Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam
a. Vị trí địa lí
- VN nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương. Gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, thuộc nội chí
tuyến Bắc bán cầu.
- Trên đất liền có đường biên giới chung với: Lào, Trung Quốc, Campuchia.
- Phần đất liền: Vĩ độ 23023’B – 8034’B, Kinh độ: 109028’Đ – 102009’Đ.
b. Phạm vi lãnh thổ
- Vùng đất: Diện tích 331 344 km2 (2021), gồm diện tích đất liền + đảo + quần đảo. Đường biên giới trên đất
liền dài hơn 4600km.
- Vùng biển: khoảng 1 triệu km2gồm Hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ + 2 quần đảo: Hoàng Sa và Trường Sa.
- Vùng trời: là khoảng không bao trùm lãnh thổ nước ta.
2. Ảnh hưởng của vị trí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển:
+ Khí hậu: nằm hoàn toàn trong đới nóng của nửa cầu bắc, trong vùng gió mùa châu Á, một năm có 2 mùa rõ
rệt.
+ Lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài, nằm kề biển Đông: có nguồn ẩm dồi dào, các khối khí có thể di chuyển sâu
vào đất liền → Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
+ Sinh vật và đất: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa và đất Feralit; là nơi hội tụ của các luồng di cư nên
động, thực vật nước ta phong phú.
+ Biển nằm trong vùng nhiệt đới, nhiệt độ tầng mặt cao; sinh vật biển phong phú.
- Thiên nhiên phân hóa đa dạng:
+ Phân hóa của khí hậu: từ Bắc – Nam; Đông – Tây.
+ Sự phân hóa của khí hậu kéo theo sự phân hóa của sinh vật, đất → sinh vật, đất nước ta đa dạng.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 2. ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
❖ Đồi núi chiếm ưu thế
+ Đồi núi chiếm ¾ diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích.
+ Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích và chia thành nhiều khu vực.
❖ Địa hình có 2 hướng chính
+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam: điển hình là dãy Con Voi, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc…
+ Hướng vòng cung: thể hiện rõ rệt nhất ở vùng núi Đông Bắc (Cánh cung: Sông Gâm; Ngân Sơn, Bắc Sơn;
Đông Triều).
❖ Địa hình nước ta có tính phân bậc rõ rệt
+ Địa hình bị ngoại lực bào mòn, phá hủy tạo nên những bề mặt san bằng thấp và thoải.
+ Vận động tạo núi Hy-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc lớn kế tiếp nhau
❖ Địa hình nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa và con người
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm →đá bị phong hóa mạnh → lớp vỏ phong hóa dày.
+ Lượng mưa lớn → địa hình bị xâm thực, xói mòn mạnh → địa hình bị chia cắt mạnh, dễ bị biến đổi; nước hòa
tan đá vôi → địa hình Karst.
+ Con người khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế, … → làm biến đổi các địa hình tự nhiên, tạo ra các địa hình
nhân tạo: đê, đập, hầm, mỏ,…
2. CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
a. Khu vực đồi núi:
a. Vùng núi Tây Bắc b. Vùng núi Đông Bắc
Vị trí - Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. - Nằm ở bờ trái sông Hồng từ dãy núi con Voi đến
vùng núi ven biển Quảng Ninh.
Đặc - Địa hình cao nhất nước ta. - Vùng núi thấp.
trưng - Độ cao TB từ 1000 – 2000 m; nhiều nơi cao - Độ cao TB phổ biến dưới 1000 m.
trên 2000m. - Nhiều cánh cung lớn, vùng đồi phát triển.
- Địa hình bị chia cắt mạnh; xen giữa là vùng - Địa hình Karst phổ biến.
núi đá vôi, các cánh đồng, thung lũng Karst.
Dãy - Hoàng Liên Sơn (đỉnh Phan-xi-păng: - Cánh cung: Sông Gâm; Ngân Sơn; Bắc Sơn;
núi 3143m), Pu sam sao, Pu den đinh. Đông Triều.
lớn - Địa hình Karst nổi tiếng: hồ Ba Bể; vịnh Hạ
Long,…
c. Vùng núi Trường Sơn Bắc d. Vùng núi Trường Sơn Nam
- Nằm từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
Vị trí - Nằm phía Nam dãy Bạch Mã.
- Dài khoảng 600 km.
- Vùng núi có độ cao TB khoảng 1000m, một - Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên xếp tầng;
Đặc số đỉnh trên 2000m. độ cao TB lớn hơn Trường Sơn Bắc.
trưng - Hướng Tây Bắc – Đông Nam. - Địa hình hướng vòng cung, hai sườn đông – tây
- Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển. KHÔNG đối xứng.
Các - Cao nguyên: Kon Tum; Plei Ku; Đăk Lăk; Mơ
- Núi cao: Pu Xai Lai Leng; Rào Cỏ.
dãy Nông; Lâm Viên; Di Linh.
- Dãy núi đâm ngang: dãy Hoành Sơn; dãy
núi - Khối núi cao: Ngọc Linh; Chư Yang Sin; Lang
Bạch Mã.
lớn Biang.

b. Khu vực đồng bằng


Vị trí Đặc điểm

Đồng bằng Phía Bắc nước - Là đồng bằng châu thổ do sông Hồng bồi đắp.
sông Hồng. ta. - Diện tích: khoảng 15 000 km2.
- Có nhiều đê sông, đê biển → ngăn lũ → Vùng trong đê không được
bồi đắp.
Đồng bằng Phía Nam nước - Là đồng bằng châu thổ do sông Mê Công bồi đắp.
ta. - Diện tích: khoảng 40 000 km2.
Sông Cửu
- Không có đê → sống chung với lũ; Có nhiều kênh rạch chằng chịt.
Long

Đồng bằng Nằm ở khu vực - Nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp, ven biển.
miền trung từ - Tổng diện tích: khoảng 15 000 km2.
Duyên hải
Thanh Hóa đến - Lớn nhất là ĐB Thanh Hóa.
miền Trung
Bình Thuận. - Kém màu mỡ hơn hai ĐB châu thổ.

c. Khu vực bờ biển và thềm lục địa


- Bờ biển nước ta dài 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên.
- Có hai loại: bờ biển mài mòn và bờ biển bồi tụ.
- Thềm lục địa tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng, ở vùng biển miền Trung sâu và thu hẹp hơn.
3. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÂN HÓA ĐỊA HÌNH ĐẾN SỰ PHÂN HÓA TỰ NHIÊN VÀ KHAI THÁC
KINH TẾ
❖ Đối với sự phân hóa tự nhiên
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp → tính nhiệt đới của thiên nhiên được bảo toàn trên phần lớn diện tích lãnh
thổ.
+ Ở các vùng núi cao, thiên nhiên có sự phân hóa theo độ cao:
• Đai nhiệt đới gió mùa.
• Đai cận nhiệt gió mùa.
• Đai ôn đới gió mùa.
+ Các dãy núi có vai trò là bức chắn địa hình tạo nên sự phân hóa giữa các sườn núi:
• Dãy Hoàng Liên Sơn: làm suy yếu tác động của gió mùa Đông Bắc → mùa đông ở Tây Bắc có thời gian ngắn
và nền nhiệt cao hơn ở Đông Bắc.
• Dãy Trường Sơn gây nên hiệu ứng phơn tạo ra sự khác biệt giữa thời gian mùa mưa giữa hai sườn núi.
• Dãy Bạch Mã ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đồng Bắc vào phía nam nước ta, trở thành ranh giới tự nhiên của
hai miền khí hậu (phía Bắc có mùa đông lạnh và phía Nam nóng quanh năm) điều đó cũng khiến tự nhiên hai
miền có nhiều nét khác biệt.
❖ Đối với khai thác kinh tế
Thế mạnh Hạn chế
Khu vực • Nông nghiệp, lâm nghiệp: đây là nơi có nguồn lâm sản phong - Địa hình bị chia cắt
đồi núi phú, thuận lợi phát triển lâm nghiệp; các đồng cỏ tự nhiên rộng lớn mạnh gây khó khăn cho
tạo điều kiện chăn nuôi gia súc lớn; thổ nhưỡng và khí hậu thích giao thông
hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,…

Khu vực •Công nghiệp: khu vực đồi núi nước ta có nguồn tài nguyên - Cần chú ý đến công
đồi núi khoáng sản phong phú và đa dạng tạo điều kiện thuận lợi phát tác phòng chống thiên
triển các ngành CN khai khoáng, luyện kim,…Sông ngòi chảy trên tai như lũ quét, sạt
địa hình miền núi nhiều thác ghềnh nên có tiềm năng thủy điện rất lở,…
lớn.
• Đối với du lịch: Khu vực đồi núi có khí hậu mát mẻ, cảnh quan
đa dạng và đặc sắc, là cơ sở để hình thành các địa điểm du lịch có
giá trị.
Khu vực Có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, dân Do lịch sử khai thác
đồng bằng cư đông đúc nên thuận lợi phát triển các ngành kinh tế. lâu đời và dân cư
• Nông nghiệp, Thủy sản: Đồng bằng là vùng trồng cây LTTP, tập trung đông đúc
chăn nuôi gia súc nhỏ và gia cầm, đánh bắt và nuôi trồng thủy nên tài nguyên thiên
sản,…chủ yếu của cả nước. (ĐB SH, ĐB SCL,…); nhiên bị khai thác
• Đối với xây dựng cơ sở hạ tầng: khu vực đồng bằng thuận lợi quá mức, môi
cho xây dựng cơ sở hạ tầng và cư trú nên hình thành nhiều trung trường một số nơi bị
tâm kinh tế lớn như: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ,… suy thoái,…
Vùng biển và Vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển Có nhiều thiên tai
thềm lục địa (khai thác, nuôi trồng thủy sản; làm muối; GTVT biển; khai thác như bão, sạt lở bờ
năng lượng; du lịch biển đảo. biển,…
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 3: KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung của khoáng sản việt nam
- Cơ cấu: khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng.
- Trữ lượng: trung bình và nhỏ, không thuận lợi cho việc khai thác và quản lí tài nguyên khoáng sản.
- Phân bố: khoáng sản nước ta phân bố ở nhiều nơi nhưng tập trung chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung và Tây
Nguyên.
- Nguyên nhân khoáng sản phong phú và đa dạng là do VN nằm liền kề các vành đai sinh khoáng, đồng thời
có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp.
- Các mỏ nội sinh: thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm
nhập hoặc phun trào. Vd: vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn,…
- Các mỏ ngoại sinh: hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng
trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,…
2. Đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu
KHOÁNG SẢN TRỮ LƯỢNG NƠI PHÂN BỐ CHỦ YẾU
Than đá 7 tỉ tấn Quảng Ninh
Dầu mỏ & khí tự nhiên 10 tỉ tấn Thềm lục địa phía đông nam

Bô-xit 9,6 tỉ tấn Tây Nguyên, ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía Bắc (Lạng
Sơn, Cao Bằng,…)
Sắt 1,1 tỉ tấn Đông Bắc và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh)
A-pa-tit 2 tỉ tấn Lào Cai
Titan 663 triệu tấn Rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Vũng Tàu.
Đá vôi 8 tỉ tấn Chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
3. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản
- Khoáng sản là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp cũng như đảm bảo an
ninh năng lượng cho quốc gia.
- Nhiều mỏ khoáng sản đã được phát hiện và đưa vào khai thác phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống.
Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng khoáng sản còn chưa hợp lí, nhiều nơi công nghệ còn lạc hậu,… gây
lãng phí, ảnh hưởng xấu đến môi trường và phát triển bền vững., nhiều khoáng sản bị khai thác quá mức dẫn
tới nguy cơ cạn kiệt → Cần khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.
- Giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản:
+ Phát triển các hoạt động điều tra, thăm dò; khai thác, chế biến; giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
sinh thái và cảnh quan.
+ Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị
hiện đại.
+ Hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô.
+ Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.
+ Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động khai thác và sử dụng
khoáng sản.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 4: KHÍ HẬU VIỆT NAM
1. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
a. Tính nhiệt đới
Biểu hiện Nguyên nhân Hệ quả
o
- Nhiệt độ trung bình năm cả nước trên 20 C và tăng
- Nguồn nhiệt năng dồi
dần từ bắc vào nam Vị trí địa lí nội chí
dào
- Số giờ nắng: 1400 – 3000 giờ/năm tuyến Bán Cầu Bắc
- Sinh vật phát triển.
- Tổng lượng bức xạ lớn
b. Tính ẩm
Biểu hiện Nguyên nhân Hệ quả
- Vị trí giáp biển đông
- Lượng mưa trung bình lớn từ 1500 2000mm. Thiên nhiên xanh tốt giàu
- Lãnh thổ hẹp ngang
- Độ ẩm không khí cao, trên 80%. sức sống
- Địa hình
c. Tính gió mùa
Thời gian Hướng Nguồn gốc Đặc điểm thời tiết (hệ quả)

Khối không khí ❖ Miền Bắc:


Tháng 11 lạnh phương bắc - Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô
Gió
- Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm
mùa đến đông bắc
đông ❖ Phía nam dãy Bạch Mã trở vào
tháng 4 Tín phong - Ven biển Nam Trung Bộ: mưa
- Tây Nguyên + Nam Bộ: nóng khô
❖ Đầu mùa hạ:
Áp cao Bắc Ấn - Gây mưa: Nam Bộ và Tây Nguyên –
Gió Tháng 5 - tây nam Độ Dương - Hiệu ứng phơn: khô, nóng cho đông Trường Sơn,
mùa đến - đông nam nam Tây Bắc.
hè tháng 10 (Bắc Bộ) ❖ Giữa và cuối mùa hạ:
Áp cao cận chí
- Mưa lớn kéo dài: cả nước
tuyến Nam bán
- Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan: bão, áp thấp
cầu
nhiệt đới…

2. Khí hậu Việt Nam phân hóa đa dạng


a. Khí hậu phân hóa theo chiều bắc – nam: Khí hậu chia thành 2 miền.
- Miền khí hậu phía Bắc (từ Bạch Mã trở ra):
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.
+ Mùa đông: chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có 2 – 3 tháng lạnh (nhiệt độ TB dưới 180C). Nửa
đầu mùa đông tương đối khô; nửa cuối mùa đông ẩm ướt.
+ Mùa hè: khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều.
- Miền khí hậu phía Nam (từ Bạch Mã trở vào):
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 250C; không có tháng nào dưới 200C. Biên độ nhiệt nhỏ, dưới 90C.
+ Khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
b. Khí hậu phân hóa theo chiều đông – tây
- Theo chiều đông – tây khí hậu nước ta có sự phân hóa giữa vùng biển và đất liền; giữa vùng đồng bằng ở
phía đông và đồi núi ở phía tây.
- Vùng biển có khí hậu ôn hòa hơn đất liền.
- Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp
do tác động của gió mùa và hướng núi.
c. Khí hậu phân hóa theo độ cao
- Do ảnh hưởng của độ cao địa hình, từ thấp lên cao khí hậu nước ta có 3 đai:
+ Ở dưới thấp (miền Bắc dưới 700m; miền Nam dưới 1000m): khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng,
nhiệt độ TB các tháng mùa hạ trên 250C. Độ ẩm và lượng mưa thay đổi tùy nơi.
+ Lên cao hơn đến độ cao dưới 2600m: khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi, nhiệt độ các tháng dưới
250C, lượng mưa và độ ẩm tăng lên.
+ Từ độ cao trên 2600m: khí hậu ôn đới gió mùa trên núi, tất cả các tháng có nhiệt độ TB dưới 150C.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 6. THỦY VĂN VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam:
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
- Sông ngòi chảy theo 2 hướng chính: Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung; một số chảy theo hướng tây –
đông.
- Chế độ dòng chảy của sông ngòi phân thành 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn do ảnh hưởng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng nước mùa lũ chiếm 70 – 80% tổng lượng nước cả năm.
- Sông ngòi nước ta có nhiều nước và lượng phù sa lớn.

2. Một số hệ thống sông lớn:


Hệ thống sông Thu Hệ thống sông Mê
Đặc điểm Hệ thống sông Hồng
Bồn Công
- Lớn thứ 2 cả nước - Các sông, suối trong
Đặc điểm
- Có lượng phù sa lớn hệ thống sông thường - Lớn nhất cả nước
Mạng chiều dài dòng
nhất Việt Nam ngắn - Chiều dài: >230km
lưới chảy chính
- Chiều dài: 556 km - Chiều dài: 205 km
sông
ngòi - Phụ lưu lớn: sông Srê
Phụ lưu: sông Đà và Có 78 phụ lưu trên Pôk
- Phụ lưu lớn
sông Lô 10km - Chi lưu lớn: sông
- Chi lưu lớn
Tiền, sông Hậu
Thời gian mùa cạn Tháng 11 - 5 Tháng 1 – 8 Tháng 12 – 6
Thời gian mùa lũ Tháng 6 - 10 Tháng 9 - 12 Tháng 7 – 11
Chế - Chiếm 75% tổng - Chiếm 65% lượng - Chiếm 80% lượng
độ lượng nước cả năm. nước cả năm nước cả năm
nước Đặc điểm mùa lũ
- Mưa lớn nước lên - Lũ lên rất nhanh và - Nước lên chậm và
sông nhanh dễ gây lũ lụt đột ngột xuống chậm.
Hình dạng mạng
Nan quạt Nan quạt Lông chim
lưới sông
3. Hồ, đầm:
Do có lượng mưa lớn và nhiều vùng trũng có khả năng chứa nước nên Việt Nam có nhiều hồ, đầm tự nhiên.
Ngoài ra, nước ta có nhiều hồ nhân tạo (hồ thủy lợi, hồ thủy điện, hồ điều hòa,…).

Vai trò Hồ, đầm Nước ngầm

- Cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi Cung cấp nước cho trồng trọt, chăn
Nông - Là mặt nước tự nhiên để: nuôi trồng, đánh
nuôi, nuôi trồng thủy sản,…
nghiệp bắt thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước
mặn…
Đối - Các hồ thuỷ điện là nơi trữ nước cho nhà
với máy thuỷ điện Sử dụng trong nhiều ngành công
Công
sản - Cung cấp nước cho các ngành công nghiệp nghiệp như: chế biến lương thực, thực
nghiệp
xuất như: chế biến lương thực-thực phẩm, khai phẩm; sản xuất giấy,…
khoáng,...
Nước nóng, nước khoáng → khai thác
Dịch vụ Có giá trị về giao thông, du lịch… để chữa bệnh và phát triển du lịch nghỉ
dưỡng.
+ Phục vụ nhu cầu sinh hoạt, là nguồn dự
trữ nước ngọt. Cung cấp nước cho sinh hoạt hằng ngày
Đối với sinh hoạt
+ Góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước, (tắm rửa, ăn uống, giặt giũ,…)
đặc biệt là nơi có mùa khô sâu sắc.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------- H Ế T --------------------
Học sinh lưu ý: đây chỉ là tài liệu tham khảo; HS cần đọc thêm SGK, tìm hiểu thêm các nội dung liên quan
đến bài học, rèn luyện kĩ năng đọc Atlat, nhận xét bảng số liệu,.. để làm bài thi tốt.

Chúc các con ôn tập thật tốt

You might also like