You are on page 1of 5

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2022 - 2023


MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 8

1.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, KHOÁNG SẢN VIỆT NAM


a. Đặc điểm địa hình
- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000m
chiếm 85% diện tích. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước
+ Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực,
điển hình là dải đồng bẳng duyên hải miền Trung
- Địa hình nước ta được Tân Kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
+ Vận động Himalaya trong giai đoạn Tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ra nâng cao và phân
thành nhiều bậc kế tiếp nhau
+ Hướng chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
b. Đặc điểm khoáng sản
- Hiện nay đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại
khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.
Phần lớn các loại khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng
lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crom, đồng, thiếc, boxit
- Dựa vào Atlat Địa lí VN xác định các mỏ than đá, sắt, thiếc, apatit, crôm được phân bố ở tỉnh nào
của nước ta
2. ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
a. Khu vực đồi núi
Khu vực đồi núi Đông Khu vực đồi núi Tây Khu vực đồi núi Khu vực đồi núi
Bắc: Bắc: Trường Sơn Bắc: Trường Sơn Nam
+ Nằm ở tả ngạn sông + Nằm giữa sông + Nằm từ phía nam Vùng đồi núi và
Hồng, đi từ dãy núi Con Hồng và sông Cả. sông Cả tới dãy Bạch cao nguyên hùng
Voi đến vùng đồi núi ven + Vùng có địa hình Mã. vĩ. Đặc trưng là
biển Quảng Ninh. cao nhất cả nước, + Là vùng núi thấp, có các cao nguyên
+ Vùng đồi núi thấp, có các hướng tây bắc - đông hai sườn không đối badan xếp tầng.
cánh cung mở rộng về phía nam. xứng nhau. Hướng
Bắc, quy tụ ở Tam Đảo. chủ yếu là tây bắc -
đông nam.
 Thế mạnh phát triển kinh tế của khu vực đồi núi
 Phát triển du lịch sinh thái
 Chăn nuôi gia súc
 Hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp
 Khai thác khoáng sản
 Phát triển thủy điện...
 Biện pháp chống sạt lở đất tại khu vực đồi núi
 Theo dõi thông tin cảnh báo sạt lở, thông báo cho mọi người
 Không xây nhà nơi đã từng xảy ra sạt lở
 Trồng rừng tăng cường bảo vệ bề mặt mái dốc
 Xây dựng các hồ chứa nước trên lưu vực nhằm điều tiết nước
 Điều tiết dòng chảy ở những vị trí có nguy cơ tắc nghẽn...
Trang 1/5
b. Khu vực Đồng bằng
Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sôngCửu Long Đồng bằng duyên
(Đồng bằng phù sa châu thổ) (Đồng bằng phù sa châu thổ) hải miền Trung
+ Diện tích 15.000km2. Do phù sa của + Diện tích 40.000km2. Do phù sa của Diện tích15000
hệ thống sông Hồng và sông Thái hệ thống sông Mê Công bồi đắp. km và bị chia cắt
2

Bình đắp. + Trên mặt đồng bằng không có đê thành nhiều đồng
+ Có đê sông ngăn lũ vững chắc, lớn ngăn lũ. Vào mùa lũ, nhiều bằng nhỏ.
chia cắt bề mặt đồng bằng thành vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng
nhiều ô, thấp hơn mực nước sông sâu và khó thoát nước.
ngoài đê.
c. Địa hình bờ biển và thềm lục địa
Bờ biển dài 3260 km, chia thành bờ biển bồi tụ và mài mòn
3. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM
a. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- Nhiệt độ trung bình năm: 21oC. Lượng mưa trung bình: 1500 – 2000mm/năm. Độ ẩm trên 80%.
Tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ/ năm.
- Trong năm có 2 mùa gió: Đông Bắc và Tây Nam
b. Tính đa dạng và thất thường
- Miền khí hậu phía Bắc (dãy Bạch Mã trở ra): có mùa đông lạnh ít mưa, hè nóng ẩm mưa nhiều.
- Miền khí hậu phía Nam (dãy Bạch Mã trở vào): khí hậu cận xích đạo, có 2 mùa mưa và mùa khô
tương phản sâu sắc
- Có 7 vùng khí hậu (Atlat trang 9), trong đó vùng khí hậu Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc
của gió Tây khô nóng.
4. CÁC MÙA THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU Ở NƯỚC TA
4.1 Mùa gió Đông Bắc 4.2. Mùa gió Tây Nam
- Thời gian hoạt động: tháng 11 đến tháng 4 - Thời gian hoạt động: tháng 5 đến tháng 10
- Tính chất: đầu đông se lạnh, khô hanh. Cuối - Tính chất: nóng ẩm, mưa to, gió lớn và dông bão.
đông mưa phùn ẩm ướt Riêng khu vực miền Trung và Tây Bắc gây khô
- Hướng gió: Đông Bắc. nóng, hạn hán
- Phạm vi ảnh hưởng: Miền Bắc (từ dãy Bạch Mã - Hướng gió: Tây Nam.
trở ra) - Phạm vi ảnh hưởng: phổ biến cả nước
5. SÔNG NGÒI VIỆT NAM
a. Đặc điểm chung:
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:
+ Nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn.
+ Có hai hệ thống sông lớn: sông Hồng và sông Mê Công
- Sông ngòi nước ta chảy hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung
- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:
+ Mùa lũ chiếm khoảng 70-80% lượng nước cả năm.
+ Mùa cạn lòng sông cạn nước.
- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn: Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu
tấn/năm.
b. Giá trị (lợi ích) của sông ngòi:
- Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất
- Phát triển thủy điện
- Cung cấp nguồn lợi và diện tích nuôi thủy sản
- Bồi đắp phù sa
- Cung cấp vật liệu xây dựng (cát), cân bằng nhiệt ẩm...

Trang 2/5
6. CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN
Sông ngòi Bắc Bộ Sông ngòi Trung Bộ Sông ngòi Nam Bộ

- Chế độ nước rất thất thường, - Sông ngòn ngắn và dốc - Chế độ nước theo mùa
sông có dạng nam quạt. - Lũ lên nhanh và đột ngột. - Hai hệ thống sông chính là
- Tiêu biểu: hệ thống sông Hồng sông Mê Công và sông
Đồng Nai

7. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM


- Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.
- Nước ta có ba nhóm đất chính
Nhóm đất feralit Nhóm đất mùn núi cao Nhóm đất phù sa
- Phân bố: vùng đồi núi trung - Phân bố: vùng núi cao. - Phân bố: đồng bằng
bình, núi thấp - Diện tích: 11% - Diện tích: 24%
- Diện tích: 65% - Đặc tính: giàu mùn - Đặc tính: tơi xốp, ít chua, giàu
- Đặc tính: chua, màu đỏ vàng, - Giá trị: trồng rừng và cây dược mùn.
nghèo dinh dưỡng liệu, - Giá trị: vùng chuyên canh cây
- Giá trị: vùng chuyên canh cây lương thực, hoa mầu
công nghiệp

8. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM


a. Đặc điểm chung
- Phong phú và đa dạng: về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái, và về công dụng
của các sản phẩm sinh học.
- Giàu có về thành phần loài sinh vật: có tới 14600 loài thực vật, 11200 loài và phân loài động vật.
Trong đó có 365 loài động vật và 350 loài thực vật thuộc loại quý hiếm.
b. Sự đa dạng về hệ sinh thái
Hệ sinh thái vùng Hệ sinh thái rừng Các khu bảo tồn Hệ sinh thái nông
đất triều bãi cửa nhiệt đới thiên nhiên và nghiệp
sông, ven biển vườn quốc gia.
Rừng ngập mặn. - Rừng kín thường - Ruộng, vườn, ao hồ
xanh, thủy sản
- Rừng thưa rụng lá - Rừng trồng cây lấy gỗ
- Rừng tre nứa, - Rừng trồng cây công
- Rừng ôn đới núi cao nghiệp

9. MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ


a. Vị trí, phạm vi lãnh thổ (Atlat Địa lí Việt Nam trang 13)
- Bao gồm khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
b. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước
- Mùa đông: đến sớm và kết thúc muộn. Lạnh nhất trong cả nước, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió
mùa Đông Bắc
- Mùa hè: Nóng ẩm mưa nhiều, mưa ngâu vào giữa hạ (tháng 8)
c. Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều nếp núi cánh cung mở rộng về phía bắc, quy tụ
tại Tam Đảo
d. Tài nguyên phong phú, đa dạng và nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng

PHẦN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG


Trang 3/5
Câu 1. Dạng địa hình nào chiếm một phần tư (1/4) diện tích lãnh thổ ở nước ta?
A. Đồng bằng. B. Đồi núi. C. Cao nguyên. D. Bán bình nguyên.
Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết mỏ sắt Tùng Bá phân bố ở tỉnh nào
dưới đây?
A. Hà Giang. B. Lào Cai. C. Thái Nguyên. D. Quảng Ngãi.
Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và kiến thức đã học, hãy cho biết giới hạn của vùng
núi Đông Bắc.
A. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở.
B. Nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi con voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.
C. Từ dãy núi Bạch Mã đến bán bình nguyên Đông Nam Bộ.
D. Từ phía nam sông Cả tới dãy núi Bạch Mã.
Câu 4. Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm là
A. các cánh đồng bị vây bọc bởi các con đê thành những ô trũng.
B. được chia thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp và kém phì nhiêu.
C. vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước.
D. thấp hơn mực nước sông ngoài đê và không còn được bồi đắp tự nhiên.
Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nước ta có mấy vùng khí hậu?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 6. Nhân tố chủ yếu dẫn đến sự phân hóa hai miền khí hậu phía Bắc và phía Nam ở nước ta
A. dòng biển. B. vĩ độ. C. địa hình. D. gió mùa.
Câu 7. Bình quân số giờ nắng trong một năm của nước ta đạt
A. 1000 - 2000 giờ. B. 1200 - 2000 giờ.
C. 1400 - 3000 giờ. D. 1500 - 3000 giờ.
Câu 8. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tổng lượng mưa của Lũng Cú từ tháng
XI - IV là bao nhiêu milimet (mm)?
A. Từ 200 mm trở xuống. B. Từ 200 - 400 mm.
C. Từ 400 - 800 mm. D. Từ 800 - 1200 mm.
Câu 9. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết địa điểm nào dưới đây có nhiệt độ trung
bình tháng I từ 14oC trở xuống?
A. Huế. B. Hà Tiên. C. TP. Hồ Chí Minh. D. A Pa Chải.
Câu 10. Trên đất liền, mùa gió thổi từ tháng 11 đến tháng 4 ở miền Bắc nước ta có tên gọi là?
A. Gió mùa Đông Bắc. B. Gió mùa Tây Nam.
C. Gió mùa Bắc Nam. D. Gió mùa Tây Bắc.
Cho bảng số liệu trạm Tuyên Quang dưới đây và hoàn thành yêu cầu đề bài câu 11, 12
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng mưa 6,2 55,3 23,3 126,7 266,9 231,1 203,6 323,0 236,0 316,4 90,4 7,7
Trang 4/5
(mm)
(Theo số liệu Tổng cục thống kê năm 2021)
Câu 11. Tính giá trị trung bình lượng mưa các tháng của trạm Tuyên Quang năm 2021.
A. 125,7 mm. B. 127,5 mm. C. 157,2 mm. D. 175,2 mm.
Câu 12. Xác định thời gian mùa mưa của trạm Tuyên Quang năm 2021.
A. Từ tháng 6 đến tháng 9. B. Từ tháng 5 đến tháng 9.
C. Từ tháng 6 đến tháng 10. D. Từ tháng 5 đến tháng 10.
Câu 13. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng bao nhiêu kilomet vuông (km2)?
A. 15.000 km2. B. 20.000 km2. C. 35.000 km2. D. 40.000 km2.
Câu 14. Đất feralit ở nước ta phân bố chủ yếu ở
A. vùng núi trung bình, núi thấp. B. vùng ven sông, ven biển.
C. vùng núi cao. D. vùng đồng bằng.
Câu 15. Nhóm đất phù sa chiếm bao nhiêu phần trăm (%) diện tích đất tự nhiên ở nước ta?
A. 11%. B. 24%. C. 65%. D. 85%.
Câu 16. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở nước ta là
A. Rừng thưa rụng lá. B. Rừng lá rộng.
C. Rừng lá kim. D. Rừng cây bụi lá cứng.
Câu 17. Phạm vi lãnh thổ miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bao gồm
A. khu hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng duyên hải miền Trung.
B. khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
C. khu hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế.
D. phía Nam dãy Bạch Mã, từ Đà Nẵng tới Cà Mau.
Câu 18. Đặc điểm khí hậu nổi bật ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
A. mùa đông đến muộn và kết thúc sớm. B. mùa đông lạnh nhất trong cả nước.
C. mưa vào mùa thu đông. D. mùa đông ít lạnh hơn.
Câu 19. Địa hình miền Bắc và Đông Bắc nước ta có những đặc điểm
A. có địa hình cao nhất trong cả nước, nhiều dãy núi và sông lớn hướng tây bắc - đông nam.
B. vùng đất đỏ badan, cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ xếp thành từng tầng.
C. vùng đồi núi thấp và nhiều nếp núi cánh cung núi mở rộng về phía bắc.
D. vùng núi thấp, hai sườn núi không cân xứng, có nhiều nhánh núi lan sát ra biển.
Câu 20. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết vườn quốc gia nào dưới đây thuộc
miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Pù Mát. B. Cát Bà. C. Chư Mom Rây. D. Kon Ka Kinh.
CHÚC CÁC CON THI TỐT!
Khi đi thi các con cần Atlat Địa lí Việt Nam và máy tính bỏ túi

Trang 5/5

You might also like