You are on page 1of 5

Bài 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIÊT NAM

I. Đồi núi là bộ phận quang trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm tới 85%. Núi cao trên 2000m
chiếm 1%, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 m.( dãy Hoàng Liên Sơn thuộc
vùng núi Tây Bắc).

- Do 3/4 diện tích là đồi núi nên địa hình bị chia cắt mạng -> Ảnh hưởng rất lớn đến giao thông vận tải,
giao lưu kinh tế giữa các vùng.

II. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kết tiếp nhau

- Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp
nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa,...

- Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc- đông nam và vòng cung.

Bài 29: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH

I. Khu vực đồi núi

a) Vùng núi Đông Bắc là một vùng đồi núi thấp. Địa hình cácxtơ khá phổ biến.

b) Tây Bắc còn có những đồng bằng nhỏ trù phú, nằm giữ vùng núi cao như Mường Thanh, Than Uyên,
Nghĩa Lô...

c) Vùng núi Trường Sơn Bắc là vùng núi thấp, có hai sườn không đối xứng, có nhiều nhánh núi nằm
ngang chia cắt đồng bằng.

- Trường Sơn Bắc chạy theo hướng tây bắc - đông nam.

- Vị trí của đèo Ngang, đèo Lao Bảo, đèo Hải Vân:

+ Đèo Ngang nằm giữa tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

+ Đèo Lao Bảo nằm trên đường số 9 và biên giới Việt — Lào.

+ Đèo Hải Vân nằm giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng.

II. Khu vực đồng bằng

a) Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn

Đồng bằng lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40 000 km2, sau đó là
đồng bằng sông Hồng có diện tích 15 000 km2.

Ở miền Bắc tiêu biểu đồng bằng sống Hồng.

Ở miền Nam tiêu biểu đồng bằng sông Cửu Long.

b) Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ có diện tích khoảng 15 000 km2.

III. Địa hình bờ biển và thềm lục địa

Bờ biển nước ta dài trên 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên.


Bài 31: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIÊT NAM

I. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

- Nước ta có nguồn nhiệt năng to lớn, số giờ nắng đạt từ 1400-3000 giờ trong một năm.

- Nhiệt độ trung bình đều vượt qua 21 độ C.

II. Tính chất đa dạng vào thất thường

a) MIền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa, ẩm ướt, mùa hè nóng , nhiều mưa.

b) Miền khí hậu phía Nam, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu
sắc.

Khu vực Đông Trường Sơn, có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.

Câu hỏi: Vì sao Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm?

Về nhiệt đới  Do vị trí nội chí tuyến

Về gió mùa do có hoạt động hai loại gió

Về ẩm do có ven biển, bờ biển

Câu hỏi: Giải thích vì soa nước ta chia thành 2 mùa?

 Chịu tác động của 2 loại gió với tính chất ngược nhau.

Câu hỏi: Vì sao các địa điểm như Bắc Quang (Hà Giang) 4802 mm, Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) 3552 mm,
Huế 2867 mm và Hòn Ba (Quảng Nam) 3752 mm lại có lượng mưa cao?

Do địa hình cao chắn gió.


Bài 32: CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THƯỜI TIẾT Ở NƯỚC TA

I. Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa Đông)

Miền Bắc mùa đông không thuận nhất. Đầu mùa đông là tiết thu se lạnh, khô hanh.

II. Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)

Đây là mùa thịnh hành của hướng gió tây nam.

Tại sao vùng núi Đông Bắc là nơi có khí hậu lạnh nhất?

Do có gió mùa Đông Bắc tràn đến đầu tiên

Bài 33: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIÊT NAM

I. Đặc điểm chung

a) Vì sao nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc?

Vì 3/4 diện tích là đồi núil có lượng mưa lớn, địa hình bị chia cắt.

Vì sao nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn còn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc?
 ngắn do lãnh thổ hẹp ngang, dốc do địa hình có nhiều núi, nhỏ do địa hình bị chia cắt; phần núi ăn ra
sát biển

b)Vì sao sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc- đông nam và vòng cung?

vì địa hình có hai hướng chính là TB-ĐN và vòng cung.

c) sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

d) Vì sao các sông ở nước ta có hàm lượng phù sao rất lớn?

Do địa hình đồi núi, quá trình phong hóa, lượng mưa nhiều.

Các sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn
và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.

Câu hỏi: Vì sao sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt?

Sông ngòi nước ta  có hai mùa nước rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn.

Sở dĩ có sự khác biệt rõ rệt giữa hai mùa là vì:

Nguồn nước cung cấp cho sông ngòi nước ta chủ yếu là nước mưa.

Nước ta lại có chế độ mưa theo mùa, mùa mưa tập trung từ 70 - 80% lượng nước, mùa khô chỉ có từ
20 - 30% lượng nước, vì thế vào mùa mưa sông ngòi đầy nước, mùa khô sông ngòi cạn nước.

Bài 34: CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA

I. Sông ngòi Bắc Bộ

- Có giá trị thủy điện lớn nhất. Hồ Hòa Bình (sông Đà)

- Sông ngòi Bắc Bộ có chế độ nước rất thất thường. Mùa lũ kéo dài 5 tháng và cao nhất vào tháng 8
Lũ tập trung nhanh và kéo dài.

- Tiêu biểu cho khu vực sông ngòi Bắc Bộ là hệ thống sông Hồng.

II. Sông ngòi Trung Bộ ( Trung bộ Đông Trường Sơn)

Sông ngòi Trung Bộ thường ngắn và dốc, lũ lên rất nhanh và đột ngột. Mùa lũ tập trung vào cuối
năm từ t9 – t12.

III. Sông ngòi Nam Bộ

- Có lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa, điều hòa hơn sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ.
Lòng sông rộng và sâu, ảnh hưởng của thủy triều lớn, rất thuận lợi cho giao thông vận tải. ( sông
ngòi Nam Bộ hạn chế về giá trị thủy điện.
Học thêm bài 31: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM

1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.


- Nhiệt độ trung bình năm cao > 21 độ C.

- Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.

- Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm

- Một năm có 2 mùa gió:

+ Gió mùa đông: lạnh, khô.

+ Gió mùa hạ: nóng, ẩm.

- Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 – 2000 mm/năm.

- Độ ẩm không khí > 80%. So với các nước trong cùng vĩ độ nước ta có một mùa
đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn.

2. Tính chất phân hoá đa dạng và thất thường.


- Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao.

+ Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông
ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương
phản sâu sắc.

* Khu vực Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.

* Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

+ Ở những miền núi cao khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất
ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.

- Sự phân hoá theo mùa: mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam, mùa động
có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

- Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động
mạnh:

+ Biểu hiện: có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm
bão ít, năm bão nhiều…

+ Mưa lớn thường do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên, tập trung ở các tỉnh
duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.

You might also like