You are on page 1of 16

CHUYÊN ĐỀ: SÔNG NGÒI VIỆT NAM

NỘI DUNG 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA SÔNG NGÒI VIỆT NAM
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc
+ Có 2360 con sông dài trên 10 km, dọc bờ biển 20 km lại gặp một cửa sông
+ Phần lớn sông ngòi nước ta là sông nhỏ, ngắn và dốc.
+ Những sông lớn thường chiếm tỉ lệ nhỏ và thường bắt nguồn bên ngoài lãnh thổ
nước ta. Chỉ có phần trung và hạ lưu chảy trên lãnh thổ nước ta như sông Hồng, sông
CửuLong.
+ Mật độ sông ngòi dày đặc, nhất là vùng cửa sông Hồng và cửa sông Cửu Long
- Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa
+ Tổng lượng nước là 839 tỉ m 3/năm. Trong đó, lượng nước phát sinh trên lãnh thổ
nước ta chiếm 40 %, phần còn lại từ bên ngoài lãnh thổ. Lượng nước phân bố không đều
giữa các hệ thống sông (dẫn chứng)
+ Tổng lượng phù sa lớn trên 200 triệu tấn/ năm. Trong đó hệ thống sông Hồng là
120 triệu tấn/năm (khoảng 60 %), hệ thống sông Mê Công là gần 70 triệu tấn/năm (35 %)
+ Hàm lượng phù sa lớn: trung bình có 223 gam cát bùn/m3 nước, là nguồn tài
nguyên lớn cho đời sống và sản xuất
- Sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa
+ Mùa lũ nước sông dâng cao, chảy mạnh, chiếm 70-80% lượng nước cả năm,
thường gây lụt lội.
+ Do đặc điểm hình dạng mạng lưới sông, địa hình, địa chất nên tính chất lũ của
các sông cũng khác nhau. Sông miền Bắc lũ dữ, lên nhanh, xuống chậm, sông Miền Trung
lũ lên nhanh, sông miền Nam lũ hiền, lên chậm, xuống chậm.
+ Do chế độ mưa trên mỗi lưu vực khác nhau nên mùa lũ của các sông không trùng
nhau
- Tuyệt đại bộ phận sông ngòi nước ta chảy theo hướng tây bắc - đông nam và tất cả
các sông đều đổ ra biển Đông.
+ Theo hướng cấu trúc địa hình và địa thế thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
nên phần lớn sông ngòi nước ta chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông Hồng, sông
Đà, sông Chảy, sông Cả, sông Mã, sông Ba, sông Vàm cỏ (Đông – Tây), sông Tiền, sông
Hậu…Ngoài ra, sông chảy theo các hướng khác: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam,
sông Lô, sông Gâm (Hướng vòng cung); Sông Kì Cùng (Đông Nam – Tây Bắc), sông Đồng
Nai (Đông Bắc – Tây Nam), sông Xê Xan (Đông - Tây)…
+ Tất cả các sông đều đổ nước ra biển Đông (trừ sông Kì Cùng – Bằng Giang
chảy sang Trung Quốc)
 Giải thích:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phần lớn là sông nhỏ.
+ Nước ta có lượng mưa lớn trên địa hình chủ yếu là đồi núi và bị cắt xẻ mạnh,
sườn dốc lớn nên mạng lưới sông ngòi dày đặc. (chế độ mưa + điah hình đồi núi)
+ Lãnh thổ hẹp ngang, nằm sát biển nên phần lớn sông đều nhỏ, ngắn. (HDLT)
+ Địa hình nước ta có nhiều đồi núi, đồi núi ăn ra sát biển. Sông thường bắt nguồn từ
vùng đồi núi phía tây đổ ra các đồng bằng ven biển phía đông nên dòng chảy dốc, lũ lên rất
nhanh.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
+ Sông ngòi nước ta nhiều nước do có lượng mưa lớn, hơn nữa nước ta lại
nhận được một lượng nước lớn bên ngoài lãnh thổ.
+ Giàu phù sa do hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi, các sông
lớn bắt nguồn ngoài lãnh thổ
- Chế độ nước thất thường (thuỷ chế theo mùa)
+ Nhịp điệu dòng chảy theo sát nhịp điệu mùa của khí hậu: mùa lũ tương ứng với
mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô.
+Tính thất thường trong chế độ mưa quy định tính thất thường trong chế độ nướcsông.
- Đại bộ phận sông ngòi Việt Nam chảy theo hướng tây bắc - đông nam và tất cả các
sông đều đổ ra Biển Đông do qui định của hướng cấu trúc địa hình và địa thế thấp dần từ tây
bắc xuống đông nam.
NỘI DUNG 2. SỰ PHÂN HÓA SÔNG NGÒI VIỆT NAM

1. Theo thời gian


- Mùa lũ trùng với mùa mưa nên lượng nước lớn, chiếm từ 70- 80% tổng lượng
nước cả năm.
- Mùa cạn ứng với mùa khô của khí hậu, lượng nước nhỏ khoảng 20 - 30% tổng
lượng dòng chảy cả năm.
2. Theo không gian
- Về mật độ: Có nơi dày, có nơi thưa
+ Nơi dày nhất là cửa sông Hồng, sông Cửu Long (trên 4km/ 1km2)
+ Nơi thưa nhất là vùng núi đá vôi hoặc nơi khuất gió có lượng mưa ít
(khoảng0,3km/1km2)
+ Nơi dày nhất gấp nơi thưa nhất khoảng 8 – 10 lần
- Tổng lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông
+ Hệ thống sông Cửu Long chiếm tới 60,4%
+ Hệ thống sông Hồng chiếm 15%
+ Các hệ thống sông còn lại chiếm 24,5%.
- Lượng phù sa: phân bố không đều giữa các hệ thống sông
+ Riêng sông Hồng đã vận chuyển khoảng 120 triệu tấn chiểm 60% tổng lượng
phù sa cả nước.
+ Sông Cửu Long khoảng 70 triệu tấn chiểm 35% tổng lượng phù sa cả nước
+ Các sông còn lại chiếm 5% tổng lượng phù sa cả nước
- Độ dài sông và diện tích lưu vực cũng có sự phân hóa giữa các hệ thốngsông.
+ Về chiều dài:
. Sông có chiều dài từ 10 -50 km: chiếm khoảng 91%
. Sông có chiều dài từ 50 - 100 km: chiếm khoảng 6%
. Sông có chiều dài trên 100 km: chiếm khoảng trên 2%
+ Về diện tích lưu vực
. Lưu vực có diện tích nhỏ hơn 100km2: chiếm khoảng 66.3%
. Lưu vực có diện tích nhỏ hơn 500km2: chiếm khoảng 92.4%
. Lưu vực có diện tích từ 15000km2 trở lên: chiếm khoảng 0.35%
- Thủy chế: cũng có sự phân hóa giữa các hệ thống sông:
+ Sông ngòi Bắc Bộ: thủy chế đơn giản, mùa lũ từ tháng 6 – 10, đỉnh lũ tháng 8
+ Sông ngòi sườn đông Trường Sơn: Thủy chế khá phức tạp, mùa lũ chính vàothu
đông, đỉnh lũ tháng 11, có thêm 1 mùa lũ tiểu mãn vào tháng 6.
+ Sông ngòi sườn Tây Trường Sơn: thủy chế đơn giản, mùa lũ từ tháng 6 – 10,
đỉnh lũ tháng 9 hoặc 10.
c) Các miền thủy văn
Phù hợp với cấu trúc địa hình và chế độ mưa mùa nên hệ thống sông ngòi nước ta có
sự khác nhau giữa các khu vực về mạng lưới sông và chế độ dòng chảy. Nhìn chung thuỷ
văn nước ta có thể chia thành các miền sau:
- Miền thuỷ văn Bắc Bộ.
+ Có nhiều lưu vực lớn, sông dài và là hợp lưu của nhiều dòng chảy.
+ Lượng nước chảy qua miền được tiếp nhận một lượng khá lớn lượng nước từ
ngoài lãnh thổ (trừ sông Bằng Giang - Kỳ Cùng lại chảy ra ngoài).
+ Hướng chảy chung của sông ngòi là Tây Bắc - đông Nam và hướng vòng cung
phù hợp với hướng nghiêng của địa hình.
+ Lũ sông vào mùa hạ, tháng lũ lớn nhất là tháng 8, cạn vào mùa đông, tháng kiệt
nhất vào tháng 3, tháng kiệt nhất lượng nước không quá nhỏ do mùa đông có mưa phùn
nên trời nhiều mây, lượng bốc hơi ít. Biệt lệ là vùng duyên hải Quảng Ninh chỉ có sông
nhỏ và vùng Thanh- Nghệ mang tính chuyển tiếp xuống miền đông Trường Sơn, lũ muộn
và tháng 9, kiệt vào tháng 4.
- Miền thuỷ văn đông Trường Sơn
+ Phần lớn là các sông nhỏ, dòng sông ngắn, chủ yếu hình thành trong nước,
nhiều sông hướng chảy Tây - Đông.
+ Mùa lũ lệch về thu đông, tháng lũ lớn nhất là tháng 10, 11 lũ tiểu mãn vào tháng
5, 6, tháng kiệt nhất là tháng 4 hoặc tháng 7.
- Miền thuỷ văn phía Nam (Tây Nguyên và Nam Bộ).
+ Vùng có lượng nước từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào lớn (sông Cửu Long nhận
lượng nước từ bên ngoài vào tới 90%).
+ Mùa lũ và kiệt tương tự miền thủy văn Bắc Bộ, lũ vào mùa hạ nhưng cực đại lùi
xuống tháng 9, 10, kiệt vào mùa đông và tháng cực tiểu là tháng 3, 4 và dòng chảy kiệt nhỏ
nhất cả nước, riêng cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, BìnhThuận) có lũ vào thu đông, cực
đại vào tháng 11 và kiệt nhất vào tháng 3, 4. Do lượng bốc hơi cao, mùa khô sâu sắc, dòng
chảy là trung bình và ít.
3. Các nhân tố tác động đến sự phân hóa sông ngòi
Sự phân hóa sông ngòi là kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: cấu trúc địa
chất– địa hình, khí hậu, thực vật và hồ đầm…
a) Địa hình
Địa hình ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi thông qua nhiều yếu tố như hướng, độ
dốc, đặc điểm hình thái.
- Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nên sông ngòi phần lớn chảy qua địa
hình miền núi.
- Theo hướng cấu trúc địa hình, sông ngòi nước ta có hướng chính là Tây Bắc – Đông
Nam và hướng vòng cung.
- Địa hình nước ta là địa hình già được trẻ lại nên cùng một dòng sông có khúc
chảy êm đềm, có khúc thác ghềnh sông đào lòng dữ đội (ví dụ các sông chảy trên cao
nguyên xếp tầng như sông Đa Dung và Đa Nhim). Trong vùng núi, có cả các sông trẻ
đang đào lòng dữ dội, thung lũng hẹp đồng thời có cả các thung lũng già có bãi bồi,
thềm đất.
- Địa hình có sự tương phản giữa đồng bằng và miền núi nên dòng chảy sông ngòi
có sự thay đổi đột ngột khi chảy từ thượng lưu xuống hạ lưu.
b) Địa chất

Tính chất thấm nước của nham thạch, của lớp vỏ phong hóa, tính chất dễ hòa
tan của đá vôi có ảnh hưởng đến hình thái lưu vực và đặc điểm thủy chế của sông.
- Sông chảy qua vùng đá diệp thạch thường có thung lũng rộng, thoải và đối
xứng còn khi qua vùng đá kết tinh thì thung lũng hẹp, sâu. Sông tại vùng đá vôi có
sườn cao, vách đứng.
- Sông chảy qua vùng đá rắn thường lắm thác ghềnh (ví dụ Thác Bà trên sông Chảy,
thác Pông Gua trên sông Đa Nhim)
- Ở vùng đá vôi, mật độ sông ngòi thấp nhất dưới 0,5 km/km2, đồng thời lượng dòng
chảy mặt giảm rõ rệt. Vùng đá badan có lớp vỏ phong hóa dày, khả năng thấm nước lớn làm
giảm dòng chảy mặt, mật độ sông suối cũng thưa (dưới 0,5 km/km2).
c) Khí hậu
- Nguồn cung cấp nước của sông ngòi nước ta chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước
phụ thuộc hoàn toàn vào sự phân bố lượng mưa trong năm.
- Nhìn chung sông có lũ lớn vào mùa mưa và cạn vào mùa khô, nhưng do mùa mưa ở
các vùng khác nhau nên thời gian lũ ở các sông cũng không giống nhau.
- Đồng thời do sự phân hóa sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô nên có sự chênh lệch
lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn, tháng lũ và tháng kiệt.
Dẫn chứng:
- Sông Hồng thuộc miền thủy văn Bắc Bộ có mùa lũ từ tháng 6-tháng 10, lưu lượng
trung bình đạt 4770 m3/s,tháng đỉnh lũ là tháng 8 (lưu lượng trung bình đạt 6 6660 m 3/s).
Mùa cạn diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 với lưu lượng trung bình chỉ đạt 1231,29 m 3/s,
tháng kiệt nhất là tháng 3 (lưu lượng trung bình chỉ đạt 765 m3/s)
- Sông Đà Rằng thuộc miền thủy văn Trung Bộ có mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12,
lưu lượng trung bình đạt 2565 m3/s, tháng đỉnh lũ là tháng 11 (lưu lượng nước trung bình
đạt 8550 m3/s). Mùa cạn diễn ra từ tháng 1 đến tháng 8 với lưu lượng nước trung bình đạt
119 m3/s, tháng kiệt nhất là tháng 4 lưu lượng nước chỉ đạt 45 m3/s.
- Sông Cửu Long (thuộc miền thủy văn Nam Bộ) có mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 12,
lưu lượng nước trung bình đạt 20 255 m 3/s, chiếm gần 80 % lưu lượng cả năm, tháng đỉnh
lũ là tháng 10, lưu lượng trung bình đạt 29 000m 3/s. Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 6 với lưu
lượng nước trung bình chỉ bằng 20 % lưu lượng nước cả năm. Tháng kiệt nhất là tháng 3
lưu lượng nước chỉ đạt1570 m3/s.
d) Các nhân tố khác
Các nhân tố khác như thực vật, hồ đầm có tác dụng điều hòa dòng chảy.
Dẫn chứng: thủy chế sông Cửu Long điều hòa hơn sông Hồng do tác dụng điều hòa
dòng chảy của Biển Hồ tại Campuchia.
NỘI DUNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA SÔNG NGÒI ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
- Thuận lợi:
+ Sông bồi đắp phù sa, hình thành và mở rộng các đồng bằng:
-> ĐBSH do phù sa sông Hồng và ĐBSCL do phù sa sông Cửu Long bồi đắp là hai
đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta.
-> Làm màu mỡ thêm đất đai tại các đồng bằng -> 2 đồng bằng này đồng thời là 2
vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm, nơi tập trung dân cư đông đúc.
+ Mạng lưới sông dày đặc, nguồn nước phong phú:
-> cung cấp nước cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất lúa nước.
-> có giá trị thủy lợi: tưới nước vào mùa khô, tiêu nước vào mùa mưa cho các đồng
bằng. Ngoài ra, kết hợp với mạng lưới kênh rạch ở ĐBSCL, sông ngòi còn có tác dụng thau
chua rửa mặn.
-> có nguồn lợi thủy sản phong phú, tạo điều kiện cho đánh bắt và nuôi trồng trong
thủy sản nước ngọt phát triển.
+ Mỗi vùng miền, sông có giá trị khác nhau:
-> ở các đồng bằng lớn có giá trị về giao thông (sông Hồng, sông Thái Bình, sông
Tiền, sông Cửu Long…), du lịch (du thuyền trên sông Hương, khám phá miệt vườn ĐBSCL
bằng đường sông…)…
-> ở miền núi có giá trị về thủy điện, tiềm năng thủy điện của cả nước lên đến 30
triệu KW (lớn nhất là hệ thống sông Hồng: nhà máy thủy điện sông Đà 1920 MW, Sơn La
trên sông Đà 2400 MW, nhà máy thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai 400 MW...)
- Khó khăn:
+ Số lượng sông ngắn, nhỏ và dốc lớn: giá trị kinh tế mang lại không cao (giao
thông, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản…)
+ Mạng lưới sông dày đặc: cần phát triển hệ thống cầu, phà lớn… nhiều vùng chưa
đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân.
+ Chế độ nước sông ngòi phân mùa sâu sắc gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và
sinh hoạt (lũ lụt mùa lũ, hạn hán trầm trọng mùa khô…)
CÁC DẠNG BÀI TẬP SÔNG NGÒI VIỆT NAM
DẠNG 1. CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI
1. Các câu hỏi thường gặp:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
- Trình bày/Phân tích/Chứng minh đặc điểm chung sông ngòi nước ta hoặc một miền
thủy văn.
- Trình bày/Phân tích/Chứng minh đặc điểm một hệ thống sông
- Trình bày/ Chứng minh sự phân hóa sông ngòi của một miền thủy văn
- So sánh đặc điểm 2 hệ thống sông
- So sánh đặc điểm các miền thủy văn nước ta, các vùng.
2. Hướng dẫn cách làm
- Giới thiệu vị trí, giới hạn của vùng lãnh thổ cần phân tích (Đối với đặc điểm sông
ngòi một lãnh thổ)
 Đặc điểm sông ngòi
- Đặc điểm lưu vực và hình thái
+ Chiều dài, diện tích lưu vực, hình dạng lưới sông, hướng chảy, các miền địa hình
sông chảy qua và độ dốc, ...
+ Đối với một lãnh thổ thêm mật độ; đối với một hệ thống sông thêm nơi bắt nguồn,
nơi đổ ra, dòng chính, phụ lưu, chi lưu.
- Chế độ nước của sông
+ Tổng lượng nước
+ Phân mùa: mùa lũ (thời gian, lưu lượng, tỉ trọng lưu lượng nước so với cả năm,
đỉnh lũ, chênh lệch đỉnh lũ so đỉnh cạn)
Mùa cạn (thời gian, lưu lượng, tỉ trọng lưu lượng nước so với cả năm, đỉnh cạn)
+ Tính chất lũ.
- Hàm lượng phù sa
- Giá trị kinh tế
Lưu ý: Với câu hỏi phân tích đặc điểm sông ngòi thì ngoài việc trình bày thì cần phải giải
thích. Để giải thích các đặc điểm sông ngòi cần dựa vào các nhân tố ảnh hưởng.

3. Ví dụ minh họa
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm hệ thống sông
Hồng.

- Đặc điểm lưu vực, hình thái:


+ Sông Hồng bắt nguồn từ cao nguyên Vân Quý (Trung Quốc) chảy vào Việt Nam
2
với chiều dài 1126 km và diện tích lưu vực là 143 700 km . (Sử dụng Atlat)
+ Hệ thống sông Hồng gồm dòng chính là sông Thao (Sông Hồng) với nhiều phụ lưu
và chi lưu trong đó 2 phụ lưu quan trọng nhất là sông Đà và sông Lô hợp tại Việt Trì tạo ra
mạng lưới sông hình nan quạt.
+ Hướng chảy Tây Bắc-Đông Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ với cửa chính là Ba Lạt,
ngoài ra có các cửa khác như Trà Lí, Lạch Giang, cửa Đáy.
+ Phần thượng và trung lưu chảy qua vùng núi với độ dốc lớn, phần hạ lưu chảy
trong vùng đồng bằng vì vậy lòng sông uốn khúc quanh co.
- Nguồn cung cấp nước và chế độ nước của sông
+ Nguồn cung cấp nước chủ yếu từ nước mưa.
+ Tổng lưu lượng nước lớn. (Atlat)
+ Thủy chế: chế độ dòng chảy của sông chia ra thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa
cạn.
. Mùa lũ từ tháng 6-10 chiếm khoảng hơn 70% tổng lượng nước cả năm, đỉnh lũ là
tháng 8 chiếm khoảng 20% tổng lượng nước trong năm. (Atlat)
. Mùa cạn từ tháng 11-5 chiếm gần 30% tổng lượng nước cả năm với đỉnh cạn là
tháng 2 hoặc tháng 3 chiếm khoảng 2-3% tổng lượng nước trong năm.
Sự chênh lệch giữa mùa lũ và mùa cạn lớn: Tổng lượng nước trong mùa lũ lớn hơn
nhiều lần trong mùa cạn, đỉnh lũ lớn gấp nhiều lần đỉnh cạn.
. Đặc điểm lũ: lên nhanh và rút chậm.
- Hàm lượng phù sa lớn khoảng 120 triệu tấn/năm.
- Giá trị:
+ Thuận lợi: thượng và trung lưu có tiềm năng thủy điện, phần hạ lưu có giá trị cung
cấp nước, phát triển giao thông thủy, bồi đắp phù sa, nuôi trồng thủy sản.
+ Khó khăn: lũ quét, bồi lắng hồ chứa, ..

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh chế độ nước của hệ thống
sông Hồng với hệ thống sông Cửu Long.

* Giới thiệu
- Sông Hồng bắt nguồn từ cao nguyên Vân Quý (Trung Quốc), đoạn chảy qua nước
ta dài 556 km, hướng Tây Bắc – Đông Nam, đổ ra biển Đông
- Sông Cửu Long bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua 6 nước, đổ ra biển
Đông
* Giống nhau
- Tổng lưu lượng nước lớn do có diện tích lưu vực lớn, mưa nhiều, được cung cấp
nước từ bên ngoài lãnh thổ. Nguồn cung cấp nước chính là nước mưa
- Chế độ nước sông phân mùa rõ rệt phù hợp với chế độ mưa
+ Mùa lũ trùng với mùa hạ, chiếm 70 – 80 % lượng nước cả năm
+ Mùa cạn trùng với mùa đông chỉ chiếm 20 – 30 % lượng nước cả năm; cạn nhất vào
tháng 3 (chiếm dưới 2,5 % lưu lượng nước cả năm)
+ Chênh lệch giữa mùa lũ và mùa cạn lớn
+ Tính chất lũ rút chậm do hạ lưu chảy qua vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn và bằng
phẳng dưới 50 m
- Chế độ nước thất thường (d/c)
* Khác nhau
- Tổng lưu lượng nước
3
Hệ thống sông Cửu Long lớn hơn: lưu lượng nước sông Cửu Long (178 688m /s) gấp 5,5
3
lần sông Hồng (32 469 m /s)
- Chênh lệch lưu lượng dòng chảy 2 mùa lũ – cạn của sông Cửu Long lớn hơn Sông
Hồng: lưu lượng nước mùa lũ gấp 2,8 lần mùa cạn, đỉnh lũ gấp 8,7 lần đỉnh kiệt Sông Cửu
Long: lưu lượng nước mùa lũ gấp 3,2 lần mùa cạn, đỉnh lũ gấp 18,5 lần đỉnh kiệt.
- Thời gian mùa lũ, mùa cạn, đỉnh lũ khác nhau
+ Mùa lũ:
. Sông Hồng: lũ sớm và ngắn hơn (tháng 6 – tháng 10) với lưu lượng nhỏ hơn 23
3
850 m /s, chiếm 73,5 %.
. Sông Cửu Long: mùa lũ muộn và kết thúc muộn hơn, kéo dài 6 tháng (tháng 7 –
3
tháng 12) với lưu lượng nước lớn hơn 141 790 m /s, chiếm 79,4 % lưu lượng nước cả năm .
+ Mùa cạn: Sông Hồng: kéo dài 7 tháng (tháng 11 – tháng 5 năm sau) với lưu lượng 8 619
3
m /s, chiếm 26,5 % lượng nước cả năm.
3
. Sông Cửu Long: kéo dài 6 tháng (tháng 1- tháng 6) với lưu lượng 36 898 m /s,
chiếm 20,6 % lưu lượng nước cả năm.
+ Đỉnh lũ
. Sông Hồng vào tháng 8, sớm hơn sông Cửu Long (tháng 10)
3
. Đỉnh lũ Sông Hồng với lưu lượng 6 660 m /s, chiếm tới 20,5 % lưu lượng nước
3
cả năm, sông Cửu Long với lưu lượng 29 000 m /s chiếm 16,2 % lượng nước cả năm.
- Tính chất lũ (Đặc điểm lũ)
+ Sông Hồng ác liệt hơn, lên nhanh rút chậm.
+ Sông Cửu Long: lũ điều hòa hơn, lên chậm rút chậm.
DẠNG 2. CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN SỰ PHÂN HÓA SÔNG NGÒI
1. Sự phân hóa sông ngòi
 Khái quát vùng, miền
- Sự phân hóa về mật độ
- Sự phân hóa về hướng chảy
- Sự phân hóa về chiều dài và độ dốc (hình thái sông)
- Sự phân hóa về thủy chế
+ Về tổng lưu lượng dòng chảy
+ Đặc điểm thủy chế
- Sự phân hóa về hàm lượng phù sa
- Sự phân hóa về giá trị kinh tế của sông ngòi
 Giải thích: dựa vào các nhân tố ảnh hưởng phân hóa

2. Ví dụ minh họa
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phân hóa đặc điểm
sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phân hóa đặc điểm
sông ngòi miền Nam Trung bộ và Nam Bộ.

a) Khái quát về miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ


Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có phía bắc giáp Trung Quốc, phía đông giáp miền
tự nhiên Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ và biển Đông, phía nam giáp miền Nam Trung Bộ và
Nam Bộ phía tây giáp Lào. Đây là miền tự nhiên có lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang theo
chiều đông - tây. Tuy cùng nằm trong một miền tự nhiên nhưng đặc điểm sông ngòi của
miền có sự phân hóa khá rõ rệt.
b) Sự phân hóa sông ngòi
* Sự phân hóa về mật độ
Nhìn chung mật độ các sông của vùng Tây Bắc thấp hơn so với vùng Bắc Trung Bộ.
* Sự phân hóa về hướng chảy:
- Sông ngòi ở miền Tây bắc và phía bắc của Bắc Trung Bộ như các sông Đà, sông
Mã, sông Cả…đều chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
- Sông ngòi ở phía nam của Bắc Trung Bộ như các sông Bến Hải, sông Cam Lộ,
sông Hàn…có hướng chảy chính là tây – đông.
* Sự phân hóa về chiều dài và độ dốc (hình thái sông)
- Các con sông ở Tây Bắc và phía bắc Bắc Trung Bộ có chiều dài lớn (như các sông
Đà, sông Mã, sông Cả) và độ dốc lòng sông nhỏ hơn so với các sông ở phía nam của miền.
- Các sông ở phía nam Bắc Trung Bộ là các sông nhỏ, ngắn và có độ dốc lớn.
* Sự phân hóa về thủy chế
- Về tổng lưu lượng dòng chảy:
+ Nhìn chung các sông ở Tây Bắc và phía bắc của Bắc Trung Bộ có tổng lưu lượng
lớn hơn các sông ở phía nam.
- Đặc điểm thủy chế: sông ngòi của miền có sự phân mùa lùa - cạn song vẫn có sự
phân hóa rõ rệt:
+ Sông ngòi Tây Bắc có chế độ lũ vào mùa hạ
+ Sông ngòi ở khu vực Bắc Trung Bộ có chế độ lũ phức tạp: Mùa lũ chính vào thu -
đông, lũ trên các sông ở Bắc Trung Bộ lên nhanh, rút nhanh. Ngoài lũ chính vào thời kì thu
- đông, vào thời kì đầu mùa hạ mực nước dâng lên thấp song vẫn tạo nên một đỉnh lũ phụ -
lũ Tiểu mãn.
* Sự phân hóa về hàm lượng phù sa:
- Nhìn chung các sông ở Tây Bắc và phía bắc của Bắc Trung Bộ có hàm lượng phù
sa lớn hơn so với các sông ở phía nam của miền.
* Sự phân hóa về giá trị kinh tế của sông ngòi:
- Các sông ở Tây Bắc và phía bắc của Bắc Trung Bộ, đặc biệt là sông Đà có giá trị
thủy điện lớn (sông Đà có trữ lượng thủy năng khoảng 6 triệu Kw). Ngoài ra các con sông
này cũng có giá trị nhất định về bồi đắp phù sa và giao thông vận tải.
- Các con sông ở phía nam của Bắc Trung Bộ ít có giá trị về mặt kinh tế hơn
Như vậy ta thấy qua các sự phân hóa sông ngòi của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
thì sự phân hóa nổi bật hơn cả là sự phân hóa bắc - nam: giữa Tây Bắc và phần phía bắc của
Bắc Trung Bộ với phần phía nam của Bắc Trung Bộ. Nguyên nhân là do các đặc điểm về
địa hình, hình dạng lãnh thổ và khí hậu có sự phân hóa Bắc - Nam dẫn tới sự phân hóa sông
ngòi của miền.

DẠNG 3. CÂU HỎI VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SÔNG NGÒI
1. Các câu hỏi thường gặp:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
- Trình bày/Phân tích/Chứng minh các nhân tố ảnh hưởng đến sông ngòi
- Giải thích đặc điểm sông ngòi một lãnh thổ
- Giải thích chế độ nước một hệ thống sông
- So sánh các nhân tố tác động đến thủy chế hai sông( Thu Bồn và Đồng Nai…)
2. Hướng dẫn cách làm
Các nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm mạng lưới và chế độ nước sông bao gồm
- Đặc điểm lưu vực - hình thái ( nơi bắt nguồn, chiều dài - diện tích lưu vực, dòng chính,
các phụ lưu & chi lưu, hình dạng lưới sông, hướng chảy…)
- Địa chất – địa hình: các miền địa hình sông chảy qua, độ dốc… ảnh hưởng đến nơi đổ
ra, hướng sông
+ Hướng nghiêng của địa hình qui định nơi đổ ra của sông
+ Hướng núi qui định hướng sông
+ Độ chia cắt của địa hình ảnh hưởng đến mật độ sông ngòi
+ Độ cao, độ dốc ảnh hưởng đến trắc diện sông, tốc độ dòng chảy, tính chất lũ
+ Hướng núi + gió mùa ảnh hưởng gián tiếp đến chế độ nước sông (lưu lượng nước, phân
mùa)
+ Địa hình + địa chất hàm lượng phù sa và giá trị kinh tế của sông
- Khí hậu (tổng lượng mưa, thời gian mưa đồng nhất hay khác nhau, đỉnh mưa, biến trình
mưa, chênh lệch mưa – khô)ảnh hưởng đến mật độ sông ngòi, tổng lượng nước, phân
mùa của chế độ nước sông, đỉnh lũ, tính chất lũ…
- Thực vật, hồ đầm, con người: Các hồ lớn trên sông, đặc điểm lớp phủ thực vật nơi sông
chảy qua...
3. Ví dụ minh họa
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình
tới đặc điểm sông ngòi ở miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của khí hậu
tới đặc điểm sông ngòi ở miền tự nhiên Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

*Khái quát miền


Địa hình là nhân tố rất quan trọng của tự nhiên. Điều đó được thể hiện ở chỗ địa hình làm
nền và tác động mạnh tới các yếu tố khác, trong đó có sông ngòi.
- Hướng nghiêng của địa hình (tây bắc - đông nam) và hướng núi (tây bắc - đông nam và tây
- đông) có tác động lớn trong việc quy định hướng sông, làm cho sông ngòi trong vùng chảy
theo 2 hướng chính:
+ Hướng tây bắc - đông nam: Sông Đà, sông Mã, sông Cả.
+ Hướng tây - đông: Sông Đại, sông Bến Hải, sông Bồ.
- Địa hình có độ dốc lớn (do không có bộ phận chuyển tiếp) nên độ dốc của sông ngòi cũng
lớn (đặc biệt là ở Bắc Trung Bộ).
- Địa hình núi tập trung ở phía tây, tây bắc kết hợp với hình dáng lãnh thổ làm chiều dài sông
có sự phân hóa:
+ Tây Bắc: sông dài, diện tích lưu vực lớn.
+ Bắc Trung Bộ: sông nhỏ, ngắn, dốc.
- Địa hình là nhân tố quan trọng làm chế độ nước sông (mùa lũ) có sự phân hóa theo không
gian:
+ Tây Bắc: sông có mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10, trùng với mùa mưa trên phần lớn lãnh
thổ nước ta.
+ Bắc Trung Bộ: sông có mùa lũ từ tháng 8 đến tháng 12 (do ảnh hưởng của dãy Trường Sơn
gây ra hiện tượng phơn trong mùa hạ và đón gió Đông Bắc gây mưa vào mùa thu - đông).
- Địa hình có độ dốc lớn (kết hợp với cấu trúc nham thạch cứng) nên khả năng bồi lấp phù sa
ở vùng hạ nguồn hạn chế.
- Giá trị kinh tế: có giá trị thủy điện lớn.

Tại sao chế độ nước sông Mê Kông điều hòa hơn chế độ nước sông Hồng?
a) Khái quát về hai sông
b) Giải thích:
Chế độ nước sông phụ thuộc nhiều vào các nhân tố: lưu vực sông, địa hình, chế độ
mưa, lớp phủ thực vật...
- Chế độ mưa, diện tích lưu vực: Sông Hồng ngắn hơn sông Mê Kông, diện tích lưu
vực của sông Hồng nhỏ hơn diện tích lưu vực sông Mê Kông; lưu vực sông Hồng nằm gần
trọn một chế độ khí hậu mưa mùa, trong khi đó lưu vực sông Mê Kông nằm ở các chế độ
khí hậu khác nhau. Do đó, lưu vực sông Hồng nhận được lượng mưa trong cùng thời gian,
trong khi đó lưu vực sông Mê Kông nhận được lượng mưa rải đều trong năm nên chế độ
nước của sông Mê Kông điều hoà hơn sông Hồng (sông Hồng và sông Mê Kông đều nhận
nguồn tiếp nước là nước mưa).
- Địa thế: Sông Hồng dốc hơn sông Mê Kông (lòng sông Hồng chảy thẳng,
sông Mê Kông chảy uốn khúc quanh co…) nên nước ở sông Hồng lên nhanh, rút
nhanh hơn sông MêKông.
- Thảm thực vật: Thảm thực vật ở lưu vực sông Hồng bị tàn phá nhiều, trong khi đó
ở lưu vực sông Mê Kông thảm thực vật còn khá lớn (phần trung lưu chảy qua nước Lào diện
tích rừng còn nhiều), vì vậy khi nước mưa rơi xuống trong thời gian ngắn được đổ dồn
xuống lòng sông Hồng, còn ở lưu vực sông Mê Kông nước mưa xuống tới mặt đất, một
phần bị lớp thảm thực vật giữ lại, một phần theo các rễ cây thấm xuống đất nên dòng sông
Mê Kông điều hoà hơn sông Hồng.
- Hồ, đầm: Sông Mê Kông có biển Hồ có tác dụng điều hoà chế độ nước sông.
- Hình thái mạng lưới sông:
+ Sông Mê Kông có dạng lông chim, mạng lưới kênh rạch chằng chịt,có 9 cửa
sông đổ nước ra biển
+ Lưu vực sông Hồng có dạng hình nan quạt, khi lũ xảy ra thường có sự phối hợp
của dòng chính với các phụ lưu, gây lũ lớn, có khả năng vỡ đê uy hiếp cả vùng đồng bằng
rộng lớn.(Lũ của hạ lưu sông Hồng được do 3 dòng sông tạo nên : sông Đà 41-46%, sông
Lô 20-34%, sông Thao 15-23 %). Khi đổ ra biển chỉ có 3 cửa sông vì thế khả năng thoát lũ
chậm hơn so với sông Mê Công.

DẠNG 4. NHẬN XÉT CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG DỰA VÀO BẢNG SỐ LIỆU

1. Dàn ý nhận xét chế độ nước sông


- Tổng lưu lượng nước
- Chế độ nước đơn giản hay phức
tạp. + Mùa lũ:
. Thời đoạn lũ (số tháng trong mùa lũ, vào mùa nào trong năm). (Mùa lũ gồm các
tháng đều có lưu lượng dòng chảy ≥ 1/12 lưu lượng dòng chảy cả năm).
. Lượng nước mùa lũ chiếm bao nhiêu phần trăm lượng nước cả năm
. Lưu lượng nước trung bình các tháng mùa lũ
. Đỉnh lũ (mấy đỉnh, vào tháng mấy, tổng lượng nước so với cả năm và so với đỉnh
cạn)
. Cường độ lũ: lên nhanh rút nhanh, lên chậm rút chậm, lên nhanh rút chậm…
+ Mùa cạn:
. Thời đoạn cạn (số tháng trong mùa cạn, vào mùa nào trong năm)
. Lượng nước mùa cạn chiếm bao nhiêu phần trăm lượng nước cả năm . Lưu lượng
nước trung bình các tháng mùa cạn
. Tháng kiệt nhất (tháng mấy, tổng lượng nước so với cả năm và so với đỉnh
lũ) + Sự tương phản giữa hai mùa lũ và cạn.
2. Ví dụ minh họa
Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét chế độ nước của hệ thống sông Hồng vàCửu Long
Lưu lượng dòng chảy của sông Hồng (Sơn Tây), sông Cửu Long (Mĩ Thuận)
(Đơn vị:
m3/s)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Sông

Hồng 1318 1100 914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 2813 1746

Sông

Cửu 13570 6840 1570 1638 2920 10360 18860 21400 27500 29000 22000 23030

Long

* Sông Hồng
3
- Tổng lưu lượng nước tương đối lớn: 43591 (m /s)
- Sự phân mùa lũ – cạn:
3
+ Mùa lũ: Thời gian từ tháng VI đến tháng X, với tổng lượng nước 32736 m /s chiếm
3
75,1% tỉ lệ lưu lượng nước cả năm, tháng lớn nhất là tháng VIII đạt 9246 m /s (21,21 %
lượng nước cả năm).
3
+ Mùa cạn: Thời gian từ tháng XI đến tháng V, với tổng lượng nước 10855 m /s
chiếm 24,9% tỉ lệ lưu lượng nước cả năm, tháng thấp nhất là tháng III (chiếm 2,1 % lưu
lượng nước cả năm).

- Mức độ tương phản hai mùa lũ – cạn khá sâu sắc: lưu lượng nước mùa lũ gấp 3,01
lần mùa cạn (tháng lũ lớn nhất gấp 10,12 lần lưu lượng tháng kiệt nhất).

* Sông Cửu Long


3
- Lưu lượng nước sông Cửu Long lớn (tổng 178688 m /s)
- Sự phân mùa của chế độ thuỷ văn: có một mùa lũ và một mùa cạn
3
+ Mùa lũ: kéo dài 6 tháng (VII - XII), với tổng lượng nước 141790m /s, chiếm gần
80% lưu lượng cả năm, tháng đỉnh lũ là tháng X với lưu lượng nước trung bình đạt 29000
3
m /s (16,2% lượng nước cả năm).
+ Mùa cạn: từ tháng I – VI, chiếm 20% lưu lượng nước cả năm, tháng kiệt nhất là
3
tháng III (lưu lượng nước chỉ đạt 1570 m /s chiếm 0,9% lượng nước cả năm).
Sự chênh lệch lượng dòng chảy giữa 2 mùa cao (lưu lượng nước mùa lũ gấp 4 lần
mùa cạn), tháng đỉnh lũ gấp 18,5 lần tháng kiệt nhất.
Kết luận: chế độ nước đơn giản với một mùa lũ và một mùa cạn

BÀI TẬP VỀ NHÀ

Câu: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phân hóa đặc
điểm sông ngòi miền Nam Trung bộ và Nam Bộ.
Câu: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của khí
hậu tới đặc điểm sông ngòi ở miền tự nhiên Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Câu: Tại sao chế độ nước sông Mê Kông điều hòa hơn chế độ nước sông Hồng?
Câu: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét chế độ nước của hệ thống sông Hồng và Cửu
Long
Lưu lượng dòng chảy của sông Hồng (Sơn Tây), sông Cửu Long (Mĩ Thuận)
(Đơn vị:
m3/s)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Sông 1318 1100 914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 2813 1746
Hồng
Sông

Cửu 13570 6840 1570 1638 2920 10360 18860 21400 27500 29000 22000 23030

Long

a. Nhận xét:
Sông Hồng và sông Thu Bồn có lưu lượng dòng chảy năm khá khác nhau do nằm ở
các khu vực khí hậu khác nhau.
- Sông Hồng:
+ Có lưu lượng dòng chảy trung bình cả năm khá lớn 3632,5 m3/s.
+ Mùa lũ kéo dài từ tháng VI đến tháng X, dài 5 tháng. Lưu lượng nước mùa lũ
chiếm 75,1% lưu lượng dòng chảy cả năm.
+ Mùa cạn kéo dài từ tháng XI đến V năm sau, kéo dài 7 tháng. Lưu lượng nước mùa
cạn chiếm 24,9% lưu lượng dòng chảy cả năm.
+ Lưu lượng nước tháng cao nhất (tháng VIII- 9246 m 3/s) gấp 10,2 lần tháng thấp
nhất (tháng III-914 m3/s)
+ Chế độ nước sông trùng với chế độ mưa, mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng
với mùa khô.
- Sông Thu Bồn
+ Có lưu lượng dòng chảy trung bình cả năm nhỏ 208,3 m3/s.
+ Mùa lũ từ tháng X đến tháng I năm sau, kéo dài 4 tháng. Lưu lượng nước mùa lũ
chiếm tới 89,4% lưu lượng dòng chảy cả năm.
+ Mùa cạn từ tháng II đến tháng IX, kéo dài 8 tháng. Lưu lượng nước các tháng mùa
cạn chiếm 10,6% lưu lượng dòng chảy cả năm.
+ Lưu lượng tháng cao nhất (tháng XI-954 m 3/s) gấp 16,7 lần tháng thấp nhất (tháng
IV-58,2 m3/s)
+ Chế độ nước sông thất thường, có sự chênh lệch lớn giữa mùa lũ và mùa cạn. Mùa
lũ trùng với mùa mưa (thu đông). Tháng 6 có lũ tiểu mãn.
b. Giải thích:
- Sông Hồng có lưu lượng nước lớn hơn sông Thu Bồn do sông có lưu vực lớn, dạng
nan quạt có nhiều phụ lưu nên nhận nhiều nước… Sông Hồng có lũ vào mùa hè do
ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới nên lượng mưa lớn.
- Sông Thu Bồn có diện tích lưu vực nhỏ, sông ngắn, dốc, ít phụ lưu, lượng mưa
trong năm thấp hơn nên nhận được ít nước… Sông có lũ vào thu đông do sự dịch
chuyển dần vào nam của dải hội tụ nhiệt đới gây mưa vào thu đông và có lũ tiểu mãn
do ảnh hưởng của những cơn mưa dông nhiệt đầu hè.

You might also like