You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG GIỮA HỌC KÌ II ĐỊA LÍ 8

Câu 1: trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á và ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu
vực này.
* Đặc điểm địa hình Đông Nam Á:
- Địa hình Đông Nam Á chủ yếu là núi và cao nguyên.
- Phần đất liền:
+ Các dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a cao chạy hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, bao quanh
những khối núi cao nguyên thấp.
+ Các dãy núi chính: A-ra-can, Tan, Luông Pha Băng, Các- đa-môn, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn,
Đăng-rếch. Các cao nguyên lớn: San, Hứa Phan, Cò Rạt, Bô – lô –ven, Lâm Viên.
+ Thung lũng sông cắt xẻ sâu, địa hình bị chia cắt mạnh.
+ Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu các con sông. Các đồng bằng lớn: đồng bằng I-ra-oa-đi,
đồng bằng sông Mê-Nam, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng.
- Phần hải đảo:
+ Địa hình đồi núi chiêm phần lớn diện tích và các dải đồng bằng ven biển.
+ Nằm trong khu vực bất ổn định của vỏ Trái Đất, thường xảy ra động đất, núi lửa (đặc biệt quần đảo In-
đô-nê-xi-a).
* Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ:
- Địa hình bằng phẳng  là nơi xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, các nhà máy, xí nghiệp, nhà ở....thuận lợi
cho hoạt động sống, phát triển kinh tế của các nước.
- Đồng bằng châu thổ màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh cây
lương thực lớn.
- Dễ dàng cho giao thông qua lại, thúc đẩy giao lưu kinh tế.
Câu 2: Nêu đặc điểm gió mùa mùa hạ, mùa đông. Vì sao chúng lại có đặc điểm khác nhau như vậy?
* Đặc điểm:
- Gió mùa mùa hạ:
+ Xuất phát từ vùng áp cao nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi
hướng thành gió tây nam.
+ Tính chất: nóng ẩm, mưa nhiều.
- Gió mùa mùa đông:
+ Xuất phát từ áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo.
+ Tính chất: lạnh và khô.
* Giải thích sự khác nhau:
Hai loại gió có tính chất trái ngược nhau do bề mặt đệm nơi chúng đi qua khác nhau.
- Gió mùa mùa hạ đi qua vùng biển thuộc khu vực Xích đạo nên mang theo nguồn nhiệt ẩm dồi dào.
- Gió mùa mùa đông di chuyển qua vùng nội địa rộng lớn của Liên bang Nga và Trung Quốc nên có tính
chất khô, lạnh giá.
Câu 3: Cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa phận nước nào, đổ
vào biển nào? Vì sao chế độ nước sông Mê Công  thay đổi theo mùa?
- Sông Mê Công chảy từ Trung Quốc qua Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam- pu-chia và Việt Nam.
- Cửa sông thuộc địa phận Việt Nam, đổ vào biển Đông.
- Sông chảy qua khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hai mùa mưa–khô rõ rệt, chế độ nước
sông phụ thuộc vào chế độ mưa nên chế độ nước sông Mê Công cũng thay đổi theo mùa.
Câu 4: Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiêm diện tích lớn ở Đông Nam Á?
Vì sự phát triển của rừng liên quan mật thiết đến khí hậu.
Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với nguồn nhiệt, ẩm dồi dào (nhiệt độ TB >24 0C,
độ ẩm >80%), lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm) tạo điều kiện cho rừng nhiệt đới ẩm phát triển mạnh mẽ.
Câu 5: Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư của khu vực Đông Nam Á.
* Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều:
- Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng ven biển các quốc gia Việt Nam, In-đô- nê-xi-a, Phi-
lip-pin…Mật độ dân số cao trên 100 người/km2.
- Các khu vực: miền núi và đảo dân cư thưa thớt hơn, mật độ dân số phổ biến mức từ 1 – 50 người/km2.
* Nguyên nhân:
- Vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện sống thuận lợi: khí hậu ôn hòa, địa hình bằng phẳng, các
hoạt động sản xuất sinh hoạt diễn ra thuận lợi, dễ dàng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế
giới.
- Vùng còn lại chủ yếu là khu vực địa hình miền núi, khó khăn cho giao thông, kinh tế chậm phát triển
nên dân cư thưa thớt hơn.
Câu 6: Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông
Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác giữa các nước?
* Thuận lợi:
- Dân số đông và trẻ đem lại nguồn lao động dồi dào cho các ngành kinh tế, là thị trường tiêu thụ rộng lớn
của các nước.
- Dân cư tập trung ở các vùng đồng bằng, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn lợi tự nhiên và vị
trí địa lí vùng đồng bằng.
- Người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng trong văn hóa, sinh hoạt, phong tục tập quán : các
quốc gia dễ dàng giao lưu văn hóa,  hợp tác, phát triển để giao lưu kinh tế, phong tục tập quán.
* Khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, mỗi nước có những phong tục tập quán, tín ngưỡng riêng. 
Câu 7: Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa
vững chắc?
Các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc do:
- Ảnh hưởng của 2 cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 - 1998 và 2008, làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh
tế của các quốc gia trong khu vực.
- Chưa áp dụng được công nghệ hiện đại trong các ngành sản xuất, còn phụ thuộc vào các nước phát triển.
- Chưa có chính sách thực sự đúng đắn cho sự phát triển của ngành công nghiệp, dịch vụ.
- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước
đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực (ô nhiễm môi
trường, cạn kiệt tài nguyên,...).
Câu 8: Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào?
Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như như sau:
- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.
- Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.
- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển
đồng đều”.
- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên
và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.
Câu 9: Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN.
* Lợi thế:
- Tăng cường buôn bán trao đổi giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, mở rộng thị trường xuất
khẩu.
+ Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của
Việt Nam.
+ Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-
xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
+  Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa,
hàng điện tử.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước.
- Tăng cường hợp tác toàn diện với các nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công
nghệ, an ninh quốc phòng....
- Dự án phát triển hành lang Đông – Tây  góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh ở miền Trung nước
ta, đổi mới cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
* Khó khăn:
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
- Sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ...
Câu 10: Vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét GDP/người của các nước ASEAN theo số liệu dưới đây:
Bảng 17.1: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á
năm 2001 (đơn vị: USD).
(Nguồn: Niên giám thống kê 2002, NXB Thống kê, Hà Nội, 2003)

Biểu đồ tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á
năm 2001 (USD)
Nhận xét: GDP/người chênh lệch lớn giữa các quốc gia.
+ Nước có GDP/người lớn nhất là Xin-ga-po (2 0740 USD/người), gấp nước có bình quân GDP/người
thấp nhất là Cam-pu-chia (280 USD/người) tới 74 lần.
+ Sau Xin-ga-po là Bru-nây (12 300 GDP/người), Ma-lai-xi-a (3 680 USD/người), Thái Lan (1 870
USD/người)
+ Các nước còn lại có GDP/người < 1 000 USD là: Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Lào, Phi-lip-pin, Việt
Nam.
Câu 11: Vị trí địa lí có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên nước ta? Cho ví dụ.
Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Ví dụ:
- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên
20độ C.
+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ
1500 -2000 mm).
+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió
mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.
-  Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc –
Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.
+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc,
không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền
Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.
+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên
núi và ôn đới gió mùa trên núi.
-  Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán...).
Câu 12: Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận
tải ở nước ta?
Hình dạng lãnh thổ nước ta kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km đã ảnh hưởng tới các
điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta:
- Đối với các điều kiện tự nhiên:
+ Thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây.
+ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Đối với giao thông vận tải:
+ Có thể phát triển nhiều loại hình vận tải theo chiều bắc - nam (đường bộ, đường biển, đường hàng
không...).
+ Mặt khác, giao thông vận tải cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do lãnh thổ kéo dài,
hẹp ngang, nằm sát biển. Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai.
Câu 13: Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông
qua các yếu tố khí hậu biển.
Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa:
- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ.
- Chế độ gió: gió hướng tây nam chiếm ưu thế từ tháng 5 đến tháng 9, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế
từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
- Chế độ mưa: lượng mưa trên biển đạt 1100 - 1300 mm/năm.
Câu 14: Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân
ta?
* Thuận lợi:
- Biển Đông mang lại cho nước ta nguồn ẩm dồi dào và lượng mưa lớn, đồng thời các khối khí qua biển
làm giảm bớt tính chất khắc nghiệt lạnh khô vào mùa đông và dịu bớt thời tiết oi bức của mùa hạ, thuận
lợi cho hoạt động sống và phát triển kinh tế của người dân.
- Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:
+ Khoáng sản: Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất) với 8 bề trầm tích; ngoài ra có titan, cát thủy
tinh, muối.
+ Hải sản: sinh vật vùng biển nhiệt đới đa dạng, năng suất sinh học cao với trên 2000 loài cá, hơn 100 loài
tôm,vài chục loài mực, các rạn san hô...Nhiều loài quý hiếm, có giá trị xuất khẩu cao: bào ngư, ngọc trai,
cá thu, tôm hùm... thuận lợi cho khai thác hải sản biển. Vùng biển có diện tích mặt nước lớn, các cửa
sông, đầm phá cung cấp diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.
+ Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, vùng biển có nhiều hòn đảo...thuận lợi để phát triển du lịch biển.
+ Vùng biển rộng lớn, nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế. Bờ biển kéo dài có nhiều vũng vịnh kín gió
thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu => điều kiên phát triển dịch vụ hàng hải.
* Khó khăn: thiên tai bão kèm mưa to gió lớn, sạt lở bờ biển, cát bay cát chảy,...
Câu 15: Em hãy cho biết một số tài nguyên của vùng biển nước ta. Chúng là cơ sở cho những
ngành kinh tế nào?
Một số tài nguyên vùng biển nước ta:
- Khoáng sản:
+ Dầu khí: là khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Nam, thuận lợi phát triển công
nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu).
+ Ti tan, cát thủy tinh ở Khánh Hòa, là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.
+ Vật liệu xây dựng: cát, sỏi...là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Muối: phát triển ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Cà Ná, Sa Huỳnh).
- Hải sản: trữ lượng thủy sản lớn với 4 ngư trường trọng điểm; cung cấp nguồn lợi cá, tôm, cua, rong
biển... là cơ sở cho ngành khai thác hải sản. Các bãi triều đầm phá ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy
sản.
- Vùng biển nước ta rộng lớn, gần các tuyến hàng hải quốc tế, là cơ sở cho phát triển giao thông vận tải
biển.
- Dọc bờ biển có nhiều bãi biển đẹp, các đảo ven bờ...là cơ sở để phát triển ngành du lịch.
Câu 16: Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì?
Chúng ta cần:
- Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển: khuyến khích đánh bắt xa bờ, nghiêm cấm nổ mìn,
sử dụng điện trong quá trình đánh bắt thủy sản,...
- Giữ gìn, bảo vệ môi trường: hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ, tràn dầu; không trực tiếp xả rác và nước
thải chưa qua xử lí ra môi trường biển...
- Xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm, gây ô nhiễm hay khai thác trái phép tài nguyên biển.
- Quy hoạch hợp lí các vùng kinh tế ven biển, tránh đầu tư ồ ạt, không kiểm soát.
Câu 17: Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng.
Tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú, đa dạng:
- Hiện nay đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản
khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.
- Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit
(quặng nhôm).
+ Than: tập trung nhiều nhất ở Quảng Ninh (than antraxit) với trữ lượng hơn 10 tỉ tấn, chất lượng than
vào loại tốt nhất khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra than còn có ở Cà Mau, Quảng Nam.
+ Dầu khí: ở thềm lục địa phía Nam với 8 bể trầm tích, có giá trị lớn.
+ Apatit: Lào Cai.
+ Sắt: Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Hà Tĩnh (Thạch Khê).
+ Crôm: Thanh Hóa.
+ Đồng: Sơn La, Lào Cai.
+ Thiếc: Nghệ An, Tuyên Quang, Cao Bằng.
+ Bô xit: các tỉnh Tây Nguyên (Đăc Lăk, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắc Nông..) với trữ lượng khoảng 3 tỉ
tấn.
Câu 18: Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản nước ta.
Nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên khoáng sản nước ta:
-  Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý...)
- Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải.
- Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khai thác gặp khó khăn
và đầu tư lãng phí.
Câu 19: Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta.
- Đồi núi là hộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm
85% diện tích. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
+ Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.
- Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
+ Vận động Hi-ma-lay-a trong giai đoạn Tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành
nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa... Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển, trùng
với hướng tây bắc - đông nam.
+ Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc - đông nam và vòng cung.
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
+ Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ.
+ Các khối núi, xâm thực, xói mòn. 
+ Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều (các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao
thông, đê, đập, kênh rạch,...
Câu 20: Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào ?
Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do các nhân tố :
- Hoạt động tân kiến tạo làm nâng cao và trẻ hóa địa hình.
- Ngoại lực, nhất là trong điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa có tác dụng bào mòn hạ thấp địa hình, san lấp
vùng trũng.
- Hoạt động của con người: tạo ra các dạng địa hình nhân tạo,...
Câu 21: Các dạng địa hình sau đây ở nước ta được hình thành như thế nào ?
-   Địa hình các-xtơ. -   Địa hình đồng bằng phù sa mới
-   Địa hình cao nguyên badan -   Địa hình đê sông, đê biển.
Trả lời
-  Địa hình cácxtơ nhiệt đới :
+ Địa hình này nước ta chiếm khoảng 50000 km 2, bằng 1/6 lãnh thổ đất liền. Trong nước mưa có thành
phần CO2 khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá :
             CaCO3  +  H2CO3   = Ca(HCO3)2
+ Sự hòa tan đá vôi ở vùng nhiệt đới như nước ta xảy ra rất mãnh liệt. Địa hình cácxtơ nước ta có đỉnh
nhọn, sắc sảo (đá tai mèo) với nhiều hang động có những hình thù kì lạ.
-  Địa hình cao nguyên badan : hình thành vào giai đoạn tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo
các đứt gãy. Chúng tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở một số nơi như Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam
Bộ,…Tổng diện tích badan tới hơn 20000 km2
-  Địa hình đồng bằng phù sa mới :
+ Ở Việt Nam, các đồng bằng này là những vùng sụt lún vào giai đoạn Tân sinh. Sau đó được bồi đắp dần
bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới. 
+ Đồng bằng châu thổ: đồng bằng sông Hồng được bồi đắp bởi phù sa hệ thống sông Hồng, đồng bằng
sông Cửu Long được bồi đắp bởi phù sa sông Tiền, sông Hậu. Ngoài ra có dải đồng bằng nhỏ hẹp ven
biển được bồi đắp bởi một phần phù sa sông và phù sa biển (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh..).
+ Hai đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long hằng năm vẫn tiếp tục được mở rộng về phía
biển.
- Địa hình đê sông, đê biển: 
+ Đê sông được xây dựng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, dọc hai bờ sông Hồng sông Thái Bình... để
chống lụt. Hệ thống đê dài trên 2700km đã ngăn đồng bằng thành các vùng trũng nằm thấp hơn mực nước
sông vào mùa lũ từ 3 đến 7m.
+ Đê biển được xây dựng dọc ven biển Thái Bình, Nam Định... để ngăn mặn,chống sự xâm nhập của thủy
triều...

You might also like