You are on page 1of 6

SOẠN ĐỊA 8 GIỮA KỲ 2

I. TRẮC NGHIỆM (toàn bộ nội dung đã học từ đầu học kỳ 2 đến nay)
II. TỰ LUẬN:
1. Trình bày đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á? Nhờ những điều kiện
nào mà kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh?
* Trình bày đặc điểm kinh tế các nước Đông nam Á:
1.Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa
vững chắc
- Nửa đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa, kinh tế lạc
hậu, tập trung vào sản xuất lương thực.
- Ngày nay, việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong
kinh tế nhiều nước Đông Nam Á.
- Nhờ nguồn tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, thu hút được vốn đầu tư
nước ngoài… kinh tế Đông Nam Á  tăng trưởng nhanh, nhiều thời kì cao hơn
nhiều mức trung bình thế giới.
- Song, nền kinh tế châu Á song chưa ổn định, gặp phải các thời kì suy thoái kinh
tế: năm 1997 – 1998 cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan ra
các nước trong khu vực và kéo theo sự suy giảm kinh tế của nhiều nước.
- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển
kinh tế.
2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi
- Quá trình công nghiệp hóa làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng:
+ Giảm tỉ trọng nông nghiệp.
+ Tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, trong đó đẩy mạnh phát
triển ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu.
* Nông nghiệp:
- Cây lương thực: cây chính là lúa, phân bố ở đồng bằng châu thổ, ven biển.
- Cây công nghiệp nhiệt đới rất đa dạng, giá trị cao, phân bố trên các cao nguyên
màu mỡ.
* Công nghiệp:
- Phổ biến các ngành: luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, lọc dầu, thực phẩm…
- Phân bố: các trung tâm công nghiệp gần biển thuận tiện trao đổi hàng hóa.
* Nhờ những điều kiện nào mà kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển khá
nhanh:
- Nguồn nhân công trẻ, dồi dào (do dân số đông)
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú (khoáng sản, rừng…)
- Nhiều loại nông sản nhiệt đới (lúa, cà phê, cao su…)
- Tranh thủ được nhiều vốn đầu tư của nước ngoài.
2. Trình bày những nét chính dân cư và lao động, đặc điểm nổi bật về kinh tế
xã hội khu vực Đông Nam Á.
* Những nét chính về dân cư và lao động khu vực Đông Nam Á là: 
- Đông Nam Á là khu vực đông dân, dân số tăng khá nhanh.
- Ngôn ngữ sử dụng phổ biến là: Anh, Hoa, Mã Lai.
- Dân cư tập trung đông ở vùng ven biển và các đồng bằng châu thổ, cửa sông.
- Dân cư chủ yếu thuộc chủng tộc: Môn-gô-lô-ít và Ô-xtra-lô-ít
- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, giao lưu hợp tác dễ dàng.
* Những đặc điểm nổi bật về kinh tế xã hội khu vực Đông Nam Á là:
* Kinh tế:
- Các nước có nhiều điều kiện thuận lợi: điều kiện tự nhiên, nguồn lao động dồi
dào, thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài.
---> Nền kinh tế các nước tăng trưởng.
- Các nước Đông Nam Á chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa:
giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp - dịch vụ.
- Trong nông nghiệp: tập trung phát triển cây lúa nước, cây nông nghiệp nhiệt đới.
- Trong công nghiệp: phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim.
- Các ngành sản xuất tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển.
==> Tuy nhiên, kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển chưa vững chắc và chịu
tác động của các yếu tố bên ngoài.
* Xã hội: Các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng trong sản xuất, sinh
hoạt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước.
3. Bằng kiến thức thực tế hãy chứng minh Việt Nam là một quốc gia tiêu biểu
trong hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Kể từ khi gia nhập ASEAN năm 1995, với phương châm “tích cực, chủ động và có
trách nhiệm”, Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng, góp phần duy trì sự
đoàn kết, thống nhất và củng cố vai trò trung tâm của Hiệp hội, vì hòa bình, ổn
định, hợp tác và phát triển của khu vực.

Phát huy vai trò là hạt nhân thúc đẩy đoàn kết, thống nhất, ngay sau khi gia nhập
ASEAN, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy kết nạp Campuchia, Lào và Myanmar vào
Hiệp hội. Nỗ lực này đã góp phần hiện thực hóa ý tưởng về một ASEAN bao gồm
toàn bộ 10 nước Đông Nam Á, tạo ra sự chuyển biến mới về chất đối với ASEAN
và tình hình khu vực vào thời điểm đó.

Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xác định mục tiêu, phương
hướng phát triển và hình thành các quyết sách lớn của ASEAN. Trong đó, có thể
kể đến việc góp phần xây dựng và thông qua nhiều văn kiện quan trọng, như: Tầm
nhìn ASEAN năm 2020, Hiến chương ASEAN, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN
năm 2025 và các kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng, các Lộ trình xây dựng
Cộng đồng ASEAN…, cùng các kế hoạch triển khai trên từng trụ cột của Cộng
đồng và nhiều thỏa thuận quan trọng khác, nhất là về kết nối và thu hẹp khoảng
cách phát triển. Cụ thể:Những dấu mốc quan trọng về sự đóng góp của Việt
Nam trong ASEAN

28/7/1995: Chính thức gia nhập ASEAN


1995-1999: Thúc đẩy kết nạp Lào, Myanmar và Campuchia vào ASEAN
1998: Tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6; thông qua Chương trình Hành
động Hà Nội
2000-2001: Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) khoá 34 và Chủ tịch Diễn
đàn khu vực ASEAN (ARF)
2018: Tổ chức Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN)
2010: Chủ tịch ASEAN, với chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: từ tầm nhìn
đến hành động”; tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng
(ADMM+)
2020: Chủ tịch ASEAN, với chủ đề "Gắn kết và chủ động thích ứng”
Tổ chức Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 41 (AIPA 41)
2021: Tổ chức Diễn đàn cấp cao ASEAN về hợp tác tiểu vùng vì tăng trưởng bao
trùm và phát triển bền vững
2022: Chủ tịch luân phiên Ủy ban các nước ASEAN tại Buenos Aires (ACBA).

4. Vị trí, giới hạn của nước ta? Nêu rõ bốn đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự
nhiện của Việt Nam.
* Vị trí, giới hạn của nước ta:
 a. Vùng đất
- Diện tích đất tự nhiên nước ta (bao gồm đất liền và hải đảo) là 331 212 km2.
- Các điểm cực trên đất liền:
 b. Vùng biển
- Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2.
- Các đảo xa nhất về phía Đông của Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa (Đà
Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa).
c. Vùng trời
- Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.
- Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên
ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
* Nêu rõ bốn đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiện của Việt Nam:
- Vị trí nội chí tuyến.
- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông
Nam Á hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
5. Địa hình nước ta được chia thành mấy khu vực chính? Nêu vị trí, đặc điểm
cơ bản của từng khu vực.
* Địa hình nước ta được chia thành 3 khu vực chính: Đồi núi, đồng bằng, bờ
biển và thầm lục địa.
*Nêu vị trí, đặc điểm cơ bản của từng khu vực.
1. Khu vực đồi núi
  Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:
a) Vùng núi Đông Bắc
 - Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.
- Có những cánh cung lớn và đồi trung du phát triển rộng.
 - Địa hình Caxtơ khá phổ biến.
b) Vùng núi Tây Bắc
 - Là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song, kéo dài
theo hướng tây bắc - đông nam.
 - Dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ nhất nước ta (Đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m).
 - Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao như:
Mường Thanh, Nghĩa Lộ, Than Uyên.
c) Vùng Trường Sơn Bắc
 - Từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã, dài khoảng 600km.
 - Là vùng núi thấp, hướng núi là tây bắc - đông nam.
 - Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi nằm ngang chia cắt đồng bằng. 
d) Vùng Trường Sơn Nam
- Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
- Đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1000m
e) Ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du
Bắc Bộ
2. Khu vực đồng bằng
a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn 
- Có 2 đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đây là
hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.
- Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2, có hệ thống đê bao bọc.
- Đồng bằng sông Cửu Long: 40.000km2, cao 2 - 3m so với mực nước biển, có
mạng lưới sông ngòi và kênh rạch chằng chịt. Vào mùa lũ nhiều vùng trũng bị
ngập nước (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên).
b) Các đồng bằng Duyên hải Trung Bộ
- Diện tích khoảng 15.000 km2
- Chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp kém phì nhiêu.
3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa
- Bờ biển nước ta dài 3260km, kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên
(Kiên Giang).
- Có 2 dạng chính:
+ Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn
rộng, rừng cây ngập mặn phát triển.
+ Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu.
- Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu
không quá 100m.
6. Một số nguyên nhân cạn kiệt tài nguyên khoáng sản ở nước ta?
– Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý…)
– Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải.
– Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho
khai thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí.
7.Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống
của nhân dân ta?
*Thuận lợi:
Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô…), khoáng sản (dầu khí,
khoáng sản kim loại…), có nhiều bãi biển đẹp, có vũng, vịnh… thuận lợi để phát
triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển đảo, giao thong vận
tải biển…
*Khó khăn:
Thiên tai thường xuyên vùng biển thường dữ dội và khó lường trước như : bão ,
sóng lớn , sạt lở đường biên, triều cường …..gây thiệt hại kinh tế và tính mạng cho
người dân, khó có thể khai thác các tài nguyên, khoáng sản, nguy hiểm cho giao
thông… 

BÀI TẬP
Vẽ kí hiệu và nêu vị trí của một số loại khoáng sản ở Việt Nam.

You might also like