You are on page 1of 2

Câu 1: Nêu đặc điểm kinh tế xã hội các nước châu Á

- Sau chiến tranh lần thứ 2 thế giới các nước châu Á giành được độc lập nhưng nền kinh tế các nước
châu Á bị kiệt quệ, đời sống nhân dân cực khổ
- Nửa cuối thế kỉ XX nền kinh tế các nước châu Á có nhiều chuyển biến, trình độ phát triển kinh tế
có sự chênh lệch. Phân thành các nhóm nước với các trình độ khác nhau
- Phần lớn các nước châu Á thuộc nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp, đời sống nhân dân
cực khổ.
Câu 2: Nêu tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp châu Á
- Cơ cấu ngành cây trồng vật nuôi phong phú, đa dạng. Phân bố phù hợp với điều kiện tự nhiên
+ Khu vực khí hậu gió mùa: Lúa gạo, ngô, bông, chè, cà phê cao su, trâu, bò, lợn,…
+ Khu vực khí hậu lục địa: Lúa mì, bông, chà là, chè,…
+ Khu vực khí hậu lạnh: Tuần lộc
- Trồng cây lương thực là ngành đóng vai trò quan trọng nhất.
+ Chiếm 93% lúa gạo, 39% lúa mì thế giới
+ Trung Quốc, Ấn Độ là 2 nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới
+ Thái Lan, Việt Nam là 2 nước xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới
- Chăn nuôi kém phát triển hơn trồng trọt, chiếm tỉ trọng thấp
- Nhìn chung trình độ sản xuất còn thấp
Câu 3: Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp châu Á
- Cơ cấu đa dạng gồm ngành CN khai thác và CN chế biến
- Phân bố
+ CN khai khoáng:
Phát triển ở nhiều nước
Khác nhau: Nước chủ yếu xuất khẩu, nước chủ yếu tiêu dùng trong nước
+ CN cơ khí chế tạo, luyện kim: phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc,…
+ CN sản xuất tiêu dùng: Phát triển hầu hết các nước
Câu 4: Vì sao châu Á đông dân?
- Tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên, KTXH và lịch sử định cư
- Do Châu Á có điều kiện tự nhiên thuận lợi
- Lịch sử định cư khai thác lãnh thổ lâu đời
- Do dân số gia tăng nhanh. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên còn cao
Câu 5: Khu vực Tây Nam Á
* Vị trí
Thuộc khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt
- Được bao bọc bởi các biển và vịnh lớn
- Nằm ở ngã ba châu lục Á, Âu, Phi, nắm giữ nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng
 Tây Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng
* Địa Hình: Thấp dần từ ĐB-TN
+ Phía Đông Bắc là núi cao và sơn nguyên
+ Phía Tây Nam là sơn nguyên A-ráp
+ Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà
- Khí hậu: Khô hạn
- Sông ngòi kém phát triển
- Cảnh quan: Hoang mạc, bán hoang mạc
- Tài nguyên dầu mỏ phong phú và là nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới
- Dân số khoảng 286 triệu người, phần lớn là Ả rập, theo đạo hồi. Dân cư phân bố không đèu
- Kinh tế chủ yếu là công nghiệp và thương mại là khai thác và chế biến dầu mỉ. Nông nghiệp kém
phát triển
- Chính trị của khu vực rất phức tạp, hay xảy ra tranh chấp, xung đột
Câu 6: Khu vực Nam Á
* Tự nhiên
- Địa hình: Phía Bắc: là miền núi Himalaya hùng vĩ. Phía Nam là sơn nguyên đề can với 2 rìa là 2
dãy núi Gát Đông và Gát Tây. Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn
- Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa và là 1 trong những khu vực có lượng mưa nhiều nhất thế giới
 ảnh hưởng lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực
- Nam Á có nhiều sông lớn: Sông Ấn, Hằng,…
* Dân cư kinh tế
- Là khu vực tập trung đông dân
- Dân cư phân bố không đều
+ Tập trung ở đồng bằng và khu vực có mưa, ven biển
+ Thưa thớt ở khu vực núi cao
- Mật độ dân số lớn nhất thế giới
- Chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo
- Tôn giáo có vai trò lớn trong đời sống, kinh tế, chính trị của các nước
- Bị đế quốc Anh đô hộ hơn 200 năm, các dân tộc hay mâu thuẫn, xung đột nên tình hình xã hội
không ổn định
- Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển, chủ yếu sản xuất nông nghiệp
- Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất:
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ
+ CN phát triển hiện đại
- Cơ cấu đa dạng từ CN nhẹ, CN truyền thống đến ngành công nghệ cao.
- Sản lượng CN đứng thứ 10 thế giới
+ NN đạt nhiều thành tựu to lớn nhờ thực hiện “Cách mạng xanh”,”Cách mạng trắng”

You might also like