You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÝ 9 CUỐI KÌ 1

Câu 1: Hãy chứng minh nước ta có cơ cấu ngành đa dạng :


- Hệ thống công nghiệp nước ta gồm có các cơ sở Nhà nước, ngoài Nhà nước và
các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
- Có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực
+ CN nặng (nhóm A): CN năng lượng, CN luyện kim, CN cơ khí-điện tử, CN hóa
chất, CN vật liệu xây dựng.
+ CN nhẹ (nhóm B): Sản xuất hàng tiêu dùng, CN thực phẩm
- Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành
Các ngành công nghiệp trọng điểm: Khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí-điện tử, hóa
chất, vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm, dệt may.
Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Địa lí Việt Nam(trang Công nghiệp
chung) hãy giải thích tại sao TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công
nghiệp lớn nhất nước ta?
TP.Hồ Chí Minh
- Có vị trí thuận lợi, tài nguyên, nhiên liệu dồi dào:
+ Liền kề Đồng bằng sông Cửu Long
+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam
- Có cơ sở vật chất kỉ thuật và cơ sở hạ tầng phát triển bậc nhất cả nước
- Là thành phố đông dân cư.
- Cơ cấu nghành công nghiệp đa dạng và khá hoàn chỉnh
Hà Nội.
-Vị trí địa lí thuận lợi:
+Nằm ở trung tâm Đông bằng sông Hồng.
+Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.
+Là đầu mối giao thông quan trọng nhất cả nước.
-Nằm ở vùng có nhiều nguồn nông sản và thủy sản dồi dào.
-Cơ sở hạ tầng kỉ thuật tốt. Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn bậc
nhất cả nước.
- Tập trung lớn nhất ở Tp HCM, Hà Nội, Đà Nẵng.
Câu 3: Trong cac loai hình giao thông ở nước ta, loại hình nào có vai trò quan
trọng nhất trong vận chuyến hang hóa ? Tai sao?
- Có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa là loại hình vận tải đường
bộ, vì:
+ Chiếm tỉ trọng vận chuyển hàng hóa lớn nhất.
+ Là loại hình vận tải cơ động nhất, có thể hoạt động được trên khắp cả nước.
+ Chi phí đầu tư tương đối thấp, cước phí vận chuyển tương đối rẻ.
Câu 4: Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông-lâm kết
hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Độ che phủ rừng tăng lên, từ đó có tác dụng:
+ Hạn chế xói mòn đất.
+ Cải thiện điều kiện sinh thủy cho các dòng sông.
+ Điều tiết nguồn nước các hồ thủy điện, thủy lợi.
+ Cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy, chế biến gỗ..., ổn định hơn.
- Nghề rừng góp phần sử dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp. Do đó,
thu nhập của người dân tăng lên, đời sống cho đồng bào các dân tộc từng bước
được cải thiện.
Câu 5: Trình bày những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên vùng Bắc Trung
Bộ đối với sự phát triển kinh tế xã hội

Những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ đối với sự
phát triển kinh tế xã hội của vùng:

*Thuận lợi:

Từ Tây sang Đông tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ chia làm ba vùng:

- Vùng núi và gồi đồi phía Tây: thuận lợi cho việc trồng rừng, cây công
nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc: trâu, bò.

- Vùng đồng bằng ven biển: sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm.

- Vùng biển và hải đảo phía Đông: thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng
thủy sản, du lịch biển, giao thông vận tải biển.

- Tài nguyên khoáng sản khá dồi dào: sắt, thiếc, crôm, titan, vật liệu xây
dựng...để phát triển công nghiệp.

- Diện tích rừng lớn, rừng có nhiều gỗ và lâm sản quý..

- Các sông có trữ năng thủy điện khá lớn: hệ thống sông Cả, sông Mã…

* Khó khăn: Thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai: bão, lũ lụt,
hạn hán, gió Phơn, cát bay, cát chảy, triều cường..

Câu 6: Chứng minh rằng Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng lớn để phát
triển các ngành kinh tế biển.
* Khai thác và nuôi trồng thủy hải sản:
- Tất cả các tỉnh đều giáp biển, đường bờ biển dài, vùng biển rộng có nhiều ngư
trường trọng điểm lớn (Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu, ngư trường
Hoàng Sa-Trường Sa), thuận lợi cho hoạt động đánh bắt.
- Nhiều diện tích mặt nước: đầm phá, vũng vịnh, cửa sông thuận lợi cho nuôi trồng
thủy sản.
- Khí hậu tương đối ổn định, ít thiên tai-> đánh bắt và nuôi trồng quanh năm.
* Giao thông vận tải biển
Bờ biển nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió, thuận lợi để xây dựng phát triển các
hải cảng (cảng Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang). Cảng nước sâu như: Dung Quất
(Quảng Ngãi), cảng Vân Phong (Khánh Hòa).
* Du lịch biển
+ Nhiều bãi biển đẹp, nổi tiếng như: Mỹ Khê, Non Nước, Quy Nhơn, Nha Trang,
Mũi Né, nhiều vũng, vịnh, đảo, quần đảo có giá trị du lịch nghĩ dưỡng và thể thao.
* Khai thác khoáng sản biển:
- Ven biển có cát thủy tinh, ti tan.
- Thềm lục địa có nguồn tiềm năng dầu khí ( ở phía đông quần đảo Phú Quý).
- Sản xuất muối phát triển (Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).

You might also like