You are on page 1of 12

UBND QUẬN THANH KHÊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 9 - HỌC KÌ II


Năm học: 2021 – 2022
I. LÝ THUYẾT

A. Vùng Tây nguyên


1. Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát
triển kinh tế?
Trả lời :

 Thuận lợi :
- Vị trí địa lý nằm ở ngã ba các nước Việt Nam, vùng Hạ Lào và Đong bắc
Campuchia ,thuận lợi cho giao lưu kinh tế
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên :
+ Tài nguyên đất :chủ yếu là đât badan rất thích hợp để phát triển cây công
nghiệp ,đặc biệt là cây cà phê.
+ Khí hậu :cận xích đạo thuận lời công cây công nghiệp dài ngày nhiệt đới (cà
phê,cao su..); vùng núi cao,mát mẻ và trồng được nhiều cây cận nhiệt (chè).
+ Rừng :diện tích và trữ lượng lớn nhất nước
+ Thủy điện :khá dồi dào chỉ đứng đứng sau Tây Bắc
+ Đa dạng sinh học : cong nhiều thú quý ,nhiều lâm sản đặc hữu
+ Tài nguyên du lich: hấp dẫn, phát triển du lịch sinh thái vì có khí hậu cao
nguyên mát mẻ và nhiều phong cảnh đẹp( nổi tiếng là Đà Lạt).
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây công nghiệp lâu năm.
+ Cơ sở hạ tầng đã và đang hoàn thiện hơn, đặc biệt là các tuyến giao thông Đông
– Tây.
+ Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người;
chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng và thủy điện.
+ Thị trường lớn ,tiêu thụ trong và ngoài nước.
 Khó khăn:
- Mùa khô kéo dài, thiếu nước trầm trọng.
- Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người, chất lượng nguồn lao
động còn thấp nên cần có nhiều chính sách quan tâm hơn.
- Cơ sở vật chất hạ tầng của đồng bào dân tộc nhìn chung còn khó khăn, chưa
phát triển.
- Vấn đề an ninh quốc phòng, tôn giáo, bè phái.
2. Neu đặc điểm dân cư của Tây Nguyên?
Trả lời :
- Đặc điểm:
+ Tây Nguyên có 5,84 triệu người năm 2019 khoảng 30% dân số là dân tộc ít
người Gia-rai ; Ê-đê
+ Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người.
+ Là vùng thưa dân nhất nước ta (107 người/km2 năm 2002)
+ Dân tộc kinh phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông, các nông
trường, lâm trường.
- Đời sống dân cư còn nhiều khó khăn và đang được cải thiện đáng kể.
- Tăng cường đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, cải thiện
đời sống của dân cư, đặc biệt là của đồng bào các dân tộc ít người và ổn định
chính trị xã hội là mục tiêu hàng đầu trong các dự án phát triển ở Tây Nguyên.
3. Trình bày sự phát triển ngành nông nghiệp của Tây Nguyên? Tây
Nguyên có thế mạnh và khó khăn nào trong sản xuất nông-lâm nghiệp?
Trả lời :a) sự phát triển ngành nông nghiệp của Tây Nguyên:
 Nông nghiệp
- Cây công nghiệp như chè,điều,cao su,…. Được phân bố ở Đaklak,Playku..
- Là nơi có diện tích trữ lượng cà phê lớn nhất nước ta.
- Hoa ,rau củ ôn đới được trồng chủ yếu ở Đà Lạt
- Ngành nông nghiệp phát triển nhanh nhưng ko đều .Đaklak và Lâm Đồng là
hai tỉnh phát triển nhất ở Tây nguyên
4. b) Những thế mạnh và khó khăn trong sản xuất nông-lâm nghiệp ủa Tây
Nguyên:
- Thuận lợi :
+ Đất :chủ yếu là đất badan phù hợp để trồng cây công nghiệp ,đặc biệt là chè.
+ Khí hậu :cận xích đạo lại có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi trồng các cây
nhiệt đới và ôn đới.
+ Tài nguyên nước phong phú,nhất à tài nguyên nước ngầm rất phù hợp để
chuyên cnh cây công nghiệp vào mùa khô
+Rừng : có trữ lượng lớn nhất nước và có nhiều thú quý,nhiều lâm sản đặc hữu
- Khó khăn:
+ Mùa khô kéo dài ,dẫn đến nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng
+ Là vùng thưa dân,phân bố dân ko đều ,thiếu lao động
+ Đây là vùng còn khó khăncủa nước ta
+ Việc chặt phá rừng làm nương rẫy và trồng cà phê ,nạn săn bắn bừa bãi động
vật hoang dã đã ảnh hưởng đến môi trường
5. Trình bày đặc điểm ngành công nghiệp của Tây Nguyên?
Trả lời :
- Chiếm tỉ lệ thấp nhất trong cơ cấu GDP,nhưng đang chuyến biến tích cực.
- Các ngành nông nghiệp chế biến nông,lâm sản phát triển khá nhanh
- Nhà máy thủy điện Y-ta-ly có quy mô lớn đã đucợ xây dựng trên sông Xê
xan; một số nhà máy thủy điện khác đang được xây dựng
6. Vì sao nói Tây Nguyên có thế mạnh phát triển ngành du lịch?
Trả lời:
- Tây nguyên có nhiều thế mạnh du lu=ịch sinh thái và du lịch văn hóa
+ Có nhiều phong cảnh đẹp ( thác nước,hồ nước,…)
+Cộng đồng các dân tộc với khoảng 30%số dân ở đây là dân tộc ít người ,tạo ra
bức tranh văn hóa dân tộc rất phong phú và nhiều nét đặc thù như Công chiêng
Tay nguyên.
+Có các di tích lịch sử - văn hóa
- Có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn như thành phố du lịch đà lạt,làng văn hóa
dân tộc Buôn Đôn (Đaklak),….
B. Vùng Đông Nam Bộ
1. Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát
triển kinh tế ?
Trả lời:

 Thuận lợi:
- Khí hậu : cận xích đạo nóng ẩm phù hợp để trồng các công công nghiệp lâu
năm đặc biệt là cây cao su
- Địa hình thoải,có độ cao trung bình
- Đất :có diện tích đất badan ,đất xám lớn
- Đong Nam Bộ là vùng chuyên canh lớn nhất nước
- Hệ thống sông dày đặc, phong phú (sông Sài Gòn,sông ĐòngNai,Sông Bé)
có giá trị cho tưới nước và thủy điện.
- Khoáng sản : trên đất liền có sét,cao lãnh và bô xít
- Biển ấm ,có ngư trường lớn,hải sản phong phú ,gần đường bờ biển .Thềm
lục địa rộng giàu tiềm năng dầu khí
 Phát triển khai thancs dầu khí ở thềm lục địa .Dánh bắt hải sản.Giao
thông,du lịch biển và các dịch vụ khác
 Khó khăn:
- Trên đất liền có ít khoáng sản
- Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp
- Nguy cơ ô nhiễm môi trườn do chất thải công nghiệp và đô thị hóa ngày
càng tăng
2. Trình bày đặc điểm dân cư của vùng ĐNB ? Vì sao ĐNB có sức hút
mạnh mẽ đối với lao động cả nước?
Trả lời:

 Đặc điểm dân cư của vùng ĐNB:


- Có mật độ dân số khá cao.Tỉ lệ dân thành thị cao ,thành phố Hồ Chí Minh
đông dân nhất (7,1 triệu người năm 2009)
- Thuận lợi : + lực lượng lao độn dồi dào,có nguồn tiêu thụ rộng lớn ,..
+ người lao động có tay nghề cao,
+ Có nhiều khu di tích văn hóa-lịch sử có ý nghĩa thu hút nhiều khách du lịch
+ Hầu hết sưc ép giả quyết vấn đề việc làm ,nhà ở ,giao thông ,môi trường,tệ nạn
xã hội
+ Vùng phát triển rất năng động, đầu tàu kinh tế của cả nước.
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu ngành
nghề rất đa dạng => người lao động dễ tìm được việc làm, thu nhập tương đối
cao.
+ Tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ thu hút mạnh đầu tư
của nước ngoài => nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có chuyên môn
kĩ thuật, tay nghề giỏi.
+ Nhiều địa phương trong vùng có những chính sách ưu đãi thu hút lao động, đặc
biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.

3.Trình bày sự phát triển ngành công nghiệp của ĐNB?


- Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất
trong GDP của vùng.
- Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng.
- Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ
cao, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu
xây dựng…
- Công nghiệp hiện đại như dầu khí,điện tử đang phát triển
- Thành phố HCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất,50% giá trị sản xuất cả vùng
- Bà Rịa Vũng Tàu là trung tâm khai thác
Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi
trường bị suy giảm.
3. Kể tên các cây công nghiệp của ĐNB? Nhờ điều kiện nào mà ĐNB trở
thành vùng sản xuất cây CN lớn nhất cả nước?
Trả lời:

 Các cây công nghiệp ở ĐNB


- Cây công nghiệp lâu năm nhue cao su,điều ,chè,hồ tiêu
- Cây công nghiệp hằng năm: lạc, đậu tương,mía,thuốc lá và các cây ăn quả
như sầu riêng,vú sữa,mít,…
 Điều kiện mà ĐNB trở thành vùng sản xuất cây CN lớn nhất cả nước là
- Có khí hậu cận xích đạo nóng ẩm phú hợp để trồng nhiều loại cây công
nghiệp khác nhau
- Đất đai: có diện tích đất badan và đất xám lớn
- Địa hình thoải , bán bình nguyên lượn sóng thuận lợi để trồng cay công
nghiệp có quy mô lớn
- Có nguồn nước dồi dào từ các con sông lớn như sông bé,sông SG,sông
Đồng Nai
- Người dân có kinh nghiệp trồng các cây công nghiêp
- Có thị trường xuất khẩu ổn định và ngày càng được mở rộng
- Nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp
- Chính sách phát triển công nghiệp
4. Trình bày đặc điểm phát triển ngành dịch vụ của ĐNB?
Trả lời:
- Có TP HCM là đầu mối giaot hông vận tải quang trọng hàng đầu của ĐNB
- Có sức hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ
- Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ,hoạt động du lịch diễn ra
sôi nổi quanh năm.TPHCM là trung tâ, du lịch lơn snhaats trong cả nước
5. ĐNB có điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành dịch vụ?
Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ:
* Vị trí địa lí:
- Cầu nối giữa ĐBSCL - Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, giữa đất liền với
Biển Đông.
- Vị trí trung chuyển của nhiều tuyến đường hàng không quốc tế, gần các tuyến
đường biển quốc tế, trên tuyến đường xuyên Á.
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
* Điều kiện tự nhiên:
- Bờ biển và hệ thống sông có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng biển.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên khá đa dạng, gồm các vườn quốc gia (Cát Tiên, Côn
Đảo, Bù Gia Mập), khu dự trữ sinh quyển (Cần Giờ), bãi tắm (Vũng Tàu, Long
Hải), suối khoáng (Bình Châu).
- Thời tiết ổn định ít xảy ra thiên tai.
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Là vùng kinh tế năng động, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công
nghiệp hóa, nhu cầu về dịch vụ sản xuất rất lớn.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ, có Thành
phố Hồ Chí Minh: đầu mối giao thông lớn hàng đầu của cả nước, có thể đi đến
nhiều thành phố trong và ngoài nước bằng nhiều loại hình giao thông.
C. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
1. Trình bày thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế -
xã hội của vùng ĐBSCL?
Trả lời :
- Địa hình thấp,bằng phẳng chủ yếu là đồng bằng
- Đất : gần 4 triệu ha (2,5 triệu đất phèn và mặn; 1,2 triệu đất phù sa ngọt)
- Rừng ngập mặn trên bán đảo Cà Mau và ven biển chiếm diện tích lớn
- Khí hậu nóng ẩm,lượng mưa dồi dào
- Tài nguyên nước từ sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn.Hệ thông
kênh,rạch chằng chịt.Vùng nước mặn ,nước lợ cửa sông,ven biển rộng lớn,

- Nguồn hải sản cá tôm và hải sản quý hết sức phong phú.Biển ấm quanh
năm,ngư trường lớn,nhiều đảo và quần đảo đem lại thuận lợi để khai thác
hải sản
2. Ý nghĩa việc cải tạo đất mặn, đất phèn ở ĐBSCL ?
Trả lời: Việc cải tạo đất phèn và đất mặn là vô cùng quan trọng.Dất phèn đất
mặn chiếm diện tích rất lớn 2,5 triêu ha.Hai loại đất này có thể sử dụng trong
sản xuất với điều kiện phải cải tạo,trước hết là phải áp dụng biện pháp thau
chua ,rửa mặn,xây dựng hệ thống bờ bao,kênh rạch vừa thoát nước vào mùa
lũ,vừa giữ được nước ngọt vào mùa cạn.Đẩy mạnh cải tạo đất còn góp phần
tích cực vào việc phát triển KT-XH của vùng.
3. Nêu đặc điểm dân cư vùng ĐBSCL?
Trả lời:
- Là vùng đông dân đứng thứ hai sau vùng ĐB sông Hồng
- Thành phần dân tộc chủ yếu là người Khơ-me,Kinh,Hoa,Chăm
- Tình hình dân cư xã hội của DDBSCL :tình hình phát triển kinh tế ngày
càng cao,người dân có kinh nghiệm tốt trong sản xuất nông nghiệp hàng
hóa, thị trường tiêu thụ rộng lớn
4. Trình bày đặc điểm ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của
ĐBSCL?
Trả lời:
* Nông nghiệp
- Trồng trọt:
+ Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước > 50%
+ Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả
nước (năm 2002).
+ Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An,...
+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực ở nước ta.
+Là vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất nước: xoài, dừa, cam, bưởi …
- Chăn nuôi: Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh.
- Thủy sản:
+ Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước, nhiều nhất là các tỉnh Kiên
Giang, Cà Mau, An Giang
+ Nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh
- Nghề rừng :
+ Trông rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau
+ Tích cực phòng chống cháy rừng ,bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh
thái ngập mặn
 Công nghiệp:
- Tỉ trọng thấp (20% GDP toàn vùng)
- Các ngành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao
nhất65%), vật liệu xây dựng(chiếm 12%), cơ khí nông nghiệp và một số ngành
công nghiệp khác(chiếm 23%).
* Dịch vụ:
- Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, vận tải thủy và du
lịch sinh thái bắt đầu phát triển.
+ Xuất khẩu: hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.
+ Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động
giao lưu kinh tế.
- Du lịch sinh thái khởi sắc.
5. ĐBSCL có điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất cây
lương thực lớn nhất cả nước?
Trả lời:
Những điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất
lương thực lớn nhất của cả nước:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng 3
triệu ha, chiếm gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước.
+ Đất đai màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc theo sông Tiền và sông Hậu,
thích hợp cho việc trồng lúa với quy mô lớn.
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, nguồn nước sông ngòi
tương đối dồi dào, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ lúa.
+ Sông ngòi kênh rạch chằng chịt, với hệ thống sông Tiền sông Hậu tạo nên tiềm
năng về cung cấp phù sa màu mỡ, nguồn nước tưới cho sản xuất nông, cải tạo đất
phèn, đất mặn.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào,người dân có truyền thống trông lúa nước
+ Người dân cần cù ,năng động thích ứng với sản xuất hàng hóa
+ Hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh
+ Được Nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật (thủy lợi, trạm, trại
giống ...) ,
+ Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lương thực phát triển rộng.
- Nhu cầu lớn của thị trường trong nước và xuất khẩu
6. Phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa
ntn đối với sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL?
Trả lời
- Tiêu thụ gnuyeen liệu phong phú của nông nghiệp ,kích thích nông nghiệp
phát triển
- Hỗ trợ về nguồn thức ăn cho chăn nuôi ,tạo điều kiện để chăn nuôi phát
triển
- Gia tăng giá trị hàng hóa của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường và đặc
biệt là thị trường thế giới
7. Đồng Bằng SCL có thế mạnh nào phát triển nghề nuôi trồng và đánh
bắt thủy sản?
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt
thủy sản do:
+ Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng
điểm Cà Mau - Kiên Giang.
+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích
hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước
của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.
+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt
quanh năm.
+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.
+ Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm
nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.

D. Phát triển tổng hợp kinh tế biển


1. Kể tên các bộ phận biển Việt Nam
Trả lời:
- Nội thủy
- Lãnh hải
- Thềm lục địa
- Vùng tiếp giáp kinh tế lãnh hải
- Vùng đặc quyền kinh tế
2. Các đảo ven bờ nước ta chủ yếu tập trung ở các vùng biển thuộc tỉnh
nào?
- Quảng Ninh,Khánh Hòa,Hải Phong,Kiên Giang
3. Kể tên các đảo có diện tích khá lớn và số dân khá đông?
- Các đảo có diện tích lớn: phú quốc,cát bà
- Các đảo có dân số khá đông:phú quốc,phú quý,cát bà,lý sơn ,côn đảo
4. Kể tên các ngành kinh tế biển
- Khai thác và nuôi trồng ,bế biến hải sản
- Du lịch biển đảo
- Khai thác hoáng sản biển
- Giao thông vận tải biển

E. Kể tên dựa vào Atlat


- Các trung tâm kinh tế, trung tâm công nghiệp mỗi vùng…

- Các tỉnh thuộc vùng kinh tế phía nam

- Các cây công nghiệp mỗi vùng….

- Kể tên các loại đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long…

You might also like