You are on page 1of 7

NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN ÔN TẬP GIỮA HK2

Khu vực Tây Nam Á


I. Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí
-Gồm 20 quốc gia, diện tích khoảng 7 triệu km2
-Nằm ở phía tây nam châu Á
-Vị trí tọa độ: từ vĩ độ 120B đến 420B, từ kinh độ 270Đ đến 730Đ
-Vị trí tiếp giáp: giáp châu Phi, châu Âu, khu vực Trung Á, Nam Á, giáp nhiều biển và vịnh biển (Biển Đỏ,
Biển Đen, Biển Địa Trung Hải…) thông ra Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương => là cầu nối giữa 3 châu lục Á,
Âu, Phi
-Nằm trên vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải
Ý nghĩa:
-Có vị trí địa chính trị quan trọng do nằm giữa 3 châu lục, án ngữ tuyến đường giao thông quan trọng bậc nhất
thế giới, có tuyến đường biển huyết mạch dẫn đến các mỏ dầu khí trữ lượng lớn
II. Điều kiện tự nhiên
1. Địa hình và đất
-Có các dạng địa hình gồm núi, sơn nguyên và đồng bằng
-Địa hình núi, sơn nguyên gồm dãy Cáp-ca, dãy Hin-đu Cúc, sơn nguyên I-ran, A-rap, A-na-tô-li, đất chủ yếu
là đất nâu đỏ xa van
-Địa hình chia cắt, hiểm trở => gây khó khăn cho giao thông, trồng trọt, cư trú
-Có thể phát triển chăn nuôi gia súc
-Địa hình đồng bằng bao gồm đồng bằng Lưỡng Hà, các đồng bằng nhỏ ven vịnh Péc-xích, Địa Trung Hải. Đất
phù sa màu mỡ
-Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và cư trú
-Có nhiều hoang mạc, đất xám hoang mạc không thuận lợi cho canh tác
2. Khí hậu
•Nằm trong đới khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới với kiểu khí hậu lục địa là chủ yếu nên khô nóng vào mùa hạ,
khô lạnh vào mùa đông
=> Khí hậu ít thuận lợi cho cư trú và trồng trọt
3. Sông, hồ
•Mạng lưới sông ngòi thưa thớt.
•Hai con sông lớn là Ti-grơ và Ơ-phrát hình thành nên đồng bằng Lưỡng Hà màu mỡ thuận lợi cho canh tác
nông nghiệp và đây cũng là nơi phát triển nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại
•Các sông khác thường ít nước, thiếu nước canh tác cho sản xuất và sinh hoạt
•Các hồ lớn và có giá trị là hồ Van (Thổ Nhĩ Kỳ), hồ Ga-li-lê (I-xra-en), Biển Chết…
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước quan trọng nhưng nguồn nước ngầm thường nằm sâu và khó khai thác
4. Khoáng sản
•Sở hữu trên 50% lượng dầu mỏ và 40% lượng khí tự nhiên của thế giới, tập trung ở các quốc gia vùng vịnh
Péc-xích.
Các tài nguyên khoáng sản khác như than đá, sắt, crôm, đồng, phốt phát…
5. Sinh vật
Sinh vật nghèo nàn. Hoang mạc và bán hoang mạc là cảnh quan điển hình
6. Biển
•Tiếp giáp nhiều biển là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, nhất là giao thông đường biển thông qua
tuyến đường thương mại trên biển Đỏ, biển Địa Trung Hải…
Ngoài ra, một số vùng biển có thể phát triển ngành thủy sản và du lịch biển
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
•Số dân: là khu vực ít dân. Năm 2020, số dân là 402,5 triệu người
=> thị trường nhỏ
•Gia tăng dân số: tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn khá cao, 1,6% năm 2020
=> Gia tăng lực lượng lao động trong tương lai.
•Thành phần dân cư: phần lớn là người Ả-rập (chiếm hơn 50%). Ngoài ra còn các dân tộc khác như Thổ Nhĩ
Kỳ, Ba Tư, Do Thái…
=> thuận lơi về đa dạng về văn hóa nhưng sẽ dễ phát sinh mâu thuẫn giữa các dân tộc, tiềm ẩn nguy cơ gây
xung đột sắc tộc…
•Cơ cấu dân số:
•Theo giới: tỉ lệ nam nhiều hơn nữ và có xu hướng tăng (năm 2020, nam chiếm 52%)
•Theo tuổi: cơ cấu dân số trẻ, nhiều nước đang bước vào thời kì dân số vàng
=>lực lượng lao động dồi dào, phần lớn dân cư trong tuổi lao động, tuổi phụ thuộc ít
chênh lệch giới tính dẫn đến các hệ quả về tình trạng hôn nhân gia đình, điều chỉnh cơ cấu lao động phù hợp
với cơ cấu dân số theo giới
•Phân bố dân cư: mật độ dân số thấp và phân bố không đều, tập trung đông đúc ở vùng phía bắc, đồng bằng,
ven biển và những vùng tập trung dầu khí
=> Khó khăn trong việc phân bố các trung tâm kinh tế, cơ sở hạ tầng
•Tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2020 là 72%
=> Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế
2. Xã hội
•Tôn giáo: là nơi khởi nguồn của 3 tôn giáo chính là Do Thái giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo
•Là nơi xuất hiện của một trong các nền văn minh cổ đại, có nhiều di sản vật thể và phi vật thể được UNESCO
công nhận
•Có nhiều lễ hội, phong tục tập quán truyền thống đặc sắc
=> thuận lợi cho phát triển du lịch
•Chất lượng cuộc sống của dân cư ngày càng được nâng cao nhưng có sự phân hóa giữa các nước
•Có các xung đột sắc tộc, tôn giáo, xảy ra trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia, chịu sự can thiệp của các
cường quốc dẫn đến tình hình chính trị bất ổn
=> Khó khăn rất lớn cho sự phát triển kinh tế
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1. Quy mô GDP
-Khu vực Tây Nam Á có quy mô GDP tăng liên tục
-Quy mô GDP có sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia
Nguyên nhân:
- Do sự phân bố tài nguyên dầu mỏ không đều giữa các quốc gia
- Do chính sách phát triển và mức độ đầu tư khoa học – công nghệ của các quốc gia khác nhau
- Do sự tác động của các cường quốc trên thế giới
2. Tăng trưởng kinh tế
-Tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động
Nguyên nhân: do ảnh hưởng từ sự bất ổn xã hội, cuộc chiến giá dầu, khủng hoảng kinh tế…
3. Cơ cấu kinh tế
-Nông nghiệp: chiếm 10% GDP
-Công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80% GDP và có xu hướng tăng
Nguyên nhân:
Do sự bất lợi về khí hậu, địa hình, đất nên nông nghiệp gặp nhiều khó khăn
Do sự giàu có về tài nguyên dầu khí thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và dịch vụ
V. Một số hoạt động kinh tế nổi bật
1. Nông nghiệp
-Trồng trọt: các sản phẩm chính là cây lương thực (lúa gạo, lúa mì), cây công nghiệp (bông, thuốc lá, cà
phê…), cây ăn quả. Phân bố: các quốc gia có ngành trồng trọt phát triển là Thổ Nhĩ Kỳ, I-ran, I-rắc…
-Chăn nuôi: kém phát triển, chăn thả là hình thức phổ biến. Phân bố: A-rập Xê-út, Xi-ri, I-ran…
Khai thác và nuôi trồng thủy sản: phát triển ở ven Địa Trung Hải (Thổ Nhĩ Kỳ), Biển Đỏ (A-rập Xê-út), vịnh
Péc-xích (Ô-man)
2. Công nghiệp
-Công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí là ngành then chốt và đóng góp lớn vào GDP của nhiều nước
-Công nghiệp dệt may phát triển khá mạnh
Công nghiệp thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng chưa thực sự phát triển nên phải nhập khẩu
3. Dịch vụ
-Phát triển giao thông quốc tế. Hàng hải là thế mạnh với nhiều cảng lớn là Ten A-víp (I-xra-en), En Cô-oét (Cô-
oét), I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ), A-đen (Y-ê-men)
-Đường hàng không là loại hình giao thông chính trong khu vực, các sân bay lớn nhất là Đu-bai (Các tiểu
vương quốc A-rập Thống nhất), Đô-ha (Ca-ta), An-ca-ra (Thổ Nhĩ Kỳ)
-Hoạt động ngoại thương nổi bật là xuất khẩu dầu khí với 2/3 mặt hàng xuất khẩu là nhiên liệu, dầu nhờn…Các
mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu thô, nông sản
- Du lịch: phát triển mạnh trong thời gian gần đây do đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và nhiều chính sách phát
triển du lịch

HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ


I. Vị trí địa lí
-Là quốc gia có diện tích rộng lớn, khoảng 9,5 triệu km2
-Lãnh thổ bao gồm 3 phần: phần trung tâm Bắc Mỹ (diện tích 8 triệu km 2), bán đảo A-la-xca (1,5 triệu km2) và
quần đảo Ha-oai (hơn 16 nghìn km2)
-Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây
-Giáp Bắc Băng Dương ở phía Bắc, Đại Tây Dương ở phía đông và Thái Bình Dương ở phía tây
Tiếp giáp Ca-na-da ở phía Bắc và Mê-hi-cô ở phía nam
=> Thuận lợi:
-Lãnh thổ rộng lớn, thiên nhiên đa dạng tạo điều kiện để phát triển kinh tế đa dạng
-Dễ dàng giao lưu với các nước khác trên thế giới bằng đường biển
-Tiếp giáp với 2 quốc gia có tài nguyên phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn
=>Khó khăn:
-Nằm cách xa các trung tâm kinh tế khác trên thế giới
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình và đất
-Phần trung tâm Bắc Mỹ:
+ Phía tây là hệ thống núi Coóc-đi-e với nhiều dãy núi trẻ, cao trên 3000m, xen giữa là các bồn địa và
cao nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc. Đất chủ yếu là đất đỏ nâu, đất xám hoang mạc và bán hoang
mạc
=>địa hình không thuận lợi cho giao thông và cư trú nhưng có nhiều cảnh quan đẹp
=>Ven Thái Bình Dương có các thung lũng và đồng bằng nhỏ đất màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
-Phần trung tâm Bắc Mỹ:
+ Phía đông là dãy A-pa-lát và vùng đồng bằng duyên hải Đại Tây Dương. A-pa-lát là dãy núi già, cao
1000 – 1500m, có nhiều thung lũng rộng tương đối thuận lợi cho cư trú và sản xuất nông nghiệp. Đồng
bằng ven biển Đại Tây Dương có diện tích khá lớn và bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho
trồng cây lương thực, cây ăn quả
+ Ở giữa là vùng đồng bằng rộng lớn. Đất chủ yếu là đất đen, đất phù sa…thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp và cư trú
-Bán đảo A-la-xca có địa hình rất đa dạng, nhiều núi trẻ xen kẽ các đồng bằng. Địa hình chia cắt không thuận
lợi cho giao thông và cư trú
-Quần đảo Ha-oai có nguồn gốc núi lửa, địa hình chủ yếu là đồi núi, các dạng địa hình bờ biển thuận lợi cho
phát triển du lịch
2. Khí hậu
•Khí hậu phân hóa đa dạng thành nhiều đới, nhiều kiểu khí hậu khác nhau
•Phía bắc chủ yếu là đới khí hậu ôn đới gồm ôn đới lục địa và ôn đới hải dương
•Phía nam chủ yếu là đới khí hậu cận nhiệt gồm cận nhiệt địa trung hải và cận nhiệt hải dương.
•A-la-xca có khí hậu cận cực
•Quần đảo Ha-oai có khí hậu nhiệt đới
=>Khí hậu thuận lợi cho sản xuất và cư trú, tạo thuận lợi cho việc đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi
=>Tuy nhiên, khí hậu cũng nhiều thiên tai như bão nhiệt đới, bão tuyết, lốc xoáy, vòi rồng…
3. Sông, hồ
•Hoa Kỳ có nhiều sông lớn, có giá trị nhiều mặt như thủy lợi, giao thông, thủy điện, du lịch
Hoa Kỳ có nhiều hồ lớn, nhất là vùng Ngũ Hồ nằm giữa biên giới Hoa Kỳ và Ca-na-da có giá trị về điều hòa
khí hậu, cung cấp nước, giao thông, thủy điện, du lịch
4. Sinh vật
•Thảm thực vật rất đa dạng, thay đổi từ bắc xuống nam, từ tây sang đông: đài nguyên phân bố ở A-la-xca, rừng
lá kim ở phía tây ven Thái Bình Dương, rừng lá rộng ở phía đông ven Đại Tây Dương
=>thuận lợi để phát triển lâm nghiệp, chế biến lâm sản
Động vật cũng rất đa dạng.
5. Khoáng sản
•Tài nguyên khoáng sản phong phú và giàu có bậc nhất thế giới với đầy đủ các nhóm khoáng sản quan trọng:
+ Khoáng sản năng lượng: than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên…
+ Khoáng sản kim loại đen: sắt, crôm…
+ Khoáng sản kim loại màu: đồng, vàng, chì, kẽm…
+ Khoáng sản phi kim loại: phốt phát
•Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng hàng đầu thế giới
=> Là cơ sở để phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản
6. Biển
•Tiếp giáp với nhiều đại dương, các biển lớn, vịnh biển lớn là tài nguyên rất quan trọng với Hoa Kỳ, là cơ sở để
phát triển các ngành kinh tế biển
•Tài nguyên sinh vật biển phong phú, nhiều loại có giá trị kinh tế cao thuận lợi để phát triển khai thác thủy sản
•Ven biển có nhiều vịnh thuận lợi để xây dựng cảng
•Nhiều bãi biển đẹp để phát triển du lịch biển
Thềm lục địa chứa dầu mỏ và khí tự nhiên thuận lợi cho khai thác khoáng sản biển
III. Dân cư
1. Quy mô và cơ cấu dân số
•Hoa Kỳ là nước đông dân, đứng thứ 3 thế giới (năm 2020 331,5 triệu người)
=> nguồn lao động và thị trường tiêu thụ rộng lớn
•Hoa Kỳ có cơ cấu dân số già, tỉ lệ người trên 65 tuổi có xu hướng tăng, người trong tuổi lao động chiếm tỉ lệ
cao
nguồn lao động dồi dào nhưng cũng phát sinh những khó khăn về giải quyết việc làm, tăng chi phí cho y tế và
phúc lợi xã hội
2. Chủng tộc và vấn đề nhập cư
•Dân cư Hoa Kỳ gồm nhiều chủng tộc và dân tộc với nhiều phong tục, tập quán khác nhau hình thành nền văn
hóa đa dạng
=>tạo nên sự phong phú, linh hoạt trong đời sống và kinh tế xã hội
=>Nhưng cũng gây khó khăn nhất định trong quản lí xã h
•Hoa Kỳ là đất nước của những người nhập cư đến từ các châu lục khác nhau
=> Đem lại cho Hoa Kỳ nguồn lao động có trình độ cao, giàu kinh nghiệm sản xuất
3. Phân bố dân cư
•Mật độ dân số của Hoa Kỳ năm 2020 là 35 người/km2, thuộc loại thấp so với thế giới
•Dân cư Hoa Kỳ phân bố không đều, tập trung đông ở các bang ven biển, nhất là ven Đại Tây Dương, thưa thớt
ở các bang nội địa và vùng phía tây
Hoa Kỳ có trình độ đô thị hóa cao, tỉ lệ dân thành thị năm 2020 là 82,7%. Dân cư không tập trung ở đô thị trung
tâm mà chủ yếu sống ở vùng phụ cận và các đô thị vệ tinh
IV. Nền kinh tế hàng đầu thế giới
1. Biểu hiện
-Quy mô GDP lớn nhất thế giới
-GDP/người cao hàng đầu thế giới
-Cơ cấu kinh tế đa dạng
-Nền kinh tế Hoa Kỳ ảnh hưởng lớn tới kinh tế các nước trên thế giới
2. Nguyên nhân
-Vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hóa
-Tài nguyên thiên nhiên phong phú
-Nguồn lao động dồi dào, có trình độ kĩ thuật, năng suất cao
-Tham gia toàn cầu hóa kinh tế, phát triển nền kinh tế tri thức từ sớm, kinh tế thị trường phát triển ở mức độ rất
cao
-Quá trình sản xuất gắn liền với nghiên cứu khoa học – kỹ thuật
V. Các ngành kinh tế
1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
-Đặc điểm chung:
+ Có nền nông nghiệp phát triển bậc nhất thế giới
+ Chỉ chiếm 0,9% GDP, sử dụng gần 1% lao động nhưng vẫn tạo ra khối lượng sản phẩm đứng đầu thế
giới
a. Nông nghiệp
-Có quy mô lớn, năng suất cao
-Hình thức chủ yếu là các trang trại với quy mô rất lớn, chủ yếu sử dụng máy móc và kĩ thuật hiện đại
-Các cây trồng chính: lúa mì, lúa gạo, ngô (phân bố: lược đồ)
-Các vật nuôi chính: bò, lợn, gia cầm (phân bố: lược đồ)
-Là nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới
-Phân bố:
+ Phía nam Ngũ Hồ là vùng chuyên canh cây thực phẩm, chăn nuôi bò sữa
+ Đồng bằng Trung tâm chuyên canh lúa mì, ngô
+ Phía nam, ven vịnh Mê-hi-cô trồng lúa gạo, bông, đậu tương. Đồng bằng Lớn chăn nuôi bò thịt
b. Lâm nghiệp
-Có quy mô lớn và mang tính công nghiệp
-Sản lượng gỗ tròn lớn nhất thế giới
-Trồng rừng ngày càng được chú trọng
-Phân bố: tập trung ở vùng núi Rốc-ki, ven vịnh Mê-hi-cô
c. Thủy sản
-Khai thác thủy sản phát triển mạnh do có nguồn lợi thủy sản dồi dào, phương tiện và công nghệ khai thác hiện
đại
-Sản lượng thủy sản khai thác đứng thứ 6 thế giới
-Sản lượng thủy sản nuôi trồng còn thấp và đang tăng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn và bảo vệ, duy trì
nguồn lợi thủy sản tự nhiên
2. Công nghiệp
-Đặc điểm chung:
+ Là cường quốc công nghiệp của thế giới
+ Chiếm 18,4% GDP và 10% lực lượng lao động nhưng giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 2 thế giới
+ Là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ
+ Sản xuất công nghiệp tập trung mạnh nhất ở khu vực đông bắc. Từ cuối TK 20, có sự chuyển dịch dần
về các bang phía nam và ven Thái Bình Dương, hình thành Vành đai Mặt Trời
-Cơ cấu công nghiệp rất đa dạng, nhiều ngành có trình độ KH-CN và kĩ thuật cao, sản lượng đứng hàng đầu thế
giới
+ Công nghiệp năng lượng: khai thác than, dầu mỏ và khí tự nhiên. Sản lượng điện đứng thứ 2 TG gồm
thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử, dẫn đầu thế giới về điện tái tạo
+ Công nghiệp chế biến: chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu, các ngành công nghiệp truyền thống giảm tỉ
trọng, các ngành hiện đại với công nghệ cao tăng tỉ trọng
* Công nghiệp hàng không – vũ trụ: phát triển hàng đầu thế giới, các sản phẩm nổi bật là máy
bay, linh kiện, tàu vũ trụ, vệ tinh…phân bố ở ven vịnh Mê-hi-cô, ven Thái Bình Dương
* Công nghiệp điện tử - tin học: rất phát triển với các sản phẩm linh kiện điện tử, phần mềm,
chất bán dẫn chiếm lĩnh thị trường thế giới. Phân bố tập trung ở khu vực đông bắc và phía tây
3. Dịch vụ
-Đặc điểm chung:
+ Là ngành có vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế Hoa Kỳ với quy mô và mức độ hiện đại đứng
đầu thế giới
+ Chiếm 80,1% GDP và 80% lực lượng lao động
+ Hoạt động dịch vụ rất đa dạng, gồm nhiều lĩnh vực, không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng trên toàn
thế giới
a. Thương mại
-Nội thương có quy mô đứng đầu TG, sức mua lớn và là động lực của nền kinh tế
-Ngoại thương: Hoa Kỳ là cường quốc về ngoại thương với tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020
chiếm 10,7% toàn TG
-Các mặt hàng xuất khẩu chính: nông sản (đậu tương, ngô, hoa quả), sản phẩm công nghiệp (hóa chất, máy
móc, thiết bị giao thông, thiết bị thông tin, dược phẩm, hàng tiêu dùng)
-Các mặt hàng nhập khẩu chính: nông sản (thủy sản, hoa quả), nguyên liệu thô (dầu thô), thiết bị công nghiệp,
hàng tiêu dùng
-Các đối tác thương mại chính là Ca-na-đa, Mê-hi-cô, EU, Trung Quốc, Nhật Bản
b. Giao thông vận tải
Hệ thống giao thông vận tải của Hoa Kỳ hiện đại bậc nhất thế giới, trải rộng trên khắp lãnh thổ, phục vụ đắc lực
cho phát triển KTXH
-Đường ô tô: giữ vai trò chủ yếu trong vận tải đường bộ, có khoảng 6,5 triệu km đường ô tô, lớn nhất thế giới.
Hệ thống đường cao tốc có chất lượng tốt, thuận lợi cho việc thông thương giữa các bang
-Hoa Kỳ có số lượng sân bay nhiều nhất thế giới, các sân bay lớn nhất là Át-lan-ta, Si-ca-gô, Lốt An-giơ-lét,
Đa-lát
Đường sắt và tàu điện ngầm rất phát triển, có chiều dài lớn nhất thế giới. Hệ thống đường sắt được tự động hóa
cao và trải rộng khắp đất nước, chuyên chở 30% lượng hàng hóa
-Đường sông, hồ có trên 41 nghìn km, gồm 3 hệ thống chính là sông Mi-xi-xi-pi, Ngũ Hồ và các sông ven biển
-Đường biển có vai trò hết sức quan trọng trong ngoại thương. Các cảng hoạt động nhộn nhịp nhất là Niu Oóc-
lin, Lốt An-giơ-lét, Hao-xtơn, Niu Oóc
c. Tài chính ngân hàng
-Là một trong các thị trường tài chính lớn nhất và ảnh hưởng nhất TG
-Chiếm hơn 20% GDP và thu hút 4% lực lượng lao động
-Các tổ chức tài chính ngân hàng của Hoa Kỳ hoạt động rộng khắp thế giới, đem lại nguồn thu lớn và nhiều lợi
thế cho kinh tế
-Trung tâm tài chính quan trọng nhất là Niu Oóc
d. Du lịch
-Là một trong những ngành dịch vụ quan trọng của Hoa Kỳ, phát triển nhờ nguồn tài nguyên du lịch phong
phú, cơ sở vật chất cho du lịch có chất lượng cao, hiện đại
Năm 2019, số lượt khách du lịch đứng thứ 3 thế giới, doanh thu du lịch đứng đầu thế giới
VI. Sự phân hóa lãnh thổ kinh tế
-A-la-xca có hoạt động kinh tế chủ yếu là khai thác dầu khí, đánh cá, khai thác gỗ và nuôi tuần lộc
-Ha-oai có du lịch là ngành kinh tế chính, ngoài ra còn phát triển trồng cây công nghiệp nhiệt đới

You might also like