You are on page 1of 20

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hoa Kỳ là một quốc gia công nghiệp phát triển nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú, đa dạng, hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật sớm được hoàn thiện và phát triển, người lao
động bản địa cùng với số lượng người nhập cư lớn có trình độ cao được tận dụng tối đa
trong môi trường kinh doanh theo định hướng thị trường tự do đã cho ra những sản phẩm có
chất lượng cao tạo ra một thị trường tiêu thụ lớn. Là một quốc gia với mức sống, thu nhập
cao, là nền kinh tế năng động hàng đầu Thế giới, có sức ảnh hưởng và chi phối kinh tế toàn
cầu. Trong giai đoạn 2005 - 2021, kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua nhiều biến động, thách thức và
cơ hội, như cuộc khủng hoảng tài chính, đại dịch Covid - 19, cuộc chiến thương mại, sự đổi
mới công nghệ và sự thay đổi chính trị nhưng Hoa Kỳ vẫn giữ được vị trí hàng đầu Thế
giới. Dù vậy, để có được những thành công như ngày hôm nay, Hoa Kỳ cũng đã phải trải
qua rất nhiều những khó khăn và thách thức.
2. Lịch sử nghiên cứu
Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2021
3. Nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu
- Nhiêm vụ: để có cái nhìn tổng quát về những yếu tố tác động đến kinh tế Hoa Kỳ
cũng như sự phát triển của các ngành kinh tế trong giai đoạn 2005 – 2021.
- Giới hạn: từ năm 2005 đến năm 2021
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
- Mặc dù phải đối mặt với những thách thức ở cấp độ trong nước cùng với bối cảnh
toàn cầu đang biến đổi nhanh chóng, nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn là nền kinh tế lớn nhất
và quan trọng nhất trên thế giới. Nghiên cứu để thấy được những thách thức cũng
như những biến động của Hoa Kỳ giai đoạn 2005 – 2021
NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan những yếu tố tác động đến kinh tế Hoa Kỳ và quá trình trở
thành nền kinh tế hàng đầu Thế giới
I. Những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến kinh tế Hoa Kỳ
1. Vị trí địa lý tác động đến kinh tế
Hoa Kỳ có phần lãnh thổ nằm ở trung tâm của lục địa Bắc Mỹ, tiếp giáp với 2 quốc gia
lớn ở phía Bắc và phía Nam lần lượt là Ca-na-đa và Mê-hi-cô. Nhờ tiếp giáp với 2 quốc gia
trên đã tạo điều kiện cho Hoa Kỳ có thêm thị trường tiêu thụ hàng hóa, đồng thời đó là
những quốc gia có nguồn tài nguyên phong phú cung cấp nguyên – vật liệu dồi dào giúp
Hoa Kỳ phát triển kinh tế. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn tiếp giáp với 2 đại dương lớn ở phía Đông
và phía Tây lần lượt là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương giúp cho Hoa Kỳ có điều kiện
để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển như khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch
biển, khoáng sản biển, giao thông vận tải biển. Bên cạnh đó, việc tiếp giáp với 2 vùng biển
rộng lớn còn giúp thuận tiện trong việc thông thương, giao lưu hàng hóa và hợp tác cùng
phát triển với các quốc gia trong và ngoài khu vực. Không chỉ có những thuận lợi, vị trí địa
lý ở xa so với các châu lục như châu Á, châu Âu,…dẫn đến tình trạng các hoạt động nhập
khẩu cũng như xuất khẩu sang các thị trường châu Á, châu Âu,…gặp khó khăn về phương
tiện, khoảng cách,…dẫn đến tốn nhiều chi phí vận chuyển.
2. Phạm vi lãnh thổ tác động đến kinh tế
Lãnh thổ Hoa Kỳ rộng lớn với diện tích khoảng 9,8 triệu km 2 gồm 3 bộ phận là phần
đất ở trung tâm của lục địa Bắc Mỹ, phần ở Tây Bắc của lục địa Bắc Mỹ là bang Alaxca và
bang Ha-oai nằm ở giữa Thái Bình Dương. Nhờ có lãnh thổ rộng lớn, hình dạng lãnh thổ
cân đối làm cho thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng, nguồn tài nguyên dồi dào thuận lợi cho
phân bố sản xuất và đầu tư xây dựng hệ thống giao thông vận tải.
3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tác động đến kinh tế Hoa Kỳ
- Địa hình và đất đai: phần lãnh thổ Hoa Kỳ nằm ở trung tâm lục địa Bắc Mỹ và phân
thành ba vùng tự nhiên với các đặc điểm khác nhau, mỗi vùng sẽ có những thế mạnh riêng
để phát triển kinh tế, cụ thể:
+ Vùng phía đông ven biển Đại Tây Dương là đồng bằng ven Đại Tây Dương và dãy
núi già A-pa-lát (Appalachian). Vùng núi A-pa-lát có tài nguyên khoáng sản dồi dào như
than, sắt,…;nguồn thuỷ năng phong phú. Vùng có các loại đất chủ yếu như đất phù sa tập
trung ở ven biển, đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất nâu xám rừng lá rộng ôn đới,...thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp, các loại đất như đất phù sa, đất đỏ vàng, đất nâu xám,...phù hợp cho
sự phát triển của đa dạng cây trồng.
+ Vùng phía tây là khu vực cao nhất của lãnh thổ, gồm dãy núi đá Rốc-ki (Rocky), dãy
Ca-xoát (Cascade), dãy Nê-vê-đa (Nevada), xen giữa là các sa mạc, bồn địa, cao nguyên
như bồn địa Lớn, cao nguyên Cô-lô-ra-đô (Colorado). Các loại đất chủ yếu của vùng là đất
đen, đất đỏ nâu rừng cây bụi lá cứng, đất nâu xám rừng lá rộng ôn đới,...Các khu vực đồi
núi có nguồn tài nguyên khoáng sản và thuỷ năng dồi dào, thuận lợi cho việc phát triển một
số ngành công nghiệp như công nghiệp khai khoáng, đóng tàu, cơ khí, hóa dầu,...Nhưng bên
cạnh đó địa hình đồi núi không được thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác tài
nguyên,...
+ Vùng trung tâm là vùng có diện tích rộng nhất của lãnh thổ gồm đồng bằng Lớn,
đồng bằng Trung tâm, đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô. Vùng trải dài từ khu vực Ngũ Hồ ở
phía bắc đến đồng bằng ven biển ở phía nam và từ dãy núi đá Rốc-ki ở phía tây sang dãy núi
A-pa-lát ở phía đông. Các loại đất chủ yếu của vùng là đất đen, đất xám hoang mạc, đất nâu
xám rừng lá rộng ôn đới,...Vùng có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và các
ngành kinh tế khác như công nghiệp chế biến thực phẩm, ngành dệt – may, điện nguyên
tử,...Tuy nhiên vùng thường hay xảy ra ngập lụt vào mùa mưa ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp.
- Khí hậu: do ảnh hưởng của địa hình và lãnh thổ nên khí hậu của Hoa Kỳ phân hóa đa
dạng: phần lãnh thổ phía bắc chủ yếu nằm trong đới khí hậu ôn đới với các kiểu khí hậu ôn
đới lục địa và ôn đới hải dương thuận lợi cho sự phát triển của cây lương thực và cây công
nghiệp như lúa mì, ngô, lạc, củ cải đường,…xen lẫn với những vùng đồng cỏ chăn nuôi
những đàn lợn là chủ yếu và một phần nhỏ là vùng rừng nằm ở phía Tây Bắc. Phần lãnh thổ
phía nam nằm trong đới khí hậu ôn đới và cận nhiệt với các kiểu khí hậu chủ yếu như ôn đới
lục địa, cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt gió mùa,...thuận lợi để phát triển và trồng
trọt cây lương thực và cây công nghiệp như cây lúa, bông, cây ăn quả,…xen lẫn với vùng
đồng cỏ chăn nuôi bò là chủ yếu, khí hậu thích hợp nên vùng rừng tập trung nhiều tại phía
Nam. Sự phân hóa đa dạng về khí hậu góp phần tạo nên sự đa dạng về cơ cấu cây trồng, vật
nuôi,…
- Sông, hồ: hệ thống sông ngòi Hoa Kỳ dày đặc với khoảng trên 250 000 con sông. Có
nhiều hệ thống sông lớn như sông Missouri, sông Mi-xi-xi-pi,sông Rio Grande, sông Cô-lô-
ra-đô,...Hệ thống sông ngòi chủ yếu chảy ra Thái Bình Dương và Đại Tây Dương có giá trị
lớn trong ngành giao thông vận tải, du lịch, thủy lợi, phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt
thủy sản, thủy điện,...Bên cạnh đó Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có nhiều hồ nhất
trên thế giới. Hệ thống Ngũ Hồ nằm ở khu vực biên giới với Ca-na-đa gồm các hồ như hồ
Thượng, hồ Michigan, hồ Huron,...vừa có ý nghĩa về mặt tự nhiên như điều hòa khí hậu, tạo
môi trường sống cho các loài thủy sinh vừa có ý nghĩa về kinh tế - xã hội như cung cấp
nước cho sinh hoạt, sản xuất, phát triển du lịch, song song với đó là tạo điều kiện phát triển
nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
- Sinh vật: diện tích rừng tăng trong giai đoạn 2005 – 2021 từ khoảng 33,4% lên
khoảng 33,9% (năm 2021). Rừng lá rộng phân bố ở khu vực ven Đại Tây Dương, vịnh Mê-
hi-cô. Rừng lá kim phân bố chủ yếu ven Thái Bình Dương. Ở khu vực phía nam, ven Thái
Bình Dương phát triển rừng lá cứng địa trung hải. Các khu vực nằm sâu trong nội địa có
thảm thực vật xavan, thảo nguyên. Hoa Kỳ có hệ sinh thái đa dạng, nhiều loài động, thực vật
quý hiếm, có giá trị cao trong nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen, phục vụ ngành du lịch,...
- Khoáng sản: Hoa Kỳ là quốc gia có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú tập
trung ở vùng phía đông và vùng núi phía tây, nhiều loại có trữ lượng hàng đầu thế giới như
than, đồng, u-ra-ni-um, dầu mỏ, khí tự nhiên,...Lợi thế về tài nguyên khoáng sản giúp Hoa
Kỳ phát triển đa dạng các ngành công nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong việc xuất
khẩu khoáng sản cho nhiều nước trên Thế giới.
- Biển: Hoa Kỳ tiếp giáp với các vịnh, đại dương lớn như Thái Bình Dương, Đại Tây
Dương, Bắc Băng Dương, vịnh Mê hi-cô với đường bờ biển dài khoảng 20 000km, có nhiều
bãi cá, tôm,...Vùng biển có nguồn lợi hải sản phong phú, khoáng sản (khí tự nhiên và dầu
mỏ),...tạo điều kiện cho Hoa Kỳ phát triển tổng hợp kinh tế biến như đánh bắt và nuôi trồng
thuỷ sản, dịch vụ hàng hải, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển.
II. Các vấn đề xã hội ảnh hưởng đến kinh tế Hoa Kỳ
1. Dân cư và lao động
Bảng 1. Quy mô dân số, tỉ lệ dân thành thị và nông thôn ở Hoa kỳ, giai đoạn 2005 – 2021

Năm 2005 2010 2015 2020 2021


Số dân (triệu
295,5 309,3 320,7 331,5 332,0
người)
Tỉ lệ dân thành thị
79,9 80,8 81,7 82,7 82,9
(%)
Tỉ lệ dân nông
20,1 19,2 18,3 17,3 17,1
thôn (%)
Nguồn: WB, 2023
Hoa Kỳ là một quốc gia có đông dân số và liên tục tăng qua các năm với khoảng 332
triệu người (năm 2021) tăng gấp 1,1 lần so với năm 2005 (295,5 triệu người). Dân số Hoa
Kỳ chiếm 4,2% dân số toàn Thế giới (7 888 triệu người). Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng liên
tục trong giai đoạn 2005 – 2021, năm 2021 tỉ lệ dân thành thị khoảng 82,9% tăng gấp 1,03
lần so với năm 2005. Tỉ lệ dân nông thôn ở mức thấp và có xu hướng giảm qua các năm
trong giai đoạn 2005 – 2021, giảm khoảng 1,2 lần từ 20,1% (năm 2005) xuống còn 17,1%
(năm 2021). Dân số đông tạo thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội đồng thời tỉ lệ dân thành thị cao gấp nhiều lần so với tỉ lệ dân nông thôn tạo nguồn lao
động có trình độ, kĩ thuật cao tạo sự thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Bảng 2. Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động từ 15 – 64 tuổi (% trên tổng dân số) giai
đoạn 2005 – 2021.
Năm 2005 2010 2015 2020 2021
Tỉ lệ dân lao
73,9 72,4 71,4 71,7 75,0
động (%)
Nguồn: WB, 2023
Hoa Kỳ là quốc gia có đông dân, có tỉ lệ dân lao động cao trên 50%. Nhìn chung tỉ lệ dân
lao động có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005 – 2021 nhưng tăng không liên tục qua các
năm. Trong giai đoạn 2005 – 2015 tỉ lệ có xu hướng giảm từ 73,9% (năm 2005) xuống còn
71,4% (năm 2015), giảm khoảng 2,5%. Sở dĩ có sự giảm tỉ lệ trong giai đoạn này là vì ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới khiến cho các ngành kinh tế của Hoa Kỳ phát
triển chậm, ảnh hưởng đến tỉ lệ tham gia lao động. Giai đoạn 2015 – 2021 tỉ lệ dân lao động
tăng liên tục khoảng 3,6% đặc biệt là trong năm 2021 vì nhờ các chính sách khôi phục nền
kinh tế và thu hút nguồn lao động trong nước cũng như ngoài nước nên tỉ lệ tham gia lao
động có sự gia tăng nhanh chóng
2. Vấn đề nhập cư
Được mệnh danh là đất nước của những người nhập cư - Hoa Kỳ là một quốc gia có thành
phần dân cư đa dạng vì có số lượng người nhập cư lớn trên Thế giới và nhập cư là một trong
những nguyên nhân quan trọng trong tăng dân số của Hoa Kỳ. Trong tổng số dân, người có
nguồn gốc châu Âu chiếm khoảng 60%, nguồn gốc châu Phi là 12,5%, nguồn gốc từ khu
vực Mỹ La tinh chiếm 18,7%, từ châu Á là 5,8%, tỉ lệ còn lại là người bản địa (người Anh-
điêng) và người lai. Số dân lớn nhập cư vào Hoa Kỳ đã chiếm tỉ trọng cao trong tỉ lệ lao
động tại Hoa Kỳ góp phần vào các ngành như chiếm hơn 2/5 tổng số lao động trong ngành
Nông nghiệp, 1/4 tổ số lao động trong lĩnh vực khoa học máy tính và cao nhất trong ngành
chăm sóc sức khỏe, y tế với hơn 4 triệu người nhập cư (năm 2021). Người nhập cư vào đất
nước này đều là những người trẻ có tri thức nên đã cung cấp nguồn lao động dồi dào cho đất
nước mà không cần mất nhiều chi phí đầu tư ban đầu cho con người. Một lợi ích nữa cho
kinh tế Hoa Kỳ là mở rộng được thị trường tiêu thụ do người nhập cư vào, tạo nên sự đa
dạng về thành phần dân cư cững như văn hóa,…thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh
tế.
III. Nền kinh tế hàng đầu thế giới
1. Biểu hiện
Bảng 1. Quy mô GDP của Hoa Kỳ so với Thế giới một số nền kinh tế hàng đầu Thế
giới năm 2021 (tỉ USD)
Tên Thế giới Hoa Kỳ Pháp Đức Nhật Bản Anh
Quy mô GDP
97 529,7 25 315,1 2 959,4 4 278,5 5 005,5 3 141,5
(tỉ USD)
(Nguồn: WB, 2023)

GDP CỦA HOA KỲ SO VỚI THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ


QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN
120000
GDP (tỉ USD)

9 7530
100000

80000

60000

40000
2 5315
20000
2959 4279 5006 3142
0
Thế giới Hoa kì Pháp Đức Nhật Bản Anh

Hoa Kỳ là quốc gia có GDP hàng đầu Thế giới với 25 315,1 tỉ USD chiếm 25,9% GDP
toàn Thế giới (năm 2021). Tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ là 5,9% năm 2021. So với các
quốc gia đang phát triển ở các khu vực trên Thế giới thì Hoa Kỳ có quy mô GDP cao hơn rất
nhiều, so với nước Pháp quy mô GDP Hoa Kỳ cao hơn khoảng 8,6 lần; cao hơn nước Đức
khoảng 5,9 lần; cao hơn nước Nhật Bản khoảng 5,1 lần và cao hơn nước Anh khoảng 8,1
lần. Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn thế giới của Hoa Kỳ chiếm tỉ lệ cao khoảng
11,3%. GDP bình quân đầu người khoảng 70 219,4 USD (năm 2021). Nhiều sản phẩm của
Hoa Kỳ chiếm vị trí hàng đầu thế giới như sản phẩm ngành hàng không vũ trụ, chế tạo máy,
…Hoa Kỳ có nhiều trung tâm tài chính, kinh tế lớn trên thế giới. Trị giá xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn, chiếm 8,5% thế giới (2020), là nước dẫn đầu thế giới về lĩnh
vực trao đổi thương mại, tài sản trí tuệ.
Bảng . Chỉ tiêu GNI/người, chỉ số phát triển con người và cơ cấu GPD của một số
quốc gia phát triển, năm 2021

Quốc gia
Chỉ tiêu Hoa Kỳ Pháp Đức Nhật Bản Anh

Tổng thu nhập quốc gia


bình quân đầu người 63 253,5 35 018,6 39 986,6 44 743,8 30 094,3
(USD/người)
Chỉ số phát triển con người
0,921 0,903 0,942 0,925 0,929
(HDI)

Nông nghiệp, lâm


0,9 1,6 0,7 0,9 0,7
nghiệp, thủy sản
Công nghiệp, xây
Cơ cấu dựng 17,9 16,4 27,0 28,8 16,6
GDP
(%) Dịch vụ 77,6 70,6 62,8 70,0 72,3
Thuế sản phẩm
trừ trợ cấp sản 3,6 11,4 9,5 0,3 10,4
phẩm

(Nguồn: WB, UN, 2023)


Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI)
của Hoa Kỳ ở mức cao hơn so với các quốc gia phát triển còn lại. Theo tiêu chí phân nhóm
nước theo tổng thu nhập quốc gia bình quân của Ngân hàng Thế giới thì các quốc gia có
mức thu nhập trên 12 535 (USD/người) là những quốc gia có thu nhập cao và Hoa Kỳ nằm
trong tiêu chí có mức thu nhập cao. Cụ thể nhiều hơn gấp khoảng 1,8 lần so với GNI của
nước Pháp, nhiều hơn gấp khoảng 1,6 lần so với GNI của nước Đức, gấp khoảng 1,4 lần so
với nước Nhật Bản và gấp 2,1 lần so với GNI nước Anh.
HDI là chỉ số phát triển con người tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người dựa trên
các phương diện: sức khỏe (thể hiện qua tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh); tri thức (thể
hiện qua chỉ số giáo dục) và thu nhập (thể hiện qua tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu
người). HDI là thước đo tổng hợp, đánh giá toàn diện kết quả phát triển kinh tế – xã hội của
đất nước có giá trị từ 0 đến 1. HDI càng gần 1 có nghĩa là trình độ phát triển con người càng
cao. Trên Thế giới hiện tại chưa có quốc gia nào có chỉ số HDI bằng 1. Qua đó có thể thấy
chỉ số phát triển con người của Hoa Kỳ ở mức cao. Chỉ số HDI của các nước phát triển khá
ngang bằng nhau khoảng từ 0,8 đến 0,9 và chỉ số của Hoa Kỳ năm 2021 là 0,921 xếp thứ 21
trên toàn Thế giới.
Về cơ cấu GDP phân theo nhóm ngành có thể thấy Hoa Kỳ có cơ cấu GDP ở ngành dịch vụ
cao hơn ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng. Cơ cấu GDP
dịch vụ cao hơn các quốc gia phát triển còn lại. Khu vực dịch vụ đóng vai trò quan trọng,
nhiều trung tâm kinh tế tài chính của Hoa Kỳ có vị trí hàng đầu trong tài chính quốc tế.
2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan của kinh tế Thế giới: hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
và thứ hai xảy ra đã tạo cho Hoa Kỳ cơ hội phát triển. Là một quốc gia không phải chịu thiệt
hại của hai cuộc chiến tranh do tiếp giáp với hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại
Tây Dương, lại tận dụng thời cơ để bán vũ khí và phương tiện chiến tranh cho các nước
tham chiến, khi chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc tuy có xảy ra đại khủng hoảng kinh tế
vào những năm 1929 đến đầu năm 1934, nhưng Hoa Kỳ sớm vực dậy nền kinh tế bằng các
cải cách, các chính sách phù hợp với điều kiện thực tại và đã thành công để trở thành một
cường quốc không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị - xã hội.
- Nguyên nhân chủ quan: nhờ có vị trí địa lí tiếp giáp Đại Tây Dương và Thái Bình
Dương nên đã giúp cho Hoa Kỳ không bị chịu ảnh hưởng bởi hai cuộc chiến tranh thế giới
thứ I và thứ II cùng với vị trí thuận lợi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú giúp Hoa
Kỳ giao lưu, hợp tác với các nước trong khu vực và Thế giới. Một yếu tố khác giúp Hoa Kỳ
trở thành cường quốc kinh tế là áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, sức lao động
sớm được giải phóng, lao động sớm được nâng cao trình độ, năng suất được tăng cao. Bên
cạnh đó chính sách kinh tế của nhà nước, quốc gia này là thành viên của nhóm G7 (7 quốc
gia có nền kinh tế phát triển nhất bao gồm: Pháp, Đức, Italya, Nhật, Mỹ, Anh, Canada), G20
(đại diện cho 85% nền kinh tế toàn cầu và hai phần ba dân số thế giới, với các thành viên
chính gồm: G7, Liên minh châu Âu (EU), các nước Argentina, Úc, Brasil, Trung Quốc, Ấn
Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Ảrập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ), đóng vai trò
quan trọng trong các tổ chức này.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Nhờ có những nguồn lợi về tự nhiên như là một quốc gia rộng lớn, tài nguyên thiên
nhiên phong phú kết hợp với vị trí địa lí thuận lợi để cùng hợp tác phát triển với các quốc
gia trong và ngoài khu vực tạo tiền đề để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó kết hợp với nguồn
lực xã hội, có nguồn dân cư đông đảo cùng với lực lượng lao động lớn có kinh nghiệm và
trình độ, sớm áp dụng được các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại của Thế
giới kết hợp với các chính sách phát triển kinh tế hợp lý của nhà nước giúp cho Hoa Kỳ dù
có bị ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế và đại dịch Covid – 19 nhưng vẫn sớm
vươn lên mạnh mẽ trở thành một siêu cường quốc về kinh tế trên Thế giới hiện nay. Nhiều
lĩnh vực kinh tế của Hoa Kỳ (nhất là lĩnh vực công nghệ cao) qua các năm vẫn đứng đầu và
mang tính dẫn dắt đối với kinh tế Thế giới như công nghệ thông tin, hàng không vũ trụ,
dược phẩm, y tế. Nhiều sản phẩm kinh tế của Hoa Kỳ đứng đầu Thế giới về quy mô và giá
trị Ngoài ra quốc gia này còn là thành viên của các tổ chức kinh tế hàng đầu Thế giới như
G7, G20,…
Chương 2. Kinh tế Hoa Kỳ giai đoạn 2005 – 2021
1. Quá trình phát triển kinh tế giai đoạn 2005 – 2021
Bảng 2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ, giai đoạn 2005 – 2021

Năm 2005 2010 2015 2020 2021

Quy mô GDP (tỉ USD) 13 039,2 15 048,9 18 206,0 21 060,4 23 315,1

Tốc độ tăng trưởng (%) 3,5 2,7 2,7 -2,8 5,9


(Nguồn: WB, 2023)
QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA KINH TẾ
HOA KỲ, GIAI ĐOẠN 2005 - 2021

Tốc độ tăng trưởng (%)


Quy mô GDP (tỉ USD)
25000 2 3315 8
2 1060
20000 1 8206 6
Nhìn
1 5,049 5.9 4
vào 15000 1 3,039 biểu đồ
2
ta có 10000
2.7 2.7
thể thấy
3.5
quy mô 0 GDP (tỉ
USD) 5000 -2 của
Hoa Kỳ 0
-2.8
-4 lớn,
mặc dù 2005 2010 2015 2020 2021 kinh tế
thế giới Quy mô GDP Tốc độ tăng trưởng nói
chung và kinh
tế Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng mạnh của đại dịch Covid 19 nhưng quy mô GDP của Hoa Kỳ
vẫn liên tục tăng trong giai đoạn 2005 - 2021 từ 13 039,2 đến 23 315,1 tỉ USD (tăng gấp 1,8
lần). Tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ tăng trong giai đoạn 2005 – 2021 nhưng không
liên tục như GDP mà có sự biến động vào năm 2020, từ năm 2005 – 2010 giảm từ 3,5%
xuống còn 2,7% giai đoạn này tốc độ tăng trưởng giảm 0,8% do ảnh hưởng khủng hoảng
kinh tế trong những năm 2007 – 2008, cuộc khủng hoảng đã làm cho không chỉ Hoa Kỳ mà
kinh tế của toàn Thế giới cũng bị suy thoái nhưng qua đó cũng có thể thấy tốc độ tăng
trưởng có giảm nhưng không đáng kể. Giai đoạn 2010 – 2015 tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức
2,7%. Nhưng giai đoạn 2015 – 2020 có sự giảm mạnh từ 2,7% xuống còn -2,8% (giảm
5,5%) phần lớn là do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 vào khoảng cuối năm 2019 đầu
năm 2020 quốc gia này đã ban hành những chính sách và những quy định để giãn cách xã
hội cũng như là đóng cửa để hạn chế dịch bệnh bùng phát nên các hoạt động xuất nhập
khẩu, dịch vụ, nông nghiệp và đặc biệt là ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề, lạm phát cao
kỷ lục trong bối cảnh kinh tế thế giới đang dần phục hồi sau đại dịch Covid – 19. Năm 2021
là một năm ghi dấu sự phát triển một cách mạnh mẽ của một siêu cường quốc kinh tế khi tốc
độ tăng trưởng tăng một cách nhanh chống từ con số -2,8% lên 5,9% tức tăng 8,7%, điều
này cho thấy kinh tế Hoa kỳ đang có bước chuyển mình sau những cuộc khủng hoảng lớn
của kinh tế Thế giới cũng như đại dịch Covid – 19 nhờ có những biện pháp chủ động ứng
phó và những chính sách của các ban ngành, đoàn thể nên Hoa Kỳ từng bước thích nghi và
phục hồi đáng kể trong giai đoạn bình thường mới. Sự phát triển này đóng góp mạnh mẽ
vào sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ, y tế và
dịch vụ tài chính,…
2. Các ngành kinh tế

Giai đoạn 2005 – 2021 cơ cấu GDP các ngành kinh tế của Hoa Kỳ có sự thay đổi theo
xu hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng;
tăng tỉ trọng ngành dịch vụ. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giảm khoảng 0,3%.
Ngành công nghiệp, xây dựng giảm khoảng 3,3% và ngành dịch vụ tăng khoảng 3,6%. Hiện
nay, Hoa Kỳ đang tập trung vào thương mại, các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, chế tạo và
các lĩnh vực đòi hỏi trình độ khoa học – kĩ thuật cao,…
2.2. Nông nghiệp
2.1.2. Tình
NĂM 2005 hình NĂM 2021
3.6 1.2
phát 3.6 0.9
triển giai
đoạn
21.2 2005 17.9 -
2021
Năm 2005 2010 2015 2020 2021
Cơ cấu GDP74 77.6
1,2 1,0 1,0 0,9 0,9
(%)

(Nguồn: WB, 2023)

CƠ CẤU GDP NÔNG NGHIỆP CỦA HOA KỲ GIAI


ĐOẠN 2005 - 2021 (ĐƠN VỊ %)
1.3000
1.2000
1.2000

1.1000
1.0000 1.0000
1.0000
.9000 .9000
.9000

.8000
2005 2010 2015 2020 2021

Cơ cấu GDP nông nghiệp

Hoa Kỳ có một dải đồng bằng ven Đại Tây Dương và vùng trung tâm gồm Đồng bằng
Lớn, Đồng bằng Trung tâm, Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô có đất đai màu mỡ, khí hậu thích
hợp, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu GDP của Hoa Kỳ qua
các năm có sự biến động theo chiều hướng giảm trong giai đoạn 2005 – 2021 giảm từ 1,2%
xuống còn 0,9% (giảm 0,3%). Ngành nông nghiệp chỉ chiếm 0,9% GDP của Hoa Kỳ nhưng
đóng góp hơn 223 tỉ USD cho GDP Hoa Kỳ (năm 2021). Với nền nông nghiệp hàng đầu
Thế giới, nông nghiệp của Hoa Kỳ chủ yếu sản xuất theo hình thức trang trại, sử dụng các
phương tiện cũng như kĩ thuật hiện đại vào sản xuất nên các sản phẩm làm ra với số lượng
lớn, năng suất và chất lượng cao. Gồm có:
- Trồng trọt: Hoa Kỳ có khoảng 158 triệu ha đất trồng trọt. Vùng phân bố cây lương
thực và cây công nghiệp tập trung lớn ở Đồng bằng Trung tâm với các cây trồng chính là
ngô, lúa mì, lúa gạo, bông,...Vùng đồng cỏ chăn nuôi có ở bồn địa lớn, dãy Rốc-ki với cây
trồng chính là lạc, lúa mì, cây ăn quả,...Vùng ít hoặc không sản xuất nông nghiệp chiếm một
phần nhỏ ở phía tây và tây nam của Hoa Kỳ.
+ Theo báo cáo của USDA, sản lượng ngô và đậu tương tăng, dự trữ ngô và đậu tương
cũng tăng trong năm 2021. Theo Tóm tắt thường niên về sản xuất cây trồng năm 2021 do
cục thống kê nông nghiệp quốc gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố diện tích tăng
cùng với quá trình áp dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại vào quy trình sản xuất nên sản
lượng đậu tương cao kỉ lục trong những năm gần đây, sản lượng ngô cũng tăng 7% so với
năm 2020. Ngô được lưu trữ ở tất cả các vị trí đạt tổng cộng 11,6 tỷ giạ, trong khi đậu nành
đạt tổng cộng 3,15 tỷ giạ Bên cạnh đó diện tích thu hoạch ngũ cốc ở mức 85,4 triệu mẫu và
tăng 4% so với năm 2020.
+ Sản lượng đậu nành năm 2021 tăng 5% so với năm 2020. Với năng suất cao kỷ lục ở
21 bang, năng suất đậu nành trung bình ước tính là 51,4 giạ/mẫu, cao hơn 0,4 giạ so với
năm 2020 và cao thứ hai trong lịch sử.
+ Trong năm 2021, tổng sản lượng bông tăng 21% so với năm 2020. Diện tích thu
hoạch đạt 9,97 triệu mẫu, tăng 20% so với năm ngoái cùng kì năm 2020. Tất cả các kho dự
trữ lúa mì đều giảm 18% so với một năm trước đó. Tất cả lúa mì được lưu trữ ở tất cả các vị
trí vào ngày 1 tháng 12 năm 2021, đạt tổng cộng 1,39 tỷ giạ.
- Chăn nuôi: Hoa Kỳ có ngành chăn nuôi phát triển với các vật nuôi chủ yếu là lợn tập trung
ở phía Bắc, bò nuôi tập trung ở phía Nam ven vịnh Mê-hi-cô, có số lượng đàn gia cầm hàng
đầu Thế giới. Ngoài ra còn chăn nuôi một số động vật khác như cừu, ngựa,...Hoa Kỳ sản
xuất nhiều loại sản phẩm chăn nuôi, bao gồm thịt, trứng, sữa, và các sản phẩm được chế
biến từ sữa. Thịt là sản phẩm chăn nuôi quan trọng của Hoa Kỳ. Thịt được sản xuất từ nhiều
loại động vật khác nhau, bao gồm gia súc, gia cầm, và lợn. Bên cạnh đó trứng và sữa cũng
là những sản phẩm quan trọng trong nông nghiệp Hoa Kỳ. Nhu cầu đối với sản phẩm chăn
nuôi ở Hoa Kỳ đang ngày càng tăng lên do sự gia tăng dân số, kinh tế phát triển, và sự thay
đổi trong thói quen ăn uống của người tiêu dùng. Cung cấp sản phẩm từ ngành chăn nuôi ở
Hoa Kỳ cũng đang tăng lên. Điều này là do sự gia tăng đầu tư vào ngành chăn nuôi và việc
áp dụng các phương pháp chăn nuôi tiên tiến, hiện đại như công nghệ sinh học, công nghệ
tự động, trí tuệ nhân tạo,...Ngành chăn nuôi tại Hoa Kỳ đã và đang mang lại nguồn thu nhập
ổn định cho một đại bộ phận người dân và xu hướng chăn nuôi mà Hoa Kỳ đang hướng đến
đó là tăng cường đầu tư vào các trang trại, quá trình sản xuất cũng như khâu đóng gói sản
phẩm, áp dụng các biện pháp chăn nuôi tiên tiến để có thể mang tới những sản phẩm chất
lượng và an toàn cho người tiêu dùng trong và ngoài nước.
- Lâm nghiệp: Hoa Kỳ có diện tích rừng lớn, đa dạng về kiểu rừng tập trung nhiều ở núi
Rốc-ki, vùng phía nam tiếp giáp với Mê-hi-cô, ven vịnh Mê-hi-cô. Diện tích rừng của Hoa
Kỳ bao gồm rừng lá hỗn hợp ôn đới, rừng lá kim sáng, rừng lá kim tối, rừng lá rộng, thảo
nguyên và thảo nguyên rừng. Gỗ là sản phẩm chính của ngành lâm nghiệp của Hoa Kỳ được
sử dụng trong xây dựng, sản xuất giấy, sản xuất đồ nội thất, và nhiều công dụng khác. Ngoài
ra gỗ vụn được sử dụng để sản xuất ván ép sử dụng trong trang trí nội thất,...Song song với
đó rừng còn là môi trường cho nghiên cứu khoa học, phát triển ngành khai thác, chế biến
lâm sản, du lịch,...Biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động tiêu cực đến rừng ở Hoa Kỳ
như tình trạng hạn hán, cháy rừng,...cần có những biện pháp kiểm soát kịp thời và hiệu quả.
- Hoa Kỳ giáp với các đại dương lớn là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng
Dương tạo điều kiện cho ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản phát triển, phát triển
mạnh ở ven Đại Tây Dương, ven vịnh Mê-hi-cô và Thái Bình Dương với các sản phẩm nổi
tiếng như cua, tôm hùm, cá hồi,... Ngành nuôi trồng thủy sản của Hoa Kỳ chủ yếu tập trung
vào việc sản xuất các loài cá nước ngọt, bao gồm cá hồi, cá chép, và cá da trơn. Các loài cá
nước mặn cũng được nuôi trồng ở Hoa Kỳ bao gồm tôm sú, cá ngừ, và cá hồi Đại Tây
Dương. Bên cạnh đó nuôi trồng thủy hải sản của Hoa Kỳ được thực hiện trong nhiều môi
trường khác nhau, bao gồm ao, hồ, lồng bè, và các trang trại thủy sản công nghiệp khác. Các
trang trại thủy sản công nghiệp thường sử dụng các hệ thống nuôi khép kín để kiểm soát
chất lượng nước và giảm thiểu ô nhiễm. Ngành nuôi trồng thủy sản của Hoa Kỳ đang ngày
càng phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với thực phẩm
thủy sản. Ngành này cũng đang nỗ lực để phát triển các phương pháp nuôi trồng bền vững
và không phá hủy môi trường tự nhiên của các loài động thực vật dưới nước.
- Phía tây nam của bán đảo A-la-xca là vùng đồng cỏ chăn nuôi và phần trung tâm là
vùng rừng, các vùng còn lại ít hoặc không sản xuất nông nghiệp
2.1.2. Sự thay đổi trong sản xuất ngành nông nghiệp theo lãnh thổ Hoa Kỳ
Các lãnh thổ sản xuất nông nghiệp Hoa Kỳ cũng có sự thay đổi lớn theo hướng đa
dạng hoá các loại nông sản nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng và khai thác hiệu quả
lợi thế về điều kiện tự nhiên. Các vành đai chuyên canh trước kia như: vành đai lúa mì, vành
đai rau, vành đai nuôi bò sữa,… đã chuyển thành vùng sản xuất nông sản hàng hóa. Nông
nghiệp phát triển mạnh ở vùng trung tâm, đồng bằng ven Đại Tây Dương, Ngũ Hồ,...Lâm
nghiệp phát triển mạnh ở các bang ven biển như Đại Tây Dương, bang A-la-xca,…
2.2. Công nghiệp
2.2.1. Tình hình phát triển giai đoạn 2005 - 2021
Năm 2005 2010 2015 2020 2021
Cơ cấu GDP (%) 21,2 19,3 18,6 17,5 17,9
(Nguồn: WB, 2023)

CƠ CẤU GDP CÔNG NGHIỆP CỦA HOA KỲ GIAI


ĐOẠN 2005 - 2021 (ĐƠN VỊ %)
Hoa Kỳ
có nền 22.0000
21.2 công
nghiệp 21.0000 rất phát
triển 20.0000 nhờ vào
19.3
điều 19.0000 18.6 kiện tự
nhiên 17.9 và tài
18.0000 17.5
nguyên thiên
17.0000
nhiên dồi dào,
có giá 16.0000 2005 2010 2015 2020 2021
trị cao,
lực lượng
lao Cơ cấu GDP công nghiệp động
đông cới
trình độ kỹ thuật và chuyên môn cao, sử dụng các công nghệ khoa học hiện đại, tiên tiến
hàng đầu thế giới,…đóng góp khoảng 17,9% vào cơ cấu GDP (năm 2021) tương đương
khoảng hơn 4 169 tỉ USD. Giá trị đóng góp của ngành công nghiệp không ngừng tăng trong
giai đoạn 2005 – 2021, từ hơn 2 765 tỉ USD (năm 2005) lên khoảng hơn 4 169 tỉ USD (năm
2021). Nhưng cơ cấu GDP công nghiệp của Hoa Kỳ giai đoạn 2005 – 2021 có xu hướng
giảm qua các năm, trong giai đoạn 2005 – 2021 giảm khoảng 3,3%. Sở dĩ có dự giảm cơ cấu
GDP ngành công nghiệp vì Hoa Kỳ đang chú trọng phát triển ngành dịch vụ hơn, cơ cấu
GDP của ngành dịch vụ ngày càng tăng quá các năm. Công nghiệp của Hoa Kỳ với các
ngành nổi bật như: khai thác dầu mỏ đứng đầu thế giới, sản xuất điện nguyên tử đứng hàng
đầu thế giới, năng lượng tái tạo được chú trọng phát triển đặc biệt là năng lượng mặt trời,
công nghiệp điện tử - tin học phát triển mạnh với các sản phẩm như chất bán dẫn, bộ vi
mạch, thiết bị máy tính đứng thứ hai thế giới, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có sản
phẩm đa dạng, đứng hàng đầu thế giới với lực lượng lao động tay nghề cao, đạt giá trị sản
xuất lớn, phân bố rộng rãi ở nhiều nơi.
- Hoa Kỳ là một cường quốc đứng đầu Thế giới trong lĩnh vực công nghiệp hàng không vũ
trụ, quốc phòng. Ngành này thu hút hơn 2 triệu lao động trong tổng số lao động cả nước,
đóng góp hơn 900 tỉ USD vào GDP (năm 2021). Ngành hàng không dân dụng của Hoa Kỳ
là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới, vận chuyển hàng triệu hành khách
và hàng hóa mỗi năm. Ngoài ra ngành hàng không quân sự của Hoa Kỳ là một trong những
ngành công nghiệp hàng đầu thế giới, cung cấp máy bay và thiết bị quân sự cho quân đội
Hoa Kỳ. Ngành du hành vũ trụ của Hoa Kỳ là một trong những ngành công nghiệp tiên tiến
nhất thế giới, phát triển các công nghệ mới để khám phá không gian. Ngành công nghiệp
hàng không vũ trụ, quốc phòng phát triển mạnh ở các bang Oa-sinh-tơn, Ca-li-phooc-ni-a,
các bang ở phía Nam như Tếch-dát, Phlo-ri-đa và một số bang ở phía Đông Bắc.
- Ngành điện tử - tin học cũng là ngành công nghiệp quan trọng đóng góp lớn vào cơ cấu
GDP, ngành này thu hút hơn 12 triệu việc làm. Các sản phẩm bao gồm một loạt các hoạt
động thiết kế, phát triển, phân phối và bán lẻ điện tử và thiết bị công nghệ thông tin. Như
sản xuất máy tính, linh kiện điện thoại, máy chơi game, các sản phẩm thiết bị mạng như bộ
định tuyến, bộ chuyển mạch, Hoa Kỳ là một nhà sản xuất phần mềm ứng dụng lớn bao gồm
Microsoft Office và Adobe Creative Suite,...Một số công ty hàng đầu trong lĩnh vực điện tử
- tin học tại Hoa Kỳ phải kể đến Amazon, Meta, IBM, Intel,…Các sản phẩm của Hoa Kỳ
cùn cấp cho hầu hết các thị trường trong quốc gia và Thế giới. Ngành này phân bố chủ yếu ở
các bang như Ô-ri-gơn, Ca-li-phooc-ni-a, Tếch-dát ở phía Nam và bang Ma-xa-chu-xét ở
phía Đông Bắc,…
- Công nghiệp thực phẩm có sản phẩm phong phú, phát triển mạnh. Các sản phẩm chính của
ngành bao gồm các sản phẩm từ thịt (bao gồm thịt bò, lợn, gia cầm, cừu,…), sữa và các sản
phẩm từ sữa, trái cây, rau quả, các sản phẩm từ ngành nông nghiệp như ngũ cốc, ngô, lúa
mì,… Ngành công nghiệp thực phẩm của Hoa Kỳ đang phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của người dân không chỉ trong mà còn ngoài nước. Ngành công nghiệp
thực phẩm còn đang được đầu tư các công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất như công
nghệ chế biến thực phẩm bằng laser và in 3D thực phẩm. Ngành này phân bố chủ yếu ở
bang Át-lan-ta, Niu Oóc, Can-dát Xi-ti, Mi-nê-a-pô-lít,…
- Công nghiệp điện lực của Hoa Kỳ là một ngành công nghiệp quan trọng, cung cấp điện
cho các hộ gia đình, các nhà máy sản xuất và cơ quan chính phủ của Hoa Kỳ. Ngành này
bao gồm nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử,…Các nguồn năng lượng chính để tạo ra điện
gồm có than, dầu mỏ, khí tự nhiên, năng lượng tái tạo (bao gồm năng lượng mặt trời, năng
lượng gió và thủy điện, chiếm khoảng 4% tổng sản lượng điện của Hoa Kỳ).
- Công nghiệp khai khoáng của Hoa Kỳ đứng đầu Thế giới rất phát triển dựa trên nguồn tài
nguyên khoáng sản phong phú như than chủ yếu tập trung ở khu vực phía Đông (vùng núi
A-pa-lát). Dầu mỏ và khí tự nhiên chủ yếu ở bang Tếch-dát, ven vịnh Mê-hi-cô, bán đảo A-
la-xca, ngoài ra còn có nhiều loại có trữ lượng hàng đầu thế giới như than, đồng, u-ra-ni-um,
dầu mỏ, khí tự nhiên
- Một số ngành công nghiệp khác: công nghiệp hóa chất có nhiều sản phẩm công nghệ cao,
công nghiệp cơ khí giao thông vận tải phát triển mạnh, công nghiệp luyện kim, công nghiệp
cơ khí, đóng tàu, hóa chất, hóa dầu, dệt may, chế biến lâm sản,…
2.2.2. Phân bố lãnh thổ và trung tâm công nghiệp của Hoa Kỳ
Công nghiệp của Hoa Kỳ rất phát triển nhưng đang có xu hướng, các trung tâm công nghiệp
phân bố không đều. Vùng phía đông và đông bắc Hoa Kỳ là nơi tập trung nhiều trung tâm
công nghiệp như Phi-la-đen-phi-a, Niu Oóc, Si-ca-gô, OA-SINH-TƠN, Bô-xton,...với các
ngành công nghiệp chủ yếu là đóng tàu (do giáp biển Đại Tây Dương), hóa chất, luyện kim
đen, cơ khí, dệt may, sản xuất ô tô,...Ven hồ Thượng và hồ Mi-si-gân phát triển ngành thực
phẩm, dệt-may, cơ khí,...Phía nam ven vịnh Mê-hi-cô, ven Thái Bình Dương tập trung các
ngành công nghiệp mũi nhọn như chế tạo máy bay, điện tử-tin học, hàng không vũ trụ, hóa
dầu, điện nguyên tử, đóng tàu,... thuộc các trung tâm công nghiệp nổi bật như Xan Phran-xi-
xcô, Lốt An-giơ-lét, Hiu-xtơn,...Ở dãy Rốc-ki, bồn địa lớn, cao nguyên Cô-lô-ra-đô không
phát triển công nghiệp nhiều do có địa hình khá cao gây khó khăn trong việc xây dựng các
trung tâm công nghiệp và vận chuyển lưu thông hàng hóa.
2.3. Thương mại và dịch vụ
2.3.1. Tình hình phát triển giai đoạn 2005 - 2021
Năm 2005 2010 2015 2020 2021
Cơ cấu GDP (%) 74,0 76,3 76,7 78,1 77,6
(Nguồn: WB, 2023)

CƠ CẤU GDP DỊCH VỤ CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN


2005 - 2021 (ĐƠN VỊ %)
79.0000
78.1
78.0000 77.6

77.0000 76.7
76.3
76.0000
75.0000
74
74.0000
73.0000
2005 2010 2015 2020 2021

Cơ cấu GDP dịch vụ

Dịch vụ là ngành kinh tế có vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế Hoa Kỳ với quy mô
cũng như mức độ hiện đại hàng đầu Thế giới. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP và thu hút
lực lượng lao động đông đảo nhất khoảng hơn 80% lực lượng lao động (năm 2021). Nhìn
chung cơ cấu GDP ngành dịch vụ của Hoa Kỳ có xu hướng tăng nhưng không liên tục qua
các năm. Giai đoạn 2005 – 2020 cơ cấu GDP ngành dịch vụ tăng liên tục khoảng 4,1%
nhưng đến năm 2021 cơ cấu GDP lại giảm nhẹ 0,5%, giai đoạn cuối năm 2020 đầu năm
2021 Thế giới kể cả Hoa Kỳ đang bước vào giai đoạn bình thường mới và hồi phục sau đại
dịch Covid – 19, các chính sách đóng cửa, thương mại cũng vừa được hồi phục sau dịch nên
cơ cấu GDP của Hoa Kỳ có giảm nhưng không đáng kể, vẫn ở mức cao so với Thế giới.
2.3.2 Sự nổi bật của ngành thương mại trong phát triển dịch vụ Hoa Kỳ
Bên cạnh sự nổi bật của ngành ngoại thương thì ngành nội thương của Hoa Kỳ đứng đầu
Thế giới. Dân số đông, mức sống cao cùng với nhu cầu sử dụng các sản phẩm lớn dẫn đến
sức mua lớn là động lực để nền kinh tế Hoa Kỳ nói chung và ngành dịch vụ nói riêng ngày
càng phát triển.
Bảng Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ giai đoạn 2000 –
2021 ( tỉ USD).

Năm 2005 2010 2015 2020 2021


Xuất khẩu 1301,6 1857,2 2268,5 2148,6 2539,7
Nhập khẩu 2041,5 2389,6 2794,8 2776,1 3401,4
Tổng giá trị xuất,
3343.1 4246.8 5063.3 4924.7 5941.1
nhập khẩu

SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP


KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA HOA KỲ GIAI
ĐOẠN 2005 - 2021 (tỉ USD)
4000
3401
3500
3000 2795 2776
2390 2540
2500 2269 2149
2042 1857
2000
1500 1302
1000
500
0
2005 2010 2015 2020 2021

Xuất khẩu Nhập khẩu

Ngành ngoại thương của Hoa Kỳ phát triển, hàng hoá đa dạng; kim ngạch xuất, nhập khẩu
lớn (đạt 5941,1 tỉ USD, năm 2021). Các sản phẩm xuất khẩu chính là các sản phẩm của
ngành lọc hoá dầu, sản xuất ô tô, sản xuất linh kiện điện tử, nông sản có giá trị cao như đậu
tương, ngô, thịt lợn, thịt bò,...Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Trung
Quốc, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu và các quốc gia cũng như khu vực khác trên toàn Thế
giới...Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu hàng đầu thế giới, với giá trị nhập khẩu đạt 3401,4 tỉ
USD (năm 2021), một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là ô tô, máy tính, dầu thô,...Tổng giá
trị xuất, nhập khẩu của Hoa Kỳ trong giai đoạn 2005 – 2021 nhìn chung tăng khá đều qua
các năm. Trị giá xuất khẩu giai đoạn 2005 - 2021 tăng từ 1 301,6 tỉ USD lên 2 539.7 tỉ USD
(tăng khoảng 1 238,1 tỉ USD). Trị giá nhập khẩu cũng tăng trong giai đoạn này từ 2 041,5
lên 3 401.4 tỉ USD (tăng khoảng 1 359,9 tỉ USD). Trong giai đoạn 2005 – 2010 giá trị xuất
nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng khá chậm do vướng phải khủng hoảng kinh tế Thế giới trong
những năm 2007 – 2008. Tổng giá trị xuất – nhập khẩu của Hoa Kỳ trong giai đoạn 2015 -
2020 có sự biến động, phần lớn là do ảnh hưởng của đại dịch covid – 19. Trong những năm
2019, 2020, 2021 là giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch covid – 19. Tuy nhiên hoạt động xuất,
nhập khẩu của Hoa Kỳ vẫn diễn ra mạnh mẽ so với những năm trước đó. Nguyên nhân là do
một số ngành như công nghệ thông tin, y tế và nông nghiệp vẫn duy trì hoạt động và tiếp tục
xuất khẩu hàng hóa dịch vụ. Các ngành thương mại này tăng trưởng mạnh mẽ do nhu cầu
mua sắm online và dược phẩm, trang thiết bị y tế tăng cao trong thời kì đại dịch. Năm 2021,
Hoa Kỳ là nền kinh tế số 1 thế giới về GDP và số 2 về tổng xuất khẩu, số 1 về tổng nhập
khẩu. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2021, Hoa Kỳ đã trở thành một trong những
quốc gia xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, trong cùng khoảng
thời gian này, Hoa Kỳ cũng trở thành một trong những quốc gia nhập khẩu hàng hóa lớn
nhất thế giới. Theo số liệu của World Bank giá trị xuất khẩu của Hoa Kỳ năm 2021 đạt 2
539,65 tỉ USD, giá trị nhập khẩu năm 2021 là 3 401,36 tỉ USD.
- Các ngành hàng chủ yếu của Hoa Kỳ trong xuất khẩu bao gồm hàng không, hàng không
vũ trụ, máy móc và thiết bị, sản phẩm hóa học và dược phẩm, thực phẩm và đồ uống, sản
phẩm công nghệ thông tin, mạch điện tử tích hợp, khí tự nhiên, trang sức,...Chủ yếu xuất
sang các nước như Canada, Mêxico, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức,...tuy nhiên trong năm
2020 ảnh hưởng tiêu cực do đại dịch covid trị giá xuất khẩu của Hoa Kỳ giảm còn 2 148,6 tỉ
USD.
- Hoa Kỳ nhập khẩu bao gồm sản phẩm dầu khí thô, sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử,
thực phẩm và đồ uống, hàng may mặc, thiết bị phát sóng, sản phẩm hóa chất,...Chủ yếu
nhập từ các quốc gia như Trung Quốc, Canada, Đức,...Nguyên nhân nhập khẩu: Đây sẽ
những nguyên liệu, tư liệu giá rẻ khi nhập những mặt hàng này vào thì Hoa Kỳ sẽ giảm
được phần lớn chi phí sản xuất đầu vào.
Tổng quan, hoạt động xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ trong giai đoạn 2000 – 2021 đã phát triển
mạnh mẽ và đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia và cả thế giới.
2.3.3. Ngành giao thông vận tải
Hoa Kỳ là một quốc gia có hệ thống giao thông vận tải hiện đại bậc nhất Thế giới, trải rộng
trên khắp lãnh thổ, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Giao thông vận tải của
Hoa Kỳ đang phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân số và nền
kinh tế hàng đầu Thế giới. Ngành này đang ngày càng phát triển qua các năm trong giai
đoạn 2005 – 2010 vẫn chưa có nhiều các tuyến đường được đầu tư phát triển như hiện nay
và giai đoạn 2015 - 2021 đang chứng kiến sự gia tăng đầu tư vào các công nghệ mới, chẳng
hạn như giao thông vận tải thông minh và vận tải bền vững. Hệ thống giao thông vận tải
Hoa Kỳ gồm có:
- Đường ô tô: Hoa Kỳ có mạng lưới đường ô tô rộng khắp, giữ vai trò chủ yếu trong vận
chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường bộ. Có khoảng gần 7 triệu km đường ô tô.
Đường có chất lượng tốt, đặc biệt là đường cao tốc, thuận lợi cho việc vận chuyển hafnh
khách và di chuyển qua lại giữa các bang.
- Đường hàng không: Hoa Kỳ có số lượng sân bay nhiều bậc nhất trên Thế giới để có thể
đáp ứng được nhu cầu của người dân do dân số đông. Các sân bay phân bố rộng khắp các
bang, một số sân bay lớn như Át-lan-ta, Si-ca-gô, Lốt An-giơ-lét, Đa-lát,…
- Đường biển: có vai trò quan trọng trong việc xuất – nhập khẩu hàng hóa. Các tuyến đường
biển kết nối với hầu hết các khu vực và các quốc gia trên Thế giới, các cảng biển hoạt động
nhộn nhịp nhất là Niu Oóc, Lốt An-giơ-lét, Hiu-xton, các cảng biển lớn ven Thái Bình
Dương như cụm cảng Niu Oóc và Niu Giesc-xi, cảng Xa-va-nát,…
- Đường sắt và tàu điện ngầm rất phát triển, có chiều dài lớn nhất Thế giới (hownn 239
nghìn km năm 2020). Hệ thống đường sắt hiện đại, được tự động hóa cao và trải rộng khắp
các bang, chuyên chở hàng hóa và hành khách trong nước. Hoa Kỳ hiện có các tuyến đường
sắt cao tốc nối các thành phố trong khu vực Đông Bắc là Bô-xton – Niu Oóc – Oa-sinh-ton.
- Đường ống là phương thức vận tải quan trọng của Hoa Kỳ, chiếm khoảng 1% tổng khối
lượng vận tải. Hệ thống đường ống của Hoa Kỳ bao gồm hơn 2,6 triệu dặm đường ống, bao
gồm cả đường ống dẫn dầu, đường ống dẫn khí đốt và đường ống dẫn nước.
Ngoài ra, Hoa Kỳ còn chú trọng khai thác vận tải đường sông nhờ hệ thống sông ngòi, kênh
rạch chằng chịt.
2.3.4. Ngành tài chính ngân hàng
Hoa Kỳ là một trong những thị trường tài chính hàng đầu Thế giới. Trong giai đoạn khủng
hoảng kinh tế Thế giới và dịch bệnh nhưng ngành tài chính ngân hàng vẫn phát triển mạnh
và có sức ảnh hưởng không chỉ trong khu vực châu Mỹ mà còn của cả Thế giới. Chiếm hơn
20% GDP và thu hút khoảng hơn 4,5% lực lượng lao động trên toàn quốc (năm 2021). Các
tổ chức tài chính ngân hàng của Hoa Kỳ hoạt động rộng khắp Thế giới, đem lại nguồn thu
lớn và nhiều lợi thế cho kinh tế Hoa Kỳ. Trung tâm tài chính quan trọng nhất của Hoa Kỳ
hiện nay là thành phố Niu Oóc.
2.3.5. Du lịch
Du lịch là một trong những ngành dịch vụ quan trọng hàng đầu của Hoa Kỳ, phát triển nhờ
có nguồn tài nguyên phong phú đa dạng, ngoài sở hữu những bãi biển thơ mộng nhờ giáp
với hai đại dương lớn ở phía Tây và phía Đông là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương,
những dãy núi hùng vĩ và cả những hoang mạc, bán hoang mạc ở miền Tây Nam, còn có
nhiều hệ sinh thái với những khu bảo tồn, vườn quốc gia,…và cả những khu di tích lịch sử
văn hoá, các công trình kiến trúc, các thành phố du lịch lớn. Được chia ra thành bờ Đông và
bờ Tây. Bờ Đông là nơi tập trung những thành phố du lịch như NewYork, Washington,…
Ngược lại bờ Tây lại là nơi tập trung các tài nguyên thiên nhiên mang giá trị du lịch cao như
các bãi biển, dãy núi,…Đặc biệt là hiện nay, áp dụng các tiến bộ của khoa học – Kỹ thuật
vào để xây dựng các thành phố du lịch có cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng cao vươn tầm
Thế giới.
3. Điểm mạnh và điểm yếu của kinh tế Hoa Kỳ
- Điểm mạnh: áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đã tạo ra một thị
trường kinh tế hàng đầu thế giới chi phối kinh tế toàn cầu bên cạnh đó thị trường tài chính
của Hoa Kỳ cung cấp nguồn vốn là hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Hoa Kỳ
sử dụng các công nghệ tiên tiến vì thế nền công nghệ của Hoa Kỳ đóng góp đáng kể cho sự
tăng trưởng và đổi mới, ngày càng phát triển của kinh tế thế giới. Với dân số đông, thu nhập
và mức sống cao thị trường tiêu dùng của Hoa Kỳ là động lực cho tăng trưởng kinh tế.
- Điểm yếu: là một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới vấn đề bất bình đẳng thu nhập ở
Hoa Kỳ đang xảy ra với mức độ cao, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày
càng lớn gây ra nhiều vấn đề xã hội có liên quan. Bên cạnh đó cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ đã
và đang thay đổi nhanh chóng với sự dịch chuyển giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng tỉ
trọng ngành dịch vụ và từ các ngành công nghiệp truyền thống chuyển sang sản xuất theo
dây chuyền hiện đại, tiên tiến cho năng suất và chất lượng cao hơn, sự thay đổi này đã gây
ra nhiều thách thức cho thị trường lao động đặc biệt là những người lao động có kỹ thuật
thấp.
4. Các chính sách kinh tế giai đoạn 2005 – 2021
Giai đoạn 2005 - 2021 là một giai đoạn đầy biến động của kinh tế Hoa Kỳ, với sự xuất hiện
của cuộc khủng hoảng tài chính vào những năm 2007, 2008, đại dịch COVID-19, và sự gia
tăng của lạm phát. Chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều chính sách kinh tế nhằm ứng phó
với những biến động này, bao gồm: chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
(Fed) đã có những thay đổi đáng kể trong giai đoạn này. Trước cuộc khủng hoảng tài chính
2007, 2008, Fed đã duy trì lãi suất thấp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sau cuộc
khủng hoảng, Fed đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục để có thể kích thích nền kinh
tế. Sau đại dịch Covid - 19, Fed tiếp tục duy trì lãi suất thấp. Chính sách tài khóa của chính
phủ Hoa Kỳ cũng đã có những thay đổi đáng kể trong giai đoạn này. Trước cuộc khủng
hoảng tài chính 2007, 2008, chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện chính sách thắt chặt ngân sách
để giảm thâm hụt ngân sách.
Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng, chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện chính sách kích thích tài
khóa để hỗ trợ nền kinh tế. Chính phủ đã tăng chi tiêu và giảm thuế để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Chính sách thương mại của Hoa Kỳ cũng đã có những thay đổi đáng kể trong giai
đoạn này. Chính quyền Donald Trump đã thực hiện chính sách bảo hộ thương mại, áp dụng
các biện pháp thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác.
Chính sách bảo hộ thương mại của chính quyền Trump đã gây ra căng thẳng thương mại với
các nước khác và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế toàn cầu. Chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu
chú trọng hơn đến chính sách kinh tế số trong giai đoạn này. Chính phủ đã đầu tư vào các
lĩnh vực như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, và robot. Chính phủ cũng đã thực hiện
các chính sách để thúc đẩy đổi mới và phát triển kinh tế số.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong giai đoạn 2005 – 2021 kinh tế Hoa Kỳ có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tăng
cơ cấu GDP của ngành dịch vụ, giảm cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công
nghiệp, xây dựng. Mặc dù kinh tế thế giới phải trải qua những cuộc khủng hoảng và đại dịch
nhưng nhờ những chính sách hợp lí đã giúp Hoa Kỳ vực dậy nền kinh tế một cách nhanh
chóng và sớm hồi phục để phát triển mạnh mẽ nhờ vào các gói kích thích kinh tế, chính sách
tiền tệ nới lỏng và sự đổi mới công nghệ .. Giai đoạn này cũng chứng kiến những thành tựu
khoa học kỹ thuật hiện đại. Chứng minh cho thế giới thấy được vị trí và tầm ảnh hưởng của
một siêu cường quốc kinh tế, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế toàn cầu.
Chương 3. Sự phân hóa lãnh thổ kinh tế

(Nguồn: Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, 2020)

Sự phân hóa lãnh thổ kinh tế của Hoa Kỳ dựa vào các yếu tố như quá trình và lịch sử khai
thác lãnh thổ, vị trí địa lý, tiềm năng và thế mạnh kinh tế của từng khu vực, nguồn tài
nguyên thiên nhiên, thị trường tiêu thụ trong khu vực và Thế giới, lực lượng lao động,…
3.1. Đông Bắc
Đặc điểm nổi bật: khu vực có diện tích 469 609 km 2 kéo dài từ hồ Thượng và Misigan sang
phía Đông gồm toàn bộ bờ biển Đông Bắc, là vùng kinh tế giữ vai trò quan trọng tập trung
nhiều trung tâm kinh tế lớn và nhiều thành phố đông dân ở Hoa Kỳ. Kinh têz phát triển sớm
nhất và mạnh nhất ở Hoa Kỳ. Vùng có điều kiện tự nhiên cũng như tài nguyên thiên nhiên
thuận lợi, lãnh thổ sớm được khai thác. Khu vực Đông Bắc còn là trung tâm tài chính, giáo
dục, công nghệ và du lịch hàng đầu của Hoa Kỳ. Một số trung tâm kinh tế lớn như Niu Oóc,
Bô-xtơn,…
Một số ngành kinh tế chủ yếu: khu vực tập trung các ngành kinh tế như công nghiệp chế
biến, hóa chất, lâm nghiệp, đánh bắt hải sản, điện tử - tin học, 3.2. Phía Nam
Đặc điểm nổi bật: có diện tích 2 383 761 km2. Hoạt động kinh tế phát triển mạnh từ cuối thế
kỉ XX với sự xuất hiện của vành đai mặt trời Là khu vực phát triển mạnh ngành nông
nghiệp nhờ có diện tích lớn, đất đai màu mỡ. Bên cạnh đó, khu vực còn có điều kiện thuận
lợi về phát triển du lịch biển. Một số trung tâm kinh tế lớn là Át-lan-ta (Atlanta), Mai-a-mi
(Miami), Hiu-xtơn,…
Một số ngành kinh tế chủ yếu: sản xuất ô tô, hàng không vũ trụ, hóa dầu, hàng không vũ trụ,
trồng trọt gồm có cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…du lịch,…
3.3. Trung Tây
Đặc điểm nổi bật: đây là khu vực có tiềm năng lớn để có thể phát triển kinh tế với diện tích
2 214 299 km2. Kinh tế ở khu vực này phát triển khá sớm, có các vành đai rau và chăn nuôi
bò sữa ở phía Nam khu vực Ngũ hồ, vành đai ngô, lúa mì,… ở trung tâm đồng bằng. Ngoài
ra còn một số ngành khác. Các trung tâm kinh tế lớn là Si-ca-gô, Mi-nê-a-pô-lít
(Minnaeapolis),…
Một số ngành kinh tế chủ yếu: sản xuất ô tô, cơ khí, hóa chất, trồng trọt (lúa mì, ngô,…),
chăn nuôi (bò, lợn,…).
3.4. Phía Tây
Đặc điểm nổi bật: là khu vực có diện tích lớn nhất Hoa Kỳ với 4 851 701 km 2. Phía tây nam
là một trong những vùng sản xuất nông nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ, phía Bắc phát triển
ngành đánh bắt hải sản, đồng bằng lớn trung tâm chăn nuôi bò thịt với quy mô lớn. Ngoài ra
vùng còn tập trung nhiều loại khoáng sản có trữ lượng và giá trị cao như than đá, dầu mỏ.
Khu vực này còn là trung tâm công nghệ của Hoa Kỳ và thế giới nổi tiếng với thung lũng
Si-li-con (Silicon). Một số trung tâm kinh tế lớn là Lốt An-giơ-lét, Xan Phran-xi-xcô,…
Một số ngành kinh tế chủ yếu: công nghiệp, hóa dầu, điện tử - tin học, sản xuất ô tô, ngành
đánh bắt hải sản, du lịch,…
KẾT LUẬN

You might also like