You are on page 1of 8

TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II

BỘ MÔN: ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2021 - 2022


MÔN: ĐỊA LÍ KHỐI: 11

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT, KTCB:

BÀI 9. NHẬT BẢN


Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
I. Điều kiện tự nhiên
- Là một quần đảo nằm ở Đông Bắc châu Á. Gồm có 4 đảo lớn: Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu
và trên 1000 đảo nhỏ có hình cánh cung dài 3800km. Dễ dàng phát triển kinh tế biển, ít bị cạnh tranh.
- Các đặc điểm tự nhiên:
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi (chiếm 80% S lãnh thổ), có nhiều núi lửa. Đồng bằng nhỏ hẹp nằm
ven biển, đất đai màu mỡ, lớn nhất là đồng bằng Can tô.
+ Khí hậu: Nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều. Khí hậu có sự phân hóa đa dạng từ Bắc –
Nam, theo độ cao, có 4 mùa rõ rệt.
+ Nghèo khoáng sản, ngoài than và đồng các khoáng sản khác không đáng kể.
+ Thiên tai (động đất, núi lửa, bảo…); Thiếu tài nguyên khoáng sản.
II. Dân cư
- Dân số đông, cơ cấu dân số già.
- Mật độ dân số cao, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng ven biển và trong các thành phố.
- Người dân cần cù, tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi.
- Thuận lợi: Có đội ngũ lao động lành nghề, trình độ cao góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh tăng
khả năng cạnh tranh trên thế giới. Khó khăn: thiếu lao động bổ sung để phát triển kinh tế.
III. Tình hình phát triển kinh tế
1.Giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai: Nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng.
2. Giai đoạn từ 1951 - 1973:
- Thành tựu: Nền kinh tế nhanh chóng được khôi phục và phát triển nhảy vọt (1955 - 1973). Tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao (>10%)
- Nguyên nhân: Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, tăng vốn, áp dụng kĩ thuật mới. Tập trung
cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
3. Giai đoạn từ 1973 -2005:
- Tốc độ phát triển kinh tế chậm lại và không ổn định
- Nguyên nhân: Tác động của các cuộc khủng hoảng, chiến lược kinh tế của chính phủ làm kinh tế tăng
trưởng cao nhưng không ổn định.
- Đến nay, quy mô nền kinh tế của Nhật Bản đứng thứ 3 Thế giới (Sau Hoa Kì, Trung Quốc)
Tiết 2. Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế
I. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp:
- Vai trò: chiếm 30% GDP, thu hút 30% lao động.
- Cơ cấu ngành CN đa dạng, có đầy đủ các ngành CN kể cả các ngành không có lợi thế về tài nguyên.
Các ngành công nghiệp truyền thống giảm, công nghiệp hiện đại tăng.
- Phân bố: tập trung chủ yếu ở phía đông nam của lãnh thổ (tập trung cao trên đảo Hôn su)
2. Dịch vụ:
- Vai trò: Là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 68% GDP, trong đó thương mại, tài chính và GTVT có
vai trò to lớn.
- Thương mại: Là cường quốc thương mại đứng thứ 4 thế giới. Xuất siêu, xuất khẩu chiếm > 70% mức
tăng GDP. Bạn hàng rộng khắp trên thế giới: Hoa Kì, Trung Quốc, EU, các nước ĐNÁ, Ô-xtrây-li-a...
- Tài chính: Có dự trử tài chính kỉ lục (837,9 tỉ USD).
- GTVT: Phát triển mạnh GTVT biển, số tàu buôn lớn nhất Thế giới (năm 2004), nhiều cảng lớn như
Tokyo, Cô bê, Yô-cô-ha-ma…
3. Nông nghiệp:
- Giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế (1% GDP). Nguyên nhân: Do đất nông nghiệp ít, điều kiện tự
nhiên khó khăn trong khi công nghiệp và dịch vụ rất phát triển.
- Trồng trọt có trình độ thâm canh cao: Lúa gạo (50% diện tích), chè, thuốc lá, dâu tằm, hoa quả… Vẫn
nhập khẩu lương thực do sản xuất hiện chỉ đáp ứng 50% nhu cầu.
- Chăn nuôi: bò, lợn, gà.
- Đánh bắt hải sản: Cá thu, cá ngừ, tôm, cua. Sản lượng đánh bắt hàng đầu thế giới với kĩ thuật hiện đại.
Hiện nay đang đẩy mạnh nuôi trồng hải sản: Tôm, sò huyết, cua, rau câu, trai lấy ngọc...

BÀI 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA


Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và xã hội
I. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Diện tích lớn đứng thứ 3 thế giới.
- Nằm vĩ độ từ khoảng 200B - 530B, 730Đ - 1350Đ
- Rìa phía Đông của châu Á, tiếp giáp với 14 nước trên lục địa và Thái Bình Dương.
- Gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương.
- Thuận lợi: Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế
giới bằng đường bộ và đường biển. Khó khăn: Quản lý đất nước, thiên tai...
II. Điều kiện tự nhiên
Thiên nhiên đa dạng có sự phân hoá giữa miền Tây và miền Đông Trung Quốc (ranh giới 1050Đ)
ĐKTN Miền Đông Miền Tây
Địa Vùng núi thấp và các đồng bằng màu mỡ: Gồm nhiều dãy núi cao , các cao nguyên đồ
hình Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, sồ và các bồn địa. Khó khăn cho giao thông,
Hoa Nam. Thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế khai thác tài nguyên, cư trú.
và cư trú.
Khí Phía bắc khí hậu ôn đới gió mùa. Phía nam Khí hậu lục địa khắc nghiệt, mưa ít nên khó
hậu khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. Là điều kiện sản xuất và khó khăn cho đời sống.
hình thành cơ cấu nông nghiệp đa dạng.
Sông Hạ lưu của nhiều sông lớn: sông Trường Là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông
ngòi Giang, Hoàng Hà, Tây Giang. Phát triển lớn. Giá trị thuỷ điện lớn.
GTVT và cấp nước cho sản xuất.
TNTN Khí đốt, dầu mỏ, than, sắt. Thuận lợi phát Nhiều loại như: Than, sắt, dầu mỏ, thiếc,
triển công nghiệp. đồng...
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư:
- Có dân số đông nhất thế giới (chiếm 1/5 dân số thế giới).
- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm (năm 2005 còn 0,6%) nhưng số người tăng hàng năm vẫn nhiều.
- Có thành phần dân tộc đa dạng (trên 50 dân tộc khác nhau, chủ yếu là người Hán).
- Tỉ lệ dân thành thị còn thấp nhưng đang tăng nhanh (năm 2005 chiếm 37%)
- Dân cư phân bố không đồng đều: tập trung đông ở miền Đông, miền Tây thưa thớt.
- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, giá công nhân rẽ, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Khó khăn: Sức ép
lớn cho kinh tế - xã hội – môi trường.
Tiết 2. Kinh tế
II. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp:
- Điều kiện phát triển: Có tài nguyên khoáng sản giàu có, lao động đông, thị trường tiêu thụ lớn, các
chiến lược phát triển phù hợp…Khó khăn: thiếu vốn, KHKT.
- Thành tựu: Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng: Luyện kim, chế tạo máy, điện tử, vũ trụ, hoá dầu, sản
xuất ô tô. Sản lượng lớn, có nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới: Than, xi măng, thép, phân bón,
sản xuất điện. Phát triển công nghiệp địa phương – các xí nghiệp hương trấn.
- Phân bố: Các trung tâm công nghiệp chủ yếu tập trung ở miền Đông.
2. Nông nghiệp:
- Điều kiện phát triển: diện tích đất nông nghiệp lớn, lao động đông, thị trường tiêu thụ lớn, chính sách
phát triển….Khó khăn: hạn hán ở miền Tây, bão lụt ở miền Đông.
- Thành tựu của sản xuất nông nghiệp: Sản lượng nông sản tăng, chiếm vị trí cao trên thế giới: Lương
thực, bông, thịt lợn.
- Trồng trọt đóng vai trò chủ đạo. Chăn nuôi đang tăng trưởng nhanh.
- Phân bố: Tập trung các đồng bằng phía Đông.

B. BÀI TẬP ÔN:


PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Bài 9. Nhật Bản.
Câu 1. Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây?
A. Đông Á. B. Nam Á. C. Bắc Á. D. Tây Á.
Câu 2. Lãnh thổ Nhật Bản gồm 4 hòn đảo lớn là
A. Hô-cai-đô, Tê-u-ri, Hôn-su, Xi-cô-cư. B. Kiu-xiu, Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư.
C. Tê-u-ri, Hô-cai-đô, Hôn-su, Sa-ru-xi-ma. D. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư và Ka-mô-mê
Câu 3. Nhật Bản là quốc đảo trên đại dương nào?
A. Ấn Độ Dương. B. Thái Bình Dương. C. Đại Tây Dương. D. Bắc Băng Dương.
Câu 4. Núi Fuji (Phú Sĩ) – ngọn núi cao nhất Nhật Bản có độ cao
A. 2290m B. 3143m C. 3743m D. 3776m
Câu 5. Đảo có diện tích lớn nhất đất nước Nhật Bản là?
A. Hô – cai – đô. B. Hôn – su. C. Xi – cô – cư. D. Kiu – xiu.
Câu 6. Địa hình Nhật Bản chủ yếu là
A. núi cao B. đồi núi thấp.
C. cao nguyên và bồn địa. D. đồng bằng phù sa màu mỡ
Câu 7. Mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết là đặc điểm khí hậu của
A. phía bắc Nhật Bản. B. phía nam Nhật Bản.
C. khu vực trung tâm Nhật Bản. D. ven biển Nhật Bản.
Câu 8. Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là
A. bờ biển dài, nhiều vũng vịnh. B. khí hậu phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam.
C. nghèo khoáng sản. D. nhiều đảo lớn, nhỏ nhưng nằm cách xa nhau.
Câu 9. Sông ngòi Nhật Bản có đặc điểm nào sau đây?
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đều trên cả nước.
B. Chủ yếu là các sông nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thủy điện.
C. Có nhiều sông lớn bồi tụ những đồng bằng phù sa màu mỡ.
D. Các sông có giá trị tưới tiêu nhưng không có giá trị thủy điện.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 10 đến 12
Theo dữ liệu được Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố ngày 20/9/2020, số người trên 65 tuổi tại nước
này đã tăng thêm 220.000 người so với cùng kỳ, lên tới 36,4 triệu người. Nhật Bản hiện là nước đứng
đầu thế giới về tỉ lệ người cao tuổi trong tổng dân số với 29,1%, ở vị trí số 2 và số 3 lần lượt là Italy và
Bồ Đào Nha.
Các chuyên gia về sức khỏe nhận định, người Nhật Bản tuổi thọ cao là do họ có chế độ ăn uống
lành mạnh, chăm luyện tập thể dục-thể thao cùng môi trường sống trong lành. Tuy nhiên, trong khi tuổi
thọ của người dân ngày càng tăng, Nhật Bản phải chứng kiến tỷ lệ sinh giảm mạnh. Kết quả điều tra của
Bộ Nội vụ Nhật Bản cho thấy số trẻ em nước này sinh ra trong năm 2019 là 866.908 trẻ. Đây là mức
thấp nhất và là lần đầu tiên trong lịch sử thống kê, số trẻ em sinh ra ở Nhật Bản giảm xuống dưới mức
900.000 trẻ. Sự chênh lệch giữa tuổi thọ cao và tỷ lệ sinh thấp khiến cho cơ cấu dân số ở Nhật Bản mất
cân bằng.
Dân số lão hóa khiến người già tiếp tục phải làm việc, số người cao tuổi có việc làm tại Nhật Bản
tiếp tục kéo dài mạch tăng liên tục từ năm 2004. Theo thống kê, lĩnh vực sử dụng lao động cao tuổi nhiều
nhất là ngành bán buôn và bán lẻ, với 1,28 triệu lao động cao tuổi, tiếp theo là nông nghiệp và lâm nghiệp
với 1,06 triệu.
(Nguồn: vov.vn)
Trả lời cho các câu 10, 11, 12 dưới đây:
Câu 10 . Đặc điểm cơ cấu dân số của Nhật Bản là
A. cơ cấu dân số già. B. cơ cấu dân số trẻ.
C. cơ cấu thu hẹp. C. cơ cấu dân số vàng.
Câu 11. Nhận xét không đúng về dân số của Nhật Bản là
A. dân số đang lão hóa.
B. giảm số người cao tuổi làm việc.
C. tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn.
D. tỉ lệ trẻ em đang giảm dần.
Câu 12. Ngành kinh tế sử dụng lao động cao tuổi nhiều nhất ở Nhật Bản là
A. nông nghiệp. B. lâm nghiệp.
C. thương mại. D. công nghiệp.
Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng cao từ năm 1950
đến năm 1973?
A. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa nông nghiệp, hạn chế vón đầu tư.
B. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn và duy trì cơ
cấu kinh tế hai tầng.
C. Tập trung phát triển các xí nghiệp lớn, giảm và bỏ hẳn những tổ chức sản xuất nhỏ, thủ công.
D. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng, phát triển nhanh các ngành cần đến khoáng sản.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 14 đến 15
Cho bảng: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 2010- 2014
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
GDP (tỉ USD) 5495,4 5905,6 5954,5 4919,6 4601,5
Tốc độ tăng trưởng 4,7 -0,5 1,8 1,6 -0,1

Trả lời cho các câu 14, 15 dưới đây:


Câu 14. Trong thời gian trên, GDP của Nhật Bản có xu hướng
A. tăng đều. B. ổn định,
C. giảm đều. D. tăng đến năm 2012 rồi giảm.
Câu 15. Nhận định nào sau đây chính xác về tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong thời gian trên?
A. Thấp và tăng đều. B. Thấp và không ổn định.
C. Cao nhưng giảm đều. D. Cao và ổn định.
Câu 16. Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là
A. công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen và dệt.
B. công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.
C. công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt.
D. công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt..
Câu 17. Các sản phẩm nổi bật về ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản là
A. tàu biển, ô tô, xe gắn máy. B. tàu biển, ô tô, máy nông nghiệp.
C. ô tô, xe gắn máy, đầu máy xe lửa. D. xe gắn máy, đầu máy xe lửa, máy nông nghiệp.
Câu 18. Trong các ngành dịch vụ của Nhật Bản, hai ngành có vai trò hết sức to lớn là
A. thương mại cà du lịch. B. thương mại và tài chính.
C. tài chính và du lịch. D. tài chính và giao thông vận tải.
Câu 19. Cây trồng chính của Nhật Bản là
A. lúa mì. B. chè. C. lúa gạo. D. thuốc lá.
Câu 20. Vật nuôi chính của Nhật Bản là
A. trâu, cừu, ngựa. B. bò, dê, lợn. C. trâu, bò, lợn. D. bò, lợn, gà.
Câu 21. Trừ ngành dệt, tất cả các ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản đều hướng vào
A. tận dụng tối đa sức lao động.
B. tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước.
C. kĩ thuật cao.
D. tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong nước.
Câu 22. Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của Nhật Bản?
A. Chiếm tỉ trọng GDP lớn. B. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.
C. Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới về thương mại. D. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không đáng kể.
Câu 23. Nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản là do
A. Nhật Bản ưu tiên phát triển thương mại, tài chính.
B. Nhật Bản ưu tiên phát triển công nghiệp.
C. diện tích đất nông nghiệp quá ít.
D. nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế hơn sản xuất.
Câu 24. Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là
A. tự cung, tự cấp. B. thâm canh, chú trọng năng suất và chất lượng.
B. quy mô lớn. D. sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
Câu 25. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca đều nằm ở đảo
A. Hô-cai-đô. B. Hôn-su. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu.
Bài 10. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Câu 1. Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn tiếp giáp với
A. 13 nước. B. 14 nước. C. 15 nước. D. 16 nước.
Câu 2. Nhận xét đúng về đặc điểm đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc là
A. chủ yếu là núi cao và hoang mạc. B. chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng.
C. chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc. D. chủ yếu là núi và cao nguyên.
Câu 3. Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?
A. Việt Nam. B. Lào. C. Mi-an-ma. D. Thái Lan.
Câu 4. Trung Quốc có hai đặc khu hành chính nằm ven biển là
A. Hồng Công và Thượng Hải. B. Hồng Công và Ma Cao.
C. Hồng Công và Quảng Châu. D. Ma Cao và Thượng Hải.
Câu 5. Quy mô dân số Trung Quốc đứng thứ mấy trên thế giới?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 6. Dân tộc nào chiếm đa số ở Trung Quốc ?
A. Dân tộc Hán. B. Dân tộc Choang. C. Dân tộc Tạng. D. Dân tộc Hồi.
Câu 7. Miền Tây của Trung Quốc có khí hậu gì?
A. Khí hậu ôn đới hải dương. B. Khí hậu cận xích đạo.
C. Khí hậu cận nhiệt đới. D. Khí hậu ôn đới lục địa.
Câu 8. Giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc không có sự khác biệt rõ về
A. khí hậu. B. địa hình. C. diện tích. D. sông ngòi.
Câu 9. Nhận xét không đúng về đặc điểm miền Đông Trung Quốc là
A. có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa mầu mỡ.
B. dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú.
C. nghèo khoáng sản, chỉ có than đá là đáng kể
D. từ bắc xuống nam khí hậu chuyển từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm trong thời
gian qua là
A. tiến hành chính sách dân số rất triệt để. B. sự phát triển nhanh của y tê, giáo dục.
C. sự phát triển nhanh của nền kinh tế. D. tâm lí không sinh nhiều con của người dân.
Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư – xã hội Trung Quốc?
A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh.
B. Tháp dân số Trung Quốc thuộc kiểu tháp thu hẹp.
C. Tỉ lệ giới tính chênh lệch, số nam nhiều hơn số nữ.
D. Tỉ lệ dân thành thị giảm, tỉ lệ dân nông thôn tăng.
Câu 12. Sông nào sau đây không bắt nguồn từ miền Tây Trung Quốc ?
A. Trường Giang. B. Hoàng Hà. C. Hắc Long Giang. D. Mê Công.
Câu 13. Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì miền này
A. là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc.
B. có điều kiện tự nhiên thuận lợi, dễ dàng cho giao lưu.
C. ít thiên tai.
D. không có lũ lụt đe dọa hàng năm.
Câu 14. Một trong những tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc là
A. làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.
B. mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.
C. mất cân bằng trong phân bố dân cư.
D. tỉ lệ dân nông thôn giảm mạnh.
Câu 15. Dân số Trung Quốc năm 2017 là 1.386,5 triệu người. Dân số thế giới năm 2017 là 7,515 tỉ
người. Hỏi dân số Trung Quốc chiếm tỉ trọng bao nhiêu so với thế giới?
A. 18,4%. B. 19,4%. C. 20,4%. D. 25,4%.
Câu 16. Cho bảng số liệu: Số dân và sự gia tăng dân số Trung Quốc thời kì 1970 - 2004
Năm 1970 1997 1999 2004
Số dân (triệu người) 776 1236 1259 1299
Gia tăng dân số tự nhiên (%) 2,58 1,06 0,87 0,59
Nhận xét không đúng về số dân, sự gia tăng dân số Trung Quốc thời kì1970 -2004.
A. Số dân tăng liên tục qua các năm.
B. Gia tăng dân số tự nhiên liên tục giảm qua các năm.
C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng quy mô dân số vẫn liên tục tăng.
D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm kéo theo quy mô dân số liên tục giảm.
Câu 17. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp Trung Quốc
A. trồng trọt và chăn nuôi tương đương nhau.
B. trồng trọt chiếm ưu thế hơn so với chăn nuôi.
C. chăn nuôi chiếm ưu thế hơn trồng trọt.
D. chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp chiếm ưu thế
Câu 18. “Các nhà máy, xí nghiệp được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường
tiêu thụ...” là nội dung của chính sách nào ở Trung Quốc?
A. Chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
B. Công nghiệp hóa, hiện đại hoá
C. Cách mạng trắng.
D. Cách mạng xanh.
Câu 19. Trung tâm công nghiệp duy nhất ở miền Tây (Urumsi) có cơ cấu ngành gồm
A. hoá chất, luyện kim đen. B. luyện kim đen, luyện kim màu.
C. luyện kim đen, hoá dầu. D. hoá chất, đóng tàu biển.
Câu 20. Ý nào sau đây không phải là biện pháp để Trung Quốc khuyến khích phát triển nông nghiệp?
A. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
B. Cải thiện cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng nông nghiệp
C. Tăng cường nhập khẩu lương thực - thực phẩm.
D. Áp đụng tiến bộ của khoa học - kĩ thuật.
Câu 21. Các nông phẩm có sản lượng đứng hàng đầu của Trung Quốc là
A. lương thực, bông, cừu. B. lương thực, bông, bò.
C. lương thực, bò, cừu. D. lương thực, bông, thịt lợn.
Câu 22. Lúa mì, ngô, củ cải đường là các sản phẩm nông nghiệp được trồng nhiều ở vùng nào của Trung
Quốc?
A. Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam. B. Đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc.
C. Các cao nguyên, bồn địa phía tây. D. Vùng duyên hải phía đông.
Câu 23. Từ năm 2004 (1269 USD) đến năm 2020 (10500 USD) GDP bình quân đầu người của Trung
Quốc tăng khoảng bao nhiêu lần?
A. 5 lần. B. 6 lần. C. 7 lần. D. 8 lần.
Câu 24. Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc phân bố tập trung ở vùng nào sau đây?
A. Vùng phía Tây Bắc. B. Vùng Đông Bắc. C. Vùng Tây Nam. D. Vùng Đông Nam.
Câu 25. Đây là nét nổi bật trong tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc những năm gần đây
A. là một trong năm nước có GDP lớn nhất thế giới.
B. là nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới.
C. là nước có cơ cấu kinh tế theo ngành cân đối nhất thế giới.
D. là nước có tốc độ công nghiệp hoá nhanh nhất thế giới.

PHẦN II. TỰ LUẬN


Lí thuyết
Câu 1. Các đặc điểm dân cư và nguồn lao động tác động như thế nào đến kinh tế - xã hội Nhật Bản?
Câu 2. Chứng minh rằng Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao.
Câu 3. Vị trí địa lí và lãnh thổ Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến địa hình, khí hậu của Trung Quốc?
Câu 4. Chứng minh kết quả của hiện đại hóa trong nông nghiệp ở Trung Quốc. Nguyên nhân có được kết
quả đó.
Thực hành
Cho bảng: Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc qua các năm
1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của Trung
Quốc qua các năm. Từ biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét cần thiết.
2. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng thép và xi măng của Trung Quốc từ năm 2005 đến
2017. Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích tình hình sản xuất của hai sản phẩm trên.

-------------------HẾT------------------------

You might also like