You are on page 1of 4

Trường THCS Hải Bối ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II

Tổ KHXH MÔN: ĐỊA LÍ 9


************ Năm học 2022 – 2023

A. Phần lí thuyết:
Học sinh ôn tập những nội dung kiến thức sau về Vùng đồng bằng sông Cửu Long:
1. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ.
- Gồm 13 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến
Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Tiếp giáp:
+ Phía Đông Bắc: Vùng Đông Nam Bộ.
+ Phía Bắc: CamPuChia
+ Phía Tây và Tây Nam: Vịnh Thái Lan
+ Phía Đông và Đông Nam: Biển Đông
=> Ý nghĩa:
- Liền kề với Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, là nơi tiêu
thụ sản phẩm, sử dụng lao động của vùng.
- Giáp Campuchia thuận lợi giao lưu, trao đổi kinh tế với các nước tiểu vùng sông Mê
Công.
- Thuận lợi phát triển kinh tế biển và kinh tế trên đất liền.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Đặc điểm:
+ Địa hình thấp, tương đối rộng, bằng phẳng.
+ Đất đai: diện tích gần 4 triệu ha gồm 3 nhóm đất chính: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất
mặn.
+ Rừng: rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn.
+ Khí hậu: cận xích đạo nóng ẩm, lượng mưa dồi dào.
+ Nguồn nước: Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, có hệ thống sông Mê Công; vùng nước
mặn, nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn.
+ Biển và hải đảo: Nguồn hải sản phong phú, biển ấm quanh năm, nhiều ngư trường rộng
lớn; nhiều đảo và quần đảo.
=> Thuận lợi:
- Nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước.
- Hệ thống sông ngòi, kênh rạch đem lại nguồn lợi lớn về phù sa, thủy sản, đa dạng sinh
vật.
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đặc biệt là đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
=> Khó khăn:
- Diện tích đất phèn, đất mặn lớn cần được cải tạo.
- Thiếu nước ngọt trong mùa khô.
- Vào mùa mưa ngập nước trên diện rộng, xâm nhập mặn vào mùa khô.
=> Giải pháp:
- Đầu tư xây dựng thủy lợi.
- Cải tạo đất, cung cấp nước ngọt vào mùa khô.
- Sống chung với lũ, khai thác các nguồn lợi từ lũ.
3. Đặc điểm dân cư, xã hội.
- Đặc điểm:
+ Là vùng đông dân, năm 2002 là 16,7 triệu người.
+ Nhiều dân tộc, người Kinh chiếm đa số.
- Thuận lợi:
+ Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Người lao động cần cù, linh hoạt, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
- Khó khăn:
+ Mặt bằng dân trí chưa cao.
+ Cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn chưa hoàn thiện.
4. Tình hình phát triển kinh tế.
a. Nông nghiệp.
- Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước:
+ Phân bố chủ yếu ở Kiên Giang, An Giang, Long An,...
+ Bình quân lương thực đầu người gấp 2,3 lần so với cả nước (2002).
- Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.
- Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh.
- Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước, nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là
nghề nuôi tôm, cá nước ngọt xuất khẩu phát triển mạnh.
- Nghề rừng giữ vị trí quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn.
b. Công nghiệp.
- Chiếm tỉ trọng còn thấp, 20% GDP toàn vùng (2002).
- Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành chế biến lương thực, thực phẩm. Ngoài ra, phát
triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp.
- Phân bố: tập trung ở thành phố, thị xã.
c. Dịch vụ:
- Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải đường thủy, du lịch. Hàng xuất khẩu chủ
lực: gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.
- Du lịch bắt đầu khởi sắc với nhiều loại hình đặc thù: du lịch trên sông nước, miệt vườn,
biển đảo.
5. Các trung tâm kinh tế.
- Các trung tâm kinh tế lớn: TP Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất, Mỹ Tho, Long
Xuyên, Cà Mau.
B. Phần thực hành.
I. Câu hỏi trắc nghiệm.
Học sinh chọn đáp án trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Quá trình xâm nhập mặn diễn ra mạnh mẽ nhất ở vùng nào?
A. Đông Nam Bộ B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 2: căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 25, các vườn quốc gia nào thuộc Đồng
bằng sông Cửu Long?
A. Tràm Chim, Đất Mũi, Phú Quốc, U Minh Thượng
B. Đất Mũi, Côn Đảo, Bạch Mã, Kiên Giang
C. U Minh Thượng, Cát Bà, Núi Chúa, An Giang
D. Phú Quốc, Bù Gia Mập, Cát Tiên, An Giang
Câu 3: Các trung tâm công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu có quy mô:
A. trung bình và nhỏ B. lớn và trung bình
C. lớn và vừa D. rất lớn và lớn
Câu 4: Căn cứ vào bản đồ thủy sản (năm 2007) trang 20 của Atlat Địa Lí Việt Nam, hãy
cho biết tỉnh nào sau đây ở đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng
lớn nhất?
A. Đồng Tháp B. Kiên Giang C. Long An D. Bạc Liêu
Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho hoạt động nuôi trồng thủy sản nước
ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn?
A. Xâm nhập mặn B. Bão hoạt động mạnh
C. Diện tích mặt nước giảm D. lượng mưa ngày càng ít
Câu 6: Các dân tộc ít người sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Giáy, Dao, Mông B. Tày, Nùng, Thái
C. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na D. Khơ Me, Chăm, Hoa
Câu 7: Trong chăn nuôi, loại gia súc, gia cầm nào được nuôi nhiều ở đồng bằng sông
Cửu Long?
A. Đàn bò B. Đàn trâu C. vịt đàn D. Đàn gà
Câu 8: Vùng Đồng Tháp Mười là nơi tập trung chủ yếu của loại đất nào?
A. đất phù sa B. đất phèn C. đất mặn D. các loại đất khác
Câu 9: Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với vùng
A. Duyên hải Nam Trung Bộ B. Bắc Trung Bộ
C. Tây Nguyên D. Đông Nam Bộ
Câu 10: Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu gồm các loại đất:
A. đất phèn, đất pha cát, đất chua
B. đất mặn, đất phèn, đất xám
C. đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn
D. đất chua mặn, đất cát, đất phù sa cổ
Câu 11: Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích là:
A. 39 734 km2 B. 36 743 km2 C. 26 000km2 D. 46 000 km2
Câu 12: Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu
Long là:
A. xâm nhập mặn B. cháy rừng C. triều cường D. thiếu nước ngọt
Câu 13: So với cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long được coi là:
A. Vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước
B. vùng trọng điểm cây lúa lớn nhất cả nước
C. vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước
D. vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước.
II. Câu hỏi tự luận.
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 29, trình bày vị trí địa lí, giới hạn lãnh
thổ và ý nghĩa vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Cửu Long?
Câu 2: Trình bày tình hình phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3: Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long?

You might also like