You are on page 1of 6

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MINIGAME

NHÓM 3
Huỳnh Thị Mỹ Trinh
Câu 1: Đâu là nhận định đúng về vị trí của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Giáp hạ Lào và đông bắc Campuchia.
B. Có ba mặt giáp với vịnh Thái Lan.
C. Liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
D. Phía tây có 5 tỉnh giáp với Campuchia.
Câu 2: Đâu là hoạt động du lịch có tiềm năng phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long
nhiều hơn so với những vùng khác?
A. Mạo hiểm.
B. Sinh thái.
C. Nghỉ dưỡng.
D. Văn hóa.
Câu 3: Đâu là tiêu chí quan trọng trong định hướng phát triển ngành nông nghiệp ở
Đồng bằng Sông Cửu Long?
A. Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái.
B. Tăng tỷ trọng chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất.
C. Coi trọng thâm canh, nghiên cứu chuyển đổi mùa vụ.
D. Hình thành vùng cây chuyên canh có năng suất cao, chất lượng tốt.
Câu 4: Một trong những yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển ngành chăn nuôi ở
Đồng bằng Sông Cửu Long?
A. Các hiện tượng cực đoan của thời tiết, khí hậu.
B. Diễn biến về chất lượng môi trường chăn nuôi.
C. Giống vật nuôi không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng.
D. Nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước và quốc tế.
Câu 5: Với vị trí liền kề với vùng Đông Nam Bộ, trong phát triển kinh tế vùng đồng
bằng sông Cửu Long có thuận lợi về:
A. Thị trường tiêu thụ sản phẩm và nguồn năng lượng.
B. Phát triển công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
C. Nguồn lao động có tay nghề cao và cơ sở vật chất kĩ thuật.
D. Nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

1
Huỳnh Thị Thanh Tâm
Câu 1: Điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL thuận lợi nhất cho việc trồng:
A. Cây công nghiệp lâu năm
B. Cây lương thực, cây ăn quả nhiệt đới
C. Cây lấy gỗ
D. Cây hoa màu ôn đới
Câu 2: Chế độ thủy văn của ĐBSCL có những đặc điểm gì?
A. Nước ngọt, lũ lụt vào mùa mưa; nước mặn vào mùa khô ở vùng ven biển
B. Nước mặn vào mùa mưa; nước ngọt, lũ lụt vào mùa mưa
C. Nước ngọt, lũ lụt vào mùa khô ở vùng ven biển; nước mặn vào mùa mưa
D. Nước mặn vào mùa khô; nước ngọt, lũ lụt vào mùa khô
Câu 3: Các loài động vật nào mang lại giá trị kinh tế lớn nhất cho vùng?
A. Động vật có vú
B. Lưỡng cư, bò sát
C. Thủy, hải sản
D. Chim
Câu 4: Nhóm đất nào chiếm diện tích lớn nhất vùng ĐBSCL?
A. Đất phù sa
B. Đất xám
C. Đất cát
D. Đất phèn
Câu 5: Các loại khoáng sản chủ yếu ở ĐBSCL gồm:
A. Than đá, vàng, kim cương
B. Đá vôi, cát, sỏi, than bùn, dầu khí
C. Titan, Bauxit, Apatit
D. Đất hiếm, Urani

2
Nguyễn Ngọc Nga
Câu 1: ĐBSCL thuận lợi phát triển kinh tế biển do đâu?
A. Vùng có bờ biển dài và thềm lục địa rộng
A. Vùng tiếp giáp với nhiều quốc gia
B. Vùng tiếp giáp với nhiều đại dương
C. Vùng có nhiều hệ thống sông ngòi
Câu 2: Trung tâm kinh tế lớn nhất ở ĐBSCL là:
A. Thành phố Cà Mau
B. Thành phố Mĩ Tho
C. Thành phố Cao Lãnh
B. Thành phố Cần Thơ
Câu 3: Loại hình giao thông vận tải phát triển nhất vùng là:
C. Đường sông
A. Đường sắt
B. Đường bộ
C. Đường biển
Câu 4: Vùng ĐBSCL là:
A. Vùng trọng điểm cây công nghiệp lâu năm lớn nhất cả nước
D. Vùng trọng điểm cây lúa lớn nhất cả nước
B. Vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước
C. Vùng trọng điểm cây công nghiệp hàng năm lớn nhất cả nước
Câu 5: Nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở ĐBSCL do:
E. Có vùng biển rộng, có nhiều cửa sông, bãi triều rừng ngập mặn, lũ hàng năm
nhiều
F. Có vùng bờ biển hẹp, nhiều cửa sông, bãi triều rừng ngập mặn, lũ hàng năm ít
G. Có nhiều hệ thống sông, lũ hàng năm ít, thời tiết có nhiều biến động, lũ hàng năm
nhiều
H. Có vùng biển tiếp giáp, không có cửa sông, lũ hàng năm nhiều

3
Nguyễn Hoàng Lâm
Câu 1: Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay ở ĐBSCL là?
A. Chủ động sống chung với lũ.
B. Xây dựng các hệ thống đê điều ngăn lũ.
C. Chủ động sơ tán người dân khi có lũ đến.
D. Xây dựng các dự án thoát nước.
Câu 2: Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, ngành
chiếm tỉ trọng lớn nhất là?
A. Sản xuất vật liệu xây dựng.
B. Chế biến lương thực, thực phẩm.
C. Chế biến lâm sản.
D. Sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 3: Vì sao nhóm đất phù sa lại thích hợp nhất để trồng cây lúa, cây ăn quả và cây
hoa màu?
A. Vì nhóm đất này có tính chất cơ lý yếu, nứt nẻ nhanh.
B. Vì nhóm đất này có tính chất là nhẹ, tơi xốp, độ phì thấp.
C. Vì nhóm đất này có tính chất cơ giới nặng, tỷ lệ sét cao, thấm nước kém.
D. Vì nhóm đất này có tính chất có nhiều hữu cơ độ phì cao và cân đối.
Câu 4: So với các vùng khác, đặc điểm nào không phải của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Diện tích và sản lượng lúa cả năm cao nhất nước ta.
B. Năng suất lúa cao nhất cả nước.
C. Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước.
D. Bình quân lương thực theo đầu người cao nhất.
Câu 5: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là?
A. Gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.
B. Cà phê, hồ tiêu, cao su
C. Gạo, cà phê, hoa quả
D. Cà phê, thủy sản đông lạnh, may mặc.

4
Nguyễn Ngọc Kim Chi
Câu 1: Các dân tộc chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Kinh, Khmer, Hoa, Chăm
B. Kinh, Khmer, Chăm, Bana
C. Kinh, Hoa, Chăm, Tày
D. Kinh, Khmer, Hoa, Thái
Câu 2: Đâu không phải là đặc điểm nguồn lao động vùng ĐBSCL?
A. Nguồn lao động của ĐBCSL có chất lượng cao, đáp ứng và thúc đẩy cho sự phát
triển kinh tế, xã hội của vùng.
B. Nguồn lao động phần lớn tham gia vào hệ thống quản lý nhà nước ở địa phương
C. Cơ cấu nguồn lao động của DBSCL vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lao động
trong các ngành công nghiệp của vùng.
D. Cơ cấu lao động dịch vụ ngày càng nhiều, thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ
Câu 3: Năm 2019, dân số ở vùng ĐBSCL đứng thứ mấy so với các vùng kinh tế?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 4. Đâu là nguyên nhân cho thấy cơ cấu dân số về tuổi là một trong những tác động
rất lớn đối với phát triển kinh tế ở cả nước nói chung và ở ĐBSCL nói riêng?
A. Cấu trúc dân số về tuổi có tác động thúc đẩy thị trường lao động phát triển trong
thời kì “dân số vàng”
B. Cơ cấu dân số về tuổi thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng
C. Cấu trúc dân số, đặc biệt là cấu trúc tuổi có tác động thúc đẩy y tế, giáo dục phát
triển
D. Cơ cấu dân số về tuổi thúc đẩy phát triển xã hội
Câu 5: Dân số ở đồng bằng sông Cửu Long hiện có xu hướng?
A. Thời kì dân số vàng
B. Già hóa dân số
C. Mất cân bằng nam nữ
D. Mức sinh tăng

5
Đặng Ngọc Thúy
Câu 1: Đâu không phải là nguồn lực để phát triển ngành nông nghiệp ở vùng ĐBSCL?
A. Vùng có nền khí hậu nhiệt ẩm với tính chất xích đạo, nền nhiệt độ cao và ổn định.
B. Vùng có chủng loại đất phong phú, hàm lượng dinh dưỡng cao.
C. Vùng có nguồn nước dồi dào, chất lượng tương đối tốt.
D. Vùng có địa hình bề mặt khá bằng phẳng.
Câu 2: Một trong những thuận lợi xây dựng các khu công nghiệp ở vùng ĐBSCL là:
A. Cơ sở hạ tầng phát triển bậc nhất cả nước.
B. Chính sách mời gọi đầu tư hấp dẫn.
C. Vị trí địa lí của vùng thuận lợi, tài nguyên đất dồi dào.
D. Các chính sách về đầu tư, xây dựng và luật đất đai thống nhất chặt chẽ.
Câu 3: Hoạt động nào trong ngành lâm nghiệp ở ĐBSCL được các ngành, các cấp quan
tâm?
A. Trồng cây phân tán, chăm sóc, tu bổ, bảo vệ rừng.
B. Trồng cây tập trung, chăm sóc, tu bổ, khai thác rừng.
C. Trồng cây phân tán, chăm sóc, tu bổ, khai thác rừng.
D. Trồng cây tập trung, chăm sóc, tu bổ, bảo vệ rừng.
Câu 4: Ngành dịch vụ có xu hướng chuyển biến tích cực với:
A. Tốc độ tăng trưởng khá thấp.
B. Tốc độ tăng trưởng trung bình.
C. Tốc độ tăng trưởng khá cao.
D. Tốc độ tăng trưởng rất cao.
Câu 5: Các loại hình du lịch phát triển ở vùng ĐBSCL là:
A. Du lịch sông nước, du lịch sinh thái, du lịch đô thị
B. Du lịch sông nước, du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn
C. Du lịch núi, du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn
D. Du lịch sông nước, du lịch biển, du lịch đô thị

You might also like