You are on page 1of 6

CUỐI KỲ 2 – KHỐI 12

I. Lý thuyết
Câu 1. Việc khai thác các mỏ khoáng sản ở TDMNBB gặp khó khăn gì?
A. Cần có các phương tiện hiện đại, chi phí cao.
B. Thiếu nguồn lao động.
C. Nguồn năng lượng chưa dồi dào.
D. Đa phần các mỏ có trữ lượng thấp.
Câu 2. TDMNBB có điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành công nghiệp nặng do
A. nguồn năng lượng và khoáng sản dồi dào.
B. nguồn thủy năng, lâm sản lớn.
C. nguồn lương thực, thực phẩm phong phú.
D. sản phẩm cây CN đa dạng.
Câu 3. Việc đẩy mạnh sản xuất cây CN và cây đặc sản ở TDMNBB có tác động chủ yếu nào sau đây đối với kinh tế- xã
hội?
A. Phát triển nông nghiệp hàng hóa.
B. Tăng cường xuất khẩu lao động.
C. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
D. Mở rộng các hoạt động dịch vụ.
Câu 4. Khó khăn đối với việc trồng cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả ở TDMNBB không phải là
A. ít có khả năng mở rộng diện tích.
B. rét đậm, rét hại, sương muối.
C. tình trạng thiếu nước về mùa đông.
D. công nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế.
Câu 5. Vùng có tài nguyên khoáng sản nhiều nhất là
A. Trung du miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 6. Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh trồng cây công nghiệp nào sau đây?
A. Chè.
B. Cao su.
C. Cà phê.
D. Điều.
Câu 7. Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt ôn đới chủ yếu do
A. đất.
B. khí hậu.
C. địa hình.
D. sông.
Câu 8. Giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc lớn theo hướng sản xuất hàng hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

A. tăng liên kết, cải tạo các đồng cỏ, đẩy mạnh hoạt động chế biến.
B. sử dụng giống tốt, bảo đảm nguồn thức ăn, xây dựng chuồng trại.
C. áp dụng kĩ thuật mới, phát triển trang trại, xây dựng thương hiệu.
D. phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi tập trung, mở rộng thị trường.
Câu 9: Ở ĐBS Hồng tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống là do
A. lịch sử khai thác lâu đời và nền sản xuất phát triển.
B. có nhiều thắng cảnh, đông dân cư.
C. chính sách phát triển của nhà nước
D. có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống.
Câu 10: Cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBS Hồng chuyển dịch theo hướng tích cực, chủ yếu do tác động của
A. quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. nguồn lao động dồi dào, kĩ thuật cao.
C. thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.
D. tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Câu 11: Nhận định nào không đúng về nguồn lao động ở ĐBS Hồng?
A. Dân số ít, thiếu lao động.
B. Nguồn lao động dồi dào.
C. Có kinh nghiệm và trình độ.
D. Chất lượng ngày càng được nâng lên.
Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng về hạn chế chủ yếu của ĐBS Hồng?
A. Mật độ dân số nhỏ nhiều lần so với cả nước.
B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành còn chậm.
C. Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bão, lũ.
D. Thiếu nguyên liệu cho sự phát triển công nghiệp.
Câu 13: Tài nguyên nào giúp ĐBS Hồng phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng?
A. đá vôi, sét cao lanh.
B. than bùn, than nâu.
C. nước khoáng, đá quý.
D. than đá, sắt, chì kẽm.
Câu 14: Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp của ĐBS Hồng là
A. thiếu nguyên liệu tại chỗ.
B. cơ cấu kinh tế chậm chuyển biến.
C. mật độ dân số cao.
D. có nhiều thiên tai như bão, lũ.

Câu 15. Hạn chế nào dưới đây không phải là của vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Sức ép lớn của dân số
B. Thiên tai còn nhiều
C. Thài nguyên thiên nhiên đang bị suy thoái
D. Cơ sở hạ tầng thấp nhất cả nước
Câu 16. Định hướng chuyển dịch trong cơ cấu ngành trồng trọt của vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. Giảm tỉ trọng cây công nghiệp; tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây lương thực
B. Giảm tỉ trọng cây lương thực; tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả
C. Tăng tỉ trọng cây lương thực, cây thực phầm; giảm tỉ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả
D. Tăng tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả
Câu 17. Biện pháp chủ yếu phát triển dịch vụ tiêu dùng ở đồng bằng sông Hồng là
A. thúc đẩy sản xuất, mở rộng hội nhập quốc tế.
B. tăng sản xuất hàng hóa, nâng cao mức sống.
C. đa dạng ngành sản xuất, mở rộng thị trường.
D. mở rộng đô thị, hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Câu 18: Tác dụng của việc trồng rừng ven biển vùng Bắc Trung Bộ?
A. chắn gió, ngăn cát bay, cát chảy.
B. ngăn xâm nhập mặn.
C. giữ gìn nguồn gen, đa dạng sinh học.
D. sản xuất bột gỗ, giấy.
Câu 19: Vùng đồi trước núi ở Bắc Trung Bộ có thể mạnh gì?
A. Chăn nuôi đại gia súc.
B. Nuôi lợn, gia cầm.
C. Trồng cây lương thực.
D. Cây công nghiệp hàng năm.
Câu 20: Cơ cấu công nghiệp của Bắc Trung Bộ chưa thật định hình do
A. hạn chế về điều kiện kĩ thuật, vốn.
B. hạn chế về nguồn lao động, tay nghề lao động.
C. tài nguyên khoáng sản không có trữ lượng lớn.
D. chủ yếu là nguồn liệu từ nông lâm, thủy sản.
Câu 21: Các đồng bằng có đất cát pha ở vùng Bắc Trung Bộ thích hợp trồng nhóm cây nào?
A. cây công nghiệp hàng năm.
B. cây ăn quả.
C. cây lương thực.
D. cây công nghiệp lâu năm.
Câu 22: Vì sao tiềm năng phát triển cây lương thực ở Bắc Trung Bộ có phần hạn chế?
A. đồng bằng nhỏ hẹp, phần lớn đất cát pha.
B. trình độ lao động hạn chế.
C. cơ sở hạ tầng chưa phát triển.
D. thị trường chưa mở rộng.
Câu 23: Ưu tiên trong phát triển công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ hiện nay là
A. phát triển cơ sở năng lượng.
B. khai thác khoáng sản.
C. công nghiệp chế tạo ô tô, đóng tàu.
D. công nghiệp chế biến lâm sản.
Câu 24. Giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
A. lập các trang trại, mở rộng liên kết sản xuất, sử dụng các kĩ thuật tiên tiến.
B. tăng diện tích đất, phát triển thị trường, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.
C. quan tâm sản xuất theo nông hộ, sản xuất thâm canh, nâng cao sản lượng.
D. gắn với chế biến và dịch vụ, sản xuất chuyên canh, sử dụng kĩ thuật mới.
Câu 25. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Bắc Trung Bộ là
A. thu hút đầu tư, mở rộng giao lưu kinh tế, thúc đẩy hoạt động du lịch.
B. đẩy nhanh đô thị hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu.
C. thúc đẩy công nghiệp hóa, mở rộng liên kết, phân bố lại dân cư.
D. đẩy mạnh giao thương, liên kết các bộ phận lãnh thổ, tạo đô thị mới.
Câu 26. Thế mạnh nổi bật của Duyên hải Nam Trung Bộ trong phát triển giao thông vận tải biển so với Bắc Trung Bộ là
A. nhiều vũng, vịnh nước sâu và gần tuyến hàng hải quốc tế.
B. có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng tổng hợp.
C. có nhiều đảo thuận lợi cho các tàu thuyền neo đậu, trú ẩn.
D. vùng biển ít chịu ảnh hưởng của bão, gió mùa Đông Bắc.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở
Duyên hải NTB?
A. Nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên môi trường.
B. Làm thay đổi phân công lao động theo lãnh thổ.
C. Giúp đẩy mạnh giao lưu với các vùng khác.
D. Tạo ra sự thay đổi trong phân bố dân cư.

Câu 28. Vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong phát triển nghề cá ở Duyên hải NTB?
A. khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
B. đẩy mạnh đánh bắt các loài cá quý có giá trị cao.
C. tăng cường nuôi trồng thủy sản.
D. phát triển công nghiệp chế biến.
Câu 29: Duyên hải NTB có điều kiện tự nhiên nào để phát triển nuôi trồng thủy sản?
A. nhiều vụng, đầm phá.
B. nguồn hải sản phong phú.
C. nhiều ngư trường lớn.
D. vùng biển rộng lớn.
Câu 30 . Khai thác hải sản ở duyên hải Nam Trung Bộ phát triển dựa trên cơ sở chủ yếu là
A. nhiều cảng cá, hoạt động dịch vụ sôi nổi.
B. biển giàu sinh vật, có các ngư trường lớn.
C. vùng biển rộng, có các quần đảo xa bờ.
D. các tỉnh đều giáp biển, lao động đông đảo.
Câu 31. Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên giảm sút nhanh trong những năm gần đây, chủ yếu do
A. nạn phá rừng gia tăng.
B. có nhiều vụ cháy rừng.
C. tăng cường khai thác dược liệu.
D. đẩy mạnh khai thác gỗ quý hiếm.
Câu 32. Biện pháp chủ yếu để tăng rừng đặc dụng ở Tây Nguyên là
A. lập vườn quốc gia, ngăn chặn phá rừng.
B. phồng chống cháy rừng, đốt cây làm rẩy.
C. bảo vệ rừng, giao đất, giao rừng cho dân.
D. trồng rừng mới, đẩy mạnh khoanh nuôi.
Câu 33. Việc đẩy mạnh chế biến sản phẩm cây công nghiệp ở Tây Nghiệp nhằm mục đích chủ yếu là
A. nâng cao giá trị, tăng các sản phẩm hàng hóa.
B. thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu.
C. thúc đẩy sản xuất thâm canh, tăng nông sản.
D. thuận lợi cho bảo quản vận chuyển, tiêu thụ.
Câu 34. Địa hình, đất và khí hậu của Tây Nguyên thuận lợi cho phát triển
A. cây công nghiệp cận nhiệt, ôn đới.
B. cây công nghiệp nhiệt đới.
C. cây lương thực.
D. cây dược liệu cận nhiệt ôn đới.
Câu 35. Giải pháp hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên góp phần
A. hạn chế rủi ro trong tiêu thụ nông sản.
B. bảo vệ rừng, mở rộng diện tích có cơ sở khoa học.
C. đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường.
D. sử dụng hợp lí tài nguyên.
Câu 36. Giải pháp đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên góp phần
A. hạn chế rủi ro trong tiêu thụ nông sản.
B. bảo vệ rừng, mở rộng diện tích có cơ sở khoa học.
C. đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường.
D. sử dụng hợp lí tài nguyên.
Câu 37. Thủy điện ở Tây Nguyên có ý nghĩa chủ yếu đối với hoạt động sản xuất
A. các ngành công nghiệp.
B. dịch vụ, du lịch.
B. nuôi trồng thủy sản.
D. thủy lợi.
Câu 38. Mục đích chủ yếu của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
A. khai thác có hiệu quả các nguồn lực và bảo vệ môi trường.
B. sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và giải quyết việc làm.
C. giải quyết tốt các vấn đề xã hội và đa dạng hóa nền kinh tế.
D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khai thác hợp lí tài nguyên.
Câu 39: Tài nguyên khoáng sản nổi bật nhất của vùng Đông Nam Bộ?
A. Dầu khí.
B. Sét cao lanh.
C. Đá axit.
D. Bô xít.
Câu 40. Phát biểu nào sau đây không đúng về kinh tế xã hội của Đông Nam Bộ?
A. Kinh tế hàng hóa phát triển muộn.
B. Giá trị công nghiệp cao nhất nước.
C. Chính sách phát triển phù hợp.
D. Cơ cấu ngành đa dạng.
Câu 41: Địa hình, đất, khí hậu vùng Đông Nam Bộ thuận lợi phát triển chuyên canh cây
A. lúa.
B. chè.
C. cao su.
D. ngô.
Câu 42. Bảo vệ rừng đầu nguồn ở Đông Nam Bộ có giá trị chủ yếu là
A. đảm bảo nguồn nước, giữ mạch nước ngầm.
B. nâng cao giá trị kinh tế cho lâm nghiệp.
C. bảo vệ sự đa dạng sinh thái.
D. tạo cảnh quan du lịch sinh thái.
Câu 43. Phát triển công nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ cần chú ý đến
A. thu hút vốn đầu tư, bảo vệ môi trường.
B. hình thành cơ cấu đa dạng.
C. phân bố lao động cho hợp lý.
D. mở rộng thị trường xuất khẩu.
Câu 44. Phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ, ngành công nghiệp được chú trọng đầu tư phát triển là
A. điện.
B. vật liệu xây dựng.
C. cơ khí.
D. chế biến lương thực, thực phẩm.
Câu 45. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển công nghiệp dầu khí ở Đông Nam Bộ là
A. tạo sản phẩm có giá trị, đẩy nhanh phát triển kinh tế.
B. tăng cường các quan hệ quốc tế, tăng vị thế vùng.
C. góp phần đa dạng cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm.
D. làm sâu sắc sự phân hóa lãnh thổ, thu hút vốn đầu tư.
Câu 46. Ý nghĩa quan trọng hàng đầu của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Đông Nam Bộ là
A. tăng diện tích cho nuôi trồng thủy sản.’
B. đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái.
C. bảo tồn hệ sinh thái ngập mặn của vùng.
D. bảo tồn các di tích lịch sử.
Câu 47: Loại tài nguyên nào quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở ĐBS Cửu Long?
A. Nước ngọt.
B. Đất phù sa.
C. Sinh vật.
D. Rừng.
Câu 48: Mùa khô ở ĐBS Cửu Long ảnh hưởng đến đất trồng như thế nào?
A. Tăng độ chua và mặn trong đất.
B. Đất bạc màu, xói mòn.
C. Tăng dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng.
D. Đất bị đá ong hóa.
Câu 49: Loại tài nguyên nào quan trọng hàng đầu đối với trồng cây lương thực của ĐBS Cửu Long?
A. Đất
B. Nước.
C. Khí hậu.
D. Sinh vật.
Câu 50. Nhóm đất phù sa ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long phân bố tập trung chủ yếu ở
A. dọc sông Tiền và sông Hậu.
B. hạ lưu sông Tiền và sông Hậu.
C. Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và vùng trũng ở Cà Mau.
D. ven biển Đông và vịnh Thái Lan.
Câu 51. Để cải tạo đất mặn, đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long, cần phải
A. có nước ngọt để thau chua, rửa mặn.
B. tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn.
C. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.
D. chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Câu 52. Đất mặn của đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở
A. Đồng Tháp Mười.
B. ven biển Đông và vịnh Thái Lan.
C. Hà Tiên.
D. vùng trũng ở Cà Mau.
Câu 53. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. có nhiều cửa sông đổ ra biển.
B. phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.
C. mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
D. phá rừng ngập mặn để nuôi tôm.
Câu 54. Phương hướng chủ yếu hiện nay đối với vấn đề lũ ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. đào thêm kênh rạch để thoát lũ nhanh.
B. xây dựng hệ thống đê bao để ngăn lũ.
C. trồng rừng ở thượng nguồn để chống lũ.
D. chủ động sống chung với lũ.
Câu 55. Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là
A. thiếu nước ngọt.
B. xâm nhập mặn và phèn.
C. thủy triều tác động mạnh.
D. cháy rừng.
Câu 56. Hướng chính trong khai thác kinh tế vùng biển ở Đồng bằng sông Cửu Long là kết hợp
A. mặt biển, đảo, quần đảo và đất liền tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.
B. khai thác sinh vật biển, khoáng sản và phát triển du lịch biển.
C. vùng bờ biển với đất liền và hệ thống sông ngòi, kênh rạch.
D. kết hợp du lịch biển, phát triển giao thông vận tải biển và du lịch miệt vườn.
Câu 57. Các nhân tố tự nhiên chủ yếu tác động đến thay đổi phân bố cây trồng hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. ít phù sa bồi đắp, bờ sông bị sạt lở, lũ thất thường.
B. hạn hán, thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn rộng.
C. mùa khô rõ rệt, hạn mặn nhiều, đất phèn rộng.
D. bề mặt sụn lún, nước biển dâng, sạt lở bờ biển.

Câu 58. Biện pháp chủ yếu ứng phó với hạn mặn trong nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. thay đổi cơ cấu sản xuất, phát triển thủy lợi.
B. thúc đẩy nuôi thủy sản, giảm diện tích lúa.
C. đa dạng hóa sản xuất, phát triển chăn nuôi.
D. tăng cường quy hoạch, sử dụng đất hợp lý.
Câu 59. Nước ta cần phải khai thác tổng hợp kinh tế biển không phải vì
A. đem lại hiểu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
B. môi trường vùng biển dễ bị chia cắt.
C. môi trường đảo do diện tích nhỏ và biệt lập nên rất nhạy cảm dưới tác động của con người.
D. tiện cho việc đầu tư vốn và kĩ thuật.
Câu 60: Việc xác định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa rất lớn vì
A. các đảo và quần đảo nước ta có tiềm năng kinh tế rất lớn.
B. đây là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta với vùng biển và thềm lục địa.
C. các đảo và quần đảo đều nằm xa với đất liền.
D. các đảo và quần đảo là bộ phận không thể tách rời trong vùng biển nước ta.
Câu 61. Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo ở nước ta chưa cần chú ý gì?
A. tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.
B. khai thác quá mức các đối tượng có nguồn lợi kinh tế.
C. sử dụng các phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt.
D. mở rộng hợp tác với nhiều nước hơn nữa.
Câu 62. Vùng kinh tế nào sau đây có điều kiện phát triển du lịch biển đảo quanh năm?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 63. Nghề làm muối phát triển mạnh nhất ở
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 64. Mỏ sa khoáng oxit titan phân bố chủ yếu ở
A. TDMNBB.
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.
D. DHNTB.
Câu 65. Các đảo ven bờ nước ta
A. có khả năng nuôi trồng thủy sản.
B. có nhiều thuận lợi trồng lúa gạo.
C. đều có khu bảo tồn thiên nhiên.
D. phát triển khai khoáng.

You might also like