You are on page 1of 8

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023 - 2024


MÔN: ĐỊA LÍ 9.
PHẦN I - TRẮC NGHIỆM
EM HÃY CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT
Câu 1: Nhân tố chủ yếu nào tạo nên tính đa dạng trong cơ cấu sản phẩm
nông nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?

A. Sự phân hóa của địa hình giữa hai tiểu vùng Tây Bắc, Đông Bắc.

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh.

C. Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa.

D. Người dân có kinh nghiệm canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau.

Câu 2: Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm bao nhiêu tỉnh/thành phố?

A. 11 tỉnh B. 13 tỉnh C. 14 tỉnh D. 15 tỉnh

Câu 3: Điền vào chỗ trống để hoàn thành nội dung kiến thức đã học:
“Vùng TDMN Bắc Bộ nằm ở phía bắc nước ta, giáp Trung Quốc, Lào, ĐBSH,
Vịnh Bắc bộ và................”
A. Bắc Trung Bộ B. Nam Trung Bộ

C. Tây Nguyên D. Đông Nam Bộ

Câu 4: Tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có các đặc điểm:
Vừa giáp Trung Quốc, vừa giáp vịnh Bắc Bộ, vừa giáp vùng Đồng bằng sông
Hồng ?

A. Bắc Kạn. B. Bắc Giang. C. Quảng Ninh. D. Lạng Sơn.

Câu 5: Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc là:

A. núi cao, cắt xẻ mạnh.

B. gồm các cao nguyên xếp tầng.


C. núi thấp và trung bình.

D. đồng bằng rộng lớn.

Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy xác định tỉnh nào sau đây
không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?

A. Thái Nguyên. B. Ninh Bình. C. Hải Dương. D. Hưng Yên.

Câu 7: Vùng Bắc Trung Bộ không giáp với vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng B. Trung du miền núi Băc Bộ

C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Tây Nguyên

Câu 8: Em hãy cho biết Phía Bắc vùng Bắc Trung Bộ giáp với dãy núi nào?

A. Dãy Bạch Mã. B. Dãy Trường Sơn Bắc.

C. Dãy Tam Điệp. D. Dãy Hoành Sơn.

Câu 9: Vùng Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với vùng nào sau đây?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Vịnh Bắc Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ.

Câu 10: Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất và có giá trị quan trọng ở đồng
bằng sông Hồng ?

A. Đất feralit. B. Đất badan. C. Đất xám phù sa cổ. D. Đất phù
sa.

Câu 11: Loại khoáng sản lớn nhất của vùng Bắc Trung Bộ là:

A. Than đá B. Dầu khí C. Đá vôi D. Đất sét.

Câu 12: Hoạt động kinh tế chủ yếu ở khu vực đồi núi phía tây vùng Bắc
Trung Bộ là:

A. nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, nuôi trâu bò đàn.

B. nuôi trồng thủy sản, sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm.

C. trồng cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt thủy sản.
D. sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Câu 13: Tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể ở đồng bằng sông Hồng là:

A. than đá, bô xit, dầu mỏ. B. đá vôi, sét cao lanh, than nâu.

C. than nâu, đá vôi, apatit, chì – kẽm. D. sét cao lanh, đá vôi, thiếc.

Câu 14: Dựa vào vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết tỉnh (thành
phố) nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Đà Nẵng. B. Bình Định. C. Ninh Thuận. D. Quảng Trị.

Câu 15: Cho bảng số liệu sau:

MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ


GIAI ĐOẠN 1995-2002:

Nhận định nào sau đây đúng với bảng số liệu trên:

A. Sản lượng đàn bò tăng liên tục. B. Sản lượng đàn bò giảm liên tục

C. Sản lượng thủy sản tăng liên tục. D. Sản lượng thủy sản giảm liên tục.

Câu 16: Cho bảng số liệu sau:


GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC
BỘ GIAI ĐOẠN 1995-2002:
Năm 1995 2000 2002
Vùng
Tây Bắc 320,5 541,1 696,2
Đông Bắc 6179,2 10657,7 14301,3
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Ngành công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển không đều.
B. Ngành công nghiệp ở Đông Bắc luôn lớn hơn Tây Bắc
C. Ngành công nghiệp ở Tây Bắc luôn lớn hơn Đông Bắc.
D. Đông Bắc phát triển mạnh hơn Tây Bắc.
Câu 17: Điều kiện tốt nhất để vùng Bắc Trung Bộ phát triển nghành dịch vụ

A. vị trí địa lý B. khí hậu C. hình dáng D. địa hình

Câu 18: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA CẢ
NƯỚC, ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG :
Sản lượng (nghìn
Vùng Diện tích (nghìn ha)
tấn)
2000 2014 2000 2014
Đồng bằng sông Hồng 1212,6 1079,6 6586,6 6548,5
Đồng bằng sông Cửu Long 3945,8 4249,5 16702,7 25245,6
Cả nước 7666,3 7816,2 32529,5 44974,6
Theo bảng số liệu trên, năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng năm 2014 là:
A. 59,4 tạ/ha. B. 5,94 tạ/ha. C. 57,5 tạ/ha. D.
60,7 tạ/ha.
Câu 19: Đâu không phải khác biệt cơ bản giữa hai miền Đông và Tây của
vùng Bắc Trung Bộ ?

A. Địa hình B. Dân tộc C. Hoạt động kinh tế D. Sinh vật

Câu 20: Tại sao Nam Trung Bộ có sản lượng khai thác thuỷ sản cao hơn Bắc
Trung Bộ?

A. Có bờ biển dài hơn B. Nhiều tàu thuyền hơn

C. Khí hậu thuận lợi hơn D. Nhiều ngư trường hơn

Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết tỉnh duy
nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển?

A. Quảng Ninh. B. Phú Thọ. C. Thái Nguyên. D. Lạng Sơn.

Câu 22: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ có những điểm
giống nhau về nguồn lợi biển, đó là nguồn lợi gì?

A. Khai thác tổ yến B. Làm muối

C. Khai thác bãi tắm D. Nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản

Câu 23: Dựa vào Átlat Địa lí Việt Nam trang 26, em hãy cho biết trong cơ cấu
GDP ngành kinh tế nào chiếm tỉ trong lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng ?
A. Nông, lâm, thuỷ sản B. Công nghiệp và xây dựng
C. Dịch vụ D. Sản xuất hàng tiêu dùng
Câu 24: Quân đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành
a. Quảng Nam c. Đà Nẵng
b. Quảng Ngãi. d. Phú Yên
Câu 25: Các tỉnh Cực Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối do
a. độ mặn của nước biển cao, thời tiết khô hạn.
b. bờ biển dài, giao thông vận tải thuận lợi.
c. thị trường tiêu thụ rộng lớn.
d. người dân giàu kinh nghiệm làm muối.
Câu 26: Chọn đáp án để điền vào chỗ …. sao cho hợp lí.
Giới hạn lãnh thổ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ: Từ dãy núi … đến dãy núi …..
a. Tam Đảo - Con Voi.
b. Con Voi - Tam Điệp.
c. Tam Điệp - Bạch Mã.
d. Hoành Sơn - Bạch Mã.
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 1: Dựa vào Atlát Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Kể tên các cây trồng chính vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
b.Giải thích vì sao cây chè được trồng chủ yếu ở vùng Trung du và miền núi Bắc
Bộ?
GỢI Ý TRẢ LỜI
a/ Kể tên các cây trồng ở Trung du miền núi Bắc Bộ: chè, hồi, quế, sơn, cây ăn
quả, lạc,….
b/ Cây chè được trồng chủ yếu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vì:
- Cây chè là cây có nguồn gốc cận nhiệt đới thích nghi với điều kiện khí hậu của
vùng là có một mùa đông lạnh và nền nhiệt độ thấp nhất nước ta.
- Thích hợp với đất phe ra lít hình thành trên đá vôi và đá phiến có độ chua.
- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế
biến chè
- Sản phẩm chè được thị tường trong nước và quốc tế ưa chuộng, công nghiệp chế biến
ngày càng mở rộng
Câu 2: Sản xuất lương thực ở ĐBSH có tầm quan trọng như thế nào? ĐBSH có
thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?
GỢI Ý TRẢ LỜI
Tầm quan trọng của sản xuất lương thực
-Cung cấp lương thực cho nhân dân, Đảm bảo an ninh lương thực
-Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
-Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
-Cung cấp một phần gạo để xuất khẩu.
* Thuận lợi:
-Địa hình thấp, bằng phẳng, dễ canh tác.Đất phù sa màu mỡ chiếm diện tích lớn .
-Nguồn nước tưới dồi dào thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.Khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp thâm canh lúa.
-Nguồn lao động đông , có trình độ thâm canh cao nhất cả nước .Cơ sở vật chất kĩ
thuật tốt ( thủy lợi ), giống, đê điều, nhà máy chế biến).Chính sách khuyến khích
nông nghiệp hàng hóa .Thị trường ngày càng mở rộng trong và ngoài nước.
*Khó khăn.
-Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp , ít có khả năng mở rộng.
-Thời tiết thất thường , thiên tai (bão, lũ, rét đậm).
Câu 3: Cho bảng số liệu sau:

KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÀNG HÓA (Đơn vị:
Nghìn tấn)

Loại hàng \ Năm 2010 2013 2015 2017

Hàng xuất khẩu 5461 7118 9916 11661

Hàng nhập khẩu 9293 13575 14859 17856

Hàng nội địa 7149 13326 13553 16730

Tổng 21903 34019 38328 46247

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu khối lượng vận chuyển
phân theo loại hàng hóa ở nước ta, giai đoạn 2010 - 2017?

b) Nhận xét sự thay đổi từ biểu đồ đã vẽ?

Hướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ
* Xử lí số liệu

- Công thức: Tỉ trọng từng loại hàng = Khối lượng loại hàng / Tổng số hàng x
100%.

- Áp dụng công thức trên, tính được bảng số liệu sau đây:

CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÀNG


HÓA (Đơn vị: %)

Loại hàng \ Năm 2010 2013 2015 2017

Hàng xuất khẩu

Hàng nhập khẩu

Hàng nội địa

Tổng

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

* Vẽ biểu đồ nào là thích hợp nhất

b) Nhận xét

* Nhận xét

- Cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hoá có sự thay đổi nhưng
không lớn.

- Sự thay đổi diễn ra theo hướng tăng tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu;
giảm tỉ trọng hàng nhập khẩu.

- Khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa đều tăng lên liên tục: hàng xuất
khẩu tăng thêm 6200 nghìn tấn, hàng nhập khẩu tăng thêm 8563 nghìn tấn và
hàng nội địa tăng 9581 nghìn tấn.
- Hàng nội địa tăng nhanh nhất (234,0%), tiếp đến là hàng xuất khẩu (213,5%) và
tăng chậm nhất là hàng nhập khẩu (192,1%).

You might also like