You are on page 1of 15

ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2020 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020

THEO HƯỚNG TINH GIẢN ĐỀ SỐ 7 – (LỊCH 01)


BỘ GIÁO DỤC Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
(Đề có 04 trang) Môn thi thành phần: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: .....................................................................


Số báo danh: ..........................................................................

Câu 1: Nước ta có địa hình bán bình nguyên được thể hiện rõ nhất ở khu vực
A. Nam Trung Bộ. B. Tây Nguyên. C. Trung du Bắc Bộ. D. Đông Nam Bộ.
Câu 2: Thiên tai gây nhiều khó khăn nhất cho việc khai thác kinh tế biển ở nước ta là
A. động đất. B. sóng thần. C. bão và lốc xoáy. D. núi lửa.
Câu 3: Ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta là
A. dịch vụ nông nghiệp. B. chăn nuôi. C. trồng trọt. D. đánh bắt.
Câu 4: Vụ đông đã trở thành vụ sản xuất nông nghiệp chính của vùng
A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 5: Trở ngại lớn nhất đối với sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. sa mạc hóa. B. thiếu nước ngọt. C. cháy rừng. D. sâu bệnh.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây có đường biên giới với
Lào và Campuchia?
A. Nghệ An. B. Kon Tum. C. Tây Ninh. D. Điện Biên.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết Việt Nam có bao nhiêu phân khu địa lí
động vật?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng Tây – Đông?
A. Hoàng Liên Sơn. B. Pu Đen Đinh. C. Con Voi. D. Bạch Mã.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất cát biển có diện tích lớn ở vùng nào sau
đây?
A. Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết Đắk Lắk có ngữ hệ chính nào sau đây ?
A. Nam Đảo. B. Mông – Dao. C. Nam Á. D. Hán – Tạng.
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng cây
công nghiệp hàng năm lớn hơn cây công nghiệp lâu năm ?
A. Bình Định. B. Hà Giang. C. Bến Tre. D. Quảng Trị.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công
suất dưới 1000 MW ?
A. Phả Lại. B. Phú Mỹ. C. Cà Mau. D. Ninh Bình.
Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm trên đảo?
A. Cát Tiên. B. Ba Vì. C. Phú Quốc. D. Bạch Mã.
Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây thuộc
vùng Đồng bằng sông Hồng ?
A. Chân Mây – Lăng Cô. B. Vân Đồn.
C. Đình Vũ – Cát Hải. D. Nghi Sơn.
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cửa khẩu nào sau đây thuộc vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ?
A. Hoa Lư. B. Nam Giang. C. Bờ Y. D. Lê Thanh.
Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây đều phát
triển ở bốn trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ?
A. Cơ khí. B. Đóng tàu. C. Sản xuất ô tô. D. Điện tử.
Câu 17: Cho biểu đồ:

(Nguồn số liệu theo: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo khu vực kinh tế của Phi-lip-pin qua các năm.
B. Sự thay đổi giá trị GDP phân theo khu vực kinh tế của Phi-lip-pin qua các năm.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Phi-lip-pin qua các năm.
D. Quy mô và tốc độ tăng GDP phân theo khu vực kinh tế của Phi-lip-pin qua các năm.
Câu 18: Đặc điểm giống nhau giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là
A. nhiều sông ngòi, kênh rạch. B. do phù sa sông bồi tụ.
C. có hệ thống đê bao quanh. D. diện tích khoảng 40000 km2.
Câu 19: Nhân tố tác động to lớn tới sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta là
A. mạng lưới đô thị và chính sách phát triển.
B. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
C. nguồn lao động và trình độ phát triển kinh tế.
D. cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ.
Câu 20: Công nghiệp khai thác dầu khí nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta
là do
A. sản lượng khai thác lớn. B. thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. mang lại giá trị kinh tế cao. D. thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành nội thương của nước ta?
A. Chỉ phát triển ở các đô thị lớn, tập trung đông dân.
B. Hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng.
C. Thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
D. Trong cả nước đã hình thành thị trường thống nhất.
Câu 22: Trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng chuyên canh chè lờn nhất nước ta là nhờ có
A. địa hình đồi núi có sự phân tầng rõ rệt.
B. đất feralit trên núi màu mỡ, giàu dinh dưỡng.
C. khí hậu nhiệt đới trên núi, có mùa đông lạnh.
D. lượng mưa lớn, nguồn cung cấp nước dồi dào.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng?
A. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
B. Có sự hình thành và phát triển từ lâu đời.
C. Hà Nội là trung tâm công nghiệp rất lớn.
D. Thủy điện là ngành công nghiệp trọng điểm.
Câu 23: Vùng ven biển phía đông của vùng Bắc Trung Bộ phát triển mạnh nghề
A. chăn nuôi gia súc lớn. B. trồng cây công nghiệp lâu năm.
C. đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. D. trồng rừng và phát triển lâm nghiệp.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.
B. Phía Tây tiếp giáp Lào và Campuchia.
C. Cầu nối giữa Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
D. Giáp vùng biển Đông rộng lớn.
Câu 25: Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên giảm sút nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do
A. nạn phá rừng gia tăng. B. có nhiều vụ cháy rừng.
C. tăng cường khai thác dược liệu. D. đấy mạnh khai thác gỗ quý.
Câu 27: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển là
A. môi trường biển mang tính biệt lập. B. tài nguyên biển suy giảm nghiêm trọng.
C. tài nguyên biển giàu có và đa dạng. D. môi trường biển dễ bị chia cắt.
Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về hoạt
động xuất khẩu ở nước ta?
A. Khác nhau giữa các quốc gia. B. Tập trung ở châu Á và châu Âu.
C. Giá trị ngày càng tăng nhanh. D. Phân bố rộng khắp thế giới.
Câu 29: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ MỘT SỐ VÙNG Ở NƯỚC TA, NĂM 2017
Vùng Diện tích (km2) Dân số (nghìn người)
Đồng bằng sông Hồng 15082,0 20099,0
Tây Nguyên 54508,3 5778,5
Đông Nam Bộ 23552,6 16739,6
Đồng bằng sông Cửu Long 40816,3 17738,0

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, nhà xuất bản thống kê 2018)
Theo vào bảng số liệu trên, vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta năm 2017 là
A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng. D. Tây Nguyên.
Câu 30: Cho bảng số liệu:
GDP theo giá thực tế và dân số của một số quốc gia năm 2017

Nước GDP (tỉ USD) Dân số (triệu người)

Indonexia 1842,8 262,4

Campuchia 23,4 16,1

Xingapo 328,7 5,8

Việt Nam 209,1 95,9

(Nguồn: Niên giám thống kê 2017, NXB thống kê 2018)

Theo bảng số liệu trên, để thể hiện thu nhập bình quân đầu người ở một số quốc gia Đông Nam
Á năm 2017, dạng biểu đồ nào dưới đây là thích hợp nhất?
A. Miền. B. Cột. C. Đường. D. Tròn.
Câu 31: Nguyên nhân chủ yếu làm cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là
A. nằm trong vành đai nội chí tuyến.
B. nằm ở trung tâm của gió mùa mùa đông.
C. địa hình có dạng cánh cung đón gió.
D. địa hình thấp, tương đối bằng phẳng.
Câu 32: Sự phân hoá đa dạng của tự nhiên nước ta là do
A. đặc điểm của vị trí địa lí và hình thể nước ta.
B. vị trí chuyển tiếp giữa hai lục địa và hai đại dương.
C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá sâu sắc.
D. địa hình chủ yếu là đồi núi và có sự phân hoá phức tạp.
Câu 33: Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do
A. nơi giao lưu buôn bán hàng hóa từ lâu đời.
B. tiếp thu có chọn lọc các nền văn hóa của thế giới.
C. lịch sử khai phá lâu đời, loài người định cư khá sớm.
D. nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.
Câu 34: Tình trạng di dân tự do tới những vùng trung du và miền núi những năm gần đây dẫn đến
A. sự mất cân đối tỉ số giới tính giữa các vùng ở nước ta.
B. tài nguyên và môi trường ở vùng xuất cư bị suy giảm.
C. khó khăn trong giải quyết việc làm ở vùng nhập cư.
D. sự thiếu hụt lao động tay nghề cao tại các vùng xuất cư.
Câu 35: Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao là nhờ
A. lao động được làm việc trong các công ty liên doanh.
B. những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
C. phát triển nhiều trung tâm đào tạo, hướng nghiệp.
D. đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.
Câu 36: Trong những năm gần đây ngành giao thông đường biển nước ta phát triển nhanh là do
A. nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. đường lối mở cửa tăng cường hội nhập với thế giới.
C. những ưu thế của loại hình này so với các loại hình khác.
D. công nghiệp đóng tàu nước ta phát triển mạnh.
Câu 37: Cho biểu đồ:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN
2008-2018
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống k◊ê Việt Nam năm 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp
của nước ta năm 2005 và 2018?
A. Dầu thô khai thác có xu hướng giảm. B. Thép tăng trưởng không đều.
C. Điện có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. D. Thủy sản ướp đông giảm nhẹ.
Câu 38: Nguyên nhân chính nào sau đây làm cho thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế ở nước ta?
A. Nguồn nhiệt ẩm phong phú, diện tích rừng lớn.
B. Tiếp giáp vùng biển rộng lớn, nhiệt ẩm dồi dào.
C. Hướng của địa hình kết hợp với các đợt gió mùa.
D. Khí hậu nhiệt đới ẩm, địa hình chủ yếu đối núi thấp.
Câu 39: Sông ngòi ở Tây Nguyên và Nam Bộ lượng dòng chảy kiệt rất nhỏ vì
A. sông chảy trên đồng bằng thấp, nhiều chi lưu.
B. phần lớn sông ở đây đều ngắn, độ dốc lớn.
C. có mùa khô sâu sắc, nhiệt độ cao, bốc hơi nhiều.
D. phần lớn đều nhận nước từ bên ngoài lãnh thổ.
Câu 40: Nguyên nhân chính làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là do
A. sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.
B. nước thải chưa qua xử lí của ngành công nghiệp và đô thị.
C. xăng dầu, chất thải của phương tiện giao thông đường thủy.
D. việc khai thác dầu khí và các sự cố tràn dầu trên biển.
MA TRẬN ĐỀ
Nội dung Cấp độ nhận thức Tổng
Nhận Thông Vận Vận dụng
biết hiểu dụng cao
LỚP 11 1 1 2
Khu vực Đông Nam Á 1 1 2
LỚP 12 16 11 7 4 38
Địa lí tự nhiên 2 3 3 8
Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 1
Đất nước nhiều đồi núi 1 1
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa 2
Thiên nhiên phân hóa đa dạng 1
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên
1
nhiên
Bảo vệ môi trường và phòng chống
1
thiên tai
Địa lí dân cư 3 3
Đặc điểm dân số và sự phân bố dân
2
cư nước ta
Lao động và việc làm 1
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1 1
Địa lí các
1 4 1 6
ngành kinh tế
Vấn đề phát triển nông nghiệp 1
Vấn đề phát triển một số ngành công
2
nghiệp trọng điểm
Vấn đề phát triển ngành giao thông
1
vận tải và thông tin liên lạc
Vấn đề phát triển thương mại, du
1
lịch.
Địa lí vùng 1 5 6
kinh tế
Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển 1 1
Đông và các đảo, quần đảo
Kỹ năng địa lí 11 1 1 13
Tổng số câu 16 12 8 4 40
Tỉ lệ 40 30 20 10 100
Kỹ năng 15 câu gồm
- 2 câu bảng số liệu
- 2 câu biểu đồ
- 11 câu sử dụng Át lát

ĐÁP ÁN

1. D 2. C 3. C 4. B 5. B 6. B 7. C 8. D 9. C 10. A
11. B 12. D 13. C 14. C 15. B 16. A 17. C 18. B 19. C 20. A
21. C 22. D 23. C 24. B 25. A 26. A 27. D 28. D 29. C 30. B
31. A 32. B 33. D 34. B 35. C 36. B 37. A 38. D 39. C 40. B

Lời giải chi tiết


Câu 1: Đáp án D
Phương pháp giải: SGK địa lí 12 cơ bản trang 32.
Giải chi tiết:
Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100m và bề
mặt phủ badan ở độ cao khoảng 200m.
Câu 2: Đáp án C
Phương pháp giải: SGK địa lí 12 cơ bản trang 63.
Giải chi tiết:
Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện
cao thế,… Bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là vùng ven
biển.
Câu 3: Đáp án C
Phương pháp giải: SGK địa lí 12 cơ bản trang 83.
Giải chi tiết:
Dựa vào bảng 20.1: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, tỉ trọng của ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao
nhất (năm 2005 chiếm 73,5%).

Câu 4: Đáp án B
Phương pháp giải: SGK địa lí 12 cơ bản trang 94.
Giải chi tiết:
Nhờ áp dụng rộng rãi các biện pháp thêm canh nông nghiệp nên năng suất lúa tăng mạnh, nhất là vụ lúa
đông xuân. Đồng bằng sông Hồng đã đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính.

Câu 5: Đáp án B
Phương pháp giải: SGK địa lí 12 cơ bản trang 188.
Giải chi tiết:
Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 6: Đáp án B
Phương pháp giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 - 5.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh Kon Tum có đường biên giới với cả Lào và Campuchia.
Câu 7: Đáp án C
Phương pháp giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 12.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 12, nước ta có 6 phân khu địa lí động vât là Đông Bắc, Tây Bắc,
Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 8: Đáp án D
Phương pháp giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 13.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 13, các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Phu Đen Đinh và Con Voi có
hướng tây bắc – đông nam. Chỉ có dãy núi Bạch Mã là có hướng tây – đông.

Câu 9: Đáp án C
Phương pháp giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11, diện tích đất cát biển tập trung với diện tích lớn hơn cả ở
Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 10: Đáp án A


Phương pháp giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 16.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 16, tỉnh Đắk Lắk là nơi tập trung chủ yếu của ngữ hệ Nam Đảo.

Câu 11: Đáp án B


Phương pháp giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm lớn hơn cây
công nghiệp lâu năm là tỉnh Hà Giang.

Câu 12: Đáp án D


Phương pháp giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22, nhà máy nhiệt điện Ninh Bình có công suất dưới 1000 MW.

Câu 13: Đáp án C


Phương pháp giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 25.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 25, vườn quốc gia Phú Quốc nằm trên đảo Phú Quốc. Các vườn
quốc gia còn lại đều nằm trên đất liền.
Câu 14: Đáp án C
Phương pháp giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 27.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 27, khu tinh tế ven biển Đình Vũ – Cát Hải của tỉnh Hải Phòng
thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng.

Câu 15: Đáp án B


Phương pháp giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 28.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 28, cửa khẩu Nam Giang thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 16: Đáp án A


Phương pháp giải: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 29.
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 29, cơ khí là ngành công nghiệp phát triển ở cả bốn trung tâm
công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.

Câu 17: Đáp án C


Phương pháp giải: Xác định nội dung biểu đồ thể hiện
Giải chi tiết:
Đơn vị là % nên không thể hiện sự thay đổi giá trị và quy mô -> B và D sai
Tốc độ tăng trưởng thường được thể hiện bằng biểu đồ đường với giá trị năm đầu là 100% -> A sai.
Biều đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu

Vậy tên biểu đồ: Sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Phi-lip-pin qua các năm.

Câu 18: Đáp án B


Phương pháp giải: So sánh
Giải chi tiết:
Điểm giống nhau giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là
- Đều là đồng bằng châu thổ rộng lớn, được bồi đắp phù sa bởi các con sông trên vịnh biển nông, thềm
lục địa mở rộng.
- Địa hình đồng bằng rộng lớn, thấp và tương đối bằng phẳng.
- Đất đai phù sa màu mỡ.
Câu 19: Đáp án B
Phương pháp giải: SGK địa lí 12 cơ bản trang 122.
Giải chi tiết:
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm với cơ
cấu ngành đa dạng nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và
ngoài nước.
Câu 20: Đáp án C
Phương pháp giải: SGK địa lí 12 cơ bản trang 119.
Giải chi tiết:
Công nghiệp dầu khí nước ta có nguồn nguyên liệu phong phú ở thềm lục địa phía Nam; khai thác và chế
biến dầu khí là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao (nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta đem lại
nguồn thu ngoại tệ lớn).
Câu 21: Đáp án A
Phương pháp giải: SGK địa lí 12 cơ bản trang 137.
Giải chi tiết:
Sau khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới, cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa
phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Nội thương đã thu hút sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế.
Vậy, đáp án A không chính xác.
Câu 22: Đáp án C
Phương pháp giải: SGK địa lí 12 cơ bản trang 148.
Giải chi tiết:
Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh lại chịu ảnh hưởng sâu dắc của điều kiện
địa hình vùng núi. Bởi vậy, Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công
nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới, trong đó có cây chè.
Câu 23: Đáp án D
Phương pháp giải: SGK địa lí 12 cơ bản trang 151.
Giải chi tiết:
- Công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì
đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP
- Hà Nội là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của vùng
- Các ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu
dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí.
Như vậy, đáp án D không chính xác.
Câu 24: Đáp án C
Phương pháp giải: SGK địa lí 12 cơ bản trang 157.
Giải chi tiết:
Phía đông tiếp giáp vùng biển rộng lớn, tất cả các tỉnh của vùng đều giáp biển. Tuy không có các bãi cá
lớn nhưng các tỉnh Bắc Trung Bộ đều có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Câu 25: Đáp án B
Phương pháp giải: SGK địa lí 12 cơ bản trang 161.
Giải chi tiết:
Duyên hải Nam Trung Bộ là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Phía đông là Biển Đông. Phía
tây là Tây Nguyên và Lào, đóng vai trò là cửa ngõ ra biển của các vùng phía tây.
Như vậy, đáp án B không chính xác.
Câu 26: Đáp án A
Phương pháp giải: SGK địa lí 12 cơ bản trang 172.
Giải chi tiết:
Trong những năm gần đây, nạn phá rừng gia tăng, làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng
các loại gỗ quý.
Câu 27: Đáp án A
Phương pháp giải: SGK địa lí 12 cơ bản trang 192.
Giải chi tiết:
Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ
môi trường.
- Môi trường biển là không chia cắt được. Một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển,
cho các vùng nước và đảo xung quanh.
- Môi trường biển, do sự biệt lập nhất định của nó, không giống như trên đất liền, lại do có diện tích nhỏ,
nên rất nhạy cảm trước tác động của con người.
Câu 28: Đáp án D
Phương pháp giải: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18
Giải chi tiết:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hoạt động xuất khẩu ở nước ta chỉ phát triển tập trung ở 1 số
khu vực và quốc gia như khu vực Đông Á, EU, Hoa Kỳ,…
Như vậy, đáp án D không chính xác.
Câu 29: Đáp án D
Phương pháp giải: Tính toán.
Giải chi tiết:
Mật độ dân số = Dân số : Diện tích (người/km2)
Mật độ dân số một số vùng nước ta năm 2017

Vùng Mật độ dân số (người/km2)

Đồng bằng sông Hồng 1333


Tây Nguyên 106

Đông Nam Bộ 711

Đồng bằng sông Cửu Long 435

Từ bảng số liệu kết luận Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất nước ta năm 2017.
Câu 30: Đáp án B
Phương pháp giải: Xác định loại biểu đồ.
Giải chi tiết:
Đề bài yêu cầu: Thể hiện thu nhập bình quân đầu người.
Bảng số liệu có 2 đơn vị là tỉ USD và triệu người.

Thu nhập bình quân đầu người =

Để thể hiện động thái của sự phát triển, hoặc so sánh qui mô (độ lớn) giữa các quốc gia thì biểu đồ cột là
biểu đồ thích hợp nhất.
Câu 31: Đáp án C
Phương pháp giải: Vận dụng
Giải chi tiết:
Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa đông bắc có thể xâm nhập sâu vào miền Bắc nước ta là
do ở phía Đông Bắc có 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều) mở rộng về phía
Bắc và trụm đầu tại Tam Đảo nhưng một cánh quạt hút gió tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc lấn sau
vào trong lục địa. Vì vậy, tạo nên mùa đông lạnh và đến sớm cho vùng Đông Bắc nước ta.
Câu 32: Đáp án A
Phương pháp giải: SGK địa lí 12 cơ bản trang 16.
Giải chi tiết:
Vị trí và hỉnh thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa
miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.
Câu 33: Đáp án D
Phương pháp giải: Vận dụng
Giải chi tiết:
Nhờ các cuộc di cư lớn trong lịch sử và sự mở rộng lãnh thổ đã tạo nên thành phần dân tộc ở nước ta
phong phú và đa dạng.
Câu 34: Đáp án B
Phương pháp giải: Liên hệ
Giải chi tiết:
Việc di dân tự do trong những năm gần đây ở vùng trung du và miền núi dân đến hậu quả sau:
- Tác động tiêu cực đến tài nguyên, thiên nhiên, môi trường.
- Tác động mạnh mẽ đến diện tích đất, kết cấu hạ tầng.
- Các vấn đề xã hội như phúc lợi, y tế, trường học,… vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Câu 35: Đáp án C
Phương pháp giải: SGK địa lí 12 cơ bản trang 73.
Giải chi tiết:
Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao là nhờ những thành tựu trong phát triển văn
hoá, giáo dục, y tế. Nhờ phát triển văn hóa, giáo dục nên trình độ lao động nước ta ngày càng nâng cao.
Cùng với những thành tựu phát triển y tế đã đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Câu 36: Đáp án B
Phương pháp giải: Phân tích, vận dụng.

Giải chi tiết:

Nhờ những chính sách, đường lối mở cửa tăng cường hội nhập với thế giới của nhà nước mà hoạt động
kinh tế đối ngoại của nước ta được mở rộng. Việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu đến các nước trên
thế giới cũng nhiều hơn. Mặt khác, nước ta có nhiều cảng biển, vận tải biển có nhiều ưu thế và giá thành
rẻ hơn các loại hình khác. Vì vậy, trong những năm gần đây ngành giao thông đường biển nước ta phát
triển nhanh.

Câu 37: Đáp án A


Phương pháp giải: Phân tích biểu đồ.

Giải chi tiết:

Từ biểu đồ có nhận xét:

Từ năm 2005 – 2018, các sản phẩm công nghiệp của nước ta đều có sự thay đổi:

- Thép, thủy sản ướp đông và điện đều tăng. Trong đó thép tăng nhanh nhất, thủy sản ướp đông tăng
chậm.

- Dầu thô khai thác có nhiều biến động nhưng đang có xu hướng giảm.

Câu 38: Đáp án D


Phương pháp giải: Liên hệ.

Giải chi tiết:

Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Đồng thời địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp
nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa được bảo toàn. Thiên nhiên có 3 đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, cận
nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn). Vì vậy ở nước ta thành
phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế.

Câu 39: Đáp án C


Phương pháp giải: Liên hệ.

Giải chi tiết:

Sông ngòi ở Tây Nguyên và Nam Bộ có lượng dòng chảy kiệt (mùa cạn) rất nhỏ vì: đây là những vùng có
khí hậu cận xích đạo, mùa khô kéo dài sâu sắc. Nhiệt độ cao nên nước bốc hơi nhiều dẫn đến sông ngòi
thiếu nước, dòng chảy nhỏ, đặc biệt là vào mùa khô hạn.

Câu 40: Đáp án B


Phương pháp giải: Vận dụng, liên hệ.
Giải chi tiết:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là hầu hết nước thải của
các khu công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí, gây ra những sự cố ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng như vụ ô nhiễm trên sông Thị Vải – Đồng Nai, sông Tô Lịch – Hà Nội…

You might also like