You are on page 1of 9

TRƯỜNG THPT MỸ VĂN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC 2018 - 2019


MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề
Đề thi có: 05 trang

Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (12,0 ĐIỂM)

Câu 1: Ý nào sau đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới sản xuất nông nghiệp
nước ta?
A. Tạo điều kiện để nước ta tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp sản xuất
hàng hóa hiện đại.
B. Cho phép nước ta áp dụng hệ thống canh tác khác nhau ở các vùng.
C. Tạo điều kiện để nước ta phát triển nền nông nghiệp quanh năm.
D. Làm gia tăng tính bấp bênh của mùa vụ.
Câu 2: Điểm nào sau đây không đúng với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?
A. Hạn chế đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.
B. Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.
C. Tránh khai thác quá mức các đối tượng có giá trị kinh tế cao.
D. Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt.
Câu 3: Sự phân hóa khí hậu Việt Nam chủ yếu là do sự khác nhau về nền nhiệt độ và
A. sự ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. B. sự ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
C. sự ảnh hưởng của gió Đông Nam. D. sự ảnh hưởng của yếu tố địa hình.
Câu 4: So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc nước ta có
A. nhiều trung tâm công nghiệp hơn. B. khoáng sản phong phú hơn.
C. cơ sở vật chất, hạ tầng tốt hơn. D. trữ năng thủy điện lớn hơn.
Câu 5: Khó khăn chủ yếu nào sau đây do đặc điểm dân cư nước ta có nhiều thành phần dân tộc tạo nên?
A. Khác biệt ngôn ngữ. B. Chênh lệch trình độ phát triển.
C. Khác biệt văn hóa. D. Khác biệt về tập quán canh tác.
Câu 6: Thế mạnh nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi nước ta là
A. chăn nuôi gia súc lớn và cây lượng thực. B. cây lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.
C. cây lâu năm và chăn nuôi gia cầm. D. cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 7: Biện pháp chủ yếu trong sử dụng đất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
A. đắp đê ngăn lũ, ngập lụt. B. chống cát bay, cát chảy.
C. chuyển đổi mục đích sử dụng đất. D. khai thác mặt nước nuôi trồng thủy sản.
Câu 8: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á NĂM 2015
Quốc gia Diện tích (nghìn km2) Dân số (triệu người)
Bru-nây 5,8 0,4
Cam-pu-chia 181,1 15,8
In-đô-nê-xi-a 1910,9 259,4
Lào 236,8 7,1
Phi-lip-pin 300,0 102,6
Xin-ga-po 0,7 5,6
Việt Nam 331,2 92,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với mật độ dân số của một số quốc gia
Đông Nam Á năm 2015?
A. Xin-ga-po cao nhất, Bru-nây thấp nhất. B. Nước cao nhất gấp 66,1 lần nước thấp nhất.
C. Việt Nam cao gấp 3,2 lần Cam-pu-chia. D. Xin-ga-po cao gấp 29,1 lần Việt Nam.
Câu 9: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt ở nước ta không
phải là loại rừng
A. ngập mặn trên đất mặn ven biển. B. tràm trên đất phèn ở Nam Bộ.
Trang 1/9
C. cây bụi gai nhiệt đới khô trên đá vôi. D. thường xanh trên đá vôi ở phía Bắc.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng nào sau đây có nhiệt độ trung
bình các tháng luôn dưới 200C?
A. Hà Nội. B. Sa Pa. C. Nha Trang. D. Lạng Sơn.
Câu 11: Đất đai ở vùng ven biển miền Trung thường nghèo dinh dưỡng chủ yếu do
A. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
B. các sông miền Trung ngắn và rất nghèo phù sa.
C. đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều cát sỏi trôi xuống.
D. trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.
Câu 12: Cho biểu đồ sau:
QUY MÔ LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC VÀ CƠ CẤU PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ
Ở NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ NĂM 2013 (Đơn vị : %)

Nhận xét nào không đúng với biểu đồ trên?


A. Quy mô lao động đang làm việc ở nước ta tăng.
B. Cơ cấu lao động đang làm phân theo ngành kinh tế ở nước ta có sự thay đổi.
C. Tỉ trọng lao động nông - lâm - thủy sản giảm; tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ
tăng.
D. Tỉ trọng lao động nông - lâm - thủy sản tăng ; tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ
giảm.
Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết so sánh nào sau đây đúng với đặc điểm khí
hậu của Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh?
A. Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh thấp hơn so với Đà Nẵng.
B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao hơn so với Đà Nẵng.
C. TP. Hồ Chí Minh mưa nhiều vào mùa hạ, Đà Nẵng mưa nhiều vào mùa thu đông.
D. Tháng mưa ít nhất của TP. Hồ Chí Minh là tháng 3, Đà Nẵng mưa ít nhất là tháng 6.
Câu 14: Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết so với trạm khí tượng Cà Mau, trạm Lạng Sơn
có đặc điểm nào khác biệt?
A. Thời gian mùa mưa kéo dài hơn. B. Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn.
C. Tổng lượng mưa năm lớn hơn. D. Biên độ nhiệt năm lớn hơn.
Câu 15: Quá trình đô thị hóa ở nước ta giai đoạn 1954 - 1975 có đặc điểm nào sau đây?
A. Quá trình đô thị hóa ở miền Nam nhanh hơn miền Bắc.
B. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.
C. Phát triển rất mạnh ở cả hai miền.
D. Quá trình đô thị hóa bị chững lại do chiến tranh.
Câu 16: Rét hại ít xảy ra ở khu vực nào sau đây?
A. Ven biển Bắc Trung Bộ. B. Tây Bắc Bộ.
C. Đông Bắc Bộ. D. Đồng bằng Sông Hồng.
Câu 17: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp là nguyên nhân chủ yếu làm cho
A. thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
B. tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.
C. thiên nhiên nước ta có sự phân hóa sâu sắc.
D. địa hình nước ta trẻ lại, có sự phân bậc rõ ràng.
Câu 18: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị loại 1 nào sau đây của nước ta do
Trung ương quản lí?
A. Hải Phòng, Đà Nẵng. B. Biên Hòa, Cần Thơ.
C. Đà Nẵng, Huế. D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Trang 2/9
Câu 19: Cho biểu đồ:
DIỆN TÍCH VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÂY LƯƠNG THỰC CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1990 - 2014

Cho biết những nội dung nào sau đây còn thiếu hoặc chưa đúng với biểu đồ trên?
A. Khoảng cách năm và chú giải. B. Giá trị, khoảng cách trục tung.
C. Số liệu và giá trị trên biểu đồ. D. Tên biểu đồ và đơn vị trên trục.
Câu 20: Vùng núi có các thung lũng sông lớn cùng hướng Tây Bắc - Đông Nam điển hình ở nước ta là ở
A. Đông Bắc. B. Trường Sơn Nam. C. Trường Sơn Bắc. D. Tây Bắc.
Câu 21: Dựa vào Atlat Địa lí việt Nam, cho biết hệ thống sông nào chảy từ Việt Nam sang Trung Quốc?
A. Sông Hồng. B. Sông Đà.
C. Sông Gâm. D. Sông Bằng Giang, Kì Cùng.
Câu 22: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta ?
A. Hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã.
B. Tạo nên mùa đông có 2 - 3 tháng lạnh ở miền Bắc.
C. Thổi liên tục trong suốt mùa đông.
D. Đầu mùa đông có tính chất lạnh khô, giữa và cuối mùa đông có tính chất lạnh ẩm.
Câu 23: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết phần lớn diện tích lưu vực sông Mê Công trên
lãnh thổ nước ta thuộc vùng nào?
A. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. B. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Câu 24: Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là
A. Phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
B. Phân bố lại lực lượng lao động trên cả nước.
C. Mở rộng các nghề thủ công và truyền thống.
D. Hợp tác với nước ngoài để xuất khẩu lao động.
Câu 25: Tính đến năm 2006, vùng nào sau đây của nước ta có số lượng đô thị ít nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đông Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 26: Nguyên nhân nào sau đây làm cho việc làm trở thành vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện
nay?
A. Số lượng lao động tăng nhanh hơn so với số việc làm mới.
B. Nguồn lao động dồi dào trong khi kinh tế chậm phát triển.
C. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trên cả nước còn lớn.
D. Nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao.
Câu 27: Tháng mưa cực đại lùi dần từ Bắc Bộ đến Trung Bộ chủ yếu do
A. sự lùi dần mùa mưa nói chung từ Bắc Bộ đến Trung bộ.
B. sự lùi lần vị trí trung bình của dải hội tụ nhiệt đới.
C. Càng vào Nam càng xa chí tuyến bán cầu Bắc.
D. gió Tây Nam nguồn gốc Nam bán cầu suy yếu.
Câu 28: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho mật độ dân số trung bình của Đồng bằng sông
Hồng cao nhất cả nước?
A. Kinh tế thị trường sớm phát triển. B. Cơ sở hạ tầng phát triển hiện đại.
C. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Trang 3/9
Câu 29: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết nhận xét nào sau đây đúng nhất về đặc điểm địa hình
miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng vòng cung, đồng bằng rộng, bờ biển khúc khuỷu.
B. Địa hình núi đồ sộ nhất nước ta, hướng vòng cung, bờ biển khúc khuỷu.
C. Nhiều cao nguyên đá vôi xen lẫn núi thấp, đồng bằng hẹp, bờ biển khúc khuỷu.
D. Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng vòng cung, bờ biển phẳng và kéo dài.
Câu 30: Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở VIỆT NAM
(Đơn vị: 0C)
Địa điểm Tháng I Tháng VII Trung bình năm
Hà Nội 16,4 28,9 23,5
Huế 19,7 29,4 25,1
Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8
TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12, Nxb Giáo dục, 2007)
Nhận định nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Nhiệt độ trung bình tháng I tăng dần từ Bắc vào Nam.
B. Nhiệt độ trung bình tháng VII thay đổi theo quy luật địa đới.
C. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng I và VII giảm dần từ Bắc vào Nam.
D. Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm đều đạt tiêu chuẩn nhiệt đới.
Câu 31: Dân số nước ta năm 2016 là 92695,1 nghìn người. Giả sử tốc độ tăng dân số là 0,92% và không
đổi thì dân số nước ta năm 2020 là bao nhiêu nghìn người?
A. 96153,6. B. 93547,9. C. 96106,3. D. 101223,0.
Câu 32: Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường không biểu hiện trực tiếp ở sự gia tăng của thiên
tai nào sau đây?
A. Hạn hán. B. Ngập lụt. C. Bão. D. Động đất.
Câu 33: Quá trình phân công lao động xã hội ở nước ta chậm chuyển biến, chủ yếu là do
A. chưa sử dụng triệt để quỹ thời gian lao động. B. cơ sở hạ tầng kinh tế chưa phát triển đồng bộ.
C. tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao. D. năng suất và thu nhập của lao động còn thấp.
Câu 34: Điểm khác biệt về khí hậu giữa Duyên hải Nam Trung Bộ với Nam Bộ là
A. khí hậu cận Xích đạo. B. mùa mưa sớm hơn.
C. mùa mưa muộn hơn. D. nóng quanh năm.
Câu 35: Cho bảng số liệu:
TỈ LỆ GIA TĂNG TỰ NHIÊN VÀ TUỔI THỌ BÌNH QUÂN CỦA DÂN SỐ
CÁC CHÂU LỤC NĂM 2016
Châu lục Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%) Tuổi thọ bình quân (năm)
Châu Phi 2,6 60
Châu Mỹ 0,8 77
Châu Á 1,1 72
Châu Âu 0,0 78
Châu Đại Dương 1,0 77
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Để thể hiện tỉ lệ gia tăng tự nhiên và tuổi thọ bình quân của dân số các châu lục năm 2016 theo bảng số
liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường. B. Cột. C. Miền. D. Kết hợp.
Câu 36: Đô thị nào sau đây được hình thành sớm nhất nước ta?
A. Thăng Long. B. Phú Xuân. C. Cổ Loa. D. Hoa Lư.
Câu 37: Vị trí địa lí nước ta không tạo thuận lợi cho hoạt động nào sau đây?
A. Mở rộng hợp tác với các nước. B. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
C. Phòng chống thiên tai. D. Phát triển kinh tế biển.

Trang 4/9
Câu 38: Cho biểu đồ về diện tích và tỉ lệ che phủ rừng nước ta:

(Nguồn số liệu theo Niêm giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tình hình biến động diện tích và tỉ lệ che phủ rừng của nước ta qua các năm.
B. Quy mô, cơ cấu diện tích và tỉ lệ che phủ rừng của nước ta qua các năm.
C. Tốc độ phát triển diện tích và tỉ lệ che phủ rừng của nước ta qua các năm.
D. Cơ cấu diện tích và tỉ lệ che phủ rừng của nước ta qua các năm.
Câu 39: Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2000 - 2014 (Đơn vị: nghìn người)
Năm 2000 2005 2011 2014
Tổng số 77631 82392 87840 90729
Thành thị 18725 22332 27888 30035
Nông thôn 58906 60060 59952 60694
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Dân số nước ta ngày càng tăng. B. Dân nông thôn nhiều hơn dân thành thị.
C. Dân thành thị có xu hướng tăng. D. Tỉ lệ dân nông thôn ngày càng tăng.
Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây ở vùng núi Đông Bắc
có hướng tây bắc - đông nam?
A. Ngân Sơn. B. Con Voi. C. Cai Kinh. D. Bắc Sơn.

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 ĐIỂM)


Câu 1 (3,0 điểm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 và kiến thức đã học, hãy:
1. So sánh đặc điểm chế độ nhiệt và chế độ mưa của trạm khí tượng Lạng Sơn với trạm khí tượng Nha
Trang. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết.
2. Trình bày hoạt động của bão ở Việt Nam. Tại sao trong những năm gần đây tần suất bão lại có xu
hướng gia tăng và diễn biến của bão phức tạp hơn?
Câu 2 (2,0 điểm):
1. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động Việt Nam.
2. Việc mở rộng đa dạng hóa các loại hình đào tạo có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề giải quyết
việc làm ở nước ta?
Câu 3 ( 3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Tổng số dân và số dân thành thị của nước ta giai đoạn 2000 – 2014 (Đơn vị: triệu người)
Năm 2000 2005 2007 2010 2014
Tổng số dân 77,6 82,4 85,2 86,9 90,7
Số dân thành thị 18,7 22,3 23,4 26,5 30,0
1) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quá trình đô thị hóa nước ta giai đoạn 2000 – 2014.
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn 2000 –
2014.
3) Phân tích những ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.

----------------HẾT--------------
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB GD phát hành từ năm 2009 đến nay)
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Trang 5/9
Câu Đáp án Câu Đáp án
1 A 21 D
2 A 22 C
3 A 23 B
4 D 24 A
5 B 25 C
6 D 26 C
7 B 27 B
8 C 28 C
9 C 29 A
10 B 30 B
11 D 31 A
12 D 32 D
13 C 33 D
14 D 34 C
15 B 35 B
16 A 36 C
17 B 37 C
18 A 38 A
19 A 39 D
20 D 40 B

Câu Ý Nội dung Thang


điểm
1 1 So sánh đặc điểm chế độ nhiệt và chế độ mưa của trạm khí tượng Lạng 2,0
(3,0 Sơn với trạm khí tượng Nha Trang. Từ đó rút ra những kết luận cần
điểm) thiết.
a. So sánh đặc điểm chế độ nhiệt và chế độ mưa của trạm khí tượng Lạng 1,5
Sơn với trạm khí tượng Nha Trang
* Nhiệt độ: 1,0
- Nhiệt độ trung bình năm ở Lạng Sơn thấp hơn ở Nha Trang trên 200C 0,2
(khoảng 21 - 220C). Nhiệt độ trung bình năm ở Nha Trang cao hơn: trên 25 0C
(không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C)
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất ở Lạng Sơn là tháng VII (khoảng 27 0C). 0,2
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất ở Nha Trang là tháng VI, tháng VII
(khoảng 280C)
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất ở Lạng Sơn là tháng I (khoảng 14 0C). 0,2
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất ở Nha Trang là tháng I (khoảng 240C)
- Số tháng mùa đông ở Lạng Sơn là 3-4 tháng (có nhiệt độ dưới 18 0C). Ở Nha 0,2
Trang không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C.
- Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Lạng Sơn cao, khoảng 13 0C, lớn hơn so 0,2
với trung bình của cả nước. Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Nha Trang
nhỏ, khoảng 40C , nhỏ hơn so với trung bình của cả nước.

* Lượng mưa: 0,5


Ở Lạng Sơn và Nha Trang lượng mưa phân hóa theo mùa rõ rệt. Tuy nhiên, ở
Lạng Sơn không sâu sắc như ở Nha Trang.
+ Mùa mưa ở Lạng Sơn vào mùa hạ (Từ tháng V-X), mưa nhiều nhất vào 0,25
tháng VII khoảng 250 – 260 mm. Ở Nha Trang mưa nhiều vào Thu – Đông
(Tháng IX đến tháng XII). Mưa nhiều nhất vào tháng 11 khoảng 350 mm
Trang 6/9
+ Mùa khô ở Lạng Sơn vào mùa đông (Từ tháng XI đến tháng IV năm sau), 0,25
mưa ít nhất vào tháng XII và tháng I khoảng 20 – 30 mm. Mùa khô ở Nha
Trang từ tháng I đến tháng 8, mưa ít nhất vào tháng II khoảng 20 – 30 mm.
Số tháng mùa khô ở Lạng Sơn (5 - 5 tháng) ít hơn ở Nha trang (7 - 8 tháng) và
cũng không sâu sắc như ở Nha Trang.

b. Rút ra nhận xét cần thiết: 0,5


- Khí hậu nước ta có sự phân hóa rõ rệt:
+ Phân hóa theo Bắc – Nam. Từ Bắc vào Nam nhiệt độ trung bình năm tăng
dần, biên độ nhiệt độ trung bình năm giảm dần; miền Bắc có mùa đông lạnh,
miền Nam không có mùa đông lạnh....Mùa mưa chậm dần từ Bắc vào Nam.
Sự phân mùa mưa – khô ở miền Nam sâu sắc hơn miền Bắc.
+ Phân hóa theo độ cao địa hình. Trạm khí tượng Lạng Sơn nằm ở nơi có địa
hình cao hơn so với trạm khí tượng Nha Trang lại chịu tác động mạnh của gió
mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình năm thấp hơn, trong năm có 2-3 tháng
nhiệt độ dưới 180C. Lượng mưa của Lạng Sơn cũng cao hơn ở Nha Trang và
phân mùa mưa khô không sâu sắc bằng ở Nha Trang…
- Trạm khí tượng Lạng Sơn mang tính chất của kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa, có mùa đông lạnh. Trạm khí tượng Nha Trang mang tính chất của kiểu
khí hậu cận xích đạo gió mùa với hai mùa mưa, khô rõ rệt.....

2 Trình bày hoạt động của bão ở Việt Nam? Tại sao trong những năm gần 1,0
đây tần suất bão lại có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp hơn?
a. Hoạt động của bão ở Việt Nam
- Thời gian hoạt động của bão: Mùa bão từ tháng 6 đến tháng 11, có năm còn
sớm hơn từ tháng 5 và kết thúc muộn vào tháng 12. Bão tập trung nhiều nhất
là tháng 9 sau đó là tháng 10 và 8 (3 tháng chiếm 70% số cơn bão cả năm). 0,2
- Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam (do sự lùi dần của dải hội
tụ nhiệt đới từ Bắc vào Nam)
- Hướng di chuyển của bão vào VN: Bão di chuyển vào nước ta theo các 0,2
hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam, hầu hết xuất phát từ vùng biển nhiệt đới Thái
Bình Dương sau đó đi qua biển Đông và tiến đất liền vào nước ta.
- Tần suất: trung bình hàng năm có 3 – 4 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào vùng bờ 0,2
biển nước ta.
- Nơi chịu tác động mạnh của bão là dải ĐB ven biển miền Trung. Nam Bộ ít 0,2
chịu ảnh hưởng của bão.
b. Giải thích: Trong những năm gần đây tần suất bão có xu hướng gia tăng và 0,2
diễn biến phức tạp là do tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường.Tình
trạng mất cân bằng sinh thái môi trường được biểu hiện rõ ở sự mất cân bằng
của các chu trình tuần hoàn vật chất dẫn đến gia tăng các hiện tượng thiên tai
và sự biến đổi thất thường về thời tiết khí hậu.
2 1 Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động Việt Nam 1,5
(2,0 a. Thế mạnh:
điểm) - Về số lượng:
Nguồn lao động của nước ta dồi dào và tăng nhanh:
+ Năm 2005 số dân hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 0,25
51,2% tổng số dân.
+ Mỗi năm nước ta lại có thêm hơn 1 triệu lao động. 0,25
- Về chất lượng:
+ Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong 0,25
phú, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học - kĩ thuật.
+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên (năm 2005 lao động đã qua 0,25
đào tạo của nước ta chiếm 25% trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại
học và trên đại học chiếm 5,3%).
b. Hạn chế:

Trang 7/9
- Người LĐ nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa
cao. 0,25
- So với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc
biệt đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lãnh nghề còn thiếu nhiều.
- Lực lượng lao động nước ta phân bố không đều cả về số lượng, chất lượng
và không đều giữa các ngành 0,25
- Năng suất lao động xã hội của nước ta còn thấp.

2 Việc mở rộng đa dạng hóa các loại hình đào tạo có ý nghĩa như thế nào 0,5
đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta?
Việc mở rộng đa dạng hóa các loại hình đào các cấp, các ngành sẽ nâng cao 0,5
chất lượng đội ngũ lao động, giúp họ có thể tự tạo việc làm hoặc tham gia các
đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi hơn.
Vẽ BĐ
a. Vẽ biểu đồ: kết hợp (cột – đường)
- Tính tỉ lệ dân thành thị.
Năm 2000 2005 2010 2013
Tỉ lệ dân thành thị 24,1 27,1 30,5 32,2
b. Nhận xét và giải thích.
* Nhận xét: Giai đoạn 2000 – 2013.
- Số dân thành thị nước ta tăng liên tục, từ 18,7 triệu người lên 28,9 triệu người, tăng 10,2 triệu người
(gấp hơn 1,5 lần)
- Tỉ lệ dân thành thị của nước ta cũng tăng liên tục từ 24,1% lên 32,2%, tăng 8,1%. Tuy nhiên tỉ lệ dân
thành thị của nước ta vẫn còn thấp so với khu vực và thế giới.
* Giải thích:
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta liên tục tăng là do quá trình đô thị hóa phát triển khá
nhanh, số lượng các đô thị ngày càng tăng, quy mô các đô thị ngày càng mở rộng.
- Do số dân thành thị có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn số dân nông thôn trong cùng giai đoạn nên tỉ lệ
tăng. Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp cùng với tốc độ CNH – HĐH còn chưa cao nên tốc độ gia tăng
dân số thành thị cũng như tỉ lệ dân thành thị chưa cao.
d. Phân tích những ảnh hưởng của đô thị hóa ………
* Tích cực:
- Về kinh tế:
+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động (dẫn chứng át lát), tăng quy mô của khu vực
công nghiệp – dịch vụ; đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Thu hút đầu tư, nhất là trong xây dựng đô thị, kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp – dịch vụ ở các đô
thị.
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Về xã hội:
+ Tạo ra nhiều việc làm, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, nâng cao trình độ người lao động và tăng thu nhập
cho người lao động.
+ Làm giảm mức sinh và gia tăng tự nhiên.
- Về môi trường:
+ Mở rộng không gian đô thị.
+ Hình thành môi trường đô thị với chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện.
* Tiêu cực:
- Về kinh tế: Không phù hợp giữa công nghiệp hóa với đô thị hóa, đô thị hóa nhanh hơn công nghiệp hóa,
khó khăn trong xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, các cơ sở kinh tế.
- Về xã hội:
+ Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao.
+ Khó khăn trong đào tạo lao động có chất lượng.
+ Nhà ở, quản lí đô thị, trật tự xã hội, an ninh phức tạp.
+ Sự phân hóa giàu nghèo.
- Về môi trường:
+ Áp lực về môi trường đô thị: giao thông, diện tích cây xanh.
+ Môi trường bị ô nhiễm: rác thải, tiếng ồn, nước sạch, nước thải.
Trang 8/9
Trang 9/9

You might also like