You are on page 1of 2

 

                                                           ĐỀ CƯƠNG ĐỊA


Câu 1: Trình bày điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ và
Đồng bằng Sông Cửu Long có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển
kinh tế xã hội.
*Đồng bằng Sông Cửu Long
-Thuận lợi:
+Đồng bằng rộng, địa hình thấp và bằng phẳng.
+Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm.
+Đất phù sa ngọt: 1,2 triệu ha, đất phèn, đất mặn: 2,5 triệu ha.
+Hệ thống sông Mê Kông đem lại nguồn lợi lớn, kênh rạch chằng chịt.
+Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn.
+Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn, hải sản phong phú, nhiều đảo, quần đảo, vùng
nước mặn, nước lợ, cửa sông ven biển rộng thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy sản.
-Khó khăn:
+Lũ lụt, mùa khô thiếu nước ngọt và nhiễm mặn.
+Diện tích đất mặn, đất phèn lớn.
*Đông Nam Bộ:
-Thuận lợi:
+Địa hình thỏi, mặt bằng xây dựng và canh tác tốt.
+Đất ba dan, đất xám.
+Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thích hợp cho các cây trồng nhiệt đới: cà phê, cao su,..
+Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế thuận lợi để
phát triển các ngành đánh bắt hải sản, dịch vụ.
+Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng về dầu khí thuận lợi để phát triển ngành khai thác
dầu khí.
+Hệ thống sông Đồng Nai với các hồ Trị An, Dầu Tiếng có tiềm năng về thủy điện, giao
thông và cung cấp nước cho sản xuất và đời sống.
-Khó khăn:
+ Rừng tự nhiên ít, trên đất liền ít khoáng sản.
+ Nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Câu 2: Tại sao trong quá trình phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ phải chú ý đến việc
bảo vệ môi trường?
- Môi trường Đông Nam Bộ bị suy thoái, ảnh hưởng tới nhiều mặt của của đời sống kinh tế
xã hội.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy thoái môi trường và hoạt động kinh tế.
- Phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường để:
+ Ngăn chặn sự suy giảm của môi trường tự nhiên.
+ Ngăn chặn các tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.
Câu 3: Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí
và phát triển đô thị ở Đồng bằng Sông Cửu Long?
- Mặt bằng dân trí của vùng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển khoa hoc của
vùng, thiếu lao động ngành nghề.
- Vùng phát triển nông nghiệp, công nghiệp bắt đầu phát triển, hiệu quả kinh tế chưa cao.
- Phát triển đô thị để đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ, xây dựng cơ cấu kinh tế
tiến bộ hơn

You might also like