You are on page 1of 3

Đề cương Địa lí cuối học kì II

Bài 31: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

I – Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Tiếp giáp với nước Cam-pu-chia, vùng Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, ĐB SCL và biển Đ

-Ý nghĩa: Thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu với các vùng xung quanh và với quốc tế.

II – Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Đặc điểm:

+ Độ cao địa hình giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

+ Giảm tài nguyên.

- Thuận lợi: có nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế: đất Badan, khí hậu cận xích đạo, hải sản phong
phú, dầu khí ở thềm lục địa.

- Khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên ít và nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.

Bài 38: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN –
ĐẢO

I – Biển và đảo Việt Nam.

1. Vùng biển nước ta.

- Là một bộ phận của Biển Đông, có đường bờ biển kéo dài 3260km, rộng trên 1 triệu km vuông.

- Bao gồm vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa.

2. Các đảo và quần đảo.

- Có hơn 4000 đảo lớn, nhỏ.

- Các đảo lớn: Cát Bà, Cái Bầu, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Quốc, Phú Quý,…

- Có 2 quần đảo lớn: Hoàng Sa và Trường Sa.

II – Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

- Tiềm năng:

+ Có hơn 2000 loại cá biển, trên 100 loài tôm và nhiều loại đặc sản: hải sâm, bào ngư, sò huyết.
+ Trự lượng lớn khoảng 4 triệu tấn, chủ yếu là cá biển.

- Thực trạng:

+ Đánh bắt ven bờ là chủ yếu.

+ Đánh bắt xa bờ và nuôi trông thủy sản còn quá ít.

2. Du lịch biển-đảo

- Tiềm năng:

+ Dọc ven bờ có 120 bãi cát dài rộng, cảnh đẹp.

+ Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch.

- Thực trạng:

+ Chủ yếu tập trung vào hoạt động tắm biển.

+ Các hoạt động du lịch biển còn ít được khai thác.

Bài 39: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN –
ĐẢO ( TT)

3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển.

- Nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ: Sa Huỳnh, Cà Ná.

- Công nghiệp dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn, quan trọng hàng đầu.

- Khai thác titan, cát trắng, sản xuất pha lê, thủy tinh.

4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển

- Thuận lợi: Nước ta nằm trên đường biển quốc tế, bờ biển dài, diện tích biển rộng, có nhiều vịnh có thể
xây dựng cảng.

- Phát triển : Hiện nay nước ta có hơn 90 cảng lớn nhỏ. Hệ thống cảng biển, đội tàu và các dịch vụ đáp
ứng như cầu phát triển kinh tế và quốc phòng, thúc đẩy ngoại thương.

III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo

1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo

- Diện tích rừng gặp mặn giảm

- Nguồn lợi tù hải sản cũng giảm sút đáng kể và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng, nhiều loài hải sản
đang giảm về mức độ tập trung, các loài cá quý đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏ.
- Biển bị ô nhiễm, có xu hướng gia tăng rõ dệt.

2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

Nước ta đã tham gia những cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển. Chính phủ cũng
đưa ra những kế hoạch hành động Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Sau đây là một số
phương hướng chính :

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biểu sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản
từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng gặp măn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng gặp mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 39 trang 143: Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm
môi trường biển –đảo ở nước ta. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo sẽ dẫn đến
những hậu quả gì?

Trả lời:

- Nguyên nhân của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo:

+ Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi, nhất là thủy sản ven bờ

+ Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...

+ Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài
lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển - đảo.

+ Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp,
các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.

- Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.

- Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.

* Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo dẫn đến những hậu quả sau:

- Làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta, cạn kiệt tài nguyên.

- Ảnh hưởng xấu tới việc phát triển kinh tế xã hội biển theo hướng bền vững

You might also like