You are on page 1of 30

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA ĐỊA LÝ
----***----

BÀI TIỂU LUẬN


BỘ MÔN MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Lớp học phần: GEOG100103

Giảng viên: ĐÀO NGỌC BÍCH

ĐỀ TÀI: TÀI NGUYÊN BIỂN, ĐẠI DƯƠNG

Thành viên thực hiện:


Võ Huỳnh Phương Anh- 47.01.608.035
Nguyễn Trần Mỹ Nguyên- 47.01.608.095
Trần Thị Ngọc Ánh- 47.01.608.037
Nguyễn Thùy Dương- 47.01.608.047
Nguyễn Thị Thanh Trúc- 47.01.608.150
Nguyễn Phạm Nhã Linh- 47.01.608.070
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................4
6. Kết cấu của đề tài.......................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................4
CHƯƠNG 1:Tổng quan về tài nguyên biển, đại dương............................................4
1.1 Khái niệm tài nguyên biển, đại dương......................................................................4
1.2 Phân loại tài nguyên biển.........................................................................................4
1.3 Vai trò của tài nguyên biển.......................................................................................5
CHƯƠNG 2:Thực trạng tài nguyên biển ..................................................................7
2.1 Thực trạng tài nguyên biển đối với Thế Giới...........................................................8
2.2 Thực trạng tài nguyên biển đối với Việt Nam........................................................12
CHƯƠNG 3: Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp..................................................24
3.1 Nguyên nhân..........................................................................................................24
3.2 Hậu quả.................................................................................................................. 25
3.3 Giải pháp................................................................................................................ 26
CHƯƠNG 4: Tiềm năng, lợi thế và khó khăn của Việt Nam từ nguồn tài nguyên
biển đa dạng................................................................................................................26
4.1 Tiềm năng và lợi thế...............................................................................................26
4.2 Khó khăn................................................................................................................ 28
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................29

2
PHẦN MỞ ĐẦU
I.Tính cấp thiết của đề tài:
Biển và đại dương bao phủ 71% bề mặt Trái đất, là cái nôi của sự sống trên Trái đất, là
một kho dự trữ tài nguyên khổng lồ mà phần lớn chưa được khai thác, có tầm quan trọng
chiến lược về chính trị, quân sự và kinh tế, cũng là nơi cạnh tranh và tranh chấp giữa nhiều
quốc gia.
Đại dương có rất nhiều chức năng quan trọng: điều tiết khí hậu toàn cầu, nơi nghỉ ngơi
du lịch của con người, nguồn cung cấp protit cho con người, cung cấp nguồn tài nguyên
phong phú và đa dạng, là đường giao thông giá rẻ…nền kinh tế thế giới đang ngày càng
phụ thuộc vào biển và đại dương, 75% tiềm năng công nghiệp của thế giới nằm ở khu vực
rộng 500 km tính từ bờ biển. Những nguồn lợi về khoáng sản, sinh học và năng lượng của
biển và đại dương có một ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế và hoạt động sống còn của
cả hành tinh.
Chúng em làm về đề tài “Tài nguyên biển, đại dương” một cách cẩn thận nhưng cũng
sẽ không tránh khỏi sự sai sót trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, chúng em rất mong
được sự đánh giá, góp ý của cô để bài chúng em hoàn thiện hơn.
II. Mục đích nghiên cứu:
Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia
đang đứng trước nhiều thách thức, trong quá trình khai thác và sử dụng các loại tài
nguyên biển, con người đã làm cho nguồn tài nguyên thay đổi về quy mô, số lượng,
chủng loại, làm cho môi trường biển ngày càng biến đổi chất lượng và có dấu hiệu suy
thoái.
Nhóm em thực hiện đề tài “ Tài nguyên biển và đại dương” với mục đích tìm hiểu
thực trạng các vấn đề tài nguyên, môi trường biển và đại dương đang đối mặt hiện nay và
đưa ra những hướng giải pháp cụ thể nhằm hướng đến quản lý bền vững tài nguyên và
bảo vệ môi trường biển, đại dương.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu cụ thể: các loại tài nguyên biển trên thế giới và Việt Nam
IV. Phạm vi nghiên cứu:

3
+ Trên thế giới và Việt Nam
+ Từ 1950 đến nay
V. Phương pháp nghiên cứu:
-Sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống lý
thuyết, đưa ra dẫn chứng, hình ảnh,….
VI. Kết cấu của đề tài:
-Gồm 3 phần:
+ Phần mở đầu
+ Phần nội dung
+ Phần kết luận và kiến nghị
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN BIỂN, ĐẠI DƯƠNG
1.1 Khái niệm tài nguyên biển, đại dương
- Tài nguyên biển là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên, hình thành và phân bố trong
khối nước biển (và đại dương), trên bề mặt đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển mà
con người có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế biến thành sản phẩm vật chất để đáp ứng các
nhu cầu trong cuộc sống.
1.2 Phân loại tài nguyên biển
1.2.1 Tài nguyên sinh vật
- Biển Đông có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có đến hơn 160.000
loài, gần 10.000 loài thực vật và 260 loài chim sống ở biển. Trữ lượng các loài động vật ở
biển ước tính khoảng 32,5 tỷ tấn, trong đó, các loại cá chiếm 86% tổng trữ lượng.
- Vùng biển Việt Nam có hơn 2.458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có
khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu
tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Các loài động vật
thân mềm ở Biển Đông có hơn 1.800 loài, trong đó có nhiều loài là thực phẩm được ưa
thích, như: mực, hải sâm,...

4
- Chim biển: Các loài chim biển ở nước ta vô cùng phong phú, gồm: hải âu, bồ nông,
chim rẽ, hải yến,..
- Ngoài động vật, biển còn cung cấp cho con người nhiều loại rong biển có giá trị. Đây là
nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú. Biển nước ta có
khoảng 638 loài rong biển. Các loại rong biển dễ gây trồng, ít bị mất mùa và cho năng
suất thu hoạch cao nên sẽ là nguồn thực phẩm quan trọng của loài người trong tương lai.
1.2.2 Tài nguyên phi sinh vật:
- Gồm: khoáng chất và năng lượng.
- Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta, có tầm chiến lược quan trọng.
Đến nay, chúng ta đã xác định được tổng tiềm năng dầu khí tại bể trầm tích: Sông Hồng,
Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Mã Lai - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây. Trữ
lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài
dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khai thác khoảng 3.000 tỷ m 3/năm. Trữ lượng
đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m 3 khí. Trữ lượng khí đã được
thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng
400 tỷ m3.
- Ngoài ra, vùng biển nước ta nằm gọn trong phần phía Tây của vành đai quặng thiếc
Thái Bình Dương, có trữ lượng thiếc lớn, và tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng của các
nguyên tố hiếm, có triển vọng băng cháy lớn.
1.2.3 Tài nguyên thương mại:
- Gồm: hàng hải, hàng không, thương mại và vận chuyển,…
- Lãnh thổ nước ta có đường bờ biển chạy theo hướng Bắc - Nam dọc theo chiều dài đất
nước, lại nằm kề trên các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của thế giới, có những
vụng sâu kín gió là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển và mở rộng
giao lưu với bên ngoài.
- Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa
Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông
qua eo biển Malacca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi; qua eo
biển Basi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và

5
Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Philippines, Indonesia, Singapore đến Australia và New
Zealand... Hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt
động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyến đường biển
lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển
Đông.
1.2.4 Tài nguyên du lịch
- Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp là tiềm năng về du lịch lớn
của nước ta.
- Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển tạo nhiều cảnh
quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vụng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán
đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới
như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng.
- Hệ thống gần 82 hòn đảo ven bờ có diện tích trên 1 km 2, trong đó 24 đảo có diện tích
trên 10 km2 (10 - 320 km2), cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn. Ở đây
không khí trong lành, nước biển trong và sạch, bãi cát trắng mịn.
- Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước... Các di
tích lịch sử và văn hoá như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, nhà thờ đá Phát
Diệm,. .. phân bố ngay ở vùng ven biển.
- Các trung tâm kinh tế thương mại, các thành phố du lịch nằm ven biển hoặc cách bờ
biển không xa như Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng
Tàu, Hà Tiên, Hà Nội, Sài Gòn,... Hệ thống đường bộ, đường xe lửa xuyên Việt và liên
vận quốc tế chất lượng cao được xây dựng dọc bờ biển.
1.3 Vai trò của tài nguyên biển:
- Tài nguyên biển là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, nguồn lực cơ bản để phát triển
kinh tế.
- Cung cấp khối lượng lớn thực phẩm đa dạng giàu dinh dưỡng cho bữa ăn con người
ngon lành, đảm bảo sức khỏe.
- Biển như cỗ máy điều hòa giúp không khí mát mẻ, làm dịu sự khốc liệt nóng bức, khô
hạn của thời tiết.
- Biển thu và lưu giữ lượng CO2 lớn tầm 30% thừa trong nhà kính, giúp sự sống ổn định
sinh sôi.
6
- Cung cấp hóa chất, khoáng sản phục vụ các ngành nghề kinh tế, đẩy mạnh sự phát triển
đất nước.
- Nguồn năng lượng dồi dào phục vụ khoa học, công nghệ cải tiến đời sống dân cư hiện
đại hơn.
- Năng lượng sạch từ biển như năng lượng sóng, thủy triều đang khai thác phục vụ vận tải
biển, chạy máy phát điện và lợi ích khác.
- Thuận tiện phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.
- Phát triển giao lưu quốc tế bằng đường biển.
- Tiềm năng để phát triển nuôi trồng hải sản.

Hình ảnh 1.1: Biển Pink Sands, Đảo Harbour, Quần đảo Bahamas, đây chính là món
quà mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN BIỂN
“ Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia ngày
càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi
trường biến nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động”
- Từ năm 1950 đến nay, sinh vật tầng trên và cả sinh vật đáy biển có sự biến động mạnh.
Riêng hệ sinh thái tầng mặt biển có sự thay đổi trùng với xu hướng ấm lên của đại dương.
Sự dịch chuyển của các hệ sinh thái và các loài cá từ vùng biển nhiệt đới tới các vùng
biển vĩ độ cao hơn (ôn đới, hàn đới), dẫn tới thay đổi cả cấu trúc hệ sinh thái ở một số
khu vực biển vĩ độ cao. Sự nóng lên của đại dương, nước biển dâng, biến động, chu trình

7
dinh dưỡng và lắng đọng phù sa dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn và suy giảm ôxy ở
các vùng cửa sông, ven biển.
- Thành phần cá biển khai thác cũng bị biến đổi mạnh, cùng với sự biến đổi các thời kỳ
sinh sản, phát triển và tồn tại của các loài cá. Từ đầu thế kỷ XXI, quá trình sinh sản sơ
cấp thay đổi dẫn đến các thay đổi về ngư trường với xu hướng giảm 3% số loài và 4,1%
trữ lượng đánh bắt. Từ năm 1970 đến nay, các hệ sinh thái ven biển như rừng ngập mặn,
thảm cỏ biển, rạn san hô có xu hướng suy giảm mạnh. Hiện tượng các hệ sinh thái rạn san
hô lớn bị tẩy trắng do rong tảo xuất hiện nhiều trên bề mặt rạn, đặc biệt ở vùng biển dải
san hô lớn của Úc. Một số loài sinh vật biển bị vôi hóa như các loài vẹm tại bãi đá ngầm.
Ngoài ra, các hiện tượng phì dưỡng gia tăng ở vùng cửa sông ven bờ, trong khi lượng các
bon trong các hệ sinh thái ven biển suy giảm mạnh.
- Đặc biệt, ô nhiễm đại dương do rác thải nhựa là nguồn ô nhiễm lớn ảnh hưởng tới môi
trường, sức khỏe và sự thịnh vượng của con người. Khoảng 80% rác thải nhựa trong biển
và đại dương có nguồn thải từ đất liền, còn lại là nguồn thải từ đại dương. Đây là thách
thức lớn cho các quốc gia ven biển có nguồn thu kinh tế từ đánh bắt và nuôi trồng thủy
sản, du lịch biển, đảo
2.1 Thực trạng tài nguyên biển đối với Thế Giới:
Tài nguyên sinh vật biển:

- Tài nguyên sinh vật biển vốn đa dạng và phong phú nhưng khai thác không được kiểm
soát chặt chẽ sẽ gây ra hậu quả tàn khốc cho sinh vật biển và đe dọa hệ sinh thái đại
dương, gây ra ô nhiễm môi trường vì các chất thải độc hại số lượng sinh vật biển giảm
đi đáng kể, trong tương lai có thể trở thành “ biển chết”.
- Kết quả nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, FAO và các tổ chức quốc tế khác đều chỉ ra
rằng, hiện khoảng hơn 80% lượng cá toàn cầu đã bị khai thác, trong đó có đến 25% lượng
cá toàn cầu bị khai thác quá mức (overexploited) hoặc bị khai cạn kiệt (depleted), trong
khi nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt khi sản lượng đánh
bắt giảm đến 90% trong những năm gần đây.

8
Ảnh 2.1 : Khai thác quá mức dẫn đến nguồn lợi hải sản bị giảm sút

- Từ năm
1970 trở lại đây, nguồn tài nguyên sinh vật biển của thế giới được coi là hữu hạn, đặc biệt
là những loại có ý nghĩa kinh tế. Nhiều loài bị khai thác quá mức, vượt quá khả năng tái
tạo của chúng, một số có nguy cơ tiệt chủng. So sánh với sản lượng khai thác hàng năm ở
nước ngọt thì ở biển và đại dương luôn vượt hơn khoảng 50 lần. Nhịp độ khai thác tăng
dần theo thời gian, thể hiện ở bảng sau:

Năm Nước mặn (triệu tấn) Nước ngọt (triệu tấn)

1950 17,6 3,2

1989 75 13,5

1990 90 25,5

2002 112 32,4

- Tính toán trong vòng 50 năm cho thấy, tổng sản lượng đánh bắt cá trên thế
giới tăng 5 lần nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Hiện nay , tổng sản
lượng đánh bắt cá tập trung ở 6 nước: Nhật, Nga, Trung Quốc, NaUy, Peeeerru và
Mỹ, chiếm khoảng 80% sản lượng toàn thế giới.
+ Rạn san hô:
-Các tài nguyên này đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững, nạn phá hủy san hô,
thảm cỏ biển, rừng ngập mặn cũng ngày 1 tăng lên ở nhiều nơi trên thế giới ( chiếm 1/3
diện tích rừng trên thế giới)
-Khoảng 11% các rạn san hô trên toàn cầu đã bị phá hủy trước 1998. San hô thường là
môi trường sống của khoảng 1/4 loài cá, nơi cư trú của nhiều sinh vật biển khácSự mất

9
dần rạn san hô sẽ khiến các loài sinh vật bị phá hủy môi trường sốngkhông thể cư trú
và sinh sảnTuyệt chủng.

Hình ảnh 2.2: San hô tại Breat Barrier Reef, ngày 19/4/2018
- Đây là rạn san hô lớn nhất trên thế giới đang bị phá hủy nghiêm trọng do khai thác và sự
biến đổi khí hậu
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây phát sinh nhiều vấn đề quan trọng cho
kinh tế-xã hội do thiếu hụt nguồn cung cấp thực phẩm .
*Tài nguyên khoáng sản và hóa học biển:
- Theo tính toán của Cơ quan nghiên cứu Dầu mỏ Pháp, trữ lượng dầu mỏ có thể khai
thác được ở mức ngưỡng đạt tới 300 tỷ tấn, trong đó dầu mỏ đại dương chiếm khoảng
trên 135 tỷ tấn. Từ những năm 1970 đến nay, mỗi năm thế giới có thêm 1,5 tỷ tấn trữ
lượng dầu mỏ, và 10 năm gần đây, lượng dầu mỏ khai thác được trong khoảng 2,6 đến
3,1 tỷ tấn.
- Tập đoàn dầu khí BP(Anh) vừa công bố số liệu về tình hình năng lượng thế giới, theo
đó trữ lượng dầu mỏ được phát hiện trên thế giới năm 2009 đã tăng 0,05% so với năm
2008, từ 1332 tỷ thùng lên 1333 tỷ thùng do phát hiện thêm các nguồn mới tại Arap Xeut
và Indonesia. Theo đánh giá của OPEC trữ lượng dầu của Iraq đã tăng 24% so với con số
115 tỷ thùng trong thập niên 70 của thế kỷtrước và chỉ đứng sau Arap Xeut và Vênezuela.
Hiện Arap Xeut là quốc gia đứng đầu về trữ lượng dầu mỏ với 264,5 tỷ thùng.
- Tuy nhiên trong thời gian vừa qua cũng xảy nhiều vụ tràn dầu gây ô nhiễm nghiêm
trọng. Vụ tràn dầu ngoài biển Timor, nổi tiếng với tên gọi vụ Montara, xảy ra từ ngày 21-
8 đến 3-11-2009, là vụ tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử ở khu vực biển ngoài khơi Úc, dù
nhỏ hơn so với vụ BP ở vịnh Mexico. Giàn khoan West Atlas ở khu vực Montara, nằm
10
cách bờ biển Úc khoảng 200km, đã bốc cháy vào ngày 21-8, dẫn tới tràn dầu với trung
bình mỗi ngày 400 thùng đổ ra biển suốt 74 ngày liên tiếp.

Hình ảnh 1.3: Vụ tràn dầu ngoài biển Timor (vụ Montara)
- Tổ chức Bảo vệ Tây Timor, một hiệp hội nghề nghiệp hỗ trợ các ngư dân nghèo ở đông
Indonesia, ước tính vụ tràn dầu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của 18.000 ngư
dân, trong đó nghiêm trọng nhất là các nghề nuôi trồng thủy sản, nuôi ngọc trai và rong
biển.
*Thực trạng các dạng tài nguyên biển khác:
- Khí hậu biển thường ôn hòa, không khí bờ biển trong lành do chứa một lượng lớn anion
– một loại vitamin không khí. Khi hít thở các anion này đi vào cơ thể cải thiện hoạt động
của phổi, tăng khả năng hấp thụ khí oxi. Ngoài ra, nước biển xanh trong và là một dung
dịch muối tổng hợp rất tốt cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng, nhiều eo vụng sóng biển yên
lặng thuận lợi cho du ngoạn. Vì vậy, các thiên đường nghỉ dưỡng, công viên đại dương…
mọc lên khắp các bờ biển của các nước theo nhu cầu nghỉ ngơi ngày tăng của con người.
Ví dụ như Montego là 1 trong những thành phố hiện đại nhất vùng Caribbean. Nơi đây,
có dãy đá ngầm trải dài bao quanh vùng vịnh, nước trong xanh, quanh cảnh tuyệt diệu.

11
Hình ảnh 2.4: Bờ biển Montego, Jamaica
2.2 Thực trạng tài nguyên biển đối với Việt Nam:
- Với diện tích tự nhiên hơn 331 nghìn km2, bờ biển dài hơn 3.260 km, Việt Nam có sự
đa dạng về địa chất, địa hình, tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú về chủng loại,
một số loại có trữ lượng lớn như dầu, khí, than, sắt, đồng, bô-xít, chì, kẽm, thiếc, a-pa-tít,
đất hiếm, các khoáng sản làm vật liệu xây dựng... Nhiều loại khoáng sản đã được khai
thác phục vụ cho nhu cầu trong nước và một số cho xuất khẩu. Đồng thời, Việt Nam còn
có nhiều hệ sinh thái rừng, với sự đa dạng và phong phú về các loài động vật, thực vật,
với khoảng hơn 42 nghìn loài sinh vật đã được xác định…
*Tài nguyên sinh vật biển:
- Trong vùng biển nước ta, đến nay đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú
trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình.Trong tổng số loài được phát hiện có khoảng
6.000 loài động vật đáy; 2.038 loài cá (trong đó có hơn 100 loài cá kinh tế); 653 loài rong
biển; 657 loài động vật phù du; 537 loài thực vật phù du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225
loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 12 loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài
chim nước.
- Được biết, trên diện tích gần 1.200 km2 rạn san hô, có tới hơn 300 loài san
hô đá phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam. Sống gắn bó với các hệ sinh thái này là
trên 4.000 loài sinh vật sống dưới đáy và cá, trong đó có trên 400 loài cá, rạn san
hô cùng nhiều đặc hải sản.

12
Hình ảnh 2.5: Các rạn san hô ở Biển Đông
- Nhưng các hoạt động khai thác nên xảy ra quá mức đã ảnh hưởng nghiêm trọng tác
động xấu đến môi trường.
+ Việc sử dụng tràn lan các phương tiện đánh bắt hủy diệt như: xung điện, chất độc,
thuốc nổ trong đánh bắt thủy hải sản đã tiêu diệt cả nguồn kết tận, không cho hải sản có
thời gian hồi phục, hủy hoại môi trường sinh thái biển làm sản lượng hải sản giảm đi
đáng kể.

Hình ảnh 2.6: Ngư dân dùng thuốc nổ trong quá trình đánh bắt

Hình ảnh 2.7: Người dân dùng xung điện để bắt cá


+ Việc dùng thuốc nổ còn giết cả san hô trong khu vực, tiêu diệt chính cấu trúc của rạn,
phá hủy nơi cư trú cho cá và các động vật quan trọng khác có tầm quan trọng đối với việc
bảo tồn một rạn san hô mạnh khỏe. Những vùng từng phủ đầy san hô trở thành hoang

13
mạc đầy vụn san hô, cá chết, và không còn gì khác sau cuộc đánh cá bằng thuốc nổ. Kiểu
đánh cá này đã làm cho nhiều loài cá bắt đầu quá trình tuyệt chủng.
+ Việc đánh bắt thủy sản bằng thuốc nổ không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn
lợi thủy sản, môi trường sinh thái, mà còn trực tiếp đe dọa đến tính mạng người sử dụng
chất nổ. Vụ nổ dưới nước cũng có thể dẫn đến chết cá hàng loạt, đặc biệt trong trường
hợp đánh cá bằng chất nổ. Tuy nhiên, những vụ nổ như vậy sẽ không gây ra tình trạng cá
chết hàng loạt ở những khu vực quá lớn vì sức nổ nhìn chung có hạn.
a) Rừng ngập mặn:
- Trước đây rừng ngập mặn nước ta có diện tích khá lớn 400.000 ha, tập trung ở Nam bộ
250.000 ha, nhất là bán đảo Cà Mau, nay diện tích bị thu hẹp chỉ còn khoàng 252.500 ha
chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng trồng, rừng cây bụi.
- Rừng ngập mặn ở phía Bắc thường nghèo nàn nhưng ở Nam bộ được thừa hưởng nền
nhiệt độ cao và những điều kiện thuận lợi khác “đe, hè” chắn sóng, chống lại sự bào mòn
của biển đối với lục địa, đồng thời còng là công cụ của đất liền tiến chiếm đại dương.
- Rừng ngập mặn được ví như “lá phổi xanh” không thể thiếu để bảo đảm cho hệ sinh
thái ven biển phát triển. Tuy nhiên, những năm gần đây, do nạn phá rừng ngày càng tăng
và các khu công nghiệp, cơ sở chế biến hải sản ven sông xả nước thải chưa qua xử lý ra
môi trường đã làm hệ sinh thái bị suy thoái trầm trọng.

Hình ảnh 2.8: Rừng ngập mặn bị chặt phá


- Việc rừng ngập mặn bị tàn phá là do sau giải phóng nhiều người dân ở các địa phương
lân cận đã đến chặt phá rừng làm đùng nuôi tôm, cá, dựng nhà tạm để ở và khai thác lâm
sản trái phép. 

14
b, Hải sản:
- Theo sự phân bố của các vật thể hữu cơ trong biển thì biển Việt Nam có mật độ cá vào
loại trug bình trên thế giới và có đủ các loại hải sản chủ yếu của các biển nhiệt đới khác.
Trữ lượng đánh bắt khoảng 3 – 3,5 triệu tấn, có giá trị kinh tế cao nhưng chưa được khai
thác đúng mức, chỉ mới đạt 60% mức có thể khai thác được hàng năm.
* Giáp xác, nhuyễn thể:
- Biển nước ta có 1647 loại giáp xác trong đó có 70 loài tôm, có những loài có giá trị xuất
khẩu cao, như tôm he, tôm hùm, tôm sú. Nhuyễn thể có hơn 2.500 loài. Ngoài ra còn
nhiều đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp,
+ Tôm: Tôm là loại đặc sản có tiềm năng khai thác lớn và có giá trị kinh tế cao, là nguồn
hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta hiện nay. Tôm phân bố rộng khắp ở khu vực gần
bờ từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu. Khả năng khai thác tôm biển khá
lớn, trong đó trên 70% ở viên biển Nam Bộ.
+ Mực: Khả năng khai thác mực là 30 - 40 ngàn tấn/năm và tập trung nhiều ở vùng biển
Trung bộ (45 - 50%). Đây là nguồn tài nguyên có giá trị, mở ra triển vọng lớn cho việc
khai thác và chế biến xuất khẩu trong tương lai.
* Rong, tảo biển:
- Dọc bở biển nước ta, từ vùng trên triều đến vùng dưới triều đều có những thuận lợi cho
đời sống của nhiều loài tảo bám. Đến nay, theo số liệu thống kê (1994 - Nguyễn Văn
Tiến) trong vùng nước ven bờ đã phát hiện được 653 loài rong biển, 24 biến loài, 20
dạng, trong đó ở miền Bắc có trên 300 loài, ở miền Nam trên 500 loài. Trong chúng, 90
loài (14%) là những đối tượng kinh tế quan trọng cho các ngành công nghiệp hoá chất
dược liệu, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón. Các loài rong câu thường có giá trị
bậc nhất. Hiện nay, rong biển được trồng khá nhiều trong các đầm nước lợ.
* Nghề nuôi trồng thủy sản ven biển phát triển khá ổn định, trình độ kỹ thuật của
người nuôi và mức độ thâm canh ngày càng cao:
+ Các đối tượng thủy sản nuôi nước lợ chính gồm: Tôm, nghêu, sò huyết, cua, cá kèo, cá
chẽm,... Tuy nhiên, ý thức của người dân về sử dụng hóa chất, kháng sinh đúng cách
trong nuôi trồng thủy sản chưa cao, việc dập dịch, xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy
sản trước khi thải ra môi trường chưa được người nuôi quan tâm.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi trồng thủy hải sản đang gặp rất nhiều vấn đề
liên quan đến môi trường. tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi ở mức đáng báo động.

15
Liên tục trong các tháng đầu năm 2016, tình trạng tôm cá, nhuyễn thể chết ở khắp các
tỉnh trên cả nước gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trong đó, ô nhiễm nguồn nước chủ
yếu do các chất thải của các khu sinh hoạt thành phố, dân cư, khu công nghiệp, khu nông
nghiệp… và do chính hoạt động nuôi trồng thủy sản đang diễn ra ngày càng nghiêm
trọng.
- Một vài khu vực có tình trạng ô nhiễm:
+ Do nuôi trồng thủy sản nghiêm trọng phải để đến khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Các hoạt động nuôi trồng thủ hải sản thải ra các chất thải rắn, lỏng và các khí thải gây ô
nhiễm môi trường trở thành mối lo ngại với người dân tại khu vực này.
+ Bùn thải trong quá trình nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thâm
canh, nuôi cá tra công nghiệp, nuôi cá trê) chứa các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị
phân hủy, các hóa chất và thuốc kháng sinh, các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu
huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+ , SO42-. Lớp bùn
này có chiều dày từ 0,1-0,3m trong tình trạng ngập nước yếm khí tạo thành các sản phẩm
phân hủy độc hại như H2S, NH3, CH4, Mecaptan…thải ra trong quá trình vệ sinh và nạo
vét ao nuôi tác động xấu đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản
nuôi trồng.  Đây là vấn đề gây ô nhiễm khá nghiêm trọng cần phải được triệt để xử lý.
Ngoài ra nước thải nuôi trồng thủy hải sản cũng có chứa các thành phần độc hại có thể
gây ô nhiễm môi trường cần được xử lý khẩn cấp. 

c, Ngư trường và thực trạng khai thác hải sản:


- Các nguồn lợi cá, tôm, mực… tập trung ở những vùng biển nhất định gọi là ngư trường.
Nước ta có 15 ngư trường trong đó 12 ngư trường ở ven biển và 2 ngư trường ngoài khơi.
Có 4 ngư trường trọng điểm được xác định là : Ngư trường Minh Hải - Kiên Giang; ngư
trường Ninh Thuận-Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng
Ninh và ngư trường quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa.

16
Hình ảnh 2.9: Những ngư trường truyền thống trên đảo Hoàng Sa
- Theo nghiên cứu năm 2005 về hiện trạng nguồn lợi hải sản Việt Nam do Viện Nghiên
cứu Hải sản tiến hành(RIMFb), tổng trữ lượng hải sản biển Việt Nam ước đạt 4,061 triệu
tấn, trong đó trữ lượng cá nổi nhỏ khoảng 1,73 triệu tấn (chiếm 42,6%), cá đáy khoảng
1,174 triệu tấn ( 28,9%), cá nổi đại dương khoảng 1,156 triệu tấn (28,5%). Nghiên cứu
này cũng chỉ ra rằng khả năng khai thác của toàn bộ vùng biển Việt Nam khoảng 1,8 triệu
tấn trong đó cá đáy chiếm khoảng 26,1%, cá nổi nhỏ 48,1%, cá nổi đại dương 25,7%. Trữ
lượng và khả năng khai thác của từng vùng biển được trình bày trong bảng sau:
Vùng Trữ lượng (tấn) Khả năng khai thác (tấn)
Vịnh Bắc Bộ 543.269 256.308
Trung Bộ 1.092.150 486.860
Đông Nam Bộ 828.850 383.940
Tây Nam Bộ 439.992 207.597
Giữa Biển Đông 1.156.033 462.413
Tổng 4.060.294 1.797.118

*Ngày nay, có gần 300 triệu người trên thế giới gián tiếp hoặc trực tiếp sống phụ
thuộc vào ngành khai thác hải sản, nhờ công nghệ và kĩ thuật hiện đại, việc đánh bắt
hải sản phục vụ nhu cầu của con người đã dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây.
Ngày càng nhiều cá bị đánh bắt, khiến cho lượng cá trên các đại dương giảm đi và
cạn kiệt.
- Các nhà khoa học cho biết quần thể cá ở các đại dương trên thế giới đã giảm thấp tới
mức báo động. Theo National Geographic, trong một nghiên cứu về đánh bắt hải sản
đăng trên tạp chí Science của Mỹ năm 2006, một số nhà khoa học đã tính toán rằng nếu
tốc độ khai thác tiếp diễn như hiện nay, đến năm 2048 chúng ta sẽ không còn cá để đánh

17
bắt trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, nhiều loài sinh vật biển cũng vô tình bị tiêu diệt trong
quá trình đánh bắt này.
Vì vậy, khai thác quá mức là việc khai thác nhiều và nhanh hơn khả năng đại dương có
thể cung cấp. Điều này dẫn đến việc suy thoái hệ sinh thái biển nghiêm trọng và là một kĩ
thuật khai thác sinh vật biển không bền vững.
*Tài nguyên khoáng sản và hóa chất:
 Khoáng sản:
- Bờ biển nước ta rất giàu có các chất : thạch anh, cát, sét, cao lanh, đá vôi,…cùng nhiều
các hợp chất khác của các nguyên tố hoá học. Đây là nguyên liệu quý cho các ngành công
nghiệp quan trọng.
- So với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam có những lợi thế quan trọng
về tài nguyên khoáng sản. Hiện cả nước có hơn 1.000 mỏ lớn nhỏ đang được khai thác,
có thể kể đến như: Than, sắt, titan, đá vôi xi măng, đá xây dựng… Tuy vậy, khi đánh giá
về tiềm năng, các nhà khoa học đều cho rằng nước ta có nhiều loại tài nguyên khoáng sản
nhưng trữ lượng hầu hết không nhiều đều nằm trong danh mục hữu hạn, một phần còn lại
rất nhỏ có thể tái tạo.

+ Các mỏ nhỏ nằm phân tán ở các địa phương không được quản lý thống nhất, đồng bộ
nên tình trạng thất thoát tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường càng trầm trọng. Bên cạnh
đó, việc khai thác tài nguyên khoáng sản bằng công nghệ lạc hậu còn gây tình trạng mất
rừng, xói lở đất, bồi lắng và ô nhiễm sông suối, ven biển, tác hại đến sức khỏe sự an toàn
tính mạng của con người và sự phát triển bền vững của đất nước.

+ Phương thức chế biến và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như tiêu dùng còn nhiều
bất cập, chưa thân thiện với môi trường nên đã và đang tác động xấu đến nhiều vùng
trong cả nước, đe dọa đến sự phát triển bền vững, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời
sống trong xã hội hiện tại và tương lai.
+ Việc khai thác và sử dụng lãng phí dầu mỏ liên tục trong thời gian dài đã khiến một số
mỏ, cụm mỏ ở Việt Nam đang bước vào giai đoạn suy thoái thậm chí cạn kiệt trong 380
năm tới.

18
Hình ảnh 2.10: khai thác dầu mỏ gây ô nhiễm môi trưỡng

 Hóa chất:

+ Ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam được xây dựng trên quy mô lớn bắt đầu từ năm
1954. Trải qua hơn một thập kỷ cùng với sự phát triển nhanh chóng, ngành công nhiệp
Việt Nam đã trở thành một ngành kinh tế về kỹ thuật độc lập.

+ Từ năm 1980 – 1985, báo cáo ngành hóa chất việt nam là một trong những ngành thể
hiện rõ tính chủ đạo của nền công nghiệp quốc doanh. Các doanh nghiệp của nhà nước
đảm bảo được 70% tổng giá trị sản lượng toàn ngành.

+ Năm 1985, nó chiếm tỉ trọng cao trong toàn bộ ngành công nghiệp của Việt Nam. Bắt
đầu từ thời kỳ đổi mới 1986, nền công nghiệp hoá chất nước ta đã phát triển ổn định. Tốc
độ tăng trưởng cao nhất vào thời kỳ 1991 – 1995, đạt mức ở 20%/năm.

+ Những năm cuối thế kỷ XX, ngành công nghiệp hoá chất nước ta cũng tăng trưởng ở
tất cả các thành phần kinh tế.

- Ngành công nghiệp hóa chất là công nghệ nhìn chung vẫn còn lạc hậu, năng suất lao
động thấp. Với một số ngành cơ bản như hoá dầu, hoá hữu cơ về cơ bản chưa hình thành
hoặc mới bắt đầu. Ngành công nghiệp hoá chất vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng được nhu
cầu của các ngành kinh tế khác. Nhiều sản phẩm thiết yếu thuộc ngành công nghiệp hóa
chất như soda, chất dẻo, sợi tổng hợp hay thuốc nhuộm tại Việt Nam vẫn chưa sản xuất
được. Những ngành sản xuất để sử dụng các nguyên liệu này chủ yếu phải phụ thuộc vào
nhập khẩu.

19
- Công nghiệp hoá chất của nước ta chiếm tỉ trọng đáng kể trong nền cơ cấu công nghiệp
là 11,2%. Tuy nhiên, ngành này so với các nước mới phát triển ở khu vực Đông Nam Á
thì về năng lực sản xuất hoá chất vẫn còn quá nhỏ bé.
- Ở nước ta, chất thải công nghiệp đã và đang gây ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước
nhiều khu vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của người dân. Trong đó, công nghiệp
hóa chất, với đặc thù của ngành, được coi là một trong những ngành công nghiệp gây ô
nhiễm nhiều nhất. 
 Đây là ngành công nghiệp mà hầu hết các loại chất thải đều rất độc hại, gây nguy hiểm
cho môi trường tự nhiên và con người không chỉ trong hiện tại mà ảnh hưởng của nó còn
tồn tại rất lâu dài. Cũng như những ngành công nghiệp khác, sản phẩm của ngành hóa
chất sau khi được sử dụng còn tồn dư trong tự nhiên ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Điều này càng nguy hại khi ở Việt Nam, ý thức của người sử dụng chưa cao dẫn đến việc
lạm dụng các hóa chất.

Hình ảnh 2.11: Các khu công nghiệp hóa chất xả khói liên tục làm ô nhiễm không khí
* Tài nguyên thương mại:
a) Các đường hàng hải và cảng biển:
- Với 28/63 tỉnh, thành phố có đường bờ biển trải dài 3.300 km, các cảng biển chính hiện
nay gồm: cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân ở miền Bắc, cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn ở
miền Trung và cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái ở miền Nam. Năm 2007, tổng khối lượng

20
hàng hoá thông qua các cảng tại Việt Nam là 177 triệu tấn, trong đó hệ thống cảng Sài
Gòn là 55 triệu tấn.Hệ thống cảng biển của Việt Nam trong nhiều năm qua đã không
ngừng mở rộng và phát triển, thể hiện khá tốt vai trò là đầu mối phục vụ xuất – nhập khẩu
hàng hóa, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
- Hệ thống cảng biển Việt Nam được chia thành 6 nhóm dọc từ Bắc vào Nam với nhóm 1
gồm các cảng biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình; nhóm 2 gồm cảng biển Bắc
Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh; nhóm 3 gồm các cảng biển Trung Trung Bộ từ
Quảng Bình đến Quảng Ngãi; nhóm 4 gồm các cảng biển Nam Trung Bộ từ Bình Định
đến Bình Thuận; nhóm 5 gồm các cảng biển Đông Nam Bộ (bao gồm cả Côn Đảo và trên
sông Soài Rạp thuộc địa bàn tỉnh Long An); nhóm 6 gồm các cảng biển Đồng bằng sông
Cửu Long (bao gồm cả Phú Quốc và các đảo Tây Nam).
-6 nhóm trên lại được chia thành 3 miền: miền Bắc (hệ thống cảng biển nhóm 1); miền
Trung (hệ thống cảng biển nhóm 2, 3, 4); miền Nam (hệ thống cảng biển nhóm 5, 6).

Hình ảnh 2.12: Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển hệ thống logicstic cảng biển

21
Hình ảnh 2.13: Cảng Hải Phòng
- Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết các cảng biển Việt Nam chỉ mới đạt tiêu chí cảng
truyền thống với vai trò cơ bản là xếp dỡ hàng hoá. Trong số đó, có một số ít cảng mới
được xây dựng có khả năng phát triển để đạt được các tiêu chí của một cảng hiện đại.
- Trong khi kinh tế Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng cao và Nhà nước muốn đưa
kinh tế biển vào vị trí chủ đạo để bảo đảm tính bền vững cho nền kinh tế quốc dân, thì
với những cảng biển hiện có, chúng ta lại đang rất lạc hậu so với một số nước trong khu
vực và trên thế giới, do công tác quy hoạch cảng biển thời gian qua đã bộc lộ nhiều yếu
kém và không đồng bộ, dẫn đến lãng phí, đầu tư manh mún, dàn trải, gây thiệt hại tiền
của và tài nguyên quốc gia. Công tác quản lý còn nhiều bất cập... Những hạn chế trên
xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau:
+ Do vùng biển nước ta không phân bổ đều giữa các vùng, nên việc xây dựng cảng bị khó
khăn
+ Do công tác quản lý và thực hiện quy hoạch cảng giữa trung ương và địa phương, giữa
các ngành còn thiếu đồng bộ
+ Do chưa có một khung pháp lý hoàn chỉnh, một mô hình quản lý đầu tư cảng hợp lý
+ Do sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các khu vực
* Thực trạng về một số tài nguyên biển khác của Việt Nam:
a) Dân cư ven biển và hải đảo:
- Vùng ven biển Việt Nam có dân cư tập trung khá đông đúc, chiếm khoảng 30% tổng
dân số của cả nước. Số người trong độ tuổi lao động có khoảng 10,2 triệu người. Dự báo
đến năm 2011 dân số vùng ven biển khoảng gần 27 triệu người, trong đó gần 18 triệu
người ở độ tuổi lao động.
- Gần đây, dân cư và cuộc sống của người dân trên một số đảo đã có bước phát triển nhờ
chính sách di dân và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên các đảo. Tuy vậy, quy mô kinh
tế biển Việt Nam chỉ đạt khoảng hơn 10 tỷ USD; trong khi sản lượng kinh tế biển của thế
giới ước đạt 1 .300 tỷ USD, Nhật Bản 468 tỷ USD, Hàn Quốc 33 tỷ USD. Cơ sở hạ tầng

22
các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém, lạc hậu. Hệ thống cảng biển nhỏ bé,
manh mún, thiết bị nhìn chung còn lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp.
b, Các bảo tàng biển và cổ vật:
Hàng trăm nghìn cổ vật được tìm thấy cả dưới đáy biển đã phần nào cho thấy chứng tích
của các hoạt động liên quan đến “lịch sử sông nước” Việt Nam, tầm quan trọng, vị trí
chiến lược của Việt Nam trong những cuộc giao lưu thương mại quốc tế trên biển, trên
sông… Trong khoảng 20 năm qua, việc phát hiện và khai thác cổ vật dưới nước hầu hết
do ngư dân và chuyên gia nước ngoài hợp tác khai quật. Ở Việt Nam hiện nay quy mô
của bảo tàng hải dương học khá phong phú và đa dạng:
- Sa bàn, hình ảnh và các mô hình sinh thái biển.
- Bể nuôi sinh vật biển.
- Bảo tàng đa dạng sinh học.
- Các mẫu vật lớn như:
+ Bộ xương cá voi lưng gù dài 18 m, nặng 18 tấn (Bộ xương được khai quật tại Tỉnh
Nam Hà năm 1994).
+ Bộ xương nàng tiên cá (Dugong dugon) khai quật tháng 11/1997 tại bãi Lò Vôi (Côn
Đảo), loài này đang bị nguy cơ tuyệt chủng.
- Các mẫu vật nhỏ:
+ Những con Chim Yến trong chiếc tổ làm từ nước dãi của nó trên các vách đá treo leo
giữa biển
+ Bạch tuộc đốm xanh lần đầu tiên thu mẫu được ở Việt Nam năm 1999, loài này có độc
tố rất độc có thể gây chết người nếu bị cắn…
c, Du lịch biển:
- Nước ta có lợi thế phát triển du lịch biển do: vùng biển rộng gấp 3 lần đất liền, bờ biển
dài trên 3.260 km. có trên 3.000 đảo lớn nhỏ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, bãi biển đẹp,
giàu đa dạng sinh học, nhiều phong cảnh ven biển đẹp… Dọc ven biển có không dưới
126 bãi cát lớn nhỏ có khả năng chứa khoảng vài chục đến vài trăm ngàn người, trong đó
có khoảng 20 bãi đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sự kết hợp hài hòa đó đã tạo cho biển Việt Nam
có tiềm năng du lịch rất lớn. Các khu nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch sinh thái, lặn ngầm,
tắm biển ngày càng nhiều và sang trọng.
*Các bãi tắm biển nổi tiếng:
- Miền Bắc:
+ Tỉnh Quảng Ninh: Trà Cổ, Vân Đồn, Bãi Cháy, Tuần Châu.

23
+ Thành phố Hải Phòng: Cát Bà, Đồ Sơn…
- Miền Trung:
+ Tỉnh Nghệ An: Cửa Lò
+ Tỉnh Hà Tĩnh: Xuân Thành, Thiên Cầm…
+ Huế: Thuận An
+ Đà Nẵng: Hội An, Sơn Trà…
- Miền Nam:
+ Bà Rịa – Vũng Tàu: Bãi Sau, Bãi Trước, Bãi Dâu, Bãi Dứa
+ Kiên Giang: Phú Quốc, Hòn Chông…

Hình ảnh 2.13: Biển Vũng Tàu


CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP
3.1 Nguyên nhân
- Nếu nói về nguyên nhân gây ô nhiễm, chúng ta không thể biết được chúng xuất phát từ
đâu. Thực tế hiện nay, môi trường tự nhiên cũng dễ dàng dẫn đến việc ô nhiễm kéo dài.
3.1.1 Nguyên nhân xuất phát từ tự nhiên

 Sự phun trào nham thạch của núi lửa dưới lòng biển. Điều này dẫn đến cái chết
của các loài sinh vật biển. Khiến nguồn nước bị ảnh hưởng từ bụi và dung nham
trào ra. Bên cạnh đó, bụi núi lửa sẽ ngưng tụ trên cao và theo mưa rơi xuống đồng
bằng. Gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
 Quá trình bào mòn tự nhiên do gió và nước.
 Triều cường dâng cao và đẩy chất thải vào bờ
24
 Hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư
như Asen và các chất kim loại nặng
3.1.2 Nguyên nhân từ con người:
- Nguyên nhân từ tự nhiên thì ít, nhưng do con người là phần nhiều. Con người chính là
tác nhân chính khiến cho nguồn nước biển bị xuống cấp trầm trọng. Thêm vào đó là tâm
lý “Trời kêu ai nấy dạ”, con người không chú ý đến hậu quả mà họ làm. Điều này dẫn
đến sự tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật biển.

 Đánh bắt khai thác bằng chất nổ và chích điện: Tuy luật pháp hiện hành đã ngăm
cấm hành vi săn bắt trên. Nhưng một vài cá nhân vẫn sử dụng gây nên cái chết
hàng loạt của sinh vật biển.
 Quá trình bảo tồn các hệ san hô và rừng ngập mặn chưa đạt hiệu quả.
 Khai thác tài nguyên biển một cách bừa bãi và bất hợp pháp.
 Tình trạng xả thải bừa bãi ra môi trường bên ngoài vẫn còn nhiều. Mức xử phạt và
khung hình phạt chưa thực sự thõa đáng trong trường hợp trên.
 Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường biển còn kém. Mọi người chưa nhận thức được
tầm quan trọng của biến đối với đời sống con người.
3.2 Hậu quả
3.2.1 Đối với Việt Nam:
- Thực tế cho thấy, kinh tế biển của nước ta đang phát triển, khai thác ngày càng nhiều
tài nguyên đã làm suy thoái tài nguyên biển và hải đảo. Hải sản bị đánh bắt quá mức,
thậm chí bất hợp pháp ở nhiều vùng biển dẫn đến cạn kiệt. Các hệ sinh thái như san hô,
đồng cỏ, rừng ngập mặn đang bị tàn phá và suy thoái.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường biển cũng khiến nguồn tài nguyên biển bị đe dọa ở mức
báo động. Điển hình là vụ công ty Formosa Hà Tĩnh xả nước thải trái phép làm hải sản
chết hàng loạt, khiến nguồn lợi hải sản bị cạn kiệt trên diện rộng.
3.2.2 Đối với thế giới:
- Trên thế giới tài nguyên biển rất dồi dào, nhưng trước sức ép dân số tăng nhanh, khai
thác tiềm năng phục vụ kinh tế, tài nguyên thiên nhiên đang dần bị báo động. Biển khắp
nơi bị khai thác với tốc độ chóng mặt, không được kiến tạo, bảo tồn nên rất khó phục hồi.
Con người chủ yếu tập trung vào lợi nhuận, lợi ích trước mắt mà bỏ qua việc bảo vệ tài
nguyên và môi trường.
25
- Cùng với đó là biến đổi khí hậu, ô nhiễm, nước biển dâng, nhiệt độ thay đổi đe dọa tài
nguyên và tiêu diệt nhiều loài sinh vật. Theo khảo sát, khoảng 80% số lượng cá đã được
đánh bắt. Tài nguyên khoáng sản, dầu khí bị khai thác nhiều, phá hủy các rạn san hô,
thảm cỏ biển, rừng ngập mặn tăng nhanh.
- Do dân số ven biển tăng, các hoạt động kinh tế vẫn diễn ra mạnh mẽ nên việc xả nước
thải vẫn xảy ra ô nhiễm. Từ đó làm tăng mức độ ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ và mức
độ tàn phá.
3.3 Giải pháp
 Thực tế, quá trình khắc phục ô nhiễm biển đã và đang được triển khai tương đối
tốt. Trong thời gian vừa qua, các hoạt động thu dọn, làm sạch bãi biển diễn ra
thường xuyên. Sự chung tay của cộng đồng từ trong và ngoài nước luôn được mọi
người đón nhận. Nhưng để môi trường luôn mãi xanh, chúng ta cần có những biện
pháp mạnh tay, quyết liệt hơn.
 Trước tình trạng xả thải ra môi trường biển, chúng ta cần đẩy mạnh việc xử phạt
thích đáng. Phần lớn lãnh thổ Việt Nam giáp với biển, biển quan trọng đối với đời
sống con người. Làm ô nhiễm môi trường biển chính là đang tước đi đường sống
của chúng ta.
 Các hoạt động đánh bắt bằng công cụ gây hại môi trường nên được xử lý nghiêm.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng công cụ đánh bắt truyền thống, hiện đại. Và
phải có biện pháp duy trì hệ sinh thái, việc săn bắt nên được cân bằng với nuôi
trồng. Như thế, sản lượng khai thác không bao giờ thay đổi được.
 Một số ứng dụng sinh học vẫn có thể áp dụng được như than hoạt tính, bộ lọc công
suất cao. Hiện nay, các bộ lọc cũng được sử dụng trong các hộ gia đình dưới dạng
máy lọc nước đa năng.
 Công cuộc cải thiện môi trường trên thực tế cũng tiêu tốn nhiều nguồn nhân lực và
thời gian. Việc cần làm chính là chung tay nỗ lực để toàn xã hội hiểu được tầm
quan trọng của biển cả
CHƯƠNG 4: TIỀM NĂNG, LỢI THẾ VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM TỪ
NGUỒN TÀI NGUYÊN BIỂN ĐA DẠNG
4.1 Tiềm năng, lợi thế

26
+ Lãnh thổ nước ta có đường bờ biển chạy theo hướng Bắc - Nam dọc theo chiều dài đất
nước, lại nằm kề trên các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của thế giới, có những
vụng sâu kín gió là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển và mở rộng
giao lưu với bên ngoài.
+ Đem lại nguồn thu lớn từ xuất khẩu khoáng sản : theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu 20
loại khoáng sản chủ yếu năm 2006 đạt hơn 10 tỷ USD, năm 2007 đạt 10,497 tỷ USD,
năm 2008 đạt 13,074 tỷ USD. Hai loại khoáng sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là
dầu khí và than. Riêng xuất khẩu dầu khí và than năm 2008 đạt gần 12,8 tỷ USD. Năm
2008, than thương phẩm đạt 38,5 triệu tấn; than xuất khẩu đạt 19,5 triệu tấn; 10 tháng đầu
năm 2009 xuất khẩu 19,584 triệu tấn với kim ngạch đạt 1,029 tỷ USD.
- Với trên 3.260 km đường bờ biển và trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, bao gồm 2 quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm
năng và lợi thế lớn về tài nguyên biển và hải đảo.
 Nguồn lợi hải sản và tính đa dạng sinh học: Trên vùng biển Việt Nam đã phát hiện
được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển
hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Ngoài ra, còn phát hiện
khoảng 1.300 loài trên các hải đảo.
 Về khoáng sản: Biển Việt Nam có khoảng 35 loại hình khoáng sản có quy mô trữ
lượng khai thác khác nhau.
 Về tiềm năng phát triển du lịch biển: Với 125 bãi biển lớn nhỏ, nắng ấm quanh
năm, không khí trong lành với nhiều cảnh quan đẹp... là điều kiện lý tưởng để xây
dựng các khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp. 

27
Hình ảnh 2.1: Phong cảnh Vịnh Vĩnh Hy, Ninh Thuận

Hình ảnh 2.2: Vịnh Hạ Long

Hình ảnh 2.3: Ngư dân bắt cá


4.2 Khó khăn
+ Phát triển đi đôi với việc độc chiếm các không gian biển
+ Ô nhiễm khu vực biển ven bờ
+ Thiếu quy hoạch tổng thể khiến việc phân bổ nguồn lực chưa hợp lý
+ Kết cấu hạ tầng biển còn chưa đồng bộ, thiếu cơ sở hạ tầng lớn, hiện đại đáp ứng yêu
cầu phát triển nhanh các trung tâm kinh tế biển mạnh

28
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
+ Việt Nam là một nước đa dạng và phong phú về tài nguyên biển, đại dương gồm
khoáng sản, sinh vật biển, thương mại, du lịch,…. Ngoài ra biển còn là cửa ngõ giao lưu
với thế giới, tạo điều kiện cho công tác xuất nhập khẩu hành hóa thuận lợi với chi phí
thấp.
+ Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực như hiện nay thì biển ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong việc tạo năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Do đó phát
triển kinh tế biển là một trong những chiến lược quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước. Do Việt Nam là nước đang trên đường hội nhập với thế
giới bên ngoài, vì vậy đối với biển chúng ta cần nghiên cứu và đưa ra một đường lối hợp
tác hữu hiệu với các quốc gia nhằm phục vụ cho việc khai thác các tiềm năng biển, phát
triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
+ Tuy nhiên, trong quá trình khai thác và sử dụng sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt
đến môi trường làm cho môi trường ngày càng bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng. Vì
vậy để đạt được sự phát triển bền vững ta cần phải sử dụng và khai thác tài nguyên biển
một cách hợp lý và bảo vệ môi trường, sinh thái xung quanh ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Các website:
https://dinhnghia.com.vn/tai-nguyen-bien-la-gi-vai-tro-dac-diem-thuc-trang-tai-nguyen-
bien/
https://stttt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/RcQOwn9w7wOJ/content/
nguon-tai-nguyen-quan-trong-o-cac-vung-bien-cua-viet-nam-trong-bien-ong
https://kinhtekythuathoabinh.edu.vn/SiteFolders/caodangktkt/2369/15.01/tam/B
%C3%A0i-3.pdf
http://rimf.org.vn/baibaocn/chitiet/tinid-2170
http://vusta.vn/chitiet/tin-tuyen-sinh-dao-tao/Thuc-trang-nganh-khai-khoang-Viet-Nam-
va-van-de-phat-trien-ben-vung-1011

29
https://baoxaydung.com.vn/thuc-trang-su-dung-tai-nguyen-khoang-san-danh-cho-san-
xuat-vlxd-va-tinh-cap-thiet-can-phai-co-mot-quan-diem-bao-ve-moi-truong-truoc-thuc-
trang-nguon-n-292919.html
https://dangcongsan.vn/kinh-te/bai-1-thuc-trang-phat-trien-he-thong-cang-bien-viet-nam-
584894.html
https://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/Nguy-co-xoa-so-rung-ngap-man-i403020/
https://hoctiengcampuchia.net/details/o-nhiem-moi-truong-trong-che-bien-va-nuoi-trong-
thuy-hai-san.html
https://suckhoedoisong.vn/o-nhiem-hoa-chat-169106452.htm
https://mallok.vn/o-nhiem-bien-thuc-trang-hien-nay/
https://tip.edu.vn/tai-nguyen-bien-la-gi-vai-tro-dac-diem-thuc-trang-tai-nguyen-bien/
https://mallok.vn/o-nhiem-bien-thuc-trang-hien-nay/
: https://www.thiennhien.net/2018/03/21/phat-trien-kinh-te-bien-ben-vung-tiem-nang-
thach-thuc-va-dinh-huong/
https://vinhphuc.gov.vn/ct/cms/Convert/biendaovn/Lists/hoidapbiendao/
View_Detail.aspx?ItemID=2
https://vietnambiz.vn/tai-nguyen-bien-marine-resources-la-gi-20190921203040523.htm

30

You might also like