You are on page 1of 21

Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường

Lĩnh vực Tự nhiên – Kỹ thuật

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI CÁ PHÂN BỐ TẠI


VÙNG BIỂN HÒN THƠM,
ĐẢO PHÚ QUỐC

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI


CN. Hoàng Thị Minh Thư

Kiên Giang, tháng 11 năm 2020


THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
Lĩnh vực Tự nhiên – Kỹ thuật

I. Mở đầu

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung
nghiên cứu của đề tài:

1.1.1 Nguồn lợi hải sản và ngư trường theo mùa vụ khai thác

Dựa vào đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình, vùng biển Việt Nam được chia
làm 4 ngư trường khai thác chính: ngư trường vịnh Bắc bộ, ngư trường miền Trung,
ngư trường Đông Nam bộ và ngư trường Tây Nam bộ. Chế độ gió mùa đã tạo nên sự
thay đổi cơ bản điều kiện hải dương sinh học, làm cho sự phân bố cá mang tính chất
mùa vụ rõ ràng. Vùng biển vịnh Bắc bộ, thời kỳ gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến
tháng 3 năm sau, cá tập trung ở vùng nước sâu giữa vịnh. Thời kỳ gió mùa Tây Nam
từ tháng 4 đến tháng 7, cá di cư vào vùng nước nông ven bờ để đẻ trứng. Thời kỳ này
các loài cá nổi tập trung nhiều nhất ở vùng gần bờ, sau đó giảm đi. Sản lượng cá đáy ở
vùng gần bờ cao nhất từ tháng 9 đến tháng 11. Vùng biển miền Trung, từ Đà Nẵng đến
Mũi Dinh có đặc điểm là địa hình đáy dốc. Khu vực nước nông dưới 50m rất hẹp, lưu
lượng nước sông ít nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước ngoài khơi. Vì vậy, sự phân
bố thể hiện tính chất mùa vụ rõ rệt hơn, vùng gần bờ, cá thường tập trung từ tháng 3
đến tháng 9, chủ yếu là các loài cá nổi di cư vào bờ đẻ trứng. Trong thành phần loài
của chúng có các loài cá đại dương như cá thu, cá ngừ, cá chuồn…, sự phân bố của cá
đáy ở đây không thay đổi nhiều theo mùa. Vùng nước nông ven bờ từ Quy Nhơn đến
Nha Trang có mật độ cá đáy tập trung tương đối cao. Vùng biển Đông Nam bộ và Tây
Nam bộ, từ 11030,N trở xuống, nơi bờ biển chuyển hướng Bắc Nam sang Đông Nam.
Thời kỳ gió mùa Đông Bắc, cá nổi tập trung ở vùng gần bờ nhiều hơn thời kỳ gió mùa
Tây Nam. Các khu vực tập trung chính ở Vũng Tàu - Phan Thiết, quần đảo Côn Sơn.
Thời kỳ gió mùa tây nam, cá phân tán, mật độ cá trong toàn vùng giảm, không có
những khu vực tập trung lớn và có xu hướng ra xa bờ. Các khu vực đẻ trứng gần bờ,
số lượng đàn cá tăng lên, có nhiều đàn lớn, có lúc di chuyển nổi lên tầng mặt. Sản
lượng cá đáy vùng gần bờ phía Tây Nam bộ nhìn chung cao hơn vùng biển phía Đông
Nam bộ. Bờ phía đông, sản lượng khai thác vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc cao hơn
thời kỳ gió mùa Tây Nam, còn ở bờ phía Tây thì ngược lại (Nguyễn Văn Kháng, Bùi
Văn Tùng 2003) [16].

Trong các hoạt động khai thác hải sản, vấn đề nắm vững đặc điểm của các ngư
trường và sự xuất hiện của các loài hải sản theo mùa vụ đã trở thành một trong những
yếu tố quan trọng có tính quyết định đến việc nâng cao năng suất khai thác của nghề
cá hiện nay. Ở vùng biển Việt Nam, đặc biệt là vùng biển phía Bắc (Vịnh Bắc Bộ) tình
1
hình thời tiết phân mùa rõ rệt vì vậy tính chất vật lý, hóa học và nguồn lợi hải sản của
từng vùng nước cũng mang tính mùa vụ tạo thành các ngư trường khác nhau trong
năm. Vào mùa xuân đa số các loài cá có xu hướng di cư vào vùng nước nóng gần bờ
và ven đảo, nơi có nhiệt độ và cấu trúc địa chất thích hợp để tiến hành sinh sản. Vì vậy
mùa này phần lớn cá phân tán vào bãi đẻ làm cho năng suất giảm. Thời gian từ tháng
4-6 cũng là thời gian phải hạn chế hoặc cấm các phương tiện khai thác ở các bãi đẻ.
Vào mùa hè một số loài vẫn tiến hành sinh sản, một số loài đã kết thúc giai đoạn đẻ rộ.
Các loài cá nhỏ còn phân bố ở vùng gần bờ, các loài lớn di chuyển dần ra các vùng
nước sâu tập trung kiếm mồi tạo ra các ngư trường với diện tích rộng và mật độ tương
đối cao. Đây là thời gian các loại nghề khai thác hải sản hoạt động thuận lợi. Vào mùa
thu và đông, do ảnh hưởng của khí hậu lục địa, nhiệt độ vùng nước gần bờ giảm thấp,
các loài cá trưởng thành di chuyển ra các vùng nước sâu có nhiệt độ cao hơn, kết hợp
với cá lớn nhỏ hỗn hợp, tập trung kiếm mồi với mật độ cao tạo thành những bãi cá xa
bờ. Nguồn lợi tôm cá có ở cả hai mùa mưa, nắng. Nơi tập trung của các loài tôm he ở
vùng ven bờ độ sâu dưới 30m, ở Vịnh Bắc Bộ từ Quảng Ninh đến Nghệ An – Hà Tĩnh
với một số khu vực trọng điểm là: Bãi tôm Mỹ Miều, Cát Bà – Ba Lạt, Hòn Nẹ - Lạch
Ghép, Lạch Bạng – Lạch Quèn. Vùng biển miền Trung nơi có độ sâu dưới 50m, trong
cả hai mùa mưa nắng đều là nơi tập trung của tôm he. Tuy nhiên nơi có độ sâu trên
50m, mùa nắng tôm vỗ tập trung về đây khá nhiều, còn mùa mưa sản lượng giảm đi rõ
rệt. Ở vùng biển Đông và Tây Nam bộ với độ sâu dưới 30m, trong cả hai mùa mưa
nắng trữ lượng tôm he và tôm vỗ tương đối cao với một số khu vực trọng điểm như:
cửa Cung Hầu, cửa An Định, Anh Đông – Nam Du (Kiên Giang), tây bắc Hòn Chuối
(Cà Mau). Nguồn lợi mực: mùa vụ khai thác ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ và vùng biển
gần bờ Miền Trung chủ yếu là vụ nam (tháng 4-9). Ở vùng biển Đông và Tây Nam Bộ
mùa vụ khai thác mực chủ yếu từ tháng 1-2 (ở xa bờ) và từ tháng 4-9 (ở độ sâu gần
bờ) (http://www.vishipel.com.vn, ngày 28/05/2017) [29].

1.1.2 Tình hình nghiên cứu của các nước trên thế giới

Trong hệ thống tiến hóa tự nhiên, cá là nhóm động vật có vị trí thấp nhất trong
ngành động vật có xương sống (Vertebrata). Việc phân chia và sắp xếp các đơn vị
phân loại nhóm cá đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Theo hệ thống phân loại này, động
vật có xương sống được chia thành 13 lớp (class), trong đó nhóm cá bao gồm 8 lớp và
lớp cá miệng thật (class Teleostomi) là lớp cuối cùng trong hệ thống phân loại. Tuy
nhiên còn nhiều chỗ chưa hợp lý, nhưng trước năm 1970, hệ thống phân loại của Berg
(1971) [1] đã được thừa nhận và sử dụng rộng rãi trong các nước xã hội chủ nghĩa.
Vào những năm giữa thế kỷ XX, nhờ sự tiến bộ nhanh chóng về kỹ thuật và công
nghệ, công tác nghiên cứu phân loại động vật, trong đó có phân loại cá, đã đạt được
những thành tựu mới quan trọng. Được coi là hiện đại và có cơ sở khoa học vững chắc
hơn phải kể đến công trình của Rass và Lindberg (1971) [23]. Dựa vào kết quả nghiên
cứu những đặc điểm riêng biệt về hình thái cấu tạo và phương thức phát triển của
2
trứng, hình dạng cấu tạo của hệ xương và nội tạng trong quá trình sinh trưởng cá thể
của loài, Rass và Lindberg đã công bố tài liệu “Những khái niệm hiện đại về hệ thống
tự nhiên của cá hiện sống”. Hệ thống phân loại này được nhiều nhà ngư loại học trên
thế giới và Việt Nam thừa nhận và sử dụng rộng rãi. Theo hệ thống phân loại của Rass
và Lindberg, toàn bộ cá hiện sống được chia thành 2 lớp: lớp cá xương sụn – Class
Chonndrichthyes và lớp cá xương thật – Class Osteichthyes. Lớp cá xương thật được
chia thành 2 phân lớp: phân lớp cá Vây thịt – subclass Sarcopterygii và phân lớp cá
Vây tia – subclass Actinopterygii. Phân lớp cá vây tia bao hàm toàn bộ xương thật có
các vây được cấu tạo bởi những tia vây xương và màng vây. Phân lớp này chia thành
36 bộ (order). Bộ cá Vược Perciformes là bộ lớn nhất trong phân lớp cá vây tia, có tới
20 phân bộ (suborder), trong đó phân bộ cá Vược Percoidei có 68 họ (Famyli). Các họ
Serranidae, Therapondae và Haemulidae thuộc phân bộ này.

Ngoài ra Chevey (1934) [3] và Fourmanoir (1965) [4] cũng có nghiên cứu
thành phần một số họ cá Đông Dương, nhưng còn ở mức sơ lược về bộ, họ mà chưa
phân giống loài chi tiết. Theo kết quả nghiên cứu Randall và Lim (2000) [22] đã thống
kê và cập nhật danh mục thành phần loài cá ở Biển Đông của nhiều công trình nghiên
cứu, tác giả đã ghi nhận 126 loài, thuộc 29 giống của họ cá Mú. Nhưng theo Shao
(2014) [25] đã ghi nhận danh mục thành phần loài họ cá Mú ở Biển Đông gồm 121
loài, thuộc 31 giống.

1.1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước

Đến nay trên thế giới và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã có nhiều công
trình nghiên cứu về phân loại cá biển trong đó có các họ cá Song, cá Căng, cá Trác và
cá Sạo. Đối với vùng biển Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước
nghiên cứu từ những năm đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, hầu hết những công trình này
còn ở mức lẻ tẻ, không đầy đủ và phần lớn chỉ là định loại để thành lập danh sách loài
trong từng khu vực. Nghiên cứu của Orsi (1974) [20] đã thành lập được danh sách cá
biển và cá nước ngọt toàn Việt Nam bao gồm 1458 loài, trong đó có 77 loài thuộc 4 họ
cá trên. Gần đây, Nguyễn Nhật Thi (1991) [14] đã nghiên cứu phân loại 15 họ cá biển
có ý nghĩa kinh tế quan trọng nhất ở vịnh Bắc Bộ, trong đó có 4 họ cá Song, cá Căng,
cá Trác và cá Sạo bao gồm 52 loài, 22 giống. Đối với mỗi họ, tác giả đã giới thiệu
những đặc trưng cơ bản bề hình thái chung của chúng, lập khóa định loại các phân họ
và mô tả đặc trưng hình thái của phân họ. Từ mỗi phân họ, lập khóa định loại cho
giống, mô tả giống và lập khóa định loại loài thuộc mỗi giống. Đối với mỗi loài được
giới thiệu đầy đủ những thông tin cần thiết như: tên Việt Nam, tên khoa học, tên đồng
vật (Synonym), mô tả tỉ mỉ các đặc trưng hình thái, màu sắc, phân bố thế giới và trong
vịnh Bắc Bộ, kích thước mẫu vật mô tả và cuối cùng là hình vẽ từ mẫu hoàn chỉnh của
loài. Có thể coi đây là tài phân loại hoàn chỉnh đầu tiên về 4 họ cá này ở vịnh Bắc Bộ.
Cùng với các họ cá kinh tế khác trong sách, tập “Cá biển Việt Nam – Cá Xương Vịnh
3
Bắc Bộ” đã có tác dụng tham khảo tốt cho cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và thực tiễn
sản xuất nghề cá biển nước ta.

Về nguồn lợi cá, ở biển Việt Nam xác định được 2.036 loài, có khoảng 130 loài
cá có ý nghĩa kinh tế. Số loài cá đáy và gần đáy (70,1%) chiếm ưu thế so với cá nổi
(29,9%). Số loài mang tính chất sinh thái gần bờ (67,8%), nhiều hơn so với số loài
mang tính chất đại dương (32,2%). Về thành phần và nguồn gốc khu hệ cá biển Việt
Nam rất gần so với các vùng lân cận có nguồn gốc xuất phát từ quần đảo Malaysia,
đây là khu vực nhiều loài nhất của biển thế giới (Bùi Đình Chung và ctv., 2001) [2].
Nguyễn Nhật Thi (2008) [15] đã biên soạn tập “Cá biển Việt Nam” về 100 loài, 27
giống thuộc một số họ cá kinh tế quan trọng trong bộ cá Vược Perciformes, trong đó
92 loài có mẫu vật và tư liệu được giới thiệu chi tiết, 8 loài còn thiếu tư liệu và mẫu
vật. Trong tài liệu đã mô tả chi tiết về hình thái, có những những tin mới cập nhật về
phân bố, sinh sản, sinh thái và giá trinh kinh tế đối với mỗi loài trong phạm vi toàn
vùng biển Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Viết Nghĩa (2014) [19] điều tra nguồn
lợi hải sản ở biển Việt Nam bằng nghề lưới rê, câu vàng, lưới kéo đáy và kéo tầng
trung trong giai đoạn 2011-2013 đã thống kê được 911 loài hải sản, thuộc 462 giống
nằm trong 191 họ. Trong đó, nhóm cá đáy có số lượng loài phong phú nhất (351 loài),
sau đó đến cá rạn (224 loài) và cá nổi (168 loài). Kết quả điều tra cũng cho thấy số
lượng loài cá bắt gặp ở gió mùa Đông Bắc nhiều hơn gió mùa Tây Nam. Vùng biển
Đông Nam bộ có số lượng loài nhiều nhất với 629 loài thuộc 321 giống, 148 họ. Mùa
gió Đông Bắc bắt gặp 419 loài, gió mùa Tây Nam chỉ bắt gặp 129 loài. Các loài chiếm
tỉ lệ cao trong sản lượng khai thác ở vịnh Bắc bộ là cá nục sồ, cá bánh đường, cá sơn
sáng, cá sòng nhật; ở vùng biển Trung bộ là cá nục sồ, cá hố, cá úc, cá mối và cá miễn
sành; ở vùng biển Đông Nam bộ là cá mối hoa, cá mối vạch, cá nục sồ, cá trác ngắn,
cá phèn khoai, cá lượng nhật, cá sạo, cá mối thường; ở vùng biển Tây Nam bộ, vào
mùa Đông Bắc là các loài cá nóc, cá liệt, cá đù đầu to, cá phèn khoai, vào gió mùa Tây
Nam là cá sòng cộ, cá nóc, cá liệt. Một kết quả khảo sát gần đây nhất của Viện Nghiên
cứu hải sản, Viện đã thực hiện các chuyến điều tra trong giai đoạn 2011 - 2015, đánh
giá các nhóm nguồn lợi hải sản chủ yếu. Đối với nhóm cá nổi lớn, phạm vi điều tra là
toàn bộ vùng biển xa bờ miền Trung và Đông Nam Bộ; nhóm cá nổi nhỏ có phạm vi
điều tra là toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế ở Vịnh Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam
Bộ. Nhóm hải sản tầng đáy (cá đáy, tôm, cua ghẹ, mực, bạch tuộc) có phạm vi điều tra
từ đường đẳng sâu 180m trở vào và nhóm cá sống trong vùng rạn san hô được điều tra
tại 19 đảo ở vùng biển Việt Nam. Kết quả điều tra cho thấy, có tổng số 1.081 loài hải
sản trên toàn vùng biển, gồm 881 loài cá; 115 loài giáp xác; 41 loài động vật chân đầu
và 44 loài thuộc nhóm khác. Các loài có giá trị kinh tế cao chiếm ưu thế trong sản
lượng các chuyến điều tra ở vùng biển Vịnh Bắc bộ bao gồm cá nục sồ, cá sòng Nhật,
cá ngân, mực ống, cá bánh đường, cá mối thường và cá mối vạch. Vùng biển Trung
Bộ và giữa biển Đông gồm các loại cá nục sồ, cá hố, cá úc, cá bánh đường, cá mối

4
thường, cá mối vạch, cá ngừ vằn, cá vền, cá ngừ chù, cá ngừ ồ, cá ngừ chấm, cá ngừ
bò, cá thu ngàng, cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, cá nục heo và mực đại dương. Vùng
biển Đông Nam Bộ có cá mối hoa, cá mối thường, cá mối vạch, cá trác ngắn, cá phèn
khoai, cá nục sồ, mực ống, mực nang, cá ngát, cá sạo, cá lượng và cá bạc má. Vùng
biển Tây Nam Bộ gồm có cá bạc má, cá ba thú, cá nục sồ, cá cơm, cá đù đầu to, cá
phèn khoai, mực nang, mực ống, tôm đất, cá sòng gió và mực lá. Kết quả điều tra cũng
cho thấy hầu hết các loài hải sản ở biển Việt Nam sinh sản rải rác quanh năm, tập
trung vào mùa sinh sản chính từ tháng 3 – 5 và mùa phụ từ tháng 7 – 8 (Hà Kiều,
2016) [5].

Trong những năm qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài
cá ở các khu vực khác nhau dọc theo bờ biển Việt Nam. Nghiên cứu về Đồng bằng
sông Cửu Long, trong nghiên cứu Trần Đắc Định và ctv. (2013) [28] thu thập và phân
loại được 332 loài cá nước ngọt là lợ mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là
một nghiên cứu cung cấp thêm nguồn tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu các
loài cá vùng này Một nghiên cứu về thành phần loài cá phân bố vùng ven biển Sóc
Trăng - Bạc Liêu năm 2008 đã phát hiện 239 loài cá thuộc 146 giống, 68 họ, 18 bộ. Bộ
cá Vược (Perciformes) với 126 loài (chiếm 52,72%); Bộ cá Trích (Clupeiformes) 27
loài (11,29%); Bộ cá Bơn (Pleuronectiformes) 18 loài (7,53%); Bộ cá Mù làn
(Scorpaeniformes) 12 loài (5,02%); Bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) 12 loài (5,02%);
Bộ cá Đối (Mugiliformes) 9 loài (3,76%); Bộ cá Chình (Anguilliformes) 8 loài
(3,35%); Bộ cá Nheo (Siluriformes) 8 loài (3,35%); Các Bộ cá còn lại có từ 1 đến 6
loài (<2,51%). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu đã thu được 60 loài có giá trị kinh tế và 3
loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2000) [24] (Mai Viết Văn và ctv., 2010) [10]. Ở
vùng biển Tây Nam Bộ đã xác định được 479 loài thuộc 204 giống của 99 họ cá khác
nhau và 22 bộ. Khu hệ cá ở vùng biển tây Nam Bộ mang tính chất nhiệt đới khá rõ, số
lượng loài phong phú nhưng sản lượng và chất lượng không cao. Trong thành phần cá
đánh bắt được thì giống cá liệt (Leiognathus) chiếm 18,53%, trong đó Leiognathus
bindus chiếm tới 8,72%; cá đù bạc (Argyrosomus argentatus) – 9,30%; Cá nóc
(Lagocephalus sceleratus) 7,73%; Cá hố (Trichiurus haumella) - 6,06%; cá sòng gió
(Megalaspis cordyla) - 3,90%; cá bơn cát (Cynoglossus sp.) - 3,23 %; cá phèn 2 sọc
(Upeneus sulphureus) - 2,24 %; cá căng sọc thẳng (Therapon theraps) - 2,20 %; cá mối
thường (Saurida tumbil) - 1,84 %; cá mối vạch (Saurida undosquamis) - 1,53 %; ngoài
ra còn các loài cá khác chiếm dưới 1 %. Nguồn lợi cá tầng trên sống ven bờ có kích
thước nhỏ, ít di cư xa. Trong nhóm này các loài cá có sản lượng cao là: cá mòi, cá
trích, cá cơm, cá lẹp. cá khế. Loại sống xa bờ có kích thước lớn và thường di cư xa
như: cá thu, ngừ thường xuất hiện khá thường xuyên ở khu vực bên trong vịnh vào
mùa nắng và cửa vịnh vào mùa mưa. Loài cá ngừ chấm (Euthynnus affinis có sản
lượng cao, sau đó đến cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis), cá bạc má (Rastrelliger
kanagurta) là loài cá tầng trên quan trọng và thường có sản lượng cao vào mùa nắng.

5
Cá tầng đáy có giá trị kinh tế ở vùng biển tây Nam Bộ bao gồm đại diện các giống cá
hồng (Lutjanus), cá lượng (Nemipterus), cá song (Epinephelus), cá lượng đá
(Scolopsis), cá mối (Saurida), cá trác (Priacanthus), cá nhồng (Sphyraena), cá sạo
(Pomadasys) (Phạm Thược, 2001) [21].

Tùy theo điều kiện địa lý, đặc điểm sinh thái riêng từng khu vực mà tính đa
dạng về thành phần loài khác biệt nhau. Thành phần loài cá rạn vùng biển ven bờ đảo
Lý Sơn, Quảng Ngãi (khu vực dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển) khá phong phú với
đã xác định được 162 loài cá rạn thuộc 92 giống, 48 họ, 12 bộ, trong đó họ cá Bàng
chài (Labridae) chiếm ưu thế với 21 loài. Cùng với phong phú về thành phần loài, chỉ
số đa dạng loài khu vực biển ven bờ đảo Lý Sơn khá cao, H' =1,46 ± 0,5247. Với chỉ
số đa dạng loài như trên, khu vực biển ven đảo Lý Sơn có chỉ số đa dạng loài cá cao
hơn vùng biển Hạ Long, Cù Lao Chàm, Cù Lao Cau,... (Võ Điều và ctv., 2012) [30].
Theo Nguyễn Văn Quân và ctv. (2014) [18] nghiên cứu về thành phần loài cá rạn san
hô ở các vùng biển các đảo ven bờ Việt Nam, thực hiện thông qua các đợt khảo sát
trong mùa mưa và mùa khô các năm 2010-2011. Vùng nghiên cứu có khu vực An
Thới: gồm các rạn san hô thuộc vùng đảo Phú Quốc (Hòn Thơm, Hoàn Rỏi, Hòn Dừa,
Hòn Dăm…) và Thổ Chu, huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Kết quả cho thấy, các
quần xã cá rạn san hô tại các điểm nghiên cứu có tính đa dạng cao về thành phần
giống loài với 616 loài, thuộc 451 giống, 118 họ. thuộc 226 giống, 79 họ. Trong tổng
số 616 loài được phát hiện, có 493 loài thuộc các họ cá san hô tiêu biểu, 9 loài cá quý
hiếm đã được xác định có tên trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 ở các cấp độ khác nhau.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Quân đã bổ sung 16 loài mới cho Danh mục cá
rạn san hô biển Việt Nam. Trong số này đã bổ sung 01 họ mới cho Danh mục cá biển
Việt Nam. Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn cho thấy, có bốn vùng rạn san hô Quảng
Ninh - Cát Bà, Cù Lao Chàm, Nha Trang, An Thới (Phú Quốc), Thổ Chu và Trường
Sa là các vùng phân bố tập trung của cá rạn san hô biển Việt Nam. Có 10 loài phân bố
rất rộng, có mặt trong tất cả các vùng biển từ Quảng Ninh đến Phú Quốc và Trường Sa
như: Plectropomus leopardus, Cephalopholis boenack, Parupeneus indicus, Abudefduf
sexfasciatus, A. vaigiensis, Halichoeres hortulanus, Chelmon rostratus, Labroides
dimidiatus, Scolopsis bilineatus, Sargocentron rubrum. Các khu vực rạn san hô như
Nam Yết, Thổ Chu, Côn Đảo, Phú Quốc (thuộc nhóm đảo xa bờ) có nguồn lợi tự
nhiên vẫn còn khá phong phú với mật độ cá thể bắt gặp lớn hơn so với các vùng rạn
ven bờ khác. Nghiên cứu của Võ Văn Quang và ctv. (2016) [31] ở đầm Thị Nại, vịnh
Quy Nhơn và đầm Cù Mông đã xác định thành phần loài cá mú giống có 7 loài là cá
mú chấm vạch (Epinephelus amblycephalus), cá song gió (E. awoara), cá song nâu (E.
bruneus), cá mú điểm gai (E. malabaricus), cá mú sáu sọc (E. sexfasciatus), cá mú mè
(E. coioides) và cá song (Epinephelus sp.); trong đó có ba loài cá song nâu (E.
bruneus), cá mú điểm gai (E. malabaricus) và cá mú mè (E. coioides) là những loài
được IUCN xếp ở mức nguy cấp bậc VU và NT.

6
Đối với một số đối tượng cụ thể, cũng có những công trình nghiên cứu, đánh
giá số lượng và thành phần từng loài. Một số nghiên cứu xác định thành phần loài của
bộ cá Trích Clupeiformes như: Danh mục cá biển và cá nước ngọt của Việt Nam đã
ghi nhận bộ cá Trích bao gồm 73 loài, 25 giống thuộc 9 họ (Orsi, 1974) [20]; danh
mục cá biển Việt Nam tập II đã ghi nhận thành phần loài của bộ cá nêu trên, bao gồm
54 loài, 17 giống và 3 họ (Nguyễn Hữu Phụng, 1994) [13]; Động vật chí Việt Nam tập
10: 70 loài, 26 giống, 3 họ (Nguyễn Hữu Phụng, 2001) [11]. Theo kết quả nghiên cứu
của Lê Thị Thu Thảo (2013) [7] đã tổng hợp một bảng danh sách thành phần loài của
Bộ cá Trích với 16 họ đang tồn tại, sau khi cập nhật tên khoa học các loài cá, chỉ còn 4
họ: Clupeidae, Engraulidae, Chirocentridae, Pristigasteridae, giảm 12 họ so với danh
sách đã công bố. Tổng hợp và đưa ra một bảng danh sách thành phần loài của bộ cá
Trích Clupeiformes thực có ở vùng biển Việt Nam gồm 95 loài thuộc 30 giống và 4
họ. Trong đó, 99 tên khoa học vẫn còn có giá trị hiện tại, cập nhật lại 113 tên khoa
học, 45 tên khoa học cập nhật lại tên tác giả, 9 tên khoa học cập nhật lại năm, 38 tên
khoa học (30 loài) chuyển sang các họ Clupeidae, Engraulidae, Pristigasteridae và 27
tên khoa học (9 loài) chuyển sang các bộ Osteoglossiformes, Elopiformes,
Albuliformes, Stomiiformes, Gonorhynchiformes, Osmeriformes. Đối với họ cá Mú,
cho đến nay, nhiều danh mục thành phần loài cá ở Việt Nam đã được công bố có đề
cập đến họ cá Mú như: Nguyễn Hữu Phụng và ctv. (1995) [12] trong “Danh mục cá
biển Việt Nam” có ghi nhận 48 loài, 18 giống cá Mú; Nguyễn Nhật Thi (2008) cũng
đã ghi nhận 60 loài, thuộc 14 giống thuộc họ này. Nhưng kết quả nghiên cứu của Lê
Thị Thu Thảo và ctv. (2011) [8] đã xác định danh mục thành phần loài họ cá Mú ở
vùng biển Việt Nam gồm 72 loài, thuộc 15 giống. Còn đối với học cá Móm, theo Lê
Thị Thu Thảo và ctv. (2012) [9] đã tổng hợp một bảng danh sách thành phần loài của 3
họ cá Móm Gerreidae, cá Lượng Nemipteridae và cá Căng Terapontidae thực có ở
vùng biển Việt Nam gồm 50 loài thuộc 10 giống. Trong đó, họ cá Móm gồm 11 loài, 2
giống; họ cá Lượng: 31 loài, 4 giống; họ cá Căng: 8 loài, 4 giống. Tên khoa học của 1
loài thuộc họ cá Móm Gerreidae là Pentapodus setosus (Valenciennes, 1830) cũng đã
được cập nhật bằng cách chuyển sang họ cá Lượng Nemipteridae.

Rạn san hô là một trong những quần cư quan trọng ở vùng biển nước nông của
quần đảo Phú Quốc. Kết quả khảo sát của Nguyễn Văn Long (2007) cho thấy các rạn
san hô phân bố chủ yếu quanh các vùng đảo thuộc cụm đảo phía nam quần đảo An
Thới và các đảo phía tây bắc. Vùng biển Hòn Thơm thuộc quần đảo An Thới là nơi
các rạn san hô phân bố chủ yếu và đây cũng là nơi tập trung nhiều san hô cứng
(Nguyễn Văn Long và ctv., 2006) [17]. Vì vậy, thành phần loài cá khu vực này chủ
yếu là những loài cá sinh sống ở rạn san hô. Các loài cá phổ biến cho vùng biển này
bao gồm cá Thia Pomacentridae, cá Bàng Chài Labridae, cá Mú Serranidae, cá Mó
Scaridae, cá Sơn Apogonidae, cá Dìa Siganidae, cá Đổng Nemipteridae, cá Hồng
Lutjanidae, cá Miền Caesionidae… Nhìn chung các rạn san hô nằm khu vực phía nam

7
An Thới có mật độ trung bình chung cao hơn so với các khu vực rạn san hô khác ở
vùng biển Phú Quốc (Thái Thành Lượm và ctv., 2012) [27]. Về cơ cấu loại nghề khai
thác thủy hải sản ở Phú Quốc, số liệu thống kê cho thấy có 7 loại nghề khai thác chính
bao gồm: lưới vây. Lưới rút ba thưa, lưới thưng, mành đèn, cào, câu, lưới ghẹ. Ngoài
ra còn có các loại nghề khác theo mùa vụ như lưới cước nổi và đáy, bẫy mực nang,
bạch tuộc, lặn…(Số liệu thống kê Phú Quốc, 2010) [26].

1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Phú Quốc là đảo lớn nhất của Việt Nam và cụm đảo Nam An Thới bao gồm 18
hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, được đánh giá là khu vực có nguồn tài nguyên biển phong
phú và có một vai trò quan trọng đối với đời sống cư dân địa phương. Trong đó, Hòn
Thơm là đảo lớn nhất trong 18 hòn đảo của quần đảo An Thới. Nơi đây được đánh giá
cao về đa dạng sinh học, là khu vực có những rạn san hô lớn sinh sống, các rạn san hô
ở đây là nơi cư trú và cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho các loài cá sống ở rạn. Hiện
nay các hoạt động kinh tế diễn ra khá rầm rộ ở Phú Quốc và sự phát triển mạnh của
các hoạt động kinh tế vùng ven bờ đã và đang gây ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát
triển của các hệ sinh thái như rạn san hô, thảm cỏ biển, nguồn lợi sinh vật và chất
lượng môi trường vùng ven bờ Phú Quốc. Hơn nữa, xã đảo Hòn Thơm đang được đầu
tư xây dựng trở thành khu vui chơi giải trí lớn, phát triển mạnh về các dịch vụ du lịch.
Ngoài ra, vùng này đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ lớn do các rạn san hô đã bị
hủy hoại khá nhiều do khai thác thủy sản. Một kết quả nghiên cứu trước đây về đa
dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật rạn san hô vùng biển Phú Quốc đã cho thấy có
152 loài thuộc 71 giống và 31 họ cá rạn san hô đã được ghi nhận tại vùng biển Phú
Quốc, trong đó các họ cá Thia Pomacentridae, cá Bàng Chài Labridae, cá Mú
Serranidae, cá Mó Scaridae, cá Sơn Apogonidae, cá Dìa Siganidae, cá Đổng
Nemipteridae, cá Hồng Lutjanidae, cá Miền Caesionidae có thành phần loài phong phú
nhất (Nguyễn Văn Long và ctv., 2007) [17]. Tuy nhiên trước những tác động như trên,
trong tương lai, sự đa dạng về môi trường và nguồn lợi sinh vật biển nơi đây sẽ bị ảnh
hưởng đáng kể, đặc biệt là nguồn lợi cá biển nơi đây sẽ bị suy giảm. Do đó, chúng tôi
đề xuất đề tài “Khảo sát thành phần loài cá phân bố theo mùa tại vùng biển Hòn
Thơm, đảo Phú Quốc” nhằm đánh giá số loài hiện đang tồn tại để có biện pháp khai
thác và sử dụng hợp lý, duy trì được nguồn lợi thủy sản của vùng này.

1.3 Tình trạng đề tài (check vào ô tương ứng):

x Mới Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả

Kế tiếp nghiên cứu của người khác

1.4 Mục tiêu của đề tài:

8
1.4.1 Mục tiêu chung:

Xác định và đánh giá thành phần loài cá phân bố theo mùa tại vùng biển Hòn
Thơm, Phú Quốc. Qua đó, có thể định hướng bảo tồn và khai thác hợp lý các loài có
giá trị.

1.4.2 Mục tiêu cụ thể:

 Khảo sát thành phần loài cá phân bố theo mùa tại Hòn Thơm;

 Xây dựng một số mẫu vật cá tiêu biểu cho khu vực nghiên cứu.

 Đánh giá sự đa dạng về loài cá theo mùa trong khu vực nghiên cứu;

1.5 Nội dung nghiên cứu của đề tài:

Nội dung 1: Khảo sát, thu mẫu thành phần loài cá mùa mưa và mùa khô trong khu vực
nghiên cứu;

- Tiến hành khảo sát và thu mẫu cá 4 đợt vào 2 mùa: mùa khô (tháng 4 và tháng
12/ 2018) và mùa mưa (tháng 7 và tháng 9/ 2018).

- Thu mẫu phía Đông và Tây của đảo Hòn Thơm tại 2 điểm đã đánh dấu trên
bản đồ (Hình 1). Ghi nhận tất cả các loài cá đã khảo sát và thu mẫu được tại mỗi điểm
và mỗi đợt bằng hình ảnh chụp lại và ghi chép vào sổ thu mẫu.

- Chọn lọc 10 mẫu làm tiêu bản lưu giữ, bảo quản và trưng bày tại Viện Khoa
học và Bảo tồn sinh vật học biển-đảo. Các mẫu này sẽ được trữ lạnh tại nơi thu mẫu.
Sau đó, đem về phòng thí nghiệm của Viện Khoa học và Bảo tồn biển-đảo xử lý, cố
định và xác định tên loài.

Nội dung 2: Xây dựng một số bộ mẫu vật tiêu biểu đại diện cho vùng biển nghiên cứu
(10 mẫu cá tiêu biểu nhất);
- Xử lý mẫu
 Làm sạch mẫu
 Chụp hình mẫu
 Cố định mẫu cá
 Xây dựng bộ mẫu và bảo quản mẫu lâu dài

- Phân loại và xác định tên


 Phân tích các chỉ tiêu hình thái

9
 Giám định tên khoa học của loài

- Lưu trữ và bảo quản một số mẫu đại diện cho vùng biển này: sắp xếp mẫu
theo thứ tự kích cỡ bình hoặc theo họ, giống, bảo quản mẫu nơi thoáng mát. Mẫu được
lưu giữ ở Viện Khoa học và Bảo tồn sinh vật học biển – đảo tại Phú Quốc.

Nội dung 3: Đánh giá sự đa dạng về loài cá theo mùa trong khu vực nghiên cứu;

So sánh số lượng thành phần loài cá xuất hiện giữa mùa mưa và mùa khô.

So sánh với các công trình nghiên cứu trước đó hoặc các báo cáo về công tác
quản lý của cơ quan chuyên môn (nếu có).

1.6 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

1.6.1 Cách tiếp cận:


- Tiếp cận ngư dân, ghe đánh bắt
- Tiếp cận các tài liệu phân loại

1.6.2 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

1.6.2.1 Khảo sát và thu mẫu:


Thời gian và địa điểm thu mẫu: Tiến hành các đợt khảo sát và thu mẫu tại
khu vực biển Hòn Thơm, Phú Quốc.

- Tháng 4 và 12/2018: đại diện cho mùa khô

- Tháng 7 và 9/2018: đại diện cho mùa mưa.


Vị trí khảo sát và thu mẫu được thể hiện qua 2 điểm đánh dấu trên bản đồ (Hình
1).

10
1
2

Hình 1. Sơ đồ vị trí thu mẫu


(Nguồn: https://www.google.com/maps, ngày 16/09/2017)

Yêu cầu chọn mẫu: Mẫu tiêu biểu, đại diện và còn tươi, sống, nguyên vẹn,

không bị mất các bộ phận và màu sắc đẹp.

Cách thu mẫu: Mẫu vật sẽ được thu trực tiếp cùng với ngư dân ở vùng ven
biển Hòn Thơm, Phú Quốc bằng các loại ngư cụ lưới cào, lưới vây, lưới thưng và nghề
câu. Các thông tin về môi trường sống, mùa sinh sản, thức ăn, sản lượng cá được thu
thập thông qua việc ghi chép tình hình thực tế. Phương pháp thu mẫu còn có sự tham
gia của cộng đồng PR (Participatory Research): Các cộng tác viên là người dân trong
vùng được chọn, hướng dẫn các phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu. Cộng tác
11
viên sẽ thu thập các mẫu bổ sung cho bộ sưu tập mẫu trong hoạt động đánh bắt hàng
ngày trong vùng.

- Dùng túi nylon, chai lọ, dây buộc, nhãn, bút chì ghi nhãn và sổ ghi chép
- Ghi nhận đặc điểm môi trường nơi thu mẫu: chất đáy, độ sâu, tọa độ,...
Bảo quản mẫu mới thu được: Mẫu sẽ được trữ lạnh hoặc định hình trong
dung dịch formalin 5-10% ngay sau khi thu được, sau đó đưa về phòng thí nghiệm
tách nhóm, phân loại và xác định tên.
1.6.2.2 Đánh giá đa dạng thành phần loài
Để đánh giá đa dạng thành phần loài giữa mùa mưa và mùa khô tại khu vực
nghiên cứu, chúng tôi sẽ dùng phương pháp liệt kê, căn cứ vào sự xuất hiện của các
loài chúng tôi ghi nhận qua khảo sát và thu mẫu được. Từ kết quả thu được tiến hành
so sánh về sự đa dạng của các loài cá ở Hòn Thơm, Phú Quốc giữa 2 mùa (mùa khô và
mùa mưa) và so sánh với các công trình nghiên cứu trước đó (nếu có).
1.6.2.3 Xử lý mẫu và bảo quản mẫu:
- Làm sạch mẫu: Rửa mẫu cho hết vết bẩn và các vật bám trên thân mẫu.
- Chụp hình mẫu: Chọn nền: thông thường chọn màu trắng (mốp cố định
mẫu). Dựng các vây cá lên, dùng đinh nghim cái vay cá lên cho căn (chú ý kéo nhẹ tay
để khỏi đứt vây) sau đó dùng cọ tẩm formol 40% cho vào vây cá khoảng 2 phút. Đối
với vây chẵn thì chỉ cần làm 1 bên, còn bên kia để dẹp xuống cho dễ chụp. Ngoài ra
còn dùng cọ tẩm formol 40% xoa lên thân cá để cho cá thẳng, cứng cho dễ chụp. Nếu
chưa có điều kiện chụp ảnh ngay thì phải bảo quản trong nước đá để cho cá tươi và giữ
được màu sắc.
- Cố định mẫu cá: Sau khi chụp hình xong, tiến hành cố định mẫu: cho cá vào
ngâm bảo quản trong dung dịch formol 10%. Đối với các cá thể loài cá có kích thước
lớn thì tiêm formol 40% vào cơ và ruột. Sau khoảng 1-2 ngày (thời gian này sẽ lâu
hơn theo kích thước mẫu) chúng ta có thể lấy mẫu ra rửa sạch bằng nước cất và sau đó
cho vào bình thủy tinh chứa dung dịch cồn 700 hoặc formol 5 – 7% để bảo quản lâu
dài.
- Xây dựng bộ mẫu và bảo quản mẫu lâu dài
Sau khi cố định xong khoảng 1-2 ngày chúng ta tiến hành vớt mẫu ra rửa sạch
bằng cồn 300 hoặc nước cất sau đó cho mỗi loài vào một bình thủy tinh (bocal) có kích
thước phù hợp với mẫu.
Cho dung dịch dịch formol từ 5-7%, hoặc cồn 700 vào cho vừa ngập mẫu. Đậy
nắp, đốt và nhỏ parafil vào khe hở giữa nắp và bình để ngăn cản dung dịch ngâm mẫu
bốc hơi.
Lập danh lục mẫu: sắp xếp theo phân loại
Làm nhãn cho mẫu: làm nhãn mẫu với các thông tin
 Tên họ
 Tên khoa học

12
 Tên tiếng Việt
 Địa điểm lấy mẫu
 Ngày lấy mẫu
 Người lấy mẫu
 Trưng bày mẫu: sắp xếp mẫu theo thứ tự kích cỡ bình hoặc theo họ, giống,
đảm bảo thẩm mĩ và dễ tham quan, học tập. Bảo quản mẫu nơi thoáng mát, thường
xuyên quan sát nếu thấy nước bị đục thì cần thay dung dịch ngâm. Mẫu được lưu giữ ở
Viện Khoa học và Bảo tồn sinh vật học biển – đảo tại Phú Quốc.
1.6.2.4 Phương pháp phân loại cá

a. Phân tích các chỉ tiêu hình thái

 Đo các chỉ tiêu hình thái (mm) và cân trọng lượng (g) cơ thể cá

Hình 2. Các chỉ số đo trong phân loại cá


(Nguồn: https://websrv1.ctu.edu.vn, ngày 27/06/2017)

Chú thích:
AG Chiều dài toàn thân cd Chiều cao cán đuôi
AH Chiều dài fork a’g Chiều dài gốc vây lưng
AE Chiều dài thân (chuẩn) hi Chiều dài gốc vây hậu môn
AB Chiều dài mõm kl Chiều dài vây ngực
AD Chiều dài đầu mn Chiều dài vây bụng
BC Đường kính mắt ef Chiều dài xương hàm trên
EG Chiều dài vây đuôi OO Khoảng cách giữa 2 ổ mắt
ĐF Chiều dài cán đuôi ab Chiều cao thân

13
 Đếm một số chỉ tiêu

Hình 3. Các chỉ số đếm trong phân loại cá


(Nguồn: https://www.google.com.vn, ngày 27/06/2017)
D (Dorsal) Số lượng tia và gai vây lưng
V (Ventral) Số lượng tia và gai vây bụng
A (Anal) Số lượng tia và gai vây hậu môn
P (Pelvic) Số lượng tia và gai vây ngực
C (Caudal) Số lượng tia và gai vây đuôi
Số gai cứng của các vây ký hiệu bằng số La Mã, tia đơn không hoá xương và
các tia vây phân nhánh ký hiệu bằng chữ số Ả Rập cách nhau bởi dấu phẩy.
b. Giám định tên khoa học của loài

Định loại các loài cá theo phương pháp so sánh hình thái, dựa vào khóa định
loại của Nguyễn Hữu Phụng (1995, 2001) [12] [11], Nguyễn Nhật Thi (1991, 2008)
[14] [15], Ken Schultz (2003) [6].
Hệ thống phân loại được xếp theo T.S. Rass và G.U. Lindberg (1971) [23] và
tài liệu chuẩn hóa của FAO (1998).
Ngoài ra việc định danh tên khoa học của mẫu vật về phân loại học và các
thông tin về vị trí của mẫu vật còn dựa trên cơ sở dữ liệu của các trang web như
Fishbase online (2017); marinespecies.org online (2017); và calacademy.org online
(2017).
1.6.2.5 Phương pháp xử lý số liệu

- Toàn bộ số liệu thu thập được sẽ nhập vào bảng tính Excel để tính toán các
thông số trung bình, độ lệch chuẩn và vẽ đồ thị.
14
- Xử lý ảnh mẫu bằng phần mềm Photoshop.
II. Kế hoạch triển khai thực hiện:

Dự kiến
Các nội dung, công việc chủ Thời gian Cá nhân,
Kết quả
TT yếu cần được thực hiện; các (bắt đầu, tổ chức
phải đạt
mốc đánh giá chủ yếu kết thúc) thực hiện* kinh

phí

1 Nội dung 1: Khảo sát, thu 4,12/2021 Hoàng Thị 7 triệu


mẫu thành phần loài cá mùa Minh Thư
7,9/2021
mưa và mùa khô trong khu
vực nghiên cứu

Công việc 1: Khảo sát các Thu thập đủ


loài cá phân bố tại vùng số liệu về đối
nghiên cứu tượng nghiên
cứu

Công việc 2: Thu mẫu cá Mẫu đảm bảo


vùng biển Hòn Thơm chất lượng

2 Nội dung 2: Xây dựng một 4-12/2021 Hoàng Thị 21,747


số bộ mẫu vật tiêu biểu Minh Thư triệu

Công việc 1: Xử lý mẫu Đúng quy


trình

Công việc 2: Phân loại và xác Theo phân


định tên loại, tên phân
loại chính xác

Công việc 3: Lưu trữ và bảo Mẫu đảm bảo


quản một số mẫu đại diện cho tính mỹ quan
vùng biển này

3 Nội dung 3: Đánh giá sự đa 10, Hoàng Thị 1 triệu


dạng về loài cá theo mùa 11/2021 Minh Thư
trong khu vực nghiên cứu

15
So sánh số lượng loài cá thu Đánh giá sự
được giữa mùa mưa và mùa khác biệt giữa
khô. hai mùa

* Chỉ ghi những cá nhân có tên tại Mục 1.8

III. SẢN PHẨM KH&CN VÀ TÁC ĐỘNG LỢI ÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Sản phẩm KH&CN chính của Đề tài và yêu cầu chất lượng cần đạt

3.1 Sản phẩm dạng I: Mẫu (model, maket); Sản phẩm (là hàng hoá, có thể được tiêu thụ
trên thị trường); Vật liệu; Thiết bị, máy móc; Dây chuyền công nghệ; Giống cây trồng;
Giống vật nuôi và các loại khác;

Mức chất lượng


Dự kiến
Mức chất lượng so với
Tên sản phẩm cụ thể và Đơn số lượng/
Số tiêu chuẩn trong và
chỉ tiêu chất lượng chủ vị Cần quy mô
ngoài nước
TT yếu của sản phẩm tính đạt sản phẩm
Trong tạo ra
Thế giới
nước

1 Bộ mẫu cá đại điện cho Tính 10 mẫu


vùng biển Hòn Thơm Phú thẩm
Quốc mỹ+
Tên
đầy đủ,
chính
xác

Mức chất lượng các sản phẩm dạng I: so với các sản phẩm tương tự trong nước và
nước ngoài

Bộ mẫu vật cá đầy đủ hệ thống phân loại, đảm bảo tính mỹ quan phục vụ nghiên cứu
khoa học và trưng bày.

3.2 Sản phẩm dạng II: Nguyên lý ứng dụng; Phương pháp; Tiêu chuẩn; Quy phạm; Phần
mềm máy tính; Bản vẽ thiết kế; Quy trình công nghệ; Sơ đồ, bản đồ; Số liệu, Cơ sở dữ liệu;
Báo cáo phân tích; Tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình,...); Đề án, qui hoạch;
Luận chứng kinh tế-kỹ thuật, Báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm khác

TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt Ghi chú

1 Báo cáo tổng kết Đạt kết quả

16
3.3 Sản phẩm dạng III: Bài báo; Sách chuyên khảo; và các sản phẩm khác

Số Yêu cầu khoa học cần Dự kiến nơi công bố


Tên sản phẩm Ghi chú
TT đạt (Tạp chí, Nhà xuất bản)

1 CD chứa dữ
Đầy đủ thông tin
liệu đề tài

3.4 Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

3.4.1 Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan

- Mô tả tóm tắt về hệ thống sinh vật biển thuộc nhóm cá phục vụ cho nghiên
cứu tiến hóa sinh vật.

- Tạo được bộ tiêu bản về ngành cá phân bố tại vùng biển đảo Phú Quốc, tỉnh
Kiên Giang.

- Nền tảng cho những nghiên cứu khoa học tiếp theo về nguồn lợi thủy sản và
môi trường biển.

3.4.2 Đối với kinh tế - xã hội và môi trường

Lưu trữ các giá trị, trưng bày, bảo tồn các loài sinh vật biển phân bố ở Việt
Nam và thế giới, góp phần nâng cao dân trí, ý thức giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên, môi
trường, nâng cao tự hào và quảng bá các giá trị thiên nhiên Việt Nam. Ngoài ra, đánh
giá được môi trường thông qua số lượng loài nghiên cứu.

17
VI. Tài liệu tham khảo

1. Berg, L. S. 1971. Classification of fishes both recent and fossil. Document


Reproduction Unit. Thai National Documentation Centre, Applied Scientific
Research Corporation of Thailand, 304 pages.

2. Bùi Đình Chung, Chu Tiến Vĩnh , Nguyễn Hữu Đức. 2001. “Nguồn lợi cá biển- cơ
sở phát triển của nghề cá biển Việt Nam”. Tuyển tập các công trình nghiên cứu
nghề cá biển. Tập II. Hà Nội : Nhà xuất bản nông nghiệp. Tr 199-210.

3. Chevey, P. 1932. Revision synonymique de L’Oeuvre Ichtyologique de Tirant G.


Saigon: Gouvernemet general de l’indochine, Note 7e.

4. Fourmanoir, P. 1965. List Complémentair des Poissons de Nha Trang.


Contribution : Paris, No, 84p.

5. Hà Kiều. 2016. Kết quả điều tra nguồn lợi thủy sản và định hướng khai thác thủy
sản trên các vùng biển Việt Nam. Tổng cục thủy sản. (Truy cập ngày
21/09/2017).

6. Ken Schultz, 2003. Ken Schultz'sField Guide to Saltwater Fish. Wiley, 1 edition.
284pp.

7. Lê Thị Thu Thảo và Võ Văn Quang. 2013. ‘Danh sách các loài thuộc bộ cá Trích
CLUPEIFORMES ở vùng biển Việt Nam’. Tạp chí Khoa học và Công nghệ
Biển; Tập 13, Số 4, trang 335-341.

8. Lê Thị Thu Thảo, Võ Văn Quang và Nguyễn Phi Uy Vũ. 2011. ‘Danh sách thành
phần loài họ cá mú Serranidae ở vùng biển Việt Nam’. Tuyển tập báo cáo Hội
nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc, lần thứ V. Quyển 4: Sinh học và
Nguồn lợi sinh vật. Hà Nội: Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Tr. 145-153.

9. Lê Thị Thu Thảo, Võ Văn Quang, Nguyễn Phi Uy Vũ. 2012. ‘Danh sách các loài cá
thuộc họ cá móm Gerreidae, cá lượng Nemipteridae và cá măng Terapontidae ở
vùng biển Việt Nam’. Tuyển tập nghiên cứu biển, XVIII, trang 119-126.

10. Mai Viết Văn, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Đắc Định và Hà Phước Hùng. 2010. ‘Đặc
điểm thành phần loài và tính chất khu hệ cá, tôm phân bố ở vùng ven biển Sóc
Trăng – Bạc Liêu’. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 15a, trang 232-240.

11. Nguyễn Hữu Phụng. 2001. Động vật chí Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Khoa học và Kỹ
thuật, Tập 10, 330 tr.

12. Nguyễn Hữu Phụng, Lê Trọng Phấn, Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Phi Đính, Đỗ Thị
Như Nhung, Nguyễn Văn Lục. 1995. Danh mục Cá biển Việt Nam. Hà Nội:
Nxb. KHKT, Tập III, 608 tr.

13. Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Nhật Thi. 1994. Danh mục Cá biển Việt Nam. Hà
Nội: Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Tập II, 270 tr.

18
14. Nguyễn Nhật Thi. 1991. Cá biển Việt Nam – Cá xương vịnh Bắc Bộ. Hà Nội: NXB
Khoa học và Kỹ thuật.

15. Nguyễn Nhật Thi. 2008. Cá biển Việt Nam. Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật.

16. Nguyễn Văn Kháng, Bùi Văn Tùng. 2003. ‘Nguồn lợi hải sản và ngư trường’.
Bách khoa thủy sản. Hội nghề cá Việt Nam.

17. Nguyễn Văn Long, Hoàng Xuân Bền, Phan Kim Hoàng, Nguyễn An Khang,
Nguyễn Xuân Hòa, Hứa Thái Tuyến. 2007. “Đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh
vật rạn san hô vùng biển Phú Quốc”. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Quốc gia
“Biển Đông-2007”. Nha Trang ngày 12-14/09/2007. Tr 291-306.

18. Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Đức Thế. 2014. ‘Thành phần loài rạn san hô vùng
biển Việt Nam’. Tạp chí Khoa họa – Công nghệ thủy sản, số 3, trang 90-95.

19. Nguyễn Viết Nghĩa, Vũ Việt Hà. 2014. “Đánh giá nguồn lợi hải sản biển Việt
Nam, giai đoạn 2011-2013”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chuyên đề nghiên cứu nghề cá biển tháng 9/2014. tr 14-24.

20. Orsi, James J. 1974. ‘A check list of the marineand freshwater fishes of Vietnam’.
Publications of the Seto marine biological laboratory. Vol. XXI. Publications:
Kyoto University. p. 153-177.

21. Phạm Thược. 2001. Đặc điểm tự nhiên và nguồn lợi sinh vật vùng biển giữa Vịnh
Thái Lan. Bộ Thủy Sản, Viện nghiên cứu hải sản – Tuyển tập các công trình
nghiên cứu nghề cá biển (tập II). Hà Nội: Nxb Nông nghiệp.

22. Randall, J. E. and Lim, K. P. 2000. ‘The Raffles Bulletin of Zoology’. Supplement.
No8, p. 569-667.

23. Rass, T.S. and Lindberg, G.U. 1971. ‘Những khái niệm hiện đại về hệ thống tự
nhiên của loài cá hiện sống’. Những vấn đề ngư loại học. Tập 11. Số 3 (68), tr.
380-407.

24. Sách đỏ Việt Nam. 2000. Phần Động Vật. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Volume 1. 408 Trang.

25. Shao, K. T. 2014. The Fish Datebase of Taiwan. www Web electronic publication.
http://fishdb.sinica.edu.tw, (truy cập ngày 24/05/2017).

26. Số liệu thống kê năm 2010 của Phòng Nông Lâm, Phòng Kinh tế huyện Phú Quốc.

27. Thái Thành Lượm, Nguyễn Xuân Niệm, Nguyễn Phong Vân, 2012. Tài nguyên và
môi trường biển trong khu bảo tồn biển Phú Quốc, 365 trang.

28. Trần Đắc Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng, Trần
Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu, Utsugi Kenzo. 2013. Mô tả định loại cá Đồng bằng
sông Cửu Long. NXB Đại học Cần Thơ. 174tr.

29. Trích dẫn nội dung: Các mùa vụ khai thác hải sản trong năm.
19
http://www.vishipel.com.vn/print.aspx?page=detail&id=7093 (truy cập
28/05/2017).

30. Võ Điều, Trần Xuân Giàu, Trần Thị Thúy Hằng. 2012. “Nghiên cứu khu hệ cá rạn
vùng biển ven đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”. Tạp chí Khoa học Đại học Huế.
Tập 71, số 2, trang 85-91

20

You might also like