You are on page 1of 6

Cá bông

lau
Xem kết quả: / 22
B? phi?u
Bình thường Tuyệt vời
cá nước ngọt
Viết bởi Thanh Nga
Thứ sáu, 22 Tháng hai 2008 23:00

Cá Bông Lau tên theo khoa học là Pangasius Krempfi. Chúng thuộc họ
cá da trơn (Pagasiidae). Bộ cá da trơn là một trong những bộ có số
lượng loài tương đối phong phú và sống chủ yếu ở nước ngọt. Trong bộ cá này có rất
nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao và được nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Họ
Pangasiidae có 26 loài thuộc 2 giống: giống Pangasius có 23 loài và giống
Helicophagus có 3 loài. Có một loài sống trong nước lợ, 2 loài sống ở biển.

Bảng phân loại :

Helicophagus leptorhynchus Helicophagus typus


Helicophagus waandersii Pangasianodon gigas
Pangasius bocourti Pangasius conchophilus
Pangasius djambal Pangasius elongatus
Pangasius humeralis Pangasius hypophthalmus
Pangasius kinabatanganensis Pangasius krempfi
Pangasius kunyit Pangasius larnaudii
Pangasius lithostoma Pangasius macronema
Pangasius mahakamensis Pangasius micronemus
Pangasius myanmar Pangasius nasutus
Pangasius nieuwenhuisii Pangasius pangasius
Pangasius pleurotaenia Pangasius polyuranodon
Pangasius rheophilus Pangasius sanitwongsei
Pangasius tubbi

Thức ăn của các loài trong họ Pangasiidae thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của
cá thể. Chúng phân bố một cách tự nhiên ở những nước phía Nam Châu Á, từ Pakistan
đến quần đảo Indonésia (hình dạng và đặc tính của chúng gần như loài cá mập), cho
nên người ta gọi loài này là Shark–fish ( cá mập). Chúng là những tay bơi kiệt xuất và
thường tập trung ở những đồng bằng rộng lớn ngập nước. Không có số liệu thống kê
chính xác, nhưng mỗi năm tổng sản phẩm của họ cá Pangasiidae đặt tới 500.000 tấn.

Lưu vực sông Mê Kông gồm có 13 loài cá da trơn, đặc tính chúng không thay đổi theo
vùng, kích thước lớn đạt dưới 50 cm chiều dài. Cá Bông lau là một trong số rất ít các
loài cá của sông Mêkong có một khoảng thời gian trong đời sống, ở biển. Sau đó, quây
quần ở cửa sông Mê kong và di chuyển đến những dòng sông nước ngọt để sinh sản.

Loài cá da trơn có thể hít thở 1 cách hoàn hảo, tăng hay giảm lượng Oxy nhờ bong
bóng đặc biệt đóng vai trò như phổi. Như vậy, cá da trơn và đặc biệt là cá Tra giữ
được tương đối hàm lượng Oxy trong nước.

Thức ăn: của cá là động vật ăn tạp, chủ yếu là: quả, tảo sợi và giáp xác.

Mô tả: Cá Bông lau có kích thước lớn, thịt nó trắng hồng, ít mỡ, dẽ dặt nhưng thơm,
ngọt và đặc biệt là không tanh. Lưng và đầu màu lục, bụng màu sữa, vây cá màu
trắng trong suốt.

Ở Việt Nam, loài này chỉ gặp ở vùng Hạ Lưu sông Mê Kong. Hệ tăng trưởng tương đối
cao, chiều dài của cá tăng từ 2 – 3 cm 1 tháng.

Cá Bông Lau

Sinh hoạt: cá thường quần tụ thành đàn lớn và sống ở gần những con nước lớn.

Sinh sản:
Bông Lau phân bố rộng ở phía Nam Châu Á, và di trú ở sông Mê Kông với mục đích
sinh sản.

Người ta đặt giả thiết rằng ở vùng sông Mekong cá Bông Lau chia làm 2 phần. Một
phần tập trung ở Xayaboury và trong tỉnh Luang Prabang của Lào. Nhóm này di trú
lên Thượng lưu trong tháng 5 đến tháng 9.

Một nhóm khác di chuyển về phía Hạ lưu Stung Streng ( Campuchia) đẻ trứng. Ở 1 vài
nơi giữa Stung Treng và Kompng Cham trong suốt thời kỳ sinh sản từ tháng 5 tới
tháng 8. Ấu trùng trứng trôi dạt xuống Hạ lưu trong những vùng Đồng bằng ngập nước
của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong khi mực nước bắt đầu xuống vào tháng 10 cá
quay trở lại sông chính và bắt đầu di trú lên Thượng lưu để tới khúc sông dưới Khone
Falls. Chúng trải qua mùa khô trong lưu vực sông lớn.

Cá Bông Lau tại VN (picture from P.N Tỉnh)

Cá Bông lau đẻ ở sông sau khi trải qua 1 phần cuộc đời sống ở biển và trong vùng
nước mặn của ĐBSCL trước khi quay về đẻ trứng trong nước ngọt. Cá di chuyển ít nhất
là 720 km để đến ở Khone Falls, miền Nam Lào.

Thời kì sinh sản diễn ra từ tháng 6- 8 hàng năm, và đỉnh điểm là tháng 7. Sự di trú
diễn ra rất nhiều lần từ 3 – 5 ngày trong suốt quá trình di trú.
Ở tỉnh Kandal gần Phnom Penh, cá Bông lau bắt đầu di trú lên thượng lưu của vùng hạ
Lào từ tháng 3 – 5. Sự di trú này diễn ra đỉnh điểm tới 5 ngày. Phần lớn những số liệu
khảo sát ở Khone Falls chỉ ra rằng cá Bông lau đạt kích thước từ 40 – 90 cm và trung
bình là 70 cm. Ở Chiang Knong, phía Bắc, cá nặng 7 – 10 kg trong suốt mùa di trú.
Nhưng hầu như người ta chỉ tìm được những con còn nhỏ với chiều dài dưới 4 cm trong
tháng 5 – 6.

Ở Việt Nam, Thông thường, khi mùa mưa xuống, cá Bông Lau từ các cửa sông, vùng
nước lợ (gần biển), ngược sông Hậu về thượng nguồn sinh sản. Cá con thường sống ở
biển Đông, khi đạt đến kích thước nhất định, chúng quay trở lại sông và cuối cùng là
di cư ngược dòng tìm nơi sinh sản, đây cũng là thời cao điểm của ngư dân vùng
ĐBSCL vào mùa đánh bắt cá Bông lau.

Thời kỳ trưởng thành, cá có thể nặng tới 6 – 10kg/con.

Chiến tích (picture from P.N Tỉnh)

Trong 1 tư liệu về "sinh sản nhân tạo" cá bông lau của Khoa học phổ thông : Sau hơn
3 năm nghiên cứu, Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (xã An Thái
Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) đã cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá
bông lau quý của sông Mekong.
ThS. Trịnh Quốc Trọng cho biết, sau nhiều năm nuôi và theo dõi đặc tính sinh sản,
bước đầu Trung tâm đã thành công trong việc sinh sản nhân tạo cá bông lau. Đàn cá
bông lau bố mẹ được tập hợp từ vùng cửa sông Trần Đề (huyện Long Phú, Sóc Trăng)
trong năm 2003 và 2004. Cá được chuyển về nuôi trong bè và trong ao ở các địa điểm
thuộc tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp. Trong năm 2005 cá đã có dấu hiệu thành thục,
nhưng tỉ lệ cá thành thục còn thấp, chỉ khoảng dưới 5%. Năm 2006 đàn cá đã thành
thục tốt hơn, tỉ lệ thành thục đạt khoảng 25%, hệ số thành thục cao nhất đạt 3%.
Thành công này sẽ đưa thêm đối tượng mới vào nghề nuôi cá da trơn ở vùng ĐBSCL.

Bông Lau kỷ lục 21 Kg - Hàm Luông (Ba Tri) - nguồn 4so9

Cá bông lau thuộc họ cá da trơn, là loài cá quý, từ lâu được người dân ĐBSCL ưa
chuộng do thịt cá thơm ngon hơn cá tra, cá basa nhiều lần. Nhu cầu tiêu thụ rất lớn, là
món đặc sản ở các quán ăn, nhà hàng. Cá bông lau được thương lái thu mua từ người
dân 25.000 - 40.000 đồng/kg tùy loại, tại chợ 70.000 đ/kg loại cá từ 7 kg trở lên. Loài
cá này, trước đây từng được các nhà khoa học nghiên cứu đưa vào nuôi thương phẩm
tại ĐBSCL nhưng chưa cho sinh sản nhân tạo thành công.
Cá bông lau (Pangasius krempfi) phân bố ở sông Mekong, sông và bãi ven biển Nam
Việt Nam. Cá trưởng thành ăn chủ yếu là quả, tảo sợi và giáp xác, cá đạt kích thước
đến 80 cm. Hàng năm, từ tháng 2 đến tháng 6, ngư dân đổ về sông Hậu câu cá bông
lau, có con nặng trên 10 kg, nhiều ngư dân kinh nghiệm câu cá (mồi câu là con gián)
trúng đậm nuôi cả nhà sau một mùa câu. Cá bông lau là một trong số rất ít các loài cá
của sông Mekong có một khoảng thời gian trong đời sống ở biển. Nó cũng là loài cá có
đường di cư dài nhất (loài thứ hai là cá tra dầu). Cá con thường sống ở biển Đông, khi
đạt đến kích thước nhất định, chúng quay trở lại sông và cuối cùng là di cư ngược
dòng tìm nơi sinh sản, đây cũng là thời điểm ngư dân ĐBSCL vào mùa săn cá bông
lau.

You might also like