You are on page 1of 7

Bộ Thú Huyệt

Giới thiệu chung

Bộ thú huyệt dùng để chỉ những loài đẻ trứng có vú đẻ trứng thay vì sinh con như thú có túi. Hiện chỉ
còn vài loài còn sinh tồn và đều là loài bản địa của Úc và New Guinea,
mặc dù có bằng chứng cho thấy rằng chúng từng phân bố rộng rãi hơn.
Đại diện là thú mỏ vịt sống ở châu Đại Dương, có mỏ giống mỏ vịt, sống
vừa ở nước ngọt vừa ở cạn.
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú đẻ trứng bán thủy sinh đặc hữu của
miền đông Úc, gồm cả Tasmania. Dù đã khai quật được các mẫu hoá
thạch của một số loài có liên quan, thú mỏ vịt vẫn được coi là loài duy
nhất còn tồn tại của họ.
Thú mỏ vịt là một trong năm loài đơn huyệt còn tồn tại (cùng bốn loài
thuộc họ Thú Lông Nhím), và cũng là loài thú có vú duy nhất đẻ trứng.
Loài này có nguồn gốc từ Autralasia. 

Nơi phân bố
Thú mỏ vịt là loài bán thuỷ sinh, phân bố ở các sông và suối nhỏ trên phạm vi rất lớn, từ vùng cao
nguyên lạnh giá của Tasmania và dãy núi Alps (Úc) đến các rừng mưa nhiệt đới ở ven biển
Queensland và cả về rìa bán đảo Cape York ở phía bắc. Trên cạn, vùng phân bố của thú mỏ vịt không
rõ ràng. Sự phân bố của thú mỏ vịt ở các hệ thống sông ngòi ven biển cũng rất khó đoán. Chúng
không sinh sống ở nhiều con sông chưa bị ô nhiễm, nhưng lại xuất hiện ở một số nơi đã bị ảnh
hưởng, chẳng hạn như hạ lưu sông Maribimong.

Cấu tạo ngoài


Cơ thể và chiếc đuôi rộng, phẳng của thú mỏ vịt được bao phủ bằng một bộ lông dày màu nâu có thể
huỳnh quang sinh học. Giữa hai lớp này là một lớp không khí cách nhiệt để giữ ấm. Lông thú mỏ vịt
không thấm nước, có vân giống như lông chuột chũi. Đuôi của thú mỏ vịt được dùng để dự trữ chất
béo. Lớp màng giữa các ngón chân ở chi trước lớn hơn chi sau, và sẽ gập lại khi thú mỏ vịt đi trên
cạn. Chiếc mõm dài và hàm dưới được lớp da mềm bao phủ, tạo thành mỏ. Lỗ mũi nằm ở mặt lưng
của mõm, còn mắt và tai ở trong một rãnh ngay phía sau. Khi thú mỏ vịt bơi, rãnh này sẽ đóng lại.

Trọng lượng thú mỏ vịt có thể nằm trong khoảng từ 0,7 đến 2,4 kg. Con đực thường lớn hơn con cái:
chiều dài trung bình của cá thể đực là 50 cm, và 43 cm ở cá thể cái. Ngoài ra, kích thước trung bình
cơ thể thú mỏ vịt thay đổi đáng kể theo từng vùng.
Thân nhiệt trung bình của thú mỏ vịt dao động trong khoảng 32 °C so với mức 37 °C thường thấy ở
thú có nhau thai. Các nghiên cứu cho thấy đặc điểm này không phải có từ xưa, mà là sự thích nghi
dần dần với điều kiện môi trường khắc nghiệt của một số ít loài đơn huyệt còn sót lại.
Cá thể con của thú mỏ vịt hiện đại có ba chiếc răng ở xương hàm trên và ba chiếc răng ở xương hàm
dưới. Những răng này sẽ tự rụng trước hoặc ngay sau khi chúng sẽ mất trước hoặc ngay sau khi rời
khỏi nơi giao phối. Khi trưởng thành, thú mỏ vịt sẽ trám một lớp chất sừng vào chỗ răng rụng. Thú
mỏ vịt có thêm một số loại xương ở đai vai, bao gồm cả xương giang đòn mà các loài thú có vú khác
không có. Tương đồng với nhiều động vật có xương sống thuỷ sinh và bán thuỷ sinh, những xương
này có dấu hiệu bị xơ hóa làm tăng mật độ xương, từ đó đóng vai trò làm vật dằn. Khi đi, chân của
thú mỏ vịt di chuyển ở hai bên cơ thể giống với các loài bò sát. Lúc trên cạn, chúng đi bằng các khớp
ngón của chi trước để bảo vệ lớp màng rộng giữa các ngón.

Dinh dưỡng

Thú mỏ vịt là động vật ăn thịt. Thức ăn của loài này chủ yếu là giun đốt, ấu trùng, tôm nước ngọt
và tôm hùng đất. Chúng kiếm mồi bằng cách dùng mỏ đào bới đáy sông hoặc săn được khi bơi. Sau
khi tìm được mồi, chúng đẩy mồi vào túi má, ngoi lên mặt nước rồi mới ăn. Lượng thức ăn một con
thú mỏ vịt tiêu thụ trong một ngày tương đương khoảng 20% trọng lượng cơ thể, nên thời gian săn
mồi của loài này chiếm đến 12 tiếng một ngày.

Sinh sản
Thú mỏ vịt chỉ giao phối và sinh sản vào một mùa duy nhất từ tháng 6 đến tháng 10 hằng năm;
khoảng thời gian này có thể thay đổi tuỳ theo các quần thể khác nhau ở các địa điểm phân bố khác
nhau.
Ngoài mùa giao phối, thú mỏ vịt thường sống ở một cái hang nông trong đất; lối vào cách mặt nước
khoảng 30 cm. Sau khi giao phối, con cái sẽ đào một cái hang sâu và phức tạp hơn, rồi chặn đường
nối hai hang lại. Việc này giúp chống thuỷ triều dâng ngập hang và các loài săn mồi, cũng như điều
chỉnh độ ẩm và nhiệt độ. Con đực không chăm sóc con non, nên sẽ lui về hang cũ của mình, còn con

cái thì lót lá chết đã ẩm lên nền hang để làm tơi đất. Nó vận chuyển lá rụng và lau sậy về tổ, rồi lấp
đầy đoạn cuối đường hầm để làm ổ.
Thú mỏ vịt cái có hai buồng trứng, nhưng chỉ buồng trứng bên trái có thể thụ tinh. Thú mỏ vịt
thường đẻ mỗi lần từ một đến ba quả trứng nhỏ, nhiều lông, có đường kính khoảng 11 mm và tròn
hơn so với trứng chim. Quá trình phát triển trong tử cung của trứng kéo dài khoảng 28 ngày, còn
thời gian ấp ngoài là 10 ngày. Thời gian ấp được chia làm ba giai đoạn. Trong giai đoạn
đầu, phôi không có cơ quan chức năng và phải lấy chất dinh dưỡng từ túi noãn hoàng. Suốt quá trình
phát triển, con non sẽ hấp thụ noãn hoàng. Các ngón và răng trứng sẽ lần lượt hình thành trong giai
đoạn thứ hai và thứ ba.
Những con thú mỏ vịt mới nở rất dễ bị thương, không thể tiếp nhận thông tin từ thị giác và không có
lông, uống sữa mẹ để sống. Dù có tuyến vú, nhưng thú mỏ vịt lại không có núm vú. Do đó, sữa sẽ tiết
qua lỗ chân lông, rồi đọng lại ở các rãnh trên bụng. Sau khi nở, con non được cho bú khoảng từ ba
đến bốn tháng. Trong suốt thời gian ấp trứng và cai sữa cho con, thú mỏ vịt mẹ chỉ rời hang để kiếm
ăn trong thời gian ngắn. Khi đi khỏi tổ, nó sẽ bới một số đụn đất nhỏ bít kín đường ra cửa hang, để
bảo vệ con khỏi thú săn mồi. Lúc về hang, thú mỏ vịt mẹ sẽ chui qua những lớp đất này; đất sẽ đẩy

nước khỏi lông, giúp hang không bị ướt. Sau khoảng năm tuần, thú mỏ vịt mẹ sẽ đi khỏi hang nhiều
hơn, và khi đã đủ bốn tháng tuổi, con non sẽ ra khỏi hang. Thú mỏ vịt có răng ngay từ khi sinh ra,
nhưng những chiếc răng này sẽ nhanh chóng rụng đi, rồi thay bằng các mảng sừng dùng để nghiền
thức ăn.
Tự vệ
Dù cả thú mỏ vịt đực và cái đều có cựa, chỉ cựa ở con đực mới có độc. Các cựa này có cấu tạo chủ
yếu từ nhiều loại protein tương đồng với chất bảo vệ do hệ miễn dịch tiết ra. Các chất bảo vệ vốn chỉ
phân giải vi khuẩn và virus gây bệnh, nhưng ở thú mỏ vịt, chúng có thêm chức năng hình thành chất
độc để tự vệ. Độc của thú mỏ vịt đủ mạnh để giết các loài thú nhỏ, chẳng hạn như chó, nhưng không
có khả năng gây chết người. Tuy nhiên, nạn nhân vẫn sẽ đau đớn dữ dội và có thể mất khả năng lao
động. Triệu chứng phù sẽ lan rộng và nhanh quanh vết thương, rồi dần dần phù cả chi. Những bằng
chứng truyền miệng và thông tin thu được từ nhiều vụ trước đố cho thấy cơn đau sẽ phát triển
thành chứng tăng cảm giác đau; chứng này kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí lên đến nhiều
tháng. Cơ quan tiết độc ở thú mỏ vịt đực là các tuyến đáy nằm ở trên đùi; chúng nối với cựa ở vị trí
xương gót của hai chi sau bằng một ống có thành mỏng.

Nọc của thú mỏ vịt dường như có chức năng khác với nọc của các loài không phải động vật có vú. Tác
dụng của độc không đủ mạnh để gây nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng vẫn có thể khiến
nạn nhân bị tổn thương nghiêm trọng. Vì chỉ các cá thể đực mới có độc và lượng độc tiết ra tăng
mạnh trong mùa sinh sản, cựa trở thành vũ khí để giành lợi thế giao phối.
Di chuyển
Thú mỏ vịt bơi rất tốt và thường dành phần lớn thời gian dưới nước để kiếm ăn. Chúng có kiểu bơi
khá đặc biệt và không có vành tai. Trong số tất cả các loài có vú, thú mỏ vịt là loài duy nhất bơi bằng
cách dùng chân trước để quạt nước. Dù cả bốn chi của chúng đều có màng, nhưng hai chi sau (giữ

sát thân) không đẩy nước, mà dùng đồng thời với đuôi để đổi hướng. Vì là động vật nội nhiệt, nhiệt
độ cơ thể của thú mỏ vịt được duy trì quanh mức 32 °C, thấp hơn so với hầu hết các loài động vật có
vú, ngay cả khi kiếm ăn nhiều giờ dưới nước có nhiệt độ thấp hơn 5 °C.
Thú mỏ vịt thường chỉ lặn khoảng hơn 30 giây một lần và rất ít khi vượt quá giới hạn ưa khí ước tính
40 giây. Thời gian nghỉ trên mặt nước giữa các lần kéo dài từ 10 đến 20 giây.
Khi không bơi dưới nước, thú mỏ vịt sẽ chui vào trong một cái hang thẳng và ngắn, có mặt cắt ngang
hình bầu dục để nghỉ ngơi. Hang này thường nằm gần bờ sông, không quá cao hơn mực nước, và
được ngụy trang bằng một mớ rễ cây để bảo vệ.

Vai trò
Thổ dân Úc từng săn thú mỏ vịt làm thức ăn (chiếc đuôi trữ mỡ của chúng đặc biệt bổ dưỡng). Sau
khi thuộc địa hoá, thực dân châu Âu săn bắt chúng để lấy lông từ cuối thế kỷ XIX đến tận năm 1912,
sau khi hành vi này bị pháp luật nghiêm cấm. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu châu Âu cũng bắt và giết
thú mỏ vịt, hoặc lấy trứng, một phần vì nguyên nhân khoa học, nhưng phần khác là vì muốn tạo uy
thế và cạnh tranh với đối thủ từ các quốc gia khác.

Một số thị tộc thổ dân bản địa Úc cũng dùng hình tượng thú mỏ vịt làm vật tổ. Người Wadi Wadi,
những thổ dân sống dọc theo sông Murray, coi thú mỏ vịt là vật tổ động vật của mình. Vì ý nghĩa văn
hoá và tầm quan trọng của thú mỏ vịt có liên quan đến cảm nhận về quốc gia, chúng được dân bản
địa bảo vệ.
Thú mỏ vịt cũng thường được dùng làm biểu trưng cho bản sắc văn hóa Úc. Trong những năm 1940,
người ta tặng thú mỏ vịt sống cho các đồng minh trong Thế chiến II, nhằm tăng cường quan hệ và
nâng cao tinh thần.
Nhiều linh vật của các sự kiện quốc tế đã lấy tạo hình thú mỏ vịt: Thú mỏ vịt Syd – một trong ba linh
vật của Thế vận hội Mùa hè năm 2000 ở Sydney, Thú mỏ vịt Expo Oz – linh vật cho Hội chợ Thế giới
88 và Thú mỏ vịt Hexlay – linh vật của hệ điều hành Darwin.
Từ sau khi tiền tệ thập phân du nhập vào Úc năm 1966, hình một con thú mỏ vịt do Stuart
Devlin thiết kế và được chạm nổi đã xuất hiện trên mặt sau của đồng 20 xu. Thú mỏ vịt thường
xuyên xuất hiện trên các bộ tem bưu chính của Úc. Hai loạt gần nhất có hình loài này là "Động vật
Bản địa" (2015) và "Động vật Đơn huyệt Úc" (2016).
Trong series phim hoạt hình Phineas and Ferb (2007–2015) của Mỹ, hai nhân vật chính nuôi một con
thú mỏ vịt có tên Perry, mà không hề biết đó là một mật vụ. Các tác giả lựa chọn tạo hình thú mỏ vịt
vì "chẳng ai biết gì mấy về thú mỏ vịt, nên họ có thể bịa ra nhiều điều với bản thảo trống trơn trong
tay. Nhân vật này đã được cả khán giả và giới chuyên môn đánh giá rất tích cực.

Bảo tồn thú mỏ vịt


Khu vực phân bố chung của thú mỏ vịt hiện nay không khác thời kỳ trước khi người châu Âu đến
định cư ở Úc, trừ việc loài này không còn xuất hiện ở bang Nam Úc. Tuy nhiên, vì môi trường sống
chịu tác động từ con người, sự phân bố của thú mỏ vịt đã nhiều lần thay đổi và chia nhỏ khu vực
sống. Cho đến những năm đầu của thế kỷ XX, loài này bị con người săn bắt thường xuyên để lấy
lông; và, dù đã được bảo vệ trên toàn nước Úc từ năm 1905, trong khoảng 45 năm sau đó, thú mỏ
vịt vẫn chịu nhiều nguy hiểm vì bị kẹt trong mạng lưới thủy sản trên lục địa.

Theo Liên minh Bảo tồn Thiên Nhiên Quốc tế, tình trạng bảo tồn của thú mỏ vịt là "Sắp bị đe doạ".
Tuy thú mỏ vịt được luật pháp bảo vệ, Nam Úc là bang duy nhất đưa loài này vào danh sách loài
"Nguy cấp”.
Nhờ có các biện pháp bảo tồn, thú mỏ vịt không bị nguy cấp hoàn toàn hay tuyệt chủng, nhưng vẫn
có thể bị tác động tiêu cực từ môi trường sống bị phá huỷ vì đập, các công trình thủy lợi, ô nhiễm,
đánh lưới và bẫy, khai thác tài nguyên nước, phá rừng, biến đổi khí hậu và hạn hán nghiêm trọng. 
Nhìn chung, trong tự nhiên, thú mỏ vịt ít khi mắc bệnh; tuy nhiên, vào năm 2008, nhiều người ở
Tasmania đã lo ngại về những tác động có thể có do một căn bệnh bắt nguồn từ nấm Mucor
amphiborum gây ra. Căn bệnh này chỉ ảnh hưởng đến thú mỏ vịt Tasmania; người ta chưa ghi nhận
được ảnh hưởng nào ở loài thú mỏ vịt trên lục địa. Những con mắc bệnh sẽ bị loét hoặc tổn thương
da trên nhiều bộ phận khác nhau, chẳng hạn như lưng, đuôi và chân. Bệnh gây tử vong cho thú mỏ

vịt cả trực tiếp đến khả năng duy trì thân nhiệt và kiếm ăn và gián tiếp (nhiễm trùng thứ cấp).
Từ đó đến nay, chỉ có một vài con non sống đến tuổi trưởng thành. David Fleay, một nhân vật tiên
phong, đã thiết lập bể mô phỏng dòng chảy ở Khu bảo tồn Healesville; chính ở khu này, năm 1943,
thú mỏ vịt lần đầu tiên được nhân giống thành công. Với một bể chứa tương tự, họ tiếp tục nhân
giống thành công vào các năm 1998 và 2000. Từ 2008 đến nay, thú mỏ vịt đã sinh sản thường xuyên
tại Healesville, bao gồm cả thế hệ thứ hai. Sở thú Taronga ở Sydney cũng nhân giống thành công hai
lần.

Ngoài thú mỏ vịt, bộ thú huyệt còn bao gồm loài là thú lông nhím.
Thú lông nhím là động vật cỡ trung bình, sống đơn độc được bao phủ bởi lông và gai thô.

Chúng có bề ngoài giống với loài thú ăn kiến ở Nam Mỹ và các động vật có vú khác như nhím
gai và nhím lông. Chúng thường có màu đen hoặc nâu. Chúng có các chi rất ngắn, khỏe với các móng
vuốt lớn, và là những thợ đào khỏe. Móng vuốt trên các chi sau dài và cong về phía sau để hỗ trợ
chúng trong việc đào bới. Thú lông nhím có miệng nhỏ và hàm không răng. Chúng kiếm ăn bằng cách
xé những khúc gỗ mềm, ổ kiến và những thứ tương tự, và sử dụng cái lưỡi dài, dính của chúng, nhô
ra khỏi mõm của nó, để ăn con mồi là kiến, mối, giun và ấu trùng. Tai của chúng là những khe hở ở
hai bên đầu thường không được nhìn thấy, vì chúng bị che bởi gai của chúng. Tai ngoài được tạo ra
bởi một phễu sụn lớn, nằm sâu trong cơ. Ở nhiệt độ 33 °C, thú lông nhím cũng có nhiệt độ cơ thể
hoạt động thấp thứ hai trong số tất cả các loài động vật có vú, sau thú mỏ vịt.
Bất kể ngoại hình của chúng, thú lông nhím thực ra là những tay bơi lội cừ khôi; vì chúng là hậu duệ
của tổ tiên giống thú mỏ vịt. Khi bơi, chúng để lộ mõm và một số cái gai của chúng, và được biết là
xuống nước để chải chuốt và tắm rửa.

Môi trường sống


Thú lông nhím không chịu được nhiệt độ khắc nghiệt; chúng sử dụng các hang động và khe đá để trú
ẩn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Chúng được tìm thấy trong các khu rừng, ẩn nấp dưới thảm
thực vật, rễ cây hoặc những đống mảnh vụn. Đôi khi chúng sử dụng hang của các loài động vật khác
như thỏ và gấu túi mũi trần. Các cá thể thú lông nhím có lãnh thổ lớn, chồng chéo lẫn nhau.

Sinh sản
Con cái đẻ một trái trứng có da và vỏ mềm 22 ngày sau khi giao phối và đặt trái trứng trực tiếp vào
túi của nó. Một trái trứng nặng 1,5 - 2 g và dài khoảng 1,4 cm. Khi nở, con non phá vỡ vỏ trứng bằng
chiếc răng trứng của nó. Việc nở diễn ra sau 10 ngày mang thai. Thú lông nhím sinh ra giống như ấu
trùng và thai nhi, sau đó bú sữa từ lỗ chân lông của hai miếng vá sữa của mẹ chúng, và vẫn sống ở
trong túi thêm 45 đến 55 ngày nữa, đủ thời gian để bắt đầu mọc gai. Con mẹ đào một vườn ươm và
để con non ở đấy, cứ sau 5 ngày lại trở về cho nó bú cho đến khi nó được cai sữa khi được 7 tháng
tuổi. Con non ở lại trong hang của mẹ nó đến tận một năm trước khi rời đi.
Mùa sinh sản bắt đầu vào cuối tháng 6 và kéo dài đến tháng 9. Các con đực xếp thành hàng dài (đến
10 con), con trẻ nhất đứng cuối, đi theo sau con cái và cố gắng giao phối. Trong mùa giao phối, thú
lông nhím có thể chuyển đổi giữa các hàng. Đây được gọi là hệ thống "tàu".

Tự vệ
Thú lông nhím là loài thú rất nhút nhát. Khi chúng cảm thấy bị đe dọa, chúng cố tự chôn mình, hoặc
nếu bị lộ chúng sẽ cuộn tròn thành một quả bóng giống như loài nhím gai, cả hai phương pháp đều
sử dụng gai của chúng để che chắn cho chính mình. Hai cánh tay trước mạnh mẽ cho phép thú lông
nhím tiếp tục đào bới nhanh, trong khi bị giữ chặt bởi những thú săn mồi đang cố gắng kéo chúng ra
khỏi hố. Mặc dù chúng có cách để tự vệ cho bản thân, thú lông nhím vẫn phải đối mặt với nhiều mối
nguy hiểm. Một số thú săn mồi của chúng gồm mèo hoang, cáo, chó nhà và kỳ đà. Rắn gây ra mối đe

dọa lớn cho thú lông nhím vì chúng có thể dễ dàng trượt vào hang của chúng, và ăn những con thú
lông nhím non. Một số biện pháp phòng ngừa có thể được thực hiện bao gồm giữ sạch môi trường
bằng cách nhặt rác và gây ô nhiễm ít hơn, trồng thảm thực vật để thú lông nhím sử dụng làm nơi trú
ẩn, giám sát vật nuôi, báo cáo cho chạm y tế động vật khi thấy những con bị thương hoặc chỉ để
chúng yên. Chỉ việc nắm lấy chúng có thể làm cho chúng bị căng thẳng, và cầm chúng lên không đúng
cách thậm chí có thể gây thương tích cho chúng.

Lợi ích
Lông nhím có tác dụng trị tâm khí thống, sâu răng, viêm tai giữa, cầm máu,… rất tốt. Ở vùng núi,
người dân ăn thịt thú lông nhím vào mùa săn bắn.

You might also like