You are on page 1of 3

PanDa

Tổng quan về PanDa

Gấu trúc hay tên đầy đủ là gấu trúc lớn tên tiếng anh là Giant Panda là một loài động vật
thuộc họ gấu có nguồn gốc từ Trung Quốc đặc biệt là ở tình Tứ Xuyên nên còn hay được
gọi là gấu trúc Trung Quốc. Tuy nhiên hiện nay nhiều người thường gọi loài động vật này
với cái tên dễ thương là gấu panda. Bạn hoàn toàn có thể nhận ra loài động vật này một
cách dễ dàng qua các đặc điểm nổi bật dễ thương trên cở thể chúng. Gấu trúc sở hưu một
bộ long dày với hai màu chủ đạo là trắng và đen, trong đó màu trắng là màu nền còn màu
đên được điểm thêm vào các chân, tai và đặc biệt là quan hai mắt của chúng khiến cho
nhiều người vẫn ví von thiếu ngủ với loài động vật đáng yêu này.

Khẩu phần ăn của gấu trúc có đến 99% là tre và trúc tuy nhiên trong tự nhiên chúng là
một loài động vật ăn tạp và có thể ăn cỏ dại, thịt chim và thậm chí là gặm nhấm cả xác
thối.

Trước đây gấu trúc đã từng đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng khi môi trường sống bị thu
hẹp bởi các hoạt động khai phá rừng của con người. Bằng những nỗ lực của mình, chính
phủ Trung Quốc đã duy trì và tăng được số lượng gấu trúc về con số an toàn hơn. Ước
tính hiện nay có khoảng 2000 cá thể gấu trúc sống trong tự nhiên và cả mỗi trường nuôi
nhốt.

Hiện nay gấu trúc đang là một linh vật và là quốc bảo của đất nước Trung Quốc và đã
xuất hiện trong rất nhiều những ấn phẩm quốc tế nổi bật như bộ phim kingfu panda.

Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của gấu trúc

1. Môi trường sống bị phá hủy

Không chỉ riêng các loài động thực vật khác môi trường sống của gấu trúc đang bị hủy
hoại và thu hẹp dần bởi sự phát triển của con người. Dân số con người càng tăng cao
cùng với đó là sự công nghiệp hóa hiện đại hóa buộc con người phải mở rộng lãnh thổ để
đáp ứng nhu cầu về đất sinh sống, đất phục vụ cho sinh hoạt sản xuất. Chính vì vậy mà
việc lấn chiếm tàn phá các khu rừng tự nhiên nơi sinh sống của đại đa số các loài động
thực vật trong đó có gấu trúc. Hậu quả để lại là đất nước nơi gấu trúc sinh sống bị ô
nhiễm nghiêm trọng kèm theo là hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới
chất lượng sống của gấu trúc.

2. Nguồn thức ăn suy giảm

- Như đã nói ở trên khẩu phần ăn chủ yếu của gấu trúc là tre. Tuy nhiên hiện nay cùng
với sự đô thị hóa những cánh rừng đó dần dần đã bị thu hẹp, rừng tre đã mất liên tục và
hiện nằm trong các mảng nhỏ bị phân mảnh trên khắp Trung Quốc. Điều này ngắn gấu
trúc di cư từ nơi này sang nơi khác để tìm kiếm thức ăn một khi tre khan hiếm ở nơi
chúng sinh sống.

3. Nạn săn bắn gấu trúc.

Cũng như các loài gấu khác, gấu trúc cũng không tránh khỏi tình trạng bị săn lấy lông,
thịt. Đây là một trong những nguyên nhân tàn nhẫn nhất dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của
loài này. Ở Trung quốc chính quyền đang hết sức bảo tồn chúng trong các khu bảo tồn
quốc gia. Ban lệnh cấm săn bắt gấu với những khung hình phạt hấp dẫn.

Trong hơn hai mươi năm, chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực nâng cao để bảo vệ gấu trúc,
tạo ra các khu bảo tồn và khu bảo tồn thiên nhiên. Tương tự như vậy, các chương trình
hợp tác quốc tế đã được tạo ra với nhiều sở thú khác nhau trên thế giới để nuôi gấu trúc
và góp phần bảo tồn chúng. Chính phủ Trung Quốc đã phát triển các chiến lược để chống
lại sự tuyệt chủng tiềm tàng của gấu trúc. Môi trường sống tự nhiên với rừng tre đã được
tái sinh và các cuộc điều tra của Cục Quản lý Lâm nghiệp Nhà nước đã thu được dữ liệu
quan trọng trong năm 2016, cho thấy dân số gấu trúc đã tăng lên kể từ khi chính phủ áp
dụng các biện pháp bảo tồn đầu tiên vào năm 1992.

3. Sinh sản 
Gấu trúc khổng lồ chỉ sinh 1 hoặc 2 con mỗi lần. Tuy nhiên, đặc biệt là trong một môi
trường khắc nghiệt hơn, chúng thường không thể nuôi cả hai. Chúng thường mang thai
nhiều nhất hai năm một lần, nhưng số lượng giảm khiến con cái ngày càng khó tìm bạn
đời, do đó khả năng sinh sản giảm .

Biện pháp
Bảo vệ rừng hoặc môi trường sống của Gấu trúc khổng lồ
Bảo vệ tre, nguồn thức ăn chính của Gấu trúc khổng lồ
Cung cấp hành lang cho các cuộc di cư của Gấu trúc khổng lồ giữa các khu vực sinh sống
Tuần tra các khu bảo tồn để ngăn chặn săn trộm và khai thác gỗ
Tuần tra các khu bảo tồn để tìm kiếm những con Gấu trúc khổng lồ bị bệnh hoặc bị
thương
Đưa Gấu trúc khổng lồ bị bệnh hoặc bị thương đến bệnh viện gấu trúc gần nhất để được
chăm sóc
Tiến hành nghiên cứu về hành vi, giao phối, sinh sản, bệnh tật, v.v. của Gấu trúc khổng
lồ.
Giáo dục khách du lịch và khách tham quan về bảo vệ Gấu trúc khổng lồ
Hỗ trợ các cộng đồng lân cận khu bảo tồn để giảm thiểu nhu cầu sử dụng môi trường
sống của Gấu trúc khổng lồ cho sinh kế của họ
Giáo dục người dân địa phương về giá trị của việc bảo tồn Gấu trúc khổng lồ và cách du
lịch đến khu vực mang lại lợi ích

You might also like