You are on page 1of 182

CHƯƠNG 1.

CUỘC CÁCH MẠNG THỜI ĐỒ ĐÁ

*Nội dung chi tiết:

1.1. Cuộc sống của con người thời kỳ săn bắt và hái lượm

Săn bắt và hái lượm là một kiểu kinh tế của một xã hội, cộng đồng người cổ xưa
hoặc lạc hậu trong thời đại ngày nay, đây là một loại hình kinh tế tự nhiên theo đó hầu hết
hoặc tất cả các nguồnthức ăn thu được từ việc hái và lượm lặt các loài thực vật có sẵn
(thường là hái, lượm các quả,quả mọng ở cây bụi, đào bới các củ...) và săn các loài động
vật hoang dã, hoặc thu lượm các động vật khác như nghêu, sò, ốc, hến.... Nền kinh tế này
trái ngược với xã hội nông nghiệp nơi nguồn thực phẩm phụ thuộc chủ yếu vào các loài
động, thực vật đã thuần dưỡng (chăn nuôi và trồng trọt). Săn bắn và hái lượm là chế độ
sinh hoạt của tổ tiên của người tiền sử cũng như tất cả các người hiện đại đã thực hiện
phương thức sinh sống săn bắn hái lượm mãi cho đến cách đây khoảng 10.000 năm.

*Thời kỳ đồ đá cũ

Thời kỳ đồ đá cũ bắt đầu từ khoảng 2 triệu năm trước đây và kết thúc vào khoảng
10.000 năm trước. Ở những vùng đang ở lúc bắt đầu thời kỳ đồ đá mới, thời kỳ đồ đá cũ
gồm cả Epipalaeolithic, và kết thúc vào khoảng 8.000 năm trước.

Thời đại đồ đá cũ được đặc trưng bằng việc sử dụng các công cụ bằng đá được ghè đẽo,
mặc dù người nguyên thủy vào thời gian đó cũng sử dụng các công cụ bằng gỗ và xương.
Các sản phẩm nguồn gốc hữu cơ cũng được sử dụng làm công cụ, bao gồm da và các
sợi thực vật; tuy nhiên các loại công cụ này đã không được bảo quản ở mức độ đáng kể.
Theo truyền thống, thời đại đồ đá cũ được chia ra thành ba thời kỳ, là thời kỳ đồ đá cũ
hạ, thời kỳ đồ đá cũ trung và thời kỳ đồ đá thượng. Các thời kỳ này đánh dấu các tiến bộ
trong công nghệ và văn hóa ở các xã hội loài người nguyên thủy khác biệt.

Hầu hết các xã hội loài người ở Thời kỳ đồ đá cũ gồm có những nhóm nhỏ vốn di
cư thường xuyên khi theo đuổi thú săn, động vật và cây dại. Nhưng nghiên cưu khảo cổ
gần đây đã cho thấy rằng ở một số nơi, nhờ vào các điều kiện tự nhiên và tài khéo léo của

1
con người đã cho phép một số nhóm người thành lập những vùng định cư, ở đó học sống
trong một thời gian dài hoặc ở một số trường họp họ sống từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Những cộng đồng được định cư này thu hoạch ngũ cố dại mọc nhiều ở nhiều nơi. Sau khi
sống sót trong nhiều kỷ theo cách này, một số cộng đồng nay đã chuyển sang việc canh
tác thật sự bằng cách thuần hoá những thực vật và động vật gần ở những khu làng định cư
của họ. Một số khác đã di cư trở lại, không có mẫu hình duy nhất.

Tuy nhiên, một nhóm đặc biệt đã tỏ ra thành công trong việc săn bắt và hái lượm,
một vài nhóm đã có thể chu cấp cho một số người nhiều hơn 20 đến 30 người đàn ông,
phụ nữ và trẻ em. Sự phụ thuộc vào các đàn thú săn di trú đã khiến cho những nhóm du
mục, nhiều nhóm trong số đó đã di chuyển tới lui giữa cùng một khu rừng và các vùng
đồng cỏ từ năm này qua năm khác. Những mẫu hình di trú này có nghĩa là những số
lượng người không nhiều cần một vùng đất lớn để tự cung cấp, vì vậy mật độ dân số con
người rất thấp.

Bên trong mỗi nhóm, lao động được phân chia theo giới hạn. Đàn ông săn bắn và
bắt cá ở các vùng ven sông và ven biển. Vì họ khéo léo trong việc sử dụng vũ khí để săn
bắt , nên có lẽ là ông đã bảo vệ nhóm khỏi những dã thú và sự đột kích của những nhóm
người khác. Như các bức tranh vẽ được thể hiện trong phần Tư liệu gợi ý, việc săn thú là
những sự kiện lớn trong chu kỳ cuộc sống hàng năm trong những xã hội thời kỳ đồ đá cũ.
Gần như tất cả đàn ông khỏe mạnh đều tham gia vào các nhóm săn bắt, còn phụ nữ và trẻ
em chuẩn bị và bảo quản thịt. Mặc dù vai trò của phụ nữ ít mạo hiểm và xông xáo hơn
đàn ông, nhưng người ta có thể tin rằng phụ nữ quan trọng hơn đối với sự sống còn của cả
nhóm. Phụ nữ hái lượm thực phẩm duy trì sự sinh tồn cơ bản của nhóm và cho phép nhóm
sống sót trong thời gian các nhóm săn bắt không hoạt động được. Phụ nữ cũng trở nên
giỏi giang hơn trong việc sử dụng hững dược thảo, vốn là cách duy nhất mà các dân tộc
Thời kỳ đồ đá cũ có để trị bệnh.

1.2.Cuộc cách mạng đồ đá mới

Thời đại đá mới (Neolithic) có đặc trưng bởi sự chấp nhận nông nghiệp (cũng được
gọi là Cuộc cách mạng thời đại đá mới), sự phát triển của đồ gốm và nhiều nơi định cư

2
phức tạp hơn như Çatal Hüyükvà Jericho. Những văn hóa thời đại đá mới đầu tiên bắt đầu
vào khoảng năm 8.000 TCN ở fertile crescent. Nông nghiệp và văn hóa dẫn tới đã mở
rộng tới Địa Trung Hải, lưu vực sông Ấn, Trung Quốc, và Đông Nam Á.

Vì nhu cầu thu hoạch và chăm sóc cây cối, các dụng cụ đá để làm đất và các dụng cụ
đá được chế tạo kỹ lưỡng khác trở nên phong phú hơn, gồm cả công cụ nghiền, cắt, thái
và rìu. Những công trình to lớn lần đầu tiên được xây dựng, gồm cả các tháp để ở và
những bức tường (ví dụ ở Jericho) và các địa điểm nghi lễ (ví dụ như bức tường
đá Stonehenge). Những điều này cho thấy đã có những nguồn lực và sự cộng tác đầy đủ
cho phép các nhóm người cùng thực hiện các dự án đó. Sự mở rộng thêm về sự phát triển
của tầng lớp trên và hệ thống cấp bậc vẫn còn đang được bàn cãi. Bằng chứng sớm nhất
về thương mại đã xuất hiện ở thời kỳ đồ đá mới với việc những người mới định cư nhập
khẩu những hàng hóa từ bên ngoài với khoảng cách hàng trăm dặm.

Các nguồn thức ăn của những người săn bắn hái lượm thời kỳ đồ đá gồm cả động
vật và thực vật sống trong môi trường nơi họ sống. Những người dân cư này thích ăn thịt
nội tạng thú, gồm cả gan, thận và óc. Họ ăn ít đồ có nguồn gốc từ sữa hay thức ăn thực
vật có nhiều carbohydrate- như các loại rau hay ngũ cốc.

Gần cuối thời kỳ băng hà cuối cùng, 15.000 đến 9.000 năm trước, một sự tuyệt chủng trên
diện rộng các loài thú có vú diễn ra ở Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ và Australia. Đây là sự
kiện tuyệt chủng Holocene đầu tiên. Thậm chí có thể điều này đã buộc loài người ở thời
kỳ đó phải thay đổi thói quen ăn uống và cùng với sự xuất hiện của việc trồng cấy nông
nghiệp, các loại thức ăn nguồn gốc thực vật cũng đã trở thành một phần thường thấy của
chế độ ăn.

Từ lâu, những người dân đầu tiên trồng ngũ cốc đã quan sát chúng mọc hoang dã và
thu nhắt hạt của chúng khi họ thu hái lá vã rễ của những cây khác. Vào cuối Thời kỳ đồ
đá cũ, lúa mạch và lúa mì dại mọc trên những vùng rộng lớn ở Trung Đông ngày nay. Cấc
nhóm săn bắt và hái lượm ở những vùng này đã trải nghiệm một cách có ý thức về việc
trồng và chăm sóc hạt lấy từ nơi hoang dã, hoặc có thể do họ tình cờ khám phá các
nguyên tắc thuần hóa bằng cách quan sát các hạt đã phát triển rơi gần trại của họ.

3
Những nông dân đầu tiên, có lẽ đã gieo những hạt giống dại, cách làm này đã giảm
bớt lao động nhưng rõ ràng cũng làm giảm hoa lợi tiềm năng. Qua nhiều thế kỉ, việc chon
ngũ cốc tốt nhất để lấy hạt và kết hợp các chủngloại khác nhau theo những cách nhằm cải
thiện sản lượng cây trồng và kháng bệnh cho cây đã ngày càng được chú trọng nhiều hơn.
Khi thời gian cần thiết dành cho việc chăm sóc cây trồng và sự phụ thuộc vào việc sản
xuất nông nghiệp tăng lên thì một số nhóm di cư đã chọn cách định cư, và những nhóm
khác đã kết hợp săn bắn và luân canh nhằm cho phép họ tiếp tục thay đổi chỗ ở

Một số động vật có thể đã được thuần hóa từ trước khi khám phá ra nông nghiệp,
và hai qui trình này đã được kết hợp để tạo nên sự chuyển biển quan trọng trong nền văn
hóa của con người, được gọi là cuộc cách mạng Thời kỳ đồ đá mới. Các loài động vật
khác nhau được thuần hóa theo những cách khác nhau đã phản ánh cả bản chất riêng của
chúng lẫn những cách mà chúng tương tác với con người. ví dụ, chó có nguồn gốc là sói
vốn đã săn bắt con người hoặc tìm thức ăn tại các khu trại của họ. Từ đầu năm 12.000
trước Công Nguyên, các dân tộc thời kỳ đồ đá, bắt đầu ở đông Á, phát hiện rằng sói con
có thể được thuần hóa và huấn luyện để theo dấu và dồn đuổi thú săn vào thế bí. Các dòng
chó này được phát triển dần dần đã tỏ ra thành thạo với việc kiểm soát những đàn thú như
là cừu. Sự hiểu biết về các loài chó đã nhanh chóng lan rộng qua hầu hết tất cả các khu
vực có người ở- những cuộc di cư sau này đến chây Mỹ có bao gồm các loài chó châu Á –
vì chúng rất có ích trong việc săn bắt và chăn giữ vật nuôi. Các đàn cừu ngoan ngoãn và
không có khả năng tự vệ, có thể được thuần hóa một khi con đầu đàn của chúng bị bắt và
được thuần hóa. Cừu, dê và lợn cũng là những con vật ăn xác thối gần các khu trại của
con người lần dầu tiên được thuần hóa ở Trung Đông trong khoảng từ năm 8500 đến năm
7000 trước Công Nguyên. Những động vật có sừng vốn có khả năng chạy nhanh hơn và
tự vệ tốt hơn cừu hoang, đã không được thuần hóa mãi cho tới khoảng năm 65000 trước
Công Nguyên.

Việc thuần hóa động vật cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh. Các chuyên gia cho rằng
lên đến 80% trong số tất cả các bệnh của con người đều có nguồn gốc từ động vật, và đặc
biệt là từ việc tiếp xúc ngày càng tăng. Những cải thiện về nguồn cung cấp thực phẩm đã
tạo ra một sự bù đáp xứng đáng, nhưng xã hội nông nghiệp đã mang gánh nặng của nhiều
4
vấn đề mới cũng như những mối lo mới.

*Những biến đổi về vật chất và xã hội loài người thời kỳ đồ đá mới

+ Vật chất

Khoảng 2 triệu năm trước, Homo habilis được cho là đã xây dựng kết cấu đầu tiên do
con người xây dựng lên ở Đông Phi, nó chỉ bao gồm những sự sắp đặt đơn giản các hòn
đá lại với nhau để giữ các cành cây ở vị trí. Một sự sắp đặt đá thành hình tròn cũng được
cho là đã xảy ra khoảng 500.000 năm trước được khám phá ở Terra Amata,
gần Nice (Pháp). Nhiều địa điểm cư trú của loài người thời đồ đá cũng đã được phát hiện
ở nhiều nơi trên Trái Đất, gồm:

 Một kết cấu kiểu lều bên trong một cái hang gần Grotte du Lazaret, Nice, Pháp.

 Một kết cấu có mái được chống đỡ bằng cây gỗ, được phát hiện ở Dolni
Vestonice, Czech và Slovakia, có niên đại khoảng 23.000TCN. Các bức tường
được làm bằng các khối đất sét nện và đá.

 Nhiều túp lều được làm bằng xương voi mammoth được tìm thấy ở Đông Âu và
Siberia. Những người đã dựng những cái lều này là những thợ săn voi mammouth
chuyên nghiệp. Nhiều cái tương tự đã được tìm thấy ở dọc vùng thung lũng
sông Dniepr ở Ukraina, gần Chernihiv, ở Moravia (tạiCộng hòa Czech) và ở phía
nam Ba Lan.

 Một cái lều bằng da thú niên đại khoảng 15.000 đến 10.000TCN (ở Magdalenian)
đã được tìm thấy tại Cao nguyên Parain, Pháp.

 Các lăng mộ cự thạch, nhiều phòng và các mộ đá một phòng có chôn nhiều thanh
đá lớn chồng lên nhau giống như những phiến đá lớn. Chúng được tìm thấy trên
khắp Châu Âu, và được xây dựng vào thời đồ đá mới. Nhiều mộ có các dụng cụ
bằng đồng và bằng đá cũng đã được tìm thấy, minh họa các vấn đề cố gắng xác
định các giai đoạn dựa trên kỹ thuật.

+ Xã hội

5
Sản lượng dư thừa mà nền công nghiệp có thể tạo ra là chìa khóa cho những biến
đổi xã hội, hình thành nên một chiều kích khác của cuộc cách mạng Thời kỳ đồ đá mới.
Sản lượng dư thừa có nghĩa là những người nông dân có thể trao đổi một phần thu hoạch
của họ để đổi lấy những dịch vụ hay sản phẩm đặc biệt của nhưng thợ thủ công, như
những người chế tạo dụng cụ và thợ dệt. Các cộng đồng người đã được phân biệt bởi nghề
nghiệp. Các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo toàn thời gian xuất hiện và cuối cùng hình
thành các tầng lớp thượng lưu. Nhưng trong Thời kỳ đồ đá mới, việc sản xuất chuyên biệt
các công cụ bằng đá, vũ khí và gốm sứ là kết quả quan trọng của sự phất triển nông
nghiệp hơn là của sự hình thành tầng lớp thượng lưu. Ban đầu, mỗi hộ gia đình tạo ra
công cụ, vũ khí mà họ cần, như họ đan rổ và làm ra quần áo riêng cho mình. Nhưng qua
thời gian, những gia đình hoặc cá nhân đã tỏ ra đặc biệt khéo léo khi là những công việc
này đã bắt đầu sản xuất ra những đồ dùng vượt quá nhu cầu của riêng họ và muốn trao đổi
chúng để lấy ngũ cốc, sữa hoặc thịt.

Ở một số vùng, có những làng chuyên sản xuất những vật liệu mà ở các vùng khác
có nhu cầu. Ví dụ, đá lửa vốn cực kỳ cứng là vật liệu được ưa thích để làm lưỡi rìu. Rìu
cần trong việc khai hoang vốn là công việc cần thiết để mở rộng canh tác tại nhiều nơi ở
châu Âu. Nhu cầu này lớn đến nỗi các dân làng sống ở gần các vỉa đá lửa có thể tự cung
cấp cho mình bằng cách khai thác đá lửa hoặc tạo ra các đầu đá lửa và mua bán, thường
cho những người sốn xa nơi sản xuất. Những cuộc trao đổi như thế tạo thành tiền đề cho
sự chuyên môn hóa trong vùng và mậu dịch liên vùng.

Vì các vai trò chính của phụ nữ như là người hái lượm thực phẩm trong cấc nền
văn hóa tiền nông nghiệp, nên người ta cso thể cho rằn phụ nữ đóng một vai trò rất quan
trọng trong việc thuần hóa các cây trồng. Tuy nhiên, vị trí của họ đã suy yếu ở nhiều cộng
đồng nông nghiệp. Họ làm việc đồng áng và tiếp tục làm việc đồng áng ở hầu hết các nền
văn hóa. Đàn ông đảm nhận những nhiệm vụ liên quan đến lao động nặng nhọc, như phát
hoan, cuốc đất và cày cấy. Đàn ông độc chiếm những dụng cụ và vũ khí mới đã được sáng
chế trong Thời kỳ đồ đá mới và những thời kì sau đó, và họ kiểm soát các hệ thống tưới
tiêu quan trọng vốn đã được phát triển ở hầu hết các trung tâm nông nghiệp đầu tiên. Theo
như chúng ta biết, đàn ông cũng dẫn đầu trong việc thuần hóa gây giống và chăn nuôi các
6
động vật lớn gắn liền với cả cộng đồng nông nghiệp lẫn cộng đồng chăn thả. Như vậy,
mặc dù nghệ thuật Thời kỳ đồ đá mới gới ý rằng các phong tục thờ cúng đất đai và khả
năng sinh sản, vốn tập trung vào các nữ thần, vẫn giữ được sức hấp dẫn của chúng( xem
phần hình dung quá khứ), địa vị xã hội và kinh tế của người phụ nữ đã bắt đầu suy yếu do
việc chuyển sang nông nghiệp đinh cư.

Kết luận chương 1

"Thời kỳ đồ đá" có thể được sử dụng để miêu tả một nền văn minh hiện đại hay một
nhóm người sống trong các điều kiện nguyên thuỷ, thậm chí sự sử dụng của nó thường là
không chính xác. Câu "ném bom đưa chúng trở về thời kỳ đồ đá" ngụ ý một cuộc tấn
công dữ dội phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng tại mục tiêu, buộc những người sống sót phải
quay về sử dụng kỹ thuật nguyên thủy để tồn tại.

Hình ảnh người ở hang thường đi chung với thời kỳ đồ đá. Ví dụ một serie phim tài
liệu về tiến trình phát triển của con người ở thời kỳ đồ đá đã được đặt tên là Cùng đi với
người ở hang, mặc dù chỉ chương trình cuối cùng là có hình ảnh con người sống trong
hang. Trong khi ý tưởng rằng loài người và khủng long từng cùng tồn tại thỉnh thoảng
cũng được sử dụng trong phim hoạt hình, phim và các trò chơi máy tính, như The
Flintstones và One Million Years B.C., khái niệm về những động vật linh trưởng và
khủng long từng tồn tại với nhau chỉ đơn giản là một điều tưởng tượng và chỉ được xem
xét nghiêm túc bởi Trái Đất trẻ thuyết sáng tạo thế giới.

Một số miêu tả thời kỳ đồ đá gồm cả cuốn sách bán rất chạy là cuốn Những đứa trẻ
của Trái Đất một serie sách viết bởi Jean M. Auel, được đặt ở thời đồ đá cũ và dựa rất ít
vào những khám phá khảo cổ học và nhân chủng học. Bộ phim Tìm kiếm lửa năm 1981
của Jean-Jacques Annaud kể câu chuyện về một nhóm người tìm kiếm ngọn lửa đã mất
của họ.

BÀI TẬP

1.Đời sống vật chất thời kỳ đồ đá mới có những chuyển biến như thế nào?

2. Nông nghiệp thời kỳ đồ đá mới có những biến đổi gì?

7
8
CHƯƠNG 2.
SỰ HÌNH THÀNH CỦA NỀN VĂN MINH TRUNG ĐÔNG
VÀ CHÂU PHI

1.Kiến thức:

+ Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về những thành tựu của nền văn minh
Trung Đông và Châu Phi đó là Lưỡng Hà và Ai Cập.

2. Kỹ năng:

+ Sinh viên sẽ được rèn luyện phương pháp nghiên cứu đa ngành và liên ngành trong
nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới

+ Sau khi học xong chương này sinh viên có thể vận dụng những kiến thức vào thực tế
để giải thích về sự xuất hiện các nền văn minh sớm ở phương Đông hơn phương Tây.

+ Thông qua các hình thức như thảo luận, làm việc theo nhóm, sinh viên cũng được
rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề, làm việc với người khác và làm việc theo nhóm.

3. Hình thức và phương pháp dạy - học

- Trình chiếu Power Point, sử dụng hình ảnh sinh động để minh họa giúp sinh viên
nắm bắt được thông tin về thành tựu những vùng đất này.

- Kết hợp với việc tường thuật lại những câu chuyện về truyền thuyết giúp sinh viên
phân biệt được nhân sinh quan và thế giới quan 2 vùng đất này

- Thông qua hình thức thuyết trình, vấn đáp để giảng viên kiểm tra đánh giá mức
độ hiểu bài, củng cố nội dung cơ bản của bài giảng và khả năng vận dụng vào thực tế của
sinh viên.

* Nội dung chương:

2.1. Văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamia)


2.1.1 Nhà nước của người Sumer

9
Sumer (từ tiếng Akkad Šumeru; nghĩa như "vùng đất của những vị vua văn minh" hay
"quê hương" là một nền văn minh cổ và cũng là một vùng lịch sử ở phía nam Lưỡng
Hà, Iraq hiện nay, ở thời kỳ đồ đồng đá vàthời kỳ đồ đồng sớm. Dù những dấu tích lịch sử
sớm nhất trong vùng không lâu quá khoảng năm 2900 trước Công nguyên, các nhà sử học
hiện đại đã đánh giá rằng Sumer lần đầu có người định cư thường xuyên khoảng trong
giai đoạn 4500 và 4000 trước Công nguyên bởi một nhóm người phi Semitic có thể hoặc
không nói ngôn ngữ Sumer (đưa ra những cái tên thành phố, sông ngòi, những việc làm
cơ bản, vân vân, làm bằng chứng). Những người tiền sử phỏng đoán này hiện được gọi là
"proto-Euphrateans" hay "Ubaidians", và được cho là đã phát triển từ văn hóa Samarra ở
phía bắc Mesopotamia (Assyria). Người Ubaidians là lực lượng văn minh đầu tiên tại
Sumer, biết thoát nước các đầm lầy để làm nông nghiệp, phát triển thương mại, và thành
lập các ngành công nghiệp, gồm cả kéo sợi, thuộc da, gia công kim loại, nghề nề và làm
đồ gốm. Tuy nhiên, một số học giả như Piotr Michalowski và Gerd Steiner, bác bỏ ý
tưởng về một ngôn ngữ Proto-Euphratean hay một phụ ngôn ngữ. Họ và những người
khác đã cho rằng, ngôn ngữ Sumer ban đầu là ngôn ngữ của những người săn bắn và đánh
cá, sống tại vùng đầm lầy và ven biển phía đông Ả rập, và là một phần của văn
hóa Ubaid.

Nền văn minh đầu tiên xuất hiện ở vùng phía đông bắc của nơi mà ngày nay gọi là
Trung Đông, dọc theo sông Tigris và Euphrates dẫn đến vịnh Ba Tư. Giữa các đồi phía
bắc và các sa mạc của bán đảo A Rập, chạy từ bờ biển Địa Trung Hải đến các vùng đồng
bằng của sông Tigris và Euphrates, là một vùng đất lớn có thể trồng trọt gọi là Fertile
Crescent( vùng lười liềm màu mỡ). Các sông chảy tràn bờ vào mùa xuân, lắng đọng đất
màu mỡ khi nước sông rút xuống. Lượng mưa không nhiều lắm, vì vậy khi áp lực dân số
tăng do nền nông nghiệp thuở ban đầu, các cộng đồng nông nghiệp bắt đầu tìm cách chế
ngự và sử dụng các dòng sông qua những muơng tưới tiêu. Với các dụng cụ cải tiến của
Thời kỳ đồ đồng, vùng này đã có những phát triển rất nhanh. Vùng Tigris – Eupharates
màu mỡ đã tạo ra những lượng lương thực thặng dư lớn, thúc đẩy phát triển dân số và mở
rộng làng xã cũng như sợ gia tăng mậu dịch và chuyên môn hóa công việc. Vùng này dễ
bị tổn thương về một khía cạnh: quá bằng phẳng khiến cho nó mở ngỏ trước sự xâm lược.
10
Nhà Sumer học Samuel Noah Kramer đánh giá "Không tộc người nào đã đóng góp
vào nền văn hóa nhân loại nhiều hơn người Sumer" nhưng tuy nhiên chỉ gần đây chúng ta
mới có được sự hiểu biết về sự tồn tại của nền văn hóa cổ này. Nền văn minh Sumer hình
thành trong giai đoạn Uruk (thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên), tiếp tục tới các giai
đoạn Jemdat Nasr và Sơ triều đại. Trong thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên, một sự
cộng sinh văn hóa gần gũi đã phát triển giữa người Sumer (nói mộtngôn ngữ phân lập) và
những người nói tiếng Semitic Akkadian, bao gồm rất nhiều người nói cả hai thứ tiếng.
[10] Ảnh hưởng của người Sumer trên người Akkad (và ngược lại) là rõ ràng ở mọi khu
vực, từ mượn từ vựng ở quy mô lớn, tới cú pháp, hình thái học, và âm vị học. Điều này đã
khiến các học giả gọi người Sumer và người Akkad ở thiên niên kỷ thứ 3 trước Công
nguyên là một sprachbund. Sumer bị các vị vua nói tiếng Semitic của Đế chế
Akkad chinh phục khoảng năm 2270 trước Công nguyên (short chronology), nhưng tiếng
Sumer vẫn tiếp tục như một ngôn ngữ thần thánh. Người Sumer bản xứ giành lại quyền
cai trị trong khoảng một thế kỷ ở thời Triều đại thứ ba của Ur (Phục hưng Sumer) thế kỷ
21 tới thế kỷ 20 trước Công nguyên, nhưng ngôn ngữ Akkad vẫn tiếp tục được sử dụng.
Thành phố Eridu của Sumer, trên bờ biển Vịnh Persian, là thành phố đầu tiên của thế giới,
nơi ba nền văn hóa khác nhau hòa trộn, văn hóa của những người nông dân Ubaidian,
sống trong những ngôi nhà xây bằng gạch bùn và biết làm thủy lợi; văn hóa của người
chăn nuôi du mục Semitic sống trong những lều trại màu đen và đi chăn các đàn cừu hay
dê; và văn hóa của người dân đánh cá, sống trong những chiếc lều bằng sậy tại các đầm
lầy, những người có thể đã là tổ tiên của người Sumer.

Nền văn hóa của người Sumer vẫn nguyên vẹn cho đến khoảng năm 2000 trước
Công Nguyên. Tổ chức chính trị của nó dựa trên một kiể các thành bang được tổ chức
chặt chẽ mà trong đso một vị vua thành bang, người có quyền lực cao nhất, cai trị vùng
đất nông nghiệp nội đại. Trong một số trường hợp, các hội đồng địa phương làm cố vấn
cho vua. Một trong những chức năng của các thành bang Sumer là để xác định các đường
ranh giới, không giống như các lãnh thổ ít chính thức hưn của những làng mạc tiền văn
minh trong vùng. Mỗi thành bang giúp điều tiết tôn giáo và thực thi các nhiệm vụ của nó.
Nó cũng đưa ra một hệ thống tòa án công lý. Các vị vua là những chiến binh lãnh đạo
11
quân đội được huấn luyện để phòng vệ, và chiến tranh vẫn rất quan trọng trong nền chính
trị của người Sumer, ở đó chiến tranh ẩn hiện mờ mờ. Các vị vua và thầy tế kiểm soát
nhiều đất đâi. Các nô lệ, những người đã bị chinh phục trong các cuộc chiến với các bộ
lạc lân cận, làm việc trên vùng đất này.

Những thành tựu của người Sumer:

Tổ chức chính trị và xã hội

Tổ chức chính trị và xã hội của người Sumer thiết lập các truyền thống tồn tại lâu
dài trong vùng. Chính phủ thành bang đã thiết lập một truyền thống cai trị vùng, đôi khi
chịu nhượng bộ những đế chế lớn hơn nhưng thường được bầu như một hình thức tổ chức
chính. Nhiều nền văn minh tiếp theo cũng dựa vào lực lượng lao động nô lệ. Việc sử dụng
nô lệ và thiếu những rào cản tự nhiên để chống lại sự xâm lăng giúp giải thích cuộc chiến
tái diễn đều đặn, đây là điều cần thiết để cung cấp lao động ở hình thức nô lệ bị bắt giữ.

Chữ viết

Tổ chức chính trị và xã hội

Việc phát minh chữ viết của người Sumer có thể khá đột ngột. Nó dựa vào các nhu
cầu mới để có những ghi chép hồ sơ chính trị và tài sản thương mại, bao gồm việc tán
dương những kỳ công của các vị vua kiêu hãnh ở địa phương. Trước chữ viết là phát minh
con dấu hình trụ bằng đất sét mà trên đso các hình ảnh nhỏ của các đồ vật có thể được ghi
lại. Chữ viết đầu tiên của người Sumer phát triển từ những hình ảnh đó, nên trên những
bảng dất sét nung, và được chuyển thành các ký hiệu rồi dần dần biến đổi thành các thành
phần ngữ âm. Bảng chữ cái đầu tiên của nguời Sumer, một bộ các ký hiệu tượng trưng
cho các âm, có thể lên đén 2000 ký hiệu phát sinh từ các hình ảnh đầu tiên đó. Chẳng bao
lâu các tác giả đã bắt đầu dùng các kỹ hiệu trừu tượng hơn để tượng trưng cho các âm,
cho phép người Sumer rút gọn bảng chữ cái xuống còn khoảng 300 ký hiệu.

Các tác giả người Sumer đã dùng những que hình nêm để khắc các ký hiệu lên
những bảng đất set. Chữ viết được tạo ra gọi là cuneiform (kyoo-NAY-h-form, nghĩa là
“hình nêm”), và nó được sử dụng trong vài ngàng năm ở Trung Động cho nhiều ngôn ngữ

12
khác nhau. Chữ hình nêm khó học, vì vậy những người chuyên chép thuê đã giữ độc
quyền nó. Người Sumer tin rằng mỗi vật trong tự nhiên đều sẽ có một tên riêng để đảm
bảo vị trí của nó trong vũ trụ; việc biết được tên gọi cho người ta một sức mạnh nào đó
đối với vật đó. Chữ viết đã nhanh chóng đảm nhiệm các mục đích tôn giáo, cho phép
người ta sắp đặt một trật tự trừu tượng đối với thiên nhiên và thế giới xã hội.

Văn học

Vào khoảng năm 2000 trước Công Nguyên, người Sumer đã viết ra câu chuyện
xưa nhất thế giới, sử thi về Gilgamesh, vốn đã tồn tại ở dạng truyền miệng vào khoảng
đầu thiên niên kỷ thứ 7 trước Công Nguyên, Gilgamesh được miêu tả như là vị vua của
một thành bang, là anh hùng đầu tiên trong văn học thế giưosi. Bản anh hùng ca này cũng
miêu tả vụ lũ lụt lớn. Giọng điệu chung của bản anh hùng ca này và của nền văn hóa
Sumer (có lẽ là phản ánh những vụ lũ lụt thường xuyên gây tai hại trong vùng) thì buồn
rười rượi. Gilgamesh đã có những kỳ công vĩ đại nhưng luôn luôn vấp phải những luật lệ
sắt đá của thần linh, những người kiểm soát cuối cùng số phận con người.

Nghệ thuật, kiến trúc

Cùng với văn học thuở ban đầu , nghệ thuật và khoa học của người Sumer đã phát
triển đều đặn. Các bực tượng và bích họa đã tô điểm các đền đài của các vị thần, và tượng
của các vị thần đã trang trí nhà cửa. Người Sumer tìm tòi để hiểu biết thêm về sự chuyển
động của mặt trời và các vì sao, từ đó lập nên khoa học về thiên văn. Họ cũng muốn cải
thiện kiến thức toán học của họ. Hệ thống số của người Sumer, dựa trên các dơn vị là
12,60 và 360, là hệ thống mà ngày nay chúng ta sử dụng trong các phép tính liên quan đến
các hình tròn và giờ giắc. Các biểu đồ của người Sumer về những chòm sao chính đã
được sử dụng trong 5000 năm ở Trung Đông, và qua sự mô phóng sau này đã được sử
dụng ở Ấn Độ và châu Âu. Nói cách khác, người Sumer và những người kế tục họ ở
Mesopotamia đã tạo ra các mô hình quan sát và tư duy trừu tượng về thiên nhiên mà
nhiều xã hội sau này, kể cả xã hội của chúng ta, vẫn còn dựa vào đó.

Tôn giáo

Tôn giáo đóng vai trò rất quan trọng trong văn hóa và chính trị của người Sumer.
13
Thần linh được liên hệ với nhiều lực lượng thiên nhiên khác nhau. Đồng thời, thần linh
được xem là có hình dạng con người và nhiều đặc điểm trong số những đặc đierm khó
chịu hơn của con người. Vì vậy, thần linh thường cãi nhau và dùng quyền lực của họ theo
một cách ích kỷ và trẻ con, và điều này đã tạo ra những câu chuyện lý thú nhưng cũng gây
ra mối lo sợ rằng thần linh có thể khiến cho cuộc sống khó khăn. Săc thái u ám của tôn
giáo Sumer cũng bao gồm một thế giới bên kia của sự thống khổ, một dạng khái niệm ban
đầu là địa ngục. Vì người ta tin rằng các thần linh điều tiết các lực lượng thiên nhiên, như
lũ lụt, trong một vùng nơi thiên nhiên thường khắc nghiệt và khó đoán, các vị thần đáng
sợ hơn là đáng yêu. Quyền lực của các giáo sĩ xuất phát từ trách nhiệm của họ trong việc
xao dịu các vị thần qua lời cầu nguyện, hiến tế và phép thuật. Các thầy tế đã trở thành
những chuyên gia làm việc trọn thời gian để quản lý các đền đài và thực hiện các phép
tính thiên văn về những ngày tháng có ngập lụt bình thường, là điều cần thiết cho việc
quản lý các hệ thống tưới tiêu.

2.1.2. Đế quốc Akkadia

Khoảng 2270–2083 trước Công nguyên (biên niên sử rút gọn)

Ngôn ngữ Semitic Akkad lần đầu được chứng thực trong những cái tên riêng của các
vị vua của Kish khoảng năm 2800 trước Công nguyên, được lưu giữ trong những danh
sách vua sau này. Có những văn bản được viết hoàn toàn bằng tiếng Akkad cổ có niên đại
từ khoảng năm 2500 trước Công nguyên. Việc sử dụng tiếng Akkad cổ lên tới đỉnh điểm
trong thời cai trị của Sargon Vĩ đại (khoảng năm 2270–2215 trước Công nguyên), nhưng
thậm chí khi ấy hầu hết các văn bản hành chính tiếp tục được viết bằng tiếng Sumer, ngôn
ngữ được những người chép thuê sử dụng. Gelb và Westenholz phân biệt ba giai đoạn của
tiếng Akkad cổ: giai đoạn thời kỳ tiền Sargonic, giao đoạn đế chế Akkad, và giai đoạn
"Phục hưng Tân-Sumer" tiếp theo nó. Tiếng Akkad và tiếng Sumer cùng tồn tại như
những ngôn ngữ địa phương trong khoảng một nghìn năm, nhưng vào khoảng năm 1800
trước Công nguyên, tiếng Sumer trở thành ngôn ngữ văn học nhiều hơn và chủ yếu quen
thuộc với các học giả và những người viết thuê. Thorkild Jacobsen đã cho rằng có ít sự
ngắt quãng trong tính tiếp nối lịch sử giữa các giai đoạn tiền và hậu Sargon, và rằng có

14
quá nhiều sự nhấn mạnh vào quan niệm về một sự xung đột "Semitic và Sumer". Tuy
nhiên, điều chắc chắn là tiếng Akkad cũng được áp đặt một thời gian ngắn tại các vùng
lân cận của Elam trước đó bị chinh phục bởi Sargon.

2.1.3. Đế quốc Babylon

Babylon tiếng Akkad: Babili, Babilla) là một thành quốc của Lưỡng Hà cổ đại. Các
di tích của thành quốc này được phát hiện ngày nay nằm ở Al Hillah, tỉnh Babil, Iraq,
khoảng 85 km (55 dặm) về phía nam thủ đô Baghdad. Tất cả những gì còn lại của thành
phố ban đầu của Babylon cổ đại nổi tiếng ngày nay là một gò đất, hoặc các toà nhà xây
bằng các gạch bùn và các mảnh vỡ ở vùng đồng bằng màu mỡ Lưỡng Hà giữa hai
dòng sông Tigris và Euphrates.

Mặc dù nó đã được tái tạo, tài nguyên lịch sử cho chúng ta thấy rằng Babylon ban đầu
là một thị trấn nhỏ, đã phát triển nhanh chóng vào vào thời kỳ đầu của thiên niên kỷ 3
trước Công nguyên. Thị trấn phát triển mạnh và đã đạt được sự nổi bật và tầm quan trọng
chính trị với sự trỗi dậy của triều đại Babylon đầu tiên. Tự xưng là người kế thừa
của Eridu cổ, Babylon đã làm lu mờ Nippur với tư cách là thành phố thánh địa của Lưỡng
Hà vào khoảng thời gian vua Hammurabi lần đầu thống nhất Đế quốc Babylon, và cũng
có thể trở thành kinh đô của đế quốc Tân Babylon vào năm 612-539 trước Công nguyên.
Dưới triều vua Nebuchadnezzar II, Đế quốc Tân Babylon trở nên vô cùng hùng mạnh.
Ông vài lần mang quân tiến đánh thành Jerusalem, đày ải những người Do Thái về thành
Babylon. Vườn treo Babylon là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại.

Vào năm 539 TCN, với lực lượng Quân đội hùng cường của mình, vị Hoàng đế sáng
lập ra Đế quốc Ba Tư - Cyrus Đại Đế tiến hành chinh phạt Đế quốc Tân Babylon, đánh
bại Quốc vương Nabonidus và từ đó, Đế quốc Tân Babylon sụp đổ. Tuy nhiên, kinh thành
Babylon vẫn đóng vai trò quan trọng đối với những vị vua mới của họ. Các Hoàng
đế của nhà Achaemenes xưng những danh hiệu Hoàng gia Babylon xưa, và còn được gọi
là "Đức Vua của Babylon, Đức Vua của các vùng đất".[5] Không những xưng làm "Đức
Vua của Babylon", Hoàng đế Cyrus Đại Đế vẫn tôn kính những truyền thống văn hóa và
tôn giáo của dân tộc Babylon. Ông cho tiến hành dự ánxây dựng những ngôi đền Babylon

15
đã bị quên lãng dưới các đời vua Belshazzar và Nabonidus, đồng thời giải thoát những
người nô lệ ở thành Babylon ra khỏi kiếp khổ sai - trong số đó có những người Do Thái.

Các vị vua như Hammurabi khẳng định quyền lực vĩ đại, thường tự liên hệ mình
với các thần linh. Các tượng đài nghệ thuật tôn vinh quyền lực của cacs vị vua theo một
truyền thống đã tiếp diễn suốt từ đó( thậm chí đối với các vị vua không được xem là thần
thánh).

Các nhà khoa học Babylon đã mở rộng công việc của người Sumer trong thiên văn
học và toán học. Các học giả có thể tiên đóa nguyệt thực và theo dõi các đuơngf đi của
một số hành tinh. Người babylon cùng tìm ra các bảng toán học hữu ích và hnhf học đại
số; họ có thể tính toán diện tích và thể tích của nhiều hình dạng, nghĩ ra số bình phương
và lai kép. Giờ 60 phút và vòng tròng 360 độ hiện nay xuất phát từ hệ thống đo lường
Babylon được áp dụng vào các hệ thống số của người Sumer.

Thật vậy, trong tất cả những người kế thừa của người Sumer thì người Babylon đã
xây dựng nền văn hóa tinh vi nhất, mặc dù sự cai trị của họ chỉ kéo dài khoảng 200 năm.
Người Babylon đã mở rộng thương mại và một khu văn hóa chung, cả hai đều dựa vào

việc gia tăng sử dụng chữ viết hình nêm và ngôn ngữ chung. Trong suốt thời kì của để
chế này, sức mạnh của chính uqyeefn được thể hiện ở cả hệ thống pháp lý có phạm vi
rọng lẫn cá tòa nhà công cộng và các cung điện hoàng gia sang trọng. Những khu vườn
treo của một vị vua làm kinh ngạc các du khách đến từ khắp nơi.

Đế quốc Babylon đã sụp đổ khoảng năm 1600 trước Công Nguyên. Xã hội Trung
Đông đã trở nên thịnh vượng đến nỗi nó bắt đầu thu hút những làn sóng tấn công tái diễn
đều đặn từ các dân tọc du mục ở Trung Á, và một số rào cản địa lý đã cản trở những cuộc
tấn công này. Dân tộc Hittle(HIT-eyet), một trong những nhóm đầu tiền trong số các
nhóm người Ấn – Âu đi vào từ trung Á,đã thành lập một đế quốc của riêng họ. Người
Hittite đã sớm chịu thua, và một lọa các vương quốc nhỏ hơn đã tranh chấp vùng này
trong nhiều thế kỷ từ khoảng năm 1200 đến năm 900 trước Công Nguyên.

2.2. Văn minh Ai Cập cổ đại

16
Những trận lụt đều đặn hàng năm mang theo nhiều phù sa của sông Nil, cùng với
tình trạng bán cô lập do sự ngăn cách của sa mạc phía đông và phía tây, dẫn tới sự phát
triển của một trong những nền văn minh vĩ đại nhất thế giới. Nước Ai Cập được coi là lập
quốc vào khoảng năm 3100 trước Công Nguyên bởi pharaong huyền thoại Menes, người
đã cho xây thành Memphis và chọn đây làm kinh đô. Triều đại có nguồn gốc địa phương
cuối cùng, được gọi là Vương triều thứ 30, đã sụp đổ trước sức tấn công của người Ba
Tư năm 343 TCN và vị pharaong người Ai Cập cuối cùng là Nectanebo II phải thoái vị.
Lúc ấy người Ai Cập đã đào nên nền móng đầu tiên của kênh Suez và nối liền Biển
Đỏ với Địa Trung Hải. Sau đó, Ai Cập lần lượt bị cai trị bởi người Hy Lạp, La Mã, Đông
La Mã (Byzantine) và một lần nữa bởi người Ba Tư.

Trong tất cả các giai đoạn, nền văn minh Ai Cập có đặc điểm là sức mạnh của
pharaoh. Pharaoh được cho là có nguồn gốc từ các thần linh và được gắn cho sức mạnh để
bảo vệ sự thịnh vượng và kiểm soát các nghi lễ nhằm bảo đảm dòng chảy đều đặn của
sông Nile và sự màu mỡ có được từ việc tưới tiêu. Phần lớn nghệ thuật của Ai Cập được
dành để biểu hiện sức mạnh và tính thiên liêng của pharaoh. Hệ thống quan lại mở rộng
được tuyển từ những quý tộc địa chủ và đã được đào tạo về chữ viết và luật lệ. Các quân
toàn quyền được bổ nhiệm quản lý những vùng then chốt và chịu trách nhiệm giám sát
việc tưới tiêu và sắp đặt những công trình công cộng lớn, vốn đã trở thành dấu hiệu của
văn hóa Ai Cập. Hầu hết những người Ai Cập đều là nông dân, đã bị chỉnh đốn chặt chẽ
và bị đánh thuế nặng.

Chữ viết Ai Cập cổ

Các nhà Ai Cập học xếp hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ vào thể loại chữ tượng
hình là lối viết sớm của hệ thống chữ viết của thế giới. Những thầy tu thảo ra những chữ
tượng hình Ai Cập cổ từ triều đại đầu tiên (2925 - 2775 TCN). Chữ tượng hình Ai Cập cổ
không còn được sử dụng từ thế kỷ thứ 4. Đến thế kỷ 15, người ta bắt đầu giải mã hệ thống
chữ viết của Ai Cập cổ. Đến thế kỷ 19, nhà khảo cổ người Pháp là Champollion đã giải
mã được văn tự Ai Cập. Cuối thế kỷ 20, người ta đã truy ra là mẫu tự Phoenix (tổ tiên của
người Li Ban) đã được đặt ra bắt chước theo văn tự Ai Cập. Sau đó các dân tộc Do Thái,

17
Ả Rập, Hy Lạp và La-Tinh đã dựa theo mẫu tự Phoenix để thành lập chữ viết của mình.

Văn học - nghệ thuật

Tác phẩm văn học cổ xưa nhất của Ai Cập có lẽ là các tác phẩm sách giấy papyrus
(chỉ thảo) Ipuwer, có niên đại 1800 TCN. Giấy papyrus là một loại giấy do người Ai Cập
cổ sáng chế ra, được làm từ cây papyrus mọc ở châu thổ sông Nin. Công nghệ làm giấy
papyrus không được ghi lại và bị thất truyền theo thời gian, tuy vậy, vào năm 1940, các
nhà Ai Cập học đã phục hồi được công nghệ này. Người ta đã tìm thấy những tấm giấy có
kích thước khá lớn, dài hàng mét. Giấy papyrus được người Ai Cập cổ dùng vào các việc
ghi chép lại các cảnh sinh hoạt bao gồm văn học, tôn giáo, lịch sử và các công việc hành
chính. Nghệ thuật hội họa Ai Cập cổ đáng để chúng ta kinh ngạc bởi những tranh vẽ trên
tường trong các khu hầm mộ của các pharaon, trên các chất liệu gốm cổ… Các bức tranh
mô tả cảnh sinh hoạt và sản xuất cũng như tín ngưỡng tập tục của các cư dân và vua chúa
Ai Cập. Các tác phẩm hội họa và các hoa văn trên gốm và đất nung đã cung cấp cho các
nhà Ai Cập học các tư liệu phong phú và sinh động.

Kết luận chương 2

Ai Cập và vùng Lưỡng Hà cả hai đều cho thấy những thay đổi mà sự phát triể của
nền văn minh đã mở đầu trong kinh nghiệm của con người – ví dụ, sự sôi nổi lên của các
nhà nước chính thức. Việc so sánh cho thấy hai xã hội này đã phát triển các mô hình cơ
bản khác nhau như thế nào. Một sự khác biệt chính liên quan đến các mối liên hệ với
những vùng năm bên ngoài những ranh giới cốt lõi của nền văn minh. Khong một nền văn
minh nào vươn xa đến thế giới rộng hơn, nhưng mỗi nền văn minh đều bộc lộ một ảnh
hưởng nào đso rộng hơn và ngược lại cũng nhận nhiều ảnh hưởng. Thương mại của nười
Sumeria tiếp xúc với Ấn Độ hoặc trực tiếp hoặc qua các trun ggian ở Vịnh Ba Tư dẫn đến
việc hàng năm có sự trao đổi hàng tấn đồng của người Sumeria để lấy lúa mì Ấn Độ. Ấn
Độ cũng cung cấp các chuỗi hạt bằng đá quí tinh xảo cho các hoàng tộc người Sumeria.
Về sau người Ai Cập nhập khẩu gỗ tếch của Ấn Độ. Điều thú vị là, những người Hy Lạp

18
đầu tiên đã học hỏi về các thức uống lên men từ người Ai Cập và có thể đã đáp lại bằng
cách chia sẻ với Ai Cập những tiến bộ của mình ở lĩnh vực sản xuất rượu.

BÀI TẬP

1. Hãy trình bày những hiểu biết của anh/chị về đế quốc Babylon. Theo anh/chị thành
tựu nào quan trọng nhất?
2. Trình bày những điểm tương đồng và khác biệt của nền văn minh Ai Cập và
Lưỡng Hà.

CHƯƠNG 3.
NHỮNG NỀN VĂN MINH ĐẦU TIÊN Ở CHÂU Á : ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC

1.Kiến thức:

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về những thành tựu của nền văn minh Ấn
Độ và Trung Quốc:

- Đối với Ấn Độ là nền văn minh Harappa và Monhenjo Daro cùng với sự biến
đổi xã hội Ấn thông qua quá trình người Aryan vào đất Ấn.

- Đối với Trung Quốc là 2 vương triều Thương và Chu với những thành tựu văn
minh mà người Trung Quốc đạt được.

2. Kỹ năng:

+ Sinh viên sẽ được rèn luyện phương pháp nghiên cứu đa ngành và liên ngành trong
nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới

+ Sau khi học xong chương này sinh viên có thể vận dụng những kiến thức vào thực tế
để giải thích về sự xuất hiện những thành tựu rực rỡ ở mỗi nền văn minh này.

+ Thông qua các hình thức như thảo luận, làm việc theo nhóm, sinh viên cũng được
rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề, làm việc với người khác và làm việc theo nhóm.

3. Hình thức và phương pháp dạy - học

- Trình chiếu Power Point, sử dụng hình ảnh sinh động để minh họa giúp sinh viên
nắm được thành tựu Trung Quốc và Ấn Độ trong thời kỳ cổ đại.
19
- Thông qua hình thức thuyết trình, vấn đáp để giảng viên kiểm tra đánh giá mức
độ hiểu bài, củng cố nội dung cơ bản của bài giảng và khả năng vận dụng vào thực tế của
sinh viên.

Nội dung chi tiết

3.1. Văn minh Ấn Độ

Bán đảo Ấn Độ thuộc Nam Á gần như hình tam giác. Ở phía bắc, bán đảo bị chắn
bởi dãy núi Hymalaya. Từ bên ngoài vào Ấn Độ rất khó khăn, chỉ có thể qua các con đèo
nhỏ ở tây-bắc Ấn. Đông nam và tây nam Ấn Độ giáp Ấn Độ dương. Hàng năm tới mùa
tuyết tan, nước từ dãy Hymalaya theo hai con sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges) lại
đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn. Nền văn minh ở lưu vực sông
Indus (3.000-1.800 Tr. C.N.) đã thấm đượm những tư tưởng và hình thức nghệ thuật mà
về sau người ta xem như bản sắc tiêu biểu cho Ấn Độ.

Các đồng bằng hạ lưu sông Ấn vào thiên niên kỷ thú 3 trước CN một nơi rất khác so
với ngày nay. Phần lớn vùng đất đó hiện nay khô cằn và hoang tàn, đan chéo bởi những
dòng sông khô cằn, Vào thời Harappa, đó là một vùng đất xanh tươi và có rừng dày đặc,
có nhiều thú săn và đồng cỏ để chăn nuôi súc vật. Từ lâu trước khi những khu định cư đầu
tiên cùng với các khu phức hợp Harappa xuất hiện, các đồng bằng đã có những khu định
cư trồng trọt rải rác. Ít nhất là vào năm 3000 trước CN, các dân tộc tiền Harappa đã canh
tác lúa mì và lúa mạch và đã phát triển những công cụ nông nghiệp và kỹ thuật trồng hoa
màu.

Những dân tộc thời tiền Harappa biết cách để làm ra các loại vũ khí, công cụ và gương
bằng đồng, và họ đã tinh thông nghệ thuật làm đồ gốm. Những kiểu mẫu lặp đi lặp lại,
như bò và súc vật sừng lại , trên những cái bắt được trang trí cầu kỳ và những cái vại chưa
gợi ý là có những cái vại chứa gợi ý là có những lien kết với những cộng đồng nông
nghiệp ban đầu ở Trung Đông. Nhữn thiết kế đồ gốm chỉ ra rằng cá dường như là nguồn
thực phẩm chính. Bò sừng dài là một hình ảnh trung tâm trong nền văn hóa Harappa và
những dấu tích quan trọng trong nghệ thuật hình tượng( nghệ thuật thể hình ảnh). Người
dân thời tiền Harappa trong thung lũng sông Ấn cũng đã chạm khắc nhiều tượng hụ nữ
20
nhỏ. Những tượng nhỏ này khác với những tượng được tìm thấy nhiều nền văn hóa ban
đầu ở sự chú tâm chi tiết danh cho các kiểu tóc và trang sức.

3.1.1. Nền văn minh lưu vực sông Ấn

Chỉ đến năm 1922, khi các nhà khảo cổ học người Anh trên đường đi tìm dấu vết
của Alexander Đại đế khám phá những phần còn lại của một nền văn hóa chưa được biết
đến trong lãnh thổ củaPakistan ngày nay, nền văn hóa cổ phát triển cao này mới được biết
đến. Nền văn minh này trải dài gần khắp lãnh thổ Pakistan ngày nay cũng như nhiều phần
của Ấn Độ và Afganistan trên một diện tích là 1.250.000 km² và như thế so về diện tích
lớn hơn Ai Cập cổ đại và nền văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamia) cộng lại. Bên cạnh hai
nền văn hóa này, nền văn minh sông Ấn là một trong ba nền văn minh lâu đời nhất của
thế giới. Ngay từ thời đấy người ta đã biết đến quy hoạch đô thị, chữ viết và kiến trúc.

Mặc dầu cách nhau hàng trăm dặm, Harappa, Mohnejo Daro và các trung tâm đô thị
khác đã có những đặc điểm giống nhau một cách đáng kể trong cách bố trí và xây dựng.
Chúng được xây dựng theo một kiểu hình ô lưới phân chia bởi những con đường chính
thành 12 đoạn được đo đạc chính xác. Harappa và Mohenjo Daro có tường thành bao
quanh, kéo dài đến một dặm từ đông sang tây và một dặm rưỡi từ bắc đến nam. Những
tòa nhà và tường thành phố thường được làm bằng gạch nung lò đúng tiêu chuẩn. Việc
phối hợp kiến trúc trên một qui mô đồ sộ như vậy có thể có nghĩa là một chính quyền
trung ương hữu hiệu có thể có nghĩa là có một chính quyền trung ương hữu hiệu có thể tổ
chức và giám sát nhuwgnx nhiệm vụ hàng ngày của một số lượng lớn lao động.

Mohenjo-Daro là thành phố được khảo sát tốt nhất của văn hóa sông Ấn. Trong các
thập niên 1920 và 1930, cơ quan khảo cổ Anh đã tổ chức khai quật rộng khắp tại đây và
đào lộ thiên nhiều phần lớn của thành phố đã hoàn toàn bị chôn vùi trong bùn lầy của
sông Ấn 4.500 năm trước đó. Thành phố được xây dựng trên một nền nhân tạo làm bằng
gạch đất sét và bằng đất, hẳn là để bảo vệ chống lụt. Cạnh một vùng nằm cao hơn, rộng
200m và dài 400m, được xem là thành lũy, là một vùng được coi như là khu dân cư, nơi
có nhiều nhà dân. Giữa 2 khu vực này là một khoảng trống rộng 200m. Các con đường
chính có nhiều ngang 10 m chạy xuyên qua thành phố theo hướng Bắc-Nam và đường

21
nhỏ thẳng góc với đường lớn theo hướng Đông-Tây, từ đó hình thành các khu nhà cho
người dân thành phố. Trong khu thành lũy mà mục đích vẫn chưa rõ có một bể nước được
làm bằng một loại gạch đặc biệt nung từ đất sét, được khám phá trong năm 1925, có độ
lớn vào khoảng 7 m x 12 m và có thể đi lên qua 2 cầu thang. Bể nước được bao bọc bởi
một lối đi, có một giếng nước cung cấp riêng trong một phòng cạnh đó. Người ta vẫn
chưa rõ đây là một bể nước để tắm rửa trong nghi lễ hay là một bể bơi công cộng. Cũng
trên nền này là một căn nhà lớn làm từ gạch nung được xem như là kho trữ ngũ cốc mặc
dầu chức năng này chưa được chứng minh.

Các thành phố được kế hoạch hóa hoàn hảo và xây dựng có tính kỹ thuật là bằng
chứng cho một mức độ phát triển cao của khoa học thời bấy giờ. Con người của nền văn
hóa sông Ấn đạt đến một mức độ chính xác đáng kinh ngạc trong đo lường về chiều dài,
khối lượng và thời gian. Người dân nền văn hóa sông Ấn có lẽ là những người đầu tiên
phát triển và sử dụng các trọng lượng và kích thước thống nhất. Đo lường của họ hết sức
chính xác. Đơn vị chiều dài nhỏ nhất được tìm thấy trên một thước đo làm bằng ngà
voi tại Lothal tương ứng với khoảng 1,704 mm, là đơn vị nhỏ nhất trên một thước đo
thuộc thời kỳ Đồ đồng đã từng được tìm thấy. Trọng lượng dựa trên đơn vị 0,05; 0,1; 1; 2;
5; 10; 20; 50; 100; 200 và 500, trong đó mỗi đơn vị nặng vào khoảng 28 gram. Hệ thống
thập phân cũng đã được biết đến và sử dụng.

Được dùng làm vật liệu xây dựng lần đầu tiên trong lịch sử của loài người là gạch
được nung với tỷ lệ kích thước toàn hảo 1:2:4 vẫn còn thông dụng cho đến ngày nay.
Trong luyện kim, nhiều kỹ thuật mới cũng được phát triển, thợ thủ công của nền văn hóa
Harappa đã sử dụng những kỹ thuật này trong lúc gia công đồng,đồng
thau (bronze), chì và thiếc.

3.1.2. Xã hội của người Aryan thưở sơ khai ở Ấn Độ

Bất chấp những lời khẳng định của các nhà tư tưởng phân biệt chủng tộc thế kỷ
thứ 18 và 19, người Aryan không phải là chủng người hay một nhóm người phân biệt về
mặt sinh học. Thuật ngữ Aryan là một thuật ngữ ngôn ngữ học. Người Aryan có nguồn
gốc là những người chăn thả súc vật nói một loại của một nhóm các ngôn ngữ Ấn – Âu và

22
sống ở khu vực giữa Caspian và Hắc Hải. Vì những lý do dường như là có liên quan với
những sự biến đổi khí hậu và những xung đột về đất chăn thả, những người du mục này
đã bắt đầu di cư với số lượng lớn từ vùng đất quê hương của họ vào thiên niên kỷ thứ 2 và
3 trước CN. Những đợt di cư đầu tiên là về phía tây, vào Tiểu Á và sau cùng là châu Âu.
Những đợt di cư thứ hai hướng về phái đông tiến đến Iran và thung lũng sông Ấn.

Khi tiến vào tiểu lục địa Ấn Độ, các nhóm người Aryan đã phân chia thành ba
nhóm xã hội chính: chiến binh, tu sĩ và thứ dân. Từ những xung đột và sự chinh phục các
dân tộc bản địa đã bổ sung thêm một nhóm thứ tư: nô lệ hay nông nô. Mặc dầu những
khác biệt xã hội giữa ba nhóm đầu tiên này là điều nổi bật, tuyến phân chia giữa những
người Aryan có nguồn gốc tự do và dân số bị bắt làm nô lệ là đặc biệt khắt khe. Rõ ràng,
sự phân chia rõ ràng này cũng có một chiều hướng tự nhiên giữa kẻ tự do và người bị bắt
làm nô lệ. Người Aryan tự xem mình là người chinh phục da trắng trong một biển người
da đen Dasas, là tên gọi mà người Aryan dành cho những dân tộc bản xứ. Những nỗ lực
đã được thực hiện để ngăn chặn các cuộc hôn nhân di chủng – quan hệ tình dục và sinh
sản – giữa người Aryab và Dasas. Những cuộc hôn nhân giữa hai nhóm bị cấm. Những
hình phạt được đưa ra tương ứng với các thứ bậc của người đàn ông và đang bà đã có
quan hệ tình dục.

Khi người Aryan định cư, sự phân chia xã hội trở nên phức tạp hơn, với những
nhóm như nông dân, thương nhận, và thợ thủ công cùng với những nhóm chiến binh, giáo
sĩ và người chăn thả súc vật. Sự phân chia xã hội còn phức tạp hơn do sự kết hôn dị chủn
lan rộng . Qua nhiều thế kỷ, bốn varna (đẳng cấp xã hội) đã phát triển: tăn lữ (Brahmin),
chiến binh (Kshatriya), thương nhân (Vaiysa) và nông dân (Sudra). Giữa những nhsm này
là những người không đẳng cấp và tiện dân người Dasas và những dân tộc không phải
người Aryan và những nhóm di dân.

Văn hóa của những người Aryan xâm lược chú trọng nhiều vào sức mạng thể chất,
kỹ năng chiến đấu và chiến tích anh hùng. Dòng dõi và thừa kế tính theo phụ hệ, thông
qua dòng nam. Những người đàn ông lớn tuổi độc chiếm quyền lực trong gia đình, mặc
dầu mẹ và vợ của họ có thể gây ảnh hưởng đến các quyết định từ hậu trường. Trong hôn

23
nhân, những cô dâu rời nhà và gia đình mình để đến sống ở nhà và gia đình chồng. Những
cuộc hôn nhân một vợ một chồng là quy chuẩn, nhưng đa thê ( một chồng nhiều vợ ) và
đa phu ( một vợ nhiều chồng ) cũng được nhắc đến trong các sử thi của người Aryan

Những khoản hồi môn đáng kể, ở dạng trâu bò, thực phẩm hay những đồ vật quý
thường được trao cho gia đình chồng. Trong một số trường hợp, một người chồng tương
lai trả một cái giá cô dâu cho gia đình vợ tương lai. Tập tục này gợi ý rằng trẻ em gái
chưa trở thành một gánh nặng kinh tế như chúng được xem trong phần lớn lịch sử của
người Nam Á. Tuy nhiên, con trai được ưa chuộng hơn con gái vì những trách nhiệm nghi
lễ quan trọng trong gia đình của đàn ông và vai trò then chốt của học như là các chiến
binh và tu sĩ. Phụ nữ không bao giờ nắm giữ những vị trí này; họ cũng không được phép
làm tù trưởng của các nhóm bộ lạc hay vua chúa của các quốc vương đã phát triển trong
những thế kỷ ban đầu của các cuộc xâm lăng của người Aryan.

3.2. Văn minh Trung Quốc

Vùng đất này có nhiều hoàng thổ, một thứ đât mịn màu vàng, lắng đọng từ những
cơn gió mạnh thồi từ Trung Á trong thời tiền sử. Ở nhiều nơi, đất màu vàng nây màu mỡ
đã tích tụ qua hàng ngàn thiên niên kỷ đến những độ sâu hơn 300 feet. Sông Hoàng Hà
được đặt tên vì màu sắc đặc biệt của đất mà dòng sông này bồi đắp phù sa. Đất màu mỡi
và nguồn nước dồi đao ở những khu vự gần sông Hoàng Hà và các phụ lưu cỉa nó đã
khiến cho nhiều phẩn của vùng Ordos và những khu vực phía dông dọc đồng bằng bắc
Trung Quốc thích hợp cho việc thâm canh ngũ cốc và định cư đông người. Ngoài ra, vùng
này được những dãy núi ở phía tây và phía nam che chở nhưng lại mở ra cho mậu dịch và
những đợt di cư từ các đồng cỏ ở phía tây Bắc.

Vào năm 4000 trước CN, các cộng đồng người được nuôi dưỡng bởi nền nông
nghiệp định canh đã lan rộng qua vùng hoàng thổ. Các cộng đồng này đã phát triển thành
hai phức hợp văn hóa phổ biến rộng rãi đặt nền móng cho triều đại nhà Thương và văn
minh Trung Quốc. Cả hai nền văn hóa Ngưỡng Thiều ( Yangshao) (khoảng 2500 – 2000
trước CN) và Long Sơn (Longshan) (khoảng 2000 – 1500 trước CN) đều dựa trên sự hòa
hợp rất khác nhau giữa nông nghiệp và săn bắt. Trong thời kỳ Ngưỡng Thiều, săn bắt và

24
đánh bắt cá chiếm ưu thế, được bổ sung thêm bằng những thực phẩm do việc du canh
cung cấp. Vào thời Long Sơn, việc canh tác ngũ cố - đặc biệt là kê – là công việc chính
và việc canh tác qui mô lớn đã giúp cho cư dân của vùng Hoàng Hà nuôi dưỡng cho
những khu làng định cư lớn, co tường thành bằng đất nện bao quanh.

Những hệ thống thủy lợi ngày càng tinh là yếu tố sống còn cho việc mở rộng cơ sở
nông nghiệp của xã hội. Lòng sông cạn dần sau khi tràn nước vào những đồng bằng bắc
Trung Quốc và lượng phù sa lớn mà nó chuyên chở khiến cho sông đặc biệt thất thường
vào mùa xuân. Tuyết tan chảy từ cao nguyên Tây Tạng và dãy núi Côn Luân biến sông
thành một dòng thác hung hãn có khả năng gây ngập lụt phần lớn các đồng bằng. Từ thời
cổ đại, việc kiểm soát dòng sông bằng cách xây dựng và bảo dưỡng những con đê lớn
bằng đất nện đã là mối bận tâm chính của nông dân – những nông dân lo kiếm cái ăn – và
các giai cấp cai trị.

3.2.1. Nhà Thương

Nhà Thương (tiếng Trung Quốc: 商 朝 , Thương triều) hay nhà Ân ( 殷 代 , Ân


đại), Ân Thương (殷商) là triều đại đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử là một triều
đại Trung Quốc. Theo biên niên sử dựa trên các tính toán của Lưu Hâm thì nhà Thương
trị vì từ khoảng năm 1766 TCN tới khoảng năm 1122 TCN, tuy nhiên theo biên niên sử
dựa theoTrúc thư kỉ niên thì khoảng thời gian này là 1556 TCN tới 1046 TCN. Các kết
quả của Hạ Thương Chu đoạn đại công trình coi khoảng thời gian này là từ 1600 TCN tới
1046 TCN.

Triều đại này bắt đầu từ vua Thành Thang và kết thúc ở Trụ vương. Nhà Thương
bắt đầu nổi lên từ phía Tây châu thổ sông Vị. Bằng vũ lực, nhà Thương thống nhất vùng
đồng bằng phía bắc Trung Quốc, xây dựng một đế chế theo kiểu những kẻ chinh phục
khác: để lại phía sau một lực lượng đồn trú để kiểm soát dân chúng địa phương, biến vị
vua ở đó trở thành một kẻ đồng minh phụ thuộc, cho phép ông ta kiểm soát công việc ở
lãnh địa của mình, đánh thuế những nơi đã bị chinh phục.

Kinh đô của nhà Thương lúc đầu đóng ở đất Bạc nay thuộc huyện Thương Khâu,
tỉnh Hà Nam của Trung Quốc. Do việc trị thuỷ thời đó còn hạn chế, lũ lụt, thiên tai
25
thường xuyên xảy ra, vì vậy phải thiên đô nhiều lần. Tới đời vua Bàn Canh (1401 - 1374
TCN), khoảng năm 1384 TCN nhà Thương đã chuyển kinh đô về đất Ân và từ đó ổn định
ở nơi này. Vì vậy, nhà Thương còn được gọi là nhà Ân.

Hai nét căn bản của xã hội đời Thương là:

Mới đầu theo chế độ mẫu hệ cho nên vua chết thì truyền ngôi cho em cùng mẹ, rồi
tới cuối theo chế độ phụ hệ, truyền ngôi cho con.

Tôn giáo đa thần: thần sông, núi, mưa, gió, sấm... nhất là thần sinh sản (fécondité).
Cao hơn hết là Thượng Đế, hình người, tạo ra người và vạn vật; rồi tới thần Đất, hình một
người đàn bà, sinh ra và nuôi vạn vật.

Để cho đất sản xuất được nhiều, mùa màng trúng, người ta tế lễ và giết người, súc
vật trong mỗi buổi tế. Các công trình khai quật ở An Dương từ 1950 chứng tỏ rằng số
người bị hy sinh rất lớn, nhất là khi chôn cất nhà vua. Có một ngôi mộ, người ta khai quật
được ở chung quanh trên 300 bộ xương người, có bộ được toàn vẹn, có bộ bị chặt đầu.
Những bộ xương đó có thể là của hoàng hậu, cung phi, các hầu cận vua, vệ binh, đánh xe,
một số quan tướng nữa... Tục đó duy trì rất lâu, mãi đến thời nhà Hán mới gần hết; và
người ta thay tuẫn táng người bằng những hình nộm đan bằng tre, hay những tượng lớn
như người thật, bằng đá, gỗ hay đất nung; sau cùng bằng những hình nhỏ bằng đất nung
và những đồ vàng giấy (đồ vàng mã) đốt trong đám táng. Tục đốt hàng mã đó, ngày nay ở
các nướcĐông Á vẫn còn.

Xã hội

Lúc này bên cạnh các vua nhà Thương có nhiều lãnh chúa và quý tộc. Một trò giải
trí thường ngày của họ là tổ chức các cuộc đi săn. Vua và quý tộc ở tại những ngôi nhà
lộng lẫy với tường bằng đất nện hay gạch bằng đất nung trong khi những người dân
thường tiếp tục sống trong những ngôi nhà hầm như hồi sơ khai. Vị vua nhà Thương là vị
chủ tế cao nhất, và ông ta có một bộ máy hành chính quan lại, gồm các vị quan, các vị chủ
tế cấp thấp hơn và những người coi việc bói. Cũng giống như những nền văn minh dựa
trên chiến tranh khác, họ cũng bắt nô lệ, những người nô lệ phải lao động và trồng cấy.

26
Phụ nữ trong nền văn minh nhà Thương phụ thuộc vào đàn ông, những người phụ nữ quý
tộc có nhiều tự do và bình đẳng hơn so với phụ nữ thường dân.

Nông nghiệp

Trong triều đại nhà Thương, nền văn minh dọc sông Hoàng Hà đã đào những con
ngòi dẫn nước tưới mùa màng. Các cộng đồng đã có rãnh thoát nước ra ngoài thành phố.
Họ biết sản xuất bia từ kê. Họ mở rộng thương mại và sử dụng tiền dưới dạng vỏ ốc. Các
thương gia đời Thương buôn bán muối, sắt, đồng, thiếc, chì và antimon, một số thứ trong
số chúng được nhập khẩu từ các nước xa xôi. Tới đầu năm 1300 TCN một nền công
nghệ đúc đồng đã phát triển. Công nghệ đúc đồng này muộn hơn so với châu Âu và Tây
Á nhưng lại phát triển nhất trên thế giới.

Chữ viết

Khoảng năm 1300 trước Công Nguyên chữ viết đầu tiên được biết đã xuất hiện ở
nền văn minh nhà Thương - họ đã phát triển chữ viết có hơn ba nghìn ký tự, một phần là
tượng hình và một phần là tượng thanh (ngữ âm – phonetic). Loại chữ viết này được thể
hiện trên những phần xương phẳng của gia súc hay xương hươu, trên vỏ sò và mai rùa và
có lẽ trên cả gỗ. Chúng là những đoạn ghi chép liên quan đến việc bói toán tương lai.
Bằng cách chọc một cái que nóng vào một cái xương hay vỏ sò, vật đó sẽ nứt ra, và
những đường nứt biểu tượng cho các chữ cái sẽ cho biết câu trả lời cho rất nhiều câu hỏi:
thời tiết sẽ thế nào, có xảy ra lũ lụt không, sẽ được mùa hay mất mùa, khi nào là thời gian
thích hợp nhất để săn bắn và đánh cá, các câu hỏi về sức khoẻ hay thậm chí về thời điểm
thích hợp để xuất hành.

Theo thời gian số lượng ký tự đã tăng lên đáng kể; và vào cuối đời nhà Thương, có
khoảng 3000 ký tự. Một học giả trong thời hiện đại sẽ cần nắm vững khoảng 8000 ký tự.
Cách viết các ký tự này cũng đã thay đổi đáng kể. Nhiều ký tự đã được đơn giản hóa, và
phần lớn đã được cách điệu hiến cho chúng ít tượng hình hơn. Những mảnh xương hay
vạc bằng đồng trên đó có những ký tự nguyên thủy được khắc đã dần dần nhường chỗ cho
những thẻ tre, cuộn lụa và phiến gỗ; và vào thế kỷ thú 1 sau Công nguyên, chúng lại được
thay thế bằng giấy (một phát minh hết sức quan trọng của người Trung Quốc). Những cây
27
cọ và mực đủ loại đẫ được phát triển ra để vẽ các ký tự; bản thân các chữ này đã trở thành
một hình thức biể đạt nghệ thuật trong những thời kỳ sau đó.

Chữ viết đã trở thành chìa khóa để nhận biết bản sắc và sự phát triển của nền văn
minh Trung Quốc. Các dân tộc ở vùng hoàng thổ và đồng bằng miền bắc Trung Quốc nói
nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, thường là nhóm này không hiểu ngôn ngữ của nhóm khác.
Bao quanh học là các bộ lạc chăn nuôi súc vật từ phía bắc và du canh ở phía nam va
những tiếp xúc và việc di chuyển của học vào vùng hoàng thổ đã làm phức tạp thêm tình
trạng rối ren về ngôn ngữ. Nhưng việc sử dụng ngày càng nhiều các ký tự tinh tế và được
chuẩn hóa đã tạo ra sự gắn kết cho những cư dân với số lượng đang tăng lên của vùng
hoàng thổ này một bản sắc chung. Ý thức về bản sắc được cảm nhận sâu sắc nhát trong
những nhóm thượng lưu, vốn độc quyền sử dụng các ký tự; nhưng sau cùng nó đã thẩm
thấy xuống đến các tầng lớp nông dân và thợ thủ công. Với sự tồn tại lâu bền và phát triển
của bản sắc này, người dân Trung Quốc lần đầu tiên đi vào lịch sử

3.2.2. Nhà Chu

Nhà Chu nối tiếp sau nhà Thương và trước nhà Tần ở Trung Quốc. Nhà Chu tồn tại
lâu hơn bất cứ một triều đại nào khác trong lịch sử Trung Quốc và việc sử dụng đồ
sắt cũng đã xuất hiện ở Trung Quốc trong thời kỳ này. Nhà Chu cũng là khoảng thời gian
khi hệ thống chữ viết cổ xuất hiện trên các đỉnh đồng thời Tây Chu bắt đầu chuyển sang
giai đoạn hiện đại, dưới hình thức những văn bản ghi chép cổ cuối thời Chiến Quốc.

Vào những thế kỷ cai trị đầu tiên, các vua chúa nhà Chu đã thực thu nhiều quyền lực
hơn những vị tiền nhiệm nhà Thương. Dưới thời Vũ đế (Wu), nhà chỉ huy quân sự đã
đánh bại nhà Thương và người em của mình, quận công zhou, đế quốc đã mở rộng rất
nhiều, đặc biệt là về phía đông và phía nam. Vì kinh đô của nhà Chu nguyên thủy là ở
Tây An (Xi’an), quá xa về phía tây để kiểm soát một cách hữu hiệu những khu vực mới,
một kinh đô thứ hai đã được xây dựng ở Lạc Dương (Luoyang), hàng trăm dặm về phía
đông. Đế Vũ và các vua ban đầu của nhà Chu đã cai quản những lãnh thổ rộng lớn thông
qua một hệ thống hầu theo trật tự thức bậc. Các chư hầu được kiểm soát với mức độ lớn
hơn so với thời nhà Thương. Nhiều chư hầu hùng mạnh nhất là những người họ hàng,

28
những người cùng dòng tộc hay những liên minh lâu đời của gia đình nhà Chu. Do đó,
những ràng buộc dòng học đã gắn kết lòng trung thành và sự tuân phục của học đối với
các chúa công nhà Chu. Đến lượt họ, các chư hầu này kiểm soát các chư hầu nhỏ hơn ở vị
trí thấp hơn theo trật tự thứ bậc, thường là những thuộc hạ hay thân nhân của họ.

Vào đầu thời Chu, những lời tuyên thệ chính thức về lòng trung thành và những thủ
tục ban thái ấp được thể thức hóa đã biến hệ thống chư hầu nhà Thương thành một trật tự
phong kiến xác thực hơn. Ở đây, cũng nhu trong những hệ thống chính trị kiểu này sau
đó, chế độ phong kiến nhấn mạnh vào nghĩa vụ và những lợi ích hỗ tương trong dòng tộc
cai trị. Các vua nhà Chu đã ban những thái ấp cho các chiến binh trung thành – quyền
được thu thuế và được sự phục vụ của dân làng – đáp lại, các chư hầu được ưu ái bày tỏ
lòng trung thành của mình với triều đại trong một buổi lễ chính thức ở cung điện của nhà
vua. Trong buổi lễ này, người giữ thái ấp mới được trao cho một cục đất, tượng trưng cho
đất đai và những khu làng được vua ban cho. Đồng thời, một bản tuyên bố về những trách
nhiệm của ông ta đối với nhà vua và các quyền của ông ta như một người giữ thái ấp được
giới thiệu cho triều đình đang nhóm họp.

Tôn giáo
Bắt đầu từ thời các vua nhà Chu, các vị thủ lĩnh địa phương nhận được quyền hành
động như các thầy tế: để thực hiện hiến tế, để cho phép hát một số loại bài hát và một số
điệu nhảy, quyền cúng tế các vị thần núi sông ở địa phương, các dòng suối và đất và mùa
màng. Tuy nhiên, các quý tộc địa phương tiếp tục đi theo di sản của ông cha để lại. Họ lấy
vợ bằng những nghi thức tôn giáo và sự ghi chép gia phả, trong khi dân thường vẫn tiếp
tục kiểu lấy vợ thời cổ, không có họ hay cógia phả. Họ chỉ đơn giản sống với nhau và
được công nhận là một cặp bởi những người hàng xóm.

Giống như ở Ấn Độ và Tây Á, cùng với thời gian có một sự pha trộn giữa các tôn
giáo của kẻ chinh phục và kẻ bị chinh phục. Những vị cai trị nhà Chu chấp nhận vào danh
sách thần thánh của mình một số vị thần của nền văn minh Thương. Sự cúng tế nhiều vị
thần từ thời nhà Thương vẫn được tiếp tục, gồm cả vị thần mùa màng, mưa và nông
nghiệp - một trong những vị thần này được tin rằng được sinh ra từ một bà mẹ trinh trắng.

29
Trong số các vị thần đó có vị thần sông Hoàng Hà, người có thân cá nhưng có mặt người.
Trong nền văn minh Chu, con người tiếp tục cố gắng làm dịu các vị thần bằng cách cúng
tế. Những người có khả năng thì hiến tế bằng gia súc, cừu, lợn hay ngựa.

Việc hiến tế bằng người giảm bớt so với thời nhà Thương, nhưng nhà Chu có cả vợ
và bạn bè ở trong mộ, và mỗi năm một cô gái trẻ bị cúng làm cô dâu cho thần sông. Việc
hiến tế này bắt đầu bằng việc những bà đồng cốt lựa chọn một cô gái đẹp nhất có thể. Mặc
cho cô ta đồ satin, tơ và đeo trang sức và đặt lên một cái giường cưới trên một cái bè. Họ
tống cái bè xuống sông. Cái bè sẽ chìm và cô gái chết đuối, coi như là một đồ hiến tế cho
thế giới vô hình của vị thần sông.

Kết luận chương 3

Ở Châu Á, các địa điểm khaia quật khảo cổ học đã cung cấp một cơ sở cho một việc
tái tạo một cách tương tự những phương thức mà một xã hội phức tạp và đông dân đã phát
phát triểm ở Trung Quốc cổ đại, Như Harappa và các nền văn minh thưở ban đầu khác ở
Ai Cập và Mesopotamia, nền văn minh Trung Quốc đã hình thành dọc theo một con sông
hùng vĩ. Phía nam của một khúc quanh lớn trên sông Hoàng Hà hay dòng sông Vàng,
những cộng đồng nông nghiệp lơn, - thường được bảo vệ bằng những bức tường thành
cao bằng đất nện - đã phát triển từ năm 4000 trước CN. Và ngay khi nền văn minh
Harappa bắt đầu suy yếu ở Ấn Độ vào giữa thien niên kỷ thứ 2 sau CN, một triệu đại của
người du mục – nhà Thương – đã đặt nền móng cho một vương quốc đủ mạnh để đòi hỏi
cống phẩm và thực thu sự kiểm soát trong một chừng mực đối với một số lượng lớn
những cộng đồng làng mạc.

BÀI TẬP

1. Văn hóa chiến binh Aryan có những điểm gì nổi bật?


2. Theo anh/chị ở nhà Thương thành tựu nào quan trọng nhất. Tại sao?

30
31
CHƯƠNG 4.
NHỮNG NỀN VĂN MINH CỔ ĐẠI Ở ĐÔNG ĐỊA TRUNG HẢI
VÀ TRUNG ĐÔNG

Mục tiêu chương

1.Kiến thức:

Giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về quá trình hình thành nền văn minh cổ đại
ở Địa trung Hải và Trung Đông, nhất là nền văn minh Hy Lạp cổ đại.

2. Kỹ năng:

+ Sinh viên sẽ được rèn luyện phương pháp nghiên cứu đa ngành và liên ngành trong
nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới cổ đại ở Địa trung Hải và Trung Đông.

+ Sinh viên có kỹ năng tổng hợp và phân tích sự hình thành và phát triển của nền
văn minh.

+ Thông qua các hình thức như thảo luận, làm việc theo nhóm, sinh viên cũng được
rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề, làm việc với người khác và làm việc theo nhóm.

3. Hình thức và phương pháp dạy - học

- Sử dụng phương pháp thuyết trình, phát vấn ... nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của sinh viên.

- Thông qua hình thức thuyết trình, vấn đáp để giảng viên kiểm tra đánh giá mức
độ hiểu bài, củng cố nội dung cơ bản của bài giảng và khả năng vận dụng vào thực tế của
sinh viên

*Nội dung chi tiết:

4.2. Văn minh Hy Lạp cổ đại

4.1.1 Cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp cổ đại

Ðất đai của người Hy Lạp ngày xưa so với đất đai của người Hy-Lạp ngày nay rộng
hơn nhiều. Nó bao gồm miền nam bán đảo Ban-Kan, các đảo ở biển Ê-giê và ven biển

32
phía tây của Tiểu Á. Miền nam bá đảo Ban Kan tức là miền lục địa của Hy Lạp. Về mặt
địa hình có thể chia làm ba khu vực khác nhau: Trung bộ, Bắc bộ và Nam bộ. Người Co-
ret có một đội chiến thuyền và thương thuyền mạnh, nhờ đó họ đã chiếm được nhièu đảo
trên biển Ê-giê và mở rộng ảnh hưởng của họ đến miền ven biển phía nam của bán đảo
Hy Lạp, nhiều di tích của sung điện, đền đài, công trường, kho tàng trong đó có nhiều di
vật mỹ nghệ và đủ các loại đồ dùng của tần lớp vương công quí tộc, chứng tỏ trình độ khá
cao của nền văn minh ở đảo Cơ-ret.

Trạng thái sinh hoạt vật chất và tinh thần của người Hy-Lạp ở những thế kỹ XI- I
TCN được phản ánh trên những nét lớn trong hai tác phẩm thơ ca I-li-at và Ô-đi-xê, tục
truyền của một nhà thơ tên là Hô me, sinh ra ở Tiểu Á.

Tập I-li-at là một bản anh hùng ca chiến trận gồm có khỏang 15.000 câu thơ, thuật
lại cuộc chiến tranh ở Hy-Lạp và người ở thành Tơ-roa, một thành nằm ở bờ biển phía tây
của Tiểu Á. Tập thơ chủ yếu kể lại những câu chuyện xãy ra trong năm cuối cùng, năm
thứ 10 của chiến

Qua hai tập anh hùng ca nói trên, người ta biết rằng ở thời đại Hô-me (thế kỷ XI-IX
t. c. n.), mặc dù đồ đồng thau còn được dùng rộng rãi, song đồ sắt, chủ yếu là vũ khí bằng
sắt, đã xuất hiện.

Xã hội Hy-Lạp ở thời đại Hô-me sống dựa trên cơ sở nền kinh tế tự nhiên, tự cung
tự cấp. Ngành kinh tế chủ yếu là chăn nuôi; súc vật được dùng làm đơn vị đo giá trị, nông
nghiệp còn giử vai trò thứ yếu Xã hội hy lạp lúc này chưa phân chia giai cấp và chưa có
nhà nước; những cơ quan hành chính và tư pháp chưa tách ra hỏi quần chúng và nhân
dân. Quyền lực công cộng đang dần dần tập trung trong tay các tù trưởng hay thủ lỉnh
(basileus), nhưng quần chúng thành viên công xã vẫn còn giử quyền bình đẳng và dân chủ
của mình. Tầng lớp quí tộc không thể xem nhẹ quần chúng nhân dân, không thể không
tôn trọng ý chí của quần chúng binh sĩ, nhất là trong thời kỳ chiến tranh, vì quí tộc buộc
phải triệu tập đại hội nhân dân vũ trang mới có thể ra những quyết định quan trọng. C.
Mác và F. Ăng-ghen gọi đó là chế độ dân chủ quân sự. Chính chế độ dân chủ quân sự đó

33
là chế độ tồn tại trong thời kỳ quá độ từ xã hội thị tộc chuyển sang xã hội chiếm hữu nô lệ
ở Hy-Lạp

4.1.2. Đặc điểm chính trị Hy Lạp cổ đại

Thành bang như một đơn vị chính trị

Athen là một quốc gia-thành thị xuất hiện vùng bán đảo At-tic, thuộc trung bộ Hy
Lạp. Nhà nước Athen ra đời trên cơ sở thống nhất tòan bộ dân cư ở 4 bộ lạc dưới quyền
quản lý chung của một cơ quan hành chính duy nhất, thay thế cho cơ quan quản lý dân
chủ riêng rẻ của các bộ lạc. Ðồng thời, hội nghị quí tộc của mỗi bộ lạc cũng bị xóa bỏ và
thay thế bằng đại hội của toàn thể công dân Athen công cuộc thống nhất có ý nghĩa lịch
sử trọng đại đó, theo truyền thuyết là do một vị anh hùng thành Athen lúc bấy giờ là
(Thésée) thực hiện một cách hòa bình.

Như vậy là tổ chức thị tộc của người Athen đã bị tan rã và nhường chổ cho một xã
hội có giai cấp; nền chính trị toàn dân của chế độ bộ lạc củ đã nhường chổ cho nền
chuyên chính của gia cấp quí tộc thị tộc. Ðại hội nhân dân cẫn tiếp tục tồn tại nhưng nó đã
biến thành một cơ quan tư vấn. Tất cả mọi quyền bính đều do hội đồng trưởng lão gồm
đại biểu của giai cấp quí tộc thị tộc nắm lấy. Lúc ấy vua cũng bị phê truất. Chín vị chấp
chính quan, chọn trong hàng ngũ quí tộc, được cử giữ những chức vụ cao nhất trong bộ
máy nhà nước Athen.

Sự nổi lên của nền dân chủ Athen

Khoảng thế kỷ V TCN, Athen tiến hành một số cải cách, tiêu biểu là cải cách của
Solon. Ông tuyên bố xóa bỏ những nợ nần, nhổ hết những thẻ cầm cố ruộng đất khắp
đồng bằng Altic. Ông giải phóng cho những người nô lệ vì nợ nần và cấm chỉ từ đấy
không ai được gán mình hoặc vợ con mình làm nô lệ cho kẻ khác để chuộc nợ. Cấm
không cho ký kết những văn tự lấy bản thân con nợ làm bảo đảm.

Cải cách trên đây đã hy sinh quyền lợi của giai cấp quí tộc thị tộc để giành lại quyền
sở hữu ruộng đất về cho nông dân, chủ nợ phải bị thiệt hại để làm lợi cho chế độ sở hữu

34
của những con nợ. Về phương diện đó mà nói thì cải cách đó có một ý nghĩa cách mạng
lớn lao.

Cải cách quan trọng nhất của Solon là cuộc cải cách nhầm thủ tiêu những đặc quyền
của giai cấp quí tộc thị tộc và xác định địa vị xã hội của người công dân theo mức tài sản
tư hữu của họ. Theo cải cách đó thì tất cả công dân Athen không phân biệt thành phần
quí, tiện, đều chia thành 4 đẳng cấp căn cứ theo mức thu nhập hàng năm của mỗi người
cao hay thấp.

Như vậy là những cuộc cải cách trên đây của Solon đều có một ý nghĩa tiến bộ rõ
rệt. Nó thay đổi hẳn về chế độ chính trị xã hội củ của Athen, đánh một đòn nặng nề về
những tàn tích của chế dộ thị tộc và sự thống trị của giai cấp quí tộc thị tộc, tạo điều kiện
cho sự phát triển của chế độ tư hữu, đặt cơ sở cho nền dân chủ chủ nô Athen.

4.1.3. Văn hóa Hy Lạp và Hy Lạp cổ đại

Tôn giáo triết học và khoa học

Tín ngưỡng của người Hy Lạp không nghiêm ngặt như các dân tộc của phương
Đông, mỗi người có thể quan niệm về thế giới bên kia theo cách của mình mà không bị
phê phán là tà giáo. Mục đích của việc thờ thần là cầu xin che chở cho gia đình, bộ lạc
hoặc cả thành bang.

Mỗi thành bang đều có vị thần bảo hộ riêng: Athena ở Athens, Hera ở
Argos, Artemis ở Ephese…Tín ngưỡng của người Hy Lạp cổ đại là đa thần giáo. Bên
cạnh các vị thần, người Hy Lạp còn thờ các vị anh hùng lập nên những chiến công phi
thường chẳng kém gì các thần linh. Tín ngưỡng của người Hy Lạp cổ đại có một đặc
điểm khác là các vị thần đều mang hình người với đầy đủ những đức tính tốt và xấu của
con người, gần gũi với đời thường.

Một số vị thần chính của người Hy Lạp là: Apolo là thần ánh sáng và nghệ thuật;
Clio là thần lịch sử, Aphrodite là thần tình yêu và sắc đẹp; Athena là thần bảo hộ
cho thành bang Athen…

35
Nếu Ấn Độ, Trung Quốc được xem là quê hương của triết học phương Đông, thì Hy
Lạp – La Mã là quê hương của triết học phương Tây. Đặc điểm triết học Hy Lạp :

- Do đặc thù của xã hội chiếm hữu nô lệ nên Triết học Hy Lạp có tính tổng hợp cao.

- Triết học gồm nhiều trường phái, trào lưu, tạo nên sự phong phú về thế giới quan
tư tưởng của con người.

- Hai trường phái triết học duy vật và duy tâm luôn đấu tranh với nhau, đây là cuộc
đấu tranh giữa lực lượng tiến bộ và thế lực bảo thủ trong Triết học.

- Triết gia Hy Lạp sử dụng phép biện chứng thô sơ để nâng cao nghệ thuật tranh
luận và hùng biện nhằm bảo vệ quan điểm của mình và tìm ra chân lý.

Thế giới Hy Lạp cổ đại còn cống hiến cho nhân loại nhiều nhà bác học mà đóng góp
của họ tới nay vẫn còn giá trị như: Euclide, người đưa ra các tiên đề hình học đặt cơ sở
cho môn hình học sơ cấp. Pythagoras, ông đã chứng minh định lí mang tên ông và ngay từ
thế kỉ V TCN ông đã đưa ra giả thuyết trái đất hình cầu. Thales, người đã đưa ra Tỉ lệ
thức (Định lí Thales). Archimede, người đã đề ra nguyên lí đòn bẩy, chế ra gương cầu
lõm, máy bắn đá và phát hiện ra lực đẩy tác động lên một vật nếu vật đó trong lòng chất
lỏng (lực đẩy Archimede).

Văn chương và nghệ thuật hình ảnh

Văn học Hy Lạp cổ đại có thể chia ra làm ba bộ phận chủ yếu có liên quan với
nhau, đó là thần thoại, kịch, thơ.

- Thần thoại là tập hợp, tổng thể những truyện kể dân gian truyền miệng với
những nội dung hoang đường, huyễn hoặc về sự sáng tạo thế giới, các anh hùng hay các
đấng thần linh. Các câu chuyện thần thoại thường phản ánh nguyện vọng của nhân dân
trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, giải thích các hiện tượng tự nhiên, phản ánh chính
cuộc sống của người Hy Lạp, nhất là thường gắn liền với tôn giáo. Về sau, khi có chữ
viết, kho tàng thần thoại này được Hediot (nhà thơ Hy Lạp sống vào thế kỉ VI II TCN) hệ
thống lại trong tác phẩm Gia phả các thần. Đây là một di sản, niềm tự hào của người dân
Hy Lạp trong kho tàng văn học nhân loại.

36
- Thơ là một thể loại văn học thành công của người Hy Lạp. Người đặt nền móng
đầu tiên cho nền văn học Hy Lạp là Homer với 2 bản anh hùng ca Iliad (15.693 câu thơ)
và Odyssey (12.110 câu thơ). Iliad phản ánh cuộc chiến tranh gay go giữa người Hy Lạp
và người Troy ở vùng Tiểu Á, ca ngợi lòng dũng cảm, sức mạnh, ý chí, và khát vọng lập
chiến công của các anh hung phản ánh sự chiến thắng trở về của người Hy Lạp. Odyssey
kể về cuộc hành trình phiêu bạt trở về của người anh hùng Odyssey và quân đội Hy Lạp;
nó ca ngợi sức mạnh con người, biểu dương tình yêu... Đây là những tác phẩm đầu tiên
của văn học thành văn, có giá trị lớn về sử học và được coi là “Bộ bách khoa toàn thư” về
đời sống Hy Lạp thời đó.

Sau thời kỳ Homer, hình thức bi khúc miêu tả phản ứng đau buồn của cá nhân
trước những mất mát của cuộc sống xuất hiện. Từ thế kỷ VI – nửa đầu thế kỷ V TCN, thơ
trữ tình dần dần thay thế bi khúc, tập trung miêu tả những tình cảm nồng nhiệt, những mối
tình sâu nặng hay sự quyến rũ, duyên dáng của cảnh vật. Nổi bật cho thể loại này là các
tác giả: Pindar, Sappho. Sappho được người Hy Lạp xem là “Nữ thần bảo trợ thi ca”.

Kịch nghệ là lĩnh vực có đóng góp lớn nhất cho kho tàng văn học thế giới.
Nghệ thuật kịch Hy Lạpbắt nguồn từ hình thức ca múa hóa trang các lễ hội. Nghệ
thuật kịch có hai loại: Bi kịch và hài kịch nhưng người Hy Lạp yêu thích bi kịch hơn

Những công trình kiến trúc của Hy Lạp cổ đại không hùng vĩ như của Ai Cập cổ đại
nhưng nó lại nổi bật ở sự thanh thoát, hài hoà. Đặc điểm chủ yếu của nghệ thuật Hy Lạp
là:

- Chú trọng đến con người, coi con người là chủ thể, là nguồn cảm hứng, ca tụng
con người như là sáng tạo quan trọng nhất của con người

- Nghệ thuật Hy Lạp hướng tới sự hài hòa, cân đối về cả linh hồn và thế xác, bài
xích sự hỗn loạn và cường điệu, không mang nhiều tính chất tôn giáo mà nghiêng về tính
dân dụng hơn. Vậy nên nghệ thuật Hy Lạp có tính vừa đơn giản, vừa chừng mực, vừa
tránh sự rườm rà và những quy tắc nghiêm ngặt.

Điều kiện thịnh vượng về kinh tế, chế độ dân chủ tự do, những chiến công hiển
hách... tạo nên môi trường lí tưởng để các nghệ sĩ phát huy hết tài năng sáng tạo, tạo nên
37
những kiệt tác, những mẫu mực cho mọi thời đại: "Beau comme l'antique" (nghĩa là Đẹp
như thời cổ đại) là thành ngữ thông dụng ở châu Âu.

Về kiến trúc: Hai quần thể kiến trúc phổ biến trong đô thị cổ đại lúc bấy giờ là
agora (quảng trường công cộng, mang tính dân dụng) và acropol (là những quần thể kiến
trúc với nhiều đền đài, được xây dựng trên những khu đồi cao. Vào thời kỳ cổ điển thịnh
kỳ, các acropol được xây dựng thêm các nhà hát ngoài trời có thềm dốc bậc ở các khu vực
chân núi. Các acropol nổi tiếng nhất là acropol ở Athena (Acropolis), ở Bergama (hay
Pergamos) và ở Paestum.

Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Hy Lạp cổ đại là đền
Parthenon, do nhà kiến trúc sư thiên tài của thời cổ Hy Lạp là Phidias thiết kế và chỉ đạo
xây dựng. Đền dài 70m, rộng 314m, cao 14m. Toàn bộ ngôi đền được xây bằng đá trắng,
xung quanh có nhiều kiểu chạm khắc rất hài hòa, trang nhã, trên các riềm đá, chạm khắc
một dải phù điêu với những hình người, động vật hay lễ hội. Dãy phù điều trang trí dài
159m, trên đó khắc nổi 550 hình người và động vật, diễn tả cảnh lễ hội của người Athens.
Tượng thần Athena cao 12m, được khảm ngà voi và vàng, tọa lạc ở vị trí trang trọng nhất
trong đền. Đền thờ nữ thần Athena – nữ thần Bảo hộ của Athens và khu đền này được giữ
nguyên vẹn suốt 2000 năm thì bị người Thổ Nhĩ Kỳ và Venecia tàn phá.

Những công trình kiến trúc nổi tiếng khác như Đền Artemis ở Ephesus , Lăng
Halicarnasus (Hai kì quan thế giới cổ đại)...

4.1.4. Thời kỳ Hy Lạp cổ đại

Sự thống trị của Sparta đối với Hy Lạp, sau sự sụp đổ của Athen đã không đem lại
điều gỡ tốt đẹp. Những cuộc chiến tranh theo chu kỳ chống lại người Ba Tư và giữa
những nhà nước Hy lạp chủ chốt khống chế nửa đầu của thế kỷ thứ 4 trước CN. Năm 355
trước CN, Hy Lạp đả trở lại một bối cảnh các nhà nước- thành phố độc lập, không có tổ
chức, nhiều trong số đó đà kiệt sức sau nhiều thập kỷ chiến tranh và nộỉ chiến.

Một Hy Lạp suy yếu và chia rẽ đã bị người Macedon chinh phục, họ đã xây dựng
một đế quốc dưới thời Alexander đại đế. Những cuộc chinh phục của Alexander vươn xa
đến tận Ba Tư và Ấn Độ, trải rộng nền văn hóa Hy Lạp qua đến Tây Á.
38
Cuộc chinh phục của người Macedon

Trong khoảng trống quyền lực đó, đã xuất hiện một lực lượng từ vương quốc
Macedon ở biên giới phía Bắc Hy Lạp. Cuộc chinh phục của người Macedon tự nó mở ra
một thời kỳ ba thế kỷ trong văn hóa Hy Lạp lan truyền rộng rãi ở Ai Cập và xa đến tận
Tây Á. Sự bành trướng của ảnh hưởng Hy Lạp, nhưng cùng là những tương tác của nó với
những truyền thống khác, bao gồm truyền thống Ba tư, được gọi là văn hóa Hy Lạp cổ.
Các thành bang Hy Lạp tồn tại kéo dài trong thế giới Hy lạp cổ này, nhưng chúng không
còn là những hình thức thống trị nữa. Về địa lý, chính trị và trong một mức độ là văn hóa,
một thời ký mới đã mở ra vào thế ký thứ 4 trước CN, các nguồn gốc của trật tự mới nằm
trong sự nổi dậy của một triều đại của người Macedon, trước tiên, họ chinh phục Hy Lạp
vầ rồi đế quốc Ba Tư trong vòng hai thế hệ.

Vương quốc Macedon, ở phía Bắc Hy Lạp, theo các tiêu chuẩn của Hy Lạp là bán
man rợ. Dân cư của vương quốc này nói tiếng Hy Lạp, và các vua Macedon tử lâu đã
quan tâm đến văn hóa Hy Lạp. Khi Philip II (359 - 366 trước CN) chiếm giừ quyền lực,
ông đã cúng cố nền quân chủ trong Macedon và rồi chuyển sự chú ý của mình sang sự
hỗn loạn của Hy Lạp. Là một vị tướng cũng như là một nhá ngoại giao giỏi, Philip sớm
phát triển một quân đội mạnh có những chiến thuật linh hoạt hơn lực lượng công dân tiêu
chuẩn của các thành bang. Rồi ông quay sang chỉa rẻ các thành bang ở miền trung Hy
Lạp.

Bất chấp những cảnh báo của các nhà lãnh đạo sáng suốt, những nhà nước như
Athen đả không còn ý chí để có những hy sinh quan trọng để tự vệ. Philip cũng đã tìm ra
những đồng minh trong các chính trị gia Hy Lạp mong muốn có một sự thống nhất mới,
ngay cả khi nó được áp đặt từ bên ngoài. Sau cùng, vào năm 338 trước CN, được một đội
kỵ binh do người con trai 18 tuổi của mình là Alexander giúp, Philip đã thắng một trận
đánh quyết định. Macedon giờ đây cai trị Hy Lạp, và trong khi các thành bang vẫn giữ lại
chính quyền của họ với các quyền quản trị nội bộ, các đơn vị Macedon đồn trú đảm bảo
việc các khoản thuế cống nạp và sự trung thành đối với vương quốc mới.

Alexander đại đế

39
Cái chết của Philip đã để lại giai đoạn bành trướng tiếp theo của người Macedon cho
Alexander, ông đã nắm quyền ở tuổi 20. Alexander đại đế nóng lòng tiếp tục cuộc chinh
phục của cha mình, chuyển mục tiêu sang đế quốc Ba Tư, tuy lớn nhưng nay lại được cai
trị yếu kém. Năm 334 trước CN, Alexander, đã tiến vào châu Á với khoảng 35000 quân.
Những chiến thắng gan dạ đã đem đến cho ông quyền kiểm soát bờ biển Địa Trung Hải
phía Ba Tư. Sau đó, năm 333 trước CM, Alexander đã đánh bại đạo quân chính của Ba Tư
do hoàng đế Ba Tư lãnh đạo ở Syria.

Những nỗ lực của người Ba Tư để cầu hòa đã bị bỏ qua: Alexander muốn toàn bộ đế
quốc và hơn thế nữa. Ông đã tiến vào Ai Cập, lúc này là một nhà nước cấp vùng suy yếu,
ở đó ông được chào đón như một Pharaông và con trai của một vị thần. Vào năm 331
trước CN, ông tiến vào Babylon và rồi chiếm kho báu lớn của người Ba Tư, như những
người Hy Lạp và Macedon phục thù cho nhiều mối đe dọa của người Ba Tư đối với quê
hương mình. Alexander dồn ép vào Ấn Độ, nhưng sau cùng ông đả phải dừng bước vì
người của ông đã từ chối tiến lên: họ chỉ giành được những chiến thắng trước những nhà
nước Ấn Độ nhỏ ở biên giới với một cái giá khá cao và họ sợ một số phận bi thảm nếu
như họ phải tiến đánh những nhà nước Ấn Độ đáng sợ hơn nhiều ở phía trước.

Alexander đã lên kế hoạch về một tương lai sáng chói cho đế quốc mới của mình, hy
vọng sáp nhập các định chế và những giá trị Hy Lạp và Ba Tư và có thêm những cuộc
chinh phục khác nữa. Ông đã thành lập nhiều thành phố mang tên minh, gồm Alexandria
ở Ai Cập. Ông đã dàn trải các quan chức Hy Lạp và Macedon khắp các vùng đất mới rộng
lớn ở Trung Đông của mình. Alexander cũng đã khuyến khích việc kết hôn với người Ba
Tư và với những phụ nữ địa phương khác, một cách làm mà chính ông đã làm gương.
Nóng lòng để xúc tiến văn hóa Hy Lạp cổ, ông đã thành lập những trung tâm học thuật
văn hóa Hy Lạp, nhưng ông cũng công nhận sự cần thiết để dung nạp những truyền thống
khác nhau trong một đế quốc đa quốc gia. Liệu ông có thành công trong việc củng cố
vừng chắc những vùng đất chưa từng có với tầm nhìn và kỹ năng tổ chức của mình là điều
không thể biết được, vì ông đả chết bởi một cơn sốt ở Babylon lúc 33 tuổi.

4.2. Các kiểu hình của xã hội Địa Trung Hải và Trung Đông

40
Bài tập:

Câu 1: Tại sao nói Ba Tư được xem là một viễn cảnh mới ở Trung Đông?

Câu 2: Anh/chị hãy trình bày sự hiểu biết của mình về đặc điểm chính trị Hy Lạp cổ
đại?

41
CHƯƠNG 5.
LA MÃ VÀ ĐẾ QUỐC LA MÃ

Mục tiêu chương

1.Kiến thức:

Giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về quá trình hình thành nền văn minh La Mã,
sự hình thành và phát triển của nền cộng hòa La mã.

2. Kỹ năng:

+ Sinh viên sẽ được rèn luyện phương pháp nghiên cứu đa ngành và liên ngành trong
nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới

+ Sinh viên có kỹ năng tổng hợp và phân tích đa diện các sự kiện về sự ra đời của La
Mã và đế quốc La mã. Đồng thời, các kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề sẽ được
củng cố và nâng cao trong quá trình học tập môn này.

+ Thông qua các hình thức như thảo luận, làm việc theo nhóm, sinh viên cũng được
rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề, làm việc với người khác và làm việc theo nhóm.

3. Hình thức và phương pháp dạy - học

- Sử dụng phương pháp thuyết trình, phát vấn ... nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của sinh viên.

- Trình chiếu Power Point, sử dụng hình ảnh sinh động để minh họa giúp sinh viên
nắm bài tốt hơn.

- Thông qua hình thức thuyết trình, vấn đáp để giảng viên kiểm tra đánh giá mức
độ hiểu bài, củng cố nội dung cơ bản của bài giảng và khả năng vận dụng vào thực tế của
sinh viên

*Nội dung chi tiết:

5.1 Sự phát triển của nền cộng hòa La Mã


42
5.1.1. Cơ sở hình thành nền văn minh La Mã cổ đại

La Mã là một đơn vị địa lý thuận lợi cho sự thống nhất về lãnh thổ và về chính trị.
Từ thời thượng cổ, trên bán đảo Ý đã có người nguyên thủy sinh sống. Ðến đầu thiên niên
kỷ II trước công nguyên, có những cuộc thiên di lớn của các dân tộc châu Âu xuống bán
đảo Ý.

Vào khoảng năm 753 trước công nguyên, ba bộ lạc La Tinh đã xây dựng lên một
thành thị trên bờ sông Tibre, lây tên một nhân vật truyền thuyết là Romulus, được coi là
người sáng lập ra thành La Mã, để dặt tên cho thành là Roma tức là La Mã. Từ đó về sau,
người ta gọi người La Tinh sống ở thành ấy là nhân dân La Mã. Sự xây dựng thành thị lần
đầu tiên là các mốc đánh dấu sự tan rã của chế độ thị tộc và sự xuất hiện của nhà nước.

Về dân cư, cư dân chủ yếu và cũng là thành phần dân cư sớm nhất (thiên niên kỷ II
TCN) trên bán đảo Ý là người Ý (Italotes). Trong đó, bộ phận sống ở vùng đồng bằng
Latinh gọi là người Latinh; riêng bộ phận người Latinh dựng lên thành La Mã được gọi là
người La Mã. Đầu thế kỷ V TCN, người Etrusque từ Tiểu Á đã tới chiếm vùng đất giữa 2
con sông Arno và Tibre, người Hy Lạp và người Celt cũng dần di cư tới đây.

5.1.2. Sự phát triển nền cộng hòa La Mã

Hiến pháp La mã là tập hợp những chỉ dẫn và nguyên tắc bất thành văn chủ yếu
thông qua từ các tiền lệ. Hiến pháp La Mã không chính quy, đa số không thành văn và
thay đổi liên tục. Năm 450 bộ luật được viết ra bảo vệ quyền sở hữu của thường dân và
tạo thuận lợi cho thương mại. Hiến pháp cũng quy định những vấn đề sau :

Viện nguyên lão

Nền tảng quyền lực của viện nguyên lão xuất phát từ sự quý trọng và uy tín. Sự quý
trọng và uy tín này xuất phát từ thói quen và phong tục, cũng giống như năng lực và uy
tín cao của các nghị sĩ. Viện nguyên lão thông qua các sắc lệnh được gọi là senatus
consultum, một cách chính thức được gọi là "Lời khuyên" của viện nguyên lão đối với
quan chấp chính.[4] Trong thực tế thì các quan chấp chính luôn chấp hành mệnh lệnh này.
Viện nguyên lão chủ yếu tập trung vào chính sách đối ngoại mặc dầu về nguyên tắc thì

43
viện nguyên lão không hề có vai trò quản lý những xung đột quân sự, nó cũng có vai trò
quản lý công dân trong các thành phố và thị trấn.[5] Điều kiện để trở thành một nghị sĩ
viện nguyên lão là phải sở hữu một vùng đất tương đương với 100.000 denarii, thuộc
dòng dõi patrician (Quý tộc có dòng dõi lâu đời tại La Mã), đã từng giữ chức vụ trong
chính quyền.[6] Viện nguyên lão sẽ bỏ phiếu để chấp nhận một người có đủ tiêu chuẩn
trên có thành nghị sĩ hay không

Hội đồng Centuriata

Công dân La Mã được tổ chức theo các đơn vị cơ bản là Centuriata và Bộ lạc. Dân
chúng sẽ tập hợp theo các Centuriata và Tributa. Hội đồng Centuriata (tên gôc là Comitia
Centuriata) là tập hợp đại diện của các đại biểu. Người đứng đầu hội
đồng Centuriata thông thường là Quan chấp chính. Các đại biểu sẽ bỏ phiếu, mỗi đại biểu
được một phiếu, quyết định sẽ theo đa số. Đại hộiCenturiata sẽ bầu ra quan tòa có quyền
lực tuyệt đối (gồm cả quyền của Pháp quan và Chấp chính quan). Nó cũng bầu ra những
người kiểm soát. Hội đồng Centuriata cũng có thể tuyên chiến, thông qua kết quả điều tra.
Và cũng là toà án tối cao.

5.2. Văn hóa La Mã

Người La Mã không chỉ kế thừa nền văn minh của người Hy Lạp mà còn có những
sáng tạo riêng, độc đáo, đóng góp đáng kể vào nền văn minh nhân loại và cùng với văn
minh Hy Lạp, trở thành cơ sở của văn minh Tây Âu sau này.

5.2.1. Chữ viết

Chữ viết xuất hiện vào khoảng thế kỷ VIII – VII TCN do người Etrusque sáng tạo
ra (có khoảng 9000 dòng chữ đã được tìm thấy), song đến nay người ta đọc được thứ chữ
này.

Người La Mã có chữ viết vào khoảng thế kỷ VI TCN, đó là chữ Latinh được tạo ra
trên sơ sở văn tự Hy Lạp và bổ sung thêm một vài nét mới. Quá trình hoàn thiện chữ viết
Latinh tiếp tục được thực hiện khi người La Mã xâm chiếm Hy Lạp. Sau đó, trong quá

44
trình lan truyền sang Tây Âu, bảng chữ cái Latinh được bổ sung thêm 3 chữ nữa - J, U và
W.

Với hệ thống chữ đơn giản, khoa học, tiện lợi và có sự khái quát cao, chữ Latinh
ngày càng phổ biến và là nguồn gốc của nhiều ngôn ngữ châu Âu hiện đại. Các nhà khoa
học ngày nay dùng các từ Latinh để quy ước về động, thực vật, khoáng vật và các bộ phận
cơ thể con người.

5.2.2. Văn học

Văn học La Mã chịu ảnh hưởng đậm nét từ văn học Hy Lạp, lấy văn học Hy Lạp
làm kiểu mẫu để sáng tạo nên nền văn học của mình. Nhìn chung, văn học La Mã thực tế
hơn, không giàu tưởng tượng như văn học Hy Lạp.

Publius Vergilius (70-19 TCN) là nhà thơ lớn nhất trong "thời kỳ hoàng kim" của
văn học La Mã (100 TCN – 40). Tác phẩm chính là bản anh hùng ca Aeneid được sáng
tác trong suốt 10 năm (vẫn còn dang dở khi ông qua đời), gồm 12 quyển, viết về một anh
hùng huyền thoại của thành Trojan là Aeneas đã vượt biết bao gian khó trước khi xây
dựng thành La Mã. Thông qua nhân vật này ông ca ngợi Augustus, người được ông xem
là hậu duệ xứng đáng của Aeneas. Vergilius được xem là “Homer của La Mã”.

Văn xuôi: nổi bật lên tên tuổi của Marcus Tulius Cicero, nhà văn, nhà chính
khách, nhà hùng biện xuất chúng với những tác phẩm như : Bàn về hùng biện, Nhà hùng
biện. Ông đã làm cho văn học La Mã trở nên nhuần nhuyễn, lưu loát. Một tác giả khác
cũng là một chính khách đồng thời là nhà văn tiêu biểu: Julius Caesar (102-44 TCN) với
tác phẩm Bình phẩm về cuộc chiến tranh ở xứ Gaule được đánh giá cao nhờ những miêu
tả chính xác và lời văn mạnh mẽ.

5.2.3. Sử học

La Mã đã xuất hiện nhiều nhà sử học với những phương pháp viết sử riêng.

Fabius (254-200 TCN), là người mở đầu cho việc viết sử La Mã, nhưng ông viết
bằng chữ Hy Lạp

45
Cato (234-149 TCN), tác giả cuốn Nguồn gốc, bộ sử đầu tiên viết bằng tiếng
Latinh, biên soạn theo vấn đề.

Đến thế kỷ II TCN, xuất hiện nhà sử học nổi tiếng Polibius (201-120 TCN) với bộ
Thông sử, gồm 40 tập. Ông quan tâm đến tính chính xác của của sự kiện cũng như nguyên
nhân xảy ra sự kiện.

Thời Augustus thì Tutus Livius (59-17 TCN) được xem là nhà sử học xuất sắc
nhất. Ông nổi tiếng với bộ Lịch sử La Mã, dài 142 chương, viết lịch sử 8 thế kỉ của La
Mã. Ngoài ra, còn phải kể đến Plutarch (46-125), là nhà viết tiểu sử xuất sắc, tác giả của
200 cuốn sách, giá trị là cuốn Tiểu sử các danh nhân Hy Lạp - Ba Tư. Trong tác phẩm đó,
ông dựng lại 46 nhân vật danh tiếng Hy Lạp – La Mã. Tacitus (55-125), nhà sử học
nghiên cứu không chỉ lịch sử La Mã mà còn quan tâm đến các bộ tộc xung quanh, các bộ
lạc Giécman. Vì thế, các tác phẩm của ông, nổi tiếng là Xứ Giécman, có giá trị lớn để
nghiên cứu lịch sử La Mã và các dân tộc láng giềng.

5.2.4. Tôn giáo

Người La Mã nguyên thủy theo đa thần giáo, về sau, khi tiếp nhận tôn giáo của Hy
Lạp, người La Mã cũng sáng tạo ra một hệ thống thần linh với đặc điểm, chức năng tương
đương như: Jupiter – Zeus, Minerva – Athena, Venus – Aphrodite, Neptune – Poseidon,
Heracles - Hecquyn…

Đặc điểm của tôn giáo La Mã thời kỳ đầu là mang đậm tính chính trị và ít nhân bản
hơn người Hy Lạp, được sử dụng để bảo vệ nhà nước và tăng thêm sức mạnh cho nó.
Thần linh của người La Mã ít gần gũi, hòa nhập với con người và không xung đột với
nhau như các thần Hy Lạp.

Về sau, dưới thời Đế chế, người La Mã chuyển từ tôn giáo đa thần sang tôn giáo
độc thần - Kitô giáo

Đạo Kitô ra đời ở đế quốc Đông La Mã, vùng Palestin, do một người Do Thái là
Jesus Christ sáng lập. Theo truyền thuyết, Jesus là con của đức chúa Trời đầu thai vào
người con gái đồng trinh Maria, sinh ra ở Bethleem. Thuở nhỏ, Jesus đi theo Do Thái

46
giáo, những dần dần ông không đồng tình với nhiều quan niệm của tôn giáo này. Ông
quyết tâm sáng tạo ra một tôn giáo mới. Năm 30 tuổi, ông tự nhận là thiên sứ và bắt đầu
truyền đạo ở vùng Jerusalem. Ông tuyên truyền sự bình đẳng và lên án sự tàn ác của
chính quyền La Mã, nên ông bị bắt và bị xử tội. Mùa xuân năm 29, vào ngày thứ năm của
tuần lễ, Jesus bị đóng đinh trên cây thánh giá, ông chết lúc 33 tuổi. Theo truyền thuyết,
sau khi chết được ba ngày, ông sống lại và truyền giáo được 40 ngày sau đó bay lên trời.
Các tín đồ của ông tiếp tục truyền đạo khắp nơi.

Kitô giáo khuyên can con người nhẫn nhục chịu đựng ở hiện tại và sẽ được hưởng
hạnh phúc ở thiên đàng sau khi sang thế giới bên kia. Ông lên án sự giàu có của giai cấp
chủ nô và cho rằng chúng lên thiên đàng còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim. Chính
tư tưởng này đã giúp Jesus có được sự hưởng ứng của đông đảo quần chúng lao động
nghèo khổ.

Giáo lý Thiên chúc giáo chịu nhiều ảnh hưởng của Triết học khắc kỉ và nhiều yếu
tố của tôn giáo phương Đông cổ đại, đặc biệt là mượn nhiều tư tưởng từ đạo Do Thái nên
có tính hỗn hợp. Kinh thánh của nó gồm Cựu ước và Tân ước. Cựu ước nói về việc tạo
dựng đất trời vạn vật của Chúa, Tân ước thì nói về quá trình truyền đạo của Chúa. Luật lệ
của đạo Kitô thể hiện trong Mười điều răn (The Ten Commandments): Thứ nhất, thờ
phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự; Thứ hai, chớ kêu Tên
Đức Chúa Trời vô cớ; Thứ ba, giữ ngày Chúa nhật; Thứ tư, thảo kính cha mẹ; Thứ năm,
chớ giết người; Thứ sáu, chớ làm sự dâm dục; Thứ bảy, chớ lấy của người; Thứ tám, chớ
làm chứng dối; Thứ chín, chớ muốn vợ chồng người; Thứ mười, chớ tham của người.
Tóm lại, Mười điều răn ấy răn dạy hai điều cơ bản: Trước kính mến một Đức Chúa Trời
trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy.

Về tổ chức, lúc đầu các tín đồ đạo Kitô tổ chức thành những công xã vừa mang
tính chất tôn giáo, vừa giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Đến thế kỉ II, các công xã Kitô
dần phát triển thành Giáo hội.

Khi mới ra đời, đạo Kitô bị các hoàng đế La Mã và bọn quí tộc địa phương đàn áp
rất tàn bạo. Vụ đàn áp đẫm máu nhất là vụ đàn áp vào năm 64, dưới thời hoàng đế Neron

47
bạo chúa. Nhưng số người theo đạo Kitô không những không giảm mà ngày càng tăng
lên. Về sau, Giáo hội đề ra nguyên tắc “vương quốc thì trả cho vua, thiên quốc thì trả cho
Chúa trời” tức là tôn giáo không dính dáng đến chính trị. Thấy đàn áp mãi không có tác
dụng, các hoàng đế La Mã nghĩ tới biện pháp cùng chung sống. Năm 311, hoàng đế La
Mã đã ra lệnh ngưng đàn áp các tín đồ Kitô. Năm 313, đạo Kitô được hoàng đế La Mã
công nhận là hợp pháp. Năm 337, hoàng đế La Mã lúc đó là Constantinus đã gia nhập
đạo Kitô. Cuối thế kỉ IV, hoàng đế Theodosius công nhận Công giáo là quốc giáo.

5.2.5. Triết học

Triết học La Ma chịu ảnh hưởng sâu đậm từ triết học Hy Lạp với 2 học thuyết nổi
bật: thuyết Epicurus và thuyết Khắc Kỷ.

Học thuyết Khắc Kỉ: Phái Khắc Kỉ nhấn mạnh đến bổn phận, kỉ luật tự giác và
phục tùng trật tự tự nhiên của sự vật, vì vậy phù hợp với đạo đức truyền thống của người
La Mã. Môn đồ cuồng nhiệt và nổi tiếng nhất của thuyết này là Cicero (106-43 TCN).
Ông cho rằng con người lý tưởng là con người biết dựa vào lý trí để tránh sự tác động của
sự âu sầu hay đau đớn. Cicero là người đề cao cá nhân, xem chính quyền, nhà nước là khế
ước giữa con người với con người.

Trong tác phẩm Chế độ cộng hòa, ông đề xuất một thứ luật có tính công bằng vĩnh
cữu và nằm ở vị thế cao hơn các luật lệ do nhà nước ban hành. Luật này là sản phẩm của
một trật tự tự nhiên trong thế giới và được lí trí của con người phát hiện ra. Nó là nguồn
gốc của một số quyền của con người mà nhà nước không được xâm phạm.

So với thuyết Epicurus thì thuyết Khắc Kỷ phù hợp với người La Mã hơn nên phát
triển rộng rãi hơn. Ngoài Cicero, có thể kể thêm Seneca, Epictetus, Marcus Aurelius…
đều là những đại diện tiêu biểu của thuyết Khắc Kỷ.

5.2.6. Nghệ thuật

Nghệ thuật La Mã đạt đến đỉnh cao dưới thời kỳ đế chế. Đây là giai đoạn mà nghệ
thuật La Mã có được tính chất riêng biệt, phản ánh đúng bản sắc dân tộc. Mặc dù chưa
thoát khỏi ảnh hưởng của nghệ thuật Hy Lạp nhưng xét về số lượng và quy mô thì nghệ

48
thuật La Mã, đặc biệt là kiến trúc và điêu khắc thì có phần vượt trội hơn và lan rộng ra
đến Trung Đông, Tiểu Á, Bắc Phi, Tây Âu.

Đặc điểm của kiến trúc La Mã là: Một là, các thành phố ở La Mã hầu như đều
tuân theo nguyên tắc xây dựng hình vuông hay hình chữ nhật với các cạnh vuông vức như
ô bàn cờ; hai là, trung tâm thành phố thường có 2 đường chuẩn chạy vuông góc với nhau:
đường decirmanus chạy theo hướng đông – tây và đường cardo chạy theo hướng bắc –
nam. Điểm giao nhau giữa 2 đường này gọi là forum (nơi hội họp, tổ chức các sự kiện lớn
của thành phố ); ba là, khác với kiến trúc Hy Lạp luôn hướng tới vẻ đẹp hài hòa, cân đối,
kiến trúc La Mã thực tế hơn, người La Mã khi xây dựng một công trình luôn quan tâm tới
chức năng sử dụng của nó nên kiến trúc La Mã thường là những kiến trúc nguy nga, hùng
vĩ, đồ sộ.

Các công trình tiêu biểu của kiến trúc La Mã là Đấu trường Colosseum, Nhà tắm
Caracalla, Đền Pathenon.

Đấu trường Colosseum được xây dựng trong 8 năm (72 – 80), được xem là biểu
hiện cho sự hùng cường của đế chế La Mã. Đấu trường xây theo kiến trúc hình bầu dục
bằng đá cẩm thạch, đây là một công trình đồ sộ với chu vi 524m, cao 48m, sức chứa lên
tới 50.000 người. Đây là nơi diễn ra những cuộc thi đấu của nô lệ để phục vụ cho thú tiêu
khiển của giới quý tộc vì vậy, nhiều cảnh tượng khủng khiếp, kinh hoàng thường xuyên
xảy ra và tới đầu thế kỷ IV mới chấm dứt.

Nhà tắm Caracalla: Đối lập với sự tàn bạo ở đấu trường Colosseum, nhà tắm
Caracalla là nơi mà người La Mã có thể thư giãn, tận hưởng lạc thú êm dịu. Tắm nơi công
cộng là thú vui phổ biến của dân La Mã, chính vì vây mà ở La Mã có khoảng 4.600 nhà
tắm công cộng. Nhà tắm không chỉ để tắm mà còn là thư viện, nhà hàng, nơi triển lãm
nghệ thuật. Được xây dựng từ năm 206 – 235, riêng toà nhà chính đã có kích thước lên
đến 228 x 115 m với hàng trăm phòng tắm đối xứng qua trục chính. Các phòng tắm này
rất rộng, tường dày và chắc chắn, mỗi phòng đều được trang trí bằng nhiều tranh khảm
trên tường, tượng, phù điêu,… làm cho không gian các phòng tắm đầy tính nghệ thuật.

49
Đền Pathenon là công trình được bảo quản khá tốt trước những biến cố lịch sử.
Đền được xây dựng vào năm 27 TCN để làm chỗ thờ phụng các vị thần theo tín ngưỡng
của người La Mã. Đền Pathenon có hình tròn, nóc mái vòm khá lớn (đường kính 43.5m),
để chống mái vòm khổng lồ này là một khối trụ lớn có tường dày 6.2m. Và để tăng thêm
không gian cho đền, người ta đã thiết kế nên những hốc ngăn và những ô vuông (gọi là
ketxông), để hứng lấy ánh sáng từ mái vòm đổ xuống. Nội thất của đền Pathenon được xử
lý rất tinh tế với việc chia vòm thành những ô vuông với những băng ngang vòng quanh ở
dưới đáy vòm tạo nên một khung cảnh bất thường và phiêu lãng.

Điêu khắc, người La Mã chú ý nhiều đến tính hiện thực của tác phẩm, chủ yếu là
tượng bán thân. Các bức tượng này thể hiện rất rõ cá tính cơ bản của đối tượng. Các bức
phù điêu chủ yếu miêu tả hoạt động sống thường ngày của cư dân La Mã rất chính xác và
không có tính cách điệu. Những bức tượng còn lại ở thành Rôma và những phù điêu trên
Khải hoàn môn là hiện vật tiêu biểu cho điêu khắc La Mã.

Bài tập:

Câu 1: Tại sao La Mã ra đời muộn lại có thể đạt được nhiều thành tựu rực rỡ đến vậy?

Câu 2: Luật pháp La Mã ra đời vì mục đích gì?

50
CHƯƠNG 6.
NHỮNG DÂN TỘC VÀ CÁC NỀN VĂN MINH CỦA CHÂU MỸ

Mục tiêu chương

1.Kiến thức:

Giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về quá trình hình thành nền văn minh cổ đại
ở Châu Mỹ.

2. Kỹ năng:

+ Sinh viên sẽ được rèn luyện phương pháp nghiên cứu đa ngành và liên ngành trong
nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới

+ Sinh viên có kỹ năng tổng hợp và phân tích đa diện các sự kiện về sự ra đời của
nền văn minh cổ đại ở châu Mỹ. Đồng thời, các kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề sẽ
được củng cố và nâng cao trong quá trình học tập môn này.

+ Thông qua các hình thức như thảo luận, làm việc theo nhóm, sinh viên cũng được
rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề, làm việc với người khác và làm việc theo nhóm.

3. Hình thức và phương pháp dạy - học

- Sử dụng phương pháp trình chiếu powepoint và thuyết trình, vấn đáp ... nhằm gởi
mở sự suy luận cho sinh viên.

- Thông qua hình thức thuyết trình, vấn đáp để giảng viên kiểm tra đánh giá mức độ
hiểu bài, củng cố nội dung cơ bản của bài giảng và khả năng vận dụng vào thực tế của
sinh viên

*Nội dung chi tiết:

6.1. Các nguồn gốc của những xã hội châu Mỹ

DNA lấy từ một cậu bé đã chết cách đây 24.000 năm có thể chứng minh người châu
Mỹ bản địa đầu tiên là người châu Âu. Đó là bộ gen của cậu bé 4 tuổi, qua đời ở vùng
trung nam Siberia, có niên đại lâu đời nhất cho đến thời điểm này. Điều này đã làm sáng

51
tỏ nguồn gốc của người châu Mỹ bản địa mà tổ tiên đã được cho là đi qua Siberia tiến vào
châu Mỹ trong Kỷ Băng Hà. Các nhà khoa học tin rằng hầu hết người châu Mỹ bản địa có
nguồn gốc từ một nhóm nhỏ người di cư vượt qua một "cầu đất” giữa châu Á và châu Mỹ
trong kỷ băng hà 15.000 năm trước. Các nhà nghiên cứu đã cho rằng những người dân từ
châu Âu đã tiến vào Đông Á, và sau đó xâm nhập Siberia từ phía Nam. Kết quả mới nhất
cho thấy người dân ở Siberia có thể đã đến từ phương Tây và có nhiều làn sóng di cư ở
châu Á trong khoảng thời gian này. Những người di cư, được gọi là "những người châu
Mỹ đầu tiên”, phổ biến ở Bắc và Nam Mỹ.

Khi những người châu Âu lần đầu tiên nhìn thấy Technochtitlan vào năm 1520,
thành phố có dân số hơn 150.000 người và chiếm khoảng 5 dặm vuông, lớn bằng
thầnh phố Seville hay Paris đương thời. Những người châu Âu đầu tiên nhìn thấy
thầnh phố đều kinh ngạc. Một số người so sánh thành phố và những con kênh của nó
với Venice. Đại úy người Tây Ban Nha, Hernán Cortés, là người đầu tiên đi vào thành
phố, đã tường thuật “công trình nề và công trình gỗ đều tốt như nhau, không có nơi
nào có thể tốt hơn chúng." Người đổng hànhcủa ông, bộ binh Bernal Diaz del Castillo,
một người thường ăn nói giản dị, đã không thể giấu được sự ngưỡng mộ của mình:

Ngắm nhìn những cảnh kỳ diệu này, chúng tôi không biết nói gì, hay điều gì hiện ra
trước mắt chúng tôi có là thật hay không; vì từ một phía, trên đất liền, có những thành
phố lớn và trong hồ còn có nhiều thành phố hơn nữa, và hồ chen chúc những chiếc
thuyền; và trên con đường đắp cao, có nhiều cây cầu ở những khoảng cách, và ở trước
mặt chúng tôi là thành phô' lớn của Mexico.

Diaz del Castillo tiếp tục mô tả những cung điện và đền thờ, những căn nhà hai tầng
của các quý tộc, những tòa nhà trát vữa với những vòng hoa, mùi thơm của những rầm
nhà bằng gỗ tuyết tùng, vườn thú, chuồngchim, vườn trên mái và những khu chợ hối hả
chứa đầy mọi thứ, từ sô cô la đến những thứ vải hoa mỹ, và từ lông két cho đến đá quý và
nô lệ. Tiếng xì xào của đám đông trong chợ lớn có thể được nghe thấy ở xa nhiều dặm. Dĩ
nhiên, có nhiểu điểu về thành phố này mà chúng ta không hiểu, như là sự kiện mỗi khu
vực thành phố được bao quanh bởi một nhóm người họ hàng để chăm lo cho những đền,

52
điện thờ và cung điện, về sau ông hiểu ra rằng mục đích của những đền thờ là dành cho
những nghi lễ hiến tế người mà ông cảm thấy kinh hãi, nhưng ấn tượng chung của ông là
một ấn tượng ngưỡng mộ và kinh ngạc.

Tenochtitlan rõ ràng là một trung tâm đô thị lớn, là thành phố lớn nhất của khoảng
50 thành bang rải rác ở Trung và Nam Mexico. Chúng là sự thừa kế của sự phát triển văn
"minh lâu dài ở châu Mỹ, một quá trình dường như đã diễn ra tương đối cách biệt với các
trung tâm khác của lịch sử thế Vào năm 1500, châu Mỹ đã có người ở đông đúc tại nhiều
nơi, họ là những người dân bản xứ lâu đời của Tân Thế Giới. Những người dân này về
sau được gọi là người Anh Điêng (Indian). Dĩ nhiên, thuật ngữ này được đặt ra từ một sai
lầm của Columbus khi ông nghĩ rằng ông đã đến Ấn Độ, nơi mà người châu Âu gọi là
India, và những vùng đất xa hơn. Nhưng tên gọi này cũng được hiểu sai vì nó hàm ý có
một bản sắc nhận diện chung giữa các dân tộc của châu Mỹ vốn không tồn tại cho đến sau
khi ngưởi châu Âu đến. Anh Điêng, như là một thuật ngữ để mô tả tất cả những ngưòi dân
châu Mỹ, có thể có một ý nghĩa chỉ khi có những người không - Anh Điêng để phân biệt
với họ. Dầu vậy, thuật ngữ này đã được sử dụng quá lâu - và ngày nay nó vẫn còn được
người châu Mỹ bản địa sử dụng - mà chúng ta tiếp tục sử dụng nó cùng với thuật ngữ
người châu Mỹ bản địa để mô tả những người dân thuở ban đầu của châu Mỹ.

Như chúng đã thấy rõ, có nhiều dân tộc khác nhau với một mảng lớn những thành
tựu văn hóa. Sự khác nhau của các kiểu hình văn hóa và những phương thức sống của các
nền văn minh tiền Columbus khiến ta không thể bàn luận chi tiết từng nền văn minh ở
đây. Bằng cách tập trung vào những vùng này, chúng ta có thể chứng tỏ tính liên tục của
văn minh ở châu Mỹ và vùng trung tâm Andes. Chương này xem xét tương đối chi tiết
Trung Mỹ, đặc biệt là miền trung Mexico, và vùng trung tâm Andes; cả hai khu vực này
đều có những nhà nước đế quốc. Một vài khu vực chịu ảnh hưởng của các trung tâm văn
minh lớn khi cuộc bành trướng của người châu Âu đưa họ tiếp xúc trực tiếp với Cựu Thế
Giới. Được bàn đến với ít chi tiết hơn là một số khu vực bị ảnh hưỏng bởi các trung tâm
văn minh - và một số trung tâm có sự phát triển dưdng như độc lập với chúng - để cung
cấp một cái nhìn chung về châu Mỹ vào đêm trước khi cuộc xâm lăng xảy ra.

53
6.2. Sự lan truyền các nền văn minh ở Trung Mỹ

6.2.1. Mesoamerica (1000-1500 SCN)

Trung Bộ châu Mỹ (thuật ngữ gốc: Mesoamerica) là một vùng và là một khu vực
văn hóa miền Trung México đến Belize, Guatemala, ElSalvador, Honduras, Nicaragua và
miền bắcCosta Rica. Trước khi Cristoforo Colombo đặt chân đến châu Mỹ kéo theo thực
dân Tây Ban Nha vào các thế kỷ 15 và 16 thì Trung Bộ châu Mỹ từng là nơi có nhiều nền
văn minh phát triển.

Trong tư cách một khu vực văn hóa, Trung Bộ châu Mỹ được hiểu là một bản khảm
các nét văn hóa tiêu biểu được các nền văn hóa bản địa phát triển và chia sẻ. 7000 năm
trước Công nguyên, người châu Mỹ thuần hóa được ngô, đậu cô ve, bí và ớt, cũng như gà
tây và chó. Điều này tạo bước chuyển xã hội từ lối sống bộ lạc săn bắt hái lượm thời Thái
cổ Anh-điêng sang sống trong các làng mạc làm nghề nông ít du canh. Trong giai đoạn
sau đó, nông nghiệp và các nét văn hóa tiêu biểu như nền tôn giáo phức tạp, hệ chữ số nhị
thập phân, bộ lịch Trung Bộ châu Mỹ, nền kiến trúc Trung Bộ châu Mỹ độc đáo đã
khuyếch tán khắp cả khu vực này. Cũng trong giai đoạn này, làng mạc bắt đầu phân tầng
và phát triển thành các bộ tộc với các trung tâm nghi lễ lớn, được kết nối với nhau bởi
một hệ thống các tuyến đường buôn bán trao đổi hàng hóa xa xỉ như đá obsidian, ngọc
thạch, hạt ca cao, chu sa, vỏSpondylus, Hematit và đồ gốm. Tuy nền văn minh Trung Bộ
châu Mỹ đã biết đến bánh xe và thuật luyện kim nhưng các kỹ thuật này không có được
tầm quan trọng về văn hóa ở đây.

Trong số những nền văn minh phức tạp sớm nhất, phải kể đến nền văn
hóa Olmec với phạm vi sinh tồn trải từ bờ vịnh México vào trong nội địa và hướng về
phía nam qua eo biển Tehuantepec. Sự tiếp xúc thường xuyên và trao đổi văn hóa giữa
Olmec thời sơ khai với các nền văn hóa khác ở Chiapas, Guatemala và Oaxaca đã đặt nền
tảng cho khu vực văn hóa Trung Bộ châu Mỹ. Giai đoạn hình thành này chứng kiến sự lan
rộng của các truyền thống tôn giáo và biểu tượng độc đáo, cũng như các phức hợp nghệ
thuật và kiến trúc. Ở giai đoạn Tiền Cổ điển, các thành thị có tổ chức phức tạp bắt đầu
phát triển trong lòng nền văn minh Maya - với sự lên ngôi của các trung tâm như El

54
Mirador, Calakmul và Tikal - và trong lòng nền văn minh Zapotec với trung tâm Monte
Albán. Trong giai đoạn này, hệ thống chữ viết Trung Bộ châu Mỹ thực sự đầu tiên đã phát
triển trong lòng các nền văn hóa Hậu Olmec và Zapotec; chữ viết truyền thống của Trung
Bộ châu Mỹ đạt tới đỉnh cao với chữ tượng hình Maya. Trung Bộ châu Mỹ là một trong
năm vùng duy nhất trên thế giới có sự phát triển độc lập về chữ viết. Ở Trung México, có
một thành phố gọi là Teotihuacán được xem là đỉnh cao của giai đoạn Cổ điển. Từ đây đã
hình thành một đế chế quân sự và thương mại với tầm ảnh hưởng chính trị trải về phương
nam vào khu vực của Maya rồi hướng về phương bắc. Sau sự sụp đổ của Teotihuacán vào
khoảng năm 600, giữa một số trung tâm chính trị quan trọng trong vùng Trung México đã
nảy ra cuộc cạnh tranh với nhau, chẳng hạn Xochicalco và Cholula. Trong giai đoạn Hậu
Cổ điển, người Nahua phương bắc bắt đầu chuyển xuống phía nam và tiến vào Trung Bộ
châu Mỹ, thay thế dân nói tiếng Oto-Mangue để trở thành lực lượng chiếm thế thượng
phong về chính trị và văn hóa ở miền trung México. Trong suốt giai đoạn Hậu Cổ điển
sớm, nền văn hóa Toltec chiếm ưu thế tại Trung México trong khi nền văn minh
Mixtec chiếm ưu thế tại Oaxaca. Khu vực hạ Maya có các trung tâm quan trọng
tại Chichén Itzá và Mayapán. Về cuối thời kỳ Hậu Cổ điển, người Aztec ở Trung México
đã xây nên một đế quốc với nhiều chư hầu, bao trùm phần lớn diện tích miền trung Trung
Bộ châu Mỹ.

6.2.2. Olmec bí ẩn

Văn minh Olmec hình thành và phát triển hoàn toàn trong thời kì Hình thành. Thời
ấy, khu vực bờ biển Mexico giáp với vịnh Mexico đã có tiền dân Olmec cư trú trong
những ngôi làng nhỏ ở những vùng đất thấp. San Lorenzo là một làng điển hình của văn
hóa Olmec. Những bằng chứng khảo cổ học tại làng này cho thấy người Olmec thời kì
này đã bắt đầu định cư, chế tác một số loại dụng cụ sinh hoạt như bình, vò đất sét nung để
phục vụ cuộc sống. Các di vật khảo cổ thời kì này phổ biến nhất là các tượng đầu trẻ em
được tìm thấy ở Chiapas. Đến khoảng 1200 trCN, nghệ thuật đúc tượng đá Olmec đã đạt
đến trình độ cao, nhờ vậy ngày nay chúng ta vẫn có thể chiêm ngưỡng nét hoàn hảo của
tượng đầu người – chính xác là đầu các vị thủ lĩnh Olmec – còn lưu lại ở San Lorenzo và
các vùng lân cận.
55
Sang trung kì thời kì Hình thành (900-400trCN), Le Venta nổi lên thành trung tâm
văn minh Olmec tiêu biểu. Nhiều tượng điêu khắc đá với các kích thước vừa và nhỏ được
tìm thấy, bên cạnh đó là nhiều di chỉ mộ táng với nhiều đồ vật tùy táng và những chiếc
mặt nạ bí ẩn.

Trong giai đoạn này đã bắt đầu xuất hiện nhiều tổ chức nhà nước sơ khai, sự liên
kết với các khu vực lân cận cũng như nghề thương mại. Nhiều hiện vật khảo cổ được tìm
thấy cho thấy người Olmec đã từng chiến thắng, cai trị và buôn bán với một số vùng lãnh
thổ xung quanh. Ngoài Le Venta, hai khu vực khác cũng nổi lên trở thành các trung tâm
văn minh tầm cỡ như San Jóse Mogote ở thung lũng Oaxaca và Chalcatzingo ở Morelos.
San Jóse Mogote nổi tiếng với các cấu trúc điêu khắc cộng đồng quy mô lớn và mô hình
các làng dân cư rải rác; còn Chatcatzingo nổi tiếng với nhiều hiện vật nghệ thuật đá mang
tính tôn giáo.

Vào cuối kì thời Hình thành, các trung tâm văn minh sớm kể trên lần lượt lụi tàn,
mở đầu cho sự hình thành và phát triển của trung tâm Cuicuilco vào khoảng đầu Công
nguyên. Văn minh Cuicuilco nhìn chung kế thừa các trung tâm văn minh trước đó. Cư
dân Olmec tại Cuicuilco cổ đã tiến hành xây ngôi kim tự tháp đầu tiên tại châu Mỹ - kim
tự tháp dạng nhiều tầng hình tròn chồng lên nhau. Theo ước tính của các nhà khoa học,
thành Cuicuilco vào ngưỡng cửa Công nguyên dân số lên đến 20.000 người. Cuicuilco lụi
tàn vào khoảng thế kỷ 1 sau CN song cho đến nay vẫn chưa biết vì lý do gì. Cuicuilco
nhường chỗ cho văn minh Teotihuacan xán lạn ở thời kì Cổ điển tiếp theo.

Cùng thời điểm với văn minh Cuicuilco, thung lũng Oaxaca nổi lên với văn minh
Monte Alban kéo dài gần một thiên niên kỷ.

Ngoài các thành tựu thiên về vật chất, kỹ thuật thì lịch pháp được xem như thành tựu
văn hóa nhận thức tiêu biểu nhất của văn minh Olmec và các vùng lân cận.

Trong khoảng thời kì Hình thành (2000- thế kỷ 2 sau CN), cư dân bản địa khắp
vùng Trung Mỹ (cả người Olmec và các sắc tộc khác) đã bắt đầu sử dụng ba hệ thống lịch
khác nhau. Loại thứ nhất là thánh lịch. Thánh lịch hình thành từ sự kết hợp tuần hoàn của
hai vòng, vòng thứ nhất có 13 số (từ 1 đến 13), và vòng thứ hai gồm 20 tên gọi thần linh
56
khác nhau. Do vậy, một năm theo thánh lịch Olmec có 260 ngày (13x20), mỗi ngày có tên
gọi hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, khi phương Tây nói “thứ sáu ngày 23 tháng 9” thì
cư dân Trung Mỹ cổ nói là ngày “3 Imix” (Imix: tên thần). Loại thánh lịch này ngày nay
vẫn được nhiều cộng đồng bản địa châu Mỹ sử dụng. Loại thứ hai làdương lịch. Một năm
theo dương lịch cổ Trung Mỹ gồm 18 tháng, mỗi tháng dài 20 ngày, cộng với 5 ngày
riêng biệt nữa, tổng cộng một năm có 365 ngày, gần đúng với Tây lịch ngày nay. Trong
dương lịch Olmec, mỗi ngày trong tháng đều được gọi bằng tên của một vị thần hộ mệnh,
hoàn toàn khác biệt với tên thần trong thánh lịch. Ví dụ, thánh lịch gọi thứ sáu ngày 23
tháng 9 là “3 Imix” thì dương lịch gọi là “15 Zac” (Zac: tên thần). Loại lịch thứ ba hình
thành từ sự kết hợp hai loại lịch trên, hình thành các vòng chu kỳ, mỗi vòng dài 52 năm.
Ví dụ, thứ sáu ngày 23 tháng 9 là “3 Imix, 15 Zac” thì phải đến 52 năm sau mới gặp lại
ngày này.

6.2.3. Maya cổ đại

Nền văn minh Maya là nền văn minh cổ đặc sắc bên cạnh nền văn minh Andes,
được xây dựng bởi người Maya, một bộ tộc thổ dân châu Mỹ mà từ 2000 năm trước đây
đã từng sinh sống ở bán đảo Yucatán của Trung Mỹ, thuộc đông nam Mexico,
Bắc Guatemala và Honduras ngày nay. Nền văn minh Maya đạt một trình độ cao không
những về lĩnh vực xây dựng nhà nước mà còn phát triển rực rỡ cả lĩnh vực kiến trúc, toán
học, thiên văn học và tính toán thời gian.

Căn cứ vào các di vật khám phá ngày càng phong phú, người ta xác định được rằng
vào khoảng thế kỷ thứ 1 các quốc gia cổ đại của người Maya đã được thành lập. Phần lớn
các quốc gia người Maya bị diệt vong do nhiều lý do ở vào khoảng thế kỷ thứ 9 đến thế
kỷ thứ 10. Duy chỉ có quốc gia thành thị trên bán đảo Yucatán, thuộc Mexico tiếp tục tồn
tại cho đến khi thực dân Tây Ban Nha đến xâm chiếm vùng này vào thế kỷ 16. Hậu quả
của cuộc xâm lăng đã tàn phá rất nhiều các di sản của người Maya.

Nền kinh tế của người Maya chủ yếu dựa vào nông nghiệp và phụ thuộc rất nhiều
vào điều kiện tự nhiên như khí hậu. Các sản phẩm trồng trọt của người Maya chủ yếu
57
là ngô, đậu, cà chua, bí đỏ, ca cao... Người Maya cũng lấy chăn nuôi làm sản phẩm chính
sau trồng trọt. Họ chăn nuôi các loại động vật như, chó, gà, hươu, nai, chim, ong mật...
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của người Maya cũng đạt đến một trình độ rất cao.
Ngoài ra, người Maya còn biết làm muối với những khu vực rộng lớn và độc đáo.

Quá trình phát triển của đế chế

Khảo cổ học chứng minh rằng người Maya có những công trình xây dựng đầu tiên
có niên đại vào khoảng năm1000 TCN. Có một vài bất đồng quan điểm về ranh giới văn
hóa và địa lý của Maya cổ với những nền văn minh Trung Mỹ tiền cổ điển lân cận, bởi vì
có rất nhiều nền văn hóa có những khu vực trùng lấp và ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng về
sau có sự phát triển riêng và tạo ra văn hóa đặc sắc riêng của mình.

Những công trình đầu tiên của người Maya là những ngôi mộ đơn lẻ trên các đồi
cao, tiền đề cho những kiến trúc kiểu kim tự tháp được xây dựng về sau này. Cuối cùng,
văn hóa Olmec lụi tàn sau khi ảnh hưởng đến bán đảoYucatán, ngày nay thuộc Mexico,
và các vùng khác ở Nam Mỹ.

Họ chứng minh cho thấy một trình độ cao về nông nghiệp, các trung tâm đô thị sầm
uất của nhiều quốc gia đô thị độc lập. Rất nhiều các công trình tôn giáo kiểu kim tự tháp
nổi tiếng của họ được xây dựng trong các trung tâm quyền lực của người Maya. Rất nhiều
các tác phẩm chạm khắc trên phiến đá còn lại ngày nay (người Maya gọi là tetun, hoặc
là cây-đá), khắc chữ tượng hình mô tả về sự cai trị theo phả hệ, các chiến thắng của cuộc
chiến, và các thành tựu khác. Người Maya đã có quá trình buôn bán lâu dài ở Trung
Mỹ và có lẽ còn xa hơn nữa. Những sản vật được buôn bán trao đổi chính
là cacao, muối và đá vỏ chai (obsidian).

Thành tựu văn minh

Tôn giáo

Tương tự như người Aztec và Inca, là những phát triển muộn hơn, người Maya tin
tưởng vào một chu kỳ tự nhiên của thời gian. Những nghi thức và nghi lễ là những sự kết
hợp tỷ mỉ của chu kỳ vũ trụ/Trái Đất, thành một đối tượng nghiên cứu quan sát và ghi

58
chép như một cuốn lịch riêng biệt. Các thầy pháp Maya có nhiệm vụ phân tích các chu
kỳ này và đưa ra những tiên đoán cho tương lai hoặc cơ sở của quá khứ trên những con số
tương quan của tất cả các loại lịch của họ.

Rất nhiều tín ngưỡng truyền thống của người Maya cho đến nay làm lúng túng các
nhà khoa học, nhưng lại được hiểu biết của người Maya, giống như rất nhiều xã hội cân
đại, họ tin rằng vũ trụ có ba (3) mặt phẳng chính, địa ngục, thiên đường và trần gian. Địa
ngục của người Maya là ở trong khoảng đi xuyên qua các hang động và bên dưới mặt đất,
nó được cai quản bởi một vị thần Maya cao niên của sự chết và thối rữa. Mặt Trời
và Itzamna, cả hai đều là vị thần cao niên ăn sâu vào tiềm thức Maya, là các vị thần của
thiên đường. Bầu trời đêm có ý chỉ một cửa sổ cho thấy tất cả các siêu nhiên đi đến.
Người Maya định hình các chòm sao của thần linh và nơi ở, mà tục ngữ truyền khẩu về sự
biến động theo mùa, tin tưởng rằng sự giao cắt của tất cả thế giới là bầu trời đêm.

Thần của người Maya không riêng biệt, như trong các quan niệm của người Hy
Lạp. Thần của người Maya cùng một diện mạo do họ hợp nhất vào với nhau trên mọi nẻo
đường mà không có giới hạn. Đó chắc chắn là một thế lực siêu phàm trong quan niệm tín
ngưỡng của người Maya. Đặc tính "tốt" và "xấu" không phải là điều cố định trong các
thần của Maya, không chỉ có một mặt "tốt" tuyệt đối. Cái nào không thích hợp trong suốt
một mùa có thể làm nên một sự bắt đầu chu kỳ mới trong quan niệm của tín ngưỡng Maya
và không cố định.

Chữ viết

Chữ viết xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà, Ai Cập và Ấn Độ vào khoảng 3.000 năm
TCN. Tuy nhiên những ký tự hoàn chỉnh đầu tiên, một chuỗi các dấu hiệu rõ ràng kể lại
một câu chuyện, vẫn chưa có mặt ở châu Mỹ cho đến tận năm 400-300 TCN.

Mới đây các nhà khảo cổ học khám phá ra một hệ thống chữ viết kiểu chữ tượng
hình của người Zapotecs ở thung lũng Oaxaca, phía nam miền Trung Mexico. Hầu hết
chữ viết sớm của người Maya chỉ xuất hiện trong khoảng 150-250.

Hệ thống chữ viết Maya là một chuỗi của các ký hiệu âm và dấu tốc ký. Nó được
xác định như những ký hiệu tốc ký hay hệ thống chữ viết dưới dạng biểu trưng, mà các ký
59
hiệu biểu thị một từ có chủ đích. Chúng là một hệ thống chữ viết duy nhất của tiền thời kỳ
Tân Thế Giới của Colombo dùng để trình bày một thứ ngôn ngữ của dân địa phương.
Trong tổng thể, hệ thống chữ viết của người Maya có hơn 1000 kí hiệu khác nhau, mặc dù
có một vài các ký hiệu có thay đổi cách viết và ý nghĩa từ, nhưng rất nhiều bản viết thể
hiện rất ít khác nhau ở các địa điểm khác nhau.

Kiến trúc

Độc đáo và hiếm có đó là nhận xét về kiến trúc của người Maya, giống như kiến trúc
Hy Lạp cổ đại và kiến trúc La Mã, kiến trúc của người Maya có hàng nghìn năm tuổi, rất
đa dạng và tuyệt đẹp cho những xây dựng kiểu kim tự tháp có bậc ở khắp lãnh thổ Nam
Mỹ.

Với người Maya, hang động cũng là một phần quan trọng của họ. Trong số những
hang động, phải kể đến hang Jolja, bên trong hang Naj Tunich, hang Candelaria và hang
của Phù thủy (Cave of the Witch). Ở đây chính là các hang thần thoại nguyên thủy của
những người Maya. Một vài hang động hiện nay vẫn được sử dụng cho người Maya hiện
đại ở đảo Chiapas.

Nó gợi cho chúng ta thấy, bên trong sự kết hợp của lịch đếm chiều dài Maya, mỗi 52
năm, hoặc chu kỳ, các đền đài và kim tự tháp được sửa chữa và xây dựng lại. Nó nói rằng
ngay bây giờ phải xây dựng là thức dục một sự cai trị mới hoặc cho vấn đề chế độ, giống
như sự tương phản tuần tự như trong chu kỳ của lịch. Tuy nhiên, quy trình xây dựng lại
trên đỉnh của công trình cũ là một việc làm bình thường. Rất nhiều phải kể, North
Acropolis ở Tikal được xem như là tổng thể của 1.500 năm của sự biến đổi kiến trúc.

Thông qua sự nghiên cứu của số lượng lớn yếu tố đặc sắc và kiểu dáng độc đáo,
những di sản còn lại của kiến trúc Maya có một tầm quan trọng để mở ra tầm hiểu biết về
quá trình phát triển của Văn minh Maya.

Khoa học tự nhiên

Cùng phát triển với các nền văn minh Trung Mỹ khác, người Maya sử dụng hệ
đếm nhị thập phân (vigesimal) và hệ ngũ phân (xem chữ số Maya). Hệ ngũ phân trên cơ

60
sở so sánh với số ngón tay của một bàn tay, còn nhị thập phân là toàn bộ số ngón tay và
ngón chân. Trong tiếng Quiche, từ chỉ số 20 là huvinak, có nghĩa là "toàn thân". Ngoài ra,
người Maya đã phát triển khái niệm "số 0" vào năm 357, sớm hơn châu Âu khoảng gần
900 năm. Văn bản cổ cho thấy, những người Maya, có nhu cầu công việc cộng vào hàng
trăm triệu và số ngày lớn đòi hỏi phải có phương cách chính xác để thực hiện chúng. Kết
quả tính toán về thiên văn học theo một không gian và thời gian dài là cực kỳ chính xác;
bản đồ về sự vận động của Mặt Trăng và các hành tinh là ngang bằng hoặc vượt xa các
văn minh khác quan sát vũ trụ bằng mắt thường.

Người Maya xác định chính xác độ dài của một năm gồm 365 ngày, thời gian Trái
Đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời, chính xác hơn rất nhiều lịch được châu Âu sử
dụng vào thời đó (lịch Gregory). Có giả thiết cho rằng người Maya đã kế thừa cách tính
lịch từ các nền văn minh cổ Zapotecs (ở Mont Alban) và Olmecs (ở La venta và Tres
Zapotes)[1]. Tuy thế, người Maya lại không sử dụng độ dài tính toán thời gian một năm
vào lịch của họ. Người Maya sử dụng lịch (gọi là lịch Maya) trên cơ sở năm Mặt Trời với
365 ngày. Một năm Mặt Trời được chia thành 18 tháng, mỗi tháng có 20 ngày (dùng hệ
đếm cơ số 20), năm ngày còn lại được đưa vào cuối năm. Các ngày trong tháng được ghi
bằng số thứ tự từ 0 đến 19 trước tên tháng (0 đến 4 cho tháng thiếu, cuối năm có 5 ngày).
Theo lịch này, các năm nối tiếp nhau không ngừng, không có năm nhuận. Như vậy kết
quả là lịch sẽ bị sai lệch lùi về một ngày trong vòng 4 năm. Khi so sánh với lịch Julius,
dùng ở châu Âu từ thời Đế quốc La Mã cho đến tận thế kỷ 16, thì độ sai số cho một ngày
là mỗi 128 năm; với lịch Gregory hiện đại, thì sai số sấp xỉ một ngày mỗi 3.257 năm.

Bài Tập:

Câu 1: Anh/ chị hãy trình bày nguồn gốc hình thành của các xã hội Châu Mỹ?

Câu 2: Anh/ chị hãy trình bày những thành tựu của nền văn minh Maya cổ đại?

61
CHƯƠNG 7.
SỰ NỔI LÊN VÀ LAN TRUYỀN CỦA HỒI GIÁO

Mục tiêu chương

1.Kiến thức:

+ Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về Hồi giáo, nắm được kiến thức về
cuộc đời của Mohamed và sự khai sáng Hồi giáo của ông. Bên cạnh đó sinh viên hiểu
thêm về tình hình đế quốc Ả rập của Umayyad và nhân tố gia đình cũng như vai trò giới
tính trong thời đại Umayyad

2. Kỹ năng:

+ Sinh viên sẽ được rèn luyện phương pháp nghiên cứu đa ngành và liên ngành trong
nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới

+ Sinh viên có kỹ năng tổng hợp và phân tích đa diện các sự kiện về sự ra đời của
Hồi giáo. Đồng thời, các kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề sẽ được củng cố và nâng
cao trong quá trình học tập môn này.

+ Thông qua các hình thức như thảo luận, làm việc theo nhóm, sinh viên cũng được
rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề, làm việc với người khác và làm việc theo nhóm.

3. Hình thức và phương pháp dạy - học

- Sử dụng phương pháp thuyết trình, trình chiếu Power Point, sử dụng hình ảnh sinh
động để minh họa giúp sinh viên nắm được nội dung bài giảng.

- Thông qua hình thức thuyết trình, vấn đáp để giảng viên kiểm tra đánh giá mức
độ hiểu bài, củng cố nội dung cơ bản của bài giảng và khả năng vận dụng vào thực tế của
sinh viên.

62
* Nội dung chi tiết:

7.1 Sự hình thành và phát triển của Hồi giáo

Bán đảo Ả Rập là một nơi ra đời rất ít khả năng cho nền văn minh toàn cầu đầu
tiên. Phần lớn khu vực này được bao phủ bởi một vài trong số những sa mạc có điều kiện
cư trú khắc nghiệt nhất trên thế giới. Một khách lữ hành thuở ban đầu đã viết:

“ Tất cả về chúng tôi là một sự hoang dại sắt thép; một bãi đen trần trụi của đá
núi lửa nóng…một dãi rộng và những bờ đá basan xanh bạc màu…ngoan cố như những
vật chất nặng, như sắt và kêu như chuông kim loại; nằm vĩnh viễn dưới gió sa mạc thổi
cát bay.”

Trong những vùng cây bụi ở rìa những khu vực trống trãi, hay những vùng sa mạc
không thể cư trú được, một loạt những nền văn hóa Bedouin hay du mục khác nhau đã
phát triển qua nhiều thế kỷ, dựa vào việc chăn thả lạc đà hay dê. Trong những ốc đảo, rải
rác trong cảnh quan khô cằn, những thị trấn và nông nghiệp phát triển trên một qui mô có
giới hạn. Chỉ có những vùng ven biển ở xa về phía nam mới có nông nghiệp thâm canh,
những thanh phố có qui mô đáng kể, và những vương quốc vùng đã phát triển trong thời
cổ đại. Trên phần lớn còn lại của bán đảo, những người du mục đi lạc đà, tổ chức thành
nhũng bộ lạc và dòng tộc là nỗi trội. Tuy vậy trong những vùng đá gần biển Đỏ, nhiều thị
trấn mậu dịch đã phát triển, giữ những vai trò then chốt trong sự xuất hiện của Hồi giáo.

Mặc dầu nguồn gốc đô thị của Hồi giáo thường được các tác giả viết về văn minh
Hồi giáo nhấn mạnh, thế giới Beduin mà trong tôn giáo này nỗi lên đã định hình nghề
nghiệp nhà tiên tri của nó, những lời giảng của ông và sự truyền bá các niềm tin mới.
Trong thực tế, những thị trấn quan trọng nhất như Mecca và Medina là những vùng mở
rộng rộng lớn của văn hóa bộ lạc của những người du mục lạc đà. Dân cư của những thị
trấn này được liên kết bởi quan hệ họ hang. Ví dụ Mecca đã được những người Bedouin

63
thành lập vào thời Muhammad, được cai trị bởi các dòng tộc Bedouin trước đó. Sự an
toàn của những con đường mậu dịch mà các thị trấn phụ thuộc nằm trong tay của các bộ
lạc du mục đã sống dọc theo những con đường của các đoàn người đi buôn không được
bảo về đi đến phía bắc và phía nam. Thêm vào đó tổ chức xã hội của các cư dân thị trấn,
vốn tập trung vào dòng tộc và gia đình,và văn hóa của họ, bao gồm ngôn ngữ và văn hóa
thì rất giống văn hóa của người du mục.

Cuộc đời Muhammed

Vị giáo chủ sáng lập đạo Hồi là Muhammad, sinh năm 570 tại thành phố Mecca, thủ
đô của xứ Saudi Arabia ngày nay. Sau 23 năm viết sách Thánh Kinh Koran và thuyết
giảng về đạo Islam, ông qua đời tại thành phố Medina, cách Mecca khoảng 40 miles về
phía Bắc, hưởng thọ 62 tuổi.

Cuộc đời của Muhammad đã bắt đầu từ 30 năm cuối thế kỷ 6 và bắt cầu 32 năm sau
qua thế kỷ 7. Tất cả những gì ảnh hưởng đến cuộc đời của Muhammad đều in dấu ấn
trong thế giới đạo Hồi ngày nay. Vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu bối cảnh lịch sử của
xã hội Ả Rập trong cả hai thế kỷ 6 và 7.

Khác với Kinh Thánh Cựu Ước Do Thái là một tập truyện, Kinh Thánh Koran gần
như một cuốn nhật ký. Đọc Kinh Koran, người ta sẽ thấy rất nhiều nét đặc thù của đời
sống du mục Ả Rập, các sinh hoạt thương mại của dân Mecca, các phong tục tập quán và
tín ngưỡng cổ truyền của người Ả Rập, các cuộc chiến tranh của đế quốc Ki Tô Giáo
Byzantine, đế quốc Hỏa Giáo Ba Tư v.v...

Tất cả đều được Muhammad phản ảnh trong kinh Koran. Do đó, khi đọc kinh
Koran, chúng ta rất dễ dàng kiểm chứng các sự kiện bằng cách đối chiếu với lịch sử.
Ngược lại, sự nghiên cứu lịch sử về bối cảnh bán đảo Ả Rập trong thế kỷ 6 và 7 sẽ giúp
chúng ta hiểu biết rõ ràng hơn về Muhammad cũng như về đạo Islam.

Người Ả Rập và Hồi giáo

Mặc dầu Hồi giáo đã sớm trở thành một tôn giáo lớn của thế giới, những niềm tin
và tập quán của tiên tri Muhammad lúc ban đầu chỉ được chấp nhận bởi các cư dân thị

64
trấn Ả Rập và những người Bedouni mà Muhammad đã lớn lên trong đó. ở dây có một sự
tương đồng đáng ngạc nhiên với Kito giáo thưở ban đầu, vốn tập trung vào những người
Do Thái giáo phải đạo. tôn giáo mới mà Muhammad thuyết giảng có nhiều điều để tạo
cho những dân tộc Ả Rập bị chia rẽ. nó cho họ một hình thức tôn giáo độc thành, không
thuộc về một bộ lạc duy nhất hay dòng tộc vượt trội hay sự phân chia giai cấp nào. Nó
cung ứng một tôn giáo rõ rang và có nguồn góc Ả Rập và do đó tương đương với những
tín đồ đọc thành của người Kito giáo và Do Thái giáo, vốn đã sống giữa những bộ lạc
Bedouni. Có lẽ thuyết một hành do Muhammad thuyết giáo thậm chí kiên quyết hơn
thuyết một hành của Kito giáo vì nó cho phép không có những người trung gian giữa cá
nhân và Chúa. Chúa là một và không có thánh, và các thiên thần không gì khác hơn là
những sứ giả. Ngoài ra, không có các linh mục trong Kito giáo hay Do thái giáo làm theo
ý nghĩa của thuật ngữ này.

7.2 Đế quốc Ả Rập của Umayyad

Những động cơ của các cuộc chinh phục của Ả Rập

Nhà Umayyad là một vương triều Hồi giáo Ả Rập (661 - 750) do các khalip (vua
Hồi) cai trị. Năm 632, sau khi nhà tiên tri đạo Hồi Muhammad qua đời, Abu Bakar trở
thành vị khalip chính thống đầu tiên, đóng đô ở Medinah. Chính quyền của các khalip
chính thống sau đó đã được chuyển sang cho nhà Omeyyad năm 661. Nhà Omeyyad đóng
đô ở Damascus. Triều đại mới này đã nhanh chóng bành trướng thế lực và lãnh thổ (trải
dài từ Bắc Phi, Tây Ban Nha tới Trung Á và Tây Bắc Ấn). Đến năm 750, nhà Omeyyad ở
châu Á bị nhà Abbas truất phế và thay thế. Vị khalip Omeyyad cuối cùng làMarwan II bị
giết.

Năm 750, một hoàng tôn nhà Omeyyad là Abd-al-Rahman chạy trốn sang Tây Ban
Nha. Tại đây, năm 756 ông thành lập một vương quốc và xưng là êmia, đóng đô
ở Cordoba. Cho tới năm 929, Abd-al-Rahman III xưng làm khalip. Triều đại Omeyyad ở
Cordoba tồn tại đến năm 1031.

Dưới thời nhà Umayyad việc tuyển cử người nhận chức Khalip bị bãi bỏ, truyền
ngôi theo phụ hệ, và dần dần biến quốc gia Hồi giáo thành đế quốc Ả Rập. Lãnh thổ tiếp
65
tục bành trướng đến Trung Á, đồng bằng sông Ấn ở phía đông và Tây Ban Nha ở phía
tây. Đó là triều đại khalip có lãnh thổ rộng lớn nhất.

Hệ phái Shia, của những người tuyệt đối trung thành với khalip Ali, tuy sống dưới
sự cai trị của nhà Omeyyad, nhưng không coi nhà này là chính thống. Hệ phái Sunni, tuy
rất quý mến khalip Ali, nhưng vẫn tạm công nhận nhà Umayyad. Do sự công nhận của hệ
phái Sunni, với khoảng 90% tín đồ, nhà Umayyad được coi là có độ chính thống cao, và
được xếp nối tiếp theo bốn vị khalip kể trên.

Mu'Awiya I (661-680), vị khalip thứ nhất của nhà Omeyyad, đã bỏ tuyển cử và


chọn con trai là Yazid I làm người thừa kế.

Abd al-Malik ibn Marwan (685 - 705), vị khalip thứ năm của nhà Omeyyad, đã
cho dịch sang tiếng Ả Rập nhiều tác phẩm giá trị, lập một hệ thống tiền tệ mới, chiến
tranh với Đông La Mã, và cho xây thánh đường 'Masjid Qubbat As-Sakhrah' ở Jerusalem.

Omar bin Abd al-Aziz (717 - 720), cũng gọi là Umar II, là một vị khalip rất ngoan
đạo, và được một số người của hệ phái Sunni coi là vị khalip chính thống thứ năm.

Nhà Umayyad đóng đô ở Damascus, nay là thủ đô Syria. Từ thời nhà Umayyad trở
đi, do sự truyền ngôi theo phụ hệ, nhiều khalip chỉ là những ông vua thừa hưởng ngôi báu
của cha ông, mà không có tác phong của một nhà lãnh đạo tinh thần. Chức khalip tuy có
người xưng, và thường có tranh chấp, nhưng nhiệm vụ lãnh đạo giáo dân thì thực sự ít khi
có ai làm.

Sự yếu ớt của các đế quốc đối thủ

Trong hai đế quốc lớn đã từng chiến đấu giành quyền thông trị ở khu vực chuyển
tiếp của vùng lưỡi liềm phì nhiêu, đế quốc Sasani của người Ba Tư đã tỏ ra dễ tổn thương
hơn. Sức mạnh trong các lãnh thổ Sasani rộng lớn chính thức được tập trung trong tay
một hoàng đế quý tộc. Vào lúc Ả Rập bùng nổ, hoàng đế đã bị giới quý tộc địa chủ thao
túng; họ bóc lột gay gắt những nông dân vốn chiếm đa số trong dân số của đế quốc. Bái
Hỏa Giáo, tôn giáo chính thực của hoàng đế, thiếu những cuội nguồn nhân dân. Ngược
lại, tôn giáo của một nhà cải cách tên là Mazdak giành được sự ủng hộ đáng kể của nông

66
dân đã bị đàn áp một cách tàn bạo bởi những nhà cai trị Sasani trong thời gian trước khi
có sự nổi lên của Hồi giáo.

Đầu tiên, các chỉ huy Sasani đã xem thường những người xâm lăng Ẩ Rập và đã
bắt đầu chống lại họ bằng những lực lượng không được chuẩn bị tốt. lúc đó, sự đe dọa
nghiêm trọng của Hồi giáo là rõ ràng, do những chiến thắng quyết định của người Ả Rập
ở vùng lưỡi liềm phì nhiêu và sự đào ngũ của những bộ lạc Ả Rập ở biên giới. các chiến
binh Hồi giáo đã đột phá vào những vùng đất trung tâm của người Sasani. Những chiến
thắng thêm nữa của người Hồi giáo đã đem đến sự sụp đổ nhanh chóng của đế quốc rộng
lớn. Các vua chúa Sasani và lực lượng của họ đã rút lui về phía đông khi đối diện với
bước chân của người Hồi giáo. Thủ đô bị chiếm, các đạo quân bị hủy diệt và các tướng bị
giết chết. khi những nhà cai trị cuối cùng của người Sasanibij ám sát vào năm 651, chiến
thắng của người Hồi giáo và sự hủy diệt của đế quốc được đảm bảo.

Bất chấp một chuỗi thắng lợi cũng ấn tượng không kém của người hồi giáo ở các
tỉnh trong đế quốc, người Byzantine đã tỏ ra là một đối thủ mạnh hơn. Tuy nhiên khả
năng của họ để chống lại cuộc tàm sát của người Hôi giáo đã bị suy yếu bởi sự đào ngũ
của những người Ả Rập ở chính biên cương của họ và sự ủng hộ mà những kẻ xâm lăng
Hồi giáo đã nhận được từ những người Kito giáo ở Syri và Ai Cập. Những thành viên của
các giáo phái Kito giáo chiếm ưu thế ở những khu vực này, như người Copt và người
Nestoria, từ lâu đã căm ghét sự cai trị của chính thống giáo Byzantine, vốn đánh thuế họ
nặng nề và bức hại họ như những người di giáo. Khi người Hồi giáo không chỉ dung nạp
người Kito giáo mà còn đánh thuế họ nhẹ hơn so với người Byzantine đã rõ, những nhóm
Kito giáo nay đã liên minh với người Ả Rập.

Đế quốc Umayyad

Sau một đợt tạm nghỉ để dàn xếp một cuộc tranh cải nội bộ về quyền vị chuỗi
chinh phục đáng kể ủa người Ả rậpđã làm mwosi lị trong nữa cuối thế kỷ thứ 7. Những
đạo quân Hồi giáo đã du nhập vào trung Á, mở đầu cho mkotj sự đối nghịch trong Pật
giáo trong vùng vốn vẫn dduwwocj tiếp diễn cho đến ngày nay. Vào đầu thế kỷ thư 8
nhánh phía nam của bước tiến này đã tiến vào bắc Ấn Độ. Xa về phía tây, các đạo quân Ả

67
Rập đã quét qua Bắc phi và vượt qua eo biển Gbraltar để chinh phục Tây Ban Nha và đe
dọ Pháp. Mặc dầu bước tiến Hồi giáo vào Tây Âu đã bị chặn lại bởi chiến thắng gay go
của Charles Matel và người Frank ở Poitie năm 732 cho đến vài thập niên sau, người Ả
Rập đã không rút lui hoàn toàn ra khỏi Pyrene vào Tây Ban Nha. Các chiến binh và thủy
thủ đã khống chế toàn bộ phần lớn Địa Trung Hải, một vị trí đã được củng cố bởi cuộc
chinh phục những đảo quan trọng nhất như Crete, Silicy và Sardina trong những thập niên
đầu thế kỷ thứ 9. Vào đầu những năm 700, dòng họ Umayyad cai trị một đế quốc trải rộng
từ Tây Ban Nha ở phía tây đến những thảo nguyên Trung Á ở phía đông.

Sự nở rộ lần thứ nhất của học thuật Hồi giáo

Trong giao đoạn đầu của triều đại Abbasid, sự đóng góp của Hồi giáo cho diễn đạt
nghệ thuật của con người đã tập trung vào những đại thánh đường Hồi giáo như những
thánh đường đặc trưng trong khung hình Dung quá Khứ, và những lâu đài lớn . Ngoài
những bước tiến về tôn giáo, luật pháp, bàn luận triết học, sự đóng góp của Hồi giáo cho
học thuật đã tập trung vào những ngành khoa học và toán học. trong giai đoạn đầu thời kì
Abbasid những sứ mạnh chính là phục hồi và bảo tồn học thuật của những nền văn minh
cổ đại Địa Trung Hải và Trung Đông. Ví dụ, ngoài những tác phẩm của Plato, phần lớn
học thuật của Hy Lạp đã bị các dân tộc Tây Âu làm thất lạc. Nhờ những học giả Hồi giáo
và Do Thái giáo, những văn bản vô giá của người Hy Lạp về những đề tài then chốt như y
học, đại số, hình học, thiên văn học, giải phẫu học và đạo đức đã được gìn giữ, chép lại
bằng tiếng Ả Rập và được phát tán khắp đế quốc. Từ Tây Ban Nha những văn bản đã tìm
đến với thế giới Kito giáo. Trong số những tác giả đã được cứu vẫn theo cách này có
Aristotle, Galen, Hippocrates, Plotemy và Euclid.

Thêm vào đó các học giả làm việc bằng tiếng Ả Rập đã truyền những ý tưởng Ả
Rập song hành với sự nổi lên của các thương nhân như là những người vận chuyển hàng
hóa và phát minh. Ví dụ những người Hồi giáo xâm lược Nam Á đã sớm học được hệ
thống số của người Ấn Độ. Từ Ấn Độ chữ số đã được các học giả và thương nhân Hồi
giáo mang đến những trung tâm của văn minh Hồi giáo ở trung tâm của văn minh Hồi
giáo ở Trung Đông. Sau cùng, hệ thống đã được truyền qua Địa Trung Hải để đến ý và từ

68
đó đến Bắc Âu. Cùng với toán học Hy Lạp và Ả Rập, những chữ số về sau đã tỏ ra rất
quan trọng cho thời kỳ đầu của cuộc cách mạng khoa học hiện đại ở Tây Âu.

Bài tập

Câu 1: Anh/chị hãy trình bày sự hiểu biết của mình về đấng tiên tri Mohammed?

Câu 2: Sự phân biệt giới tính tác động như thế nào đối với xã hội Umayyad?

69
CHƯƠNG 8.
VĂN MINH Ở ĐÔNG ÂU:
BYZANTINE VÀ CHÍNH THỐNG GIÁO CHÂU ÂU

Mục tiêu chương 8

1.Kiến thức:

+ Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về những thành tựu của nền văn
minh ở Đông Âu và tình hình xã hội và chính trị của đế quốc Byzantine, nắm được sự
chia tách giữa Kitô giáo Phương Đông và Phương Tây.

2. Kỹ năng:

+ Sinh viên sẽ được rèn luyện phương pháp nghiên cứu đa ngành và liên ngành trong
nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới

+ Sinh viên có kỹ năng tổng hợp và phân tích đa diện các sự kiện về sự ra đời của
nền văn minh ở Đông Âu, nhất là nguyên nhân chia tách Kito giáo phương Đông và
Phương Tây.

+ Thông qua các hình thức như thảo luận, làm việc theo nhóm, sinh viên cũng được
rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề, làm việc với người khác và làm việc theo nhóm.

3. Hình thức và phương pháp dạy - học

- Sử dụng phương pháp thuyết trình, phát vấn ... nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của sinh viên.

- Trình chiếu Power Point, sử dụng hình ảnh sinh động để minh họa giúp sinh viên
nắm được một cách khái quát về lý thuyết các vấn đề toàn cầu.

70
- Thông qua hình thức thuyết trình, vấn đáp để giảng viên kiểm tra đánh giá mức
độ hiểu bài, củng cố nội dung cơ bản của bài giảng và khả năng vận dụng vào thực tế của
sinh viên.

* Nội dung

8.1. Văn minh ở Đông Âu

Trong thời kỳ hậu cận đại, hai nền văn minh Kitô giáo quan trọng đã định hình ở châu
Âu. Cả hai đều đã phát triển những quan hệ gần gũi với thế giới Hồi giáo và cả hai đều giữ
những vai trò quan trọng trong mậu dịch thế giới. Một nền văn minh, tập trung vào chế độ Giáo
hoàng ở La Mã, bao trùm Tây Âu, nhưng nền văn minh kia tỏa ra từ Constantinople. Cả hai nền
văn minh đã có những đặc trưng phân biệt riêng với những hệ lụy đáng mong muốn cho những
vùng có liên quan. Đông Âu chắc chắn sẽ minh họa cho sự đa dạng hóa của những hình thức
nhà nước đặc trưng của thời kỳ hậu cận đại.

Đế quốc Byzantine đã duy trì các mức cao về chính trị, kinh tế và hoạt động văn hóa
trong phần lớn thời gian từ năm 500 đến năm 1450 sau côg nguyên. Nó đã kiểm soát một dải
lãnh thổ quan trọng nhưng giao động ở Balkan, phía bắc Trung Đông và phía đông Địa Trung
Hải. Các nhà lãnh đạo đế quốc đã tự xem mình là hoàng đế La Mã, và chính quyền của họ về
nhiều phương diện là một sự kế tục trực tiếp của phần phía đông của đế quốc La Mã trước đó.

Ý nghĩa thực sự của đế quốc Byzantine vượt xa ngoài khả năng của nó để giữ cho ký ức
về La Mã sống động. Đế quốc đã kéo dài gần một ngàn năm, giữa sự sụp đổ của La Mã ở
phương Tây và sự lật đổ sau cùng của chế độ bởi những kẻ xâm lăng người Thổ. Kinh đô của
đế quốc, Constantinople, là một trong những thành phố lớn thực sự của thế giới, chắc chắn là
thành phố giàu có và quan trọng nhất ở châu Âu trong thời kỳ đó. Từ Constantinople tỏa ra một
trong hai nhánh của Kitô giáo; các nhà thờ Kitô chính thống đã trở nên có ảnh hưởng lớn ở
khắp phần lớn Đông Âu.

Cũng như những nền văn minh lớn khác ở thời kỳ đó, đế quốc Byzantine đã truyền bá ảnh
hưởng văn hóa và chính trị đến những vùng của thế giới trước đây chưa chịu ảnh hưởng của bất

71
cứ nền văn minh quan trọng nào. Giống như ảnh hưởng của Hồi giáo đã giúp định hình nền văn
minh ở những phần của nam Sahara châu Phi, người Byzantine đã bắt đầu tạo ra một nền văn
minh mới ở Balkan và miền tây nước Nga (Ukraine và Belarus cũng như miền tây nước Nga
ngày nay).

Đế quốc cũng là một tác nhân quan trọng trong mậu dịch liên vùng. Nó đã có những trao
đổi tích cực với thế giới Ả Rập và những vùng khác của châu Á. Đế quốc thậm chí đã nhập
khẩu những kỹ thuật sản xuất tơ lụa từ Trung Quốc, làm giảm sự phụ thuộc vào ngoại thương
cho mặt hàng này, nhưng cho thấy được sự kết nối của nó với những tiêu chuẩn thời trang cao
hơn. Constantinople là một trục dành cho hàng hóa được mang đến từ miền đông Trung Âu và
Nga được trao đổi với những sản phẩm của Ả Rập và Byzantine. Về nhiều mặt, đế quốc đã giữ
một vai trò then chốt trong việc mở rộng phạm vi tiếp xúc như là một phần của sự hình thành
mạng lưới liên lục địa. Có nhiều điểm chung giữa những phát triển ở Đông Âu và Tây Âu.
Trong cả hai trường hợp, văn minh truyền bá theo hướng bắc, phần nào là sự hấp dẫn truyền
giáo của Kitô giáo. Trong cả hai trường hợp, đa thần giáo đã nhường chổ cho độc thần giáo,
mặc dầu đã có những thỏa hiệp, đặc biệt là ở cấp nhân dân. Trong cả hai trường hợp, những
đơn vị chính trị càng ở xa hơn về phía bắc như Nga, Ba Lan, Đức và Pháp, đã tranh đấu cho sự
xác định chính trị mà không có khả năng cạnh tranh với sự tinh tế về chính trị của những xã hội
tiến bộ hơn ở châu Á và Bắc Phi hay ở chính Byzantine. Trong cả hai trường hợp, những hoạt
động mậu dịch mới đã đưa những vùng phương bắc tiếp xúc với những trung tâm quan trọng
của thế giới thương mại, bao gồm Constantinople. Trong cả hai trường hợp, những khu vực
mới được khai hóa nhìn về quá khứ Hy – La, cũng như nhìn vào Kitô giáo để tìm cảm hứng
văn hóa, sử dụng một số ý tưởng văn hóa và phong cách nghệ thuật giống nhau.

Tuy nhiên với tất cả những thành phần có chung này, những nền văn minh đã mở rộng
sang phương Đông và đã phát triển ở phương Tây hoạt động phần lớn là theo những con đường
riêng. Chúng đã tạo ra những phiên bản Kitô giáo khac nhau. Những nền văn minh này ít có sự
tiếp xúc qua lại. Cho đến cuối thời kỳ này, những mô hình thương mại trong cả hai trường hợp
đi từ nam đến bắc chứ không đi từ đông sang tây. Trong phần lớn thiên niên kỷ hậu cổ đại,
những phần quan trọng của Đông Âu đã tiến bộ đáng kể hơn Tây Âu về sự tinh tế về chính trị,
tầm văn hóa và sức sống kinh tế. Byzantine cũng đã vượt xa phương Tây trong việc tham gia
72
vào mậu dịch liên vùng. Khi hai nền văn minh gặp nhau trong thời kỳ này và sau đó, chúng gặp
nhau như những người anh em họ xa, có quan hệ nhưng không phải là họ hàng gần.

8.2. Đế chế Byzantine

Đế quốc Đông La Mã còn được gọi Đế chế Byzantium, Đế quốc Byzantine, Đế quốc
Byzance hay Đế quốc Hy Lạp là một đế quốc tồn tại từ năm 330 đến năm 1453, đóng đô
ở Constantinopolis. Trước khi thành lập, phạm vi của Đế quốc Đông La Mã trước đây nằm
trong lãnh thổ của Đế quốc La Mã. Năm 330, khi Constantinus I, con của hoàng
đế Constantius, nắm quyền trị vì và dời đô từ thành La Mã về Constantinopolis, được xem là
thời điểm thành lập đế quốc Đông La Mã. Khi ông qua đời, đế quốc bị các con trai ông phân
chia thành Đông và Tây. Sau khi vị hoàng đế cuối cùng của đế quốc phía tây là Romulus
Augustus bị một thủ lĩnh người Giéc-man hạ bệ, đế quốc Tây La Mã sụp đổ. Nhưng đế quốc
phía đông vẫn tiếp tục phát triển, trở thành một cường quốc có vai trò quan trọng ở châu Âu và
được xem là một trong những trung tâm đạo Ki-tô lúc bấy giờ.

Không thấy một tư liệu chính xác nào về sự khởi đầu của đế quốc Đông La Mã. Một vài ý
kiến cho rằng đế quốc này được thành lập dưới thời cai trị của Hoàng đế Diocletianus(284–
305), người đã chia đế quốc La Mã thành hai nửa đông và tây.[5] Một vài người lại nói rằng đế
quốc bắt đầu vào thời của Constantinus I, vị hoàng đế đầu tiên đóng đô tại Constantinopolis.
[Chú thích 1] Những ý kiến khẳng định vào thời trị vì của Hoàng đếTheodosius I (379–395)
hoặc theo sau cái chết của ông vào năm 395. Một vài người cho vào thời điểm xa hơn vào năm
476 khi đế quốc phía tây sụp đổ. Nhưng hiện nay tư liệu khá chính xác là vào năm 330, khi
Constantinus I thành lập tân đô Constantinopolis dưới sự phát triển vượt bậc của văn hóa Ki-tô
giáo và thời kỳ văn hóa chịu ảnh hưởng Hy Lạp (quá trình Hy Lạp hóa văn hóa). Đế quốc
Đông La Mã đã tồn tại hơn một ngàn năm, từ thế kỷ thứ 4 cho đến năm 1453. Trong thời gian
tồn tại của nó, Đông La Mã vẫn là một trong những cường quốc kinh tế, văn hóa, và quân sự
lớn mạnh nhất ở châu Âu, bất chấp những thất bại và mất mát lãnh thổ, đặc biệt là trong
cuộc Chiến tranh La Mã-Ba Tư và Chiến tranh Ả Rập-Đông La Mã. Đế quốc sau đó đã phục
hưng dưới triều đại Macedonia, một lần nữa Đông La Mã vươn lên thành liệt cường hàng đầu

73
của vùng Đông Địa Trung Hải vào cuối thế kỷ thứ 10, đối địch với Nhà Fatima của người Hồi
giáo.

Tuy nhiên, sau năm 1071, nhiều lãnh đổ ở Tiểu Á - trung tâm của đế quốc, bị người Thổ
Nhĩ Kỳ Seljuk chiếm đoạt. Mặc dù Vương triều nhà Komnenos đã giành lại một số đất đai và
hưng thịnh lại Đế quốc trong một thời gian ngắn trong thế kỷ thứ 12, sau khi Hoàng
đếAndronikos I Komnenos qua đời và Vương triều Komnennos cáo chung ở cuối thế kỷ thứ
12, một lần nữa Đế quốc lâm vào suy vong. Đế quốc Đông La Mã bị cuộc Thập tự chinh lần
thứ tư giáng một đòn chí mạng vào năm 1204, khiến Đế quốc bị giải thể và các lãnh thổ La
Tinh và Hy Lạp thuộc Đông La Mã bị chia cắt.

Vào năm 1261, kinh đô Constantinopolis được giải phóng và Đế quốc Đông La Mã trung
hưng, thế nhưng dưới triều các hoàng đế nhà Palaiologos, Đông La Mã chỉ còn là một trong
nhiều quốc gia nhỏ đối địch nhau ở khu vực, trong suốt 200 năm tồn tại cuối cùng của nó. Tuy
nhiên, trong giai đoạn này, nền văn hóa của Đế quốc sinh sôi nảy nở.[3] Các cuộc biến loạn
cung đình xảy ra liên tiếp trong thế kỷ 14 tiếp tục hủy hoại sự thịnh vượng của Đế quốc Đông
La Mã, trong khi các lãnh thổ còn lại của Đông La Mã lần lượt bị lấy mất trong cuộcChiến
tranh Đông La Mã-Ottoman, mà đỉnh điểm là sự thất thủ của Constantinopolis và các vùng
lãnh thổ còn lại bị Đế quốc Ottoman chinh phục vào thế kỷ thứ 15.

Những thành tựu của Justinian

Lịch sử thủa ban đầu của đế quốc Byzantine được đánh dấu bởi sự đe dọa xâm lược lặp đi
lặp lại. Các hoàng đế phương Đông, dựa vào cơ sở quân sự địa phương và năng lực của những
tướng lĩnh thuộc tầng lớp thượng lưu của người Hy Lạp, đã đánh bại những cuộc tấn công của
đế quốc Sasania ở Ba Tư và những kẻ xâm lược người Đức. Rồi vào năm 533 sau CN, khi
những đường biên giới của đế quốc đã được đảm bảo một cách hợp lý, một hoàng đế mới là
Justinian đã thử tái chinh phục lãnh thổ phương Tây trong một nổ lực không có hiệu quả để tái
lập một đế quốc như đế quốc La Mã. Ông là người lầm lì, độc tài và chuộng những ý tưởng vĩ
đại. Một sử gia đương thời là Procopius đã mô tả ông như là “vừa thô bỉ vừa dễ bảo; như người
dân nói một cách thông tục, một gã khờ. Ông không bao giờ thành thật với bất cứ ai, nhưng
luôn luôn mưu mẹo trong lời nói và việc làm, tuy vậy lại dễ bị che mắt bởi bất cứ người nào

74
muốn lừa dối ông”. Hoàng đế cũng chịu ảnh hưởng mạnh từ người vợ khao khát quyền lực của
mình là Theodora, một gái điếm hạng sang có liên hệ với thế giới đua ngựa Constantinople.
Theodo làm cho cách giir quyết của Justinia đáp lại sự bất ổn của quần chúng và thúc đẩy
những kế hoạch bành trướng trở nên cứng rắn hơn.

Những đóng góp tích cực của Justinian cho đế quốc Byzantine là việc xây dựng lại
Constantinople, vốn đã bị tàn phá bởi những cuộc nổi dậy chống lại thuế cao từ trước đó, và
việc hệ thống hóa bộ luật La Mã. Việc mở rộng kiến trúc La Mã hậu kỳ bằng việc bổ sung vào
các phong cách cổ đại những mái vòm, những ngôi nhà xây dựng thời Justinian đã tạo ra nhiều
kiến trúc mới, tạo cảm hứng nhiều nhất trong số đó là nhà thơ mới vĩ đại, Hagia Sophia, là một
kỳ quan lâu dài của thế giới Kitô giáo (nhà thờ lớn về sau trở thành một thánh đường Hồi giáo
và hiện nay là một nhà bảo tàng). Đó là một thành tựu về kỹ thuật cũng như kiến trúc, vì trước
đó chưa có ai có khả năng xây dựng những trụ đỡ cần thiết cho một mái vòm với kích cở như
vậy. Việc thể chế hóa luật La Mã đạt được một mục tiêu mà các hoàng đế trước đây đã tìm
kiếm nhưng chưa đạt được, tổng kết và hài hòa nhiều chỉ dụ và quyết định có từ trước. Luật
pháp thống nhất không chỉ làm giảm sự lẫn trộn mà còn thống nhất và tổ chức đế quốc mới,
song hành cùng bộ máy quan lại của nhà nước. Được cập nhật bởi những hoàng đế về sau, bộ
luật đã giúp ích một cách cơ bản cho việc truyền bá những nguyên lý pháp luật trong nhiều
vùng của châu Âu.

Những thành tích quân sự của Justinian có nhiều kết quả nhập nhằng hơn. Hoàng đế
muốn tái chiếm chính đế quốc La Mã xưa. Với sự trợ giúp của một viên tướng giỏi, Belisarius,
những vùng đất mới giành được ở Bắc Phi và Ý, các lực lượng của Justinian đã dựng nên kinh
đô tạm thời cucr họ, Ravenna, một trung tâm nghệ thuật quan trọng, được làm đẹp bằng một số
bức tranh khảm Kitô giáo đẹp nhất đã từng được biết đến ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Nhưng
đa số những vùng đất chiếm đóng ở Ý đều không lâu dài, không trụ lại được trước á lực của
người Đức, và lãnh thổ ở Bắc Phi cũng sớm bị vây hãm.

Hơn nữa, những tham vọng tiến về phía tây đã làm suy yếu đế quốc ngay trong vùng ảnh
hưởng của nó. Các lực lượng Ba Tư đã tấn công ở phía bắc Trung Đông, trong khi những nhóm
người Slave mới, di chuyển vào Balkan, đã tạo sức ép trên một mặt trận khác. Sau cùng,

75
Justinian đã thu xếp để tạo một tuyến phòng thủ mới và thậm chí còn đẩy lùi được các lực
lượng Ba Tư, nhưng một phần lãnh thổ Trung Đông đã bị mất. Hơn nữa, tất cả những trận
chiến, tấn công cũng như phòng thủ, đã tạo ra những áp lực thuế mới đối với chính quyền và
buộc Justinian phải ráng sức, góp phần vào cái chết của ông vào năm 565 sau CN.

Áp lực của người Ả Rập và sự phòng thủ của đế quốc

Các cuộc tấn công của quân Ả Rập vào bờ biển Dalmatia đã bị đẩy lùi trong những năm
đầu dười thời Basileos I và khu vực này lại yên bình trở lại, cho phép các nhà truyền giáo Đông
La Mã cải đạo người Serbia sang Đạo Chính Thống. Tuy nhiên nỗ lực giành lại Đảo Malta cuối
cùng đã kết thúc thảm khốc khi người Ả Rập với sự ủng hộ của dân địa phương, đã tàn sát đội
quân đồn trú của Đông La Mã. Trái lại, địa vị của Đông La Mã ở miền nam nước Ý dần được
củng cố khi quân Đông La Mã giành lại được Bari năm 873,[65] giúp đế chế tiếp tục kiểm soát
hầu hết miền nam Ý trong vòng 200 năm tiếp theo. Quan trọng hơn hết là ở mặt trận phía đông,
tuyến phòng thủ của đế chế đã đuợc củng cố vững chắc và quân Đông La Mã tiến hành các
cuộc viễn chinh vào lãnh thổ của kẻ thù.[66] NgườiPaulicia bị đánh bại và kinh đô Tephrike đã
bị chiếm đóng, trong khi chiến dịch chống lại các khalipnhà Abbas đã bắt đầu với với việc
giành lại thành Samosata.

Dưới triều đại người con trai của Mikael và cũng là người kế vị ông, Leōn VI Khôn
ngoan, các cuộc tấn công vào đế quốc Abbas vẫn được tiếp tục. Tuy nhiên, Sicilia lại rơi vào
tay quân Ả Rập năm 902 và chỉ hai năm sau đó, Thessaloniki, thành phố quan trọng thứ hai của
đế chế đã bị một hạm đội Arab cướp phá. Hải quân nhanh chóng được tăng cường lại. Đảo Síp,
vốn bị người Ả Rập chiếm đóng từ thế kỉ thứ 7, đã được thu hồi và một hạm đội Đông La Mã
đã tấn công vào cảng Laodicea ở Syria. Mặc dù vậy, quân Đông La Mã cũng bị tổn thất nặng
nề khi họ cố gắng chiếm lại đảo Crete năm 911.

Nhân lúc Bulgaria đang bị suy yếu bởi cái chết của Sa hoàng Simeon I năm 927, quân
Đông La Mã liền tập trung về mặt trận phía đông. Năm 934, Melitene vĩnh viễn đuợc chiếm
lại. Năm 943, danh tướng Ioánnis Kourkouas đã giành được một số thắng lợi quan trọng, mà
đỉnh điẻm là cuộc tái chiếm thành Edessa. Nó còn đặc biệt nổi tiếng với việc đem trở về thành
Constantinople thánh vật Mandylion, mà có mang bức chân dung của Chúa Jesus trên nó.

76
Những vị Hoàng đế - chiến binh như Nikephoros II Phokas (cai trị từ năm 963–969)
và Iōannēs I Tzimiskes (969–976) bành trướng lãnh thổ tới tận vùng Syria và đánh bại các tiểu
vương Hồi Giáo ở vùng Tây Bắc Iraq. Thành phố Aleppo bị Nikephoros chinh phục năm 962
và sang năm sau người Ả Rập hoàn toàn bị tống khứ khỏi đảo Crete. Việc chinh phục đảo Crete
đã thủ tiêu hoàn toàn nguy cơ vùng biển Aegea bị người Ả Rập cướp phá và giúp kinh tế ở lục
địa Hy Lạp được hưng khởi trở lại. Đảo Síp được thu hồi vào năm 965 và sự nghiệp của
Nikephoros đạt đến đỉnh cao vào năm 969 khi ông thu hồi Antioch và sát nhập nó làm một tỉnh
của đế quốc. Người kế vị của Nikephoros, Ioannes I tiếp tục đánh chiếm
Damascus, Beirut, Acre, Sidon, Caesarea và Tiberias, mở rộng thế lực của đế quốc tới gần
sát Jerusalem (dù thế lực của đế quốc Ả Rập Hồi giáo ở Iraq và Ai Cập vẫn còn nguyên vẹn).
[71] Sau khi đánh bại người Bulgaria, hoàng đếBasileios II tiếp tục dự tính tấn công đảo
Sicillia, thành trì cuối cùng của người Ả Rập trên các lãnh địa cũ cũa đế quốc, tuy nhiên ông
qua đời vào năm 1025 mà không kịp thực hiện dự định của mình. Các đợt tấn công sau đó cũng
chỉ thu hồi lại vùng duyên hải phía đông của đảo. Tuy nhiên, đến thời điểm Basileios II qua
đời, đế quốc Đông La Mã đã trải dài từ eo biển Messina ở phía tây tới dòng sông Euphrates ở
phía đông, từ sông Donau ở phía bắc cho tới Syria ở phía nam.

Xã hội và chính trị Byzantine

Hệ thống chính trị của Byzantine có những tương đồng đáng kể với những kiểu hình
thước đo ở Trung Quốc. Hoàng đế giữ nhiệm vụ do hoàng đế trao, đứng đầu nhà thờ và thông
qua những đạo luật tôn giáo cũng như thế tục. Quyền lực của nhà nước đối với nhà thờ là một
đặc điểm thên chốt của Kitô giáo chính thống, trái với các mô hình ở Tây Âu. Nhũng nghi lễ
triều đình cầu kỳ biểu trưng cho những quan niệm về một nhà cai trị toàn quyết, có năng lực
thiêng liêng, mặc dù nghi lễ này thường làm các nhà cai trị không hoạt động và ngăn cản những
chính sách đổi mới.

Ở những thời điểm quan trọng nhất, phụ nữ nắm giữ ngai vàng đế quốc trong khi duy trì
quyền lực theo nghi thức của nghi lễ. Những kinh nghiệm của nữ hoàng Theodora (981 –
1056), trùng với người vợ quyền lực nổi trội của Justinian, minh họa bản chất phức tạp của
chính trị Byzantine và ngọn roi của số mệnh vốn ảnh hưởng đến các nhà cai trị nữ. Con gái của

77
một hoàng đế, Theodora mạnh mẽ và nghiêm khắc, bà đã từ chối thành hôn với người thừa kế
vương triều, là người về sau kết hôn với em gái của Zoe, Zoe lo ngại ảnh hưởng của Theodora
và tự giam mình trong một tu viện. Một cuộc nổi dậy của quần chúng chống lại hoàng đế mới
đã lập Theodora và Zoe cùng nhau làm nữ hoàng… Về sau, Theodoa đã thu xếp để kiểm soát
các quý tộc ngang bướng và hạn chế sự tham nhũng của bộ máy quan lại, mặc dù sự trả thù
nghiêm khắc của bà chống lại các kẽ thù đã bị chỉ trích.

Bổ sung cho quyền lực tập trung là một trong những bộ máy quan lại phức tạp nhất trong
lịch sử. Được đào tạo về các tác phẩm kinh điển Hy Lạp, triết học và khoa học trong hệ thống
trường thế tục song hành với nền giáo dục nhà thờ dành cho tu sĩ, các quan lại của Byzantine
được chuyên môn hóa cho những chức vụ khác nhau, và các quan chức thân cận với hoàng đế
chủ yếu là những thái giám. Các quan toàn quyền tỉnh được trung ương bổ nhiệm và chịu trách
nhiệm kiểm tra các cơ quan quân sự. Một hệ thống phức tạp các hệ thông gián điệp đã giúp duy
trì lòng trung thành trong khi tạo ra những nghịch kỵ căng thẳng ngay cả giữa những người
bạn. Không có gì đáng ngạc nhiên là từ Byzantine đã được dùng để chỉ những sắp xếp định chế
phức tạp. Việc tổ chức quân sự chu đáo cũng đã phát sinh. Các nhà cai trị Byzantine đã áp dụng
thích ứng hệ thống của La Mã trước đó bằng cách tuyển binh lính địa phương và thưởng cho họ
bằng cách cấp đất cho việc phục vụ quân đội của họ. Đất không thê được bán, nhưng con trai
được thừa kế quyền quản lý để đổi lại việc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nhiều người từ
bên ngoài, đặc biệt là người Slave và người Kitô giáo Armenia, được tuyển mộ vào quân đội
theo cách này. Các lãnh đạo quân sự cha truyền con nói ngày càng năm nhiều quyền lực vùng
thay thế cho những nhà quý tộc theo truyền thống hơn và có học hơn. Một hoàng đế, Michael
II, là sản phẩm của hệ thống này và nổi tiếng vì sự căm ghét nền giáo dục Hy Lạp và sự ngu
dốt toàn diện của cá nhân ông. Mặt khác, hệ thống quân sự rõ ràng là đã có những lợi cho việc
bảo vệ một nhà nước thường xuyên bị những người Hồi giáo đủ loại tấn công – người Ba Tư,
Ả Rập và về sau là người Thổ - cũng như những người du mục xâm nhập từ Trung Á. Cho đến
thế kỷ thứ 15, đế quốc Byzantine đã phong tỏa một cách hữu hiệu đường vào châu Âu của hầu
hết các nhóm này.

Về mặt xã hội và kinh tế, đế quốc phụ thuộc vào sự kiểm soát của Constantinople đối với
miền quê, với hệ thống quan lại điều hòa việc mua bán và kiểm soát giá thực phẩm. Giai cấp
78
nông dân rộng lớn là thiết yếu trong việc cung ứng những hoàng hóa và đóng góp phần lớn vào
khoản thu thuế. Giá cả thực phẩm được giữ ở mức thấp một cách giả tạo, để làm hài lòng các
tầng lớp thấp đông đảo ở đô thị, trong một hệ thống được hổ trợ phần lớn bởi việc đánh thuế
trên nông dân bị áp bức nặng nề. Những thành phố khác có quy mô khiêm tốn, ví dụ, Aithen đã
thu hẹp lại, -vì trọng tâm là thành phố kinh đô và những nhu cầu thực phẩm của nó. Đế quốc đã
phát triển một mạng lưới mậu dịch tầm xa với ở phía đông châu Á và Nga và Scandinavia ở
phía bắc. Việc sản xuất tơ lụa đã mở rộng tại đế quốc, và những sản phẩm xa xỉ khác, bao gồm
vải, thảm và gia vị đã được gửi đến phía bắc. Điều này đã tạo cho đế quốc một vị trí mua bán
khac thuận lợi với những vùng đất ít sành sỏi hơn. Chỉ có Trung Quôc sản xuất những hàng xa
xỉ có chất lượng có thê so sánh. Đế quốc cũng đã mua bán tích cực với Ấn Độ, Ả Rập và Đông
Á trong khi nhận những sản phẩm đơn giản từ Tây Âu và Phi châu. Cùng thời gian đó, gia cấp
thương nhân lớn chưa bao giờ dành được quyền lực chính trị đáng kể, một phần do mạng lưới
kiểm soát phức tạp của chính quyền. Trong đó, Byzantine một lần nữa giống với Trung Quốc
và khac đáng kể với những mạng lưới xã hội và chính trị lẻo lỏng hơn của phương Tây, trong
đó thương nhân có tiếng nói nhiều hơn.

Đời sống văn hóa Byzantine tập trung vào những truyền thống thế tục của Hy Lạp cổ đại,
rất quan trọng trong việc giáo dục các quan lại và những truyền thống tiến hóa của phương
đông, hay ở chính Kitô giáo chính thống. Sức mạnh của Byzantine nằm ở việc bảo tồn và nhận
xét những hình thức quá khứ nhiều hơn là phát triển những hình thức mới. Nghệ thuật và kiến
trúc là những ngoại lệ; một phong cánch Byzantine phân biệt đã được phát triển khá sớm. Việc
sử dụng thích ứng những tòa nhà mái vòm La Mã, sự cầu kỳ của những bức tranh tôn giáo
khảm màu phong phú và mạnh mẽ và một truyền thống hội họa hình tượng tôn giáo (icon) –
những tranh vẽ các thánh và những nhân vật tôn giáo khác, thường được trang trí rất phong phú
- đã thể hiện xung lực nghệ thuật này và sự kết duyên của nó với Kitô giáo. Bối cảnh nền xanh
và vàng kim của các hình tượng với những nhân vật mang trang phục tôn giáo cầu kỳ có ý
nghĩa tượng trưng cho sự rực rỡ bất biến của thiên đường.

8.3 Sự chia tách giữa Ki tô giáo Phương Đông và Phương Tây

79
Văn hóa Byzantine và chính trị, cũng như định hướng kinh tế của đế quốc hướng về châu
Á và Đông Bắc Âu, đã giúp giải thích cho sự tách rời giữa phiên bản phương Đông và phiên
bản phương Tây của Kitô giáo do giáo hoàng ở La Mã đứng đầu. Có nhiều sự kiện quan trọng
ở sự chia tách này. Những nghi thức khác biệt đã phát triển khi giáo hội phương Tây dịch
Thánh kinh Hy Lạp sang tiếng Latinh vào thế kỷ thứ 4. Về sau, các hoàng đế Byzantine đã căm
ghét sâu sắc những nổ lực của Giáo Hoàng nhằm nới lỏng quyền kiểm soát của nhà nước đối
với giáo hội phương Đông, để làm cho nó phù hợp hoàn toàn hơn với ý tưởng của chính họ về
những quan hệ nhà thờ - nhà nước. Sự tiêp xúc giữa hai nhánh Kitô giáo lắng xuống, tuy nhiên
cả giáo hội phương Đông cũng như giáo hội phương Tây đều không muốn có sự tách rời dứt
khoát. Giáo hội phương Đông chấp nhận Giáo Hoàng như là người có uy quyền nhất, nhưng
những chỉ thị của Giáo Hoàng không được tôn trọng trong giáo hội Byzantine, nơi mà sự kiểm
soát của nhà nước lớn hơn. Nghệ thuật tôn giáo chuyển tải những phong cách và niềm tin khác
nhau. Ngay cả những phong trào tu viện cũng hoạt động theo những quy luật khác.

Sự phân ly

Rồi vào năm 1054, một giáo trưởng nhà thờ nhiều tham vọng ở Constantinople đã đưa ra
một loạt vấn đề, bao gồm cuộc tranh cãi về loại bánh mì nào được sử dụng để tôn vinh buổi tiệc
ly của chúa Kitô trong nghi thức tế lễ ở nhà thờ. Cuộc tranh cãi bánh mì là cuộc tranh cãi từ
lâu, liên quan đến việc sử dụng nghi thức bánh mì trong ngày của Chúa, và bánh mì trong lễ
ban thánh thể phải là bánh được nướng không có men, giáo trưởng cũng đã công kích cách làm
của giáo hội công giáo La Mã, đã phát triển từ vài thế kỷ trước, bằng việc nhấn mạnh vào sự
độc thân của các linh mục. Các linh mục của chính thống giáo phương Đông có thể lập gia
đình. Những phái bộ của hai giáo hội đã thảo luận về những tranh cãi này, những việc thảo luận
đó chỉ dẫn đến những điều gay gắt mới. Giáo Hoàng La Mã sau cùng đã rút phép thông công
giáo phụ và những người theo ông ta, và trục xuất họ ra khỏi cộng đồng giáo hữu và cắt phép
thông công. Giáo trưởng đáp lại bằng cách rút phép thông công tất cả những người Kitô giáo
La Mã. Vậy là sự chia tách, hay ly giáo giữa Giáo hội công giáo La Mã và Chính thống giáo
Nga, Chính thống giáo Serbia và những nước khác – đã trở thành chính thức và đã kéo dài cho
đến ngày nay. Vào cuối thế kỷ 12, giáo phụ giáo hội ở Constantinople thậm chí còn lập luận
rằng luật Hồi giáo sẽ được ưa chuộng hơn là Giáo Hoàng “Vì nếu tôi là một thần dân Hồi giáo,
80
thì ít nhất nó cũng không ép buộc tôi phải chia sẽ đức tin của họ. Nhưng nếu tôi ở dưới luật
Frankish, và thống nhất với Giáo hội công giáo La Mã, tôi có thể tách rời mình ra khỏi Chúa.”

Sự chia tách giữa giáo hội phương Đông và phương Tây sớm trở thành một sự phân ly
hoàn toàn. Một Kitô giáo chung với nhiều truyền thống cổ điển được chia sẽ hoặc được khôi
phục lại và những tiếp xúc thương mại và văn hóa thường xuyên tiếp tục làm sinh động quan
hệ giữa hai nền văn minh châu Âu. Sự phân chia đã phản ánh những mô hình phát triển khác
nhau của hai nền văn minh đi theo trong thiên niên kỷ hậu cổ đại. Không chỉ những hình thức
nghệ thuật và nghi thức riêng biệt mà những ý tưởng về vai trò của học thuật cũng tách biệt hai
vùng – với Đông Âu phát triển một truyền thống triết học ít phức tạp hơn so với tôn giáo.
Những khác biệt về vai trò của nhà nước trong những vụ việc tôn giáo có thể đã góp phần
không chỉ cho những phân chia ở thời gian này, mà còn cho những khác biệt trong những
khẳng định quyền lực của chính quyền giữa hai vùng chính của châu Âu.

Bài tập

Câu 1: Phân tích sự chia tách giữa Kitô giáo Phương Đông và Phương Tây?

Câu 2: Nguyên nhân đế chế Byzantine sụp đổ?

81
CHƯƠNG 9.
ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN CHÚA GIÁO, HỒI GIÁO Ở CHÂU Á VÀ CHÂU PHI

Mục tiêu chương

1.Kiến thức:

+ Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản những ảnh hưởng của Thiên chúa
giáo đến châu Á và châu Phi, nắm được ảnh hưởng của Hồi giáo đến châu Á và châu Phi

2. Kỹ năng:

+ Sinh viên có kỹ năng tổng hợp và phân tích đa diện về sự ảnh hưởng của Thiên
chúa giáo cũng như Hồi giáo đến châu Á và châu Phi .Đồng thời, các kỹ năng phát hiện
và giải quyết vấn đề sẽ được củng cố và nâng cao trong quá trình học tập môn này.

+ Thông qua các hình thức như thảo luận, làm việc theo nhóm, sinh viên cũng được
rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề, làm việc với người khác và làm việc theo nhóm.

3. Hình thức và phương pháp dạy - học

- Sử dụng phương pháp thuyết trình, trình chiếu Power Point, vấn đáp nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên.

- Thông qua hình thức thuyết trình, vấn đáp để giảng viên kiểm tra đánh giá mức
độ hiểu bài, củng cố nội dung cơ bản của bài giảng và khả năng vận dụng vào thực tế của
sinh viên.

* Nội dung:

9.1. Sự truyền bá của Hồi giáo đến Châu Á và Châu Phi

Trong tất cả các yếu tố đã đóng góp cho sự truyền bá văn minh Hồi Giáo trong
thiên niên kỷ sau khi tiên tri Muhammad nhận được những mặc khải thiêng liêng vào đầu
thế kỷ thứ 7 sau CN, có lẽ không yếu tố nào quan trọng bằng – tuy bị lãng quên - những
chiếc thuyền buồm khiêm tốn rẽ nước trong vùng Biển Đỏ và vịnh Ba Tư. Thường được

82
biết đến nhiều nhất như là thuyền buồm Ả Rập nhưng xuất hiện với nhiều biến thể với
những tên gọi khác nhau, và được nhìn thấy từ Địa Trung Hải cho đến Ấn Độ Dương,
những chiếc thuyền này dường như được phát triễn lần đầu dọc sông Nile. So với những
chiếc thuyền mành lớn của Trung Quốc, hay thậm chí là nhiều con tàu thương mại ít ấn
tượng hơn ở Ấn Độ Dương trong thời cổ đại, thuyền buồm Ả Rập là những con thuyền
tương đối nhỏ. Chúng thường có hai cột buồm và được lát ván; vỏ thuyền bằng gỗ, có
hình dạng như những chiếc du thuyền hiện đại, với mui thuyền nhọn và đuôi thuyền hình
vuông (hình 12.1). thiết kể vỏ thuyền buồm Ả Rập đã đóng góp vào tính chất nhanh và dễ
xoay trở của nó, nhưng chính cấu hình nhũng cánh buồm đã khiến cho chúng là một trong
những con thuyền phổ biến nhất và bền bỉ nhất trong thế giới tàu thuyền trong hai thiên
niên kỷ. những chiếc thuyền buồm Ả Rập được đẩy bằng một hay hai cánh buồm lớn hình
tam giác, được gắn vào các cuộc buồm bằng những sào căng buồm lớn hay những đầu
trục căng buồm, kéo dài chéo góc trên cao ngang qua những phần mui tàu và đuôi tàu.

Mặc dầu vỏ tàu tương đối nông có nghĩa là thuyền buồm Ả Rập không thể sánh
cùng những chiếc thuyền mành hay những con tàu buôn cồng kềnh về sức chở hàng hóa,
hình dạng thuôn đã tạo cho chúng lợi thế đáng kể so với hầu hết những con tàu khác về
tốc độ, và những cánh buồn tam giác có nghĩa là chúng có thể đi ngược gió, điều mà
những chiếc thuyền mui vuông không thể. Tuy nhiên, những người đi thuyền buồm Ả
Rập đi theo một kiểu hình theo hướng những đợt gió mùa xen kẻ nhau giữa các dòng chảy
đên biển hay đất liền tuy theo thời điểm trong năm ở Ấn Độ Dương và các thủy lộ lân
cận. mặc dầu những chiếc thuyền chèo (galley) Hy Lạp hay La Mã cô đại, đã từng được
người Ả Rập sử dụng rộng rãi ở Địa Trung Hải. từ Tay Ban Nha đến Trung Quốc, mười
ngàn chiến thuyền buồm Ả Rập là những phương tiện vận chuyển chính của thương mại
Hồi Giáo. Và cùng với những thương nhân là hàng hóa mua bán của họ, những chiếc
thuyền như vậy đã chở các Sufi, hay những tu sĩ Hồi Giáo thần bí đến những vùng xa xôi
như Ấn Độ, các đảo Java, Malaya và Philippines.

Những chiếc thuyền có thể đi biển như thuyền buồm Ả Rập là thiết yếu cho việc
truyền bá niềm tin và văn minh Hồi giáo mà niềm tin đó làm nổi lên trong thời kỳ này.
Trái ngược với sự bành trướng của các đế chế Hồi giáo,phần lớn do những đạo quân Ả
83
Rập di chuyển trên đất liền thực hiện, những đám đông người cải đạo sang Hồi giáo thuộc
các dân tộc bị chinh phục chủ yếu là do nổ lục của các sufi và các lãnh đạo tinh thần khác,
đã du hành theo những những đoàn đi buôn vào Trung Á và qua các Sahara hay qua các
biển trên những chiếc thuyền buồm Ả Rập chắc chắn. dầu là trong trương hợp nào, nhưng
người đi để chinh phục những người cải đạo sang Hồi Giáo cũng phát tán rộng rãi những
sản phẩm của văn hóa Hồi Giáo.

Bất chấp vận tốc và sự khéo léo của thuyền buồm Ả Rập, những chiếc thuyền này
không phải là những chiến thuyền lớn, cho dầu là trước hay sau khi thuốc súng được đưa
vào sử dụng trong hải chiến. chúng quá nhỏ để cung cấp một bệ bắn thích hợp cho đại bác
thông thường, và không thể chở theo đủ binh lính để cắp bắt, lên thuyền và khống chế các
thủy thủ đoàn của những chiếc thuyền của kẻ thù. Cũng như hầu hết những con thuyền
hoạt động trên các biển Trung Đông, Đông Phi và Á châu, những chiếc thuyền buồm Ả
Rập được đóng để đi mua bán chứ không phải cho chiến tranh. Những thiết kế cho mục
đích này đã phục vụ tốt hơn cho các dân tộc Ấn Độ Dương và những vùng biển lân cận
cho đến những năm cuối cùng của thế kỷ 15. nhưng khi các hạm đội vũ trang Bồ Đào Nha
đến vào sau năm 1498, những chiếc thuyền buồm Ả Rập cũng như bất cứ tàu thuyền nào
khác ở Á châu phía Tây biển Đông đã không thể nào ngăn chặn được những chiến binh và
thủy thủ Kitô giáo bành trướng đang nóng lòng muốn khai thác sự giàu có, kiến thức và
sự nhạy bén về kỹ thuật của những vùng văn hóa Hồi Giáo và Trung Quốc, vốn tiến bộ
hơn nhiều trong hầu hết các lĩnh vực so với họ.

NHỮNG VÙNG ĐẤT TRUNG TÂM HỒI GIÁO VÀ CUỐI THỜI ĐẠI
ABBASID

Ngay từ triều đại Abbasid thứ ba, al-Mahdi (775-785), những điều thái quá của tiểu
thần và sự chia rẽ về chính trị sau cùng đã góp phần vào sự suy thoái của đế quốc trở nên
rõ ràng. Những nổ lực của al-Mahadi để hòa giải những người ôn hòa trong phe Shi’a
đối lập với sự cai trị của Abbasid đã kết thúc trong thất bại. điều này có nghĩa là những
cuộc nổi dậy của người Shi’a và những nỗ lực ám sát chống lại các quan chức Abbasid sẽ
làm suy yếu triều đại này, dẫn đến hồi kết thời đại của nó. Al- Mhadi cũng từ bỏ những

84
phương thức thanh đạm của người tiền nhiệm. trong thời gian trị vì ngắn của mình, ông đẫ
thiết lập một sở thích xa hoa và xây dựng tượng đài và bao quanh mình bằng nhiều người
vợ, nàng hầu và triều thần phụ thuộc. những thói quen này rõ ràng là một nguồn tiêu hao
làm kiệt quệ tài chính nhiều hơn nữa trong những triều đại các Caliph về sau.

Quan trọng nhất, có lẽ là việc Al-Mhadi không giải quyết được vấn đề kế vị gây tranh
cãi. Ông không chỉ do dự giữa việc chọn người nào trong số các con trai của mình để kế
vị mà còn để cho các bà vợ và nàng hầu, các bà mẹ của các ứng viên khác, dính líu vào
trong mưu đồ trong cung điện, vốn trở thành một đặc trưng của việc chuyển giao quyền
lực từ một caliph sang caliph kế tiếp. mặc dầu sau khi al-Mahdi chết, không có một cuộc
nội chiến toàn diện; nhưng trong vòng một năm, người con trai út và người kế nhiệm của
ông đã bị đầu độc chết. hành

Vương triều đổ vỡ và rối loạn ruộng đất.

Trong những thập niên cuối thế kỷ 9, vương triều đã tái lập quyện kiểm soát
những đạo quân nô lệ trong một thời gian, nhưng với một cái giá rất đắt. bạo lực, nội
chiến triền miên đã làm cạn kiệt ngân khố và làm cho các thần dân của nhà Abbsid thờ ơ.
Một căng thẳng khác đặt ra đối với nguôn thu đang chao đảo của đế quốc là những nổ lực
của một số caliph để thoát khỏi sự hỗn loạn ở Baghdad bằng cách thành lập các kinh đô
mới gần kinh đô cũ. Việc xây dựng những cung điện, thánh đường và các công trình công
cộng cho mỗi một trung tâm vương quốc mới như vậy đã làm tăng thêm các chi phí vốn
đã quá cao của việc duy trì triều đình và nền hành chính đế quốc. dĩ nhiên, chi phí đó đè
nặng lên nông dân, vốn đã bị áp bức khắc nghiệp, thuộc các tỉnh trung tâm của đế quốc,
mà nơi mà vương triều còn kiểm soát phần nào. Nhu cầu cung cấp cho số lượng lính đánh
thuê ngày càng tăng cũng làm tăng những đòi hỏi về nguồn thu từ nông dân,

Việc đánh thuê tăng liên tục và sự bốc lột thẳng thừng đã dẫn đến sự hủy hoại hay
bỏ hoang nhiều khi làng lớn trong những tỉnh giàu nhất của đế quốc. những công trình
thủy lợi lớn thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp, vốn đã có từ nhiều thế kỷ trong vùng
châu thổ sông Tigris-Euphrates phì nhiêu, đã hư hỏng không thể sửa chữa được, và ở một
số nơi chúng sup đổ hoàn toàn. Một số nông dân bị bần cùng hóa do lũ lụt, nạn đói hay

85
những vụ tấn công bạo lực; những nông dân khác đã chạy vào những vùng hoang vắng
bên ngoài tầm của những người thu thuế của nhà Abbsid hay chạy đến các vương quốc
láng giềng. một số đã thành lập những băng cướp hay gia nhập những đám đông lang
thang lê bước trên những con đường và cắm trại ở các thị trấn của vùng trung tâm đế
quốc. trong nhiều trường hợp những nhóm tôn giáo li khai như nhiều giáo phái Shi’a khác
nhau, đã xúi giục nông dân nổi dậy. sự tham gia của Shi’a có nghĩa là những phong trào
này không chỉ tìm cách điều chỉnh những lạm dụng của chính quyền vốn đã diễn ra dưới
chế độ Abbsid mà còn để hủy bỏ chính quyền đó.

Suy giảm vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Hậu cung và khăn choàng che mặt đã trở thành những biểu tượng sóng đôi của sự
nô dích hóa vào đàn ông và sự giam hảm trong nhà của phự nữ đang tăng lên trong thời
đại Abbsid. Mặc dầu sự ẩn nấp của phụ nữ đã là tập quán của một số dân tộc Trung đông
kể từ thời cổ đại, hậu cung là một sáng tạo của triều đại Abbsid. Những người vợ và nàng
hầu của các calpid Abbsid bị giới hạn vào trong những khu vực cấm của cung điện hoàng
gia. Nhiều nàng hầu là nô lệ, họ có thể giành được tự do và quyền lực bằng cách sinh ra
những đứa con trai lành mạnh cho các nhà cai trị. Sự giàu có ngày càng tăng của giới
thượng lưu Abbsid đã tạo ra một nhu cầu rất lớn về nô lệ nữ và nam, với số lượng hàng
chục ngan ở Baghdad và các thành phố lớn khác. Hầu hết những người nô lệ đô thị này
tiếp tục thực hiện những công việc nhà trong những gia đình giàu có. Người ta nói rằng,
một tròng những caliph của thế kỷ thứ 10 có đến 11.000 thái giám trong các đội nô lệ của
mình, một caliph được cho là có đến 4000 nàng hầu nô lệ.

Hầu hết các nô lệ bị bắt hay được mua từ những vùng phi Hồi giáo xung quanh đế
quốc, bao gồm vùng Balkan, Trung Á và Sudan châu Phi. Họ được bán trên những thị
trường nô lệ ở tất cả những thi trấn lớn của vương quốc Abbsid. Các nô lệ nữ và nam
được định giá theo vẻ đẹp và trí thông minh của họ. một số người nam và nữ có học nhất
ở đế quốc là nô lệ. hệ quả là các caliph và các quan chức cao cấp thường giành nhiều thời
gian cho những nàng hầu thông minh và tài năng hơn là những bà vợ ít học hơn. Những
nàng hàu và những người hầu nô lệ thường có nhiều tự do cá nhân hơn là những bà vợ

86
được sinh ra là người tự do. Phụ nữ nô lệ có thể đi chợ, và họ không phải mang mạng che
mặt và áo thụng, vốn là cần thiết đối với những phụ nữ tự do ở những nơi công cộng.

Mặc dầu phụ nữ từ những tấng lớp nông dân thấp hơn dệt vải và thảm, hay nuôi
tằm để phụ giúp gia đình, những phụ giàu hầu như không có lối ra nghề nghiệp nào ngoài
gia đình. Thường kết hôn lúc dậy thì (được pháp luật quy định là 9 tuổi). phụ nữ được
nuôi dạy để tận hiến cuộc đời mình vào việc điều hành gia đình và phục vụ chồng mình.
Nhưng ở những cấp cao nhất trong xã hội, những bà vợ và nàng hầu dỗ dành chồng mình
và âm mưu với các thái giám và các cố vấn hoàng gia để gia tăng quyền lợi của các con
trai của mình và giành được cho họ sự hậu thuẫn của các nhà cai trị cho việc kế vị ngai
vàng. Không kể đến những cuộc xâm nhập ngăn vào quyền lực chính trị, vào cuối thời
Abbasid, tự do và ảnh hưởng-cả trong gia đình và ngoài thế giới rộng hơn- mà phụ nữ đã
được hưởng trong những thế kỷ đầu của sự bành trướng Hồi giáo đã bị cắt giảm đi rất
nhiều.

Những cuộc tập kích của người du mục lu mờ của quyền lực caliph

Bận rộn với những cuộc đấu tranh ở kinh đô và các tỉnh trung tâm, các caliph với
các cố vấn của họ đều không có quyền lực để ngăn chặn những mất mát lãnh thổ nhiêu
hơn nữa ở ngoài tầm với của đế quốc. ngoài ra, những khu vục ngoài kinh đô như Ai Cập
và Syria, đã tách ra sự cai trị của nhà Abbasid. Đáng báo động hơn, vào giữa thế kỷ thứ
10, các vương quốc độc lập đã hình thành ở những khu vực trước đây là những tỉnh của
đế quốc, đang vận động để thế chổ cho nhà Abbasid như là các lãnh chúa của thế giới Hồi
giáo. Năm 945, các đạo quân của một trong những vương triều tách ra nành, nhà Buyid ở
Ba Tư, đã xâm lăng những vùng đất trung tâm của đế quốc Abbasid và đã chiếm
Baghdad. Từ thời điểm đó trở đi, các caliph chỉ còn là những bù nhìn nhỏ bé bị các gia
đình như nhà Buyid kiểm soát. Các lãnh đạo Buyid đã nhận tước hiệu sultan, vốn được
dùng để chỉ các nhà cai trị Hồi giáo, đặc biệt là ở phương Tây.

Nhà Buyid đã kiểm soát capliph và triều đình, nhưng họ không thể ngăn chặn sự
phân rã thêm nữa của đế quốc. chỉ trong một thế kỷ, sự kiểm soát của nhà Buyid đối với
chế độ Caliph đã đổ vỡ, và họ bị thay thế bởi một nhóm du mục xâm lược khác từ Trung

87
Á qua Ba Tư, người Thổ Seljuk. Trong hai thế kỷ tiếp theo, các lãnh chúa quân sự người
Thổ đã cai trị những phần còn lại của đế quốc Abbasid nhân danh các caliph, thường có
nguồn gốc là người Ả Rập hay người Ba Tư. Người Seljuk trung thành với phái Sunni, và
họ đã nhanh chống hành động để thanh trừ các quan chức Shi’a vốn đã nổi lên nắm quyền
lực dưới thời nhà Buyid và đã quét sạch ảnh hưởng của Shi’a trên các lãnh thổ của Caliph
mà nhà Buyid đã cố gắng xúc tiến. trong một thời gian, bộ máy quân sự Seljuk đã kết thúc
mối đe dọa chinh phục của một vương triều Shi’a đối thủ đặt trung tâm ở Ai Cập.

Tác động của những cuộc thập tự chinh Kito giáo

Không lâu sau khi nắm chính quyền, người Seljuk đã đối diện với một thách thức
rất khác biệt đối với nên văn minh Hồi giáo. Thách thức đến từ những quân thập tự Kito
giáo, những hiệp sĩ từ châu Âu. Trong gần hai thế kỷ, người châu Âu, mà sau cùnlg đã tổ
chức tám cuộc thập tự chinh có sức mạnh và thành công rất khác nhau, đã duy trì sự
chiếm đóng tạm thời vùng Đông Địa Trung Hải. nhưng họ không tạo ra sự đe dọa nhiều
đối với những quân vương hồi giáo quyền lực hơn, mà sự xem thường người Kito giáo đã
được chứng tỏ bởi thực tế là họ tiếp tục tranh chấp với nhau bất chấp sự xâm lấn của
những kẻ xâm lược . khi được thông nhất bởi một lãnh đạo mạnh, như sự thống nhất dưới
thời Salah-uh-Din trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 12, người Hồi giáo đã nhanh
chống chinh phục lại những tiền đồn của quân thập tự, cái chết của Saladin vào năm 1193
và sự đỗ vỡ tiếp theo sau đó của vương quốc của ông đã cho những thành trì Kito giáo
còn lại một ít thời gian trì hoãn. Nhưng vương quốc thập tự chinh cuối cùng đã mất vì sự
sụp đổ của Acre vào năm 1291.

Rõ ràng là tác động của những cuộc thập tự chinh đối với những người Kito giáo
đã phát động chúng thì lớn hơn nhiều so với những người Hồi giáo đã chống lại chúng. Vì
từ lâu đã có sự tiếp xúc giữa tây Âu và thế giới Hồi giáo thông qua mậu dịch và các
vương quốc Hồi giáo ở Tây Ban Nha và Nam Ý, khó để biết chắc rằng những ảnh hưởng
nào là những ảnh hưởng cụ thể của các cuộc thập tự chinh. Nhung những trãi nghiệm
ban đầu của những người thập tự chinh ở đông Đia Trung Hải chắc chắn đã làm tăng
mạnh sự vay mượn từ thế giới Hồi giáo của người châu Âu, vốn đã diễn ra trong nhiều thế

88
kỷ. những vũ khí của người Hồi giáo, như những thanh gươm Damas nổi tiếng được đánh
giá rất cao và đôi khi được người châu Âu, vốn nóng lòng cải thiện các phương pháp tiến
hành chiến tranh, sao chép lại. những kỷ thuật xây dựng công sự của người Hồi giáo đã
được nhiều vua chúa Kito giáo áp dụng thích ứng, như có thể thấy trong các lâu đài được
William nhà Chinh phục và những người kế vị ông xây dựng ở Normandy và duyên hải
Anh trong các thế kỷ 11 và 12. Truyền thuyết về sự sủng ái Richard Lionhearted dành cho
các thầy thuốc Hồi giáo hơn là các thầy thuốc Kito giáo chỉ là một trong những dấu hiệu
về sự quan tâm them khát lâu đài nhiều thế kỷ của người châu Âu đối với nền học thuật
khoa học vượt trội của các dân tộc Hồi giáo.

Từ những người Hồi giáo và Do Thái giáo ở Tây Ban Nha, silicy, Ai Cập và Trung
Đông, người châu Âu đã khôi phục nhiều phần trong học thuật Hy Lạp vốn đã thất lạc đối
với Bắc Âu trong những đơt sóng xâm lược sau khi La Ma sụp đỗ. Họ cũng đã làm chủ hệ
thống số và hệ thống đếm thập phân Ả Rập và đã hưởng lợi từ những tiến bộ lớn mà các
nhà tư tưởng Ả Rập và Ba Tư đã thực hiện ở lĩnh vự toán học và các lĩnh vực khoa học
khác. Nhu cầu của người châu Âu về thảm và hàng dệt Trung Đông đã được minh chứng
bởi những tấm thảm đông phương trang trí cho những căn nhà của người châu Âu tầng
lớp trên trong thời phục hưng và trong những bức tranh thời cận hiện đại. nó cũng đã
được phản ánh trong những cái tên của người châu Âu để gọi những loại vải khác nhau
như fustian, muslin và dam-ask, vốn có nguồn góc từ thuật ngữ của người Ba Tư hay tên
của nhưng thành phố Hồi giáo nơi mà thứ vải đó được sản xuất và bán.

9.2 .Sự truyền bá của Hồi giáo đến các nước Châu Á và Châu Phi

Hồi giáo đến Nam Á

Qua suốt thiên niên kỷ, khi một sự kế tục của những nền văn minh từ Harappa đến
đề quốc Bà La Môn Gupta phát triển ở Nam Á, những người nước ngoài đã vào Ấn Độ
theo những đợt sóng của những người du mục xâm lăng hay những nhóm nhỏ người dân
bị di dời, tìm kiếm chỗ trú chân. Lúc này cũng vậy, những người chọn để ở lại đều bị
đồng hóa vào những nền văn minh mà họ gặp ở những khu vực vùng đất thấp. Họ đã cải
đạo sang Ấn Độ giáo hay Phật giáo, tìm một vị trí trong trật tự thứ bậc đẳng cấp, và thích

89
nghi với trang phục, thức ăn và lối sống của những dân nông nghiệp và dân thành phố tại
nhiều vùng của tiểu lục địa. Khả năng hấp thu những dân tộc khác di chuyển vào trong
vùng đã được tạo ra từ sức mạnh và sự linh hoạt của những nền văn minh Ấn Độ và từ
thực tế là các dân tộc Ấn Độ thường đã hưởng một mức văn hóa vật chất cao hơn so với
những nhóm di dân đi vào tiểu lục địa. Kết quả là, sự thất bại kéo dài của những nhà cai
trị Ấn Độ để thống nhất nhằm chống lại sự xâm lược đồng nghĩa với những đổ vỡ thường
xuyên và sự hủy hoại cục bộ hóa nhưng không phải là những thách thức cơ bản đối với
trật tự hiện có. Tất cả những điều này đã thay đổi khi những người Hồi giáo đến vào
những năm cuối của thế kỷ 7 sau công nguyên.

Hồi giáo đến Châu Á

Theo lịch sử Hồi Giáo thì đạo này đã được truyền bá vào Ấn Độ và Trung Quốc
ngay từ giữa thế kỷ 7, tức trong những năm đầu mới được thành lập. Vai trò truyền đạo
chủ yếu do những người Thổ Nhĩ Kỳ nói tiếng Ba Tư (The Persianate Turks) vì họ là
những người theo đạo Hồi rất sớm. Họ có biệt tài cưỡi ngựa, bắn cung, đấu kiếm và rất
hiếu chiến như quân Mông Cổ sau này. Trong hai thế kỷ 7 và 8, những đoàn kỵ binh Thổ
Nhĩ Kỳ đã lấn chiếm toàn Bắc Ấn và Trung Á.

Năm 751, toàn dân xứ Turkistan theo đạo Hồi. Quân Hồi tràn qua biên giới
Turkistan tiến vào phía Tây Trung Quốc đụng trận với quân nhà Đường trên sông Talas.
Quân Đường thua trận phải bỏ chạy. Vùng Tây Bắc Trung Quốc trở thành lãnh thổ Hồi
Giáo. Nhiều người Trung Á Hồi Giáo như Kazakh, Uzbek, Afgan tràn qua biên giới
chiếm lãnh các thảo nguyên của người Trung Quốc và trở thành những tín đồ Hồi Giáo
đầu tiên trên lục địa Trung Hoa.

Các hoàng đế thuộc triều đại nhà Nguyên (1280-1368) cho phép đạo Hồi được
truyền bá tự do, những người Hồi gốc Trung Á được tự do đi lại và định cư lập nghiệp
khắp nơi trên lãnh thổ Trung Quốc. Nhờ đó, những người Hồi Giáo Trung Á đã có mặt tại
hầu hết các thành phố lớn. Những người Hồi Giáo này chịu ảnh hưởng sâu đậm nền văn
hóa hỗn hợp Thổ Nhĩ Kỳ - Ba Tư (Turko-Persian Culture). Nhiều người Hồi Giáo Trung
Á đã được triều đình nhà Nguyên trọng dụng.

90
Như trên đã trình bày, các nước Trung Á, Bắc Ấn và phía Tây Bắc Trung Quốc đã bị
đạo Hồi chinh phục bằng các đoàn kỵ binh Thổ Nhĩ Kỳ hiếu chiến hiếu sát. Trái lại, miền
đông Trung Quốc và các đảo Thái Bình Dương đã được đạo Hồi chinh phục bởi các đoàn
thương gia Ả Rập giầu có, khôn ngoan và ôn hòa.

Từ cuối thế kỷ 7, nhiều thương gia Ả Rập đã đặt chân lên bờ biển Trung Quốc, mở
nhiều thương điếm tại các tỉnh ven biển. Hơn hai trăm năm sau, tức vào năm 878, tại
Trung Quốc bỗng nổi lên phong trào bài ngoại của đảng Huang Chao. Bọn này thực hiện
chính sách khủng bố sát hại 1200 người ngoại quốc trên đất Trung Hoa. Những người Hồi
Giáo Ả Rập và Ba Tư phải bỏ Trung Quốc, dời việc buôn bán và giảng đạo đến các nước
phía Nam Trung Quốc là xứ Champa (Chàm) Mã Lai và quần đảo Nam Dương.

Lịch sử Hồi Giáo Ả Rập có ghi: Năm 1039, một đoàn thương gia Ả Rập đã đến
buôn bán tại Champa và tăng cường công cuộc truyền bá đạo Hồi tại xứ này. Họ đã lập
nên tại Champa những cộng đồng Hồi Giáo đông đảo. Trong khi đó, những hạm đội hải
quân của Hồi Giáo Ả Rập đã chiếm giữ Malacca để bảo vệ quyền giao thương trên trục lộ
giao thông với Trung Quốc và Nhật Bản. Hồi Giáo làm chủ toàn vùng bán đảo Mã Lai và
quần đảo Nam Dương trong 3 thế kỷ (11-15) và đã biến hai nước này thành hai nước Hồi
Giáo.

Năm 1511, một hạm đội hùng mạnh của Bồ Đào Nha đã đánh thắng quân Hồi Giáo
Ả Rập và chiếm lãnh Malacca để thực hiện hai mục tiêu: một là để nắm con đường huyết
mạch về hàng hải hầu chiếm độc quyền buôn bán gia vị Á Châu (Asian spice trade), hai là
thực hiện tham vọng truyền bá đạo Công Giáo ra khắp lục địa Á Châu và các đảo Thái
Bình Dương. Malacca là địa điểm chiến lược quan trọng vì từ hải cảng Malacca, hải quân
Bồ Đào Nha có thể kiểm soát mọi tàu bè từ Âu Châu và Địa Trung Hải đến Đông Nam Á,
Trung Quốc và Nhật Bản

Hồi giáo đến Bắc Phi

Sahara ở Bắc Phi từ lâu đã trở thành một phần của thế giới cổ đại, khi người
Phoenicia, Hy Lạp, La Mã và Vandal buôn bán, định cư xây dựng, đánh nahu và hủy
hoại. Ai Cập đã trở thành một phần quan trọng của thế giới Hy Lạp và về sau là một tỉnh
91
của đế quốc La Mã. Vào cuối của đế quốc La Mã, Kitô giáo đã có một chỗ đứng vững
chắc ở châu Phi Địa Trung Hải, nhưng trong chiến tranh giữa người Vandal và người
Byzatine ở Bắc Phi vào thế kỷ thứ 5 và thứ 6 sau công nguyên. Sự hủy hoại lớn đã xảy ra.
Trong thời kỳ này, các dân tộc Berber ở Sahara đã cướp bóc các thành phố ven biển. Như
chúng ta thấy ở Ai Cập, Bắc Phi được liên kết qua sa mạc Sahara với phần còn lại của
châu Phi qua nhiều con đường. Với sự nổi lên của Hồi giáo, những liên kết này đã trở nên
gần gũi hơn.

Trái với những nhà nước do các nhà cai trị Ả Râp thống trị, các dân tộc vùng sa
mạc, người Berber, đã thành lập những nhà nước của họ ở những nơi như Fez ở Ma Rốc
và ở Sijilimasa, thành phố cổ của những đoàn buôn xuyên Sahara. Vào thế kỷ 11, dưới áp
lực của những kẻ xâm lược Hồi giáo mới, một phong trào cải cách Thanh giáo lớn, mà
các tín đồ được gọi là những người Almoravid, đã phát triển giữa những người Berber
miền tây Sahara. Được phát động trong tiến trình của cuộc thánh chiến để thanh trừng,
truyền bá và bảo vệ đức tin-những người Almoravid đã tiến về phía nam, chống lại những
vương quốc châu Phi của vùng đồng cỏ và sang phía Tây vào Tây Ban Nha. Năm 1130,
một nhóm cải cách khác, Almohadis tiếp nối theo cùng mô hình đó. Những phát triển của
Bắc Phi và Tây Ban Nha này là nền tảng thiết yếu cho sự xâm nhập của Hồi giáo vào hạ
Sahara châu Phi.

Hồi giáo đã chào mời hấp dẫn ở châu Phi. Hồi giáo đều bình đẳng trong cộng đồng
các tín đồ đã làm cho những người Hồi giáo đều bình đẳng trong cộng đồng các tín đồ đã
làm cho những người chinh phục và những nhà cai trị mới dễ dàng được chấp nhận hơn.
Truyền thống Hồi giáo thống nhất các quyền lực của nhà nước và tôn giáo vào con người
của nhà cai trị hay caliph đã hấp dẫn một số vua châu Phi như là một cách để củng cố
quyền lực của họ. Bất chấp những ý tưởng bình đẳng và có phần không tưởng trong Hồi
giáo, vẫn những tập quán khác biệt đáng kể cấp địa phương. Sự phân tầng xã hội vẫn diễn
ra nghiêm trọng trong các xã hội Hồi giáo, sự phân biệt chủng tộc cũng chia rẽ các tín đồ.
Bất chấp một số lời giảng về bình đẳng giữa nam và nữ, hình phạt cho tội giết một người
đàn ông thì gấp đôi so với giết một phụ nữ.

92
Bài tập

Câu 1: Anh/chị hãy trình bày con đường Thiên chúa giáo đến với châu Á

Câu 2: Hồi giáo tác động như thế nào đến xã hội Châu Phi?

93
CHƯƠNG 10.
CÁC NỀN VĂN MINH CHÂU PHI

1.Kiến thức:

Sinh viên nắm được di sản của các nền văn minh của người Aztec, và 1 vài dân tộc
khác ở châu Mỹ, nhận thức được sự tương đồng và dị biệt trong thành tựu văn minh của
các tộc người ở Châu Mỹ

2. Kỹ năng:

+ Sinh viên sẽ được rèn luyện phương pháp nghiên cứu đa ngành và liên ngành trong
nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới

+ Thông qua các hình thức như thảo luận, làm việc theo nhóm, sinh viên cũng được
rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề, làm việc với người khác và làm việc theo nhóm.

3. Hình thức và phương pháp dạy - học

- Trình chiếu Power Point, sử dụng hình ảnh sinh động để minh họa giúp sinh viên
nắm được một cách khái quát về lý thuyết các vấn đề toàn cầu.

- Thông qua hình thức thuyết trình, vấn đáp để giảng viên kiểm tra đánh giá mức
độ hiểu bài, củng cố nội dung cơ bản của bài giảng của sinh viên.

*Nội dung chương

10.1. Các xã hội châu Phi – những khác biệt và tương đồng

Một số xã hội châu Phi có những nhà cai trị thực thi quyền kiểm soát thông qua
một trật tự thứ bậc các quan chức, vốn có thể được gọi là những nhà nước, nhưng nhiều
xã hội khác là những xã hội không có nhà nước được tổ chức quanh dòng tộc hay những
hình thức nghĩa vụ khác và thiếu sự tập trung quyền lực chính trị và thẩm quyền mà
chúng ta thường gắn với nhà nước. Đôi khi các xã hội không có nhà nước lại lớn hơn và
mạnh hơn các nhà nước láng giềng. Những xã hội không có nhà nước và những hình thức
chính quyền, nhưng thẩm quyền và quyền lực, mà thông thường do một nhà cai trị và
triều đình của nhà cai trị thực thi trong một vương quốc, thì lại được một hội đồng nắm
94
giữ, và không cần đánh thuế dân chúng để chu cấp cho nhà cai trị, hệ thống quan lại, quân
đội hoặc các quý tộc như trường hợp thông thường của các xã hội xây dựng nhà nước.
Những xã hội không có nhà nước ít có sự tập trung quyền lực, và quyền lực chỉ ảnh
hưởng đến một phần nhỏ trong cuộc sống của nhân dân.

Khắp châu Phi, nhiều xã hội không có nhà nước đã phát triển mạnh, có lẽ được ủng
hộ bởi thực tế là những áp bức xã hội nội tại hoặc những cuộc tranh chấp thường có thể
được giải quyết bằng cách để cho những người bất đồng rời đi và thành lập một làng mới
trong lục địa có cư dân thưa thớt.

Nền văn hóa châu Phi rất đa dạng, tuy nhiên có những điểm tương đồng thống nhất
nhau như ngôn ngữ, tư tưởng, tôn giáo. Tôn giáo, kinh tế và lịch sử có sự đan xen nhau.
Những tổ tiên quá cố thường là một mối liên kết trực tiếp giữa những thân nhân còn sống
với thế giới thần linh.Về kinh tế sự chuyên môn hóa đã khuyến khích việc mua bán tích
cực ở địa phương và trong vùng. Việc tham gia vào mậu dịch quốc tế đã tăng lên ở nhiều
vùng trong thời kỳ này, chủ yếu là với thế giới Hồi giáo và thường là thông qua những
thương nhân ẢRâp.

10.1.1. Hồi giáo đến Bắc Phi

Sahara ở Bắc Phi từ lâu đã trở thành một phần của thế giới cổ đại, khi người
Phoenicia, Hy Lạp, La Mã và Vandal buôn bán, định cư xây dựng, đánh nhau và hủy
hoại. Ai Cập đã trở thành một phần quan trọng của thế giới Hy Lạp và về sau là một tỉnh
của đế quốc La Mã. Vào cuối của đế quốc La Mã, Kitô giáo đã có một chỗ đứng vững
chắc ở châu Phi Địa Trung Hải, nhưng trong chiến tranh giữa người Vandal và người
Byzatine ở Bắc Phi vào thế kỷ thứ 5 và thứ 6 sau công nguyên, sự hủy hoại lớn đã xảy ra.
Trong thời kỳ này, các dân tộc Berber ở Sahara đã cướp bóc các thành phố ven biển. Như
chúng ta thấy ở Ai Cập, Bắc Phi được liên kết qua sa mạc Sahara với phần còn lại của
châu Phi qua nhiều con đường. Với sự nổi lên của Hồi giáo, những liên kết này đã trở nên
gần gũi hơn.

Trái với những nhà nước do các nhà cai trị Ả Râp thống trị, các dân tộc vùng sa
mạc, người Berber, đã thành lập những nhà nước của họ ở những nơi như Fez ở Ma Rốc
95
và ở Sijilimasa, thành phố cổ của những đoàn buôn xuyên Sahara. Vào thế kỷ 11, dưới áp
lực của những kẻ xâm lược Hồi giáo mới, một phong trào cải cách Thanh giáo lớn, mà
các tín đồ được gọi là những người Almoravid, đã phát triển giữa những người Berber
miền tây Sahara. Được phát động trong tiến trình của cuộc thánh chiến để thanh trừng,
truyền bá và bảo vệ đức tin - những người Almoravid đã tiến về phía nam, chống lại
những vương quốc châu Phi của vùng đồng cỏ và sang phía Tây vào Tây Ban Nha. Năm
1130, một nhóm cải cách khác, Almohadis tiếp nối theo cùng mô hình đó. Những phát
triển của Bắc Phi và Tây Ban Nha này là nền tảng thiết yếu cho sự xâm nhập của Hồi giáo
vào hạ Sahara châu Phi.

Hồi giáo đã chào mời hấp dẫn ở châu Phi. Hồi giáo đều bình đẳng trong cộng đồng
các tín đồ đã làm cho những người Hồi giáo đều bình đẳng trong cộng đồng các tín đồ đã
làm cho những người chinh phục và những nhà cai trị mới dễ dàng được chấp nhận hơn.
Truyền thống Hồi giáo thống nhất các quyền lực của nhà nước và tôn giáo vào con người
của nhà cai trị hay caliph đã hấp dẫn một số vua châu Phi như là một cách để củng cố
quyền lực của họ. Bất chấp những ý tưởng bình đẳng và có phần không tưởng trong Hồi
giáo, vẫn những tập quán khác biệt đáng kể cấp địa phương. Sự phân tầng xã hội vẫn diễn
ra nghiêm trọng trong các xã hội Hồi giáo, sự phân biệt chủng tộc cũng chia rẽ các tín đồ.
Bất chấp một số lời giảng về bình đẳng giữa nam và nữ, hình phạt cho tội giết một người
đàn ông thì gấp đôi so với giết một phụ nữ.

10.1.2. Các vương quốc Kitô giáo: Ai Cập và Ethiopia

Hồi giáo không phải là tôn giáo phổ quát đầu tiên bén rễ ở châu Phi và làn sóng
những cuộc chinh phục của người Ả Rập qua Bắc Phi để lại phía sau những đảo Kito
giáo. Việc cải tạo Kito đã được thực hiện ở Ai Cập và Ethiopia thậm chí từ trước việc cải
tạo thời đế quốc La Mã vào thế kỷ thứ 4 sau công nguyên. Ngoài vương quốc Kito Axum,
các cộng đồng Kito giáo đã phát triển mạnh ở Ai Cập và Nubia, xa về phía thượng nguồn
sông Nile.

Vương quốc Ethiopia vốn đã phát triển từ Axum có lẽ là tiền đồn Kito giáo quan
trọng nhất. Người dân cư trú trên các cao nguyên Ethiopia, sống trong những thị trấn

96
được củng cố vững chắc và tự cung tự cấp bằng nông nghiệp trên những sườn đồi ruộng
bậc thang. Sau cùng, qua một quá trình chiến tranh, cải đạo và thỏa hiệp với những láng
giềng phi Kito giáo, một triều đại mới đã xuất hiện.

Cuộc đấu tranh giữa nhà nước Kito ở cao nguyên Ethiopia và những người Hồi
giáo ở Somalia và trên bờ Biển Đỏ đã định hình phần lớn lịch sử của vùng và tiếp tục định
hình cho đến ngày nay.

10.2. Các vương quốc đồng cỏ

Khi làn sóng Hồi giáo lan truyền qua Bắc Phi, đã có những gợn sóng ngang qua
Sahara, không phải ở dạng những đạo quân xâm lược mà đầu tiên là những thương nhân
và khách lữ hành bước đi trên những con đường bụi bặm của các đoàn buôn xưa hướng về
savan. Châu Phi có ba bờ biển quan trọng để tiếp xúc: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và
savan ở rìa bắc Sahara.

Ở rìa sa mạc, nơi mà nhiều vùng tài nguyên gặp nhau, các nhà nước châu Phi như
Ghana đã hình thành từ thế kỷ thứ 8 bằng cách trao đổi vàng từ những khu rừng Tây Phi
để đổi muối hoặc chà là từ Sahara hoặc đổi lấy hàng hóa từ Địa Trung Hải Bắc Phi. Vì
vậy, vành đai đồng cỏ lớn ở rìa nam của Sahara, đã trở thành một điểm trao đổi giữa
những vùng rừng với Nam và Bắc Phi-một khu vực biên giới hoạt động, nơi mà những ý
tưởng, mậu dịch và người dân từ Sahara và xa hơn nữa đã đến với số lượng ngày càng
nhiều.

Được thành lập có lẽ là vào thế kỷ thứ 3 sau CN, Ghana đã vươn lên quyền lực
bằng cách đánh thuế muối và vàng được trao đổi trong các đường biên giới của mình. Vào
thế kỷ thứ 10, các nhà cai trị đã cải đạo sang Hồi giáo, và Ghana đạt đỉnh cao quyền lực
của nó. Tuy nhiên sau cùng các đạo quân Almoravid đã xâm chiếm Ghana từ Bắc Phi vào
năm 1076. Vương quốc vẫn tồn tại, nhưng quyền lực của nó đã suy yếu. Vào đầu thế kỷ
13, những nhà nước mới đã nổi lên trong savan để thế chỗ cho sự lãnh đạo của Ghana.

97
10.2.1. Đế quốc Mali và Sundiata - “quân vương sư tử”

Sự phát triển của kinh tế vùng đã cho phép hình thành những nhà nước tập trung,
bắt đầu từ Đế chế Ghana trong thế kỷ 8. Được xây dựng xung quanh thành phốKumbi
Saleh mà hiện giờ là Maurtitania, đế chế này kiểm soát một khu vực rộng lớn cho đến khi
nó bị những người xâm lược Almoravid đánh bại vào năm 1052.Đế chế Sosso nổi lên sau
đó, nhưng bị đánh bại bởi lực lượng người Mandinka do Sundiata Keita lãnh đạo vào
năm 1240. Người Mandinka sau đó lập ra Đế chế Mali. Đế chế Mali phồn thịnh trong vài
thế kỷ dưới sự cai trị của các cháu chắt của Sundiata. Tuy nhiên, sau đó đế chế sụp đổ do
sự tấn công của ngườiMossi, Tuareg và Songhai. Trong thế kỷ 15, người Songhai thành
lập nên một đế chế rộng lớn xung quanh Gao. Trong khi đó, ở miền nam Sudan, những
thành bang hùng mạnh nổi lên ở Ife, Bono và Bénin trong các thế kỷ 14 và 15. Xa hơn về
phía đông, có các quốc gia Yoruba và Igbo, nay là những vùng đất thuộc Nigeria.

Đế quốc Mali, đặt trung tâm giữa các sông Senegal và Niger, vốn tách khỏi sự
kiểm soát của Ghana vào thế kỷ thứ 13 lúc đó đang suy yếu. Ở Mali, các hình thức v ương
quyền xưa được củng cố bởi Hồi giáo. Cũng như trong nhiều nhà nước vùng Sudan, các
nhà cai trị đã ủng hộ Hồi giáo bằng cách xây dựng những thánh đường Hồi giáo, dự các
buổi cầu nguyện công cộng, và hổ trợ cho những người giảng đạo. Cơ sở kinh tế của xã
hội ở đế quốc Mali là nông nghiệp. Nông nghiệp kết hợp với truyền thống mua bán tích
cực nhiều sản phẩm, mặc dầu cũng giống như Ghana, Mali cũng phụ thuộc vào sự tiếp
cận của nó đối với những khu vực sản xuất vàng ở phía nam.

Đế quốc Mali được thành lập ở phía bắc con sông Niger, và đạt tới đỉnh cao quyền
lực của nó vào thế kỷ 14. Trong thời kỳ đế quốc Mali tồn tại, các thành phố cổ đại
của Djenné và Timbuktutrở thành trung tâm thương mại và học thuật hồi giáo. Đế quốc
này sau đó bị sụp đổ do những âm mưu chia rẽ trong nội bộ, và được thay thế bởi đế quốc
Songhai. Tộc người Songhai bắt nguồn từ nơi mà hiện nay là miền tây bắc Nigeria. Người
Songhai vốn đã tồn tại từ lâu ở Tây Phi và hiện diện như là một thế lực chính chống lại sự
cai trị của đế quốc Mali.

98
10.2.2. Vương quốc Songhay

Khi quyền lực Mali bắt đầu suy yếu, một nhà nước kế tục từ bên trong đế quốc cũ
đã bắt đầu xuất hiện. Nhân dân Songhay đã thống trị những vùng giữa thung lũng sông
Niger. Theo truyền thống, xã hội Songhay được tạo nên bởi những người “chủ đất” tức là
các nông dân, người chăn thả và những người “chủ nước” tức là ngư dân. Songhay đã bắt
đầu hình thành vào thế kỷ thứ 7 như một vương quốc độc lập.

Cuộc sống ở đế quốc Songhay tiếp diễn theo những mô hình đã được xác lập trong
những nhà nước savan trước đây. Sự hòa trộn của Hồi giáo và những người dân ngoại đạo
và các truyền thống vẫn tiếp tục. Songhay vẫn giữ quyền lực chi phối trong vùng cho đến
cuối thế kỷ 16. Năm 1591, một đạo quân Hồi giáo từ Marôc có trang bị súng hỏa mai đã
đánh bại phần lớn những lực lượng Songhay lớn hơn. Dấu hiệu của sự suy yếu này đã
kích thích những cuộc nổi dậy bên trong chống lại gia đình đang cai trị, và sau cùng là
những phần của đế quốc cũ tách ra.

Sự kết thúc của cấu trúc vương quốc Songhay không có nghĩa là sự kết thúc truyền
thống văn hóa và chính trị của miền Tây Sudan. Bên ngoài Sudan, sự xâm nhập của Hồi
giáo đến với nhiều hình thức khác.

10.2.3. Vương quốc Sudan

Từ những mô tả ngắn về Mali và Songbay, chúng ta có thể khái quát hóa về bản
chất của các nhà nước vùng Sudan. Các cộng đồng làng, các dòng tộc và những nhóm dân
tộc khác nhau tiếp tục tổ chức nhiều mặt của cuộc sống ở vùng savan. Sự phát triển của
các nhà nước thống nhất đã tạo ra cấu trúc bao quát toàn bộ cho phép những nhóm và
những cộng đồng khác nhau cùng tồn tại. Nhữn nhà nước lớn thường đại diện cho những
mục tiêu chính trị và quyền lực của một nhóm cụ thể và thường là một gia đình thống trị.
Nhiều nhà nước đã nhắm vào nguồn gốc dân nhập cư của các gia đình cai trị. Và trong
thực tế, sự vận động và hòa nhập của các dân số là những đặc trưng không thay đổi ở
Sudan.

Vào thế kỉ 6, các nhà truyền giáo đến thành lập các nhà nước cùng chung sống
với người Ả RậpAi Cập Hồi giáo trong hơn 600 năm. Những người không thuộc cộng
99
đồng Ả Rập nắm quyền kiểm soát Ai Cập đã khuyến khích các bộ lạc du mục Arập di
chuyển đến vùng Thượng Ai Cậpvà tiến hành các cuộc cướp phá dọc theo biên giới
Sudan. Cuối thế kỉ 13, người Ả Rập xâm chiếm vương quốc Nubia phần lớn là người Cơ
đốc giáo và định cư tại Sudan. Vương quốc Alwa ở miền trung Sudan bị một dân tộc
không rõ nguồn gốc từ phía Nam đến chinh phục.

10.3. Duyên hải Swahili

Vào thế kỷ 13, là một thời kỳ của sự bành trướng lớn của Hồi giáo và khi đức tin
lan truyền về phía đông đến Ấn Độ và Indonesia, ảnh hưởng này đã tạo ra một liên kết tôn
giáo về niềm tin và luật pháp, tạo thuận tiện cho việc mua bán khắp các cảng ở Ấn Độ
Dương. Những gia đình cai trị ở các cảng mậu dịch Đông Phi đã xây dựng những nhà thờ
Hồi giáo và cung điện. Nhiều gia đình cai trị đã khẳng định mình là dòng dõi của những
người nhập cư từ Shiraz ở Ba Tư-một khẳng định có chủ định để hợp pháp hóa vị trí và
tính chính thống của họ. Trong thực tế, một số bằng chứng chỉ ra rằng những gia đình gốc
Hồi giáo đã nhập cư vào bờ biển Somali và từ đó đã đến những thị trấn khác xa hơn về
phía nam. Trong khi các nhà cai trị và các thương nhân thường là người Hồi giáo, đa số
dân chúng ở bờ biển Đông Phi, và thậm chí có lẽ là ở chính các thị trấn, vấn giữ lại những
niềm tin và văn hóa.

Văn hóa châu Phi vẫn mạnh trong khắp khu vực. Ngôn ngữ Swahili về cơ bản là
ngôn ngữ Bantu có chứa một số lượng lớn những từ Ả Rập, mặc dù nhiều từ trong số đó
chưa được đưa vào cho đến thế kỷ 16; những gia đình cai trị cũng bảo tồn tiếng Ả Rập.
Hồi giáo đã xâm nhập rất ít vào nội địa, giữa những người săn bắt, những người chăn thả
và nông dân.

Vào thời Bồ Đào Nha đến bờ biển này trong những năm 1500, văn hóa Swahili đã
được phát tán rộng rãi. Kilindi và Mombosa ở bờ biển Kenya, nhưng thương mại qua Ân
Độ Dương vẫn tiếp diễn. Trong một số khu vực như bờ biển Swahili và savan Tây Phi,
Hồi giáo đã trở thành một lực lượng văn hóa thống trị. Ở những khu vực khác như vùng
rừng Tây Phi, những người Hồi giáo vẫn là một thiểu số, và ở những khu vực khác như
những vùng rừng Trung Phi, Hồi giáo hầu như không xâm nhập được.

100
10.4. Những dân tộc ở rừng và đồng bằng

Họ cũng có tác động không kém sự ảnh hưởng của Hồi giáo trên các xã hội savan
và bờ biển Đông Phi, những dân tộc châu Phi khác trong nội địa lục địa và trong những
vùng rừng Tây Phi đã đi theo những quỹ đạo phát triển của riêng họ. Chúng ta thấy rằng
xã hội châu Phi rất đa dạng. Vào năm 1000 sau công nguyên, hầu hết những xã hội này đã
dựa trên một nền nông nghiệp đa dạng, đôi khi kết hợp với thả súc vật, sử dụng công cụ
và vũ khí bằng sắt. Nhiều xã hội thường tụ tập thành những cộng đồng làng nhỏ. Tuy
nhiên, ở những nơi khác, các nhà nước đã được hình thành. Một số nhà nước đã bắt đầu
giải quyết những vấn đề kết hợp những lãnh thổ lớn dưới một chính quyền duy nhất và
việc cai trị các dân tộc thần dân.

10.4.1. Các vị vua: Yoruba và Benin

Nguồn gốc của Yoruba không được biết rõ, lle-lfe được xem như là thành phố linh
thiêng nhất của Yoruba. Các sử gia hiện đại đã gợi ý rằng những nguồn gốc thật của
Yoruba có lẽ là Meroe và Nubia hay ít nhất là ở savan phía Nam của Sahara. Trong bất cứ
trường hợp nào, người Toruba nói một thứ tiếng không phải tiếng Bantu của gia đình
Kwa Tây Phi và công nhận một quan hệ thân thuộc nào đó giữa họ và những dân tộc láng
giềng, như Hausa, nói tiếng Á-Phi.

Yoruba đã tổ chức thành những bang nhỏ, mỗi thành ban kiểm soát một phạm vi
50 dặm. Người Yoruba được đô thị hóa cao độ, mặc dầu nhiều cư dân thị trấn đã trồng
trọt quanh miền quê. Những thành bang này đã phát triển dưới quyền lực mạnh, được xem
như là thiêng liêng, của những vị vua vùng. Một triều đình hoàng gia lớn bao gồm nhiều
vợ thứ, nhạc công, phù thủy, cận vệ. Tuy nhiên, sự cai trị của vua không phải là tuyệt đối
ví dụ như nhà nước Oyo của Yoruba vốn đã nổi lên vào thế kỷ thứ 14. Sự hợp nhất các
quyền lực dân sự và siêu nhiên vào cá nhân nhà cai trị là cơ sở của quyền lực Quyền lực
này cũng là đề tài của tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp bằng ngà voi và đúc đồng đã trở
thành đặc trưng của Benin.

101
10.4.2. Các vương quốc Trung Phi

Phía nam rừng trải dài qua châu Phi gần đến hồ Victoria là một vùng savan rộng
lớn và đồng bằng rộng lớn, cắt ngang bởi những dòng sông lớn như Kiwango và Zambezi.
Vào thế kỷ thứ 5 sau công nguyên, các nông dân và ngư dân Bantu đã vươn ra ngoài
Zambzi, vào thế kỷ thứ 13, họ đã đến gần cực nam của lục địa. Hầu như nằm ngoài ảnh
hưởng của Hồi giáo, nhiều dân tộc Trung Phi đã bắt đầu quá trình thành lập nhà nước
riêng của họ vào khoảng năm 1000 sau Công nguyên, thay thế mô hình xã hội dựa trên
dòng tộc với những hình thức quyền lực chính trị dựa trên vương quyền.

10.4.3. Vương quốc Kongo và Mwene Mutapa

Bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 13, một vương quốc nữa đầu hình thành ở vùng hạ
lưu sông Congo. Trên một cơ sở nông nghiệp vững chắc, người dân của vương quốc này
cũng đã phát triển những kỹ năng dệt, làm đồ gốm, rèn và chạm khắc. Những người thợ
thủ công riêng lẻ, có tay nghề chế tác gỗ, đồng và sắt, rất được quý trọng. Có sự phân
công lao động rõ rệt giữa nam và nữ. Đàn ông chịu trách nhiệm phát quang rừng và cây
bụi, sản xuất dầu cọ và rượu cọ, xây dựng nhà, săn bắt và mua bán đường dài.

Vương quyền của Kongo có tính kế thừa nhưng quyền lực của thủ lĩnh địa phương
thì không, và điều này cho phép quyền lực trung ương kiểm soát những người phụ thuộc.
Theo một cách khác, vương quốc Kông là một liên minh những nhà nước nhỏ hơn dưới
sự kiểm soát của mamikomgo, hay vua và vào thế kỷ 15 nó được phân chia thành 8 tỉnh
chính.

Vào thế kỷ thứ 15, một nhà nước tập quyền đã cai trị Đại Zimbabwe đã bắt đầu
hình thành. Nhà nước kiểm soát một phần lớn vùng nội địa đông nam châu Phi cho đến
Ấn Độ Dương. Dưới thời một vị vua có tước hiệu là Mwene Mutapa vương quốc này đã
trải qua một thời gian ngắn bành trướng nhanh chóng vào cuối thế kỷ 15 và thế kỷ 16. Sự
thống trị của nó đối với những nguồn vàng vẫn cung cứng một phần nguồn quyền lực và
mậu dịch. Vào cuối thế kỷ 19, một vương quốc nhỏ hơn nhiều của Mwene Mutapa còn sót
lại trong nội địa và cung ứng một phần sự lãnh đạo chống lại sự xâm lấn của người châu

102
Âu, nhưng việc chăn thả súc vật đã giữ một vai trò trung tâm trong đời sống của người
dân Shona có nguồn gốc từ một truyền thống lớn.

* Bài tập:

Câu 1: So sánh sự khác nhau giữ các vương quốc đồng cỏ với các vương quốc duyên hải
Swahili?

Câu 2: Hãy trình bày sự hiểu biết của anh/chị về vương quốc Songhay?

103
CHƯƠNG 11.
CHÂU MỸ VÀO THỜI KỲ ĐẦU XÂM LĂNG

1.Kiến thức:

+ Sinh viên nắm được những kiến thức về văn minh Atezc và xã hội Châu Mỹ
trước khi bị thực dân Phương Tây xâm lăng

2. Kỹ năng:

+ Sinh viên sẽ được rèn luyện phương pháp nghiên cứu đa ngành và liên ngành trong
nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới.

+ Thông qua các hình thức như thảo luận, làm việc theo nhóm, sinh viên cũng được
rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề, làm việc với người khác và làm việc theo nhóm.

3. Hình thức và phương pháp dạy - học

- Giảng viên trình chiếu slide cung cấp sinh viên nội dung chính.

- Thông qua hình thức vấn đáp để giảng viên kiểm tra đánh giá mức độ hiểu bài,
củng cố nội dung cơ bản của bài giảng của sinh viên.

* Mục tiêu

- Về kiến thức

Sinh viên nắm được di sản của các nền văn minh của người Aztec, và 1 vài dân tộc
khác ở châu Mỹ.

- Về kỹ năng

Sinh viên có khả năng tổng hợp, phân tích và so sánh.

- Về nhận thức

Sinh viên nhận thức được sự tương đồng và dị biệt trong thành tựu văn minh của
các tộc người ở Châu Mỹ.

* Nội dung

104
- Nội dung 1: Trung Mỹ hậu cổ đại (từ năm 1000-1500 sau công nguyên)

- Nội dung 2: Nền văn minh của người Aztec

- Nội dung 3: Những nền văn minh của các dân tộc khác ở châu Mỹ

* Hình thức, phương pháp giảng dạy

Nội dung: Hình thức: bảng, trình chiếu PP, phương pháp : thuyết trình, vấn đáp

*Nội dung chi tiết của chương

11.1. Trung Mỹ hậu cổ đại (từ năm 1000-1500 sau công nguyên)

Với sự sụp đổ của Teotihuacan ở miền trung Mexico và việc bỏ hoang các thành phố
Maya cổ đại vào thế kỷ thứ 8 sau CN, Trung Mỹ đã trải qua sự thay đổi đáng kể về chính
trị và văn hóa. Ở miền trung Mexico, những dân tộc du mục từ phía bắc lợi dụng khoảng
trống chính trị để di chuyển vào những vùng đất phì nhiêu hơn. Trong số những dân tộc
này là người Toltec, là những người đã thiết lập một thủ đô ở Tula vào khoảng năm 968.
Văn hóa Toltec tiếp nhận thích ứng nhiều đặc điểm từ những dân tộc định cư và bổ sung
thêm một thứ quy tắc quân phiệt mạnh. Quy tắc này bao gồm hệ thống thờ cúng hiến tế và
chiến tranh vốn thường được mô tả trong nghệ thuật Toltec. Những dân tộc vùng
Mesoamerica về sau, như người Aztec, có một số ký ức lịch sử về người Toltec và nghĩ
về họ như là những người đã trao tặng nền văn minh. Tuy nhiên, hồ sơ khảo cổ học chỉ ra
rằng những thành tự của người Teotihuacan trong ký ức của các tổ tiên người Toltec.

Trong số những truyền thuyết còn lại về người Toltec là những truyền thuyết về
Topiltzin, một nhà lãnh đạo Toltec cũng là một tu sĩ sùng tín thần Quetzacoatil - người
mà về sau trong các truyền thuyết nhầm lẫn ông với chính vị thần. Topiltzin, một nhà cải
cách tôn giáo, đã có dính líu vào cuộc đấu tranh giành quyền của tu sĩ hay quyền lực
chính trị với một phe phái khác. Khi thua cuộc, Topiltzin và những người theo ông bị lưu
đày, ông đã hứa rằng sẽ trở về trong tương lai để giành lại ngai vàng vào cùng ngày tháng
đó trong hệ thống lịch theo chu kỳ. Người ta cho rằng Tolpiltzin và những người theo ông
đã đi thuyền buồm đến Yucatan; có nhiều bằng chứng về ảnh hưởng của người Toltec
105
trong vùng đó. Truyền thuyết về Tolpiltzin / Quetzalcoatl được người Aztec biết nhiều và
có thể đã ảnh hưởng đến phản ứng của họ khi người châu Âu đến.

Người Toltec đã tạo ra một đế quốc trải rộng trên phần lớn miền trung Mexico, và
ảnh hưởng của họ đã lan rộng từ thủ đô Tula, đến những khu vực xa như Guatemala.
Khoảng năm 1000 sau CN, Chichén Itzá ở Yucatan bị các chiến binh Toltec chinh phục,
và nó và nhiều thành phố khác được cái triều đại ở miền trung Mexico hay những nhà cai
trị dưới ảnh hưởng của Toltec cai trị trong một thời gian dài.

11.2. Nền văn minh của người Aztec

Người Aztec – còn gọi là người Mexica, dậu duệ của các bộ lạc
Chichimec và Toltec - thời kì hậu cổ điển (thế kỷ 5 – 15) là những người thừa kế các di
sản văn hóa lừng danh trước đó như Teotihuacan và Tula (xem các kỳ trước).Đầu thế kỷ
13, thành Tula của người Toltec bị các bộ lạc Chimitec lạc hậu hơn từ phía bắc tràn xuống
tiêu diệt. Người Chimitec dung nạp văn hóa Toltec, tiếp tục kéo về phía nam đến thung
lũng Mexico, thống nhất tên gọi dân tộc mình là Aztec - Mexica. Người Aztec khẳng định
văn hóa và tôn giáo của họ bắt nguồn từ văn minh Toltec, song các học giả đều thừa nhận
rằng họ tiến xa hơn rất nhiều so với các nền văn minh trước.

Theo truyền thuyết, thuở mới đến thung lũng Mexico, Aztec là những cư dân bị cho
là kém văn minh hơn các cộng đồng cư dân bản địa nên đành chịu số phận phụ thuộc,
hằng năm phải cống nạp vật phẩm quý giá cho thành bang địa phương. Ý thức được trình
độ văn minh kém của mình, họ không ngừng học hỏi, khiêm nhường để tồn tại. Quá trình
rèn luyện vươn lên cộng với tinh thần học hỏi đã giúp họ dần lớn mạnh và giữ thế độc lập
với các cộng đồng khác. Ban đầu, người Aztec chinh phục và phát triển một số thành
bang quy mô nhỏ như Tlaxcalan, Cholula, Morelos, Toluca v.v., tiếp đến, họ bắt tay xây
dựng một đô thị theo kiểu sáng tạo riêng của họ - thành phố Tenochitlan. Đầu thế kỷ 14,
cộng đồng Aztec chuyển mình hình thành một đế quốc hùng mạnh vùng Trung Mỹ.

Năm 1428, đế quốc Aztec thống nhất ba thành bang lớn mạnh là Tenochtitlan,
Texcoco và Tlacopan và mở rộng chiến dịch chinh phục các thành bang khác ở thung
lũng Mexico, ở miền trung và nam Mexico. Người Aztec chọn Tenochtitlan làm thủ đô.
106
Tại mỗi nơi họ chinh phục được đều đặt hệ thống quản lý chính trị, hành chính, kinh tế và
tôn giáo theo dạng “tỉnh” trực thuộc. Thời thịnh hành nhất, đế quốc Aztec có khoảng 10
đến 15 triệu dân.

Đế quốc Aztec trải qua 11 đời vua, trong đó nổi tiếng nhất phải kể hoàng đế
Motecuhzoma Ilhuicamina (trị vì 1440-1468). Dưới tài lãnh đạo của vị hoàng đế này, liên
minh ba thành bang Aztec đã mở rộng lãnh thổ đến mức tối đa. Tuy nhiên, trong suốt thời
gian tồn tại, đế quốc Aztec vẫn gặp phải những thành bang khó khuất phục như trường
hợp Tlaxcalans, Huexotzinco và Cholula nằm gọn trong lòng đế quốc Aztec. Đối với các
lãnh thổ lân cận vòng ngoài, người Aztec dùng quyền lực chính trị và quân sự uy hiếp, bắt
buộc phải thần phục nhưng được hưởng quy chế tự trị tối đa. Lúc này, cả châu Mỹ nổi lên
bốn tập đoàn lớn nhất, gồm Aztec, Taracsan, Maya và tập đoàn Nam Mỹ (vùng ven biển
Thái Bình Dương). Đế quốc Aztec giữ quan hệ “anh cả - em út” với đế quốc Taracsan,
quan hệ trên mức bình đẳng với Maya lân cận, đồng thời duy trì quan hệ ngoại giao,
thương mại với tập đoàn Nam Mỹ xa xôi.

11.2.1. Xã hội Aztec

Xã hội Aztec đã thay đổi trong quá trình bành trướng và chinh phục. Từ một liên
minh lỏng lẻo các dòng tộc, người Mexica đã trở thành một xã hội phân tầng dưới quyền
lực của một nhà cai trị tối cao. Lịch sử đã được viết lại và người Mexica được mô tả như
là dân tộc được chọn để phục vụ các vị thần Hiến tế người, một phần lâu dài trong tôn
giáo Mesoamerica, đã mở rộng rất nhiều thành một hình thức thờ cúng trong đó giai cấp
quân sự giữ một vai trò trung tâm như là người cung cấp những tù binh chiến tranh được
sử dụng như những nạn nhân bị hiến tế. Một ít lãnh thổ được để lại không bị chinh phục
để cho những “cuộc chiến hoa” có thể được tiến hành, trong đo cả hai phe có thể bắt tù
binh để hiến tế. Dầu cho những động cơ tôn giáo của hình thức thờ cúng này là gì, các
nhà cai trị Aztec đã thao túng nó như một phương tiện hiệu quả để gieo rắc sự khiếp sợ về
chính trị. Vào thời Moctezuma II (1502-1520) nhà nước Aztec do một vị vua đại diện cho
quyền lực dân sự và đại diện cho các vị thần trên trái đất thống trị. Việc thờ cúng hiến tế

107
người và việc chinh phục được đồng nhất với quyền lực chính trị của nhà cai trị và giới
quý tộc.

11.2.2. Tôn giáo và hệ tư tưởng

Tôn giáo Aztec từ lâu đã là một phần của hệ thống tín ngưỡng Mesoamerica. Các vị
thần được thờ cúng bởi một loạt các lễ hội hàng năm và những nghi lễ có bao gồm yến
tiệc, nhảy múa cùng với sự trừng phạt và hiến tế. Đội ngũ phức tạp các vị thần có thể
được tổ chức thành ba chủ đề hay hệ thống thờ cúng quan trọng. Hệ thống thứ nhất là các
thần của khả năng sinh sản và chu kỳ nông nghiệp, như Tlaloc, thần mưa (người Maya gọi
là Chac) và các thần và nữ thần nước, thần ngô, và sinh sản. Một nhóm thứ hai đặt trung
tâm vào các vị thần sáng tạo, những vị thần và nữ thần lớn tạo ra vũ trụ. Câu chuyện về
những hành động của họ giữ một vai trò trung tâm trong vũ trụ học Aztec. Nhiều tư tưởng
trừu tượng và triết học của người Aztec được dành cho chủ đề của sự sáng tạo. Sau cùng,
việc thờ cúng chiến tranh và hiến tế được xây dựng trên những truyền thống Mesoamerica
đã có từ trước, được mở rộng kể từ thời Toltec, dưới thời nhà nước quân phiệt Aztec, đã
trở thành một hệ thống thờ cúng của nhà nước. Huizilopochtli, thần bảo trợ bộ lạc Aztec,
trở thành nhân vật trung tâm của hệ thống thờ cúng này.

108
Tôn giáo Aztec theo hướng đa thần. Thần thoại sáng thế của họ kể rằng thần
Coatlique sản sinh ra mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Người Aztec thờ thần
Huitzilopochtli – thần mặt trời và thần chiến tranh; thần Quetzalcoatl – thần văn minh.
Theo niềm tin của họ, hai vị thần này tạo ra lửa, tạo ra con người, lịch pháp, đất, nước,
vàng, thiên đàng và địa ngục. Thứ ba là Tlaloc – thần mưa và thần sinh sôi. Ngoài các vị
thần này, người Aztec còn thờ nữ thần Đất mẹ Tonantzin. Trong một số giai đoạn lịch sử,
người Aztec coi các vị thần có vị trí ngang nhau. Một số giai đoạn khác thì coi trọng
thần Huitzilopochtli hơn. Dưới các vị thần này còn có hàng loạt các vị thần nhỏ khác, mỗi
vị thần cai quản một lĩnh vực nhất định. Người Aztec tin rằng tục hiến tế nhân mạng phải
được duy trì đều đặn để vũ trụ tiếp tục luân chuyển.

11.2.3. Nghệ thuật của người Aztec

Nghệ thuật Aztec mang tính đa dạng, phong phú do được tập hợp từ nhiều nguồn
gốc. Trong nghệ thuật tạo hình, tiểu biểu nhất phải kể đến phong cách kiến trúc đền đài,
thành trì mang dấu ấn tổng hợp của người Aztec mà một số vẫn còn hiện hữu tại Mexico
hôm nay. Nghệ thuật hoa văn trang phục của họ cũng rất độc đáo, thường là sặc sỡ với
nhiều mô típ hoa, lá, chim, chóc. Các trang phục dành cho giới quý tộc thường được làm
công phu hơn và thiên về mang ý nghĩa tôn giáo. Trong nghệ thuật diễn xướng, người
Aztec rất thạo làm thơ và ca hát. Các hoàng đế Aztec thường tổ chức hội thi thơ trong
cung đình để chọn nhà thơ tốt nhất. Lễ hội ca hát mừng năm mới, mừng thu hoạch và
mừng chiến thắng là những dịp sinh hoạt cộng đồng quan trọng.

Lịch pháp Aztec gắn liền với tôn giáo, được phát triển dựa trên nền tảng lịch pháp
Olmec, Teotihuacan và Toltec trước đó, nghĩa là cũng chia ra hai loại thánh lịch (260
ngày) và dương lịch (365 ngày). Người Aztec đặt tên gọi 20 ngày trong mỗi tháng theo
cách riêng của mình. Điều đặc biệt là người Aztec quan niệm thời điểm kết thúc mỗi chu
kì 52 năm có thể sẽ là ngày tận thế. Họ cho rằng sau chu kỳ 52 năm, thần linh có thể sẽ
tiêu diệt hết toàn vũ trụ. Trong 5 ngày cuối cùng, người Aztec dập tắt hết lửa, vứt hết đồ
đạc trong nhà, âm thầm cầu nguyện trong khu thánh địa. Vị tu sĩ cao nhất (thường là
hoàng đế) lên đài thiên văn chờ đợi. Khi chòm sao Kim ngưu vừa ló dạng là lúc vị tu sĩ

109
này đốt lên một ngọn lửa, báo hiệu muôn dân rằng thần linh đã cho phép loài người tiếp
tục sống thêm 52 năm nữa. Mọi người đổ xô ra đường múa hát. Những ngày tiếp theo sẽ
là nghi lễ hiến tế nhân mạng để đền ơn thần thánh. Hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng
ngìn tù nhân, phạm nhân sẽ lần lượt bị hiến tế.

11.2.3. Giáo dục của người Aztec

Đế quốc Aztec được cho là nhà nước đầu tiên trong lịch sử châu Mỹ coi trọng giáo
dục phổ thông. Trẻ em từ 1 đến 14 tuổi được giáo dục tại nhà, song 15 tuổi tất cả đều
được đến trường, dù rằng trẻ em gái thường chỉ được học các kỹ thuật nữ công, nội trợ và
y thuật. Trường học Aztec phân hai loại: trường phổ thông (telpuchcalli) và trường quý
tộc (calmecac). Trẻ em nam ở các trường phổ thông được dạy các kiến thức cơ bản, nâng
cao và kỹ thuật chiến tranh. Các trường quý tộc dành riêng để đào tạo nguồn lãnh đạo xã
hội, giáo viên, các thầy tu và các nghệ nhân cao cấp. Trẻ em nam bình dân nhưng có tài
năng vượt trội sẽ được thiên chuyển sang học trường quý tộc.

11.2.4. Chữ viết của người Aztec

Chữ viết Aztec phát triển từ trên truyền thống chữ viết của văn minh Teotihuacan
và đặc biệt là văn minh Toltec nên phong phú hơn về nguồn từ vựng và loại hình. Về cơ
bản, văn tự Aztec gồm cả loại chữ tượng hình, chữ tượng ý, dấu tốc ký và các ký hiệu quy
ước đặc thù khác. Văn tự Aztec được phổ cập rộng rãi nên các bộ lạc nội thuộc dù nói các
thứ tiếng khác nhau nhưng vẫn có thể hiểu được văn tự chung. Người Aztec ghi thành văn
bản các nội dung quan trọng liên quan đến quản lý hành chính, luật pháp, tôn giáo, chiến
tranh và các công việc dân sự quan trọng. Đặc biệt, các hoàng đế Aztec rất coi trọng việc
ghi chép chính sử cũng nhu những khối kiến thức quan trọng dành cho giáo dục nên cho
đào tạo hẳn lực lượng chuyên biệt để viết sách.

11.3. Twantinsuyu: Thế giới của người Inca

Gần như cùng lúc khi người Aztec mở rộng quyền kiểm soát của họ trên phần lớn
Mesoamerica, một nhà nước đế quốc lớn nổi lên ở cao nguyên Andes và sau cùng nó trở
thành một đế quốc rộng khoảng 3000 dặm. Đế quốc Inca đã kết hợp nhiều khía cạnh của
các nền văn hóa vùng Andes trước đó nhưng hòa lẫn chúng lại với nhau theo những
110
phường thức mới. Với tài năng về tổ chức nhà nước và sự kiểm soát của bộ máy quan lại
đốỉ với người dân của nhiều nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau, nó đã đạt đến một mức
độ tích hợp vả thống trị trước đó chưa từng có ở châu Mỹ.

Khắp trung tâm văn hóa Andes, sau sự sụp đổ các nhà nước lớn của “chân trời
trung gian” là Tihuanco và Huari, (khoảng 550 - 1000 sau Công nguyên), nhiều nhà
nước cấp vùng nhỏ hơn tiếp tục thực thi một số quyền lực. Không như sự sụp đổ
quyền lực đã diễn ra ở Mesoamerica hậu cổ đại, nhiều nhà nước lớn tiếp tục là quan
trọng ở vùng Andes. Một số nhà nước vùng cao nguyên Andes tại những khu vực
rộng mở gần hồ Titicaca và các nhà nước dọc các sông trên bờ biển phía bắc, như
những nhà nước ở thung lũng Moche, vẫn là những trung tâm của hoạt động nông
nghiệp và mật độ dân số. Đây là một thời kỳ chiến tranh giữa các tù trưởng địa
phương đối nghịch và những nhà nước nhỏ; và về một số mặt là sự tương đương với
thời kỳ quân phiệt hậu Toltec ở Mesoamerica. Trong những nhà nước này, vương
quốc ven biển Chimor, đặt trung tâm ở kinh thành Chan-chan, đã nổi lên như là
vương quốc hùng mạnh nhất. Giữa năm 900 và khi nó bị người Inca chinh phục vào
năm 1465, nó đã giành được quyền kiểm soát phần lớn bở biển bắc Peru.

Sự phát triển của đế chế

Trong khi Chimor mở rộng quyền kiểm soát trên 600 dặm bờ biển, ở phía nam cao
nguyên Andes, nơi có ít khu vực thành phố, những nhóm chủng tộc và chính trị đấu tranh
trên di sản của Tihuanaco. Trong số các nhóm này có nhiều bộ tộc họ hàng hay ayllus, nói
tiếng Quecha sống gần Cuzco, một khu vực đã chịu ảnh hưởng của Huari nhưng không
đặc biệt quan trọng. Truyền thuyết của họ nói rằng 10 bộ tộc họ hàng đã xuất hiện từ các
hang động và được một nhà lãnh đạo thần thoại đưa đến Cuzco. Dầu cho nguồn gốc của
họ là gì, vào khoảng năm 1350, họ đã sống trong và quanh Cuzco và vào năm 1438, họ đã
đánh bại những ngưởi láng giềng thù nghịch trong khu vực. Vào thời điểm đó dưới thài
nhà cai trị của họ, hay inca, Pachacuti, họ đã phát động một loạt những liên minh và chiến
dịch quân sự, đem đến cho họ quyền kiểm soát toàn bộ khu vực Cuzco đến các bớ hồ
Titicaca.

111
Trong 60 năm tiếp theo, các đạo quân Inca hành quân không nghỉ, mở rộng quyền
kiểm soát của họ trên một lảnh thổ rộng lớn. Con trai và là người kế vị của Pachacuti,
Topac Yupanqui đã chinh phục vương quốc Chimor ở bờ biển phía bắc bằng cách chiếm
hệ thống thủy lợi của họ và mở rộng quyền kiểm soát của mình vào phía nam của vùng
đất ngày nay là Ecuador. Ở đầu kia của đế quốc, các đạo quân Inca đã vươn đến sông
Muale ở Chi Lê chống lại sự kháng cự kiên cường của người Anh Điêng Auricani. Nhà
cai trị tiếp theo, Huayana Capac (1493 - 1527) đã củng cố những cuộc chinh phục này và
đàn áp cuộc nổi dậy ở các biên giới. Khi Huayana Capac chết, đế quốc Inca - hay như họ
tự gọi là Twantinsuyu - trải rộng từ vùng đất mà ngày nay là Columbia cho đến Chile và
về phía đông qua hồ Titicaca và Bolivia đến phía bắc Argentina. Từ 9 đến 13 triệu dân có
nguồn gốc chủng tộc và ngôn ngữ khác nhau chịu sự cai trị của Inca; một thành tích đáng
kể, xét đến độ rộng của đế quốc và kỹ thuật có được để vận chuyển và thông tin liên lạc.

Tôn giáo tín ngưỡng

Điều gì thúc đẩy việc chinh phục và bành trướng của người Inca? Ham muốn thông
thường về lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị mà chúng ta đã thấy trong các đế quốc
khác là một cách giải thích hợp lý, nhưhg có thể có những cách giải thích khác có liên
quan với văn hóa và ý thức hệ của người Inca nhiều hơn. Việc thờ cúng tổ tiên là cực kỳ
quan trọng trong niềm tin Inca. Các nhà cai trị quá cố được ướp xác và sau đó được đối
xử như những người trung gian với các vị thần, diễu hành trước công chúng trong những
lễ hội, được dâng thức ăn và những món quà và được các nhà tiên tri đặc biệt hỏi ý kiến
những vấn đề quan trọng. Từ vương quốc Chimor, người Inca tiếp thu thích ứng tập quán
quyền thừa kế tách riêng, trong đó tất cả quyền lực chính trị và tước hiệu của nhà cai trị
được truyền cho ngưài thừa kế; nhưng tất cả cung điện, đất đai, của cải và vật sở hữu vẫn
còn trong tay những hậu duệ nam, những ngưdi này sử dụng chúng để chu cấp cho việc
thờ cúng đến vĩnh hằng các xác ướp lnca đã chết. Để đảm bảo việc thờ cúng và chỗ cho
mình ở vĩnh hằng, mỗi Inca mới cần có được đất đai và của cải và những thứ này thường
trở thành một phần của những cuộc chinh phục mới. Trong thực tế, số lượng nhà cai trị
trong quá khứ càng lớn thì số lượng vương triều và người tùy tùng càng lớn và nhu cầu về
lao động, đất đai và cống phẩm càng lớn. Hệ thống này đã tạo ra một nhu cầu tự duy trì để
112
bành trướng, gắn kết chặt chẽ vào việc thờ phụng tổ tiên và thờ cúng các xác ướp hoàng
gia, cũng như tạo ra những căng thẳng giữa các dòng dõi chiến binh hoàng gia. Việc thờ
cúng người chết đã đặt gánh nặng lên cuộc sống.

Đời sống chính trị và xã hội Inca thấm đẫm ý nghĩa tôn giáo. Giống như người
Aztec, người Inca xem mặt trời là thần linh cao nhất và xem Inca là đại diện của thần mặt
trài trên trái đất. Ngôi Đền Mặt Trời hoành tráng ở Cuzco là trung tâm của tôn giáo nhà
nước, và là nơi cất giữ những xác ướp Inca của quá khứ. Việc thờ cúng mặt trời được
truyền bá khắp đế quốc, nhưhg các Inca không cấm việc thờ phụng các vị thần địa
phương.

Những thần linh khác cũng được thờ phụng như là một phần của tôn giáo nhà nước.
Viracocha, một vị thần sáng tạo, là vị thần được Inca Pachacuti ưa chuộng và vẫn là quan
trọng. Niềm tin phổ biến được dựa trên một thuyết vật linh sâu rộng gắn sức mạnh tâm
linh cho nhiều hiện tượng tự nhiên. Núi, đá, sông, hang động, nấm mộ và đền th ờ được
xem như là những huaca hay điện thờ thiêng liêng. Ở những nơi này, người ta cầu nguyện
và hiến tế động vật, hàng hóa và con người. Ở khu vực Cuzco, có những đường thẳng
tưởng tượng từ Ngôi Đền Mặt Trời tổ chức các Huaca thành những nhóm mà một số
ayllus cụ thể chịu trách nhiệm. Các đền thờ được nhiều tu sĩ và những phụ nữ chuyên
chuẩn bị vải và thực phẩm cho việc hiến tế phục vụ. Các tu sĩ đền chịu trách nhiệm chính
trong những lễ hội lớn và những nghi lễ tôn vinh thần thánh mà các hoạt động của nhà
nước thưòng phụ thuộc vào.

Những thành tựu chủ yếu của người Inca

Người Inca khai thác những truyền thống nghệ thuật của những tổ tiên vùng Andes
và những kỹ năng của các thần dân. Đồ gốm và vải đẹp được sản xuất trong những xưởng
được chuyên môn hóa. Nghề luyện kim của Inca nằm trong số nghề luyện kim tiến bộ
nhất ở châu Mỹ, và thợ thủ công Inca chế tác vàng và bạc rất khéo léo. Người Inca cũng
đã sử dụng đồng và một số đồng thau đe làm vũ khí và công cụ. Giống như những dân tộc
Mesoamerica, người Inca thực sự không sử dụng bánh xe, nhưng không như những dân
tộc đó, họ không sử dụng một hệ thống chữ viết. Tuy nhiên, người Inca có sử dụng một

113
hệ thống những sợi dây thắt nút để ghi lại số và có thể là thông tin khác nữa. Hệ thống
này hoạt động như một bàn tính; và với nó, người Inca đã thực hiện những cuộc kiểm kê
dân số và ghi sổ sách tài chính. Người Inca có một niềm đam mê đối với trật tự số và dân
số đã được chia thành những đơn vị thập phân, từ đó dân số, việc tuyển quân và chi tiết
công việc có thể được tính toán. Sự hiện diện của quá nhiều nét có liên quan với nền văn
minh ở Cựu Thế Giới kết hợp với sự vắng mặt của một hệ thống chữ viết giữa những
người Inca minh họa cho những khác biệt trong sự phát triển của con người về những
nguy cơ của việc trở nên quá gắn chặt vào những đặc điểm văn hóa hay nhưng đặc trưg
nhất định trong việc định nghĩa các nền văn minh.

Tài nghệ của người Inca được thể hiện trong việc quản lý đất và nước, những hệ
thống đường rộng lớn, nghệ thuật quản lý nhà nước, kiến trúc và những tòa nhà công
cộng. Họ đã phát triển những thửa ruộng bậc thang kheo léo trên những sườn dốc của
vùng Andes, sử dụng một công nghệ tưới phức tạp để tưới cho hoa màu của họ. Đế quốc
được gắn kết với nhau băng gần 2500 dặm đường, nhiều con đường có những cầu treo
trên những hẻm núi và dòng song. Việc cắt đá của người Inca chính xác khác thường,
những tòa nhà tốt nhất được xây bằng những tảng đá lớn gắn vừa vặn mà không cần sử
dụng vữa. Một số tòa nhà này rộng mênh mông. Những kiến trúc này, những thửa ruộng
bậc thang lớn và những dự án tưới, và hệ thống đường rộng lớn năm trong số những thành
tựu lớn nhất của ngưài Inca, thể hiện năng lực kỹ thuật cũng như năng lực để động viên
những lượng lớn lao động của họ.

Aztecs là một nền văn minh, một đế chế trong khu vực của Mexico. Văn minh Aztec
có rất nhiều bản sắc văn hoá đặc biệt, nhưng cũng ghê rợn trong nghi lễ hiến tế. Nền văn
minh này bắt đầu từ những năm 1248 và kéo dài đến năm 1521 khi bị người Tây Ban
Nha đánh bại.

Từ thế kỷ 13, thung lũng Mexico là cái nôi của nền văn minh Aztec: là thủ đô của
liên minh các bộ tộc Aztec, thành phố Tenochtitlan được xây trên một hòn đảo nhỏ nằm
trong hồ Texcoco. Liên minh các bộ tộc này lập nên đế chế nhánh mở rộng ảnh hưởng
chính trị của họ ra khỏi biên giới của thung lũng Mexico, họ xâm chiếm các thành phố

114
khác trên khắp Trung Mỹ. Vào lúc đỉnh cao của nó, văn hóa Aztec có các truyền thống
tôn giáo và thần thoại rất phức tạp và đa dạng, cũng như đạt được những thành tựu lớn về
kiến trúc và nghệ thuật. Năm 1521 Hernán Cortés, cùng với một số đồng minh bản địa
Nahuatl, đã chiếm Tenochtitlan và đánh bại đế chế Aztec dưới sự lãnh đạo của Hueyi
Tlatoani Moctezuma II. Sau đó người Tây Ban Nha thành lập thành phố Mexico tại vị trí
thủ đô bị tàn phá của Aztec, cũng tại đây người Tây Ban Nha bắt đầu quá trình thuộc địa
hóa vùng Trung Mỹ.

* Bài tập:

Câu 1: Vai trò của người Aztec trong nền văn minh Trung Mỹ?

Câu 2: Thế giới của người Inca có những điểm gì nổi bật?

115
CHƯƠNG 12.
SỰ TRUYỀN BÁ CỦA VĂN MINH TRUNG QUỐC:
NHẬT BẢN, HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM

1.Kiến thức:

Sinh viên nắm được sự ảnh hưởng của 2 thời kỳ hoàng kim nhất của Trung Quốc
đến các nước Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.

2. Kỹ năng:

+ Sinh viên sẽ được rèn luyện phương pháp nghiên cứu đa ngành và liên ngành trong
nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới

+ Thông qua các hình thức như thảo luận, làm việc theo nhóm, sinh viên cũng được
rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề, làm việc với người khác và làm việc theo nhóm.

3. Hình thức và phương pháp dạy - học

- Sử dụng phương pháp thuyết trình, phát vấn ... nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của sinh viên.

- Trình chiếu Power Point, sử dụng hình ảnh sinh động để minh họa giúp sinh viên
nắm được một cách khái quát về lý thuyết các vấn đề toàn cầu.

- Thông qua hình thức thuyết trình, vấn đáp để giảng viên kiểm tra đánh giá mức
độ hiểu bài, củng cố nội dung cơ bản của bài giảng và khả năng vận dụng vào thực tế của
sinh viên.

*Nội dung chi tiết của chương

12.1. Ảnh hưởng của văn minh Trung quốc đến Nhật bản

12.1.1. Nhật Bản: thời kỳ hoàng đế

Vào cuối những năm 600 sau CN, triều đình Nhật Bản ở Nara tràn ngập những thứ
du nhập từ Trung Quốc, vốn từ lâu đã được Nhật Bản và những láng giềng khác của
Trung Quốc xem như là xã hội tiến bộ nhất ở Đông Á trong những hoạt động khác nhau

116
như chính trị, tác phẩm tri thức và văn hóa vật chất. Những ảnh hưởng văn hóa bản địa,
đặc biệt là những ảnh hưởng đã liên kết với các quan điểm thần đạo về tự nhiên và thế
giới siêu nhiên, vẫn là trung tâm đối với sự phát triển văn hóa Nhật Bản. Nhưng trong thời
Taika (645-710), Nara (710-784) và Heian (794-1185), sự vay mượn từ Trung Quốc của
người Nhật Bản – mặc dầu có chọn lọc - đạt đỉnh cao. Sự vay mượn này chạm đến hầu
như mọi mặt trong đời sống Nhật Bản, đặc biệt là ở cấp thượng lưu và trong những người
dân của các thị trấn cung đình.

Năm 646, hoàng đế và các quân sư của mình đã đưa ra những cải cách Taika có tầm
vươn xa nhằm vào việc chỉnh sửa lại hoàn toàn việc quản trị của hoàng gia theo những…
các học giả của triều đình Nhật Bản đã phấn đấu đề làm chủ hàng ngàn ký tự Trung Quốc,
vốn ít có quan hệ với thứ ngôn ngữ mà họ nói. Họ viết những bộ lịch sử triều đại dựa theo
kiểu những bộ sử của các hoàng đế Trung Quốc đặt viết, và họ đã theo nghi thức cung
đình Trung Quốc với những ý tưởng cổ đại Nhật Bản về tính lịch thiệp và đoan trang.
Giới quý tộc Nhật Bản phấn đấu để nắm vững những lề thói Khổng giáo, thờ phượng
trong các đền thờ theo phong cách Trung Quốc, và ngưỡng mộ nghệ thuật Phật giáo mà
về chủ đề và kỹ thuật là của Trung Quốc.

Ngay cả thường dân cũng chịu ảnh hưởng của dòng ảnh hưởng từ lục địa. Trong các
thị trấn, họ tôn kính các đền thờ Phật giáo lớn và cúi đầu khi đi ngang các quý tộc đang cố
tự thể hiện mình như là các học giả Khổng giáo. Nông dân hướng về các nhà sư Phật giáo
để chữa lành bệnh khi họ ốm hay phép màu của Phật giáo khi họ cần có một sự thay đổi
vận may. Họ bắt kết hợp việc thờ phụng những thần linh Phật giáo với việc thờ phụng
Kami cổ xưa, hay những thần linh tự nhiên của Nhật Bản.

Nếu thành công thì những cải cách Taika năm 646 sẽ đại diện cho đỉnh cao của
những thế kỷ Nhật Bản vay mượn từ Trung Quốc. Các mục tiêu trung tâm của những thay
đổi được đề xuất là tái lập Nhật hoàng thành một hoàng đế tuyệt đối theo kiểu Trung
Quốc (ngay cả đến mức thêm chữ “Thiên Hoàng” vào nhiều tước hiệu của vua Nhật Bản).
Cải cách cũng được dự trù để tạo ra một bộ máy quan lại thực sự chuyên nghiệp và quân
đội được tuyển quân từ nông dân ở Nhật Bản để sánh ngang với những đạo quân của nhà

117
Hán và nhà Đường Trung Quốc. Nhưng những thay đổi cần thiết cho những mục tiêu này
phải đạt được đã bị vô hiệu hóa do sự chống đối của các gia đình quý tộc và các dòng tu
Phật giáo, vốn chi phối cả hoàng đế và kinh đô nói chung.

Vào năm 794, hoàng đến Kammu thành lập một kinh đô mới ở Heian mà về sau
được gọi là Kyoto. Các Phật tử bị cấm xây dựng những tu viện trong kinh đô mới. Nhưng
để tránh né sự hạn chế này, các nhà sư đã thiết lập những tu viện trên các ngọn đồi bao
quanh Heian, và họ đã sớm xuất hiện trở lại như một lực lượng mạnh ở triều đình như là
các quân sư của nhà vua.

Ngoài việc cố kiểm soát các nhà sư Phật giáo, hoàng đế đã bãi bỏ tất cả những đòi
hỏi để tiếp tục cuộc cải cách Taika, vốn đã bị đình trệ từ lâu do sự chống đối của giới quý
tộc và quần chúng. Ông đã phục hồi hoàn toàn các gia đình quý tộc lớn, là những gia đình
mà cuộc cải cách đã dự định để cắt giảm bớt quyền lực. Hệ thống phức tạp của các thứ
bậc phân chia giới quý tộc (theo mô hình Trung Quốc) đã được duy trì, nhưng cũng giống
như người Triều Tiên, người Nhật đã phá vỡ tiền lệ Trung Quốc bằng việc xác định thứ
bậc chỉ dựa vào nguồn gốc xuất thân và ít có sự linh động giữa các thứ bậc khác nhau.
Các quý tộc đã chiếm giữ hầu hết những chức vụ quan trọng trong chính quyền trung
ương. Giờ đây, quyền chính thức của họ để xây dựng những điền trang cũng đâ được
phục hồi. Hoàng đế cũng đã từ bỏ kế hoạch nhiều tham vọng để xây dựng quân đội tuyển
quân từ nông dân. Thay vào đó, các lãnh tụ địa phương được phép tổ chức những lực
lượng vũ trang, những lực lượng này sè sớm giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc
xói mòn thêm nữa sự kiểm soát của hoàng gia.

Trong nhiều thế kỷ nữa, các hoàng đế Nhật Bản và triều thần tiếp tục sống trong một
thế giới khép kín của xa hoa và niềm vui thẩm mỹ. Nam và nữ thuộc các tầng lớp quý tộc
tuân theo những qui luật chặt chẽ về cách ứng xử lịch thiệp, dưới sự soi mói của nhừng
người cùng trang lứa và những bậc bề trên. Ở triều đình Heian, các thành viên hoàng gia
và những gia đình quý tộc hàng đầu sống trong một khu phức hợp các cung điện và vườn.

Thơ ca có lẽ là hình thức nghệ thuật được đánh giá cao nhất ở triều đình. Những bài
thơ thường được viết trên những cây quạt có vẽ hình hay trên giấy thơm, và đôi khi được

118
gởi trong những chiếc thuyền nhỏ xuôi dòng nước chảy xuyên qua khu vực cung điện.
Những bài thơ ngắn và đầy những điển tích từ các tác phẩm kinh điển Trung Quốc và
Nhật Bản.

Một phần là để thích ứng với nhu cầu biểu đạt văn chương, chữ viết mà người Nhật
đã vay mượn từ Trung Quốc đã được đơn giản hóa, để cho nó thích hợp hơn với ngôn ngữ
nói của người Nhật. Một kết quả của những thay đổi này là sự phát triển không ngừng của
các tác phẩm thơ và văn chương Nhật Bản. Nổi tiếng nhất trong những tác phẩm này là
Truyện kể Genji của phu nhân Murasaki. Không một tác phẩm nào về đời sống cung đình
nào nắm bắt được vẽ duyên dáng và những căng thẳng tiềm tàng và nỗi buồn một cách kỳ
diệu như tác phẩm kinh điển của phu nhân Murasaki, đó là tiểu thuyết đầu tiên bằng ngôn
ngữ Nhật Bản. Ngoài những tiểu thuyết như tiểu thuyết của phu nhân Murasaki, một trong
số những bài thơ trang nhã nhất của ngôn ngữ Nhật đã được viết ra trong thời kỳ này.

12.1.2. Nhật Bản: thời kỳ thống trị của các chiến binh

Khi quyền lực của các lãnh chúa cấp tỉnh tăng lên, quyền lực của hoàng gia và quý
tộc triều đình giảm đi. Những gia đình quyền thế ở triều đình như Fujiwara ngày càng phụ
thuộc và những liên minh với các lãnh chúa vùng để hỗ trợ mình trong những cuộc tranh
chấp với các đối thủ. Vào thế kỷ thứ 11 và 12, các gia đình ở tỉnh đã bắt đầu đưa người
vào bộ máy quan lại triều đình và cạnh tranh quyền lực. Vào giữa thế kỷ thứ 12, sự cạnh
tranh chuyển sang công khai giữa những gia đình quyền lực nhất trong số đó, là nhà Taira
và nhà Minamito. Trong một thời gian, nhà Taira giành được thế thượng phong bằng cách
kiểm soát hoàng đế và chi phối ở triều đình. Nhưng khi sự đối đầu chuyển sang chiến
tranh công khai vào đầu những năm 1180, các chỉ huy của nhà Minamoto và mạng lưới
những liên minh hùng mạnh của họ với các lãnh chúa tỉnh ở nhiều vùng của đất

Yorimoto, lãnh đạo của nhà Minamoto chiến thắng, đã làm suy yếu trầm trọng chế
độ Kamakura vì nỗi lo sợ ám ảnh bị các thành viên của gia đình mình lật đổ. Những thân
nhân gần gũi, bao gồm người em là Yositshune, mà lòng can đảm và tài năng quân sự đã
đóng góp nhiều cho chiến thắng đối với nhà Taira, đã bị sát hại hay lưu đày. Nỗi sợ các
gián điệp góp thêm một yếu tố của sự đa nghi hoang tưởng trong đời sống của giới thượng

119
lưu trong thời tướng quân (shogun) Kamakura đầu tiên, hay các nhà lãnh đạo quân sự của
Mạc Phủ. Mặc dầu sự cai trị của Yorimoti không bị thách thức, những biện pháp mà ông
áp dụng để bảo vệ ngai vàng đã khiến cho ông không có một người thừa kế có năng lực.
Cái chết của ông và sự suy yếu của những người kế vị ông đã dẫn đến sự tranh giành trên
vùng đất của các lãnh chúa võ sĩ để xây dựng quyền lực riêng và mở rộng lãnh thổ của họ.
Hojo, một trong những gia đình chiến binh đã liên minh từ lâu với Minamoto đã sớm
khống chế chế độ.

Vào đầu thế kỷ thứ 14, tình hình thậm chí còn trở nên u ám hơn khi người đứng đầu
một trong những nhánh của gia đình Minamito, Ashinkaga Takuaji, đã lãnh đạo một cuộc
khởi nghĩa của võ sĩ để lật đổ chế độ Kamakura và thiết lập chế độ tướng quân Ashikaga.
Với sự hỗ trợ của nhiều thủ lĩnh quân phiệt, hoàng đế bị lưu đày và những người thừa kế
của ông đã chiến đấu chống lại phe Ashinkaga và các hoàng đế bù nhìn được đặt lên ngai
vàng ở Kyoto trong phần lớn thời gian còn lại của thế kỷ 14.

Mặc dầu Ashikaga sau cùng đã thành công trong việc tiêu diệt trung tâm quyền lực
đối kháng Yoshino của hoàng đế, thời kỳ nội chiến kéo dài đã làm suy yếu nghiêm trọng
quyền lực còn lại của hoàng đế cùng như quyền lực của chế độ tướng quân (shotgun). Các
võ sĩ chư hầu của những phe phái chiến tranh tự do đè bẹp các đối thủ địa phương để
chiếm đất đai của nông dân, quý tộc cũ và các thủ lĩnh quân phiệt cạnh tranh. Khi quyền
lực của các võ sĩ thủ lĩnh quân phiệt tăng lên, giới quý tộc triều đình, vốn đã bị nghèo đi
do không có khả năng bảo vệ các điền trang của mình, đã gần như bị quét sạch. Đất đai
của các thủ lĩnh quân phiệt chiếm được phân lô cho cho các Samurai tùy tùng, các
Samurai lại cam kết trung thành và được trông đợi để hỗ trợ quân sự bất cứ khi nào lãnh
chúa của họ yêu cầu.

Sự sụp đổ của quyền lực tập trung đã được đẩy nhanh lên rất nhiều bởi sự đổ vỡ của
cuộc nội chiến toàn diện, hoành hành từ năm 1467 đến 1477. Những người thừa kế địch
nghịch nhau của chế độ tướng quân Ashikaga đã nhờ vào các thủ lĩnh quân phiệt hỗ trợ
những yêu sách quyền lực của mình. Samurai lũ lượt kéo đến các tổng hành dinh đối
nghịch nhau ở những quận khác nhau của Kyoto, ở đó hiềm khích sớm bùng nổ thành

120
chiến tranh toàn lực. Trong vài năm, kinh đô cũ đã biến thành đống đổ nát và những cánh
đồng đầy cỏ dại. Trong khi chế độ tướng quân tự hủy diệt ở kinh đô, các lãnh chúa tỉnh
tiếp tục tập hợp sức mạnh và mưu tính những liên minh mới để tiêu diệt kẻ thù của họ.
Nhật Bản bị chia thảnh gần 300 vương quốc nhỏ, nơi mà các thủ lĩnh quân phiệt cai trị
được gọi là đại danh (daimyo) thay vì võ sĩ (bushi).

12.2. Ảnh hưởng của văn minh Trung quốc đến Hàn quốc

Vì bán đảo Triều Tiên là phần mở rộng của lục địa Trung Quốc; và vì trong lịch sử,
các vương quốc Triều Tiên nhỏ bé so với người láng giềng khổng lồ ở phía Tây, hầu hết
các nhà lịch sử đều đã xem Triều Tiên không có gì hơn là một bộ phận phụ của Trung
Quốc. Nhưng việc gộp chung Triều Tiên với Trung Quốc đã bỏ qua thực tế là bán đảo này
đã được các vương triều bản địa cai trị trong phần lớn lịch sử của nó, cho dầu là những
vương triều này thường phải cống nạp cho hoàng đế Trung Quốc đang trị vì. Ở một mức
độ cơ bản hơn nữa, những người dân cư trú ở bán đảo Triều Tiên đại diện cho một sự pha
trộn chủng tộc khác với những người mà từ nhiều thế kỷ trước đó, đã tự nhận mình là
người Trung Quốc. Người Triều Tiên có nguồn gốc từ những dân tộc săn bắt - hái lượm ở
Đông Siberia và Mãn châu chứ không phải là những bộ tộc nói tiếng Mông cổ và Thổ ở
phía Tây. Vào thế kỷ thứ 4 trước CN, người dân này đã di chuyển vào bán đảo Triều Tiên
và đã bắt đầu có được những kỹ thuật định canh và chế tác kim loại từ người Trung Quốc.

Từ thời điểm đó trở đi, người Triều Tiên đã giữ một vai trò quan trọng trong những
cuộc đấu tranh của các vương triều làm bận tâm các dân tộc thuộc đồng bằng Bắc Trung
Quốc. Năm 109 trước CN, vương quốc Triều Tiên đầu tiên, Choson, đã bị hoàng đế Vũ
Đế nhà Hán chinh phục. Từ đó về sau, nhiều vùng của Triều Tiên là thuộc địa của những
người Trung Quốc định cư; họ ở lại đó trong gần bốn thế kỷ. Những thuộc địa này sớm
trở thành một kênh mà qua đó ảnh hưởng Trung Quốc bắt đầu thắm vào văn hóa Triều
Tiên trong những thế kỷ quan trọng trong sự phát triển ban đầu của nó. Một vùng đất của
ngưòi Nhật Bản ở phía Đông Nam bán đảo cùng cung cấp sự tiếp xúc với các đảo, mặc
dầu những ảnh hưởng văn hóa trong thời ký này chủ yếu là hướng về phía Đông, từ Trung
Quốc đến Triều Tiên và rồi vào Nhật Bản.

121
Bất chấp sự chinh phục và rồi đô hộ dưới thời nhá Hán, các dân tộc bộ lạc của bán
đảo, đặc biệt là bộ tộc Koguryo ở phía Bắc, đã sớm chống lại sự cai trị của người Trung
Quốc. Khi sự kiểm soát của Trunq Quốc suy yếu, nhà Koquryo đã thiết lập một nhà nước
tự trị ở nửa phía Bắc của bán đảo; vương quốc này sớm có chiến tranh với hai đối thủ ở
phía Nam, Silla và Paekche. Những tiếp xúc giữa các vương quốc tách ra cai trị phía Bắc
Trung Quốc sau khi nhà Hán sụp đổ và vương quốc Kogury đã dần đến đợt sóng Hán hóa
đầu tiên - tức là sự thu nạp rộng rãi văn hóa Trung Quốc - ở Triều Tiên. Cũng như trường
hợp Nhật Bản, Phật giáo đã cung cấp những liên kết then chốt giữa Triều Tiên và nhứng
người kế tục vương triều Hán ở Đông Bắc Trung Quốc. Các vua chúa Triều Tiên đã bảo
trợ cho những nghệ sĩ Phật giáo và tài trợ việc xây dựng những tu viện và chùa. Các học
giả Triều Tiên đã đi đến Trung Quốc và một vài học giả chọn lọc đã đi đến cội nguồn của
đức tin Phật giáo, Ấn Độ.

Ngoài những biến thể Hán hóa của Phật giáo, chữ Trung Quốc đã được đưa vào,
mặc dầu ngôn ngữ nói của người Triều Tiên không phù hợp lắm cho việc tiếp thu ký tự
Trung Quốc như là ngôn ngữ Nhật đã tiếp thu. Vương triều Koguryo đã áp đặt một bộ luật
thống nhất dựa theo mô hình bộ luật của nhà Hán Trung Quốc. Nhà Koguryo đã thiết lập
các trường đại học, nơi mà các thanh niên Triều Tiên phấn đấu để làm chủ những tác
phẩm kinh điển Khổng giáo và những người thầy của họ viết những bộ sử Trung Quốc
thay vì viết sử về đất nước họ. Để mở rộng quyền lực và cải thiện việc thu thuế, vua
Koguryo cũng đã cố để tập hợp một bộ máy quan lại kiểu Trung Quốc. Nhưng những gia
đình quý tộc hỗ trợ cho vua không ưa thích gì đối với một dự án đặt ra một mối đe dọa
hiển nhiên cho quyền lực của chính họ. Không có sự hỗ trợ, vương triều đã không có
những nguồn lực cho một công cuộc nhiều tham vọng như vậy. Do đó việc thực thi đầy
đủ những chính sách này đã phải chờ cho đến khi một triều đại hùng mạnh hơn xuất hiện
trong vài thế kỷ sau.

Trong tất cả các khu vực mà công thức Trung Quốc cho sự phát triển khai hóa được
truyền bá, Triều Tiên chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất trong một khoảng thời gian dài nhất.
Bất chấp sự can thiệp lặp đi lặp lại của người Trung Quốc, dân tộc Triều Tiên đã phát

122
triển một bản sắc riêng biệt, được thể hiện trong những hình thức trang phục, ẩm thực và
một hệ thống giai cấp xả hội độc đáo.

12.2.1. Những liên minh với nhà Đường và chinh phục Triều Tiên

Nhiều thế kỷ chiến tranh giữa ba vương quốc Triều Tiên đã làm suy yếu từng vương
quốc mà không hề dẫn đến một quyền lực thống trị ở bán đảo. Nội chiến cũng khiến cho
Triều Tiên dễ bị tổn thương hơn nữa đối với những vụ tấn công từ bên ngoài. Ngoài
những chiến dịch không thành công của nhà Tùy, những người sáng lập nhà Đường đã
tính đến Triều Tiên vào trong những lãnh thổ mà họ khoanh vùng cho đế quốc của họ.
Những chiến binh ngoan cường của vương quốc Kyguryo chịu đựng mũi dùi tấn công của
nhà Đường, cũng như họ đã chịu đựng những cuộc tấn công của các vua chúa nhà Tùy.
Sau cùng các chiến lược gia nhà Đường đã có ý tưởng lợi dụng sự chia rẽ của người Triều
Tiên để đưa vùng đất phiền phức này vào vòng kiểm soát. Bằng cách lập một liên minh
với các nhà cai trị vương quốc Silla ở phía Đông Nam, họ đã tàn phá vương quốc Paekche
và rồi đánh bại Kyguryo. Từ đó người Trung Quốc cuối cùng đã đặt một kết thúc cho
vương triều lâu đời đã giữ một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển thuở ban đầu của
Triều Tiên.

Những người Trung Quốc chinh phục đã bắt đầu tranh chấp với các đồng minh Silla
về cách phân chia chiến lợi phẩm. Khi nhà Silla tỏ ra có khả năng để chặn đứng những
lực lượng Trung Quốc lớn hơn trên bán đảo và những vụ nổi dậy đã nổ ra ra trên các lãnh
thổ đã chinh phục của Paekche và Koguryo trước đây, nhà Đường quyết định đó là lúc để
thương lượng. Để đáp lại việc cống nạp theo định kỳ và sự phần phục của vương quốc
Silla như là một chư hầu của hoàng đế nhà Đường, người Trung Quốc rút quân đội của họ
vào nàm 668. Bằng việc rút quân, họ đã để lại cho các vua chúa Silla độc lập một nước
Triều Tiên thống nhất. Trừ những khoảng thời gian ngắn, người Triều Tiên đã duy trì sự
độc lập này và gần như cùng những đường biên giới đã được nhà Silla thiết lập cho đến
khi người Nhật chiếm đất họ vào đầu thế kỷ 20.

123
12.2.2. Quá trình Hán hóa ở Hàn Quốc

Dưới thời các vương triều Silla, cai trị từ năm 668 đến cuối thế kỷ thứ 9, và triều đại
Koryo tiếp theo (918- 1392) các ảnh hưởng Trung Quốc đạt đỉnh cao và văn hóa Triều
Tiên đạt đến sự phát triển nở rộ đầu tiên. Các vua chúa Silla có ý thức phấn đấu để biến
vương quốc của mình thành một đế quốc nhà Đường thu nhỏ. Họ thường gởi những đoàn
sứ giả vả cống phẩm đến triều đình nhà Đường, nơi mà các học giả Triều Tiên thu thập
những sách giáo khoa Trung Quốc và ghi nhận những kiểu cách mới nhất trong trang
phục và phép xã giao. Việc triều kiến đều đặn của người Triều Tiên đối với các hoàng đế
Trung Quốc là một dấu hiệu quan trọng của sự tham gia nổi bật vả kéo dải trong hệ thống
cống nạp của Trung Quốc. Ở những thời điểm khác nhau, những người tham gia vào hệ
thống này bao gồm những người du mục từ Trung vả Bắc Á, người Tây Tạng và nhiều
vương quốc vùng Đông Nam Á, và các hoảng đế Nhật Bản. Không một ai trong số những
người tham dự này tận tâm với những thỏa thuận triều cống hơn là người Triều Tiên.
Thay vì cố để chinh phục người Triều Tiên và những dân tộc xung quanh khác, hầu hết
các hoàng đế Trung Quốc hài lòng đón tiếp các sứ giả của họ. Những sứ giả này dâng nạp
cống phẩm ở dạng những món quà đẹp nhất và chấp nhận sự ưu việt của Thiên tử bằng
việc sẵn lòng để khấu đầu trước thiên tử (khấu đầu bao gồm một loạt những động tác quỳ
lạy trong đó người van xin tự phủ phục trước ngai vàng)

Đối với hầu hết các dân tộc có liên quan, điều này dường như là một cái giá nhỏ
phải trả cho những lợi ích mà họ nhận được từ vương triều Trung Quốc. Việc thần phục
và cống phẩm không chỉ đảm bảo cho hòa bình với người Trung Quốc được tiếp diễn, mà
nó còn đem lại những tặng phẩm phong phú hơn là cống phẩm mà người cống nạp dâng
lên cho nhà cai trị Trung Quốc. Ngoài ra, hệ thống cống nạp tạo ra sự tiếp cận ưu tiên đến
học thuật, nghệ thuật và hàng hóa chế biến của Trung Quốc. Những phái bộ triều cống
thường bao gồm các thương nhân, là những ngưởi có khả năng mua các sản phẩm sản
xuất của Trung Quốc và bán các hảng hóa của chính mình vào thị trường Trung Quốc hấp
dẫn, được mở ra cho sự tham gia của quốc gia của họ vào hệ thống Trung Quốc. Những
phái đoàn từ những khu vực đã bị Hán hóa nặng nề, như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt
Nam cũng có những học giả. Họ nghiên cứu trong các học viện Trung Quốc hay các tu
124
viện Phật giáo và bận rộn mua những cuộc giấy và tác phẩm nghệ thuật để chứa đầy các
thư viện và làm đẹp cho những cung điện ở quê nhà. Do đó, hệ thống cống nạp trở thành
một kênh quan trọng của mậu dịch và trao đổi liên văn hóa giữa Trung Quốc và các láng
giềng của nó.

Các vua chúa nhà Silla đã xây dựng lại kinh đô của họ ở Kumsong trên đồng bằng
Kyongju cho giống với kinh đô của nhà Đường; các đường phố được bố trí theo ô vuông,
có những khu chợ trung tâm, công viên, hồ nước và một khu vực riêng biệt của hoàng gia.
Lẫn trốn những khu vực nông thôn tẻ nhạt và lạc hậu và các thủ phủ tỉnh, các gia đình quý
tộc bao quanh triều đình và chính quyền với những gia đình mở rộng to lớn và hàng trăm
nô lệ và người ăn bám của họ, tạo thành một phần lớn trong dân số kinh đô. Một số nhà
quý tộc đã học trong các trường Trung Quốc, và một thiểu số thậm chí còn đã trải qua
những khó nhọc của hệ thống thi cử Khổng giáo được các vua chúa nhà Silla áp dụng.
Phần lớn giới quý tộc chọn những hình thức theo đuổi nghệ thuật và giải trí sẵn có ở kinh
đô. Họ có thể làm như vậy vì hầu hết các chức vụ trong chính phủ tiếp tục do các thành
viên thuộc các gia đình quý tộc nắm giữ nhờ nguồn gốc xuất thân hay những quan hệ gia
đình hơn là kiến thức về kinh điển Khổng giáo của họ.

Một phần do tính tư lợi, giới thượng lưu Triều Tiên tiếp tục ưu ái Phật giáo so với
Khổng giáo vốn có liên quan chặt chẽ với văn hóa Trung Quốc hơn. Và hoàng gia Triều
Tiên trợ cấp hào phóng cho các tu viện và bảo trợ những tác phẩm nghệ thuật tôn giáo
vốn đã trở thảnh những hình thức quan trọng trong sự sáng tạo về văn hóa của người
Triều Tiên. Kinh đô ở Kumsong sớm trở nên đông đúc những đền thờ Phật giáo, thường
được làm bằng gỗ; các nhà sư Phật giáo thường xuyên được vua chúa cũng như những
thành viên Hoàng gia và các gia đình quý tộc quyền thế đến viếng. Nhưng những trường
phái Phật giáo lôi cuốn giới thượng lưu là những trường phái Trung Quốc. Tác phẩm nghệ
thuật và thiết kế tu viện của Triều Tiên sao chép, đôi khi một cách hoành tráng, những
nguyên mẫu Trung Quốc. Ngay cả địa điểm của các tu viện và chùa ở những nơi cao theo
những ý tưởng Trung Quốc về sự cần thiết phải xoa dịu những vị thần linh địa phương và
cân bằng các lực lượng siêu nhiên.

125
Đôi khi người Triều Tiên vay mượn từ Trung Quốc và rồi làm hơn những người
thầy của mình. Đáng kể nhất theo hướng này là đồ gốm được sản xuất trong các thời đại
Silla và Koryo. Đầu tiên, người Triều Tiên học những kỹ thuật gốm sứ sản xuất từ người
Trung Quốc, nhưng với những cái bát men xanh nhạt và những cái bình vào cuối thời
Silla và Koryo, họ đã tạo ra nhừng tác phẩm bậc thầy mà thậm chí những người Trung
Quốc sành điệu phải chiêm ngưỡng và sưu tầm. Họ cũng đã đi tiên phong trong việc làm
ra những nước men ôxit đã được sử dụng để làm ra đồ gốm có pha đá màu đen và mầu gỉ
sét trong thời đại này.

Một nỗ lực khác trong đó người Triều Tiên đã cải thiện hơn người Trung Quốc là
nghệ thuật in. Như chúng ta đã biết, người Trung Quốc là những người đầu tiên phát triển
ra bản in, và về sau là việc in với chữ in kim loại tháo rời được. Nhưng sau khi kỹ thuật
này được đưa vào Triều Tiên, các thợ thủ công địa phương đã nghĩ ra một phương cách
tài tình để giữ chữ in kim loại tại chỗ trong những thanh ghi dải trong đó chữ được tập
hợp lại cho việc in. Sử dụng mật ong như là một thứ keo, họ đã có thể cố định chữ in tạm
thời và tháo rời ra khi công việc cụ thể đã hoàn tất. Cho đến khi người Triều Tiên nghĩ ra
kỹ thuật này, người Trung Quốc đã thấy là chử in bị mòn rất nhanh và khó để giữ cố định
trong những thanh ghi.

Với ngoại lệ của các giáo phái Phật giáo như Tịnh Độ Tông đã có sức hấp dẫn mạnh
mẽ đối với thường dân, những sản phẩm du nhập từ Trung Quốc vào trong thời kỳ này và
những thời kỳ về sau chỉ được độc quyền bởi một số nhỏ giới thượng lưu. Các gia đình
quý tộc được chia thành nhiều đẳng cấp không kết hôn qua lại và cũng không quan hệ xã
hội với nhau, và còn ít hơn nữa đối với phần còn lại của dân số. Họ không chỉ nắm giữ
hầu hết các chức vụ trong bộ máy quan lại Triều Tiên mà còn chi phối đời sống chính trị
và kinh tế của toàn bộ vương quốc. Phần lớn việc mua bán của Triều Tiên vớỉ Trung
Quốc và Nhật Bản được dành riêng để cung cấp cho những quý tộc này những thứ trang
phục thời thượng, những thứ trà đặc biệt, những quyển sách và tác phẩm nghệ thuật giữ
một vị trí quan trọng trong cuộc sống nhản rỗi của họ. Ngược lại, Triều Tiên xuất khẩu
chủ yếu là nguyên liệu thô, như các lâm sản và kim loại như đồng, được những công nhân
gần như nô lệ sống trong những điều kiện khủng khiếp khai thác.
126
Những thành viên của hoàng gia và các gia đình quý tộc thường tài trợ cho việc sản
xuất thủ công để xuất khẩu hay để cung ứng cho triều đình. Ngoài ra, một số quý tộc hậu
thuẫn cho những chuyến hành trình buôn bán và thậm chí là tham gia tích cực vào việc
cho vay tiền. Tất cả nhừng điều này đà giới hạn các hoạt động của thợ thủ công và thương
nhân. Thợ thủ công thường được xem là có địa vị thấp và được trả công thấp cho lao động
và tài năng của họ. Thương nhân thì quá yếu nên họ không thực sự tạo thành một giai cấp
riêng.

Giới quý tộc là những người duy nhất thực sự đáng kể cho bất cứ điều gì trong xã
hội Triều Tiên. Những giai cấp bên dưới thường được định hướng để phục vụ cho họ.
Những giai cấp này gồm các công chức chính phủ, là những người được nhìn nhận như
một tầng lớp xã hội riêng; thường dân, mà chủ yếu là nông dân và những người gần như
nô lệ, được gọi như là những người “có xuất thân thấp” và bao gồm thợ mỏ và thợ thủ
công cho đến những người hầu và những người làm trò tiêu khiển. Các lễ hội Phật giáo
theo định kỳ giải phóng công việc nặng nhọc và nhàm chán của cuộc sống của thường
dân, và những lời giảng cứu rỗi của Phật giáo trao cho họ hy vọng về hạnh phúc trong
kiếp sau.

12.3. Ảnh hưởng của văn minh Trung quốc đến Việt Nam

Văn hóa của người Việt Nam trước khi bị chiếm đóng đã tạo cho họ một ý thức
mạnh mẽ về chính mình như là một dân tộc phân biệt với một di sản chung mà họ không
muốn bị chôn vùi bởi một Trung Quốc bành trướng. Người Việt rất ý thức về những lợi
ích mà họ có được từ Trung Quốc. Nhưng sự biết ơn của họ nguội bớt đi do sự lo ngại bị
mất bản sắc vả trở thành chỉ là một bộ phận của nền văn minh Trung Quốc khổng lồ.

Trớ trêu là người Việt được các học giả Trung Quốc ghi nhận lại trong lịch sử lần
đầu tiên trong những bản tường trình về những cuộc tập kích của nhà Tần vào năm 220
trước CN, như là một nhóm “man di phương nam”. Vào thời đó, vương quốc của người
Việt mà người Trung Quốc gọi là Nam Việt, có nghĩa là “dân tộc ở phương nam”, trải
rộng dọc bờ biển phía Nam Trung Quốc ngày nay. Những cuộc đột kích ban đầu của các
lực lượng nhà Tần để lại sự hiện diện không lâu dài của người Trung Quốc. Nhưng dường

127
như chúng đã tạo sức thúc đẩy cho việc mua bán sôi động, vốn đã được thực hiện giữa
người Việt và các dân tộc Nam Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Để trao đổi lụa do người
Trung Quốc sản xuất, người Việt trao đổi ngà voi, đồi mồi, ngọc trai, lông công, trầm
hương và những sản phẩm lạ khác lấy từ biển và những khu rừng nhiệt đới. Một vài thập
nhiên sau những vụ đột kích của nhà Tần, các vua chúa người Việt đâ đánh bại các lãnh
chúa phong kiến kiểm soát vùng châu thổ sồng Hồng và sát nhập lãnh thổ của họ vào dưới
sự kiểm soát của vương quốc Việt. Trong những thế kỷ tiếp theo, Ngưởi Việt kết hôn qua
lại và hòa trộn với những dân tộc nói tiếng Môn - Kmer và tiếng Thái sống ở khu vực
sông Hồng. Điều này tỏ ra là một bước mấu chốt trong sự hình thành người Việt như là
một nhóm chủng tộc riêng biệt.

Khi người Việt sẵn lòng kết hôn qua lại với những nhóm chủng tộc như Khmer
(Cam-pu-chia ngày nay) và Thái gợi ý rằng, trước khi bị người Hán chiếm đóng, văn hóa
của họ đã có nhiều đặc điểm đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Ngôn ngữ nói của họ
không liên quan với tiếng Trung Quốc. Họ có một truyền thống làng tự trị mạnh mẽ, mà
về mặt vật chất được biểu trưng bằng những lũy tre bao quanh các khu làng miền Bắc
Việt Nam mãi cho đến ngày nay. Người Việt ưa chuộng gia đình hạt nhân hơn là gia đình
mở rộng mà người Trung Quốc ưa chuộng, và họ chưa bao giờ phát triển những mạng
lưới dòng tộc vốn là một đặc trưng nổi bật của xã hội Nam Trung Quốc. Phụ nữ Việt
trong lịch sử đà có sự tự do và ảnh hưởng, cả trong gia đình và trong xã hội nói chung,
nhiều hơn so với phụ nữ Trung Quốc. Ví dụ, họ là lực lượng chi phối các khu chợ địa
phương và đô thị lớn và nói một cách tổng quát hơn là hệ thống mậu dịch.

Những phong tục và hình thức văn hóa Việt Nam cũng khác nhiều với phong tục và
văn hóa Trung Quốc. Người Việt ăn mặc rất khác biệt. Ví dụ, phụ nữ thích mặc váy dài
hơn là quần đen mà phụ nữ không thuộc giới thượng lưu Trung Quốc thường mặc. Người
Việt thích chơi gà chọi, một trò giải trí phổ biến ỏ Đông Nam Á; họ nhai trầu, điều mà
người Trung Quốc thấy đáng ghét, và nhuộm răng đen, cũng là điều mà người Trung
Quốc ghê tởm. Người Việt đã thu xếp để bảo tồn phần lớn những đặc trưng đó của xã hội
của họ. Họ cũng gắn bó với Phật giáo một cách nhiệt tình ở mức độ phổ biến, và họ đâ

128
phát triển nghệ thuật và vàn chương, đặc biệt là thơ ca, khá tinh tế và khác biệt vói thơ ca
Trung Quốc.

Cuối thế kỷ thứ 2 trước CN triều đại nhà Hán chinh phục vương quốc của Nam Việt
do đó bắt đầu một nỗ lực để người Việt Nam tiếp nhận nền văn minh Trung Quốc kéo dài
qua hàng ngàn năm. Mặc dù họ đã có được rất nhiều lợi ích từ việc vay mượn của Trung
Quốc, nhưng người Việt Nam có bản sắc riêng vốn đã cung cấp cơ sỏ cho một loạt các
cuộc nổi dậy và cuối cùng đã tạo ra một vương quốc độc lập với các thiết kế theo chủ
nghĩa bành trướng trái ngược với các dân tộc láng giềng ở Đông Nam Á.

12.3.1. Chinh phục và Hán hóa

Khi các vua chúa nhà Hán tiếp sau nhà Tần cố để sát nhập Nam Trung Quốc vào đế
quốc của mình, họ đã xung đột với người Việt. Hoàng đế nhà Hán lúc ban đầu chấp nhận
cho các vua chúa Việt nạp cống phẩm như là một nước chư hầu. Nhưng vào năm 111
trước CN, Nhà Hán nghĩ rằng tốt nhất là chinh phục người Việt năng nổ và cai trị trực tiếp
bằng những quan chức người Trung Quốc. Khu vực sông Hồng có quân Trung Quốc đồn
trú, vả các nhà quản trị người Trung Quốc bắt đầu tập hợp các lãnh chúa địa phương và
khuyến khích họ tiếp nhận văn hóa Trung Quốc. Vì giới thượng lưu người Việt nhận thức
rằng họ có nhiều điều để học hỏi từ các láng giềng hùng mạnh phương Bắc, họ đã hợp tác
với những quan chức của chế độ mới. Nghĩ rằng đã tìm được một dân tộc man di khác sẵn
sàng cho việc đồng hóa, người Trung Quốc đả nôn nóng đưa vào những yếu tố của nền
văn hóa của họ vào những vùng đất phương Nam.

Trong những thế kỷ sau khi người Trung Quốc đô hộ, giới thượng lưu Việt Nam bị
thu hút vào trong bộ máy quan lại mà các hoàng đế nhà Hán và giới sĩ phu (shi) (quan lại)
đã phát triển để giữ nguyên đế quốc mà nhà Tần đã chinh phục. Họ theo học tại các
trường học kiểu Trung Quốc, nơi mà họ viết bằng chữ Trung Quốc và đọc và học thuộc
lòng những sách giáo khoa Trung Quốc của Khổng tử và Mạnh tử. Họ tham dự những kỳ
thi để có đủ điều kiện cho những chức vụ quản trị, mà trách nhiệm và những đặc quyền đã
được những tiền lệ của Trung Quốc định rõ. Họ đưa vào những kỹ thuật trồng trọt và thủy
lợi của Trung Quốc, vốn sớm làm cho nông nghiệp Việt Nam có năng suất cao nhất Đông

129
Nam Á. Có nghĩa là xã hội Việt Nam, giống như xã hội Trung Quốc, có thể nuôi dưỡng
được số lượng lớn nhân dân. Kết quả là mật độ dân số cao đặc trưhg cho thung lũng sông
Hồng và những vùng đất thấp ven biển ở phía Nam.

Người Việt cũng nhận ra rằng tổ chức chính trị và quân sự của Trung Quốc đã cho
họ một lợi thế dứt khoát so với các dân tộc khác ở phía Tây và phía Nam, vốn đã tiếp thu
các kiểu hình Ấn Độ về vương quyền và chiến tranh, và là những dân tộc mà họ ngày
càng đụng độ để giành quyền kiểm soát những vùng đất định cư và canh tác. Theo thời
gian, giới thượng lưu người Việt cũng đãtiếp thu mô hình gia đình mở rộng và thờ cúng tổ
tiên theo cung cách Khổng giáo. Các chúa công Trung Quốc có đủ lý do để cho rằng
người Việt Nam “man di” đang tiến trên con đường của họ để trở thành được khai hóa -
tức là như chính người Trung Quốc.

12.3.2. Giành được độc lập và sự tiếp tục của các ảnh hưởng Trung Quốc

Ngoài một ý thức mạnh mẽ về bản sắc và những động cơ cho cuộc kháng chiến vượt
qua tất cả các rào cản về giai cấp và giới tính, cuộc đấu tranh giành độc lập của người
Việt đã được hỗ trợ bởi sự dễ đổ vỡ của những liên kết gắn bó họ với Trung Quốc.
Khoảng cách xa và núi non cách trở tạo ra những điều kiện như ác mộng đối với những vị
quan cai trị người Trung Quốc chịu trách nhiệm việc tiếp tế cho những chiến dịch quân sự
ở phía nam xa xôi. Chỉ có một số lượng nhỏ người Trung Quốc, chủ yếu là các quan lại,
binh sĩ và thương nhân - sống ở khu vực sông Hồng, và một vài người trong số họ đã định
cư vĩnh viễn. Quan trọng hơn cả, sự kiểm soát của người Trung Quốc đối với người Việt
Nam xa xôi phụ thuộc vào sức mạnh của các triều đại cai trị ở Trung Quốc. Người việt
Nam nhanh chóng lợi dụng sự xáo trộn chính trị và nhừng cuộc tấn công của người du
mục ở Bắc Trung Quốc để khẳng định độc lập của mình. Sau nhiều lần thất bại trong việc
tự giải phóng hoàn toàn, họ đà tổ chức một cuộc khỏi nghĩa lớn trong thời kỳ hỗn loạn ở
Trung Quốc sau sự sụp đổ của nhà Đường vào năm 907.

Năm 939, người Việt Nam đã giành được độc lập từ những người láng giềng
phương Bắc. Mặc dầu cả những nhà cai trị ngưòi Mông Cổ và nhà Minh của Trung Quốc
về sau đã cố để giành lại quyền kiểm soát, các nỗ lực của họ đều đã kết thúc bằng những

130
vụ bại trận nhục nhã. Từ năm 939 cho đến những cuộc chinh phục của người Pháp vào thế
kỷ thứ 19, người Việt Nam làm chủ đất nước của họ.

Mặc dầu sự kìm kẹp về chính trị của Trung Quốc đã bị phá vỡ, những sản phẩm du
nhập từ văn hóa Trung Quốc tiếp tục giữ những vai trò trung tâm trong xã hội Việt Nam.
Một sự tiếp nối của các trỉều đại Việt Nam bắt đầu với nhà Lê (980-1009), vốn đã trở
thành nguồn về tính hợp thức cho các triều đại còn lại, đã xây dựng những cung điện theo
phong cách Trung Quốc, giữa những cấm thành theo mô thức cấm thành tại Trường An
và Bắc Kinh. Các triều đại này cai trị thông qua một hệ thống quan lại, là bản sao nhỏ hơn
của hệ thống quản trị của Trung Quốc, với các quan lại, lục bộ, và một vàn phòng các
quan giám sát để giữ kiểm soát việc hối lộ và tham nhũng. Những kỳ thi công chức đã
được áp dụng trở lại và một giới quản trị ưu tú, được học kinh sách Nho giáo tìm kiếm ân
sủng của hoàng đế và đáng được thường dân tôn trọng.

Nhưng giới sĩ phu - quý tộc nhỏ của Việt Nam chưa bao giờ hưởng nhiều quyền lực
như những người cùng đẳng cấp ở Trung Quốc, sự kiểm soát của họ ở cấp làng ít đảm bảo
hơn là các sĩ phu - quý tộc nhỏ ở Trung Quốc. Các quan chức địa phương Việt Nam
thường đồng cảm với nông dân nhiều hơn là với triều đình và các quan chức cấp cao.
Trong một mức độ lớn hơn, họ tìm kiếm những quyền lợi địa phương và phụng sự như
những nhà ỉãnh đạo trong các cuộc nổi dậy của làng chống lại triều đại cai trị khi nhừng
đòi hỏi của triều đại đối với nhân dân trở nên quá áp bức.

Quyền lực của các quan lại sĩ phu ở Việt Nam củng bị giới hạn trong nhiều triều đại
do sự cạnh tranh của các nhà sư Phật giáo có học thức. Thực tế là các chất hợp pháp và
thái độ mà những dân tộc đó dự định trình bày cho người xem. Hãy xem xét kỹ lưỡng
từng chân dung đó, chú ý đặc biệt đến trang phục, tư thế, những đồ vật có trong bức chân
dung, cảnh nền được chọn và những hoạt động được mô tả.

Tuy nhiên, di sản Trung Quốc đã tạo cho Việt Nam những lợi thế lớn trong những
cuộc đấu tranh trong vùng Đông Dương, vốn đã trở thành một mối bận tâm chính của các
vua chúa nước Việt Nam độc lập. Vì người Việt từ chối để định cư ở những cao nguyên
nhiều sốt rét viền theo sông Hồng; những đối thủ chính của họ là người Chăm và ngưởi

131
Khmer, đang chiếm đóng những khu vực đất thấp ở phía nam mà người Việt cũng tìm
cách để định cư. Người Việt đã phát động những chiến dịch theo định kỳ để trả đũa những
cuộc tập kích của các dân tộc vùng cao vào những khu làng của họ. Họ cũng thường
xuyên mua bán các lâm sản với những dân tộc vùng cao. Nhưng người Việt đã cố để giảm
tối thiểu trao đổi văn hóa với những dân tộc săn bắt và du canh.

Khi họ tiến chỉ theo một hướng duy nhất còn lại cho họ - phía nam, dọc theo đồng
bằng hẹp giữa các dãy núi và biển - người Việt đã khéo sử dụng dân số lớn hơn và hệ
thống quan lại và tổ chức quân sự ưu việt hơn mà sự kết nối với Trung Quốc đã củng cố.
Từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 18, họ đã chiến đấu một loạt những cuộc chiến, nói chung
là thành công, chống lại người Chăm, một dân tộc chịu ảnh hưởng Ấn Độ sống ở những
khu vực đất thấp dọc ven biển. Người Việt tiếp tục đụng độ với người Kmer, vốn đã bắt
đầu di chuyển vào đồng bằng sông Cửu Long trong những thế kỷ mà người Việt tiến về
phía nam. Một lần nữa, các đạo quân chịu ảnh hưởng của Ấn Độ tỏ ra không phải là đối
thủ của những lực lượng quân sự theo và những vũ khí kiểu Trung Quốc của người Việt
Nam.

Khi những đạo quân và những người khai hoang người Việt tiến ngày càng xa khỏi
kinh đô ở Hà Mội, các vương triều đặt trung tâm ở Hà nội thấy ngày càng khó kiểm soát
những chỉ huy và nông dân chiến đấu và sinh sống ở các khu vực biên giới. Khi những
người miền Mam lập gia đình qua lại với người Chăm và người Kmer và tiếp thu một số
phong tục của họ, những khác biệt về văn hóa và thái độ giữa họ và nhừng người miền
Bắc đã phát triển. Mặc dầu cả hai đều tiếp tục tự coi mình như là người Việt, người miền
Bắc (rất giống như người miền Bắc ở Hoa Kỳ) dần dần xem người Việt định cư ở biên
giới phía Nam như là kém năng động và chậm chạp hơn về cách ăn nói và vận động. Khi
sự kìm kẹp của các vương triều ở Hà Nội đối với những vùng ở phía Nam suy yếu, các
chỉ huy quân sự vùng ngày càng ít đáp ứng những mệnh lệnh từ phương Bắc và chậm gởi
nhừng khoản thuế ra cho triều đình, sự tranh cãi chuyển sang thành những vụ đụng độ bạo
lực; và vào cuối thế kỷ thứ 16, một đối thủ là nhà Nguyễn đã nổi lên để thách thức những
khẳng định về tính hợp pháp của gia đình nhà Trịnh cai trị miền Bắc.

132
Những lãnh thổ của nhà Nguyễn vào thời đó đặt trung tâm ở những đồng bằng hẹp
nối liền hai vựa lúa dọc sông Hồng và sông Cửu Long của Việt Nam hiện nay. Kinh đô
của họ ở Huế xa về phía bắc vùng châu thổ sông Cửu Long mà trong thời kỳ này có dân
Việt Nam định cư thưa thớt. Trong hai thế kỷ tiếp theo, hai nhà đối nghịch đả đấu tranh
giành quyền kiểm soát Việt Nam. Không một ai chấp nhận việc chia cắt Việt Nam là vĩnh
viễn, mỗi bên đều tìm cách thống nhất toàn bộ dân tộc Việt Nam dưới một vương triều
duy nhất. Cuộc đấu tranh lâu dài này không chỉ thu hút nhiều sinh lực của người Việt mà
còn cản trở họ nhận thức được mối đe dọa đang gia tăng từ bên ngoài đối với tổ quốc của
mình.

* Bài tập:

Câu 1: Quá trình Hán hóa diễn ra ở Hàn Quốc có điểm chung gì với các nước láng giềng

Câu 2: Tại sao người Việt chúng ta chống lại được quá trình Hán hóa của Trung Quốc tốt
như vậy?

133
CHƯƠNG 13.
ĐẾ QUỐC MÔNG CỔ

Mục tiêu chương

1.Kiến thức:

+ Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về đế quốc xuyên lục địa của của
Thành Cát Tư Hãn, chứng minh được đế quốc Mông Cổ là cầu nối giữa các nền văn
minh.

2. Kỹ năng:

+ Sinh viên sẽ được rèn luyện phương pháp nghiên cứu đa ngành và liên ngành trong
nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới

+ Thông qua các hình thức như thảo luận, làm việc theo nhóm, sinh viên cũng được
rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề, làm việc với người khác và làm việc theo nhóm.

3. Hình thức và phương pháp dạy - học

- Sử dụng Power Point và những hình ảnh sinh động để minh họa giúp sinh viên nắm
được nguyên nhân và thành tựu của đế quốc Mông Cổ.

- Thông qua hình thức thuyết trình, vấn đáp để giảng viên kiểm tra đánh giá mức
độ hiểu bài, củng cố nội dung cơ bản của bài giảng và khả năng vận dụng vào thực tế của
sinh viên.

* Nội dung chi tiết:

13.1. Đế quốc xuyên lục địa của Thành Cát Tư Hãn

Về nhiều mặt, người Mông cổ là mẫu hình của xã hội và văn hóa du mục. Sự sinh tồn
của họ phụ thuộc vào sự khỏe mạnh của đàn dê và cừu mà họ lùa từ khu vực đồng cỏ này
134
sang đồng cỏ khác theo chu kỳ của các mùa. Thực phẩm chính của họ là thịt và các sản
phẩm sữa mà đàn súc vật của họ cung cấp; trong phần lớn các trường hợp được bổ sung
bằng ngũ cốc và rau củ thu được qua việc mua bán với các dân tộc nông nghiệp định
canh. Họ cũng bán da thú và sản phẩm sữa để lấy đá quý, vũ khí và quần áo được làm ra
từ những trung tâm đô thị. Họ mặc trang phụ bằng da cừu, làm ủng bằng da cừu thuộc và
sống trong những chiếc lều tròn là bằng lông cắt từ đàn thú của họ. Những con ngựa nhỏ
dai sức mà họ cưỡi để lùa đàn thú, săn động vật hoang dã và đánh nhau cũng thiết yếu cho
phương thức sống của họ; các bé trai và bé gái Mông cổ có thể cưỡi ngựa từ khi chúng
mới biết đi. Các chiến binh Mông cổ có thể cưỡi ngựa trong nhiều ngày, ngủ và ăn trên
yên ngựa.

Giống như ngưởi Ả Rập thuở ban đầu hay những dân tộc du mục khác mà chúng ta
đã gặp, đơn vị cơ bản của xã hội Mông cổ là bộ lạc; được chia thành những bộ tộc có liên
hệ theo dòng tộc mà các thành viên cắm trại và chăn thả súc vật chung với nhau trên một
cơ sở thường xuyên. Tùy vào kỹ năng của những người lãnh đạo của họ, những liên minh
này có thể nhóm lại với nhau trong nhiều tháng hay thậm chí là nhiều năm. Nhưng khi
mối đe dọa đã qua đi hay cuộc tập kích đã thực hiện xong, các dòng tộc và bộ lạc di
chuyển trở về những đồng cỏ và địa điểm cắm trại riêng của họ. Trong tất cả các cấp tổ
chức, các lãnh đạo được những người đàn ông tự do của nhóm bầu ra. Mặc dầu phụ nữ có
ành hưởng trong gia đình và có quyền được có ý kiến trong các hội đồng bộ lạc; đàn ông
thống trị các vị trí lãnh đạo.

Lòng can đảm trong trận chiến, thường được chứng tỏ bởi sự can trường trong việc săn
bắt, và khả năng để tạo nên những liên minh và thu hút những người phụ thuộc là những
kỹ năng lãnh đạo sống còn. Một lãnh đạo mạnh có thể nhanh chóng xây dựng một tập hợp
những người đứng đầu các dòng tộc và nhóm bộ lạc khác theo mình. Nếu người lãnh đạo
già đi và yếu hay chịu những thất bại nghiêm trọng, những người phụ thuộc sẽ nhanh
chóng bỏ ông ta. Ông ta trông đợi điều đó và những người phụ thuộc không cảm thấy
thương xót. Sự sống còn của họ và của những người phụ thuộc họ phụ thuộc hoàn toàn
vào việc gắn bó với một lãnh đạo bộ lạc mạnh.

135
Vào thế kỷ thứ 13, những trở ngại lâu đời cho sự bành trướng của người Mông Cổ đã
được khắc phục, chủ yếu là do sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn. Người Mông cổ và
những nhóm du mục liên minh đã xây dựng một đế quốc trải rộng từ Trung Đông cho đến
biển Trung Quốc.

Sự hình thành một chiến binh vĩ đại: Sự nghiệp ban đầu tủa Thành Cát Tứ Hãn

Thành Cát Tư Hãn là một Khả hãn Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông
Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206. Là một
nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành
cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao
tranh, mang lại sự ổn định về chính trị và kinh tế cho khu vực Á-Âu trong lãnh thổ của
ông, mặc dù đã gây ra những tổn thất to lớn đối với những người chống lại ông. Cháu nội
của ông và là người kế tục sau này, Khả hãn Hốt Tất Liệtđã thiết lập ra triều đại nhà
Nguyên của Trung Quốc. Tháng 10 năm Chí Nguyên thứ 3 (1266), Hốt Tất Liệt đã truy
tôn Thành Cát Tư Hãn miếu hiệu là Thái Tổ, nên ông còn được gọi là Nguyên Thái
Tổ. Thụy hiệu khi đó truy tôn là Thánh Vũ Hoàng đế. Tới năm Chí Đại thứ 2
(1309), Nguyên Vũ Tông Hải Sơn gia thụy thành Pháp Thiên Khải Vận. Từ đó thụy hiệu
của ông trở thành Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng đế.

Có rất nhiều nhân vật nổi tiếng được cho là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn, là
những kẻ đi xâm chiếm nhiều đất đai về tay mình như Timur Lenk, kẻ chinh phục
dân Thổ Nhĩ Kỳ, Babur, người sáng lập ra đế quốc Mogul trong lịch sử Ấn Độ. Những
hậu duệ khác của Thành Cát Tư Hãn còn tiếp tục cai trị Mông Cổ đến thế kỷ 17 cho đến
khi nó bị người Trung Quốc thống trị lại.

Vùng cao nguyên Trung Á (miền bắc và tây bắc Trung Quốc) vào khoảng thời gian
của Thiết Mộc Chân (cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13) được phân chia giữa một vài bộ
lạc hay liên minh, trong số đó có Nãi Man (Naiman), Miệt Nhi Khất (Merkit), Duy Ngô
Nhĩ (Uyghur), Đảng Hạng(Tangut), Tatar, Mông Cổ (Mongol) và Khắc Liệt (Kerait),
thường có xung đột với nhau như được chứng thực bởi những cuộc đột kích, cướp bóc, trả
thù ngẫu nhiên.

136
Thiết Mộc Chân bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách liên kết với bạn của cha
mình làThoát Lý (Toghril, còn gọi là Thoát Oát Lân - tự xưng là Vương Hãn), một thủ
lĩnh ở địa phương (có nguồn cho rằng ông là chư hầu cho Hãn vương này) được nhà
Kim phong tước Hãn vương năm 1197. Mối quan hệ này ban đầu được tăng cường khi
Bột Nhi Thiếp bị người Miệt Nhi Khất bắt (khoảng năm 1177 hay 1180 trước khi sinh ra
Truật Xích) và Thiết Mộc Chân phải cần tới sự hỗ trợ của Thoát Lý. Đáp lại, Thoát Lý
cho ông mượn 20.000 chiến binh Khắc Liệt của ông này và đề nghị ông mời cả người bạn
thời thơ ấu làTrát Mộc Hợp, khi đó đang là hãn của bộ lạc Trát Đạt Lan (Jadaran). Mặc dù
chiến dịch này thành công trong việc giải cứu Bột Nhi Thiếp và thất bại hoàn toàn của
người Miệt Nhi Khất, nhưng nó cũng dọn đường cho sự chia rẽ giữa hai người bạn (an
đáp) thời thơ ấu là Thiết Mộc Chân và Trát Mộc Hợp.

Các kẻ thù chính của liên minh Mông Cổ vào khoảng năm 1190-1200 là Nãi Man ở
phía tây, Miệt Nhi Khất ở phía bắc, Đảng Hạng ở phía nam và Kim cùng ngườiTatar ở
phía đông. Vào năm 1190, Thiết Mộc Chân cùng những người theo ông chỉ thống nhất
được một lượng nhỏ người Mông Cổ. Trong các bộ lạc chiếm được, ông thực hiện việc
cai trị theo cung cách khác với truyền thống của người Mông Cổ bằng cách ủy quyền cho
những người xứng đáng và trung thành chứ không dựa trên quan hệ gia đình. Thiết Mộc
Chân sau đó đã ban hành bộ luật bằng văn bản cho người Mông Cổ, gọi là Yassa, và ông
ra lệnh phải tuân thủ bộ luật này một cách nghiêm ngặt để xây dựng tổ chức và quyền lực
trong phạm vi vương quốc của mình. Như là sự khuyến khích cho việc phục tùng tuyệt
đối và tuân thủ các quy tắc trong luật pháp của ông, bộ luật Yassa, Thiết Mộc Chân cam
kết dành cho thần dân và binh lính sự giàu có từ các chiến lợi phẩm thu được trong tương
lai. Khi đánh bại các bộ lạc thù địch, ông không ruồng bỏ binh lính của họ mà đặt các bộ
lạc đó dưới sự bảo hộ của mình và hợp nhất các thành viên của các bộ lạc đó vào bộ lạc
của mình. Mẹ ông còn nhận những đứa trẻ mồ côi từ các bộ lạc đó để nuôi. Những điểm
mới trong chính sách của ông đã gây dựng được niềm tin và lòng trung thành từ những
người bị chế ngự, làm cho Thiết Mộc Chân trở thành mạnh hơn sau mỗi chiến thắng.

Năm 1201, một kurultai do Hợp Đáp Cân cùng 11 bộ lạc khác tổ chức đã bầu Trát
Mộc Hợp làm Cổ Nhi Hãn (Gur khan), một tước hiệu được những người trị vìhãn quốc
137
Cáp Lạt Khiết Đan dùng, để liên binh tấn công Thiết Mộc Chân. Liên minh này bị liên
minh giữa Thiết Mộc Chân với Thoát Lý đánh bại, Trát Mộc Hợp phải chạy sang hàng
Thoát Lý.

Con trai của Thoát Lý là Tang Côn (桑昆, Senggum) ghen tức với sức mạnh đang
lên của Thiết Mộc Chân và sự thân mật của ông với cha mình. Ông này lập kế hoạch ám
sát Thiết Mộc Chân. Thoát Lý, được cho là đã được Thiết Mộc Chân cứu mạng nhiều lần,
lại ủng hộ con mình[10] và không hợp tác với Thiết Mộc Chân. Thiết Mộc Chân biết
được ý đồ của Tang Côn và cuối cùng đã đánh bại Tang Côn cùng những người trung
thành với ông này. Một trong những sự kiện cuối cùng làm đoạn tuyệt quan hệ giữa Thiết
Mộc Chân và Thoát Lý là sự từ chối của Thoát Lý năm 1202 khi Thiết Mộc Chân đề nghị
cưới con gái ông ta cho Truật Xích, con trai trưởng của ông, một dấu hiệu không tôn
trọng trong văn hóa Mông Cổ. Hành động này dẫn tới sự chia cắt hai bên và là điềm báo
một cuộc chiến tranh sẽ nổ ra. Thoát Lý liên minh với Trát Mộc Hợp, người khi đó đã
chống lại Thiết Mộc Chân; tuy nhiên mâu thuẫn bên trong giữa Thoát Lý với Trát Mộc
Hợp, cộng với sự chuyển hướng của một loạt các cựu liên minh sang phía Thiết Mộc
Chân đã dẫn tới thất bại của Thoát Lý. Ông này chạy tới chỗ của Thái Dương Hãn, thủ
lĩnh bộ lạc Nãi Man, nhưng bị binh lính Nãi Man giết chết năm 1203. Thất bại này đã làm
cho bộ lạc Khắc Liệt bị phân rã hoàn toàn.

Mối đe dọa trực tiếp kế tiếp đối với Thiết Mộc Chân là người Nãi Man, với Trát
Mộc Hợp và những người theo ông này đã chạy tới đó tìm nơi nương tựa. Người Nãi Man
đã không đầu hàng, mặc dù một bộ phận đã tình nguyện đứng về phía Thiết Mộc Chân.
Trước khi Thiết Mộc Chân tấn công người Nãi Man và Trát Mộc Hợp thì thì một số tướng
lĩnh của ông này đã chạy sang phía Thiết Mộc Chân, trong đó đáng chú ý có Tốc Bất Đài,
sau trở thành một trong tứ khuyển nổi danh của ông. Sau một vài trận chiến, Thiết Mộc
Chân đã đánh bại Thái Dương Hãn vào cuối năm 1204 và Trát Mộc Hợp bị binh lính bắt
trao cho Thiết Mộc Chân.

Theo Bí sử Mông Cổ, Thiết Mộc Chân một lần nữa mong muốn duy trì quan hệ bạn
bè với Trát Mộc Hợp và đề nghị ông này đứng về phía mình. Ông đã giết những kẻ bán

138
đứng Trát Mộc Hợp vì không mong muốn có những kẻ phản trắc trong hàng ngũ. Tuy
nhiên, Trát Mộc Hợp đã từ chối, nói rằng bầu trời chỉ có một mặt trời mà thôi và đề nghị
được chết bằng một cái chết cao quý theo tập quán là chết không rơi máu và được đáp
ứng.

Phần còn lại của bộ lạc Miệt Nhi Khất đứng về phía người Nãi Man bị Tốc Bất
Đài đánh bại. Thất bại của người Nãi Man đã làm cho Thiết Mộc Chân trở thành vị chúa
tể duy nhất của bình nguyên Mông Cổ, nghĩa là tất cả các liên minh hùng mạnh khác hoặc
là thất bại hoặc là bị hợp nhất dưới trướng của ông.

Với nhu cầu phải bảo vệ biên giới từ các quốc gia phía nam như đế
quốc Kim và Tây Hạ là những quốc gia trên địa bàn Trung Quốc ngày nay, ông đã tổ chức
hệ thống của mình với sự tăng cường sức mạnh quân sự và đã không bị những người
Trung Quốc, khi đó bắt đầu cảm thấy khó chịu với quốc gia mới nổi Mông Cổ dưới thời
đại của Thiết Mộc Chân, đánh giá quá mức. Cuối cùng họ đã có những hành động như
ngăn cản việc tiếp tế lương thực, thực phẩm đi qua Mông Cổ ngày nay. Với những phẩm
chất cá nhân và ý chí mạnh mẽ, Thiết Mộc Chân cuối cùng đã thống nhất được các bộ lạc
trong một hệ thống duy nhất, một nét đặc trưng vĩ đại của Mông Cổ, là đất nước có lịch
sử lâu đời của những cảnh huynh đệ tương tàn và gian khó về kinh tế.

Năm 1206 Thiết Mộc Chân đã liên kết thành công các bộ lạc Mông Cổ đang bị chia
rẽ và tại hội nghị Kurultai (hội đồng các thủ lĩnh Mông Cổ) ông đã được phong là Thành
Cát Tư Hãn (trong tiếng Mông Cổ thì Чингис Хаан có nghĩa là vua của cả thế giới).

Chinh phục: đế quốc Mông cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn

Khi tuyên bố là Đại Hãn vào năm 1206, Thiết Mộc Chân chưa quá 40 tuổi. Ở thời
điểm đó, ông là nhà cai trị tối cao của gần nửa triệu người Mông cổ và là chúa tể của 1
đến 2 triệu người du mục đã bị các đạo quân của ông đánh bại hoặc đã tự mình liên minh
với người chỉ huy trẻ tuổi hứa hẹn này. Nhưng Thành Cát Tư Hãn có nhiều tham vọng lớn
hơn. Ông từng nói rằng niềm vui lớn nhất của đời ông là tham gia chiến tranh, đánh bại kẻ
thù, buộc “những người thân yêu của chúng phải khóc, cưỡi trên những con ngựa của
chúng, ôm vợ và con gái chúng”. Ông tự xem mình và các con trai của mình như là những
139
người đàn ông được chọn cho một số mệnh đặc biệt: các chiến binh được sinh ra để chinh
phục thế giới. Năm 1207, ông đã khởi đầu để hoàn thành tham vọng này. Những chiến
dịch đầu tiên của ông đã hạ nhục vương quốc Tangut của Tây Hạ (Xi Xia) ở bắc Trung
Quốc, mà nhà cai trị đã buộc phải tự tuyên bố mình là một chư hầu của Đại Hãn và nộp
cống phẩm nặng nề. Kế tiếp các đạo quân Mông cổ đã tấn công đế quốc Kim hùng mạnh
hơn nhiều, mà người Nữ Chân có quan hệ với Mãn châu đã thiết lập từ một thế kỷ trước ở
bắc Trung Quốc.

Trong những chiến dịch này, các đạo quân Mông Cổ lần đầu tiên đã đương đầu với
những thành phố lớn, có công sự phòng thủ, mà dân chúng cho rằng họ có thể dễ dàng
chịu đựng những cuộc tấn công của những người du mục hoang dã từ các thảo nguyên.
Thật vậy, ngưòi Mông Cổ xâm lược lúc đầu bị cản trở bởi những công trình phòng thủ
phức tạp mà người Trung Quốc đã hoàn thiện qua nhiều thế kỷ để ngăn cản những cuộc
tập kích của người du mục. Nhưng người Mông Cổ dễ thích ứng, với sự giúp đỡ của
những nguời thợ thủ công và các chỉ huy quân sự Trung Quốc bị bắt giữ, họ đều sớm nghĩ
cả một xưởng những vũ khí vây hôm. Những vũ khí này bao gồm các phiến gỗ để phá
tuờng ná bắn đá và những quả cầu nổ và tên lửa tre phun lửa và nỗi khiếp sợ trong những
thị trấn bị vây hãm.

Thành Cát Tư Hân và những chỉ huy Mông Cổ ban đầu ít quan tâm đến những thị
trấn mà họ xem như là có những cư dân mềm yếu. Do đó khi gặp sự kháng cự người
Mông Cổ đã áp dụng thích ứng một chính sách trả thù gây kinh hoàng. Mặc dầu người
Mông Cổ thường tha mạng cho những học giả nổi tiếng những người mà họ sử dụng như
các cố vấn; và thợ thủ công với những kỹ năng đặc biệt hữu ích; các thị trấn đã đánh lại
người Mông Cổ thường bị cướp bóc sau khi đã bị chiếm. Người dân thị trấn bị tàn sát hay
bị bán làm nô lệ; nhà cửa, cung điện, thánh đường Hồi giáo và đền thờ của họ bị hủy
thành gạch vụn. Những thị trấn đầu hàng không chống cự thường tránh được sô phận này,
mặc dầu họ bị đòi hỏi phải nộp cống phẩm cho người Mông cổ chinh phục như là cái giá
cho sự giải thoát của họ.

Cuộc tấn công đầu tiên vào thế giới Hồi giáo

140
Cùng thời gian đó Khuất Xuất Luật (Kuchlug), vị hãn bị phế truất của bộ tộc Nãi
Man, đã chạy về phía tây và cướp hãn quốc Tây Liêu, đồng minh phía tây của Thành Cát
Tư Hãn. Trong thời gian này, quân đội Mông Cổ đã mệt mỏi do hơn 10 năm chiến tranh
chống lại Tây Hạ và Kim. Vì vậy Thành Cát Tư Hãn chỉ gửi khoảng 20.000 quân dưới sự
chỉ huy của viên tướng trẻ Triết Biệt (者別 Jebe) để chống lại Khuất Xuất Luật. Một cuộc
nổi dậy trong nước với sự giúp đỡ của người Mông Cổ và sau đó Triết Biệt tràn qua đất
nước này. Lực lượng của Khuất Xuất Luật đã bị đánh bại ở phía tây của Kashgar; ông ta
bị bắt sống và bị hành hình sau đó, Tây Liêu bị sáp nhập vào Mông Cổ. Năm 1218 vương
quốc Mông Cổ mở rộng về phía tây tới hồ Balkhash và tiếp giáp với đế quốc
Khwarezm (dịch theo tiếng Trung là Hoa Lạt Tử Mô), một quốc gia Hồi giáo trải dài
từ biển Caspi ở phía tây và vịnh Ba Tư, biển Ả Rập ở phía nam.

Năm 1218 Thành Cát Tư Hãn gửi một đoàn sứ giả sang tỉnh phía đông của đế quốc
Khwarezm với mục đích thảo luận khả năng buôn bán với quốc gia này. Thống đốc của
tỉnh này đã giết chết họ và làm Thành Cát Tư Hãn giận dữ. Ông đã cho 200.000 quân tràn
sang để trả thù. Quân đội Mông Cổ với chiến lược và chiến thuật hơn hẳn đã nhanh chóng
hạ thành phố này và hành hình viên thống đốc bằng cách đổ bạc nóng chảy vào tai và mắt
ông ta để trả đũa hành động xúc phạm tới Thành Cát Tư Hãn và những ý định tốt đẹp ban
đầu của người Mông Cổ.

Cùng thời điểm này (1219) ông quyết định mở rộng ảnh hưởng của Mông Cổ đối
với thế giới Hồi giáo. Quân đội Mông Cổ lần lượt hạ các thành phố chính của Khwarezm
như Bukhara, Samarkand và Balkh, và hoàng đế Khwarezm là Ala ad-Din Muhammad
II đã phải chuẩn bị lực lượng chống lại họ. Tuy nhiên, ông ta đã bị vượt qua bởi những
người Mông Cổ nhanh nhẹn và lắm mưu kế hơn và phải liên tục rút lui. Cuối cùng, Ala
ad-Din Muhammad II đã tìm cách đến ẩn náu ởKhorasan, nhưng bị viêm màng phổi chết
ở một hòn đảo trên biển Caspi, gần cảng Abaskun năm 1220, và đế quốc Khwarezm sụp
đổ.

Sau đó quân đội Mông Cổ chia làm hai đạo quân, Thành Cát Tư Hãn chỉ huy một
nhánh tràn vàoAfghanistan và bắc Ấn Độ, nhánh kia do tướng Tốc Bất

141
Đài (Subedei hay Subutai) chỉ huy tiến vàoKavkaz và Nga. Không một cánh quân nào bổ
sung thêm lãnh thổ cho đế chế nhưng họ đã cướp bóc và đánh bại mọi đội quân mà họ
gặp. Năm 1225 cả hai cánh quân đều quay trở lại Mông Cổ.

Những cuộc xâm lăng này đã bổ sung thêm Transoxiana và Ba Tư vào đế chế vốn đã
ghê gớm và xác lập hình ảnh của Thành Cát Tư Hãn như một chiến binh khát máu trong
những người không biết hoặc không muốn biết rằng ông là ông chủ thực sự của thế giới.

Cái chết của Thành cát Tư Hãn và sự phân chia Đố quốc

Năm 1226, khi những cuộc chiến ở phía tây đã chiến thắng, Thành Cát Tư Hãn quay
sang phía đông với một đạo quân 180.000 chiến binh để hoàn thành cuộc chinh phục
Trung Quốc mà ông tiếc là đã chưa hoàn thành được từ hơn một thập niên trước.

Sau khi đánh bại một đạo quân Tangut lớn hơn nhiều, trong một trận đánh trên
những vùng nước đóng băng của sông Hoàng Hà, các đạo quân Mông Cổ đã tràn ngập
vương quốc Tây Hạ, (Xi xia), cướp bóc, đốt phá và săn đuổi không thương tiếc những
ngưdi Tangut sống sót. Khi các lực lượng của ông kết thúc ở kinh đô và là nơi trú ẩn cuối
cùng của Tangut, Thành Cát Tư Hãn, vốn đã bị thương trong một trận đánh nhỏ vài tháng
trước đó, đã bị ốm nặng. Sau khi thuyết giảng cho các con trai của mình về những nguy
hiểm của việc gây gổ nhau giành chiến lợi phẩm của đế quốc, Đại Hãn đã chết vào tháng
Tám năm 1227.

Với một đợt bùng phát căm thù cuối cùng, lần nảy là nhằm vào chính thần chết,
người Mông cổ đã mang thi hài của ông trở về Mông Cổ để an táng. Các lực lượng Mông
Cổ hộ tống đám rước tang đã săn đuổi và giết chết mọi người và động vật trên đường đi
của họ. Những đồng cỏ rộng lớn của người Mông Cổ đang kiểm soát lúc đó được phân
chia giữa ba người con còn lại của Thành Cát Tư Hãn và Batu, một người cháu và là
người thừa kế của người con trai vừa qua đời của Đại Hãn, Jochi. Các thị trấn và những
khu vực canh tác như những khu vực ở bắc Trung Quốc và những vùng ở Ba Tư được
xem như là tài sản chung của gia đình cai trị của Mông Cổ. Một Kuritai đã nhóm họp ở
Karakorum, kinh đô của Mông Cổ, để chọn một người kế vị cho nhà chinh phục vĩ đại.
Theo nguyện vọng của Thành Cát Tư Hãn, Ogedei, người con trai thứ ba, được bầu làm
142
Đại Hãn. Mặc dầu không có năng lực làm một lãnh đạo quân sự như các anh hay cháu
mình, Ogedei là một nhà ngoại giao khéo léo và một người lanh lợi. Những kỹ năng này
đã tỏ ra rất cần thiết để giữ cho những cái đầu tham vọng của các tỉnh lớn của đế quốc
không cắn xé lẫn nhau.

Trong gần một thập niên, Ogedei đã hướng sức mạnh Mông Cổ vào các chiến dịch
và những cuộc chinh phục khác nữa. Những khu vực được nhắm đến trong đợt bành
trướng mới của Mông Cổ lần này đã trả cái giá cho hòa bình trong đế quốc Mông cổ. Số
phận của những nạn nhân quan trọng nhất - Nga và Đông Âu, và những vùng đất trung
tâm của Hồi giáo và Trung Quốc - sẽ được tập trung nhiều hơn trong phần cuối của
chương này.

MÔNG CỔ TẤN CÔNG VỀ PHÍA TÂY

Sau khi tiêu diệt Đế quốc Khwarezm vào năm 1220, Thành Cát Tư Hãn tập hợp lực
lượng của ông ởBa Tư và Armenia để trở về thảo nguyên Mông Cổ. Theo đề nghị của
Tốc Bất Đài, quân đội Mông Cổ được chia thành hai cánh. Thành Cát Tư Hãn dẫn phần
lớn quân chủ lực về Mông Cổ bằng cách tấn công xuyên qua Afghanistan và bắc Ấn Độ.
Cách còn lại gồm 2 vạn quân (tức 2 tümen, vạn hộ), do Triết Biệt và Tốc Bất Đài chỉ huy,
hành quân qua vùng Kavkaz và vào Nga, tấn công sâu vào Armeniavà Azerbaijan. Người
Mông Cổ phá hủy Gruzia, chiếm được trung tâm thương mại và quân
sự Caffaở Krym của Cộng hòa Genova, và tiến sát biển Đen. Ảnh hưởng của vó ngựa
Mông Cổ được mở rộng hơn bao giờ hết.

Trên đường trở về Mông Cổ, cánh quân Tốc Bất Đài bị liên quân Cuman-Kipchak và
lực lượng lớn quân Nga Kiev lên tới 8 vạn, tập hợp từ quân đội của các vương công Nga,
do Mstislav Dũng cảm của Halych và Mstislav III của Kiev chỉ huy, chặn lại. Tốc Bất Đài
gửi sứ giả đến đề nghị hòa bình nhưng các sứ giả bị hành quyết. Nổi giận vì bị từ chối,
Tốc Bất Đài ra lệnh tấn công vào đội quân Nga Kiev, tuy đông nhưng kém phối hợp bởi
sự thiếu đoàn kết của các vương công Nga, và đã đánh tan đội quân này tại trận sông
Kalka năm 1223. Quân Mông Cổ tiếp tục càn quét lãnh thổ Nga và chỉ chịu dừng lại sau

143
trận eo sông Samara, khi bị quân Volga Bulgar, do Ghabdulla Chelbir chỉ huy, phục kích
gây thiệt hại nặng nề[12].

Các vương công Nga không còn cách nào khác ngoài lời đề nghị cầu hòa, mà thực
chất là lời đầu hàng nhục nhã. Tuy họ không bị tước đi quyền lực, nhưng họ phải chịu
thần phục và triều cống cho Thành Cát Tư Hãn. Tương truyền, để dương uy quân Mông
Cổ, Tốc Bất Đài đã cho đặt ván trên đầu các vương công Nga để mở tiệc ăn mừng. Sáu
vương công Nga, trong đó có Mstislav III của Kiev, đã bị đè đến chết.

Thành Cát Tư Hãn không phải là người chấp nhận thất bại. Trước khi 2 cánh quân
về Mông Cổ năm 1225, họ đã trinh sát và tìm hiểu kỹ đối phương để chuẩn bị phục thù.
Dù Thành Cát Tư Hãn chết 2 năm sau đó, quân Mông Cổ cũng một lần nữa trở lại vào
năm 1237 dưới sự chỉ huy của Bạt Đô (Batu), chinh phục hoàn toàn lãnh thổ Nga Kiev và
Volga Bulgar vào năm 1240, trả lại mối thù bại trận lần trước.

Những cuộc tập kích của người Mông Cổ và sự rút lui khỏi châu Âu

Cho đến khi tin về những chiến dịch của ngưdi Mông cổ ở Nga đến với những dân
tộc châu Âu như Đức, Ba Lan, Hungary xa hơn về phía tây, các lãnh đạo Kitô giáo đã khá
hài lòng với sự nổi dậy của một sức mạnh quân sự ở Trung Á. Những tiếng đồn và báo
cáo từ những người Kitô giáo sống trong khu vực, bực bội vì những gì mà họ xem như là
sự áp bức của các chúa tể Hồi giáo, đã thuyết phục nhiều người ở Tây Âu rằng Hãn
vương Mông Cổ không ai khác là Prester John. Prester John là tên được đặt cho một vị
vua Kitô giáo giàu có và hùng mạnh mà vương quốc được cho là đã bị chia lìa khỏi châu
Âu bỏi những cuộc chinh phục của người Hồi giáo vào thế kỷ thứ 7 và thứ 8. Đôi khi nằm
ở châu Phi, đôi khi ở Trung Á, Prester John hiện ra trong trí tưởng tượng của ngưài châu
Âu như là một đồng minh tiềm năng có thể đánh kẻ thù Hồi giáo từ phía sau và kết hợp
với người Kitô giáo châu Âu để hủy diệt đối thủ chung. Cuộc tấn công của người Mông
Cổ vào đế quốc hồi giáo Khwarazm dường như đã khẳng định sự đồn đoán rằng Thành
Cát Tư Hãn thực sự là Prester John.

Cuộc tấn công vào quốc giavKitô giáo, mặc dầu là Chính Thống giáo, là nước Nga
đã cho thấy rõ rằng các đạo quân Mông Cổ không phải là những binh đoàn của Prestler
144
John; họ cũng không thiên vị cho người Kitô giáo hơn là bất cứ dân tộc nào khác đứng
trên con đường của họ. Tuy nhiên các nhà cai trị châu Âu đã chậm nhận thức độ lớn của
mối đe doạ mà người Mông Cổ đặt ra cho phương Tây Kitô giáo. Khi các sứ giả Mông
Cổ, một người trong số đó là ngưởi Anh, đến triều đình của vua Bela ỏ Hungary yêu cầu
nhà vua giao nộp một nhóm người du mục đã chạy trốn vào lãnh thổ của vua sau khi bị
người Mông Cổ đánh ở Nga. Vua Bela đã khước từ yêu cầu của Batu để thần phục sự cai
trị của người Mông Cổ. Nhà vua Hugary lập luận rằng mình là người cai trị của một
vương quốc hùng mạnh, trong khi người Mông Cổ chỉ là một băng nhóm khố rách áo ôm
khác của những người du mục tìm cách cướp phá một cách dễ dàng. Sự từ chối thương
lượng của ông đã tạo cho người Mông Cổ một cái cớ để xâm lăng. Tham vọng của họ vẫn
là chinh phục và cướp bóc toàn bộ Tây Âu. Mục tiêu này rõ ràng có thể đạt được đa được
chứng minh bởi trận đòn đau mà họ đã giáng cho người Hungary vào năm 1240 và sau đó
là cho một lực lượng hỗn hợp của các hiệp sĩ Kitô giáo do vua Ba Lan, Henry xứ Silesia
dẫn đầu.

Những chiến thắng này giúp cho người Mông Cổ rảnh tay để tấn công và cướp bóc
từ vùng biển Adriatic ở phía Nam Ba Lan và các nhà nước Đức ở phía Bắc. Nó cũng để
lại phần lớn châu Âu bỏ ngõ cho cuộc chinh phục của người Mông Cổ. Ngay khi các vua
và giáo sĩ phương Tây của Kitô giáo bắt đâu lo sợ điều tồi tệ nhất, các lực lượng Mông cổ
đã biến mất. Cái chết của Đại Hãn Ogedei, ở kinh đô Mông cổ Karakorum xa xôi đã buộc
Batu phải rút lui để chuẩn bị cho cuộc tranh giành quyền kê vị. Chiến dịch chinh phục
châu Âu không bao già được khởi động lại. Có lẽ Batu đã thỏa mãn với đế quốc khổng lồ
của Kim Trướng Hãn Quốc mà mình cai trị từ kinh đô mới tráng lệ của mình ở Sarai trên
sông Volga ở miền nam nước Nga ngày nay. Chắc chắn hơn nữa là người Mông Cổ đã
tìm được những vùng đất giàu có để cướp bóc trong những thập kỷ tiếp theo trong các đế
quốc Hồi giáo ở Trung Đông. Dù cho lý do là gì, châu Âu đã tránh được toàn bộ sự mãnh
liệt của một cuộc tấn công của người Mông Cổ. Trong các nền văn minh xung quanh thảo
nguyên quê hương của người Mông Cổ, chỉ có Ấn Độ là được may mắn này.

145
Cuộc tấn công của Mông Cổ vào vùng đất trung tâm Hồi giáo

Sau khi ngưòi Mông cổ chinh phục đế quốc Khwarazm, chỉ còn là vấn đề thdi gian
trước khi họ tấn công về phía Tây, đánh vào những đế quốc Hồi giáo giàu có hơn của
vùng Mesopotamia và bắc Phi. Cuộc chinh phục những khu vực này trở thành dự án chính
của Hulegu, một cháu trai khác của Thành Cát Tư Hãn và nhà cai trị các vùng llkhan của
đế quốc Mông Cổ. Như chúng ta đã thấy trong chương 12, một trong những thành quả
quan trọng của những cuộc tấn công của Hulegu vào những vùng đất trung tâm của Hồi
giáo là việc chiếm và hủy hoại Bagdad vào năm 1258. Việc sát hại Capiph Abbasid, một
trong số 800.000 người được tường thuật là đã bị giết chết trong sự trả thù của người
Mông Cổ đối với sự chống cự của thành phố, đã kết thúc triều đại vốn đã cai trị những
vùng lõi của thế giới Hồi giáo kể từ giữa thế kỷ thứ 8. Một chiến thắng lớn của Mông cổ
đối với Seljuk người Thổ vào năm 1243 cũng đã tỏ ra hết sức quan trọng trong lịch sử của
vùng này. Nó đã mở ra Tiểu Á (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ) cho các dân tộc nói tiếng Thổ
chinh phục, người Ottoman, mà sau cùng sẽ trở thành cường quốc lớn tiếp theo ở những
vùng đất trung tâm của Hồi giáo.

Với số phận của Baghdad, có thể hiểu lả các sử gia Hồi giáo đã xem người Mông Cổ
mói đến như là một trong những tai họa trong lịch sử của Hồi giáo. Kẻ giết chết Caliph và
gia đình ông khiến cho đức tin không có một trung tâm quyền lực. Việc cướp bóc
Baghdad và nhiều thành phố khác ở Trung Á cho đến các bd biển Địa Trung Hải đả tàn
phá những tụ điểm của văn mình Hồi giáo. Một người viết biên niên sử Hồi giáo, Ibn al
Athir, thấy bạo lực cửa người ông Cổ đã thực hiện đối với nhân dân ông quá khủng khiếp
khiến ông phải xin lỗi các độc giả của mình để tường thuật lại và ông mong rằng độc giả
không được sinh ra để thấy nó.

Với những bất hạnh trên, ta có thể tưởng tượng được sự nhẹ nhõm của các dân tộc
của thế giới Hồi giáo khi người Mông cổ sau cùng đã bị đánh bại vào nãm 1260 bởi các
đạo quân của Mamluk, hay nô lệ, vương triều của Ai Cập. Trớ trêu là Baibar, người chỉ
huy các lực lượng Ai Cập, và nhiều sĩ quan của ông đã bị người Mông cổ bất làm nô lệ

146
vài nám trước đó và bị bán sang Ai Cập, nơi mà họ vươn lên quyền lực qua việc phục vụ
quân đội.

Chiến thắng của Hồi giáo giành được với sự hợp tác hiếm hoi của người Kitô giáo,
họ đã cho phép các lực lượng man di đi qua những lãnh thổ thập tự chinh đã bị thu hẹp rất
nhiều của họ ỏ Palestine mà không ngăn cản. Sự hỗ trợ của người Kitô giáo đã chứng tỏ
các nhà nước thập tự chinh trước đây đã tiến xa như thế nào trong việc thích nghi với các
nước láng giềng Hồi giáo hùng mạnh.

Halegu đang ở Trung Á, tham gia vào một cuộc đấu tranh giành quyền kế vị khác
khi trận đánh xảy ra. Đến khi quay lại, ông đã buộc phải xem xét lại các kế hoạch chinh
phục toàn bộ thế giới Hồi giáo. Người Mamluk đã đào hào rất sâu và đang trở nên mạnh
hơn, Halegu bị người anh em họ Berke đe dọa, Hãn vương mới của Kim trướng hãn
quốc ở phía bác là người đã cải đạo sang Hồi giáo. Sau khi đụng độ công khai với Berke
và biết được những khúc dạo đầu của Baibar cho một liên minh với Kim Trướng hân
quốc, Halegu đà quyết định miễn cưỡng chấp nhận vương quốc mà ông đã cai trị, trải
rộng từ các đường biên giới Byzantine cho đến sông Arrtu Darya (Oxus) ở Trung Á

Những chính sách xã hội và sự chống đối của giới học giả- trung lưu

Những nỗ lực của Hốt Tất Liệt để xúc tiến sự thích nghi của người Mông Cổ vào
văn hóa Trung Quốc về lâu dài bị lu mờ đi bởi những biện pháp để bảo vệ sự tách biệt của
Mông Cổ. Chủng tộc Trung Quốc chiếm đại đa số trong các thần dân của Hốt Tất Liệt,
đặc biệt là ở phía nam, nơi chưa bao giờ thực sự hòa giải với sự cai trị của người Mông
cổ. Bất chấp sự nuôi dưỡng những nghi lễ Khổng giáo và sử dụng nhiều người Trung
Quốc trong bộ máy quan lại, phần lớn các học giả quý tộc nho Trung Quốc xem vị Hãn
vương Mông và những người kế vị ông như là những người man di thô lỗ, mà các chính
sách gây nguỵ hiểm cho truyền thống Trung Quốc. Như đã dự định, sự từ chối của Hốt
Tất Liệt để tái lập những kỳ thi tuyển cho các chức vụ quản lý đã ngăn chặn các học giả
Khổng giáo chi phối chính trị. Sự ưu ái mà ông thể hiện cho quan chức Mông Cổ và
người nước ngoài khác đã khiến cho giới học giả quý tộc nhỏ càng xa lánh hơn.

147
Để tăng thêm phần sĩ nhục cho vết thương, Hốt Tất Liệt đã đi những bước dài để
tăng cường vị trí của các tầng lớp thợ thủ công, những người chưa bao giờ được hưởng
một địa vị cao, và các thương nhân, những người mà các nhà tư tưởng Khổng giáo từ lâu
đã phân biệt như là những kẻ ký sinh. Từ ban đầu, người Mông Cổ đã thể hiện sự quan
tâm lớn đối với thợ thủ công và vì những kỹ năng hữu dụng của họ thường được giữ lại
trong khi giết chết những đồng hương cùng thành phố của họ. Trong triều đại nhà Nguyên
ở Trung Quốc, thương nhân cũng phát đạt và thương mại bùng phát, một phần nhỏ những
nỗ lực của người Mông Cổ để cải thiện việc vận chuyển và mở rộng nguồn cung tiền giấy.
Với tốc độ đáng kinh ngạc mà người dân trước đây chưa từng trải qua khi đi biển, người
Mông cổ đã phát triển một hải quân khá mạnh, giữ một vai trò quan trọng trong việc
chinh phục đế quốc Tống. Sau cuộc chinh phục Trung Quốc hoàn tất, các hạm đội lớn của
mông cổ được sử dụng để dẹp yên hải tặc, vốn đe dọa thương mại đường sông và hải
ngoại. Vào cuối thời đại Hốt Tất Liệt, hải quân cũng đã phát động một số chiến dịch hải
ngoại để thám hiểm và chinh phục vốn dẫn đến những cuộc tấn công Nhật Bản và việc tái
chiếm ngắn ngủi Việt Nam.

Trớ trêu là bất chấp sự nghi ngờ của người Mông Cổ về những thành phố và lối sống
ít di chuyển, cả hai đều đã phát triển rầm rộ trong triều đại nhà Nguyên., sự mở rộng đô
thị đã bắt đầu dưới thời nhà Đường và nhà Tống đã tiếp diễn và giới thượng lưu Mông Cổ
sớm trở nên nghiện với những thú tiêukhiển của lối sống thành thị. Những hoạt động nghệ
thuật truyền thống Trung Quốc như viết thơ và tiểu luận, suy giảm dưới thời Mông cổ khi
so sánh với sự phát triển mạnh trong thòi nhà Đường và nhà Tống. Nhưng những trò giải
trí bình dân, đặc biệt là nhạc kịch đã phát triển mạnh, tác phẩm kịch có lẽ là nổi tiếng nhất
của Trung Quốc, Tây Sương ký đả được viết trong thời nhà Nguyên.

Hàng chục vở kịch quan trọng đã được viết cho triều đình, sự bùng nổ các giai cấp
thương nhân, và giới thượng lưu Mông cổ đang lên. Các diễn viên và nữ

diễn viên từ lâu đã được các học giả Khổng giáo loại vào hàng “xướng ca vô loại” đã có
được sự nổi tiếng và quý mến của xã hội. Tất cả những điều đó khiến cho giới học giả
trung lưu bực bội, họ chờ cơ hội để tái lập nghi lễ Khổng giáo và điều mà họ tin là trật tự

148
thứ bậc xã hội đúng đắn cho một dân tộc văn minh ít nhất là lúc ban đầu, Hãn vương
Kubilai đã theo đuổi những chính sách hướng về một nhóm xã hội, nông dân, mà giai cấp
học giả sẵn lòng tán thành. Ông đã cấm các kỵ sĩ chuyển những vùng đất trồng hoa màu
thành đồng cỏ và tái lập hệ thống vựa thóc để cứu đói đã bị bỏ quên vào cuối thời nhà
Tống. Kubilai cũng tìm cách giảm thuế và những gánh nặng lao động cưỡng bức cho
nông dân, một phần bằng việc định hướng lại những khoản đóng góp của nông dân từ
những người thu thuế là điền chủ không phải là quan chức sang trực tiếp cho các quan
chức chính quyền. Ông và các cố vấn của mình cũng đã phát triển một kế hoạch có tính
cách mạng để thiết lập nền giáo dục cơ bản ở các làng. Mặc dầu trình độ học vấn mà họ
nhắm đến là sơ cấp, một dự án như vậy, nếu được ban hành, cũng sẽ là một thách thức lớn
đối với hệ thống giáo dục đặt trung tâm vào giới thượng lưu từ lâu đã chi phối nền văn
minh Trung Quốc.

13.2. Sự suy tàn của nhà Nguyên

Các sử gia thường nhận xét rằng sự dường như mâu thuẫn giữa tài năng quân sự của
những người Mông cổ chinh phục và thời gian tồn tại ngắn ngủi của triều đại mà họ đã
thiết lập ở Trung Quốc. Sự trị vì lâu dài của Hãn vương Hốt Tất Liệt đã chiếm một phần
lớn trong chín thập kỷ mà người Mông cổ cai trị toàn bộ Trung Quốc. Vào cuối thời gian
trị vì của ông, triều đại đã thể hiện những dấu hiệu suy yếu, những người trung thành với
nhà Tống đã tổ chức những cuộc khởi nghĩa ở miền nam, và sự căm thù của quần chúng
đối với những chúa công người nước ngoài ngày càng công khai. Hào quang bách chiến
bách thắng của người Mông cổ đã bị phai mờ đi rất nhiều do những thất bại của Hốt Tất
Liệt trong tay các tướng quân Nhật và sự thất bại của những chuyến chinh phạt mà ông
phái đi để trừng phạt họ, đầu tiên là vào năm 1274 và trong một nỗ lực lớn hơn nữa vào
năm 1280. Những thất bại mà các lực lượng Mông cổ phải gánh chịu trong những cuộc
viễn chinh tương tự ở Việt Nam và Java trong cùng thôi kỳ đã làm xói mòn hơn nữa danh
tiếng của người Mông Cổ.

Lối sống phóng đãng của Hốt Tất Liệt trong những năm cuối đời, góp phần đem lại
cái chết của một trong những ngưòi vợ yêu nhất của ông Chabi và cái chết của người con

149
trai yêu quí của ông năm năm sau đó, đã dẫn đến một sự yếu đuối của giai cấp cai trị
Mông Cổ nói chung. Những người kế vị Hốt Tất Liệt thiếu năng lực của ông để lãnh đạo
và ít quan tâm đến những công việc hành chánh hàng ngày. Nhiều viên chức Trung Quốc
và Hồi giáo mà họ tin tưởng giao cho công việc tài chính của đế quốc đã tự làm giàu bằng
của hối lộ và tham nhũng. Điều đó khiến cho nông dân đã bị áp bức nặng nề nổi giận, họ
chịu gánh nặng các khoản thuế tăng lên và những yêu cầu về lao động cưỡng bức. Giới
học giả-quý tộc nhỏ tác động vào sự bất bình nảy bằng cách kêu gọi nhân dân đứng lên lật
đổ “những kẻ man di” chiếm quyền.

Vào những năm 1350, các dấu hiệu suy thoái của triều đại đã rõ ràng. Cướp bóc và
hải tặc tràn lan, các lực lượng chính quyền quá yếu để trừ khử chúng. Nạn đói hoành hành
ở nhiều vùng và làm phát sinh những vụ nổi dậy địa phương, nuốt trọn nhiều vùng của đế
quốc. Những giáo phái bí mật như Bạch Liên giáo, vốn chuyên tâm vào việc lật đổ triều
đại. Các lãnh đạo của họ khẳng định rằng họ có quyền lực ma thuật để chữa lành cho
những người theo họ và tiêu diệt kẻ thù nhằm khuyến khích thêm sự chống đối của nông
dân đối với người Mông cổ. Như trong quá khứ, các lãnh đạo nổi dậy đã tranh cãi và đánh
lẫn nhau. Trong một thời gian, hỗn loạn đã ngự trị khi nhà Nguyên tan rã, và người Mông
cổ có thể trốn thoát sự cuồng nộ của đám đông để rút lui về Trung Á. Sự tái lập hòa bình
và trật tự đến từ một khu vực không được trông đợi. Thay vì từ một chỉ huy quân sự vùng
hay một lãnh chúa phong kiến, một người xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, Chu
Nguyên Chương (Xhu Yuanzhang) đã xuất hiện để thành lập triều đại nhà Minh, cai trị
Trung Quốc trong gần suốt ba thế kỷ tiếp theo.

Bài tập:

Câu 1: Thành Cát Tư Hãn có vai trò như thế nào đối với Đế quốc Mông Cổ?

Câu 2: Những người phụ nữ trong xã hội Mông Cổ góp công lao gì cho quá trình hình
thành nhà nước Mông Nguyên rộng lớn này?

150
CHƯƠNG 14.
KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC

Mục tiêu chương

1.Kiến thức:

+ Sinh viên nắm được những kiến thức về sự tác động của những cuộc phát kiến
địa lý đến tình hình thế giới, từ đó hiểu được những thay đổi của nền kinh tế thế giới và
sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc.

2. Kỹ năng:

+ Sinh viên sẽ được rèn luyện phương pháp nghiên cứu đa ngành và liên ngành trong
nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới

+ Sinh viên có kỹ năng tổng hợp và phân tích đa diện các sự kiện về những cuộc
phát kiên sđịa lý. Đồng thời, các kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề sẽ được củng cố
và nâng cao trong quá trình học tập môn này.

+ Thông qua các hình thức như thảo luận, làm việc theo nhóm, sinh viên cũng được
rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề, làm việc với người khác và làm việc theo nhóm.

3. Hình thức và phương pháp dạy - học

- Sử dụng phương pháp thuyết trình, phát vấn ... nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của sinh viên.

- Trình chiếu Power Point, sử dụng hình ảnh sinh động để minh họa giúp sinh viên
nắm được một cách khái quát về lý thuyết các vấn đề toàn cầu.

- Thông qua hình thức thuyết trình, vấn đáp để giảng viên kiểm tra đánh giá mức
độ hiểu bài, củng cố nội dung cơ bản của bài giảng và khả năng vận dụng vào thực tế của
sinh viên.

* Nội dung chi tiết:

151
Chương này bàn đến những hệ quả của một số phát triển then chốt đã được ca ngợi
trong sách giáo khoa Mỹ: những chuyến du hành Columbus và các nhà thám hiểm khác,
và những đế quốc được những người chinh phục và những nhà truyền giáo châu Âu xây
dựng. Kết quả là một sự dịch chuyển quyền lực trong những sự việc thế giới, nhưng một
tập hợp những phát triển then chốt khác trong lịch sử thế giới cũng đã dẫn đến việc định
nghĩa lại những tương tác giữa các xã hội quan trọng của thế giới.

Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản là một câu chuyện quen thuộc. Các quốc
gia châu Âu đã giữ một vai trò không cân xứng trong việc gây ra sự thay đổi toàn cầu, đặc
biệt là những dịch chuyển to lớn ảnh hưởng đến châu Mỹ và châu Phi. Nhưng những đóng
góp của châu Phi và châu Á cũng là tích cực.

14.1. Các cuộc phát kiến địa lí của Phương Tây

Nguyên nhân của những cuộc phát kiến địa lý: Thế kỉ XV, kinh tế hàng hoá ở
Tây Âu đã khá phát triển, nhu cầu về thị trường tăng cao. Giai cấp tư sản Tây Âu muốn
mở rộng thị trường sang phương Đông, mơ ước tới những nguồn vàng bạc từ phương
Đông. Tại Tây Âu, tầng lớp giàu có cũng tăng lên do đó nhu cầu về các mặt hàng đặc sản,
cao cấp có nguồn gốc từ phương Đông như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ tằm, ngà voi...
tăng vọt hẳn lên. Trong khi đó, con đường tơ lụa mà người phương Tây đã biết từ thời cổ
đại lúc đó lại đang bị đế quốc Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi chiếm giữ, đi qua chỉ có mất
mạng, vì vậy chỉ có cách tìm một con đường đi mới trên biển. Lúc đó người Tây Âu đã có
nhiều người tin vào giả thuyết Trái đất hình cầu. Họ cũng đã đóng được những con tàu
buồm đáy nhọn, thành cao, có khả năng vượt đại dương, mỗi tàu lại đều có la bàn và
thước phương vị, điều đó đã tăng thêm sự quyết tâm cho những thuỷ thủ dũng cảm.

Những cuộc phát kiến địa lý lớn: Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước đi đầu
trong phong trào phát kiến địa lí. Năm 1415 một trường hàng hải do hoàng tử Henri của
Bồ Đào Nha sáng lập và bảo trợ. Từ đó, hàng năm người Bồ Đào Nha tổ chức những cuộc
thám hiểm men theo bờ biển phía tây Châu Phi.

Năm 1486, đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha do B. Dias chỉ huy đã tới được cực nam
Châu Phi, họ đặt tên mũi đất này là mũi Hy Vọng. Năm 1497, Vascô đơ Gama (Vasco de
152
Gama ) đã cầm đầu đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha tới được Ấn Độ. Người Tây Ban Nha lại
đi tìm Ấn Độ theo hướng Mặt trời lặn.

Năm 1492, một đoàn thám hiểm do C. Côlông (C. Colombus) chỉ huy đã tới được
quần đảo miền trung Châu Mĩ, nhưng ông lại tưởng là đã tới được Ấn Độ. Ông gọi những
người thổ dân ở đây là Indians. Sau này, một nhà hàng hải người Ý là Amerigo Vespucci
mới phát hiện ra Ấn Độ của Côlông không phải là Ấn Độ mà là một vùng đất hoàn toàn
mới đối với người Châu Âu. Amerigo đã viết một cuốn sách để chứng minh điều đó.
Vùng đất mới đó sau này mang tên America. Thật đáng tiếc cho C. Côlông.

Năm 1519 - 1522, F. Magienlan đã cầm đầu đoàn thám hiểm Tây Ban Nha lần đầu
tiên đi vòng quanh thế giới. Một hạm đội gồm 5 tàu với 265 người đã vượt Đại Tây
Dương tới bờ biển phía đông của Nam Mĩ. Họ đã đi theo một eo biển hẹp gần cực nam
Châu Mĩ và sang được một đại dương mênh mông ở phía bên kia. Suốt quá trình vượt đại
dương mênh mông đó, đoàn tàu buồm của Magienlan hầu như không gặp một cơn bão
đáng kể nào. Ông đặt tên cho đại dương mới đó là Thái Bình Dương. F.Magienlan đã bỏ
mạng ở Philippin do trúng tên độc của thổ dân. Đoàn thám hiểm của ông cũng chỉ có 18
người sống sót trở về được tới quê hương. 247 người bỏ mạng trên tất cả các vùng biển và
các hòn đảo trên thế giới vì những nguyên nhân khác nhau. Nhưng thành công lớn nhất
mà chuyến đi đạt được là lần đầu tiên con người đã đi vòng quanh thế giới.

Vai trò và ý nghĩa của những cuộc phát kiến địa lý: Các nhà thám hiểm bằng
những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái đất
hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về địa lí, thiên
văn, hàng hải, sinh vật học... Sau những cuộc phát kiến này, một sự tiếp xúc giữa các nền
văn hoá trên thế giới diễn ra do các cá nhân có nguôn gốc văn hoá khác nhau như các giáo
sĩ, nhà buôn, những người khai phá vùng đất mới, những quân nhân... Một làn sóng di
chuyển dân cư lớn trên thế giới trong thế kỉ XVI-XVIII với những dòng người Châu Âu
di chuyển sang Châu Mĩ, Châu Úc. Nhiều nô lệ da đen cũng bị cưỡng bức rời khỏi quê
hương xứ sở sang Châu Mĩ . Hoạt đông buôn bán trên thế giới trở nên sôi nổi, nhiều công
ti buôn bán tầm cỡ quốc tế được thành lập. Những cuộc phát kiến địa lí này cũng gây ra

153
không ít hậu quả tiêu cực như nạn cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen và sau này
là chế độ thực dân.

Phát kiến địa lí được coi như một “cuộc cách mạng thực sự” trong lĩnh vực giao
thông và tri thức: lần đầu tiên con người hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh,
về bề rộng và hình thái Trái Đất. Nó có đóng góp quyết định về lí luận cũng như thực tiễn
cho sự phát hiện ra loài người ở mọi nơi trên thế giới đều giống nhau. Như thế, phát kiến
địa lí đã đem lại cho loài người những hiểu biết về những con đường mới, những vùng đất
mới, những dân tộc mới. Một nền văn hoá thế giới bắt đầu hình thành do việc xuất bản và
truyền bá của các loại sách, các tập du kí và bản đồ địa lí giữa các châu lục. Đó là sự tiếp
xúc giữa nhiều nền văn hoá và văn minh khác nhau. Phát kiến địa lí còn đem về cho tầng
lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu
báu khổng lồ mà chúng cướp được ở châu Mĩ, châu Á và châu Phi. Nó cũng thúc đẩy nền
thương nghiệp ở châu Âu phát triển, làm cho đời sống thành thị ở khu vực này trở nên
phồn vinh.Tuy nhiên, các cuộc phát kiến địa lí còn dẫn đến nạn buôn bán nô lệ và chế độ
thực dân, gây nhiều đau khổ cho nhân dân các nước thuộc địa./.

14.2. Hướng về một nền kinh tế thế giới

Những sáng kiến mới của châu Âu đã bổ sung vào cho những kiểu hình mậu dịch
toàn cầu sẵn có. Tầm và ý nghĩa của trao đổi đã tăng lên đều đặn – một thể hiện quan
trọng của tiền – toàn cầu hóa. Chỉ riêng việc bao gồm châu Mỹ cũng làm cho các trao đổi
thực sự là toàn cầu, ảnh hưởng đến hầu như tất cả những vùng quan trọng.

Sức mạnh hàng hải mới của châu Âu và những kiểu mậu dịch mới đã tạo ra
những thay đổi rộng lớn hơn, được phát triển từ những năm 1490 trở đi. Một trong những
thay đổi là sự trao đổi thời Columbus về thực phẩm, các bệnh và con người. Những bất
bình đẳng kinh tế toàn cầu mới và những đế quốc hải ngoại mới cũng đã xuất hiện.

Sự trao đổi bệnh và thực phẩm thời Columbus

Tác động của việc trao đổi rộng lớn hơn đã nhanh chóng trở nên những biểu hiện.
Sự mở rộng những tiếp xúc quốc tế đã lan truyền bệnh (xem chương 26). Những nạn nhân
lớn nhất là hàng triệu người bản địa châu Mỹ, vốn trước đó chưa phơi nhiễm với những
154
chứng bệnh Phi – Á – Âu như đậu màu và sởi và do đó không có miễn dịch tự nhiên (hình
21.4). Trong thế kỷ thứ 16 và 17, họ đã chết rất nhiều. Nói chung, ở Bắc và Nam Mỹ hơn
một nửa dân số bản địa đã chết; một số ước tính cao đến 80%. Toàn bộ dân số đảo ở West
Indies đã bị quét sạch. Đó là một cú đấm quan trọng vào những nền văn minh trước đó ở
châu Mỹ cũng như là một cơ hội mới cho những người châu Âu để tạo nên một dân số có
phần mới ở châu Mỹ từ chính những công dân của họ và những nô lệ được du nhập từ
châu Phi. Sự tàn phá đã xảy ra trong một khoảng thời gian 150 năm, mặc dầu trong một
số khu vực còn nhanh hơn nữa. Khi người châu Âu tiếp xúc với các dân tộc Polynesia và
bờ biển Thái Bình Dương vào thế kỷ thứ 18, kiểu hình chết chóc này lại xuất hiện một lần
nữa, làm suy yếu những nền văn hóa sinh động.

Những trao đổi khác thì ít thảm khốc hơn. Những cây trồng của Tân Thế giới
được truyền bá nhanh chóng thông qua các thương nhân châu Âu. Ngô và khoai lang châu
Mỹ đã được đón nhận rộng rãi ở Trung Quốc (nơi mà các thương nhân biết được về
chúng từ những người Tây Ban Nha ở Philippine), Địa Trung Hải và nhiều vùng ở châu
Phi. Trong một số trường hợp, những nông sản mới có năng suất cao này, cùng với những
cải tiến nông nghiệp địa phương, đã kích hoạt sự gia tăng dân số. Ví dụ: Trung Quốc đã
bắt đầu trải nghiệm áp lực dân số dài hạn vào thế kỷ thứ 17, và những cây trồng mới đã
giữ một vai trò then chốt. Khi người châu Âu đưa khoai tây vào khoảng năm 1700, thì
biến động dân số cũng đã xảy ra ở đó.

Thật vậy, những thưc phầm giữ một vai trò then chốt trong hệ thống thế giới
đã được tạo ra trong buổi đầu của thời kỳ hiện đại. Khoảng 30% thực phẩm được tiêu thụ
trên thế giới ngày nay đến những cây trồng có nguồn gốc châu Mỹ. Ngô đã trở thành thực
phẩm chính trong chế độ ăn của người châu Phi. Trớ true là người châu Âu, lại bảo thủ
hơn. Lời đồn lan rộng rằng các thực phẩm châu Mỹ đem đến bệnh. Phải mất hơn một thế
kỷ để khoai tây mới giành được chỗ đứng, nhưng khoai tây chiên giòn (French Fries) đã
được bán trên đường phố Paris vào những năm 1680.

Động vật nuôi cũng trở nên tương tự nhau ở khắp thế giới khi những động
vật châu Âu và châu Á như ngựa và trâu bò đã được đưa vào Tân Thế giới. Sự lan truyền

155
của những sản phẩm và bệnh cơ bản đã được tạo thành một bối cảnh quan trọng của lịch
sử thế giới từ thế kỷ thứ 16 trở đi, với những tác động khác nhau đến các cấu trúc dân số
trong những vùng khác nhau.

Sự vượt hơn của thương mại phương Tây

Người châu Âu không thay thế hoàn toàn việc vận chuyển tàu thuyền của châu Á từ
những vùng nước ven biển Trung Quốc và Nhật Bản, họ cũng không độc quyền hoàn toàn
Ấn Độ Dương (xem chương 27). Dọc bờ biển châu Phi, trong khi một ít căn cứ của người
châu Âu được thành lập, các thương nhân Hồi giáo vẫn hoạt động và thương mại tiếp tục
chuyển về hướng Trung Đông. Tuy nhiên, nói chung châu Âu chi phối phần lớn việc vận
chuyển tàu biển, ngay cả việc xâm nhập vào mậu dịch giữa các xã hội khác và sự kiểm
soát một cách không cân xứng của những công ty thương mại lớn đã làm tăng khả năng
của người châu Âu để xác định khuôn khổ cho mậu dịch quốc tế. Ví dụ: ở đông Địa
Trung Hải, hạm đội do người Tây Ban Nha cầm đầu đã đánh bại hải quân của đế quốc
Ottoman trong trận Lepanto năm 1571. Với thất bại này, bất cứ hi vọng nào về sự ganh
đua thành công với sức mạnh hai quân châu Âu đã kết thúc. Người Thổ xây dựng lại hạm
đội của mình và tiếp tục hoạt động của họ trong vùng đông Địa Trung Hải, nhưng họ
không thể thách thức người châu Âu trên những lộ trình quốc tế lớn hơn.

Tuy nhiên Tây Âu không chinh phục nhiều lãnh thổ đất đai ở châu Phi hay
châu Á, nó tìm kiếm một mạng lưới có giới hạn các hải cảng an toàn. Dẫn đầu là người
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, rồi tiếp theo bởi nhiều cường quốc phương bắc khác nhau;
vào thế kỷ thứ 17, các cảng châu Âu trải rộng dọc bờ biển Tây Phi, nhiều vùng của tiểu
lục địa Ấn Độ và các đảo Đông Nam Á. Ngay cả Trung Quốc, nới mà các chính quyền
mạnh khác thường giới hạn khả năng của người châu Âu để chiếm các hải cảng môt cách
công khai, người Bồ Đào Nha đã giành được quyền kiểm soát hữu hiệu trên cảng đảo
Macao. Các cảng do người châu Âu kiểm soát phục vụ như những khu vực để tiếp xúc
với những thương nhân đường bộ (thường là những thương nhân địa phương) và cung
ứng đường tiếp cận đến những hàng hóa nội địa không trực tiếp trong tầm với của phương
Tây.

156
Ở nơi mà sự kiểm soát thực tiếp là khả thi, ảnh hưởng của châu Âu đã dẫn
đến sự hình thành những tô giới phương Tây trong những thành phố hiện có, nơi mà
thương nhân phương tây giành được những quyền đặc biệt về pháp lý. Điều này là kiểu
hình trong đế quốc Ottoman, nơi các thương nhân phương Tây thành lập những thuộc địa
trong Constantinople và ở Nga, nơi các đại lý phương Tây (các đại lý tầu biển) được
thành lập đầu tiên ở Mos – cow và sau đó ở St Petersburg. Những thành phần của hệ
thống này đã xuất hiện ở Nhật Bản sau một chính sách bế quan tỏa cảng chặt chẽ được
phát động vào khoảng năm 1600, khi những thương nhân Hà Lan được trao quyền tiếp
cận đặc biệt cảng Nagasaki. Đặc điểm là rõ rang: mậu dịch quốc tế đã giành được sự tăng
trưởng quan trọng trong việc bổ túc cho các nền kinh tế vùng. Do Tây Âu lúc này điều
hành mậu dịch quốc tế, nó giành được những quyền tiếp cận đặc biệt.

Sự mất cân bằng trong mậu dịch thế giới

Sự cạnh tranh tích cực nhất trong mậu dịch thế giới đã xuất hiện giữa chính các quốc
gia châu Âu với nhau. Tây Ban Nha nhanh chóng thống trị, nhờ vào việc nhập khẩu bạc
của nó từ châu Mỹ. Nhưng Tây Ban Nha thiếu một hệ thống nghiệp vụ ngân hàng và
không thể hổ trợ cho một đợt vùng phát thương mại đầy đủ. Anh, Pháp và Hà Lan là nơi
các mà thương nhân đã có một địa vị vững chắc, sớm bị hút vào việc phân chia quyền lợi
nhuận từ mậu dịch thế giới. Tây Âu nhanh chóng mở rộng những hoạt động chế tạo để có
thể xuất khẩu nhiều sản phẩm hoàn thiện như sung và vải, đổi lại những hàng hóa chưa
chế biến như bạc và đường, được các xã hội khác mua bán. Ở đây, lại là một biên lợi
nhuận khác nữa.

Những quốc gia cốt lõi thống trị trong hệ thống thế giới đã bổ túc cho nền kinh tế
đang tăng trưởng của mình bằng những chính sách chính trị ích kỷ. Các học thuyết vụ lợi,
thúc giục nhà nước quốc gia không nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài đế quốc của mình
mà bán những sản phẩm xuất khẩu càng rộng càng tốt bằng những con tàu của chính
mình, vửa phản ảnh và vừa khuyến khích hệ thống thế giới mới. Những chính sách thuế
không khuyến khích việc chế tạo tại các khu vực thuộc địa và kích thích việc chế tạo lại
quê hương.

157
Bên ngoài Tây Âu là những khu vực ngày càng dính líu vào kinh tế thế giới
nhưng phụ thuộc vào các quốc gia cốt lõi. Những khu vực này sản xuất hàng hóa rẻ; kim
loại quý và nông sản thô như đường, gia vị, thuốc lá và về sau là bông vải. Sức lao động
là một mặt hàng sống còn để trao đổi. Nhiều vùng của hạ Sahara châu Phi đã gia nhập vào
kinh tế thế giới chủ yếu như là những vùng cung cấp nô lệ. Các kiểu hình Tây Phi trước
đó về mậu dịch qua Sahara đã nhường chỗ cho một tiêu điểm chi phối trên Đại Tây
Dương và do đó là những hoạt động có tổ chức của hãng vận chuyển tàu biển phương
Tây. Đổi lại cho nô lệ và hàng hóa chưa chế biến, người châu Âu mua bán các mặt hàng
chế tạo của họ, kể cả súng, trong khi kiếm lợi từ sự kiểm soát của họ đối với các dịch vụ
thương mại và vận chuyển tàu biển.

14.3. Sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc

Những cơ hội để thiết lập các thuộc địa đặc biệt chào mời ở châu Mỹ, nơi mà súng,
ngựa và vũ khí bằng sắt của người châu Âu đã tạo ra những lợi thế đặc biệt và sự phân rã
chính trị và với những tổn thất dân số tạo ra những cửa mở trong nhiều trường hợp

Châu Âu đã phát triển một mạng lưới những thuộc địa hải ngoại, đặc biệt là ở
châu Mỹ nhưng cũng ở một vài vùng châu Phi và châu Á. Vào thế kỷ thứ 18, những cuộc
xâm nhập ngày càng tăng của người châu Âu vào Ấn Độ đã đánh dấu một sự thay đổi
quyết định ở Nam Á.

Tây Ban Nha chuyển động trước tiên. Người Tây Ban Nha đã chiếm làm thuộc địa
các đảo West India không lâu sau chuyến hành trình đầu tiên của Columbus. Bắt đầu với
Hispanola và rồi di chuyển vào Cuba, Jamaica và Puerto Rico. Chỉ vào năm 1509, họ mới
bắt đầu định cư trên đất liền trong việc tìm kiếm vàng. Thuộc địa đầu tiên được thiết lập ở
vùng Panama ngày nay, dưới quyền một nhà thám hiểm có năng lực nhưng kém đạo đức,
Vasco de Balboa (1478 – 1541). Nhiều chuyến thám hiểm đã lan tỏa ra ở Trung Mỹ, và
rồi một chuyến thám hiểm riêng lẻ từ Cuba đã khởi động cho cuộc chinh phục người
Aztec ở Mexico của người Tây Ban Nha. Một cuộc viễn chinh khác hướng đến vương
quốc Inca ở Andes vào năm 1531, ở đây người Tây Ban Nha đã phải chiến đấu gian khổ

158
trước khi giành được thắng lợi cuối cùng. Từ căn cứ này, nhiều chuyến thám hiểm thuộc
địa mở rộng đến Columbia, những vùng khác của Andes và nhiều phần của Achentina.

Việc bành trướng từ những nổ lực của một nhóm nhà thám hiểm pha tạp, nhiều
người trong số đó là tàn bạo và xảo trá, như Franscisco Pizarro (1478 – 1541), đã được
xem như là một trong những ví dụ thành công nhất. Pizarro đến châu Mỹ lần đầu vào năm
1502, và định cư trên đảo Hispanola.

Về sau, ông tham gia vào thuộc địa của Balboa ở Panama, ở đó ông nhận được
một trang trại nuôi trâu bò. Biết được về sự giàu có ở Peru, ông đã cùng một người lính
không biết chữ và một giáo sĩ, tham gia tổ chức hai chuyến thám hiểm thất bại. Năm
1528, ông quay về Tây Ban Nha và tranh thủ được sự ủng hộ và thỏa thuận của nhà vua
để trở thành toàn quyền của tỉnh mới. Với những lời cam kết trịnh trọng này và một lực
lượng khoảng 180 người, Pizarro đã tấn công đế quốc Inca bị chia rẽ. Bắt được hoàn đế
Atahuallpa, ông chấp nhận một khoảng tiền chuộc lớn rồi thắt cổ Atahuallpa. Nhiều cuộc
nổi dậy đã xảy ra trong thời kỳ Pizarro cai trị Lima, một thành phố ven biển mà ông đã
thành lập. Nhưng vua Tây Ban Nha đã phong quý tộc cho Pizarro vì sự thành công của
ông. Trong một bữa ăn vào năm 1941, Pizarro đã bị một nhóm người Inca nổi dậy ám sát.

Những thuộc địa ban đầu ở châu Mỹ thường được những nhóm nhỏ người châu
Âu khát vàng phát triển, thường chính quyền quản từ chính quốc kiểm soát một cách lỏng
lẻo. Lúc đầu, các nhà cai trị thuộc địa thường chỉ thiết lập sự kiểm soát có giới hạn đối với
cư dân bản địa, hài long với cống phẩm mà không áp đặt sự cai trị chi tiết, và đôi khi để
cho những lãnh tụ tại chỗ tồn tại. Dần dần, việc cai trị qui củ hơn đã phổ biến khi những
khu định cư nông nghiệp được thiết lập và hệ thống quan chức thuộc địa được định hình
dưới sự kiểm soát của các quan lại được gởi đến từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Những
nổ lực truyền giáo tích cực, được thiết kế để Kito giáo hóa các dân tộc bản địa, đã là tăng
thêm một tầng lớp quản trị chi tiết nữa khắp những vùng đất chiếm giữ của người Tây
Ban Nha ở bắc và nam Mỹ.

Pháp, Anh và Hà Lan, mặc dầu là những người đến châu Mỹ sau, cũng đã tuyên
bố chủ quyền những khu định cư thuộc địa. Những chuyến thám hiểm của người Pháp

159
dọc sông St Lawrence ở Canada đã dẫn đến những thuộc địa nhỏ quanh Quebec từ năm
1608 trở đi và những chuyến thám hiểm lưu vực sông Mississippi. Những người định cư
Anh và Hà Lan đã di chuyển vào những vùng ven biển Đại Tây Dương từ đầu thế kỷ 17,
tất cả những quốc gia này đã chiếm và thuộc địa hóa nhiều đảo ở West Indies, nơi mà họ
sớm dính líu vào việc mua bán nô lệ đang gia tăng.

Bắc Mỹ và nền văn minh phương Tây

Để cân bằng, phần lớn những người định cư da trắng có ý định du nhập những tập quán
quan trọng nhất của phương Tây vào trong khu định cư mới của mình. Ví dụ: các kiểu
hình gia đình là tương tự. Người dân thuộc địa châu Mỹ có thể lập gia đình hơi sớm hơn
người châu Âu binhg thường vì đất đai dồi dào hơn, và họ có những gia đình lớn hơn.
Tuy nhiên, họ đã tái tạo hầu hết các đặc trưng của gia đình theo phong cách châu Âu, bao
gồm việc nhấn mạnh chủ yếu các đặc trưng của gia đình theo phong cách châu Âu, bao
gồm việc nhấn mạnh chủ yếu đến đơn vị hạt nhân. Ngươi châu Mỹ mới có sự quan tâm
khác thường đến con cái, chỉ vì họ phụ thuộc nặng nề vào công việc của họ trong môi
trường khan hiếm lao động. Những vị khách người châu Âu đã nhận xét về tính chất lấy
con cái làm trung tâm của những gia đình người châu Mỹ và sự tự do được phát ngôn của
con cái. Những biến thể này, mặc dầu có ý nghĩa, đã tác động đến những khuynh hướng
cũng trở nên rõ ràng ở châu Âu, như sự nhấn mạnh mới vào tình cảm gia đình.

Ngay cả khi những thuộc địa quan trọng nổi dậy chống lại sự kiểm soát của người
châu Âu, như họ đã làm vào năm 1776, họ đã hành động nhân danh ý tưởng chính trị và
mục tiêu kinh tế phương Tây chống lại sự phụ thuộc mà người Anh cố áp đặt. Họ đã thiết
lập một chính quyền đáp ứng cho những lý thuyết chính trị mới của phương Tây, lần đầu
tiên thực thi một số ý tưởng then chốt.

Châu Phi và châu Á: Những trạm mậu dịch ven biển

Ở châu Phi, đại đa số người châu Âu đã tự hài lòng với những pháo đài nhỏ ở ven
biển, họ thương lượng với những vị vua và thương nhân châu Phi nhưng không cố khẳng
định chủ quyền riêng đối với những lãnh thổ rộng lớn. Họ bán các sản phẩm châu Á, như
bông vải Ấn Độ và súng và những mặt hàng trang trí của châu Âu để đổi lấy nô lệ. Nói
160
chung, người châu Âu bị ngăn cản bởi khí hậu, bệnh và những dòng sông không thể lưu
thông trong nổ lực để vươn đến bên trong. Họ chủ yếu mua bán với các chính quyền và
thương nhân Tây Phi. Có hai ngoại lệ quan trọng. Từ những khu định cư ven biển ban
đầu, người Bồ Đào Nha đã phái những đoàn thám hiểm đi vào Angola để tìm kiếm nô lệ.
Những chuyến thám hiểm này đã có tác động trực tiếp và tai hại hơn cho vùng này của
tây nam Phi hơn là bất cứ nơi nào khác dọc bờ biển Đại Tây Dương. Quan trọng hơn vẫn
là thuộc địa vùng đất mũi (Cape Conoly) do người Hà Lan dựng lên ở Mũi Hảo Vọng vào
năm 1652. Ý định là hình thành một trạm ven biển khác để cung ứng cho những con tàu
Hà Lan đi châu Á. Nhưng một sô nông dân Hà Lan đã được gởi đến, và những người
Boer (từ Hà Lan để chỉ nông dân) đã bắt đầu tỏa ra trong những nông trại lớn trong một
vùng vẫn còn người châu Phi cư trú thưa thớt. Họ đã đụng độ với những nhóm người săn
bắt địa phương, bắt làm nô lệ một số người. Chỉ sau năm 1770, sự bành trướng của những
khu định cư người Boer mới xung đột trực tiếp với nông dân Bantu, mở ra một trận chiến
lâu dài giành quyền kiểm soát Nam Phi, hoành hành đến cuối thế kỷ thứ 20 trong quốc gia
Nam Phi.

Các thuộc địa của người châu Âu ở châu Á cũng là ngoại lê. Người Tây Ban
Nha thành lập một nền hành chính cho Philippine và gởi đến những đoàn truyền giáo Kito
giáo. Công ty Đông Ấn Hà Lan đã quản trị nhiều vùng của các đảo chính của Indonesia
ngày nay và cũng quản trị (trong một thời gian) Đài Loan ngoài khơi Trung Quốc.

Việc chiếm thuộc địa ở châu Á bước vào một giai đoạn mới khi người Anh
và người Pháp bắt đầu tranh giành quyền kiểm soát Ấn Độ kể từ cuối thế kỷ thứ 17 khi đế
quốc Mughal suy yếu. Ngay từ trước khi nhà Mughal suy yếu sau cáci chết của vị hoàng
đế lớn cuối cùng của họ là Aurangzeb vào năm 1707, những pháo đài của Pháp và Anh đã
rải rác ở các bờ biển phía đông và phía tây, cùng với Goa của người Bồ Đào Nha. Khi sự
suy yếu của nahf Mughal tăng lên, với kết quả là một đợt nổi lên của các nhà nước cấp
vùng do người Ấn Độ cai trị, nhiều phần của tiểu lục địa trở thành một đấu trường cho sự
kình địch quốc tế đang tăng lên giữa Anh và Pháp.

161
Công ty Đông Ấn Anh đã có hai lợi thế trong cuôc tranh đua này. Thông qua
thương lượng với các quân vương địa phương, họ đã giành được một trạm ở Calcutta, tạo
cho công ty phần nào sự tiếp cận đến thung lũng sông Hằng rất giàu có. Hơn nữa, công ty
có một sự ảnh hưởng rất lớn đối với chính quyền Anh và thông qua sự vượt trội của hải
quân của Anh và giao thông liên lạc rất tốt trên các đường biển. Trái lại, đối thử Pháp của
họ, ít có ảnh hưởng chính trị ở quê nhà, nơi mà chính phủ thường bị phân tâm bởi những
cuộc chiến tranh trên đất châu Âu. Người Pháp cũng quan tâm nhiều hơn đến công việc
truyền giáo so với người Anh, vì những người Tin Lanh chỉ chuyên tâm vào các đoàn
truyền giáo thuộc địa trong thế kỷ thứ 19. Trước đó, người Anh hài lòng để yên các phong
tục Ấn giáo và chuyên tâm vào lợi nhuận thương mại.

Sự kình địch Pháp – Anh diễn ra một cách quyết liệt suốt giữa thế kỷ thứ 18.
Cả hai bên đều chuyên mộ các quân vương và binh lính Ấn như các đồng minh. Chiến
tranh công khai đã nổ ra vào năm 1744 và rồi lại nổ ra trong cuộc chiến tranh bảy năm.
Năm 1756, một nhà cai trị người Ấn ở Bengal đã tấn công và chiếm căn cứ Anh ở
Calcutta. Kết quả của trận đánh, các tù nhân Anh bị nhốt vào trong chính nhà tù của họ,
nơi mà độ ẩm và chật chội đã dẫn đến có lẻ là 120 cái chết trước khi các quan chức Ấn
Độ nhận ra cảnh ngộ khốn khổ và thả họ ra. Người Anh sử dụng biến cố này, mà họ gọi là
“hố đen Calcutta” để tập hợp các lực lượng của họ. Đạo quân của công ty Đông Ấn , được
hổ trợ bởi rất nhiều vụ hối lộ dành cho nhiều quân vương vùng, đã tái chiếm Calcutta và
rồi chiếm thêm lãnh thổ của người Ấn và người Pháp. Quyền lực của Pháp ở Ấn Độ bị
hủy diệt, và các công ty Đông Ấn nắm quyền quản lý vùng Bengal, trải rộng vào nội địa
từ Calcutta. Không lâu sau đó, người Anh cũng giành được đảo Tích Lan (Sri Lanka) từ
người Hà Lan.

Lịch sử đầy đủ của Ấn Độ thuộc Anh không bắt đầu mãi cho đến cuối thế kỷ
thứ 18, khi chính phủ Anh nhúng tay tích cực hơn vào việc quản lý Ấn Độ, bổ sung cho
chính quyền không chính thức của công ty Đông Ấn. Thật vậy, sự kiểm soát của người
Anh đối với tiểu lục địa chưa hoàn tất. Đế quốc Mughal vẫn còn, mặc dầu nó ngày càng
suy yếu và kiểm soát một lãnh thổ ít ỏi, cũng như các vương quốc vùng khác, bao gồm
nhà nước Sikh. Anh giành được một số lãnh thổ mới bằng vũ lực nhưng cũng hài lòng để
162
thành lập những liên minh với các quân vương địa phương mà không quấy rối quyền quản
trị nội bộ của họ.

Trong phần lớn các thuộc địa, sự quản lý của người châu Âu được duy trì
tương đối lỏng lẻo trong một thời gian dài. Ít có những người định cư đến, ngoại trừ ở
Nam Phi và châu Mỹ. Bên ngoài châu Mỹ, sự áp đặt về văn hóa là nhẹ nhàng. Hoạt động
truyền giáo giành được nhiều người cải đạo ở Phil-ippine nhưng không nơi nào khác ở
châu Á hay châu Phi có được điểm này. Tác động chính của các thuộc địa đã bổ sung cho
sự phát triển tổng quát hơn của kinh tế thế giới; các chính quyền thuộc địa thúc đẩy lợi thế
kinh tế cho chính quốc bằng cách mở ra những thị trường và thúc đẩy sản xuất thương
mại những thực phẩm và nguyên liệu thô giá rẻ. Ở đây, dĩ nhiên những hệ quả đối với các
dân tộc thuộc địa là rất thực.

Tác động lên Tây Âu

Tây Âu chịu ảnh hưởng to lớn do sự thành công về thuộc địa của nó, không chỉ về
mặt kinh tế mà còn về ngoại giao. Những sự kình địch và những cuộc chiến tranh thuộc
địa đã bổ sung cho những thù địch có sẵn giữa các quốc gia – nhà nước then chốt. Anh và
Hà Lan sớm chuyển sang chống lại sự thành công của Tây Ban Nha rất hiệu quả. Hà Lan
và Anh cạnh tranh, tham gia vào nhiều vụ đụng độ nhỏ trong thế kỷ thứ 17, rồi sự chú ý
chuyển sang sự cạnh tranh đang gia tăng giữa Anh và Pháp. Cuộc đấu này có phạm vi địa
lý rộng lớn: cuộc chiến tranh bảy năm (1756 – 1763) ở châu Âu, Ấn Độ và Bắc Mỹ đã
được gọi là cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên.

Cũng có những tác động ít hiển thị hơn nhưng không kém kịch tính đối với xã hội
châu Âu, bao gồm cả đời sống hằng ngày. Ví dụ: từ giữa thế kỷ thứ 17 trở đi, việc sử
dụng đường sản xuất ở các thuộc địa đã phổ biến rộng rãi. Trước đó, đường đất liền, là
môt món hàng của tầng lớp trên. Giờ đây, lần đầu tiên (muối đã từng có một ngoại lệ
trước đó) một sản phẩm cơ bản có thể có cho thường dân đã được mua bán qua những
quảng đường xa. Sự phổ biến của đường có ý nghĩa văn hóa cũng như xã hội và kinh tế
trong việc tạo cho thường dân châu Âu khả năng có được những cảm giác thích thú với
những liều lượng nhanh – một sự quan tâm phủ bong lên những đặc trưng trong hành vi

163
của người tiêu dung phương Tây sau này. Nó cũng thúc đẩy vai trò ngày càng phát triển
của các nha sĩ trong thế kỷ thứ 18.

Tổng quát hơn, những lợi nhuận mà người châu Âu đem về từ mậu dịch thế giới,
bao gồm việc mua bán nô lệ châu Phi, đã làm tăng thêm của cải và tư bản. Nhiều người
châu Âu chuyển sang các hoạt động chế tạo, như những người chủ và công nhân, một
phần vì những cơ hội để xuất khẩu cho mậu dịch thế giới. Những phát triển này tăng
cường cho bản chất thương mại của châu Âu, trong khi làm giảm sự phụ thuộc vào riêng
nông nghiệp. Chúng tạo ra thêm những khoản thu thuế cho các chính quyền đang phát
triển và những tham vọng quân sự của các chính quyền này.

Bài tập:

Câu 1: Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lý?

Câu 2: Chủ nghĩa đế quốc tác động như thế nào đến tình hình kinh tế - chính trị thế giới?

164
CHƯƠNG 15.
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA PHƯƠNG TÂY TRONG NHỮNG NĂM 1450 – 1750

Mục tiêu chương

1.Kiến thức:

+ Sinh viên nắm được những thành tựu văn hóa và thương mại trong những năm
1450-1650, các cuộc cách mạng khoa học và một số trào luuw chính trị mới ở phương
taaytrong thời kỳ 1450-1750.

2. Kỹ năng:

+ Sinh viên sẽ được rèn luyện phương pháp nghiên cứu đa ngành và liên ngành trong
nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới

+ Thông qua các hình thức như thảo luận, làm việc theo nhóm, sinh viên cũng được
rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề, làm việc với người khác và làm việc theo nhóm.

3. Hình thức và phương pháp dạy - học

- Sử dụng phương pháp thuyết trình, phát vấn ... nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của sinh viên.

- Trình chiếu Power Point, sử dụng hình ảnh sinh động để minh họa giúp sinh viên
nắm được một cách khái quát về lý thuyết các vấn đề toàn cầu.

- Thông qua hình thức thuyết trình, vấn đáp để giảng viên kiểm tra đánh giá mức
độ hiểu bài, củng cố nội dung cơ bản của bài giảng và khả năng vận dụng vào thực tế của
sinh viên.

* Nội dung chi tiết:

Chương này bàn về một loạt những thay đổi lớn của Tây Âu giữa năm 1450 và
1750. Các phong trào mới cụ thể thì đa dạng, nhưng qua khoảng thời gian 3 thế kỉ, chúng

165
đã tích lũy lại trong một khuôn khổ văn hóa mới, đồi với các tri thức nhưng củng là với
nhiều thường dân, một số đổi mới chính trị then chốt và một cấu trúc xã hội dựa trên
thương mại nhiều hơn. Trong khi xem xét những phát triển cụ thể, điều quan trọng là nhớ
những phương hướng cơ bản rộng lớn hơn của thay đổi. Điều củng quan trọng là cần nhớ
những phát triển đã xảy ra trong một bối cảnh của tương tác đang tăng lên với những
vùng khác của thế giới ngay cả trong những lĩnh vực tầm thường như những sở thích mới
về trang phục.

15.1. Văn hóa và thương mại

Nhà văn người ý Francesco Petrach (1304-1374) đã từng leo lên núi Ventox, một
ngọn núi miền nam nước Pháp. Ông đã viết về chuyến leo núi của mình, tự hào về kĩ năng
của chính mình và sử dụng việc leo núi như một biểu tượng cho điều mà ông có thể đạt
được. Có một tinh thần mới trong tác phẩm được dự định để sản xuất bản này, so với thời
trung cổ nặng về tôn giáo hơn. Nhưng Petrach không từ bỏ tôn giáo, và về cuối đời ông đã
nói về việc tại sao ông từ bỏ thơ ca để ưu tiên cho việc đọc các sách giáo khoa Kitô giáo,
tìm kiếm “sự ngọt ngào ẩn dấu mà tôi đã từng ngưỡng mộ nhưng hời hợt”\

Phong trào Trung Cổ nhấn mạnh những phong cách xuất hiện từ việc cải cách tôn
giáo của người Tin lành thậm chí có tác động lớn hơn nữa

Phong trào Phục hưng Ý

Văn hoá Tây Âu thế kỉ V - X dựa trên nền tảng nền kinh tế tự cung tự cấp, sự giao
lưu trao đổi rất hạn chế, văn hoá vì vậy cũng phát triển không đáng kể.

Tới thế kỉ XIV, với sự phát triển kinh tế công thương ở các thành thị, quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa dần dần hình thành và ngày càng lớn mạnh. Các nhà tư tưởng của
giai cấp tư sản không còn chịu chấp nhận những giáo lí phong kiến lỗi thời, họ vận động
khôi phục lại sự huy hoàng của văn hoá Tây Âu thời cổ đại. Họ tìm thấy trong nền văn
hoá cổ đại những yếu tố phù hợp với mình, có lợi cho mình để đấu tranh chống lại những
trói buộc của nền văn hoá trung cổ .

166
Phong trào Văn hoá Phục hưng xuất hiện đầu tiên ở Ý, vì ở đây thế kỉ XIV đã xuất
hiện các thành thị tự do như những quốc gia nhỏ. Quan hệ sản xuất tư bản đã chiếm địa vị
chi phối đời sống văn hoá. Ý lại là trung tâm của đế quốc Rôma cổ đại, vì vậy ở đây còn
giữ lại nhiều di sản văn hoá cổ đại của Hy Lạp - Rôma. Hơn ai hết, các nhà văn hoá Ý có
điều kiện khôi phục lại nền văn hoá trước tiên khi có điều kiện. Từ Ý, phong trào lan sang
Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức...

Tầng lớp giàu có ở các thành thị muốn thể hiện sự giàu sang của mình qua các dinh
thự và các tác phẩm nghệ thuật, điều đó cũng tạo điều kiện cho các nhà văn hoá thể hiện
tài năng.

Những đề tài của phong trào phục Hưng này có một số quan hệ với chính trị và
thương mại. Các thương nhân phục Hưng đã cải thiện những kỉ thuật ngân hàng và trở
nên tìm kiếm lợi nhuận một cách công khai hơn so với các thương nhân thời trung cổ. Các
lãnh đạo thành bang đã thử nghiệm những hình thức và chức năng chính trị mới. Họ biện
minh cho sự cai trị của mình không trên cở sở thừa kế hay sự hướng dẫn của thần thánh
mà dựa trên cơ sở của điều gì mà họ có thể thực hiện để thúc đẩy hạnh phúc chung và
vinh quan của thành phố. Do đó, họ tài trợ những hoạt động văn hóa và cố để cải thiện
việc quản lí nền kinh tế. Họ cũng đã phát triển những quân đội chuyên nghiệp hơn, vì
những cuộc chiến tranh giữa các thành bang là phổ biến, và có sự chú ý mới các chiến
thuật và việc huấn luyện quân sự. Họ cũng suy nghĩ lại về tập quán ngoại giao, thực thi
việc trao đổi đều đặn các đại sử lần đầu tiên ở phương Tây.

Phong trào phục Hưng di chuyển về phía Bắc

Ý đã bắt đầu suy thoái như là một trung tâm Phục hưng vào khoảng năm 1500.Các
quân vương Pháp và Tây Ban Nha đã xâm lược báo đảo, làm giảm sự đọc lập về chính trị.
Đồng thời, những con đường mậu dịch mới ở Đại Tây Dương đã làm giảm tầm quan
trong của các đảo Đại Trubg Hải, là một cú đấm rất mạnh vào nền kinh tế Ý.

Khi tính sáng tạo của phong trào Phục hưng mờ nhạt đi tại quê hương Ý của nó, nó
đã chuyển lên phía bắc. Phong trào Phục hưn phương bắc, - tập trung ở Pháp, các quốc
167
gia vùng đất thấp, Đức và Anh – bắt đầu sau năm 1450. Những phong cách Phục hưng
cũng đã ảnh hưởng đên Hungary và Ba Lan ở đông Trung Âu, và văn chương La Tinh.
Các phong cách cổ điển trong nghệ thuật và kiến trúc đã trỏ nên mạnh mẽ. Kiến thức về
văn chương HyLap và La Mã giành được chỗ đứng, mặc dầu nhiều nhà nhân văn phương
bắc sùng tín tôn giáo hơn là các nhà nhân văn Ý, đã cố để kết hợp những mối quan tâm
thế tục với sự tận tâm cho Kitô giáo tiếp diễn. Các tác giả thời Phục hưng nhue
Shakespear ở Anh và Rabelais ở Pháp đã pha trộn những đề tài cổ điển với một tính chất
thế tục –một niềm vui trong các chức năng thể xác và đam mê của cong người – vốn duy
trì nhuwxg yếu tố của văn hóa bình dân Trung Cổ. Văn chương Phục hưng xác lập một
tập hợp mới những truyền thống văn chương bằng các ngôn ngữ quang trọng của phương
Tây, như những bài viết của Shakespeare bằng tiếng Anh và Cervantes bằng bằng tiếng
Tây Ban Nha.

Phong trào Phục hưng phương bắc tạo ra một số thay đổi chính trị, đưa ra một
chuyển động khác nữa tiến về phía các quyền lực nhà nước lớn hơn. Khi những nguồn thu
và các chiến dịch mở rộng, các vua thời Phục hưng đã gia tăng sự phô trương và nghi lễ.
Các vua như Francis I ở Pháp đã trở thành nhừng người bảo trợ Nghệ thuật, nhập khẩu
những tác phẩm điêu khắc và kiến trúc Ý để tạo ra những cung điện theo phong cách cổ
điển. Vào cuối thế kỉ 16, nhiều quân vương đã tài trợ những công ty mậu dịch và doanh
nghiệp thuộc địa. Sự quan tâm đến chinh phục quân sự là lớn hơn so với trong thời Trung
Cổ. Francis I thậm chí còn sẵn lòng để liên minh với Sultan Ottoman, nhà lãnh đạo Hồi
giáo quan trọng. Mục tiêu của ông là để gây phân tâm cho kẻ thù của mình là nhà cai trị
Habsburg của Áo và Tây Ban Nha. Trong thực tế, đó chỉ là một liên minh trên danh
nghĩa, nhưng nó minh họa cho các chính thể quyền lực sắp từ bỏ những lý giải phong kiến
hay tôn gióa mà trước đâu bao trùm ở phương Tây.

Tuy nhiên không nên quá phóng đại về tác động của phong trào Phục hưng, đặc
biệt là ở bên ngoài Ý. Các vị vua Phục hưng vẫn còn kìm hãm quyền lực chính trị của các
địa chu phong kiến. Thường dân ít bị đụng chạm bởi những giá trị thời Phục hưng; cuộc
sống của phần lớn nông dân và thợ thủ công vẫn tiếp tục như trước khi có cách mạng.
Ngay cả các tầng lớp trên, phụ nữ đôi khi gặp phải những giới hạn mới khi các nhà lãnh
168
đạo thời kỳ Phục hưng chào mời sự can đảm công khai so với những vai trò trong nhà của
phụ nữ.

Những thay đổi trong công nghệ và gia đình

Những thay đổi cơ bản hơn được đang lên men trong xã hội phương Tây vào
những năm 1500, giữa bề măt của phong trào Phục hưng. Được thúc đẩy bởi những tiếp
xúc mậu dịch với châu Á, các công nhân ở phương Tây đã cải thiện chất lượng các ròng
rọc và bơm ở các hầm mỏ và đã học được cách để rèn những sản phẩm bằng sắt chác chắn
hơn. Việc in ấn được giới thiệu vào thế kỷ thứ 15 khi Johannes Guttenberg áp dụng chữ in
tháo rời được, xây dựng dựa theo công nghệ in của Trung Quốc. Không lâu sau, những
quyển sách đã được phân phối với số lượng lớn ở phương Tây, giúp mở rộng lượng người
đọc các tác giả phục hưng và truyền bá những ý tưởng tôn giáo. Văn chương đã bắt đầu
có chỗ đứng và trở thành một nguồn phong phú cho những kiểu tư duy mới

Cấu trúc gia đình cũng thay đổi. Kiểu hình gia đình kiêu châu Âu được định hunhf
vào thế kỷ thứ 15. Kiểu hình này liên quan với một tuổi kết hôn trễ và nhấn mạnh chủ yếu
vào các gia đình hạt nhân gồm cha mẹ và con cái thay cho các gia đình mở rộng đặc trưng
của hầy hết các nền văn minh nông nghiệp. Mục tiêu là hạn chế tỉ lên sinh của gia đình.
Vào thế kỷ thứ 16, thường dân thường không lập gia đình cho đến say 20 tuổi – một sự
tương phản rõ rệt với hầu hết các xã hội nông nghiệp. Những thay đổi này nhấn mạnh tàm
quan trọng của các quan hệ chồng – vợ. Chúng cũng liên kết chặt chẽ gia dịnh vào các tài
sản cá nhân, vì hầu hết mọi người không lập gia đình cho đến khi họ có quyền sử dụng tài
sản.

Tin Lành và những cải cách Công giáo

Vào thế kỷ thứ 16, bất ổn tôn gióa và một đợt bùng phát thương mại đã bắt đầu xác
định các hướng của sự thay đổi một cách đầy đủ hơn. Năm 1517, một tu sĩ người Đức tên
là Martin Luther đã công bố một tài liệu chứa đựng 95 luận điểm hay đề xuất. Ông công
khai phản đối với những khẳng định của một đại diện của giáo hoàng về việc ban sự xá
tội, hay ban phát sự cứu rỗi để lấy tiền; nhưng trong thực tế, sự phản đối này đi sâu hơn.
Cách lý giải Kinh Thánh của Luther đã khiến cho ông tin chắc rằng chỉ có đức tin mới có
169
thể đem lại sự cứu rỗi. Sự ban phép của Nhà Thờ không phải là con đường , vì Chúa
không thể bị thao túng. Lời phản đồi của Luther, vốn đã bị Đức Giáo Hoàng khước từ,
sớm dẫn ông đến việc thách thức nhiều niềm tin Công giáo, kể cả quyền lực của Đức Giáo
Hoàng. Luther sẽ sớm lập luận rằng chủ nghĩa kinh viện là sai, rằng các tu sĩ có thể lập
gia đính ( cũng như ông ), và rằng Kinh thánh phải được dịch ra từ tiếng La Tinh sao cho
thường dân có thể tiếp cận trực tiếp đển những ời giảng dạy của Kinh Thánh. Luther
không muốn phá vỡ sự thống nhất của giáo hội, nhưng giáo hôi mà ông mong muốn phải
theo các điều khoản của ông ( ha, như ông lập luận, nhữn điều khoản của đức tin chân
thật.)

Luther nhận được sự ủng hộ rộng rãi cho quan điểm của ông trong thời gian giữa
thế kỷ thứ 16 trở đi. Nhiều người Đức, trong một phản ứng có phần theo của nghĩa quốc
gia, căm ghét quyền lực và những thứ thuế của Giáo Hoàng La Mã. Các quân vương Đức
nhìn thấy một cơ hội để giành được nhiều quyền lực hơn nữa. Lãnh đạo trên danh nghĩa
của họ, hoàng đế La Mã thần thánh, vẫn là người Công giáo. Do đó các quân vương
chuyển sang Tin Lành để có thể gia tăng sự độc lập cảu họ và chiếm giữ đất đai của nhà
thờ. Phiên bản Luther của Tin Lành( như tên gọi chung của làn sóng bất đồng tôn giá)
thúc giục nhà nước kiểm soát giáo hội như một giải pháp thay thế cho quyền lực giáo
hoàng, và điều này có một sức hấp dẫn chính trị rõ rệt

Cũng có những lý do để thường dân thay đổi lòng trung thành của họ. Một số nông
dân Đức thấy cuộc tấn công của Luther vào quyền lực giáo hoangfnhuw một sự thùa nhận
cuộc nổi loạn xã hội của học chống lại các địa chủ, mặc dầu Luther đặc biệt từ chối cách
hiểu này. Một số dân thị trấn bị hấp dẫn bởi sụ tán thành của Luther đối với công việc làm
việc trên thế gian. Vì chỉ có đức tin mới đạt được sự cứu rỗi. Những người theo phái
Luther có thể thừa nhận việc kiếm tiền và những mưu cầu trần tục khác một cách thật
lòng hơn là Công giáo truyền thống. Không như Giáo hội Công giáo, những người theo
Luther không xem những nghề nghiệp nào đó như là đặc biệt thánh thiện; các tu viện bị
bãi bo, cùng với một số thiên hướng Kitô giáo chống lại việc kiếm tiền.

170
Một khi tính thống nhất của Kitô giáo đã bị chọc thủng, những nhóm
Tin Lành khác tiến lên (xem bản đồ 22.1). Ơ Anh, Henry VII bắt đầu thành lập giáo hội
Anh giáo, lúc ban đầu để thách thức với những nổ lực của Giáo Hoàng để ép buộc cuộc
hôn nhân đầu tiên của ông, vốn đã không đem lại một người thừa kế nam. (Henry sau
cùng đã có sáu vợ nối tiếp nhau, xử tử hai người vợ trong số đó, một ví dụ sinh động về
cách đối xử với phụ nữ trong nhữ mưu mô quyền lực). Henry cũng đã bị hấp dẫn bởi một
số những học thuyết mới, và người kế vị lâu bền nhất của ông, Elizabeth I con gái ông, là
một người Tin Lành dứt khoát.

Quan trọng hơn nữa là những giáo hội chị cảm hừng từ Jean Calvin, một nhà thần
học người Pháp đã thiết lập cơ sở của mình ở thành phố Geneva, Thụy sĩ. Phái Calvin
nhấn mạnh vào tính tiền định của Chúa, hay việc xác định tước về những ai sẽ được cứu
rỗi. Các mục sư phái Calvin trở thành những người canh giữ đạo đức và thuyết giảng lời
Chúa. Những người theo phái Calvin tìm kiếm sự tham gia của tất cả các tín đồ trong sự
quản lý nhà thờ địa phương, xúc tiến ý tưởng tiếp cận rộng rãi hơn để cho có nhiều người
theo phái Calvin tìm kiếm sự tham gia của tất cả các tín đồ trong sự quản lý nhà thờ địa
phương, xúc tiến ý tưởng của tiếp cận rộng rãi hơn đến chính quyền. Họ cũng xúc tiến
việc giáo dục phổ thông rộng rãi hơn để cho có nhiều người dân hơn có thể đọc thánh
kinh. Phái Calvin không chỉ được chấp nhận ở vùng Thụy Sĩ mà còn có ở nhiều vùng
thuộc Đức, ở Pháp(nơi mà nó tạo ra một những nhóm thiểu số mạnh), ở Hà Lan, ở
Hungary và ở Anh và Scotland. Vào đầu thế kỷ thứ 17, những người Thanh giáo (Puritan)
bị lưu đày đã đưa phái Calvin sang Bắc Mỹ.

Giáo hôi Công gióa không ngồi yên trước cuộc tấn công của Tin Lanh. Tuy không
thể tại lập sư thống nhật tôn giáo, nhưng giáo hội này phòng thủ Nam Âu, Áo, Ba Lan và
phần lớn Hungary và những vùng quan trọng của Đức cho đức tinh Công giáo. Dưới một
phong trài cải cách Công giáo và đã vái lại những nguyên lý quan trọng của Tin Lành như
là ý tưởng về các giáo sĩ không có quyền năng ban phép thánh thể và có thể lập gia đình.
Họ cũng đã tấn công những điều mê tín và tàn tích của niềm tin ma thuật; nghxa là người
Kitô gióa và người Tin Lành đều cố để tìm những phương thức mới để định hình quan
điểm của người dân bình thường. Một donhf tu mới, dòng Tên (Jesuit) trở nên tích cực về
171
chính trị, giáo dục và công việc truyền giáo, giành lại được một số vùng của châu Âu cho
giáo hội. Sự nhiệt tình của Dòng tiên cũng tài trợ cho hoạt động truyền giáo của Công
giáo ở châu Á và châu Mỹ.

Kết thúc sự thống nhất của Kitô giáo ở phương Tây

Tin Lành và những phong trào cải cách Công gióa đã có nhiều hệ quả ở châu Âu
vào cuối thế kỷ thứ 16 và đầu thế kỷ 17. Rõ ràng nhật là một loạt những cuộc chiến tranh
tôn giáo quan trọng,Pháp là bối cảnh của những trận chiến dự dội giữa các lực lượng phái
Calvin và Công giáo. Nhưng xung đột này chỉ kết thúc bằng sự dung nạp những người
Tin Lanh thông qua chỉ nắm 1598, mặc dầu trong thế kỷ tiếp theo, các vua Pháp ngày
càng cắt giảm các quyền của người Tin Lành. Ở Đức, chuuocj chines tranh ba mươi ba
năm đã no ra vào năm 1618 giữa người Tin Lành Đức và các đồng minh như những người
theo phái Luther ở Thụy Điển Chống lại hoàng đế La Mã thần thánh được Tây Ban Nha
hỗ trợ. Cuộc chiến quá tàn phá, làm giảm sức mạnh và sự thịnh vượng của người Đức
trong suốt một thế kỷ; làm giảm dân số đến 60% ở một số vùng (hình 22.2). Cuộc chiến
chỉ kết thục vào năm 1648 theo hiệp ước Westphalia, nhất trí với khái niệm dung nạp lãnh
thỏ: một số bang của các quân vương và thành phố chọn một tôn giáo, một số chọn thôn
giáo khác. Hiệp ước này sau cùng cũng dàm xếp cuộc nổi dậy của người Tin Lành Hà Lan
chống lại Tây Ban Nha; trao cho Hà Lan sự độc lập hoàn toàn .

Chiến tranh tôn giáo đặt dấu chấm cho lịch sử Anh, đầu tiên là trước thời gian tị vì
của Elizabeth trong thế kỷ thứ 16, rồi trong cuộc nội chiến Anh trong những năm 1640.
Những người thé phái Calvin, những người Anh giáo và một số người Công giáo đã tham
chiến. Căng thẳng cũng tăng lên giữa những yêu sách của nghị viện và mọt sô quyết đoán
một dòng dõi các vị vua Anh mới. Nối chiến kết thúc nắm 1660 (khá lâu sau khi vua
CharkesI bị chặt đầu; hình 22.3), nhưng việc giải quyết hoàn toàn chỉ đạt được vào năm
1688 -1689, khi sử dụng hợp tôn giáo có giới hán đã được ban cho phần lớn những người
Tin Lành, mặc dầu người Công giáo thì không được dung nạp.

Do đó những vấn đề tôn giáo chi phối chính trị châu Âu trong gần một thế kỷ. Các
cuộc chiến tranh tôn giáo đã dẫn đến một sự chấp nhận miễn cưỡng và có giớ hạnh ý

172
tưởng đa tôn giáo. Sự thống nhất của Kitô giáo không thể được tái lập, tuy nhiên trong
hầu hết các quốc gia riêng rx, ý tưởng tự do tôn giáo được tái lập, tuy nhiên trong hầu hết
các quốc gia riêng rẽ, ý tưởng tự do tôn giáo hoàn toàn vẫn còn nằm trong tương lai. Các
cuộc chiến trang tôn giáo đã làm cho nhân dân tin rằng chính bản thân tôn gióa là đáng
ngờ; nếu không có một cân lý thống trị duy nhất, vậy tại sao lại phải có tất cả sự tàn bạo
vafchems giết đó/ Sau cùng, các cuộc chiến trang ảnh hưởng đến cán cân chính trị châu
Âu, như bản dồ 22.2 cho thấy. Sau một thời kỳ yếu ớt trong nội chiến, Pháp đang đi lên.
Hà Lan và Anh được kích thích hướng về một vai trò quốc tê. Tây Ban Nha , có ưu thế
trong một thời gian ngắn, đã tụt lai. Về nội bộ, một số vị vua và quân vương đã hưởng lợi
từ sự suy yếu quyền lực giáo hoàng bằng cách giữ một vai trò mạnh hơn trong các sự vụ
tôn giáo.Điều này là đúng trong nhiều lãnh thổ Công giáo va Tin Lành. Tuy nhiên, một
trong số trường hợp, sụ bất đông Tin Lành đã khuyến khích những phhong trào chính trị
quần chúng và đã làm tăng thêm sức mạnh nghị viện.

Tác động của thay đổi về tôn giáo vươt ra xa ngoài chính trị. Những iềm tin phổ
biến đã thay đổi nhiều nhất trong những khi vực Tin Lành, như việc cải cách công giáo
cũng đã tạo ra những xung lực mới. Người dân phương Tây dần dần trở nên ít có khả
năng nhìn thấy một liên hệ mật thiết giữa Chúa và tự nhiên. Những người Tin Lành chống
lại ý tưởng về các phép lạ hay những can thiệp khác vào tiến tronhf của tự nhiên. Thay
đổi về tôn gióa cũng đã xúc tiến sự tập trung nhiều hơn vào đời sống gia đình. Các tác giả
tôn giáo đã khuyến khích tình yêu giữa chồng và vợ. Như một người Tin Lành Anh đã nói
“Khi vắng tình yêu giữa chồng và vợ, thì cũng giống như xương trật khỏi khớp: không có
sự thoải máu, không trật tự”. Sự xúc tiến gia đình này có nhuwgnx hệ lụy nhập nhằng đối
với phụ nữ. Tinh lành, hủy bỏ những nữ tu viện, làm cho hôn nhân cần thiết đồi với phụ
nữ so với trước đó: có ít giải pháp thay thế hơn cho những phụ nữ không thể lập gia đình.
Những người cha cũng chịu trách nhiệm đào tạo về tôn gióa cho con cái. Mặt khác, vai trò
tình cảm của phụ nữ trong gia đình được cải thiện với sự chú trọng mới vào tình thương.

Thay đổi về tôn giáo đi kèm và thúc đẩy việc biết chữ nhiều hhown cùng với sự lan
truyền của báo in. Ở thị trấn Durham, Anh, vào những năm 1630, con số này đã tăng lên

173
đến 47 phần tram. Việc biết chữ tăng lên đã mở ra cho người dân thêm những ý tưởng và
những phương thức tư duy mới.

15.2. Cuộc cách mạng khoa học

15.3. Những thay đổi về chính trị

Thay đổi về chính trị từ năm 1600 đến 1700 thì phức tạp, ngay cả cuộc đấu tranh
tôn giáo đã dần dần lắng dịu, một truyền thống quân chủ mạnh đã phát triển ở Pháp và bất
cứ nơi nào khác, bổ sung nhiều cho những chức năng của chính quyền trung ương. Nhưng
ở Anh và Hà Lan, có một sự nhấn mạnh mới đã xuất hiện, tạo ra một sự kiểm tra mạnh
mẽ của nghị viện đối với quyền lực hoàng gia. Cả hai truyền thống đều tỏ ra có ý nghĩa
trong việc định hình tương lai chính trị của châu Âu. Những chính quyền trung ương hiện
quả hơn đã giúp châu Âu bắt kịp với những hình thức chính trị đã từng được phát triển
trước đó ở những quốc gia như Trung Quóc. Đồng thời, những gợi ý đang tăng lên của
cái sẽ được gọi là nhà nước – quốc gia đã cung ứng một yếu tố mới trong chính trị, mà về
sau sẽ lan truyền đến những vùng khác của thế giới

Các nền quân chủ tuyệt đối

Những trào lưu chính trị mới định hình cùng với sự nỏi lên của khoa học, và nhiều
khi hai khuynh hướng này kết nối với nhau. Quân chủ phong kiến – sự cân bằng giữa vua
và các quý tộc – đã định hình chính trị phương Tây kể tuef cuối thời kỳ hậu cổ đại, sau
cùng đã được dỡ bỏ trong thế kỷ 17. Ở phần lớn các quốc gia, sau cùng khi những đam
mê của các cuộc chiến tranh tôn giáo nguội lạnh đi, các quân vương đã giành được những
quyền lực mới, cắt giảm áp lực truyền thống của quý tộc hay những cuộc khởi nghĩa.
Đồng thời, việc tổ chức quân đội nhiều tham vong hơn ở những nhà nước đã xác định
chiến tranh như là mục tiêu trung tâm, đòi hỏi sự quản trị cẩn thận hơn và việc thu thuế
được cải thiện.

Mô hình cho kiểu hình mới này là Pháp, lúc này là quốc gia lớn nhất va hùng mạnh
nhất phương Tây. Các vua Pháp không ngừng xây dựng quyền lực của học trong thế kỷ
thứ 17. Mặc dầu một số hội đồng cấp tỉnh vẫn còn mạnh, các vua Pháp đã ngừng triệu tập
nghị viện trung cổ và đã thông qua những đạo luật mà học thấy thích hợp. Họ cho nổ tung
174
những lâu dài của các quý tộc bất đồng, là một dấu hiệu khác cho thấy thước súng là sơ sở
quân sự đẻ cắt giảm chế độ phong kiến. Họ bổ nhiệm một số bộ máy quan lại được rút ra
từ những thương nhân và luật gia. Họ đã gởi những đại diện trực tiếp đến các tỉnh xa xôi.
Họ chuyên nghiệp hóa quan đội huấn luyên chính qui hơn cho các sĩ quan , cung cấp đồng
phục và sự hỗ trợ, và lập ra những bệnh viện quân sự và trợ cập hưu trí.

Vậy quyền lực của quân vương là rất lơn, trong thực thế, hệ thống của người Pháp
sẽ được gọi là quân chủ tuyệt dồi. Người đề xướng ưu tú nhất của hoàng gia, vua Louis
XIV đã tổng kết những nguyên tắc của nó một cách súc tích “ta là nhà nước”. Louis trở
thành một người bảo trợ nghệ thuật quan trọng, cho chính quyền một vai trò văn hóa vượt
hơn bất cứ mức độ nào trước đó ở phương Tây. Những học viện của ông không chỉ
khuyến khích khoa học mà còn làm việc để chuẩn hóa ngôn ngữ Pháp, một cung điện xa
hoa hoa ở Versailles được sư dụng để giữ cho các quý tộc bận rộn với những chức năng
xã hội để cho học không can thiệp vào những sự việc của nhà nước.

Sử dụng một cấu trúc quan lại mới, Louis và các thượng thư của ông đã phát triển
những chức năng bổ sung cho nhà nước. Họ giảm thuế trong nước, vốn có tác động như
những rào cản mậu dịch, và tạo ra việc sản xuất mới cho nhà nước điều hành. Lý thuyết
trị vì kinh tế, chủ nghĩa trọng thương, có nghĩa là các chính quyền phải xúc tiến kinh tế
trong nước để cải thiện các nguồn thu thuế và để giớ hạn nhập khẩu từ các quốc gia khác,
ít tiền hơn bị mật đi cho các nhà nước thù địch. Do đó, các quân vương tuyệt đố như
Louis XIV đặt những thứ thuế hàng hóa nhập khẩu cố để khuyến khíc các đội tàu thương
mại của họ, và tìm kiếm những thuộc địa để cung cấp nguyên liệu và một thị trường đảm
bảo cho hàng hóa chế tạo được sản xuất tại chính quốc gia.

Cấu trúc cơ bản của nền quân chủ tuyệt đối đã phát triển trong những nhà nước
khác ngoài nước Pháp. Tây Ban Nha đã cố để bắt chước những nguyên lý của Pháp trong
thế kỷ thứ 18; điều này đã tạo ra những nổ lực để siết chặt quyền kiểm soát đối với các
thuộc đia châu Mỹ La Tinh. Tuy nhiên, sự lan truyền quan trọng nhất của quân chủn tuyệt
đối đã xảy ra ở các nhà nước trung Âu đang bắt đầu giành được tâm quan trọng. Một loạt
các vị vua Phổ, ở Đông Đức, đã xây dưng một quân đội và hệ thống quan lại mạnh. Họ

175
xúc tiến hoạt động kinh tế và bặt đầu phát triển một hệ thống trường học do nhà nước tài
trợ. Các vua Habsbrurg ở Áo – Hung, mặc dầu vẫn là những nhà cai trị chính thức của đế
quốc La Mã Thần thánh, đã tập trung ngày càng nhiều vào việc phát triển một nề quân
chủ mạng hơn ở những vùng đấy dưới sự kiểm soát trực tiếp của học. Quyền lực của
những nhà cai trị Habsburg này đã tăng lên sau khi họ đẩy lùi đợt xâm lăng cuối cùng của
người Thổ vào cuối thế kỷ thức 17 và rồi bổ sung vương quốc Hungary vào lãnh thổ của
họ.

Phần lớn các quân vương tuyệt đối xem một quân đội mạnh như là một chìa khóa
cho mục tiên chính trị, và nhiều người hy vọng bành trướng lãnh thổ. Louis XIV đã sử
dụng nhà nước mạnh của mình như là cơ sở cho một loạt những cuộc chiến tranh từ năm
1680 trở đi. Những cuộc chiến tranh đem lại một số lãnh thổ mới cho nước Pháp nhưng
sau cùng đã thu hút một hệ thống liên minh đối nghịch ngăn chặn bước tiến them nữa.Các
vua Phổ, thông qua sự thận trong lâu dài trong việc pho bày quân đội kiêu hãnh của học
với nguy cơ của mọt cuộc chiến tranh quan trọng, vào thế kỷ thứ 18 đã chuyển sang một
loạt những xung đột giành thêm lãnh thổ mới.

Các nền quân chủ nghị viện

Anh và Hà Lan, đều phát triển thương mại và những cường quốc thuộc địa, đứng
cách ra khỏi khuynh hướng quân chủ tuyệt đối vào thế kỷ thứ 17. Họ nhấn mạnh vai trò
của nhà nước trung ương , nhưng họ cũng xây dựng những chế độ nghị viện trong đó các
vua chia sẻ quyền lực với những đại diện được giới quý tộc và các tầng lớp trên ở đô thị
chọn ra. Những cuộc nội chến Anh đã tạo ra sự hòa giải sau cùng trong năm 1688 và 1689
(cái gọi là cuộc cách mạng vinh quang) trong đó nghị viện giành quyền tố cao cơ bản đối
với nhà vua. Việc triệu tập nghị viện Anh không còn phụ thuộc vào nhà vua, vì những
phiên họp định kỳ đã được lên lịch trình. Các quyền của nghị viện để chấp thuận việc
đánh thuế đã cho phép nó theo dõi hay khởi động hầu hết các chính sách quan trọng.

Hơn nữa, một lý thuyết chính trị đang phát triển đã nổi lên vào thế kỷ thứ 17, được
xây dựng trên những ý tưởng Nghị viện. John Locke và những người khác đã lập luận
rằng quyền lực đến từ nhân dân, không phải từ quyền thiêng liêng cho sự cai trị cảu hoàng

176
gia. Các quân vương do đó phải được kiềm chế bởi những định chế bảo vệ lợi ích của
quần chúng, kể cả một số quyền tổng quát về tự do và tài sản. Một cuộc cách mạng thực
sự có thể chống lại sự cai trị không đúng một cách hợp pháp.

Nói chung, Tây Âu đã phát triển một sự đa dạng quan trọng trong các hình thức
chính trị, giữa quân chủ tuyệt đố và một kiểu quân chủ nghị viện. Nó đã duy trì một sự
căng thẳng đặc trưng giữa sự phát triển của chính quyền và ý tưởng cho rằng phải có
những giới hạn đối với quyền lực nhà nước. Căng thẳng này được thể hiện trong những
hình thức mời, như nó làm ta nhớ lại mố số nguyên lý có nguồn cố trong thời Trung Cổ.

Nhà nước quốc gia

Các nền quân chủ tuyệt đối và quân chủ nghị viện chia sẻ chung những đặc điểm
quan trọng như các nhà nước – quốc gia.Không giống như các đế quốc lớn của nhiều nền
văn minh khác, nhà nước – quốc gia cai trị những người dân chia sẻ một nền văn hóa và
ngôn ngữ chung, một số nhóm thiểu số tách riêng. Nhà nước – quốc gia có thể yêu cầu
một mức độ trung thành được gắn kết bằng những ràng buộc chính trị và văn hóa. Điều
này cũng đúng đối với Anh, nơi và ý tưởng về những quyền đặc biệt của người Anh đã
giúp nuôi dưỡng phong trào nghị viện, cũng như cũng đúng đối với Pháp. Không có gì
đáng ngạc nhiên, thường dân ở nhiều nhà nước – quốc gia, ngay cả khi không được đại
diện trực tiếp trong chính quyền, ngày càng tin rằng chính quyền phải hành động vì dựa
trên giả định rằng mùa màng kém đẩy giá thực phẩm lên cao, chính quyền bắt buộ phải
giúp đỡ nhân dân.

Tóm lại, các nhà nước – quốc gia đã phát triển một danh sách những chức năng
ngày càng nhiền hơn. Đặc biệt là dưới ngọn cờ của chủ nghĩa trọng thuơng, mà những
nguyên lý đã được những người theo chủ nghĩa quân chủ cũng như các lãnh đạo nghị viên
chia sẻ chung. Các nhà nước – quốc gia cũng đã xúc tiến những giá trị chính trị mới và
lòng trung thành rất khác nhau từ những truyền thống của các nền văn minh khác nhau.
Chúng giữ cho phương Tây bị chia rẽ về chính trị và thường có chiến tranh

Phương Tây năm 1750

177
Trong nửa đầu của thế kỷ thứ 18, nhiều thay đổi cơ bản đã tiếp diễn ở Tây Âu.
Tác động của các nền quân chủ tuyệt đối và quân chủ nghị viện đã kéo dàu, mặc dầu đổi
mới chính trị triệt để là hạn chế. Tuy nhiên, những thay đổi về thươn mại đã bắt đầu có
những kết quả thậm chí còn rộng hơn, với một sự mở rộng của sản xuất chế tạo quan
trọng; những phát triển nông nghiệp mới đã đóng góp thêm một thành phần quan trọng.
Sự biến dổi văn hóa của châu Âu, ở cả cấp độ giới thượng lưu và bình dân, cũng tiếp diễn,
với những hệ lụy ngày càng tăng dối với đời sống chính trị và xã họi

Những kiểu hình chính trị

Nhiều thay dổi then chốt trong châu Âu hiện đại đã xảy ra đồng thời vào giữa thế
kỷ 18. Những thay đổi chính trị có ý nghĩa. Trong gần hết thể kỷ, chính trị của người Anh
đã đi vào nề nếp thành một thông lệ nghị viện trong đó những nhóm chính trị then chốt
cạnh tranh ảnh hưởng mà không có những khác biệt chính trị quan trọng. Nền quân chủ
tuyệt đối ở Pháp ít thay đổi về thể chế, như nó trở nên kém hiệu quả. Nó không thể áp đặt
những thay đổi trong cấu trúc thuế để tạo ra một chỗ dựa tài chính vững chắc vì giới quý
tộc đã từ chối để từ bỏ những miễn trừ theo truyền thống của họ.

Những phát triển chính trị ở Trung Âu thì số động hơn. Ở Phổ, Frederik đại đế,
dựa dựng trên tổ chức quân sự và quan lại của những người tiền nhjeem của mình, đã đưa
ra tự do tôn giáo nhiều hơn trong khi mở rộng nhữn chức năng kinh tế của nhà nước.
Chính quyền của ông tích cực khuyến khích những phương pháp nông nghiệp tốt hơn; Ví
dụ, chính quyền xúc tiến việc sử dụng khoai tây châu Mỹ như một nông sản cơ bản.
Chính quyền cũng ban bố những đạo luật xúc tiến sự phối hợp thương mại tố hơn và bình
đẳng hơn; những hình phạt khắt khe theo truyền thống được cắt giảm. Những nhà cai trị
kiểu này khẳng định họ là những nhà chuyên chế khai sáng. Thự hành quyền lực lớn
nhưng cho lợi ích chung của xã hội.

Khai sáng hay không, các chính sách của nhà nước – quốc gia phương Tây quan
trọng đã tạo ra những cuộc chiến trong tái diễn; Pháp và Anh đánh nhau trong những năm
1740 và một lần nữa trong cuộc chiến tranh bảy năm(1756 – 1763); xung đột của chúng
tập trung vào những trận đánh của đế quốc thự dân. Áo và Phổ cuãng đánh nhau, với việ

178
Phổ giành được những vùng dất mới. Những cuộc chiến tranh thế kỷ thứ 18 không gây
tàn phá, nhưng chúng minh chứng sự gắn kế tiếp tục của nghệ thuật cai trị nhà nước và
chiến tranh vồ là đặc trưng của phương Tây

Tư tưởng khai sáng và văn hóa bình dân

Trong văn hóa, hậu quả của cách mạng khoa học lan vào một phong trào mới được
gọi là phong trào khai sáng, tập trung chủ yếu là ở Pháp, nhưng vời những người tham gia
khắp thế giới Phương Tây. Những nhà tư tưởng khai sáng tiếp tục ủng hộ tiến bộ khoa
học. Tuy không có những đột phá như Newton, các nhà khoa học đã thu được sự hiểu biết
mới về những nguyên tố quan trọng, và các nhà sinh học đã phát triển một hệ thống phân
loại mới thiết yếu cho các loài của tự nhiên.

Phong trào Khai sáng cũng đi tiên phong trong việc áp dựng những phương pháp
khoa học vào việc nghiên cứ xã hội con người, phác học ra các nghành khoa học xã hội
hiện đại. Ý tưởng cơ bản là những định luật hợp lý có thể mô tả xã hội cũng như hành vi
vật lý, và kiến thức có thể được sử dụng để cải thiện chính sách; theo đó, các nhà tội
phạm học đã viết rằng những hình phạt tàn bạo đã thất bại để năng cản tội ác, trong khi
một xã hội chính đáng sẽ có thể phục hồi các phạm nhân thông quá giáo dục. Các lý
thuyêt gia chính trị đã viết về tầm quan trọng của việc soạn thảo cẩn thận những bản hiến
pháp và biện pháp kiểm soát đặc quyền, tuy nhiên họ bất đồng ý kiến về hình thưc chính
trị nào là tốt nhất. Một trường phái mới của các nhà kinh thế đã phát triển. Trong tác
phẩm kinh điển Sự giàu có của các quốc gia (wealth of nations), triết gia người Scôtlen
Adam Smith đã đề ra một số nguyên lý của hành vi kinh tế. Ông lập luận rằng người dan
hành động theo sự tư lợi của họ, nhưng thông qua cạnh tranh, xúc tiến tiến bộ kinh tế
chung. Chính quyền phải tránh việc điều chỉnh nhằm ưu tiên hoạt động của sáng tạo các
nhân và các nguồn lự thì trường. Đây là một phát biể quan trọng về chính sách kinh tế và
là một minh họa cho niềm tin đang phát triển rằng những mô hình tổng quát về hành vi
của cong người có thể được suy ra từ tư duy hợp lý.

Nhiều cá nhân đơn độc có thể tổng kết một phần củaa phạm vi gây ấn tượng của
phong trào khai sáng. Denis Diderrot,( 1713 – 1784)

179
Là một nhà lãnh đạo đa diện của phong trài khai sáng ở Pháp, nổi tiếng nhất về
công trình biên tập Tự điển bách khoa, biên soạn kiến thức khoa học và khoa học xã hội.
Thuở ban đầu được đào tạo như một tu sĩ dòng tên, Diderot cũng đã viết nhiền về triết
học, toán học và tâm lý học của những người câm điếc; và cũng đã thử sức trong văn
chương. Là một người bạn tích cực của các triết gia khác, Diderot cũng đã du hành đến
các triều đình nước ngoài như một cố vấn và một tri thức viếng thăm. Ví dụ, ông đã viếng
Catherine vĩ đại nước Nga vào năm 1773 – 1774 để cảm ơn bà về sự bảo trợ hào hiệp.

Tổng quát hơn nữa, phong trào khai sáng đã tạo ra một loạt những nguyên lý cơ
bản về những sự việc của con người: con người là tốt, ít nhất là có thể cải thiện được, và
họ có được giáo dục để trở nen tốt hơn; lý trí là chìa khóa đến chân lý, và tôn giáo dựa
vào đức tin mù quáng hay từ chối dung nạp tính đa dạng là sai. Các nhà tư tưởng khai
sáng đã tấn công giáo hội công giáo với sự mạnh mẽ đặc biệt, vì giáo hội dường nhu ủng
hộ những điều mê tín cổ xưa trong khi thực hành quyền lực chính trị. Tiến bộ là có thể có;
thậm chí là không tránh được, nếu như người dân có thể được để cho tự do. Các mục tiên
của xã hội phải đặt trung tâm vào việc cải thiện đời sống vật chất và xã hội.

Mặc dầu không phải là điển hình của sự thúc đẩy chính của phong trào khai sáng,
một vài nhà tư tưởng đã áp dụng những nguyên lý tổng quát này vào những lĩnh vực khác.
Một vài nhà xã hội học đã lập luận rằng sự bình đẳng về kinh tế và thủ tiêu sở hữu cá
nhân phải trở thành những mục tiêu quan trọng. Một vài nhà tư tưởng nữ như Mảy
Wollstonecraft ở Anh, lập luận – chống lại quan điểm nam giới là trung tâm của hầy hết
các nhà tư tưởng Khai sáng- rằng các quyền chính trị và quyền tự do mới phải được mở
rộng cho phụ nữ. Nhiều tờ báo của phụ nữ viết cho phụ nữ đã xuất hiện lần đầu tiên trong
thời kỳ văn hóa khác thường này. Bà Beaumere giành quyền chỉ đạo tờ báo Pháp Nhật
báo các bà (journal des dames) từ một người đàn ông; và ở Đức, Marianne Ehrmann đã sử
dụng tờ báo của mình để gợi ý rằng đàn ông có thể bị kết án phần nào về địa vị thấp của
phụ nữ.

Sự phổ cập những ý tưởng mới đã khuyến khích thêm nữa những thay đổi trong
các thói quen và niềm tin của nhiều người dân bình thường.Những câu lạc bộ đọc sách và

180
quán cà phê cho phép nhiều thợ thủ công và doanh nhân đô thị bàn luận những ý tưởng
cải cách mới nhất. Các tác giả dẫn đầu và những tác phẩm biên soạn về các phát hiện
khoa học và triết học, như bách khoa toàn thư Anh( enceyclopedia Britannica) có được số
lượng người đọc lớn; và đối với một ít người, việc bán sách là một cơ nghiệp đáng kể.

Những thay đổi khách trong quan điểm bình dân song hành với những trào lưu tri
thức, tuy nhiên chúng có những nguồn sâu hơn là chỉ riêng triết học. Những thái độ đối
với trẻ em bắt đầu thay đổi trong nhiều nhóm xã hội. Những phương pháp rèn luyện thân
thể xưa hơn đã bị chỉ trích là ưu tiên cho hành vi bị giới hạn nhiều hơn là tôn trọng tính
tối và sự ngây thơ của trẻ em. Trong những gia đinh giàu có, những đồ chơi và sách có
tính giáo dục cho trẻ em đã phản ánh ý tưởng cho rằng thời trẻ thơ phải là một giai đoạn
học tập và phát triển.

Đời sống gia đình nói chung đã thay đổi do sự ý thức ngày càng tăng cho rằng
những trật tự thứ bậc cũ phải được suy nghĩ lại và duyệt xét lại theo hướng bình đẳng hơn
trong việc đối xẻ với phụ nữ và trẻ em trong gia đình. Tình yêu giữa các thành viên gia
đình được tôn trọng, và ràng buộc tình cảm trong hôn nhaan trở nên được tìm kiếm nhiều
hơn. Thay đổi cũng đã ảnh hưởng đến những đứa con lớn: cha mẹ càng ngày miễn cưỡng
để áp đặt một cuộc hôn nhân cho con trai hay con gái mình nếu những rung động tình cảm
là không đúng. Đây không chỉ là một liên kết với những ý tưởng Khai sáng về những
quan hệ gia đình thích đáng mà còn với những tiểu thuyết như Pamela của Richarson, vốn
tràn đầy một quan niệm tình cảm về cuộc sống.

Bài Tập:
Câu 1: Nguyên nhân ra đời của Chủ nghĩa Khai sáng ở Pháp?

Câu 2: Phong trào Phục hưng Ý có tác động như thế nào đến văn hóa nghệ thuật các quốc
gia Châu Âu thời kỳ này?

181
182

You might also like