You are on page 1of 11

LOÀI NGƯỜI TRONG XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ

1. Sự xuất hiện loài người:


Loài người bắt nguồn từ loài Vượn cổ - cách ngày nay 6 triệu năm.
Khoảng 4 triệu năm trước đây, Vượn cổ chuyển biến thành Người tối cổ.
Theo chủ nghĩa duy tâm: Do truyền thuyết, thần thoại.
Theo chủ nghĩa duy vật:
 Thuyết tiến hóa Darwin
 Quan điểm của F. Engels
 Trường phái Machusin
Vượn cổ -> Người vượn -> Loài người hiện đại
Theo thuyết tiến hoá của Darwin: con người là do loài vượn hình thành, những cơ
quan thô sơ của con người chính là bằng chứng của sự biến đổi tiến hoá. 4 đốt
xương cuối cùng xưa kia chính là 1 bộ phận của đuôi. Những cơ tai không cử động
được là do gen di truyền từ tổ tiên.
F. Engels: Tác dụng của lao động trong quá trình biến hóa từ vượn đến người. Luận
văn của Friedrich Engels đã nêu ra cho chúng ta thấy động lực chân chính của sự
biến hóa từ vượn đến người là lao động. Ông khẳng định rằng: chính lao động đã
sáng tạo ra bản thân con người.
Machusin: do ảnh hưởng lớn của bức xạ đã gây đột biến các gen làm cho con người
xuất hiện, trước hết về mặt sinh học. Chính do sự xuất hiện cơ cấu sinh học mới (đi
thẳng, vỏ đại não phát triển) đã bước chuyển sang lao động có hệ thống, mở đầu
thật sự lịch sử của loài người.
2. Bầy người nguyên thủy

Là người trung gian, hình thành từ 40000 năm TCN trước.

Công cụ lao động tiêu biểu là những hòn đá cuội được ghè qua loa, hình dáng rất thô
kệch, những mảnh tước tách từ hạch đá, những chiếc rìu tay hình bầu dục hoặc hình
hạnh nhân, những chiếc dùi, nạo, những lao, mác. Kỹ thuật chế tạo công cụ rất thô sơ.
Năng suất lao động rất thấp kém. Nạn đói thường xuyên đe dọa.

Nơi ở: Họ sống ở trạng thái mông muội. Họ ăn lông ở lỗ, cư trú trong hang động,
dưới mái đá hoặc dựng lều(cây,lá,cỏ khô), không có sức để chống lại những lực
lượng thiên nhiên. Do đó, đời sống của người nguyên thủy không khác loài động vật
mấy, mà năng lực sản xuất của họ cũng không nhiều hơn động vật bao nhiêu.

Thức ăn: hái lượm hoa quả, đào bới củ cây hay săn thú, bắt cá.

 bầy người nguyên thủy đi lang thang kiếm ăn tại một vùng nhất định. Việc tìm
kiếm thức ăn đang còn có tính chất ngẫu nhiên.

sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau khoảng vài ba chục người gọi là bầy
người nguyên thủy . Mỗi bầy đều có người đứng đầu, có sự phân công công việc giữa
nam và nữ, mọi người đều có nghĩa vụ đi săn bắt, tìm kiếm thức ăn, bảo vệ lẫn nhau
và trông nom con cái…

=> chưa phải đời sống xã hội nhưng đã có những dấu hiệu của đời sống xã hội.Con
người đầu tiên tách khỏi giới động vật chưa được giải phóng hoàn toàn. Nhưng mỗi
bước tiến trong hoạt động lao động của họ là một bước tiến đến giải phóng họ khỏi lệ
thuộc hoàn toàn vào lực lượng thiên nhiên, Cuộc sống bấp bênh, hoàn toàn phụ thuộc
vào thiên nhiên (ăn lông ở lỗ).

 Xã hội:

Bầy người nguyên thủy lúc ấy chưa có thể là một tập đoàn người tương đối vững
chắc và gắn bó lâu dài. Tùy điều kiện sinh hoạt thay đổi, mà khi thì họ kết hợp lại
tương đối đông, khi thì phân tán ra tương đối nhỏ. Giữa các bầy người nguyên thủy,
cũng không có mối liên hệ gì lâu dài và bền vững cả. Quan hệ nam nữ lúc ấy còn là
quan hệ tạp giao, nghĩa là giao hợp bừa bãi, không phân biệt già trẻ, trên dưới, không
phân biệt thế hệ cha mẹ với con cái, giữa anh em với chị em. Lúc này chưa có hôn
nhân và gia đình.

Một bước tiến lớn lao, trước đây chưa từng có, là cuối thời kỳ bầy người nguyên
thủy, thuộc giai đoạn người Nê-an-đec-tan, con người đã biết cách tìm ra lửa. Lúc đầu,
người nguyên thủy chỉ biết lấy lửa trong thiên nhiên: lửa bốc lên ở các núi lửa hoặc ở
cây cối bị sét đánh cháy. Về sau họ tự làm ra lửa bằng cách cọ xát mạnh hai cành cây
hay hai hòn đá lửa. Việc tìm ra lửa đã đánh dấu một bước nhảy vọt trong lịch sử loài
người. So với việc phát minh máy hơi nước thời cận đại thì nó còn có ý nghĩa lớn lao
hơn. Vì rằng khi loài người biết cách làm ra lửa thì họ cũng biết dùng lửa để nướng
chín thức ăn, biết đốt lửa để sưởi ấm và xua đuổi thú dữ, biết đốt phá rừng để mở rộng
phạm vi cư trú. Còn như về sau, việc chế tạo đồ gốm và đồ kim loại thì nhất định phải
dùng lửa. Việc dùng lửa đánh dấu bước đầu loài người chinh phục giới tự nhiên. Nó
làm cho loài người cuối cùng cũng tách khỏi giới động vật. Ăng-ghen viết: “Mặc dù
máy hơi nước đã thực hiện trong xã hội một bước ngoặt giải phóng vĩ đại, nhưng điều
chắc chắn là tác dụng giải phòng loài người của việc lấy lửa bằng cách cọ xát còn vượt
xa máy hơi nước. Vì lấy lửa bằng cọ xát đã cho phép con người lần đầu tiên chi phối
được một lực lượng thiên nhiên và do đó mà tách hẳn con người khỏi giới động vật”.

Bầy người nguyên thủy chưa có nghệ thuật, vì muốn có nghệ thuật thì óc quan sát
và sự nhận thức về mối quan hệ giữa tự nhiên với hình tượng nghệ thuật phải đạt đến
một mức độ phát triển nhất định, và bàn tay cũng phải đạt đến một mức độ thành thạo,
khéo léo nhất định. Thời sơ kỳ đồ đá cũ, người nguyên thủy chưa đạt đến mức độ đó
nên người ta không thấy có dấu vết của nghệ thuật.

Bầy người nguyên thủy chưa có tôn giáo, vì rằng tôn giáo chỉ nảy sinh trên cơ sở
có sự thống trị trong tư tưởng con người của những lực lượng tự nhiên hay xã hội. Lúc
này trong bước phát triển đầu tiên của mình, con người chưa nhận thức được một cách
rõ rệt mối quan hệ giữa mình với giới tự nhiên ở quanh mình nên chưa thể có ngay
những khái niệm tổng quát về một uy lực tự nhiên nào bên ngoài trong đầu óc của
mình. Nhưng những mầm sống của nghệ thuật và tôn giáo đã có thể nảy sinh vào cuối
thời kỳ này.

 Diễn ra quá trình hình thành người hiện đại. Và tiến đến 1 xã hội mới là công
xã thị tộc mẫu hệ.

3. Công xã thị tộc mẫu hệ

Trong khi lao động sản xuất, cải tạo thiên nhiên, con người cũng tự cải tạo bản
thân mình. Đến thời hậu kì đồ đá cũ (khoảng 4 vạn năm trước đây), con người đã
hoàn thành quá trình tự cải biến mình và trở thành Người tinh khôn hay còn gọi là
Người hiện đại (Homo Sapiens). sự chuyển biến do sự lao động tập thể tiến bộ hơn,
phức tạp hơn, đòi hỏi xã hội phải được tổ chức chặt chẽ hơn để tiến hành lao động
sản xuất tốt hơn. Từ đó công xã thị tộc – tổ chức xã hội cơ bản của xã hội nguyên
thủy cũng bắt đầu hình thành, chặt chẽ hơn, ổn định hơn bầy người nguyên thủy.

Là người hiện đại, hình thành từ 40000 năm TCN đến khoảng 4000 năm TCN.

Đặc điểm của Người tinh khôn Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể phát triển
như người ngày nay. Các bộ phận cơ thể đã trở nên hoàn thiện, hai bàn tay nhỏ,
khéo Iéo; các ngón tay – nhất là ngón cái linh hoạt hơn; trán cao, xương hàm nhỏ
và không còn nhô ra phía trước; não đặc biệt phát triển (khoảng 1300 – 1500 cm3).
Sự xuất hiện Người tinh khôn là bước nhảy vọt thứ hai, sau bước nhảy từ vượn
thành Người tối cổ.

Do sinh sống lâu dài ở những vùng có hoàn cảnh thiên nhiên khác nhau, nên ngay
từ lúc đó ở Người hiện đại đã xuất hiện những đặc điểm khác nhau về màu da, về
hình dáng mắt, môi, về đường cong và chiều cao của sống mũi, về cấu tạo và màu
sắc của tóc v.v…

- Đời sống:
Công cụ lao động: Công cụ đồ đá hậu kì, công cụ đồ đá giữa và đồ đá mới.
 Cư trú trong hang động, mái đá. Sống nhờ săn bắn, trồng trọt, chăn nuôi.
 Đã biết tạo ra nền kinh tế, biết thuần hóa được chó, sau đó là các gia súc
khác.
 Phát minh được dây cung, tạo ra đồ gốm, đồ dệt, nhà ở.
- xã hôi
Cộng đồng mới này được tổ chức theo mối quan hệ dòng máu, mọi thành viên đều
bình đẳng về lợi ích vật chất và địa vị xã hội, cùng hợp tác với nhau trong lao động.

 Tổ chức đó là công xã thị tộc – tổ chức xã hội cơ bản của xã hội nguyên thủy
đã hình thành.

Bộ máy tổ chức của công xã thị tộc Thị tộc thực chất là một tổ chức xã hội
gồm khoảng vài chục gia đình, với 3 – 4 thế hệ có cùng huyết tộc với nhau.
Trong thị tộc, lớp con cháu có thói quen kính trọng và vâng lời ông bà, cha mẹ.
Ngược lại, lớp ông bà, cha mẹ đều chăm lo, bảo đảm nuôi dạy tất cả lớp con
cháu của thị tộc như nhau. Trong mỗi gia đình, con cái có thể được bố mẹ săn
sóc, trìu mến, nhưng trẻ em của tất cả các gia đình thì không có sự phân biệt
nhau về mức độ quan tâm của thị tộc. Nhiều thị tộc có quan hệ dòng máu xa gần
hợp thành một bộ lạc. Mỗi hộ lạc có tên gọi, nơi ở, ruộng đất, sông ngòi, rừng
và đồng cỏ riêng. Các thành viên của bộ lạc cùng nói một thổ ngữ, cùng theo
một tín ngưỡng và thực hiện những nghi thức cúng lễ riêng. Bộ lạc có quyền rất
lớn đối với thị tộc, như công nhận hoặc bãi miễn tù trưởng, và thủ lĩnh quân sự
của thị tộc. Đứng đầu bộ lạc là một thủ lĩnh được trao quyền giải quyết những
công việc của bộ lạc theo quyết định của hội nghị bộ lạc. Hội đồng bộ lạc bao
gồm thủ lĩnh bộ lạc, thủ lĩnh quân sự, các tù trưởng của thị tộc và nhiều khi cả
tăng lữ nữa. Hội đồng này có quyền thảo luận và quyết định những vấn đề quan
trọng của bộ lạc như tuyên chiến, đình chiến, đón tiếp hoặc cử sứ giả đi. Trong
giai đoạn đầu của xã hội thị tộc, bộ lạc thường chia làm hai “nửa”, mỗi “nửa”
gồm 2 hoặc 4 thị tộc – gọi là một bào tộc. Bào tộc có vai trò quan trọng trong
việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo, hội hè và tổ chức lực Iượng vũ trang bảo vệ
bộ lạc. Bào tộc cũng có trách nhiệm giải quyết những vụ xích mích trong bộ lạc
hoặc bầu thủ lĩnh của bộ lạc.

công xã thị tộc đã trải qua hai giai đoạn phát triển, gắn liền với hai hình thức tổ
chức khác nhau của thị tộc, đó là thị tộc mẫu hệ và thị tộc phụ hệ.

a. Mẫu hệ

Trong chế độ thị tộc lúc này, con cái tính theo dòng mẹ (mẫu hệ). Vì thế,
người mẹ và người phụ nữ nói chung rất có uy tín trong thị tộc (khác với thời đại
xã hội có giai cấp sau này). Trong chế độ công xã thị tộc, người phụ nữ được tôn
trọng, có uy tín ngang hay hơn đàn ông. Sở dĩ như thế không phải chỉ vì người mẹ
có uy tín đối với con cái – con cái chỉ biết mẹ, không biết cha, mà chủ yếu là vì vai
trò kinh tế trọng yếu của người đàn bà trong thị tộc. Trong khi người đàn ông lo
việc săn bắn, thì phụ nữ chủ yếu lo việc lượm hái, trồng trọt và chăn nuôi nguyên
thủy, mà các công việc ấy thì đem lại thức ăn thường xuyên hơn cho thị tộc. Ngoài
ra, chính người phụ nữ lại trông nom con cái, nhà cửa và quản lý kinh tế thị tộc,
phân phối thức ăn. Vì thế, chế độ mẫu hệ thường cũng được gọi là chế độ mẫu
quyền – chữ “quyền” ở đây không có nghĩa là quyền uy như trong xã hội giai cấp
hiểu theo nghĩa pháp luật, mà chỉ có ý nói lên uy tín và vai trò quan trọng của
người phụ nữ trong chế độ thị tộc lúc này.
Sự phát triển lên một bước của sức sản xuất đã dẫn đến những thay đổi mới
trong quan hệ sản xuất và trong hình thức hôn nhân và gia đình. Hình thức hôn
nhân và gia đình của chế độ mẫu quyền phát triển là hình thức hôn nhân theo từng
đôi cũng gọi là hôn nhân đối ngẫu (pairing family). Lúc này, trong số vợ rất đông
của mình, người đàn ông chỉ có một vợ chính, và đối với người đàn bà đó anh ta là
người chồng chính,trong số nhiều chồng khác. Hôn nhân đã là sự kết hợp của một
đôi vợ chồng tương đối xác định. Song sự kết hợp đó vẫn có thể bị bên này hay bên
kia cắt đứt một cách dễ dàng, nên nó không vững chắc, ngắn ngủi và dễ tan vỡ.

Xã hội công xã thị tộc mẫu hệ có tính chất cộng đồng cao, quyền sở hữu tập thể,
gia đình mang tính mẫu hệ và vai trò quan trọng của phụ nữ.

b. Phụ hệ

Chế độ thị tộc mẫu hệ được chuyển sang chế độ thị tộc phụ hệ do đàn ông dần đảm
nhiệm những công việc lao động sản xuất chủ yếu có giá trị kinh tế cao.

Sự phát triển cao hơn của nền sản xuất xã hội ở thời đại đồ kim loại đã
đem lại những biến chuyển mới trong xã hội và làm thay đổi địa vị của người phụ
nữ.

Việc này xảy ra trước tiên ở các bộ lạc chăn nuôi. Việc chăn nuôi phát triển
đã làm tăng thêm của cải cho gia đình và cho thị tộc, đời sống do đó có đầy đủ hơn
trước. Từ săn bắn sang chăn nuôi, công việc vẫn do đàn ông đảm nhiệm. So với
kinh tế chăn nuôi của người đàn ông thì lúc này kinh tế gia đình của người đàn bà
trở nên kém quan trọng. Người đàn ông bắt đầu có nhận thức về sự mâu thuẫn giữa
địa vị thấp kém của mình với công lao ngày càng lớn của mình trong gia đình và thị
tộc. Muốn giải quyết mâu thuận đó, chỉ cần xóa bỏ huyết tộc theo họ mẹ và quyền
thừa kế mẹ, xác lập huyết tộc theo họ cha và quyền kế thừa cha. Chế độ thị tộc mẫu
hệ dần dần chuyển thành chế độ thị tộc phụ hệ.

Chế độ thị tộc mẫu hệ chuyển sang chế độ thị tộc phụ hệ

Đối với các bộ lạc nông nghiệp, quá trình chuyển biến này bắt đầu chậm hơn.
Giai đoạn đầu, việc trồng trọt nguyên thủy còn do phụ nữ đảm nhiệm. Xã hội thị
tộc mẫu hệ vẫn tiếp tục phát triển. Hiện tượng sùng bái phụ nữ xuất hiện ở thời kỳ
này. Nhưng nông nghiệp mỗi ngày một phát triển đòi hỏi sức lao động khỏe hơn,
nhiều hơn. Việc phát nương, mở rộng diện tích trồng trọt, việc đào mương dẫn
nước vào ruộng đã phải cần đến sức lao động ngày càng nhiều của đàn ông. Việc
chăn nuôi từng đàn gia súc lớn và nông nghiệp do súc vật kéo phải do đàn ông đảm
nhiệm. Dần dần đàn ông làm những công việc chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp,
đàn bà chỉ còn làm công việc gieo hạt, hái và trông nom nhà cửa.

Việc đàn ông đảm nhiệm những công việc lao động sản xuất chủ yếu, đàn bà
giữ vai trò thứ yếu trong sản xuất làm thay đổi quan hệ trong gia đình, làm cho
người đàn bà phụ thuộc vào người đàn ông. Gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình
mẫu hệ. Trong gia đình phụ hệ, người đàn bà đã có một người chồng nhất định và
phải sang ở tại gia đình của chồng, con cái đã biết cha, do đó quan hệ họ hàng tính
theo dòng cha. Chế độ thị tộc mẫu hệ dần bị lật đổ.

Chế độ hôn nhân đối ngẫu đã chuyển sang chế độ gia đình một vợ một chồng
(Monogamie). Quá trình hình thành gia đình một vợ một chồng lại gắn liền với quá
trình phát sinh chế độ tư hữu, với quá trình phân hóa xã hội thành giai cấp.

4. Cuối thời đại đồ đá mới.


Đến giai đoạn hậu kì thời đại đá mới, ở một số nơi, công xã thị tộc đã dần dần
tan rã, nhường chỗ cho một xã hội đã có sự phân hóa giàu nghèo và sự bất bình
đẳng.

 Thời kì xã hội nguyên thủy tan rã:


 Phát minh quan trọng: kim loại đồng, sắt
 Công cụ đồng đỏ, đồng thau, đồ sắt
 Hôn nhân đối ngẫu, gia đình 1 vợ 1 chồng, gia đình phụ hệ
 Quan hệ xã hội: xuất hiện hiện tượng người bóc lột người
 → Giai cấp xuất hiện
 Sự xuất hiện của công cụ lao động là tiền đề biến đổi sâu sắc trong xã hội:
Sự xuất hiện của kim loại → Tạo nên nhiều của cải sản phẩm → Đảo chiều
vai trò người đàn ông và phụ nữ (người đàn ông có khả năng lao động cao
hơn dẫn đến năng suất lao động nhiều hơn) → Tư hữu xuất hiện → Phân hóa
giàu nghèo → Nhà nước chiếm hữu nô lệ ra đời (có giai cấp bóc lột và bị bóc
lột, giai cấp bị trị và thống trị)

Sự phát triển của lực lượng sản xuất , sự phân công lao động theo
hướng chuyên môn hóa kết hợp với công cụ lao động bằng kim loại đã nâng
cao năng suất lao động. Từ đó nền kinh tế phát tiển, kẻ giàu kẻ nghèo, sự dư
thừa trong của cải, bất công xã hội bắt đầu xuất hiện giai cấp gây ra những
mâu thuẫn không điều hòa được. Xã hội công sản nguyên thủy đã trải qua
ba lần phân công lao động xã hội, tạo ra những tiền đề mới dẫn đến sự tan
rã của xã hội cộng sản nguyên thủy:
- Lần thứ nhất : nghề chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt
- Lần thứ hai : thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp
- Lần thứ ba : thương nghiệp phát triển
Qua ba lần phân công lao động xã hội:
- Kinh tế phát triển dẫn đến có sản phẩm sư thừa
- Tư hữu xuất hiện
- Tính chuyên môn của hoạt động kinh tế
- Không cần lao động của toàn bộ tập thể
- Chế độ hôn nhân một vợ một chồng
- Đơn vị kinh tế độc lập

Phá vỡ điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của thị tộc
Từ đó tổ chức mới ra đời, đại diện cho quyền lợi, giai cấp nắm ưu thế về
kinh tế và chính trị, nhằm quản lý xã hội, dập tắt sự xung đột công khai
giữa các giai cấp; tổ chức đó là nhà nước

You might also like