You are on page 1of 200

TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT

THÀNH
NGÀNH LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT
ĐẠI CƯƠNG
Giảng viên

LÊ HỌC LÂM
Giới thiệu tài liệu
Tài liệu nên tham khảo

SÚNG, VI TRÙNG VÀ THÉP -


Định Mệnh Của Các Xã Hội
Loài Người
Tác giả: Jared Diamond - Dịch
giả: Trần Tiễn Cao Đăng
Nhà xuất bản: Tri thức
Số trang: 600
Kích thước: 16x24cm
Trọng lượng:800 g
Năm xuất bản: Quý I/ năm
2007
Giá bìa:89.000đ
Tài liệu nên tham khảo
TẠI SAO BẠN CẦN HỌC LUẬT
HỌC LUẬT ĐỂ LÀM GÌ CHO TƯƠNG LAI
PHƯƠNG PHÁP HỌC
• LÝ LUẬN KẾT HỢP VỚI THỰC TIỄN
• LẬP LUẬN THEO TÍNH HỢP LÝ, CHẶT
CHẼ
• TÍNH CHÍNH XÁC
• TÍNH CÓ CĂN CỨ (LÝ LUẬN VÀ THỰC
TiỄN
PHƯƠNG PHÁP HỌC

• Phải biết thắc mắc vì khi bạn thắc mắc, đặt


câu hỏi là bạn tham gia vào bài giảng. Nếu
không thắc mắc. Có thể bạn sẽ không biết
bản thân mình biết gì và không gì cả.
• Tìm kiếm sự kết nối qua lại vì nội dung học
luôn luôn là hệ thống các ý tưởng qua lại chứ
không bao giờ là là những điều ghi nhớ rời
rạc.
• Giờ học trên lớp là bạn đang thực hành tư
duy. Nếu bạn chỉ ghi nhớ thì trí não bạn giống
cái máng xối chờ nước xối lên đầu bạn.
Cấp độ học
9. Sáng tạo
8. Phản biện
7. Tổng hợp
6. Suy luận Kỹ năng cần có: Diễn đạt
vấn đề (lời nói, viết văn, lập
5. Liên kết luận mạch lạc, yêu cầu
4. Phân tích phải nắm vững ngôn ngữ
tiếng Việt)
3. Hiểu
2. Biết
1. Nhớ
Lý luận kết hợp thực tiễn như thế nào

• Test: theo triết thuyết Marx Lenin


CSNT  CHNL  PK XHTB  XH XHCN

Khoa học công nghệ:


Lửa  Xe kéo  Động cơ đốt ngoài Động cơ
đốt trong, Đ/cơ điện  vi tính lượng tử

Phương thức SX: Săn bắt hái lượm  chăn nuôi


trồng trọt  nông nghiệp  công nghiệp – tri
thức 4.0
Bài 1: Nguồn gốc nhà nước và pháp luật

1.1. Các luận thuyết về nguồn gốc của nhà


nước.
Nhà nước là hiện tượng xã hội
Trong quá khứ và cho đến hiện
nay, trên thế giới vẫn
tồn tại nhiều quan niệm
qua các học thuyết khác
nhau về nguồn gốc
nhà nước.
1.1.1. Luận thuyết Quan điểm của thần học.

• Thượng đế  sắp xếp mọi trật tự trên trái


đất, trong đó có Nhà nước.
• Thuyết Thần học vẫn tồn tại trong thế kỷ
21 (Alah, Đấng Chúa Cha…)
• Vụ nổ Big Bang sinh ra vũ trụ cũng là
do đấng tối cao sắp đặt.
1.1.2. Quan điểm của Thuyết gia trưởng.
Bầy đàn vượn cổ
 xã hội loài người

Gia đình
các bộ tộc
(có tộc trưởng)

Tổ chức gia đình


 Bộ máy nhà nước
3. Quan điểm thuyết bạo lực ra đời nhà nước.

Bầy đàn vượn cổ


 xã hội loài người

Bộ tộc, thị tộc


chiếm đánh
lẫn nhau, cần lập ra
bộ máy đặc biệt
(do đấu tranh sinh tồn)
4. Quan điểm của các nhà tâm lý học.
Bầy đàn vượn cổ
 xã hội loài người
Bộ tộc, thị tộc
tập thể chấp nhận
vai trò quản lý
của cá nhân.
(nhu cầu để tồn tại
xuất phát từ
tâm lý bầy đàn)
5. Quan điểm của thuyết huyết thống.
Bầy đàn vượn cổ
xã hội loài người
Bộ tộc, thị tộc
thiết chế
cấm loạn luân.
(nhu cầu tự nhiên
tái sản xuất ra
con người, chống
lại sự thoái hóa
giống nòi)
6. Quan điểm mácxit về sự ra đời của Nhà
nước.
Bầy đàn vượn cổ
 xã hội loài người
Giàu (g/c thống trị)
• Do tư hữu  nhà nước bảo vệ tư hữu
nghèo (g/c bị trị)
7. Quan điểm về nguồn gốc nhà nước theo
thuyết Thủy lợi.

• Bầy đàn vượn cổ  xã hội loài người


• Tổ chức trị thủy  bộ máy nhà nước
• (Nhu cầu đoàn kết làm thủy lợi để sinh
tồn)
8. Quan điểm của thuyết khế ước xã hội.

Các
yếu tố
tiền đề:
đoàn kết, Luật Hợp đồng xã hội
giàu nghèo Nhân Nhà
tâm lý
tự nước
nhiên dân
huyết
thống
Chiến tranh
Thủy lợi
Quan điểm thuyết ngoài hành tinh
• Những bí ẩn về một nền văn minh trước
• Nhiều người tin rằng
nền văn minh hiện nay
chỉ là sự lặp lại của
nền văn minh trước đây
theo chu kỳ nhiều triệu năm .
Những bí ẩn về những nền văn minh trước

• Trước đây hàng chục triệu năm, trên trái đất


chúng ta từng tồn tại nền văn minh phát triển
cao nhưng sau đó, vì các lý do thiên nhiên nào
đó, nền văn minh này đã bị tiêu diệt và loài
người lại bắt đầu theo chu kỳ phát triển. Sở dĩ,
nhiều người tin vào luận thuyết này bởi vì, cho
đến hiện nay, trên trái đất còn có rất nhiều bí
ẩn không thể giải thích được.
Những bí ẩn về những nền văn minh trước
• Ở Nam Mỹ với nền văn minh người Mayan về
toán học, thiên văn,… như khoa học hiện nay.
• Trái cầu Klerksdorp sphere tại Nam Phi (South
Africa) dưới lớp khoáng sản 3 tỷ năm, làm bằng
kim loại cứng hơn sắt, tròn đều đặn, và có 3
đường rãnh. Các chuyên gia kim loại nói rằng
nó rất là cứng vì ngay cả dùng sắt cũng không
thể làm nó trầy trụa được. Không ai giải thích
được nguồn gốc của nó và công dụng nó là
gì. Theo thuyết Tiến hóa của Darwin thì 3 tỷ
năm trước chưa có loài người. 
Những bí ẩn về những nền văn minh trước
Kỹ Thuật Cắt Đá Pumapunku: Nhiều ngàn năm
trước, các nền văn minh cổ đã xây cất đền
đài dinh thự của họ với những phiến đá
nguyên gốc xẻ ra từ núi. Nhiều giả thuyết cho
rằng họ đã dùng tia Laser mới có thể cắt
khoan quá hoàn hảo.
Không những trên trái đất chúng ta còn vô số
các hiện tượng bí ẩn không thể giải thích
được mà còn trong vũ trụ bao la, các hiện
tượng vật lý thiên văn cũng còn đang chờ
khoa học khám phá và có thể không bao giờ
khám phá hết được.
Những bí ẩn về những nền văn
minh trước
• Nguồn gốc sự sống,
cũng như sự hình
thành của nhà nước
với kết cấu xã hội,
theo quan điểm này,
có thể xuất phát từ
các nền văn minh
ngoài hành tinh đem
tới và tiếp nối theo
chu kỳ của vũ trụ.
Những bí ẩn về những nền văn minh trước
• Giả thuyết này cho rằng khi thiên tai tận thế,
những người sống sót lại quay về sống trong
hang động, săn bắt thú và trồng trọt với công
cụ lao động bằng đá. Nền giáo dục bị gián
đoạn nhiều triệu năm vì không còn phương tiện
hiện đại và các thế hệ trước chỉ truyền lại cho
thế hệ sau bằng truyền khẩu, là các truyền
thuyết và chuyện cổ tích mang tính khái quát và
ước lệ.
• Ngay nhà bác học Albert Einstein cũng tin vào
giả thuyết này.
Nguồn gốc của pháp luật.

• 1.Theo quan điểm duy tâm
tôn giáo.
Pháp luật là sản phẩm có ý chí
của Đấng tối cao.
- các quốc gia Hồi giáo:
Thánh Alah
- các quốc gia theo Phật giáo :
ý Trời
- Công giáo: Đấng chúa cha.
1.2.2. Quan điểm Marx-Lénine về nguồn gốc pluật.

• Nhà nước và pháp luật ra đời cùng nhau 


nhà nước tiêu vong thì pháp luật không còn

Giàu (g/c thống trị)

Nhà nước

Hữu
ban hành Tư hữu
pháp luật

Nghèo (g/c bị trị)


1.2.3. Quan điểm của các nhà luật học Âu-Mỹ

Quy
Quy luật Tự Nhiên tắc
(lẽ phải, xử
luật công bằng, sự Ngôn ngữ Pháp luật
Sự hợp lý tối ưu) (phong
tục
Tập
quán)
1.2.3. Quan điểm của các nhà luật học Âu-Mỹ
Thí dụ về quy định luật giao thông: Ta lý giải vì
sao một số quốc gia đi sát bền lề phải và một
số quốc gia
đi sát bên lề trái
và nguồn gốc xa
xưa của nó
1.2.3. Quan điểm của các nhà luật học Âu-Mỹ
• Thí dụ về sự ra đời của luật lệ thương mại, về
quy ước trong mua bán:

Thỏa
Nhu Nhu
cầu
thuận Ghi
cầu nhận
đa trao Thỏa chung bằng Luật
ngôn
dạng đổi thuận của ngữ
thức sản
vật
số
ăn
đông
Quy ước
KIỂM TRA
1. Hãy trình bày nguồn gốc nhà nước theo hai
quan điểm Khế ước xã hội và quan điểm về
nền văn minh trước lặp lại theo chu kỳ. So
sánh và nhận xét riêng của bạn.
2. So sánh nguồn gốc nhà nước theo quan
điểm chủ nghĩa Marx và theo thuyết thủy lợi
của các nhà sử học phương Đông.
3. Trình bày nguồn gốc pháp luật theo quan
điểm Pháp luật của tự nhiên
Chương 2: Những vấn đề chung về nhà nước
• 2.1. Khái niệm và bản chất Nhà nước.
Hai quan điểm để so sánh, mở rộng tư duy:
Quan điểm Marx:
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực
chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ
cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản
lý đặc biệt, nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo
vệ địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền.
Chương 2: Những vấn đề chung về nhà nước

• Khái niệm Nhà nước theo khoa học pháp lý.


Thuyết Khế ước xã hội cho rằng nhà nước là tổ
chức do dân lập ra và phục vụ dân theo cam
kết trong bản hợp đồng xã hội. Tuy nhiên, ở
góc độ khoa học là liệt kê các biểu hiện cụ thể,
chúng ta thấy “nhà nước là một tổ chức được
cấu thành bởi các cá nhân có điều kiện sinh
hoạt chung và gắn kết nhau; đó là họ cùng làm
công việc quản lý và hưởng lương từ ngân
sách, là từ thuế của dân”
2.1.3. BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC

. Thuật ngữ bản chất: Chỉ 01 tính chất nguyên thủy


* Tính giai cấp: Các giai cấp nắm quyền tổ
chức ra một bộ máy đặc biệt để duy trì sự
thống trị xã hội.
* Tính xã hội (sau 1986, thêm vào): Trong xã
hội có vô vàn các quan hệ xã hội với các tính
chất và các loại chủ thể với nhiều giác độ
khác nhau tạo nên một xã hội đa dạng, cho
nên, để quản lý và thích ứng, nhà nước phải có
bản chất là tính xã hội.
2.2. DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC
1.Là đại diện của nhân dân sinh sống trên đất nước;
có chủ quyền lãnh thổ
2. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, qua đó, xác
lập quyền lực công cộng và xác lập đơn vị hành
chính,
3. Có bộ máy tổ chức chặt chẽ, có lực lượng quân
đội, cảnh sát; có nhà tù, trại giam, tòa án .
4. Có thẩm quyền thu thuế; quyền duy nhất về phát
hành tiền.
5. Đại diện chính thức trong quan hệ đối ngoại.
CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC

• Khái niệm: Là những phương diện hoạt động cơ


bản.
• Theo quan điểm Mácxít, Nhà nước là tổ chức của giai
cấp thống trị nên tổ chức ấy có nhiệm vụ lãnh đạo và
quản lý xã hội.
• Chức năng của nhà nước là những mặt hoạt động
chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm
vụ đã đặt ra.
* Chức năng đối nội của nhà nước nhằm giải quyết
các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an
ninh, quốc phòng của đất nước.
* Chức năng đối ngoại của nhà nước nhằm giải
quyết các quan hệ của nhà nước với các dân tộc, các
quốc gia khác trên trường quốc tế.
CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC
• Theo các nhà luật học Âu Mỹ kế thừa thuyết
Khế ước xã hội, nhà nước là tổ chức do nhân
dân lập ra để phục vụ nhân dân, đó là thực hiện
những cam kết trong hợp đồng với dân
* Trong đối nội, là bảo đảm quyền con người của
dân chúng, thỏa mãn quyền tự do về văn hóa tư
tưởng, bảo đảm quyền tự do kinh doanh để kinh
tế tăng trưởng bền vững, bảo vệ môi trường và
an sinh xã hội, chống bạo loạn để xã hội phát
triển.
* Trong đối ngoại, có nhiệm vụ bảo vệ khỏi sự
xâm lăng và giải quyết các xung đột bằng
phương pháp hoà bình, thúc đẩy quan hệ giao
lưu văn hóa, khoa học và thương mại quốc tế
nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân trong nước.
2.4. KiỂU nhà nước (Marx Lenin)

• Kiểu nhà nước là tổng thể các dấu hiệu cơ


bản của nhà nước, thể hiện bản chất, vai
trò xã hội, điều kiện phát sinh tồn tại và
phát triển của nhà nước trong những hình
thái kinh tế xã hội nhất định.
• Kiểu nhà nước chủ nô
• Kiểu nhà nước phong kiến
• Kiểu nhà nước tư sản
• Kiểu nhà nước xhcn
Hình thức nhà nước
• Khái niệm: Hình thức nhà nước là sự biểu
hiện ra bên ngoài của việc tổ chức quyền
lực nhà nước và những phương pháp
thực hiện quyền lực nhà nước.
• Chính thể quân chủ: quân chủ tuyệt đối và
quân chủ hạn chế.
• Chính thể cộng hòa: Cộng hòa quý tộc và
cộng hòa tổng thống.
Theo luật học Âu Mỹ hiện đại
• Loại nhà nước: Có hai loại trên thế giới
• Nhà nước tam quyền phân lập: Theo thuyết
Tam quyền phân lập của Montesquieu, Jonh
Looke.
• Loại nhà nước độc tài toàn trị (bao cấp): Nhà
nước tập trung quyền lực và quản lý tất cả
mọi lãnh vực và mọi cấp độ. Có 2 loại Độc tài
cá nhân và độc tài tập thể.
Nhà nước pháp quyền

1. Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trên thế giới


Người đầu tiên là nhà thông thái Hy lạp cổ Salon vào thế kỷ I,
trước CN: “Nhà nước phải được tổ chức theo các nguyên tắc
dân chủ, kết hợp sức mạnh với pháp luật”.
Platon: “Pháp luật cứu rỗi nhà nước”.
Còn Aristote cho rằng: “Pháp luật phải thống trị lên tất cả”.
Sisiron lại viết: “Cần đặt nhà nước trong khuôn khổ pháp luật”
Jonh Loke đưa ra quan điểm từ thế kỷ 17: “Dân được làm những
gì pháp luật không cấm; Nhà nước được làm những gì pháp luật
cho phép”. . …khẳng định tính tối cao của pháp luật.
Khái niệm nhà nước pháp quyền ở các quốc gia Âu-Mỹ.

* Lý luận về quyền con người: thể hiện

trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân


Cơ sở
quyền của Liên Hiệp Quốc và nhiều
lý luận
về công ước quốc tế khác.
Nhà
nước
pháp * Thuyết Khế ước xã hội
quyền

* Thuyết Tam quyền phân lập


Khái niệm nhà nước pháp quyền ở các quốc gia Âu-Mỹ.

• Quyền con người:


Karl Marx đưa ra khái niệm: “con
người là tổng hòa các quan hệ xã hội với
tính hiện thực của nó”
 quyền con người bao gồm quyền tự
nhiên và quyền xã hội
Cơ sở lý luận
Quyền sống còn

Quyền mưu cầu hạnh


Quyền phúc
Tự
nhiên Quyền tự do
Quyền
Con
Người Quyền nhân thân về danh dự,
Quyền Nhân phẩm,Bảo vệ đời tư,
Xã hội ứng cử, bầu cử, Uy tín….vv….

Quyền tư pháp: Khởi kiện,


quyền bào
chữa, quyền im lặng..v.v..
2. Khái niệm nhà nước pháp quyền ở các quốc gia Âu-Mỹ.

Ăn uống, hít thở…vv…

Cư trú
Lao động
Quyền Học tập
Sống
còn Nghỉ ngơi, vui chơi, Giải trí

Tư hữu

Thông tin
2.Khái niệm nhà nước pháp quyền ở các quốc gia Âu-Mỹ.

• Quyền mưu cầu hạnh phúc: mong muốn cuộc sống


được sung túc hơn, tiện nghi hơn  thúc đẩy khoa học
kỹ thuật phát triển Quyền kinh doanh thuộc quyền mưu
cầu hạnh phúc vì con người luôn luôn mong muốn mình
có thu nhập cao hơn, tạo việc làm nhiều hơn cho người
khác.
• Quyền tự do: Trong quá trình sống, để tồn tại, phát triển
và mưu cầu hạnh phúc cho bản thân, một cá nhân thực
hiện quyền ăn uống, học tập, vui chơi, lao động…cho
bản thân thì cá nhân khác cũng thực hiện các quyền đó.
Do vậy, pháp luật được đặt ra để đảm bảo cho quyền
của mỗi cá nhân trong xã hội không xâm phạm lẫn nhau.
2.Khái niệm nhà nước pháp quyền ở các quốc gia Âu-Mỹ.

* Thuyết Khế ước xã hội: Thuyết này cho rằng sự


xuất hiện của nhà nước là kết quả của một khế
ước (hợp đồng) được ký kết giữa những con
người sống trong trạng thái tự nhiên, không có
nhà nước. Nhà nước là tổ chức do nhân dân lập
ra để phục vụ nhân dân, phải theo ý nguyện của
người dân là chủ nhân của quốc gia; đó là thực
hiện những cam kết trong hợp đồng với dân
(khế ước xã hội) là bảo đảm sự phát triển của
người dân
2.Khái niệm nhà nước pháp quyền ở các quốc gia Âu-Mỹ.

• Thuyết Tam quyền phân lập: phát triển dựa vào


thuyết khế ước xã hội. khi nhà nước tập quyền
luôn có xu hướng tha hóa và lạm dụng quyền
lực đẩy những bất lợi về dân chúng. Bởi vì do
mưu cầu hạnh phúc là quyền tự nhiên của các
cá nhân, những người trong bộ máy nhà nước
khi có quyền lực công sẽ luôn luôn có xu hướng
dùng quyền lực ấy để mưu cầu lợi ích cá nhân,
giúp gia đình, thân hữu và sẽ liên kết lại để ban
hành những quy phạm pháp luật gây bất lợi cho
dân chúng, xâm hại đến các quyền con người
của nhân dân, vi phạm khế ước xã hội.
2.Khái niệm nhà nước pháp quyền ở các quốc gia Âu-Mỹ.

• Thuyết Tam quyền phân lập: vấn đề cần thiết đặt ra


trong Khế ước xã hội là nhân dân phải kiểm soát được
quyền lực nhà nước ba quyền là quyền lập pháp,
quyền hành pháp và quyền tư pháp phải bị phân chia
tách biệt và chế ước lẫn nhau
• Nhà nước pháp quyền là một tổ chức đặc biệt
do nhân dân tạo ra bằng Hiến pháp và bị giám
sát chặt chẽ, quyền lực nhà nước phải bị phân
quyền theo cơ chế tam quyền phân lập chế ước
sự lạm quyền
3. Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền.

• phải coi pháp luật là tối thượng


• đảm bảo các quyền tự do cá nhân là các quyền tự nhiên
của con người
• bộ máy phải được tổ chức theo cơ chế tam quyền phân
lập
Biểu hiện là:
- các cá nhân trong bộ máy bầu theo nhiệm kỳ.
- Nhiệm kỳ của các cá nhân không trùng lắp.
- Cá nhân không kiêm nhiệm
- Ba cơ quan có quyền lực chế ước nhau.
- Có tòa án bảo vệ Hiến pháp
- Có nền báo chí dân chủ thực hiện giám sát nhà nước
Giản đồ bộ máy tam quyền phân lập

Quốc hội 2 viện Chính phủ


Soạn thảo ban hành các Bộ giúp việc cho Tối cao pháp viện
luật tổng thống

Tòa án khu vực


Thị trưởng và các
phòng ban giúp
việc
Hội đồng tự quản
(Hạ viện địa
phương)

Tòa án địa hạt


Quận trưởng và nhân
viên giúp việc
Bộ máy Nhà nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay
• Khái niệm bộ máy nhà nước.
• là hệ thống các cơ quan nhà nước từ
trung ương đến địa phương được tổ chức
và hoạt động theo những nguyên tắc
chung thống nhất, tạo thành một cơ chế
đồng bộ để thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước.
Bản chất và nguyên tắc hoạt động
• Điều 2, Hiến pháp 2013:
- Bản chất: Nhà nước CHXNCN Việt nam là
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
- Nguyên tắc hoạt động: quyền lực Nhà nước là
thống nhất, làm việc có sự phân công, phối
hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp.
Chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam

• Chức năng đối nội: +Bảo vệ chế độ xã hội chủ


nghĩa; +Thực hiện quyền tự do, dân chủ của
nhân dân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa; +Tổ chức và quản lý kinh tế; +Tổ chức
và quản lý văn hoá, giáo dục, khoa học và công
nghệ; + các chính sách xã hội; +Bảo vệ trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa.
• Chức năng đối ngoại: Bảo vệ Tổ quốc xhcn;
+Cũng cố và tăng cường tình hữu nghị xhcn…..
Phân loại theo cấp độ hành chính
• Cấp Trung ương ( Quốc hội, Chính phủ,
VKSND tối cao, TAND tối cao)
• Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương). (HĐND, UBND, VKSND, TAND)
• Cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh). (HĐND, UBND, VKSND,
TAND)
• Cấp xã (xã, phường, thị trấn). (HĐND,
UBND)
Bộ máy nhà nước Việt Nam
phân công theo chức năng
• Có 4 loại cơ quan:
• Cq quyền lực: Quốc hội và HĐND các cấp
• Cq hành chính: Chính phủ và UBND các cấp
• Cq kiểm sát: VKSNDTC và VKSND các cấp
• Cq xét xử: TANDTC và TAND các cấp
• chế định chủ tịch nước là chế định độc lập
không thuộc hệ thống cơ quan nào trong bộ máy
Nhà nước.
Một số cơ quan chủ yếu của bộ máy
NNCHXHCN Việt Nam
• Quốc hội.
Điều 69 Hiến pháp 2013, “Quốc hội là cơ
quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”.
Quốc hội là cơ quan quyền lực, đại diện, lập
pháp, giám sát tối cao. Họp 2/năm
Nhiệm kỳ: 5 năm.
Một số cơ quan chủ yếu của bộ máy
NNCHXHCN Việt Nam
• Chính phủ
• Điều 94 Hiến pháp: “Chính phủ là cơ quan
hành chính nhà nước cao nhất của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực
hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp
hành của Quốc hội”.
• Có nhiều bộ trực thuộc giúp việc.
• Nhiệm kỳ 5 năm.
• Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng.
Một số cơ quan chủ yếu của bộ máy
NNCHXHCN Việt Nam
• Hội đồng nhân dân các cấp
Điều 113 Hiến pháp 2013 “Hội đồng nhân
dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng
và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân
dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm
trước Nhân dân địa phương và cơ quan
nhà nước cấp trên.”
Nhiệm kỳ 5 năm
Một số cơ quan chủ yếu của bộ máy
NNCHXHCN Việt Nam
• Uỷ ban nhân dân các cấp: điều 114 Hiến
pháp “Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền
địa phương do Hội đồng nhân dân cùng
cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội
đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương, chịu trách nhiệm
trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành
chính nhà nước cấp trên”.
• Nhiệm kỳ 5 năm
Một số cơ quan chủ yếu của bộ máy
NNCHXHCN Việt Nam
Toà án nhân dân các cấp: (theo địa giới
hành chính)
• Tòa án nhân dân là một trong các hệ
thống cơ quan cấu thành bộ máy nhà
nước, là trung tâm trong hệ thống các cơ
quan tư pháp ở nước ta.
Trong bộ máy nhà nước, Tòa án nhân dân
là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử.
Nhiệm kỳ 5 năm
Một số cơ quan chủ yếu của bộ máy
NNCHXHCN Việt Nam
Viện kiểm sát nhân dân các cấp:
- Điều 107 Hiến pháp 2013: + Chức năng
thực hành quyền công tố + Chức năng
kiểm sát các hoạt động tư pháp
- Nhiệm kỳ 5 năm
Bộ Máy nhà nước Việt Nam theo khoa
học pháp lý
• Nhà nước là một tổ chức cấu thành từ các cá
nhân có cùng điều kiện sinh hoạt chung như
cùng quản lý xã hội, cùng hưởng lương từ
ngân sách.
Bộ máy nhà nước Việt Nam hiện hành có
nhiều hệ thống cơ quan từ trung ương đến
địa phương.
Trong khoa học chính trị Việt Nam đặt tên là
Hệ thống Chính trị, còn khoa học pháp lý là
các bộ máy nhà nước.
GiẢN ĐỒ NHÀ TBT Hệ thống chính trị
NƯỚC VN Bộ Chính Trị XHCN Việt Nam
Thanh Nội
Ban Bí Thư
tra chính
Các ban đảng khác TW Mặt ..v.
Quốc Chính VKS TA trận TQ v..
hội phủ TC TC Trung ương đảng CSVN

Bí thư
HĐ UBN TA Tỉnh ủy, thành ủy
VKS MTTQ v..
ND D Tỉnh
Các phòng ban đảng CS v.

Bí thư
HĐ UB TA MTTQ
VKS Quận ủy, huyện ủy .v.v
ND ND ND quận
Các phòng ban đảng CS

Đảng bộ xã
MTTQ
UBND xã phường v.v
HĐND phường
phường xã .

Khu phố, Ấp, tổ Chi bộ Khu phố, tổ, ấp Các hội đoàn cấp

Kiểm tra cuối chương
• Tình huống: Công dân X bị chủ tịch UBND
tỉnh X ra quyết định hành chính sai. Ông X
có căn cứ rõ ràng để phản đối quyết định
của ông chủ tịch kia. Hỏi, có bao nhiêu cách
để ông X yêu cầu ông chủ tịch thu hồi hủy bỏ
quyết định sai lầm của mình?
Chương 3: Những vấn đề cơ bản của Pháp luật
Khái niệm so sánh
• PL XHCN “Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử
sự mang tính bắt buộc chung do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận
thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội, được đảm bảo thực
hiện bằng các biện pháp cưỡng chế”
• Quan điểm Âu Mỹ: “ Pháp luật là toàn bộ những
quy tắc xử sự chi phối các hoạt động và quan
hệ trong xã hội có tổ chức và mọi sự vi phạm sẽ
bị chế tài bằng sự cưỡng chế”.
So sánh 2 khái niệm PL
PL XHCN:
•do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận
•Nhà nước ban hành.
•Tính giai cấp thống trị
PL Âu Mỹ:
•Là các quy tắc xử sự trong xã hội
Bản chất của pháp luật

• Tính giai cấp: Engels cho rằng “PL là ý chí giai


cấp đề lên thành luật”
• Tính xã hội: Quan điểm của các nhà luật học
hiện đại đều cho rằng pháp luật mang bản chất
xã hội. Ở đâu có xã hội, ở đó có pháp luật. Bất
kỳ xã hội nào, dù có hay chưa có nhà nước thì
trong quan hệ xã hội giữa con người với nhau
luôn tồn tại một số quy định cấm không được
làm, nếu vi phạm sẽ phải chịu hình phạt. Đó
chính là pháp luật, cho nên, pháp luật có bản
chất xã hội.
• Lưu ý thuật ngữ “bản chất” là “một tính chất
ban đầu”
Các liên hệ pháp luật và hiện tượng xh khác
• Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế-
khoa học kỹ thuật:
• Động lực phát triển kinh tế là quyền mưu
cầu hạnh phúc và phương tiện là khoa học
công nghệ
• Pháp luật là yếu tố trong kiến trúc thượng
tầng được sinh ra trên cơ sở hạ tầng và
qui định bởi cơ sở hạ tầng.
• Pháp luật luôn luôn phản ánh trình độ phát
triển của chế độ kinh tế.
Các liên hệ pháp luật và hiện tượng xh khác
• Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
Giống nhau:
- Là các quy tắc xử sự
- Cùng nguồn gốc.
- Cùng mục đích điều chỉnh hành vi
Khác nhau:
- Phạm vi điều chỉnh:
- Phương pháp điều chỉnh hành vi:
Các liên hệ pháp luật và hiện tượng
xh khác
• Pháp luật và Nhà nước:
• Pháp luật với chính trị:
• Pháp luật với các quy phạm xã hội khác: quy
phạm pháp luật là bộ phận trong quy phạm
xã hội. Có sự hỗ trợ, tương tác, hoặc cản trở
giữa các quy phạm pháp luật và các quy
phạm xã hội khác trong việc điều chỉnh các
quan hệ xã hội.
2. Các đặc trưng của pháp luật.

• Tính cưỡng chế: Là việc để bắt buộc mọi người


phải tuân thủ và trừng phạt những kẻ không tuân
thủ.
Tính cưỡng chế còn làm cho quy phạm pháp luật
khác với các quy phạm đạo đức, luân lý vì ở các
loại quy phạm này, con người thực hiện do niềm tin,
do áp lực của dư luận xã hội. Còn tính cưỡng chế
là sự buộc phải tuân thủ bằng sức mạnh của tổ
chức công quyền (luật nhà nước ban hành), hoặc
những cam kết nghĩa vụ (luật hợp đồng)
2. Các thuộc tính đặc trưng của pháp luật.

• + Tính quy phạm phổ biến:


- Quy phạm: Khuôn thước mẫu. Là khuôn
mẫu về cách xử sự mà người ta phải theo
trong những trường hợp nhất định.
- Phổ biến : Phạm vi tác động của pháp luật
trên toàn lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia
và được áp dụng nhiều lần đối với tất cả các
cá nhân, tổ chức sinh sống, hoạt động trên
lãnh thổ đó.
2. Các đặc trưng của pháp luật.

• Tính khách quan : là phải phù hợp


với những điều kiện cụ thể của xã hội
ở thời điểm nó tồn tại, tức là nó phản
ánh đúng nhu cầu khách quan của xã
hội. Pháp luật một nước phản ánh
tình trạng kinh tế xã hội của nước đó
trong một giai đoạn nhất định. Khi
tình hình kinh tế xã hội thay đổi thì
pháp luật cũng thay đổi theo để phù
hợp.
2. Các đặc trưng của pháp luật.
• Tính ổn định tương đối : là văn bản
pháp luật khi ban hành phải phù hợp với
xã hội và có thể áp dụng trong một thời
gian tương đối dài để tạo sự ổn định cho
các quan hệ xã hội.
Một trong những mục đích của pháp
luật là giữ sự ổn định xã hội nên chính
pháp luật cũng phải mang tính ổn định
tương đối.
2. Các đặc trưng của pháp luật.

• Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: (tính hệ


thống)
- Các văn bản có hiệu lực từ cao xuống thấp sắp xếp
theo một trật tự, thống nhất về nội dung và hình thức,
không được mâu thuẫn, chồng chéo nhau.
- Do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ
tục nhất định
- Mỗi loại văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi riêng
tuỳ theo từng cấp ban hành.
- ngôn ngữ diễn đạt phải chính xác, rõ ràng, không đa
nghĩa
3. Chức năng của pháp luật.

• Chức năng điều chỉnh : thông qua các hình


thức quy định, và tính cưỡng chế sự bất tuân
nên cá nhân phải điêu chỉnh hành vi.
• Chức năng bảo vệ : Khi có hành vi xâm phạm
tới các quan hệ xã hội được pháp luật điều
chỉnh thì người có hành vi vi phạm đó sẽ bị
cưỡng chế .
• Chức năng giáo dục: thông qua sự tác động
của pháp luật vào ý thức con người, làm cho
con người hình thành ý thức pháp luật và hành
động phù hợp với cách xử sự ghi trong quy
phạm pháp luật.
Hình thức pháp luật
Khái niệm hình thức pháp luật
• Hình thức pháp luật là những dạng tồn tại
thực tế của pháp luật trong các kiểu Nhà
nước. Hình thức pháp luật là phương thức
phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền ra
bên ngoài thông qua việc hợp pháp hóa
trong các hoạt động làm luật và ban hành
luật của Nhà nước.
• Hình thức pháp luật là những dạng tồn tại
thực tế của pháp luật
Hình thức pháp luật
+ Các điều ước quốc tế: Các quan toà khi
xét xử phải xem xét vụ việc xảy ra có vi
phạm các cam kết quốc tế đó hay không.
• Áp dụng trực tiếp.
• Áp dụng gián tiếp (nội luật hóa)
Hình thức PL
• + Văn bản quy phạm pháp luật: là hình
thức pháp luật thành văn, là các quy tắc
xử sự do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành hoặc thừa nhận một số
tập quán dạng văn bản theo những trình
tự thủ tục nhất định. Hiện nay, hình thức
này và được coi là hình thức pháp luật
chủ yếu mọi Nhà nước được các quan toà
áp dụng trong công tác xét xử.
Hình thức PL
• Tập quán pháp: là những quy tắc xử sự
hình thành từ cuộc sống, qua nhiều thế
hệ, là hình thức pháp luật không thành
văn có ý nghĩa về mặt pháp lý mà sự cần
thiết và phạm vi của nó được chủ thể
pháp luật công nhận một cách tự phát mà
không cần một văn bản mang tính bắt
buộc nào.
Hình thức PL
• + Án lệ (tiền lệ pháp): là các bản án,
quyết định của toà án, của trọng tài trong
quá khứ có tính chất mẫu mực được mọi
nguời thừa nhận là công minh và bản án,
quyết định đó được các toà án áp dụng
cho những vụ việc có các tình tiết tương
tự.
Hình thức PL
• Các học thuyết pháp lý
Học thuyết pháp lý bao gồm các tư tưởng
mới tồn tại trọng các nghiên cứu kho học
trên các tạp chí chuyên ngành, các cuộc
hội thảo.
• Luật Lẽ Phải (lẽ công bằng, phương đông
gọi là đạo lý, sự hợp lý của sự việc)
2. Hệ thống pháp luật Việt Nam
• Các qui định của pháp luật không phải được xếp đặt một cách vô
trật tự mà nằm trong một hệ thống chặt chẽ, có mối liên hệ mật thiết
nhau và căn cứ vào các tiêu chí cơ bản như nguồn gốc và lịch sử
phát triển, nguồn luật và cấu trúc... để đưa ra khái niệm và phân loại
các hệ thống pháp luật. Quan điểm Marx-Lénine: pháp luật chiếm
hữu nô lệ, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản, pháp luật xã hội
chủ nghĩa.
• Ở giác độ so sánh, các luật gia thường sử dụng nhiều tiêu chí để
đưa ra khái niệm và phân loại hệ thống pháp luật. Thuật ngữ hệ
thống pháp luật được hiểu theo hai nghĩa:
• - Thứ nhất: đó là hệ thống pháp luật của một quốc gia, là cấu trúc
của toàn bộ các quy phạm của luật thực định của quốc gia đó.
Chẳng hạn hệ thống pháp luật Việt Nam, hệ thống pháp luật Trung
quốc, hệ thống pháp luật Hoa Kỳ...v...v...
• - Thứ hai: Đó là tập hợp một số hệ thống pháp luật quốc gia có
nhiều điểm tương đồng theo nhũng tiêu chí nhất định. Chẳng hạn
hệ thống pháp luật Anh-Mỹ (Common Law), hệ thống pháp luật
Châu Âu lục địa (Continental Law), hệ thống pháp luật xã hội chủ
nghĩa (Sovietque Law) và. hệ thống pháp luật tôn giáo..v...v..
Khái niệm về hệ thống pháp luật.

• + Cấu trúc bên trong của pháp luật: gồm tổng thể các qui phạm pháp luật
có mối liên hệ nội tại thống nhất nhau tạo nên toàn bộ nội dung của toàn bộ
hệ thống pháp luật, được phân chia thành các cấp độ từ hẹp đến rộng
mang tên: qui phạm pháp luật, chế định pháp luật, ngành luật.
• - Qui phạm pháp luật là qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung cho mọi
người và được nhà nước bảo đảm thực hiện trong các trường hợp cụ thể,
thể hiện ý chí của giai cấp thống trị do nhà nước ban hành.
• Đây là phần tử nhỏ nhất trong hệ thống pháp luật nhưng cũng chính bộ
phận này hình thành nên hệ thống pháp luật (chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở
phần sau).
• - Chế định pháp luật là một nhóm qui phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm
quan hệ xã hội cùng loại, có tính chất nội tại trong một ngành luật.
• - Ngành luật là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan
hệ xã hội cùng tính chất thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội
với những phương pháp điều chỉnh riêng.
• Như vậy, xét về mặt cấu trúc: tập hợp nhiều qui phạm pháp luật sẽ tạo
thành một chế định pháp luật, nhiều chế định pháp luật tạo thành một
ngành luật, tập hợp các ngành luật tạo nên một hệ thống pháp luật.
Khái niệm về hệ thống pháp luật.

• Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy


phạm pháp luật có mối quan hệ nội tại,
thống nhất với nhau được phân định thành
các ngành luật và các chế định pháp luật
thể hiện ra bên ngoài bằng các văn bản do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành theo trình tự thủ tục luật định.
• Bao gồm cấu trúc bên trong và hình thức
bên ngoài.
Khái niệm về hệ thống pháp luật.

• Hình thức bên ngoài của pháp luật (hay còn gọi là
nguồn của pháp luật): là những dạng tồn tại bên ngoài
của pháp luật do nhà nước thừa nhận hoặc ban hành
thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Hình thức pháp luật
xã hội chủ nghĩa là cách thức mà Nhà nước xã hội chủ
nghĩa phản ánh ý chí của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động ra bên ngoài thông qua việc hợp pháp hoá
trong các hoạt động làm luật và ban hành luật.
• Theo định nghĩa các nhà luật học Âu Mỹ đưa ra về hình
thức bên ngoài của pháp luật, là những dạng tồn tại thực
tế của pháp luật được các quan toà áp dụng khi xét xử.
II. Văn bản quy phạm pháp luật – Hình thức pháp
luật chủ yếu của Nhà nước.

Khái niệm: (Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
được Quốc hội thông qua có hiệu lực ngày 01/01/2009)
“Văn bản qui phạm pháp luật
- là hình thức pháp luật thành văn
- do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự
thủ tục luật định,
- có chứa đựng các qui tắc xử sự chung,
- được Nhà nước bảo đảm thực hiện
- nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội
chủ nghĩa”
Văn bản quy phạm pháp luật – Hình thức pháp luật chủ yếu
của Nhà nước.

• 2. Các loại văn bản qui phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
• Hiến pháp, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các
cấp qui định trình tự, thủ tục ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật
theo giá trị pháp lý từ cao đến thấp, từ Trung ương đến địa phương như
sau:
• Quốc hội ban hành Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết;
• Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh, nghị quyết;
• Chủ tịch nước ban hành Lệnh, quyết định;
• Chính phủ ban hành Nghị định;
• Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định;
• Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết;
• Chánh án Toà án nhân dân tối cao ban hành Quyết định, thông tư;
• Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định, thông tư;
• Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành Quyết định, thông tư;
• Hội đồng nhân dân các cấp ban hành Nghị quyết;
• Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định.
Mối quan hệ giữa các loại văn bản Hiến Pháp, Luật,
Nghị Định, Thông tư:

Hiến pháp là đạo luật gốc, có giá trị pháp lý


cao nhất. Căn cứ vào Hiến pháp để soạn thảo
và ban hành các bộ luật, các luật. cơ quan hành
pháp ban hành một loại văn bản hướng dẫn áp
dụng này gọi là Nghị Định. Trong một số
trường hợp, Nghị định hướng dẫn thi hành luật
cũng chưa áp dụng được vào thực tiễn nên cần
đến loại văn bản khác là Thông tư hướng dẫn
thi hành nghị định do các Bộ thuộc Chính phủ
ban hành.
III. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện
nay.

• Việc phân chia thành các ngành luật tuỳ thuộc vào sự
phát triển, thay đổi các quan hệ xã hội, thời gian và quan
điểm của các nhà khoa học pháp lý ở mỗi quốc gia. Do
Việt Nam theo hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa nên
việc phân chia các ngành luật cũng theo cách phân chia
của Sovietque Law, đó là căn cứ vào các nhóm quan hệ
xã hội. Do vậy, ở Việt Nam, có thể liệt kê một số ngành
luật sau: 1) Ngành luật Hiến Pháp. 2) Ngành luật Hành
chính. 3) Ngành luật Hình sự. 4) Ngành Tố tụng Hình
sự. 5) Ngành luật Dân sự . 6) Ngành Tố tụng Dân sự.
7) Ngành luật Hôn nhân và Gia đình. 8) Ngành luật Lao
động. 9) Ngành luật Kinh tế. 10) Ngành luật Đất đai.
11) Ngành luật Tài chính-Ngân hàng. 12) Ngành luật
Môi trường. 13) Ngành luật quốc tế bao gồm tư pháp
quốc tế và công pháp quốc tế.
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
• Khái niệm qui phạm pháp luật :
• Quy phạm là một từ Hán Việt, “ Qui là thước, phạm là khuôn. Qui
phạm là cách thức làm chừng để noi theo”.
• Quy phạm: là những qui tắc xử sự của mỗi con người trong cuộc
sống hàng ngày là các qui phạm xã hội.
• Có thể nói rằng tất cả các hoạt động hiện tồn trong mỗi hành vi ứng
xử của chúng ta đều là các qui phạm xã hội. Từ đi đứng, ăn nói,
chào hỏi, giữ lời hứa, học tập và lao động...v...v... của mỗi cá nhân
con ngưòi đều tuân theo những qui tắc nhất định. Tuỳ theo từng
giác độ xem xét, người ta chia làm nhiều loại qui phạm khác nhau
như qui phạm đạo đức, qui phạm tôn giáo, qui phạm tập quán,
qui phạm pháp luật...v...v…
• Qui phạm pháp luật là qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung cho mọi
người trong các trường hợp cụ thể và được bảo đảm thực hiện bằng
sự cưỡng chế.
• Qui phạm pháp luật xã hội chủ nghiã là qui tắc xử sự chung cho mọi
người do Nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành, thể hiện ý chí của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Qui phạm pháp luật :

• Đặc điểm của Qui phạm pháp luật :


• Qui phạm pháp luật là loại quy phạm xã hội nên
nó mang những đặc điểm chung của quy phạm
xã hội, đó là tính điều chỉnh, tính phụ thuộc vào
ý thức, tính phổ biến. Ngoài ra, Qui phạm pháp
luật là loại quy phạm xã hội đặc biệt nên có
những đặc điểm riêng như sau:
• + Do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện
ý chí của giai cấp thống trị.
• + Có tính bắt buộc chung đối với mọi người
trong từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.
• Pháp luật là hệ thống qui tắc xử sự còn qui
phạm pháp luật là một qui tắc xử sự.
2. Các thành phần của qui phạm pháp luật

• Mỗi qui phạm pháp luật là một qui tắc xử sự chung, do


đó mỗi qui phạm pháp luật cần giải quyết những vấn đề
sau:
+ Trường hợp, điều kiện, hoàn cảnh nào mà qui phạm
pháp luật tác động đến?.
+ Gặp những trường hợp đó, người ta xử sự như thế nào
cho đúng?.
+ Nếu không xử sự đúng qui định của pháp luật sẽ bị gánh
chịu hậu quả bất lợi gì?
• Trả lời các câu hỏi trên chính là hình thành nên cơ cấu
của qui phạm pháp luật. Qui phạm pháp luật có 3 bộ
phận hợp thành: Giả định, qui định và chế tài.
2. Các thành phần của qui phạm pháp luật

a. Giả định:
• Nêu rõ hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của cuộc sống mà
khi hoàn cảnh, điều kiện đó xảy ra thì người ở trong
hoàn cảnh đó phải xử sự theo qui định của luật.
• Giả định thường trả lời các câu hỏi: Người (tổ chức)
nào? Khi nào? Trong hoàn cảnh, điều kiện nào?
• - Giả định là một bộ phận cần thiết không thể thiếu được
trong qui phạm pháp luật, thiếu giả định thì qui phạm
pháp luật trở nên vô nghĩa.
• Giả định của qui phạm pháp luật có thể đơn giản (chỉ
nêu một hoàn cảnh, điều kiện), có thể phức tạp (nêu hai
hay nhiều hoàn cảnh, điều kiện).
2. Các thành phần của qui phạm pháp luật

b. Qui định: (qui định mô hình của hành vi)


• Là bộ phận thứ hai của qui phạm pháp luật nêu lên
cách xử sự buộc người ta phải làm, không được làm
hoặc đã thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm khi
ở trong hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong giả định. Nói
cách khác, qui định nêu quyền và nghĩa vụ khi ở vào
điều kiện, hậu quả nêu ở phần giả định.
• Qui định thường trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm
gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?
• Qui định là bộ phận cơ bản, không có qui định thì sẽ
không có qui phạm pháp luật.
2. Các thành phần của qui phạm pháp luật

c. Chế tài:
• Nêu biện pháp xử lý dự kiến sẽ áp dụng đối với những
người đã xử sự không đúng hoặc làm trái qui định của
Nhà nước - trái với nội dung đã ghi ở phần qui định của
qui phạm pháp luật.
• Chế tài thường trả lời câu hỏi: hậu quả như thế nào nếu
không làm đúng qui định của Nhà nước. Để đảm bảo
cho Qui phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế cần
phải có phần chế tài.
• Chế tài là hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp
luật, nó biểu hiện thái độ của Nhà nước và là điều kiện
bảo đảm cần thiết cho những qui định của Nhà nước
thực hiện chính xác và triệt để.
3. Phân biệt quy phạm pháp luật và điều luật:
• Điều luật là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ quy phạm pháp
luật ghi trong các văn bản, còn quy phạm pháp luật là
khuôn mẫu cách thức để buộc phải theo. Do đó, nhiều
trường hợp ngôn ngữ sẽ không bao giờ hoặc không cần
thiết diễn giải hết một quy phạm pháp luật trong một điều
luật. Có nhiều trường hợp điều luật chỉ có phần giả định
và chế tài hoặc chỉ có phần giả định và quy định. Đó là
trường hợp quy định ẩn và gửi chế tài sang luật khác.
• Ẩn quy định : là trường hợp trong điều luật, ta thấy quy
phạm pháp luật chỉ có phần giả định và chế tài mà
không thấy ngôn ngữ diễn đạt phần quy định. Có nhiều
người cho rằng khuyết phần quy định là không chính xác
vì quy định bị ẩn đi.
• Gửi chế tài: là trường hợp trong điều luật chỉ có phần giả
định và quy định, còn phần chế tài ở trong điều luật
khác, thậm chí trong các bộ luật khác.
Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật

• Khoản 1, Điều 207, Bộ luật Hình sự về Tội đua


xe trái phép
• Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc
các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại
cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị
xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị
kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn
vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến
năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ
đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba
năm.
Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật

• Khoản 1, Điều 160, Bộ luật Hình sự: Tội đầu cơ


Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc
tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên
tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó
khăn về kinh tế mua vét hàng hóa có số lượng
lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính gây hậu quả
nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu
đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ
sáu tháng đến năm năm.
Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật

• Điều 52. Luật Đầu tư về Thời hạn hoạt động của


dự án có vốn đầu tư nước ngoài
Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư
nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự
án và không quá năm mươi năm; trường hợp
cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn
đối với dự án nhưng không quá bảy mươi năm.
Thời hạn hoạt động của dự án được ghi trong
Giấy chứng nhận đầu tư.
Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật

• Khoản 2, Điều 13 Luật Doanh nghiệp về Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần
và quản lý doanh nghiệp
• Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại
Việt Nam:
• a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản
nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị
mình;
• b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
• c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các
cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
• d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà
nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp
của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
• đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất
năng lực hành vi dân sự;
• e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh
doanh;
• g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật

• Khoản 1, Điều 4, Luật Thuế Thu nhập cá nhân về Thu nhập


được miễn thuế

1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động


sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với
con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;
cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ,
mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu
nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;
anh, chị, em ruột với nhau.
Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật

• Khoản 1, Điều 147, Bộ luật Hình sự về Tội vi


phạm chế độ một vợ, một chồng
• “Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn
hoặc chung sống như vợ chồng với người khác
hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người
mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây
hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.”
Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật

• Điều 80, Hiến pháp 1992: “Công dân có


nghĩa vụ nộp thuế và lao động công ích
theo qui định của pháp luật”.
Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật

• Điều 9, Luật Hôn nhân gia đình về Điều kiện kết


hôn:“Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo
các điều kiện sau đây (1). Nam từ hai mươi tuổi
trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên; (2). Việc kết
hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không
bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không
ai được cưỡng ép hoặc cản trở; (3). Việc kết
hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm
kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.
Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật

• Khoản 1, Điều 226a, Bộ Luật Hình Sự về Tội truy cập


bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác: “Người
nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử
dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương
thức khác truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của
người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức
năng hoạt động của thiết bị số; lấy cắp, thay đổi, hủy
hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ,
thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu
đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.”
Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật

• Điều 12, Luật Thuế thu nhập Doanh nghiệp về


Nơi nộp thuế: “Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có
trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ
sở sản xuất hạch toán phụ thuộc hoạt động tại
địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
khác với địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở
chính thì số thuế được tính nộp theo tỷ lệ chi phí
giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở
chính. Việc phân cấp, quản lý, sử dụng nguồn
thu được thực hiện theo quy định của Luật ngân
sách nhà nước. Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Điều này.”
Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật

• Khoản 2, Điều 19, Công ước Quốc tế về


những quyền dân sự, chính trị: “Mọi người
đều có quyền tự do phát biểu quan điểm;
quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm,
tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý
kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn
phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay
bằng mọi phương tiện truyền thông khác,
không kể biên giới quốc gia”.
Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật

• Khoản 1, Điều 22, Công ước Quốc tế về


những quyền dân sự, chính trị: “Ai cũng
có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành
lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo
vệ quyền lợi của mình.”
Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật

• Khoản 1, Điều 88, Bộ Luật Hình Sự về Tội tuyên


truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam: “Người nào có một trong những
hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ
ba năm đến mười hai năm: (a) Tuyên truyền
xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
(b)Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh
tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong
nhân dân; (c)Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài
liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;”
Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật

• Khoản 1, Điều 103, Bộ Luật Hình Sự về


Tội đe dọa giết người: “Người nào đe doạ
giết người, nếu có căn cứ làm cho người
bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ
được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến ba năm.”
Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật

• Khoản 3, điều 38, Luật Đất đai quy định về


các trường hợp thu hồi đất: “Nhà nước thu
hồi đất trong các trường hợp sau đây: Sử
dụng đất không đúng mục đích, sử dụng
đất không hiệu quả”.
Quan hệ Pháp luật.

Khái niệm:
• Trong cuộc sống hàng ngày, con người tham gia vào
nhiều mối quan hệ đa dạng phức tạp như: quan hệ đồng
nghiệp, bạn bè, nam-nữ, quan hệ vợ chồng v.v.. và
những quan hệ đó sẽ được điều chỉnh bởi nhiều qui
phạm xã hội khác nhau như: đạo đức, tôn giáo, điều lệ,
tín điều tôn giáo,. v.v. Trong những mối quan hệ đó, có
những quan hệ quan trọng, phổ biến Nhà nước thấy cần
phải tác động điều chỉnh nó bằng những qui tắc xử sự
chung thể hiện ý chí của mình thì những quan hệ đó
được gọi là quan hệ pháp luật. Như vậy, quan hệ pháp
luật là quan hệ xã hội được Qui phạm pháp luật điều
chỉnh.
• Hay định nghĩa cách khác, quan hệ pháp luật là quan hệ
xã hội trong đó quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
được pháp luật xác lập và bảo đảm thực hiện.
2. Thành phần của quan hệ pháp luật

• chủ thể quan hệ pháp luật.


• nội dung của quan hệ pháp luật.
• khách thể của quan hệ pháp luật.
Chủ thể của quan hệ pháp luật :

a. Khái niệm: Chủ thể quan hệ pháp luật là


những cá nhân, tổ chức theo qui định của
pháp luật có thể trở thành các bên tham
gia thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý
trong quan hệ pháp luật cụ thể.
Chủ thể của quan hệ pháp luật :

b. Các loại chủ thể:


• * Chủ thể là cá nhân: Cá nhân muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp
luật phải có năng lực chủ thể – Năng lực chủ thể gồm có năng lực pháp luật
và năng lực hành vi.
+ Năng lực pháp luật là khả năng hưởng các quyền và nghĩa vụ pháp lý theo
qui định của pháp luật để họ có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật cụ
thể. Năng lực pháp luật là thuộc tính không tách rời của mỗi cá nhân, thời
điểm phát sinh tuỳ qui định của mỗi nước. Theo luật pháp nước ta năng lực
pháp luật của mỗi công dân phát sinh khi được sinh ra, và chấm dứt khi
người đó chết tức là mỗi công dân Việt Nam được xem như có năng lực
pháp luật khi còn sống.
+ Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể bằng chính hành vi của mình, tham
gia vào quan hệ pháp luật và tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp
lý được pháp luật qui định. Năng lực hành vi được đảm bảo bằng hai điều
kiện sau: độ tuổi; khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
• Đạt đến một độ tuổi nhất định:
• Đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:
Như vậy, năng lực của một cá nhân gồm năng lực pháp luật và năng lực hành
vi. Năng lực pháp luật là cơ sở của năng lực hành vi và năng lực hành vi là
điều kiện để chủ thể qua hành vi, tham gia các quan hệ pháp luật cụ thể. Có
đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi, cá nhân có thể tự mình giao
dịch hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền.
Chủ thể của quan hệ pháp luật :
• * Chủ thể là tổ chức: Tổ chức gồm tổ chức có tư cách
pháp nhân và tổ chức không có tư cách pháp nhân.
• Tổ chức là pháp nhân : Pháp nhân là một con người
giả định được gắn cho các tổ chức hội đủ một số điều
kiện luật định để trở thành chủ thể một số quan hệ pháp
luật cụ thể. BLDS qui định những điều kiện để trở thành
pháp nhân:
+ Được thành lập hợp pháp;
+ Có tổ chức chặt chẽ ( như có bộ máy nhân sự…);
+ Có tài sản độc lập;
+ Nhân danh mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật
một cách độc lập, nghĩa là pháp nhân nhân danh bản
thân mình với tên gọi khi thành lập tham gia, tiến hành
các hoạt động và phải chịu trách nhiệm về hoạt động đó.
( có con dấu tròn để tham gia các quan hệ pháp luật)…..
Pháp nhân
• Pháp nhân thương mại: là các doanh
nghiệp và các tổ chức kinh tế kinh doanh.
• Pháp nhân phi thương mại: cơ quan nhà
nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã
hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và
các tổ chức phi thương mại khác.
Chủ thể của quan hệ pháp luật :
• Ý nghĩa việc xác định chủ thể: Khi viết đơn khởi kiện,
xác định được ai là bị đơn.
Thí dụ tình huống "Chị Thủy cùng với gia đình chồng,
tiến hành nuôi gà công nghiệp. Chị là người đi mua
thức ăn cho gà. Việc thanh toán tiền mua thức ăn
cho gà tại cửa hàng ông Nam tiến hành theo phương
thức gối đầu. Việc thanh toán này cả gia đình chồng
đều biết. Khi chị Thủy ly hôn với chồng trở về nhà mẹ
đẻ để sống thì gia đình chồng mới phát hiện số tiền
chị Thủy nợ ông Nam là 4 kì. Khi ông Nam đòi gia
đình chồng chị Thủy phải thanh toán thì gia đình
không đồng ý thanh toán 4 kì mà chỉ chấp nhận
thanh toán 1 kì vì chị Thủy đã không còn là thành
viên trong hộ gia đình của  họ nữa, 3 kì còn lại chị
Thủy phải trả. Chị Thủy không đồng ý thanh toán với
lí do: không có tiền."  Vậy, ông Nam phải đòi ai? Giải
thích vì sao đòi người đó mà không đòi người khác?
. Nội dung của quan hệ pháp luật:
• Nội dung của quan hệ pháp luật là quyền và nghĩa vụ
pháp lý cụ thể tương ứng của các chủ thể khi tham gia
vào quan hệ pháp luật.
* Quyền của chủ thể: là khả năng xử sự mà pháp luật cho
phép chủ thể thực hiện.
• Nghĩa vụ của chủ thể: là cách xử sự mà pháp luật bắt
buộc chủ thể phải thực hiện nhằm đáp ứng quyền của
chủ thể bên kia. Nói cách khác, nghĩa vụ pháp lý là
những yêu cầu, đòi hỏi chủ thể phải hoặc không được
có những hành vi nhất định tương ứng với quyền của
chủ thể bên kia.
• Quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể kia và
ngược lại.
Khách thể của quan hệ pháp luật

• Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi


ích, những mong muốn, mục tiêu mà các bên
chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào
quan hệ pháp luật, là cơ sở để hình thành các
quyền và nghĩa vụ của các bên.
• Khách thể của quan hệ pháp luật khác với đối
tượng tác động của quan hệ pháp luật. Đối
tượng tác động là những gì mà các bên chủ thể
trực tiếp tác động đến. Còn khách thể là những
lợi ích nhất định mà các chủ thể mong muốn đạt
được khi tham gia vào quan hệ xã hội cụ thể.
Khách thể của quan hệ pháp luật

• Thí dụ 1: Trong quan hệ mua – bán nhà


• Nhà: đối tượng tác động giống khách thể của
quan hệ này nhưng phân tích kỹ sẽ thấy sự
khác biệt. Ông A bán nhà, ông B mua nhà. A sẽ
quan tâm tới đối tượng là số tiền vàng sẽ nhận,
B quan tâm tới đối tượng là căn nhà sẽ nhận.
Khách thể ở đây chính là quyền sở hữu nhà mà
quá trình họ thoả thuận thương lượng với nhau
để đi đến.
Khách thể của quan hệ pháp luật

• Thí dụ 2: Trong vụ trộm cắp chiếc xe gắn


máy.
Chiếc xe gắn máy là đối tượng tác động,
không đồng thời là khách thể mà khách
thể là quyền sở hữu của chủ xe, là quyền
sở hữu tài sản của công dân được pháp
luật bảo vệ. Tên trộm tác động vào đối
tượng là xe máy, qua đó, vi phạm quyền
sở hữu tài sản của công dân.
Những điều kiện làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ quan hệ
pháp luật.

• Qui phạm pháp luật chỉ có thể làm phát sinh


quan hệ pháp luật thực tế nếu gắn liền với
những sự kiện đặc biệt. Thí dụ: Các qui phạm
pháp luật hình sự vẫn tồn tại song các quan hệ
pháp luật về hình sự sẽ không có nếu tội phạm
không xảy ra.
• Những sự kiện đặc biệt mà sự xuất hiện hay
mất đi của chúng gắn liền với việc hình thành,
thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật được
gọi là sự kiện pháp lý.
sự kiện pháp lý

• Sự kiện pháp lý là sự kiện có thật xảy ra trong đời sống


xã hội nhưng phù hợp với điều kiện đã được pháp luật
dự đoán và do đó làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quan hệ pháp luật cụ thể.
• * Sự biến: là sự kiện phát sinh không phụ thuộc vào ý
chí của con người nhưng lại làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ pháp lý giữa những chủ thể nhất định. Thí dụ:
Sinh, các hiện tượng tự nhiên như: dịch họa, thiên tai,…
• * Hành vi: là cách xử sự thể hiện ý chí của con người
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật. Thí
dụ: Một cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân
thì phải làm đơn đăng ký kinh doanh theo qui định của
pháp luật.
4. Ý nghĩa việc xác định quan hệ pháp luật

• việc xác định quan hệ pháp luật càng rõ


càng có cơ sở xác định các điều khoản áp
dụng khi giải quyết tranh chấp.
• Xác định được chủ thể sẽ xác định được
quyền và nghĩa vụ.
• Xác định khách thể sẽ xác định có xâm hại
hay không.
III. Giải thích pháp luật.

• 1. Khái niệm.
• Giải thích pháp luật là làm sáng tỏ về mặt
tư tưởng, nội dung và ý nghĩa của các qui
phạm pháp luật, đảm bảo cho sự nhận
thức và thực hiện nghiêm chỉnh, thống
nhất pháp luật.
III. Giải thích pháp luật.

* Giải thích không chính thức: đây là sự giải


thích tư tưởng, nội dung của các quy phạm
pháp luật do các cá nhân, tổ chức bất kỳ thực
hiện, không mang tính chất bắt buộc phải xử sự
theo cách giải thích đó.
* Giải thích chính thức: Là sự giải thích các tư
tưởng, nội dung của quy phạm pháp luật được
tiến hành bởi các cơ quan có thẩm quyền, có
hiệu lực bắt buộc và được ghi vào các văn bản
giải thích pháp luật.
• Thí dụ: Luật doanh nghiệp giải thích thế nào là
doanh nghiệp, cổ đông, cổ phần, lãi suất,..v.v…
2. Các phương pháp giải thích pháp luật

+ Phương pháp logic: sử dụng những suy đoán logic để làm sáng tỏ nội dung
của quy phạm pháp luật.
+ Phương pháp giải thích về mặt văn phạm: làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng
của quy phạm pháp luật bằng cách làm rõ nghĩa từng chữ, từng câu và xác
định mối liên hệ ngữ pháp giữa chúng với nhau.
+ Phương pháp giải thích chính trị – lịch sử: tìm hiểu, giải thích nội dung
của quy phạm pháp luật thông qua việc nghiên cứu các điều kiện chính trị,
lịch sử đã dẫn đến việc ban hành văn bản có chứa qui phạm đó.
+ Phương pháp giải thích hệ thống: làm rõ nội dung, tư tưởng của quy phạm
pháp luật thông qua đối chiếu nó với các qui phạm khác; xác định vị trí của
qui phạm đó trong chế định pháp luật, ngành luật cũng như trong toàn bộ
hệ thống pháp luật.
• Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, giải thích pháp luật chính thức chỉ do
Quốc Hội có thẩm quyền. Các văn bản giải thích, hướng dẫn thi hành pháp
luật như Nghị định của Chính Phủ, thông tư của các bộ không phải là giải
thích hướng dẫn mà chính là các văn bản quy phạm pháp luật. Tòa án khi
xét xử không được giải thích luật chính thức.
Bài 6: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

• 1. Khái niệm thực hiện pháp luật:


Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt
động có mục đích, làm cho những qui định
của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành
những hành vi hợp pháp của các chủ thể
pháp luật. Nói cách khác, Thực hiện pháp
luật là đưa pháp luật vào cuộc sống.
Bài 6: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

2. Các hình thức thực hiện pháp luật:


Thực hiện pháp luật thông qua các hình thức sau đây:
+ Tuân thủ pháp luật: là những hành vi kìm chế (xử sự thụ động), không làm
những gì pháp luật không cho phép hoặc ngăn cấm.
Thí dụ: không được thực hiện hành vi phạm tội.
+ Thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật): là các hình thức xử sự tích cực khi
các chủ thể thực hiện nghĩa vụ do pháp luật qui định.
Thí dụ: Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đối với Nhà nước khi có hoạt động
kinh doanh.
• Như vậy, tuân thủ và thi hành là hình thức chủ thể thực hiện nghĩa vụ của
mình.
+ Vận dụng và sử dụng pháp luật: là hình thức chủ thể thực hiện quyền của
mình do pháp luật cho phép.
Thí dụ: Khi một người bị người khác xâm hại đến quyền lợi của họ thì họ có
quyền khởi kiện trước Toà án đòi bồi thường (pháp luật qui định cho công
dân quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện…).
+ Áp dụng pháp luật:
Bài 6: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

• II. Áp dụng pháp luật.


Khi thực hiện pháp luật, có nhiều trường hợp
nếu không có sự can thiệp của cơ quan Nhà
nước, các quy phạm pháp luật sẽ không được
thực hiện hoặc thực hiện không đúng, do đó áp
dụng pháp luật tức là áp dụng quy phạm pháp
luật vào trong các trường hợp cụ thể.Do vậy ,
thực hiện pháp luật là cơ quan nhà nước áp
dụng các quy phạm pháp luật vào trong cuộc
sống xã hội.
1. Các trường hợp áp dụng pháp luật:

- Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể pháp luật không mặc nhiên
phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước.
• Thí dụ: Nữ: 18 tuổi, nam 20 tuổi  Đăng ký kết hôn tại UBND.
- Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia
quan hệ pháp luật mà các bên không thể tự mình giải quyết được.
• Thí dụ: Tranh chấp hợp đồng, nếu có yêu cầu Toà án sẽ giải quyết.
- Khi cần áp dụng những chế tài đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp
luật.
• Thí dụ: Một người đi xe gắn máy (110 phân khối) không có bằng lái bị cảnh
sát giao thông xử phạt hành chính
- Trong một số quan hệ pháp luật quan trọng Nhà nước cần tham gia để kiểm
tra, giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hoặc Nhà
nước xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại một sự kiện thực tế cụ thể nào
đó.
• Thí dụ: Toà án tuyên bố một người đã chết hoặc mất tích; Nhà nước phê
chuẩn điều lệ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp; chứng thực thế chấp.v.v..
Bài 6: VI PHẠM PHÁP LUẬT TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ.

I. Vi phạm pháp luật.


1. Khái niệm.VPPL là: hành
vi xác định của con người
trái với qui định của pháp
luật, có lỗi do chủ thể có đủ
năng lực trách nhiệm pháp
lý thực hiện, xâm hại hoặc
đe dọa xâm hại đến các
quan hệ xã hội được pháp
luật xác lập và bảo vệ.
I. Vi phạm pháp luật.

2. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật.


2.1. Vi phạm pháp luật là hành vi xác định của cá nhân, pháp nhân
cụ thể:
hoạt động của con người từ khi suy nghĩ đến khi thể hiện ra
ngoài, trải qua nhiều giai đoạn. Khoa học pháp lý không xem
xét tất cả các giai đoạn đó mà chỉ nghiên cứu giai đoạn thể
hiện các hành vi. Hành vi là sự thể hiện ý chí ra bên ngoài bằng
hành động (hoặc không hành động) một cách có ý thức nhằm
xác lập, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật. Vì vậy,
những gì còn trong sự suy nghĩ của chủ thể không bị chi phối
bởi các quy phạm pháp luật.

• Nguyên nhân, động cơ  hành vi xác định  mục


đích
Giản đồ Hành vi xác định

Nhằm, để, sẽ, cho


nên, tạo ra, góp
Vì, do, tại, kể phần, hứa, làm thế
Hành vi
lể, liệt kê… (xác định nào để, tầm nhìn,
qua các mai mốt, …v.v…
chứng cứ
khách
Nguyên nhân, quan)
động lực, điều Mục đích
kiện, hoàn cảnh

Quá khứ HIỆN TẠI Tương lai


I. Vi phạm pháp luật.

2. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật.


• 2.2. Hành vi xác định phải trái pháp luật hiện hành: tức
là làm những điều luật pháp luật cấm hoặc không làm
những điều luật pháp luật bắt buộc. Nếu không có quy
định pháp luật nào điều chỉnh hành vi của chủ thể thì
hành vi ấy không vi phạm pháp luật.
• Trong thực tế, luật pháp không thể dự liệu tất cả hành vi
của các chủ thể được làm và không được làm, nên các
nước theo hệ thống Common Law, Continental Law
thường áp dụng quan điểm của John Locke: “Chủ thể
được phép làm những gì mà luật không cấm” còn đối
với những người nắm giữ quyền lực thì : “cấm không
được làm những gì mà luật pháp không cho phép”, nên
dấu hiệu vi phạm pháp luật này thường được diễn giải là
khi hành vi của chủ thể bị một bên cho là xâm hại đến
quyền và lợi ích của họ.
Hành vi trái pháp luật là một bộ
phận của Vi Phạm Pháp Luật
• Hành vi trái pháp luật thể hiện dưới dạng:
- Làm một việc (hành động) mà pháp luật cấm
không được làm;
- Không làm một việc (không hành động) mà
pháp luật đòi hỏi;
- Sử dụng quyền hạn vượt quá qui định của
pháp luật.
• Do đó, chỉ xem là hành vi trái pháp luật khi vi
phạm những qui định mà luật pháp cấm hoặc
không làm những gì mà pháp luật buộc phải
làm.
I. Vi phạm pháp luật.

• 2.3. Hành vi trái pháp


luật đó phải có lỗi
của chủ thể: Hành vi
trái pháp luật này
phải thể hiện ý chí
của chủ thể tức là
mặt chủ quan của
hành vi, hay lỗi của
chủ thể. Lỗi là yếu tố
không thể thiếu được
để xác định hành vi
Vi phạm pháp luật.
I. Vi phạm pháp luật.

• 2.4. Chủ thể vi phạm pháp luật phải có đủ năng


lực chủ thể: Nghĩa là chủ thể có khả năng lựa
chọn cách xử sự, có khả năng nhận thức được
hậu quả hành vi của mình mà vẫn thực hiện thì
mới xem là hành vi Vi phạm pháp luật. Do đó,
những hành vi trái pháp luật được thực hiện do
những người không có năng lực hành vi (mất trí,
điên khùng hoặc dưới tuổi luật định) thì không
thể xem là hành vi vi phạm pháp luật.
3. Các loại vi phạm pháp luật.
• Căn cứ vào mức độ và tính chất nguy hiểm cho
xã hội của vi phạm pháp luật, chúng được chia
thành tội phạm và các vi phạm pháp luật không
phải là tội phạm.
• Căn cứ vào đặc điểm khách thể vi phạm pháp
luật, chúng được chia theo Ngành Luật, chế
định pháp luật. Có các loại vi phạm pháp luật: Vi
phạm hình sự (tội phạm), vi phạm hành chính, vi
phạm dân sự, vi phạm kỷ luật.
Các loại vi phạm pháp luật .
+ Vi phạm hình sự: Là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được qui định trong Bộ luật hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm pháp lý hình sự
gây ra một cách vô ý hoặc cố ý.
- Xâm hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc; chế độ Nhà
nước; tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp
pháp khác của công dân.
- Chủ thể vi phạm hình sự: Cá nhân, pháp nhân.
Các loại vi phạm pháp luật

+ Vi phạm hành chính:Là hành vi xâm phạm các


qui tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội
phạm và theo qui định của pháp luật phải bị xử
phạt hành chính do cá nhân hoặc tổ chức thực
hiện cố ý hay vô ý.
- Quy tắc quản lý Nhà nước rất đa dạng: Quản lý
trật tư an toàn xã hội; trật tự quản lý văn hoá,
giáo dục, đất đai, tài nguyên môi trường; trật tự
an toàn giao thông…
- Chủ thể vi phạm hành chính: Cá nhân hoặc có
thể là tổ chức.
Các loại vi phạm pháp luật

+ Vi phạm dân sự: Là những hành vi xâm hại đến


quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân có liên quan
đến tài sản hoặc không liên quan đến tài sản
được qui định trong Bộ luật dân sự.
- Xâm hại đến:
• Quan hệ tài sản.
• Quan hệ nhân thân:
- Vi phạm dân sự dẫn đến việc áp dụng các chế
tài do những qui phạm pháp luật dân sự qui định
như phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại...
- Chủ thể vi phạm dân sự: Cá nhân hoặc tổ chức.
Các loại vi phạm pháp luật

+ Vi phạm kỷ luật: Là những hành vi có lỗi,


trái với những qui chế, qui tắc xác lập trật
tự trong nội bộ một cơ quan, xí nghiệp,
trường học,…
- Vi phạm kỷ luật dẫn đến việc áp dụng các
biện pháp thi hành kỷ luật khác nhau như:
khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương,…
- Chủ thể của vi phạm kỷ luật: Cán bộ –
công chức Nhà nước, học sinh – sinh viên
4. Các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp
luật.

Trong khoa học pháp lý, về mặt cấu trúc


vi phạm pháp luật thường được xem xét
trên nhưng yếu tố:
• mặt khách quan
• mặt chủ quan
• chủ thể
• khách thể.
Các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm
pháp luật.
• Mặt khách quan: Là những biểu hiện bên ngoài của vi
phạm pháp luật bao gồm hành vi trái pháp luật, hậu quả,
thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện thực hiện, dấu
vết, hiện trường…và mối quan hệ nhân – quả.
- Về hành vi trái pháp luật: có hành vi trái luật
- Về hậu quả: những thiệt hại xảy ra về vật chất, tinh thần
cho xã hội hoặc của thành viên khác trong xã hội.
- Xác định mối quan hệ nhân – quả giữa hành vi trái pháp
luật và thiệt hại đã xảy ra. Nói khác đi cần xác định xem
thiệt hại xảy ra có phải do hành vi trái pháp luật trực tiếp
gây ra hay không.
Các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật.

• Mặt chủ quan: là thái độ tâm lí của chủ thể, là diễn biến bên trong của con người mà
giác quan người khác không thể cảm giác chính xác được. Các dấu hiệu của mặt
chủ quan gồm lỗi, động cơ, mục đích của chủ thể đối với hành vi và hậu quả của sự
vi phạm pháp luật.
+ Lỗi: là trạng thái tâm lí bên trong của chủ thể khi có hành vi vi phạm pháp luật.
- Căn cứ vào dấu hiệu vào ý chí và lý trí lỗi gồm hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý.
 Lỗi cố ý: gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.
+ Lỗi cố ý trực tiếp: Người vi phạm nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của
hành vi và mong muốn điều đó xảy ra.
+ Lỗi cố ý gián tiếp: là trường hợp người vi phạm nhận thức được hậu quả nguy hiểm
cho xã hội của hành vi, tuy không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra.
 Lỗi vô ý: gồm lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.
+ Lỗi vô ý vì quá tự tin: Là trường hợp người vi phạm thấy trước được hành vi của mình
có thể gây ra hậu quả nguy hiểm nhưng tin rằng không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa
được.
+ Lỗi vô ý do cẩu thả: Là trường hợp người vi phạm không nhận thức được hậu quả
nguy hiểm do hành vi cuả mình mặc dù trách nhiệm phải biết và có thể biết.
+ Động cơ: Là những nguyên nhân bên trong (các nhu cầu cần thoả mãn) thúc đẩy
chủ thể vi phạm pháp luật.
+ Mục đích:Là những mục tiêu mà chủ thể cần đạt tới
Các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật.

• Chủ thể: là cá nhân, tổ chức phải có năng


lực chịu trách nhiệm pháp lý căn cứ vào
độ tuổi, vào khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi, và tuỳ thuộc vào khách thể
được pháp luật bảo vệ mà qui định năng
lực chịu trách nhiệm pháp lý trong các
ngành luật.
• Ở mỗi loại vi phạm pháp luật, tuỳ theo qui
định của pháp luật đều có chủ thể riêng.
Các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật.

• Khách thể : Là những quan hệ xã hội được


pháp luật bảo vệ nhưng lại bị hành vi vi phạm
pháp luật xâm hại. Việc xác định khách thể có ý
nghĩa trong quan trọng việc xác định tính chất
nguy hiểm của hành vi.
Thí dụ: Hành vi xâm hại đến các quan hệ về
tính mạng, tài sản của công dân thì nguy hiểm
hơn hành vi xâm hại trật tự an toàn giao thông.
Trách nhiệm pháp lý.
• Khái niệm trách nhiệm pháp lý  :
• Nghĩa thứ nhất: “trách nhiệm” là bổn phận, nhiệm vụ, nghĩa vụ của
chủ thể pháp luật, tức là những điều mà pháp luật yêu cầu phải làm,
chủ thể có thái độ tích cực sử dụng mọi khả năng để hoàn thành,
hành động với “ý thức trách nhiệm”.
• Nghĩa thứ hai: “trách nhiệm” được hiểu là hậu quả bất lợi mà chủ
thể phải gánh chịu trước Nhà nước khi có hành vi vi phạm pháp
luật, gây hậu quả xấu cho xã hội.
• Trách nhiệm pháp lý là mối quan hệ pháp luật đặc biệt giữa cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền với chủ thể vi phạm pháp luật, trong
đó cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi vi
phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi được qui định
trong phần chế tài của qui phạm pháp luật.
Phân loại trách nhiệm pháp lý
+ Trách nhiệm hình sự: là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất chỉ do
Toà án áp dụng đối với cá nhân thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể là hệ
thống hình phạt trong Bộ luật hình sự.
+ Trách nhiệm hành chính: là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan quản
lý Nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật hành
chính.
+ Trách nhiệm dân sự: là loại trách nhiệm pháp lý do Toà án nhân dân áp
dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật dân sự (có thể là bên tham
gia quan hệ áp dụng đối với chủ thể vi phạm).
+ Trách nhiệm kỷ luật: là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng cơ quan Nhà
nước hoặc thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp áp dụng đối với cán bộ-
công chức Nhà nước, học sinh – sinh viên vi phạm kỷ luật lao động, công
tác, học sinh. Trách nhiệm kỷ luật đưa đến chế tài là khiển trách, cảnh cáo,
chuyển đi làm công việc khác, sa thải hoặc buộc thôi việc.
+ Trách nhiệm vật chất: trách nhiệm bồi thường khi gây thiệt hại.
• Tuỳ hành vi vi phạm pháp luật mà chủ thể vi phạm có thể phải chịu nhiều
loại trách nhiệm pháp lý khác nhau: hình sự- dân sự, hành chính-dân
sự.v.v..
CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRỪ

• Phòng vệ chính đáng


• Sự kiện bất ngờ
• Tình thế cấp thiết
• Bất khả kháng
Đây là các trường hợp đặc biệt cụ thể, có
thiệt hại, có các dấu hiệu chủ quan, khách
quan nhưng miễn trừ trách nhiệm pháp lý
Bài 3: LUẬT HIẾN PHÁP

Khái niệm.
• Luật Hiến pháp là một ngành luật chủ đạo
trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nghiên
cứu dưới góc độ pháp lý một cách khái quát
những vấn đề chung nhất về chế độ chính trị,
chế độ kinh tế, bộ máy nhà nước và các bộ
phận cấu thành của bộ máy, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân.. Tất cả những
ngành luật khác đều được xây dựng trên cơ
sở những nguyên tắc của Luật Hiến pháp, và
không được trái với những quy định của
Luật Hiến pháp.
NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP

• Khái luận sự ra đời và phát triển của Hiến


pháp trên thế giới.
Hiến pháp đầu tiên trên thế giới là Hiến
pháp Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ được
soạn thảo ngày 17 tháng 9 năm 1787 dựa
trên tư tưởng tam quyền phân lập giữa ba
nhánh lập pháp (quốc hội), hành pháp (t
ổng thống), tư pháp (tòa án)
NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP

• Trong lịch sử nước Mỹ, sau khi tuyên bố độc lập, Dự


thảo Hiến Pháp được soạn thảo để chống lại xu
hướng quay trở lại chế độ tấp quyền, phụ thuộc vào
Vương quốc Anh.
• Hiến pháp quy định nhà nước phải tam quyền
phân lập, ba cơ quan chức năng chế ước lẫn nhau
và tuân thủ Hiến pháp nên nhà nước không thể
lạm quyền vì Hiến pháp có giá trị tối cao. Nếu nhà
nước trung ương tập quyền tất sẽ làm mất đi giá
trị tối cao của Hiếp pháp và sẽ quay lại chế độ
Vương triều phong kiến.
NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP

• Hiến pháp là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản vì, mọi văn bản quy
phạm pháp luật khác đều dựa vào từng điều, từng chế định trong
Hiến pháp để ban hành và không trái với Hiến pháp. Do đó, tính
pháp lý tối cao của Hiến pháp được thể hiện như sau:
- Do Quốc Hội lập hiến soạn thảo và ban hành. Quốc hội này được
lập ra chỉ để soạn thảo, sửa đổi Hiến Pháp, sau khi Hiến Pháp
được ban hành thì Quốc Hội này phải bị giải tán để nhà nước
không được sửa đổi theo hướng có lợi cho công quyền.
- Hiến pháp chỉ có hiệu lực sau khi được thông qua bằng trưng cầu
ý kiến toàn dân.
- Để trưng cầu dân ý, bản Dự thảo Hiến pháp phải được đăng tải
trên báo chí và mọi người có quyền tự do ngôn luận để bày tỏ ý chí
về bản Dự thảo này. Những cá nhân có ý kiến giống nhau có quyền
liên minh thành những tổ chức để công khai tán thành hay phản đối
nhằm làm cho bản Dự thảo Hiến pháp được hoàn chỉnh.
- Tất yếu phải có tòa án bảo vệ bản Hiến pháp. Ở các quốc gia khác
nhau có tên gọi là Tòa Bảo Hiến, Tòa án Tối cao, Tòa Án Liên
Bang...vv...
NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP

• Khái lược lịch sử lập hiến Việt Nam.


• Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện của Luật Hiến pháp gắn
liền với lịch sử lập hiến của Nhà nước. Hiện nay, giáo trình lịch sử lập
hiến Việt Nam chỉ ghi nhận các Hiến pháp sau đây:
• Hiến pháp 1946 - được Nghị viện nhân dân thông qua ngày
09/11/1946.
• Hiến pháp 1959 - được Quốc hội khoá I thông qua ngày 31/12/1959.
• Hiến pháp 1980 - được Quốc hội khoá VI thông qua ngày 18/02/1980.
• Hiến pháp 1992 - được Quốc hội khoá VIII thông qua ngày 15/4/1992.
Ngày 25/12/2001 Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị
quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992.
Tiếp theo nhiều lần sửa và lần sửa gần nhất là năm 2013, nên thường gọi
là Hiến pháp 2013
NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP

• Hiến pháp 1946:


- Nguồn gốc: chưa rõ
- Nội dung: Quy định bộ máy nhà nước theo
tam quyền phân lập, hạn chế sự lạm
quyền và đề cao các quyền con người
không quy định về chế độ chính trị, kinh
tế, văn hóa....
- Có điều khoản trưng cầu dân ý
NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP

• Hiến Pháp 1959


Bối cảnh ra đời:
Nội dung: Quy định về chế độ chính trị,
kinh tế, văn hóa... Và tổ chức bộ máy
nhà nước tập quyền, ghi nhận quyền
công dân, thừa nhận sở hữu tư nhân
có giới hạn
- Bỏ điều khoản trưng cầu dân ý
NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP

• Hiến Pháp 1980


Bối cảnh ra đời:
Nội dung: Quy định về chế độ chính trị,
kinh tế, văn hóa... Và tổ chức bộ máy
nhà nước tập quyền chuyên chế
(chuyên chính vô sản), ghi nhận một số
quyền công dân. Xóa bỏ quyền sở hữu
tư nhân.
- điều khoản trưng cầu dân ý: Không có
NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP

• Hiến pháp 1992 (SỬA ĐỔI NĂM 2013)


Bối cảnh ra đời:
Nội dung: Quy định về chế độ chính trị, kinh tế,
văn hóa... Và tổ chức bộ máy nhà nước tập
quyền chuyên chế (thay từ “chuyên chính vô
sản” bằng “hệ thống chính trị”) - ghi nhận
một số quyền công dân. Thừa nhận quyền sở
hữu tư nhân.
- điều khoản trưng cầu dân ý: Không có
bài 4: Luật dạy nghề

có 3 cấp trình độ dạy nghề, đó là: sơ cấp


nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
tương ứng với 3 cấp trình độ đào tạo thì hệ
thống văn bằng chứng chỉ nghề gồm:
chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp
trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng
nghề.
Bài 5 PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

• Pháp luật Lao động tôn trọng sự thỏa thuận hợp


pháp của các bên chủ thể quan hệ pháp luật
Lao động; khuyến khích những thỏa thuận có lợi
hơn cho người lao động
• - Nội dung thứ nhất: tôn trọng các thỏa thuận
hợp pháp của các bên chủ thể quan hệ pháp
luật Lao động.
• - Nội dung thứ 2 là khuyến khích những thỏa
thuận có lợi hơn cho người lao động. Như đã
phân tích ở phần trên cho thấy trong quan hệ
lao động, người lao động luôn không được bình
đẳng với người sử dụng lao động về phương
diện kinh tế. Họ thường rơi vào thế yếu
Bài 5 PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
• Hợp đồng lao động là sự thoả thuận
giữa người lao động và người sử dụng
lao động về việc làm có trả lương, điều
kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của
mỗi bên trong quan hệ lao động.
• Người lao động: muốn trở thành một
bên chủ thể giao kết hợp đồng lao
động phải là người ít nhất đủ 15 tuổi.
Bài 5 PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
• hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau
đây:
• - Loại 1, hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng
mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt
hiệu lực của hợp đồng.
• - Loại 2, hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong
đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp
đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 đến 36 tháng.
• - Loại 3, hợp đồng lao động theo mùa, vụ, hoặc theo công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng
• Một số lưu ý khi áp dụng hợp đồng lao động:
• Khi hợp đồng lao động loại 2 và loại 3 hết hạn mà người lao động
tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng
lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu
không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng loại 2 trở thành
hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao
kết loại 3 trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời
hạn là 24 tháng.
• Việc làm: Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn
thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được
thừa nhận là việc làm. Giải quyết việc làm, bảo
đảm cho mọi người có khả năng lao động đều
có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà
nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội.
• Bảo hiểm xã hội: là chính sách đảm bảo thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao
động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết,
trên cơ sở đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã  hội.
• Tiền lương: do hai bên thoả thuận trong hợp
đồng lao động và được trả theo năng suất lao
động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức
lương của người lao động không được thấp hơn
mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Bài 5 PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
• Tiền lương và bảo hiểm xã hội
• b. Tiền lương tối thiểu
• - Lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, đảm bảo cho
người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao
động bình thường nhất bù đắp sức lao động giản đơn và một phần
tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn
cứ để tính các mức lương khác.
• Như vậy tiền lương tối thiểu thực hiện 2 chức năng cơ bản là: dùng
để trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều
kiện lao động bình thường; chức năng thứ hai là dùng làm căn cứ
để tính trả các mức lương khác.
• - Tiều lương tối thiểu do Chính phủ quyết định và công bố trong
từng thời kỳ sau khi tham khảo ý kiến của các đối tác xã hội.
• 3.2.2. Bảo hiểm xã hội
• Là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người
lao động khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc
chết trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bài 6 PHÁP LUẬT KINH DOANH
Bài 6 PHÁP LUẬT KINH DOANH

• Doanh nghiệp đối vốn: Cty TNHH hai


thành viên trở lên, Cty TNHH một thành
viên là tổ chức, Cty TNHH một thành viên
là cá nhân, Cty Cổ phần
• Doanh nghiệp đối nhân: Cty Hợp danh,
doanh nghiệp tư nhân.

Trách nhiệm về tài sản.


• Trách nhiệm vô hạn: Đối nhân
• Trách nhiệm hữu hạn: Đối vốn
Bài 6 PHÁP LUẬT KINH DOANH

Điều kiện cơ bản thành lập doanh


nghiệp.
• Điều kiện về tài sản
• Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
• Điều kiện về tên riêng và Những điều
cấm trong đặt tên doanh nghiệp.
• Địa chỉ của doanh nghiệp
• Điều kiện về tư cách pháp lý của người
thành lập và quản lý doanh nghiệp.
• Điều lệ doanh nghiệp
Bài 6 PHÁP LUẬT KINH DOANH
• CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÓ TỪ HAI
THÀNH VIÊN TRỞ LÊN.

• là một loại hình doanh nghiệp


• có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn
• chịu trách nhiệm hữu hạn về khoản vốn
góp
• có tư cách pháp nhân kể từ ngày được
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bài 6 PHÁP LUẬT KINH DOANH
• CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÓ TỪ HAI
THÀNH VIÊN TRỞ LÊN.

• Chuyển nhượng vốn góp:(Luật Doanh


nghiệp):Phải theo đúng thủ tục
• Tăng, giảm vốn điều lệ: (Luật Doanh
nghiệp
• Không được giảm vốn điều lệ trong 2 năm
đầu
Bài 6 PHÁP LUẬT KINH DOANH
• CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN.

• một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu


• chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của
công ty
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIÊN.

• Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn


một thành viên là tổ chức

Nhiều đại diện (Hội đồng thành viên)


• Tổ chức
Một đại diện (Chủ tịch công ty)
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIÊN.

• Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn


một thành viên là cá nhân
Nhiều đại diện (Hội đồng thành viên)
• Cá nhân
Một đại diện (Chủ tịch công ty)
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIÊN.
• có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc
một phần vốn điều lệ
• Chủ sở hữu được giảm một phần vốn khi
cam kết nhưng góp không đủ
• Công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng cách
tăng vốn góp của chủ sở hữu
CÔNG TY CỔ PHẦN
Khái niệm và đặc điểm
• Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần
bằng nhau gọi là cổ phần.
• Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số
lượng cổ đông tối thiểu là ba và không
hạn chế số lượng tối đa.
• có tư cách pháp nhân kể từ ngày được
cấp giấy CN đăng ký kinh doanh.
• có quyền phát hành chứng khoán các loại
CÔNG TY CỔ PHẦN
• Cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ
phiếu
• cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ do
công ty cấp cho cổ đông .
• Cổ tức là lợi nhuận hưởng trên cổ phiếu
• Cổ đông ưu đãi biểu quyết (sở hữu cổ phần ưu
đãi biểu quyết);
• - Cổ đông ưu đãi cổ tức (sở hữu cổ phần ưu đãi
cổ tức);
• - Cổ đông ưu đãi hoàn lại (sở hữu cổ phần ưu
đãi hoàn lại);
• - Cổ đông ưu đãi khác
CÔNG TY CỔ PHẦN

Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần


• Chủ sở hữu công ty (cổ đông )
• Hội đồng quản trị ( đại diện) là cơ quan
thay mặt chủ sở hữu (cổ đông)
• Giám đốc điều hành
• Ban kiểm soát (khi Cty có trên 11 cổ
đông)
• Các phòng ban nghiệp vụ
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

• là doanh nghiệp
• do một cá nhân làm chủ
• tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp; (Trách nhiệm vô hạn)
• Doanh nghiệp tư nhân không được phát
hành bất kỳ loại chứng khoán nào
• (Không có tư cách pháp nhân-con dấu tròn, có ĐKKD)
CÔNG TY HỢP DANH
• là doanh nghiệp
• Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh;
• Có thể có thành viên góp vốn;
• Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có
trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp
và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
(Trách nhiệm vô hạn)
• Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân
nhưng không được phát hành bất kỳ loại
chứng khoán nào để huy động vốn.
CÔNG TY HỢP DANH
• Các thành viên hợp danh có quyền ngang
nhau khi quyết định các vấn đề quản lý.
• Thành viên góp vốn có quyền họp, biểu
quyết các vấn đề liên quan đến quyền và
nghĩa vụ của họ
• Hội đồng Thành viên bầu một thành viên
làm Chủ tịch
BÀI 7: LUẬT DÂN SỰ VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
• LUẬT DÂN SỰ 2017 Một số chế định cơ bản.

• Chế định về quyền sở hữu.


• Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền
sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở
hữu theo quy định của pháp luật.
+ Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài
sản
+ Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản
+ Quyền định đoạt là quyền chuyển giao sở hữu tài
sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.
• Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, các chủ thể
khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền
sử dụng, quyền định đoạt tài sản.
BÀI 7: LUẬT DÂN SỰ VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

• Hợp đồng dân sự: là sự thỏa thuận giữa các bên về việc
xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
• Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự:
• Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các
nguyên tắc sau đây:
• - Tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp
luật, đạo đức xã hội;
• - Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và
ngay thẳng.
• Hình thức hợp đồng dân sự:
• Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói,
bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật
không quy định đối với loại hợp đồng đó phải được giao
kết bằng một hình thức nhất định.
BÀI 7: LUẬT DÂN SỰ VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

• Chế định về thừa kế.


Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là mười năm, kể từ thời
điểm mở thừa kế.
• * Người thừa kế theo pháp luật:(Điều 676 BLDS)
• Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ
tự sau đây:
• a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha
nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
• b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu của
người chết mà người người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại,
bà ngoại;
• c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết;
bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết;
cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt của người chết mà người chết là
cụ nội, cụ ngoại.
BÀI 7: LUẬT DÂN SỰ VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
Thủ tục giải quyết vụ án dân sự.
* Khởi kiện và thụ lý vụ án:
Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, pháp nhân, tổ chức làm đơn yêu
cầu tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự.
Thụ lý vụ án là việc Tòa án chấp nhận giải quyết vụ án. Như vậy, thụ lý vụ
án khác với việc nhận đơn bởi bao gồm việc thư ký tòa nhận đơn và sau
đó mới xem xét nhiều góc độ như thẩm quyền, tiền tạm ứng án phí…vv…
và quyết định chấp nhận đơn.
* Chuẩn bị xét xử: Tòa án phải tổ chức hòa giải cho các bên dù cho họ đã tự
hòa giải ngoài tố tụng không thành.
* Xét xử sơ thẩm.
* Thành phần tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng tại phiên tòa
* Thủ tục khai mạc phiên tòa
* Thủ tục hỏi tại phiên tòa.
* Tranh luận tại phiên tòa
Sau khi kết thúc việc hỏi, Hội đồng xét xử chuyển sang phần tranh luận tại
phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo
điều kiện cho * Nghị án và tuyên án
BÀI 7: LUẬT DÂN SỰ VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

• . Nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân gia đình.


• Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
• Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa
người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
• Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia
đình.
• Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có
nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính
trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có
nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
• Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con,
giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài
giá thú.
• Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ
các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.
BÀI 7: LUẬT DÂN SỰ VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

• Điều kiện kết hôn:


• Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các
điều kiện sau đây:
• 1. Nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ
mười tám tuổi trở lên;
• 2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện
quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa
dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc
cản trở;
• 3. Việc kết hôn không thuộc một trong các
trường hợp cấm kết hôn.
BÀI 7: LUẬT DÂN SỰ VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

• Những trường hợp cấm kết hôn:


• Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau
đây:
• 1. Người đang có vợ hoặc có chồng;
• 2. Người mất năng lực hành vi dân sự;
• 3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;
giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
• 4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã
từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với
con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng
của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
BÀI 7: LUẬT DÂN SỰ VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

• Ly hôn.
• Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly
hôn:
• 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền
yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.
• 2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang
nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì
chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.
BÀI 7: LUẬT DÂN SỰ VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

• Tài sản của vợ chồng.


• Nghĩa vụ nuôi con.
• Vấn đề nhận con nuôi
Bài 8: Luật Hành chính và pháp
luật Hình sự
• Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân,
tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
của cá nhân, cơ quan, tổ chức xâm phạm
các quy định của pháp luật về quản lý nhà
nước mà chưa đến mức là tội phạm.
• tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện, có lỗi, trái pháp luật hình sự và
phải chịu hình phạt.
• Hình phạt:
• Là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc
nhất của nhà nước nhằm tước bỏ hoặc
hạn chế quyền, lợi ích của người phạm
tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật
Hình sự và do tòa án quyết định.

• Khởi tố  Điều tra  Truy tố  xét xử sơ


thẩm  Phúc thẩm  Thi hành án.
Bài 9: Luật Phòng, chống tham nhũng

• Tham nhũng là hành vi của người có chức


vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền
hạn đó vì vụ lợi
• Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ,
quyền hạn
• Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ,
quyền hạn được giao
• Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM

1. Khi đề có 3 đáp án hoàn toàn khác nhau và 1


đáp án gồm tất cả 3 đáp án kia, nên chọn đáp
án tổng.
2. Các câu hỏi về nhiệm kỳ, chọn đáp án 5 năm
3. Câu hỏi về quy phạm pháp luật, điều luật chỉ
có 2 bộ phận. Đối với Luật Hình sự và xử phạt
chỉ có Giả định + Chế tài; còn các luật còn lại
là Giả định + Quy định.
4. Khi 4 đáp án gần giống nhau, nên chọn đáp án
dài nhất.
5. Lưu ý đọc kỹ đề bài vì trong đề đã gợi ý đáp án
qua các từ ngữ đồng nghĩa.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM

6. Khi câu hỏi về số nhiều (gồm, các, mọi,


những…) thì chọn đáp án về số nhiều; loại bỏ
các đáp án số ít (mỗi, chỉ...)
7.
GiẢN ĐỒ NHÀ TBT Hệ thống chính trị
NƯỚC VN Bộ Chính Trị XHCN Việt Nam
Thanh Nội
Ban Bí Thư
tra chính
Các ban đảng khác TW Mặt ..v.
Quốc Chính VKS TA trận TQ v..
hội phủ TC TC Trung ương đảng CSVN

Bí thư
HĐ UBN TA Tỉnh ủy, thành ủy
VKS MTTQ v..
ND D Tỉnh
Các phòng ban đảng CS v.

Bí thư
HĐ UB TA MTTQ
VKS Quận ủy, huyện ủy .v.v
ND ND ND quận
Các phòng ban đảng CS

Đảng bộ xã
MTTQ
UBND xã phường v.v
HĐND phường
phường xã .

Khu phố, Ấp, tổ Chi bộ Khu phố, tổ, ấp Các hội đoàn cấp

You might also like