You are on page 1of 13

Bài tập nhóm LSĐCSVN tuần 4 chiều thứ 5

Danh sách nhóm


STT HỌ&TÊN MSSV CÔNG VIỆC

1 Nguyễn Thị Mỹ Tiên 2100004014 Phần 1 (trang 3,4)


100% hoàn thành
2 Dương Anh Khoa 2100011463 Phần 2.1 (trang 4,5,6)
100% hoàn thành
3 Nguyễn Thái Thông 2100008530 Phần 2.2 (trang 6,7)
100% hoàn thành
4 Võ Bá Quà 2100009129 Phần 2.3 (trang 7,8)
100% hoàn thành
5 Lê Nhật Duy 2100007767 Phần 2.4 (trang 8,9)
100% hoàn thành
6 Lê Gia Huy 2100009709 Phần 2.5 (trang 9,10)
100% hoàn thành
7 Đồng Tấn Phong 2100009144 Phần 3 (trang 10,11,12,13)
100% hoàn thành
8 Đinh Lê Nhật Nguyên 2100009668 Phần 3 (trang 10,11,12,13)
100% hoàn thành
9 Huỳnh Lê Anh Thư 2100009877 Tổng hợp
60% hoàn thành
10 Huỳnh Thị Minh Lý 2100009661 Tổng hợp
60% hoàn thành
11 Nguyễn Phạm Ngọc Hân 2100009204 Tổng hợp
100% hoàn thành

1 | 13
Trình bày những nỗ lực của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về mặt ngoại giao
nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn, chuẩn bị lực lượng kháng chiến chống Pháp
xâm lược lần thứ hai (9/1945-1946).
Câu 1. Hoàn cảnh đất nước sau CMT8
Câu 2. Chính sách ngoại giao của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quân
xâm lược
2.1 Xây dựng chính quyền cách mạng
2.2 Âm mưu chống phá chính quyền cách mạng của quân xâm lược
2.3 Chính sách ngoại giao của chính quyền cách mạng đối với thực dân Pháp
2.4 Chính sách ngoại giao của chính quyền cách mạng đối với quân đội THDQ
và Việt Quốc, Việt Cách
2.5 Tiểu kết
Câu 3. Bài học cho chính sách ngoại giao của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay.

2 | 13
Bài thu hoạch
1. Hoàn cảnh đất nước sau CMT8:
Sau ngày tuyên bố độc lập, lịch sử nước VN bước sang một chặn đường mới với
nhiều thuận lợi cơ bản và khó khăn chồng chất.
Thuận lợi:
- VN trở thành một quốc gia độc lập, tự do; nhân dân VN từ thân phận nô lệ trở
thành chủ nhân của chế độ mới. Đảng cộng sản trở thành Đảng cầm quyền
lãnh đạo cách mạng trong cả nước. Chính quyền dân chủ nhân dân được thành
lập, có hệ thống từ trung ương đến cơ sở, ra sức phục vụ lợi ích Tổ quốc, nhân
dân.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng của nền độc lập, tự do, là trung
tâm của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Quân đội quốc gia và lực
lượng Công an; luật pháp của chính quyền cách mạng được khẩn trương xây
dựng và phát huy vai trò đối với cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài,
xây dựng chế độ mới.
Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nói trên, song cùng với đó nước ta cũng phải
trải qua nhiều khó khăn từ tàn dư của cuộc chiến tranh tàn khốc.
- Các nước đế quốc nuôi dưỡng âm mưu “chia lại hệ thống thuộc địa" ra sức
đàn áp phong trào cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam. Nền
độc lập của nước ta chưa được quốc gia nào công nhận. Việt Nam nằm trong
vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, bị bao vây cách biệt hoàn toàn với thế giới
bên ngoài. Cách mạng ba nước Đông Dương nói chung và cách mạng VN nói
riêng phải đương đầu với nhiều bất lợi, khó khăn, thử thách.
- Ở trong nước: hệ thống chính quyền cách mạng mới được thiết lập, còn rất
non trẻ, thiếu thốn, yếu kém về nhiều mặt; hậu quả của chế độ cũ để lại hết
3 | 13
sức nặng nề, sự tàn phá của nạn lũ lụt, nạn đói năm 1945 rất nghiêm trọng.
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp quản một nền kinh tế tiêu điều, xơ
xác sau chiến tranh; công nghiệp đình đốn, nông nghiệp bị hoang hóa, 50%
ruộng đất bị bỏ hoang; nền tài chính, ngân khố kiệt quệ, kho bạc trống rỗng;
các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội chưa được khắc phục: 95% dân số mù chữ, 2
triệu người chết đói.
- Thách thức lớn nhất,nghiêm trọng nhất lúc này là âm mưu, hành động quay
trở lại thống trị Việt Nam một lần nữa của thực dân Pháp. Quân đội các nước
đế quốc ồ ạt kéo vào chiếm đóng Việt Nam và khuyến khích bọn Việt gian
chống phá chính quyền cách mạng nhằm xóa bỏ bền độc lập và chia cắt nước
ta. Ở miền Nam, thực dân Pháp dưới sự bảo trợ của 2 vạn quân Anh - Ấn trở
lại xâm lược nước ta. Ở miền Bắc, 20 vạn quân của Tưởng Giới thạch cùng
tay sai Việt quốc, Việt cách tràn qua biên giới kéo vào Việt Nam dưới sự bảo
trợ và ủng hộ của Mỹ với danh nghĩa quân đội Đồng minh vào giải giáp quân
đội Nhật, kéo theo là lực lượng tay sai Việt Quốc, Việt Cách với âm mưu
thâm độc “diệt Cộng, cầm Hồ”, phá Việt Minh. Trong khi đó, trên đất nước
Việt Nam vẫn còn 6 vạn quân đội Nhật Hoàng thua trận chưa được giải giáp.
Tình hình đó đã đặt cách mạnh Việt Nam sau CMT8 rơi vào thế Tổ quốc lâm
nguy, vận mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc" - cùng một lúc phải đối
phó với nạn đói, nạn dốt và bọn thù trong, giặc ngoài.

2. Chính sách ngoại giao của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quân
xâm lược.
2.1. Xây dựng chính quyền cách mạng:
- Trước tình thế khó khăn trên, ngày 3/9/1945, Chính phủ lâm thời họp phiên
đầu tiên dưới sự chủ trì của Hồ Chủ tịch đã xác minh ngay nhiệm vụ lớn trước
mắt là diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Ngày 25/11/1945, Ban Chấp
4 | 13
hành Trung Ương Đảng ra Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” định hướng con
đường đi lên của cách mạng Việt Nam sau khi giành được chỉnh quyền. Bản
chỉ thị đã xác định kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược,
phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng, mục tiêu cách mạng vẫn là “ dân
tộc giải phóng” và đề ra khẩu hiệu “Dân tộc trên hết”, Tổ quốc trên hết”.
Nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt là “củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp
xâm lược , bài trừ nội phản , cải thiện đời sống cho nhân dân”. Biện pháp cụ
thể: cần nhanh chóng tiến hành bầu cử Quốc hội để đi đến thành lập Chính
phủ chính thức, lập ra Hiến pháp; kiên định nguyên tắc độc lập về chính trị,
về ngoại giao, Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, đối với
Tưởng thực hiện khẩu hiệu “Hoa-Việt thân thiện”, đối với Pháp “độc lập về
chính trị , nhân nhượng về kinh tế”. Như vậy, những quan điểm và chủ
trương, biện pháp lớn được Đảng nêu ra trong chỉ thị “Kháng chiến kiến
quốc” đã đáp ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam, có tác dụng định hướng
tư tưởng, trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ;
xây dụng và bảo vệ chính quyền cách mạng trong giai đoạn đầy khó khăn ,
thử thách.
- Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói được xác định là một nhiệm vụ lớn, quan
trọng, cấp bách lúc bấy giờ.Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập
trung chỉ đạo, động viên, tập hợp đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia
các phong trào như tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm; lập hủ gạo tiết kiệm
và phát động các cuộc vận động lớn trong toàn quốc (Tuần lễ vàng, Quỹ độc
lập, Quỹ đảm phụ quốc phòng, Quỹ Nam Bộ kháng chiến,…). Nhiều thứ thuế
vô lý của chế độ cũ bị xóa bỏ, thực hiện chính sách giảm tô 25%; ngân quỹ
quốc gia được xây dựng lại, phát hành đồng giấy bạc Việt Nam … Bên cạnh
chống giặc đói, Chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ được Chủ tịch Hồ Chí Minh
quan tâm đặc biệt, coi đó là một “giải pháp quan trọng” để xây dụng hệ thống
5 | 13
chính quyền cách mạng và phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Đảng chủ
trương phát động phong trào “Bình dân học vụ” toàn dân học chữ quốc ngữ
để từng bước xóa bỏ nạn dốt; vận động toàn dân xây dựng đời sống mới, nền
văn hóa mới đẩy lùi các tệ nạn, hủ tục, thói quen cũ cản trờ tiến bộ …
- Để khẳng định địa vị pháp lý của Việt Nam, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
chủ trương tiến hành cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu trong toàn quốc, bầu ra
Quốc hội và thành lập Chính phủ chính thức. Ngày 6/1/1946, cuộc tổng tuyển
cử bầu Quốc hội diễn ra trên cả nước, với khoảng 90% tổng số cử tri đi bỏ
phiếu, bầu được 333 đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân.
Ngày 2/3/1946, Quốc hội khóa 1 đã họp phiên đầu tiên tại Nhà hát lớn Hà Nội
và lập ra Chính phủ chính thức do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Quốc hội cũng
lập ra Ban soạn thảo Hiến pháp mới và sau đó thông qua bản Hiến pháp đầu
tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

2.2. Âm mưu chống phá chính quyền cách mạng của quân xâm lược:
Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, nước ta có một số mặt tiển triền thuận
lợi cơ bản. Đặc biệt đáng nêu lên chính là nước ta đã thành lập được chính
quyền dân chủ nhân dân. Nhưng chính quyền mới thành lập vẫn còn non trẻ
nên quân xâm lược đã nhắm vào điểm yếu đó để tiếp tục tấn công vào chúng
ta bằng những âm mưu và thủ đoạn nhắm vào chính quyền cách mạng của ta.
- Thứ nhất, các nước đế quốc vẫn đang còn nuôi dưỡng âm mưu: “chia lại
hệ thống thuộc địa”, ra sức đàn áp các phong trào cách mạng thế giới và
trong đó có cả cách mạng Việt Nam. Bọn thực Pháp lợi dụng lúc quân
đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật, nhanh chóng dùng lực lượng quân
sự sẵn có đánh chiếm Sài Gòn và Nam bộ, làm bàn đạp đánh chiếm toàn
bộ Việt Nam, lập lại chế độ thuộc địa và liên bang Đông Dương như chúng
đã từng làm hồi cuối thế kỷ XIX.Từ tháng 10/1945, khi quân Anh trao
6 | 13
quyền lại cho Pháp, quân Pháp mở rộng đánh chiếm toàn Nam bộ. Đầu
năm 1946, Jean Cesdile thành lập Hội đồng tư vấn Nam kỳ gồm 12 thành
viên (có 8 người Việt) nhằm phục vụ ý đồ chính trị tách Nam Kỳ ra khỏi
Việt Nam. Sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) phái đoàn Pháp do Max Andre
dẫn đầu tiếp tục bám giữ lập trường thực dân, đòi tách Nam bộ ra khỏi
Việt Nam, không thừa nhận quyền ngoại giao độc lập của Việt Nam, nhằm
lập lại chế độ thực dân ở Đông Dương.
- Thứ hai, không công nhận nền độc lập của nước ta, khiến cho nước Việt
Nam bị cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài nhằm làm suy yếu sự
liên kết giữa Việt Nam và các nước khác. Việc đó khiến cho chúng dễ
dàng đánh chiếm chúng ta hơn khi ta có ít viện trợ của các nước đồng
minh. Đầu năm 1946, Jean Cesdile thành lập Hội đồng tư vấn Nam kỳ
gồm 12 thành viên (có 8 người Việt) nhằm phục vụ ý đồ chính trị tách
Nam Kỳ ra khỏi Việt Nam. Sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) phái đoàn
Pháp do Max Andre dẫn đầu tiếp tục bám giữ lập trường thực dân, đòi tách
Nam bộ ra khỏi Việt Nam, không thừa nhận quyền ngoại giao độc lập của
Việt Nam, nhằm lập lại chế độ thực dân ở Đông Dương.
2.3. Chính sách ngoại giao của chính quyền cách mạng đối với thực dân
Pháp:
- Ngày 28/2/1946, Hiệp ước Hoa-Pháp được ký kết, trong đó có nội dung thỏa
thuận để Pháp đưa quân ra Bắc ở vĩ tuyến 16 làm nhiệm vụ giải giáp quân
Nhật thay thế cho 20 vạn quân Tưởng rút về nước. Trước sự thay đổi nhanh
chóng của tình hình, ngày 3/3/1964 Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị
“Tình hình và chủ trương” nêu rõ: “Vấn đề lúc này, không phải là muốn đánh
hay không muốn đánh. Vấn đề là biết mình, biết người, nhận một cách khách
quan những điều kiện lời lãi trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho
đúng” và chủ trương tạm thời “dàn hòa với Pháp” để đẩy nhanh quân Tưởng
7 | 13
về nước bớt đi một kẻ thù nguy hiểm. Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh
thay mặt Chính phủ VNDCCH đã ký với đại diện Chính phủ Cộng hòa Pháp
tại Hà Nội là J.Xanhtơny bản Hiệp định Sơ bộ. Theo đó, Chính phủ Pháp
công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, tài chính
và quân đội riêng nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc khối Liên hiệp
Pháp; Việt Nam đồng ý để 15.000 quân đội Pháp ra miền Bắc thay thế 20 vạn
quân đội Tưởng rút về nước và sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm; hai bên sẽ
tiếp tục tiến hành đàm phán chính thức để giải quyết mối quan hệ Việt-Pháp...
- Để giữ vững nền độc lấp, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, Đảng và Chính phủ
tiếp tục cuộc chiến tranh ngoại giao kiên trì, kiên quyết đầy khó khăn. Từ
ngày 19/4 đến 10/5/1946, đại diện Việt Nam và Pháp gặp nhau tại hội nghị trù
bị ở Đà Lạt; từ ngày 31/5 đến 20/10/1946, theo lời mời của Quốc hội và
Chính phủ Pháp, Hồ Chủ tịch dẫn đầu phái đoàn của Chính phủ Việt Nam
thăm nước Pháp; từ ngày 6/7 đến 10/9/1946 cuộc đàm phán giữa 2 bên Việt-
Pháp tại Hội nghị Phôngtenơblô (Paris, Pháp) đã không đem lại kết quả do lập
trường hiếu chiến và dã tâm xâm lược của thực dân Pháp. Với thiện chí của
mình, trước khi lên đường về nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với M.Mutê
đại diện chính phủ Pháp bản Tạm ước 14/9 tại Mácxây, nhân nhượng thêm
cho Pháp một số quyền kinh tế, văn hóa ở Việt Nam, đồng thời hai bên cảm
kết đình chỉ chiến sự ở Nam Bộ và tiếp tục đàm phán...
2.4. Chính sách ngoại giao của chính quyền cách mạng đối với quân đội
THDQ và Việt Quốc, Việt Cách:
- Mục đích của ta là tránh đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một một lúc, và tạo
ra thời gian hoà hoãn để củng cố lực lượng và bảo vệ chính quyền non trẻ.
Đảng ta xác định rõ, thực dân Pháp là kẻ thù nguy hiểm nhất, là kẻ thù chính,
cần phải tập trung mũi nhọn vào chúng.

8 | 13
- Trước âm mưu “diệt Cộng, cầm Hồ” của quân Tưởng và tay sai, Đảng chủ
trương “Hoa-Việt thân thiện”, thực hiện “nhân nhượng có nguyên tắc” thông
qua một loạt sách lược hoà hoãn như:
+ Về kinh tế, Chính phủ Việt Nam cho quân Tưởng tiêu tiền “quan kim” mặc
dù điều đó làm cho tài chính và thương mại của ta càng thêm nguy ngập.
Chính phủ và nhân dân ta đồng ý cung cấp lương thực, thực phẩm cho 20 vạn
quân Tưởng trong hoàn cảnh đất nước bấy giờ chưa ra khỏi nạn đói.
+ Về quân sự, Đảng chủ trương tránh xung đột với quân Tưởng, tỉnh táo để
không rơi vào âm mưu và hành động khiêu khích lật đổ của chúng. Ngày
11/11/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự ý giải tán” nhưng thực
chất là rút vào hoạt động bí mật, Đảng cho ra đời “Hội Nghiên cứu chủ nghĩa
Mác ở Đông Dương” tiếp tục tuyên truyền tư tưởng cách mạng.
+ Về chính trị, Đảng chủ trương mở rộng Chính phủ lâm thời thành Chính
phủ liên hiệp lâm thời, để cho một số nhân vật của Việt Quốc, Việt Cách tham
gia Chính phủ. Ngày 2/3/1946, Quốc hội khoá I đã họp phiên đầu tiên tại Nhà
hát lớn Hà Nội và lập ra Chính phủ chính thức do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
Thông qua đề nghị chủ tịch Hồ Chí Minh chấp nhận mở rộng thành phần đại
biểu, bổ sung 70 ghế Quốc hội không qua bầu cử cho một số đảng viên của
Việt quốc, Việt cách. Chấp nhận cho các đảng phái đối lập hoạt động, thậm
chí tham gia chính quyền là sự nhân nhượng lớn có tính chất bắt buộc. Đối
với các đảng phái thân Tưởng, Đảng ta chủ trương phân hoá nội bộ của
chúng. Với sách lược khôn khéo trong quan hệ với Tưởng và các thế lực tay
sai của chúng, Đảng và nhân dân đã làm thất bại âm mưu và hành động khiêu
khích, lật đổ của quân Tưởng.
2.5. Tiểu kết:
- Sau cách mạng tháng 8, bên cạnh những thuận lợi thì chính quyền nhân dân
mới được thành lập cũng phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách.
9 | 13
Trong đó khó khăn lớn nhất và nguy hiểm nhất là quân xâm lược khi ở miền
Nam, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta còn ở miền Bắc thì 20 vạn quân
của Tưởng Giới thạch cùng tay sai Việt quốc, Việt cách chống phá chính
quyền cách mạng. Trước tình thế khó khăn, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã có những chủ trương, biện pháp, sách lược như chủ trương “Hoa - Việt
thân thiện”, thực hiện “nhân nhượng có nguyên tắc” thông qua một loạt sách
lược hòa hoãn để làm thất bại âm mưu của quân Tưởng và tay sai; ký kết Hiệp
ước Hoa - Pháp thỏa thuận để Pháp đưa quân đội ra Bắc làm nhiệm vụ giải
giáp quân Nhật thay thế cho 20 vạn quân Tưởng rút về nước. Ngày 6/3/1946,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với đại diện Chính phủ Cộng hòa Pháp bản Hiệp
định Sơ bộ, đồng ý để quân đội Pháp ra miền Bắc thay thế 20 vạn quân Tưởng
rút về nước và sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm. Ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ký với Pháp bản Tạm ước tại Mác-xây, nhân nhượng thêm cho
Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam, đồng thời hai bên cam
kết đình chỉ chiến sự ở Nam bộ và tiếp tục đàm phán. Có thể thấy những
chính sách, chủ trương, sách lược đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đem lại thắng lợi có ý nghĩa hết sức quan trọng, củng cố, giữ vựng và
bảo vệ chính quyền cách mạng, tạo thêm thời gian hòa bình, hòa hoãn, chuẩn
bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.

3. Bài học cho chính sách ngoại giao của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay.
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trở thành một xu thế tất
yếu, các quốc gia, dân tộc trên thế giới muốn vươn lên khẳng định vị thế của
mình đều phải tập trung phát triển kinh tế; muốn thực hiện mục tiêu đó phải
kết hợp sức mạnh nội tại với sức mạnh bên ngoài, nhất là về vốn, khoa học,
công nghệ, trình độ quản lý... Để hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế quốc
10 | 13
tế, tất yếu phải đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại. Về đối ngoại, chiến
lược ngoại giao của Việt Nam sẽ toàn diện, vĩ mô hơn, tích cực xây dựng một
khuôn khổ ngoại giao tổng thể mới; các biện pháp ngoại giao sẽ chủ động hơn
và chú trọng hơn đến việc phát huy vai trò tích cực trong các tổ chức quốc tế
như Liên hợp quốc và ASEAN, nhằm gia tăng ảnh hưởng; ngoại giao Việt
Nam sẽ chú trọng hơn quan hệ lợi ích, duy trì và thúc đẩy quan hệ song
phương và đa phương thông qua việc xây dựng lợi ích chung.
- Thứ nhất: Cùng với đà phát triển tốt đẹp của đất nước, ngoại giao Việt Nam
sẽ nỗ lực tạo dựng một môi trường bên ngoài thuận lợi để "sánh vai với các
cường quốc năm châu" trong tương lai. Những năm qua, ngoại giao Việt Nam
đã đạt được những thành tựu nổi bật, vị thế quốc tế ngày càng được nâng
cao.phát triển kinh tế đối ngoại góp phần đẩy mạnh quá trình đổi mới, mở cửa
hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phát huy nội lực quốc gia, nâng cao sức cạnh
tranh cũng như vị thế về chính trị - ngoại giao của một quốc gia, nhất là đối
với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Hoạt động kinh tế đối ngoại
góp phần mở rộng và đưa quan hệ kinh tế quốc gia với các nước khác đi vào
chiều sâu, tham gia các liên kết kinh tế, các diễn đàn đa phương quốc tế nhằm
tranh thủ tối đa các nguồn lực cho phát triển và nâng cao vị thế của đất nước.
- Thứ hai: Trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển đất nước, Việt
Nam sẽ quan tâm nhiều hơn đến cấu trúc vĩ mô và nỗ lực hơn nữa để xây
dựng một nền ngoại giao tổng thể "ba trong một". Những năm gần đây, Việt
Nam đã đề xuất xây dựng "ba trụ cột" là ngoại giao an ninh chính trị, ngoại
giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, để bảo vệ lợi ích quốc gia và dân tộc.Phát
triển kinh tế đối ngoại góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều
ngành, nghề, việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, ổn định và cải
thiện đời sống nhân dân; thúc đẩy xuất khẩu lao động, phát triển nền công
nghiệp du lịch, công nghiệp quốc phòng, nhằm bảo đảm an ninh kinh tế, trật
11 | 13
tự xã hội và an sinh xã hội đối với người dân.diện và hiện đại hơn, chú trọng
hơn tính tổng thể, phối hợp và sáng tạo của ngoại giao, nâng cao hiệu quả
hoạt động ngoại giao.

- Thứ ba: Kiên trì định hướng lớn là đổi mới và mở cửa, tiếp tục thực hiện
chiến lược "hội nhập quốc tế", tham gia tích cực hơn nữa vào tiến trình bảo vệ
toàn cầu hóa. Việt Nam chủ động thích ứng với những thay đổi của tình hình
quốc tế và khu vực, tận dụng cơ hội toàn cầu hóa, chủ động đẩy mạnh chiến
lược "hội nhập quốc tế", tích cực tham gia đàm phán TPP và CPTPP; đồng
thời duy trì, phát triển quan hệ chặt chẽ với các nước ASEAN khác và Liên
minh Châu Âu, ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) với Liên minh
Châu Âu nhằm hội nhập sâu rộng vào chuỗi ngành nghề và chuỗi giá trị toàn
cầu.Phát triển kinh tế đối ngoại góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu,
thúc đẩy thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn đầu
tư gián tiếp nước ngoài (FII) và viện trợ phát triển chính thức (ODA), trao đổi
kinh nghiệm xây dựng, chuyển giao công nghệ và phát huy các tiềm lực của
mỗi nước. Thông qua các hoạt động kinh tế đối ngoại, chính phủ các nước
đẩy mạnh xây dựng chiến lược ngoại giao kinh tế ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn; tăng cường hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, kết cấu hạ tầng kinh
tế,... nhằm tạo hành lang pháp lý, môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi,
hấp dẫn để thu hút và thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác song phương cũng
như đa phương ổn định, lâu dài. Trên cơ sở trao đổi và chuyển giao về công
nghệ, các nước có thể tiếp cận nền khoa học tiên tiến, trình độ lãnh đạo và
quản lý kinh tế hiện đại, nhất là trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

- Thứ tư: Lấy lợi ích làm nền tảng của ngoại giao, ngoại giao Việt Nam sẽ
quan tâm hơn đến quan hệ lợi ích, thông qua quan hệ lợi ích để thúc đẩy quan

12 | 13
hệ đa phương và song phương. Việt Nam sẽ tham gia tích cực hơn vào việc
xây dựng luật chơi toàn cầu và khu vực, tăng cường hợp tác với ASEAN,
Liên hợp quốc, APEC và Tổ chức Hợp tác lưu vực sông Mê Công, đặc biệt là
tìm cách đóng vai trò lớn hơn trong cơ chế ASEAN và các tổ chức quốc tế
khác. phát triển kinh tế đối ngoại góp phần nối liền sản xuất, bảo đảm lưu
thông trong nền kinh tế một cách bền vững, bảo đảm trao đổi trong nước với
sản xuất và trao đổi quốc tế, cân bằng xuất - nhập khẩu, bảo đảm tính liền
mạch của thị trường trong nước với thị trường thế giới và khu vực. Đẩy mạnh
phát triển kinh tế đối ngoại thúc đẩy quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế; là
phương thức hữu hiệu và cầu nối quan trọng trong việc đưa hàng hóa của các
quốc gia thâm nhập vào thị trường nước ngoài; là điều kiện quan trọng để
quốc gia tiếp cận và hợp tác với các quốc gia khác cũng như nhiều tổ chức
khu vực và quốc tế, qua đó nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh của
nền kinh tế mỗi nước, thúc đẩy thị trường trong nước tham gia ngày càng sâu
vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

- Thứ năm: Trên cơ sở nhấn mạnh tăng cường toàn diện sự lãnh đạo của
Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác ngoại
giao sẽ được tăng cường hơn nữa. Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, vai trò
lãnh đạo và kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng được tăng
cường, trở thành xu thế chính trong phát triển chính trị của Việt Nam những
năm gần đây. Chính sách ngoại giao của Việt Nam sẽ chú trọng nhiều hơn
đến sự điều phối thống nhất vĩ mô của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất
của Đảng và sự quản lý tập trung của nhà nước trong các hoạt động đối ngoại.

13 | 13

You might also like