You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG


CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề tài:
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược 1945 – 1954
Thành viên nhóm: 13 thành viên
1/ Nguyễn Ngọc Thành – Mssv: 4776 (Nhóm trường)
2/ Lê Thị Việt Na – Mssv: 1930
3/ Trần Thị Bảo Ly – Mssv: 0474
4/ Trần Ngọc Thi – Mssv: 2048
5/ Trần Bảo Thanh Ly – Mssv: 6099
6/ Lê Thị Thu Na – Mssv: 2156
7/ Hoàng Thị Yến Vy – Mssv: 5257
8/ Nguyễn Thị Kim Nga – Mssv: 0708
9/ Nguyễn Thị Minh Tâm – Mssv: 6695
10/ Phạm Thu Hiền – Mssv: 9507
11/ Phạm Thúy Hiền – MSsv: 9508
12/ Nguyễn Thị Ngọc Diệp – Mssv: 0623
13/ Trần Long – Mssv: 7622
Đà nẵng, tháng 10 năm 2022
MỤC LỤC
A. Mở đầu:............................................................................................... 2

B. Nội dung:............................................................................................ 2

1. Bối cảnh lịch sử trước khi kháng chiến chống thực dân Pháp:..........2

1.1 Bối cảnh thế giới:.........................................................................2

1.2 Bối cảnh trong nước:....................................................................3

1.3 Thuận lợi và khó khăn:.................................................................3

2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954):...........5

2.1 Cơ sở hình thành:.........................................................................5

2.2 Nội dung:..................................................................................... 6

2.3 Kết quả và ý nghĩa:......................................................................8

2.4 Nguyên nhân thắng lợi:................................................................9

2.5 Bài học kinh nghiệm:.................................................................11

C. Kết luận:............................................................................................ 11

D. Tài liệu tham khảo:...........................................................................12

E. Bảng phân công công việc:................................................................13

1
A. Mở đầu:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã để lại
cho dân tộc ta, con cháu mai sau một niềm tự hào to lớn. Thắng lợi đó trước
hết là thắng lợi của ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nô lệ”. Đồng thời là thắng lợi của đường lối chiến lược,
sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng.
Ngày nay, nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
không ngoài mục đích nêu cao niềm tự hào của dân tộc Việt Nam anh hùng,
của một Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh. Mặt khác giúp chúng ra rút ra
những kinh nghiệm, những bài học quý báu cho công tác thực tiễn. Một trong
những bài học có giá trị lớn nhất là: Phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Với đường lối chính trị, phương pháp cách mạng đúng đắn, Đảng ta đã
phát động cuộc chiến tranh nhân dân, tạo nên một thế trận cả nước đánh giặc,
phát huy được tối đa sức mạnh dân tộc, tranh thủ tối đa sức mạnh của thời đại
làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Để đạt được kết quả này, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đổ rất
nhiều mồ hôi, xương máu và nước mắt. Và một trong những yếu tố quan
trọng không thể thiếu được để ta đạt thắng lợi trong các cuộc đấu tranh đó là
nhờ ở đường lối lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của nhà lãnh đạo. Nhìn
ngược dòng lịch sử về với Việt Nam những năm kháng chiến chống Pháp, ta
sẽ thấy rõ hơn về vai trò của việc đề ra một đường lối kháng chiến đúng đắn.
B. Nội dung:
1. Bối cảnh lịch sử trước khi kháng chiến chống thực dân Pháp:
1.1 Bối cảnh thế giới:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới từng bước có những
chuyển biến to lớn.

2
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thế giới bước vào thời kì tiền chiến
tranh lạnh. Đó là sự đối đầu về quan hệ giữa hai cường quốc Xô-Mỹ. Liên Xô
đứng đầu cho phe Xã hội chủ nghĩa, còn Mỹ đứng đầu phe Tư bản chủ nghĩa.
Với mục tiêu và âm mưu thống trị thế giới, Mỹ luôn tìm cách ngăn chặn, tiêu
diệt hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Ở Đông Âu, nhân dân các nước Anbani, Ba lan, Bungari, Hungari, Nam
Tư, Rumani, Tiệp Khắc đã lần lượt hoàn thành công cuộc cách mạng dân chủ
nhân dân và đồng thời bước vào thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa.
1.2 Bối cảnh trong nước:
Chính quyền cách mạng còn non trẻ mới được thành lập chưa kịp củng
cố, chưa được nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao, cách mạng vẫn
ở vào thế bị cô lập.
Thiên tai, nạn lụt lớn làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ, tiếp theo là nạn hạn hán
kéo dài làm cho hơn một nửa diện tích ruộng đất không thể cày cấy được.
Ngân sách kho bạc hầu như trống rỗng, kho bạc nhà nước chỉ có khoảng
hơn 1,2 triệu đồng Đông Dương, trong đó có một nửa rách nát không lưu
hành được.
Tàn dư văn hóa lạc hậu do chế độ thực dân phong kiến để lại hết sức
nặng nề, hơn 90% dân số nước ta bị mù chữ, các tệ nạn xã hội cũ như mê tín
dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút ngày đêm hoành hành.
Hơn một năm đầu sau cách mạng tháng Tám, cách mạng nước ta đứng
trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
1.3 Thuận lợi và khó khăn:
1.3.1 Thuận lợi:
Nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
là chiến đấu để bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc và đánh địch trên đất
nước mình nên có chính nghĩa, có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Ta cũng đã

3
có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt, nên về lâu dài, ta sẽ có khả năng đánh
thắng quân xâm lược.
Khí thế phong trào cách mạng đang sục sôi, lòng yêu nước, khát khao
với độc lập tự do và tinh thần cách mạng của nhân dân đang dâng cao. Đội
ngũ cán bộ, đảng viên đã qua thử thách, được tôi luyện trong đấu tranh cách
mạng. Chính quyền nhân dân còn non trẻ nhưng được nhân dân hết lòng ủng
hộ.
Trong khi đó, thực dân Pháp có nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế,
quân sự ở trong nước và tại Đông Dương không dễ gì khắc phục được ngay.
Về mặt đối ngoại: Liên Xô, Trung Quốc cùng các nước xã hội chủ
nghĩa công nhận và lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với ta. Nước ta thoát khỏi
thế bị cô lập, cách mạng nhận được sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa
đứng đầu là Liên Xô.
1.3.2 Khó khăn:
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đang phải đương đầu với
muôn vàn khó khăn thử thách hiểm nghèo do chế độ thực dân phong kiến để
lại: sản xuất đình đốn, nạn đóỉ hoành hành, gần 2 triệu người chết đói, hơn
90% dân số mù chữ, tài chính quốc gia trống rỗng.
20 vạn quận Tưởng Giới Thạch với danh nghĩa quân đội đồng minh đến
miền Bắc nước ta, mang theo bọn Việt Nam Quốc dân Đảng tay sai, âm mưu
lật đổ chính quyền cách mạng, gây cho Chính phủ và nhân dân ta muôn vàn
khó khăn.
Trong Nam núp sau quân đội Anh, quân đội Pháp gây hấn ở Nam Bộ,
âm mưu đặt ách cai trị các nước Đông Dương một lần nữa. Cùng thời gian đó,
một trung đoàn quân Tưởng Giới Thạch kéo vào Thanh Hóa uy hiếp chính
quyền cách mạng còn non trẻ. Đời sống nhân dân, nhất là người lao động vô
cùng khó khăn. Tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, mê tín, dị đoan... do xã
hội cũ để lại nặng nề, dịch bệnh phát sinh ở nhiều vùng trong nước.

4
Lợi dụng tình thế khó khăn, bọn phản cách mạng tìm cách liên kết vói
bọn Quốc dân Đảng công khai hoặc ngấm ngầm chông phá cách mạng.
Chúng cho tay chân chui vào các đoàn thể của ta, lợi dụng danh nghĩa cách
mạng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, đe dọa uy hiếp
nhân dân, tìm cách phá cơ sở cách mạng. Chúng tự đến các làng để diễn
thuyết, lập hội, viết báo tuyên truyền tư tưởng phản động.
2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954):
2.1 Cơ sở hình thành:
Sau cách mạng tháng tám 1945, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn trong nước nhưng Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
vẫn luôn luôn chú trọng đến công tác giải quyết những vấn đề đối ngoại. Đặt
chủ trương giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại một cách song song.
Trong đường lối đối ngoại của mình, Đảng xác định rõ : Trong các kẻ
thù của Việt Nam lúc bấy giờ thì Pháp chính là kẻ thù nguy hiểm nhất đe dọa
trực tiếp, hằng ngày, hằng giờ đến nền độc lập vừa mới giành được của Việt
Nam. Xét về mặt vị thế, Pháp là một Đế Quốc với tiềm lực kinh tế, chính trị
và quân sự hùng mạnh, có vị thế nhất định trên thế giới. Trong khi lúc này,
nước ta vừa mới dành được nền độc lập, trải qua hàng ngàn năm đấu tranh, lại
là một dân tộc nhỏ bé với nền kinh tế nông nghiệp lúa nước lạc hậu, Việt Nam
thực sự còn rất non trẻ. Tuy nhiên, sức mạnh tiềm tàng và cũng là thế mạnh
của Việt Nam mà Pháp hay bất cứ thế lực nào khác cũng không thể tác động
đó là sức mạnh của tinh thần đoàn kết, sức mạnh của niềm tự tôn dân tộc, sức
mạnh của truyền thống yêu nước hàng ngàn năm lịch sử. Hơn nữa, lúc này,
khi mà dư âm thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám đang sục sôi, ý thức
về nền độc lập dân tộc, về giải phóng cá nhân lại càng mạnh mẽ hơn bất cứ
lúc nào trong dân Việt Nam, sự lãnh đạo đúng đắn của bộ máy nhà nước đã
thu phục được niềm tin của nhân dân. vì vậy bằng mọi giá Đảng và dân ta
nhất định mọi giá phải giữ vững nền độc lập dân tộc.

5
Sau cách mạng tháng tám trước vòng vây của chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực phản động, Đảng đã tích cực thực hiện các biện pháp chống ngoại xâm
và nội phản, bảo vệ chính quyền.
2.2 Nội dung:
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta được hình
thành, bổ sung, phát triển qua thực tiễn cách mạng Việt Nam trong những
năm 1945 đến 1947. Nội dung cơ bản của đường lối là: dựa trên sức mạnh
toàn dân, tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức
mình là chính. Đường lối đó được thể hiện trong nhiều văn kiện quan trọng
của Đảng, lời kêu gọi, bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí
Tổng Bí thư Trường Chinh, trong đó tập trung ở các văn bản: Chỉ thị Kháng
chiến kiến quốc (25-11-1945), Chỉ thị Tình hình và chủ trương (3-3-1946),
Chỉ thị Hòa để tiến (9-3-1946), Chỉ thị Toàn dân kháng chiến (12-12-1946),
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946),
tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh (8-
1947),...
Mục tiêu của cuộc kháng chiến là đánh đổ thực dân Pháp xâm lược,
giành nền độc lập, tự do, thống nhất hoàn toàn; vì nền tự do dân chủ và góp
phần bảo vệ hòa bình thế giới...
Kháng chiến toàn dân là đem toàn bộ sức dân, tài dân, lực dân; động
viên toàn dân tích cực tham gia kháng chiến. Xây dựng sự đồng thuận, nhất trí
của cả nước, đánh địch ở mọi nơi, mọi lúc, “mỗi người dân là một chiến sĩ,
mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi đường phố là một mặt trận”. Trong đó Quân
đội nhân dân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.
Kháng chiến toàn diện là đánh địch trên mọi lĩnh vực, mọi mặt trận
không chỉ bằng quân sự mà cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, ngoại
giao, trong đó:

6
Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng,
chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc
yêu chuộng tự do, hòa bình.
Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích
chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là “triệt để dùng du kích, vận
động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài… vừa đánh vừa võ trang
thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”.
Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung phát
triển nền nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc
phòng.
Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa
dân chủ theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực. “Liên
hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán
nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập,…
Kháng chiến lâu dài là tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng. Trường kỳ
kháng chiến là một quá trình vừa đánh tiêu hao lực lượng địch vừa xây dựng,
phát triển lực lượng ta, từng bước làm chuyển biến so sánh lực lượng trên
chiến trường có lợi cho ta; lấy thời gian là lực lượng vật chất để chuyển hóa
yếu thành mạnh.
Kháng chiến lâu dài nhưng không có nghĩa là kéo dài vô thời hạn mà
phải luôn tranh thủ, chớp thời cơ thúc đẩy cuộc kháng chiến có bước nhảy vọt
về chất, thắng từng bước để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Kháng chiến dựa vào sức mình là chính, là sự kế thừa tư tưởng chiến
lược trong chỉ đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính
quyền của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Phải lấy nguồn nội lực của dân tộc, phát huy
nguồn sức mạnh vật chất, tinh thần vốn của trong nhân dân ta làm chỗ dựa

7
chủ yếu, nguồn lực chủ yếu của cuộc chiến tranh nhân dân. Trên cơ sở đó, để
tìm kiếm, phát huy cao độ và có hiệu quả sự ủng hộ, giúp đỡ tinh thần và vật
chất của quốc tế khi có điều kiện. Lấy độc lập, tự chủ về đường lối là yếu tố
quan trọng hàng đầu.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và đường lối kháng chiến của Đảng
là hoàn toàn đúng đắn, trở thành ngọn cờ dẫn đường, chỉ lối, động viên toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiến lên. Đường lối đó được nhân dân ủng hộ,
hưởng ứng trong suốt quá trình kháng chiến và trở thành một nhân tố quan
trọng hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, Trung ương Đảng quyết định chia cả
nước thành các khu và sau này thành các chiến khu quân sự để phục vụ yêu
cầu chỉ đạo cuộc kháng chiến. Các Ủy ban kháng chiến hành chính được
thành lập; các tổ chức chính trị, xã hội được củng cố nhằm tăng cường đoàn
kết, tập hợp đông đảo nhất mọi tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến.
2.3 Kết quả và ý nghĩa:
2.3.1 Kết quả:
Về chính trị: Đảng ra hoạt động công khai đã có điều kiện kiện toàn tổ
chức, tăng cường sự lãnh đạo đối với cuộc kháng chiến. Bộ máy chính quyền
năm cấp được củng cố. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt)
được thành lập. Khối đại đoàn kết toàn dân phát triển lên một bước mới.
Về quân sự: Đến cuối năm 1952, lực lượng chủ lực đã có sáu đại đoàn
bộ binh, một đại đoàn công binh – pháo binh. Thắng lợi các chiến dịch Trung
Du. Đường 18, Hà Nam Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào…đã tiêu diệt
được nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và dân cư, mở rộng
vùng giải phóng của Việt Nam và cho cách mạng Lào…. Chiến thắng Điện
Biên Phủ ngày 7/5/1954 được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng
một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX.

8
Về ngoại giao: Với phương châm kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và
ngoại giao, khi biết tin Pháp có ý định đàm phán, thương lượng với ta, ngày
27-12-1953, Ban Bí thư ra Thông tư nêu rõ: “lập trường của nhân dân Việt
Nam là kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng”.
2.3.2 Ý nghĩa:
Đối với nước ta, việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến,
xây dựng chế độ dân chủ nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược
của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải
công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương;
đã làm thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết
thúc chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương; giải phóng hoàn toàn miền
Bắc, tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu
thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam; tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho
nhân dân ta và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đối với quốc tế, thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng
dân tộc trên thế giới, mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã
hội và cách mạng thế giới; cùng với nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách
thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc
địa của thực phân Pháp.
Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược, Hồ Chí Minh nói: "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa
nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ
vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực
lượng hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới".
2.4 Nguyên nhân thắng lợi:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thành công đến từ nhiều nguyên
nhân nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự và

9
đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. Nắm vững nội dung và xu thế phát
triển của thời đại, ngay từ đầu, trong chỉ đạo chiến tranh, Đảng ta gắn mục
tiêu giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác cũng không kém phần quan
trọng:
- Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động,
sản xuất.
- Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt
trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang sớm xây dựng và
không ngừng lớn mạnh.
- Có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
- Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia liên minh chiến đấu chống kẻ thù
chung.
- Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước
dân chủ nhân dân khác, của nhân dân Pháp và loài người tiến
bộ.Thực hiện phương châm thêm bạn, bớt thù, Đảng ta đã dùng mọi
biện pháp để tập hợp lực lượng, củng cố mối quan hệ với bạn đồng
minh, tranh thủ lực lượng trung gian, cô lập kẻ thù chủ yếu. Nhờ có
đường lối ấy, không những khối liên minh chiến đấu ba nước Đông
Dương ngày càng được tăng cường, mà mặt trận nhân dân thế giới
ủng hộ Việt Nam, phản đối thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ
ngày càng được mở rộng.
- Tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong suốt quá trình cách mạng và
chiến tranh cách mạng là quan điểm về con người, về vai trò quyết
định của quần chúng nhân dân trong lịch sử.

10
2.5 Bài học kinh nghiệm:
Trải qua quá trình lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến kiến quốc, Đảng
ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu.
Thứ nhất, đề ra đường lối đúng đắn và quán triệt sâu rộng đường lối đó
cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện, đó là đường lối chiến tranh
nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài dựa vào sức mình là chính,
không trông chờ dựa dẫm quá nhiều vào sự trợ giúp bên ngoài.
Thứ hai, kết hợp chặt chẽ, đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm
vụ chống phong kiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống
cho chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba, thực hiện phương châm vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ
mới, xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh để có tiềm lực mọi mặt đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến.
Thứ tư, tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và
hiệu lực lãnh đạo.
C. Kết luận:
Đường lối cách mạng chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định thắng lợi của cuộc cách mạng. Nó là cơ sở để dẫn dắt cuộc cách mạng đi
đến thành quả cuối cùng. Một đường lối cách mạng đúng đắn kết họp với việc
thực hiện triệt để sẽ dẫn tới một cuộc cách mạng thành công và ngược lại, một
đường lối cách mạng chưa xác định chính xác những vấn đề chính của cách
mạng thì sẽ dẫn tới một cuộc cách mạng không đạt kết quả nhu mong đợi.
Đảng ta đã căn cứ vào những điều kiện cụ thể của đất nước ta, vân dụng sáng
tạo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin để vạch ra đường lối cách mạng
đúng đắn, sáng tạo, đưa kháng chiến đến thắng lợi vẻ vang. Có thể nói,
Đường lối kháng chiến chống Pháp Đảng ta chính là kết tinh của trí tuệ con
người, thể hiện năng lực lãnh đạo vững vàng của Đảng ta. Nó góp phần khẳng

11
định Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn xứng đáng với vai trò lãnh đạo dân
tộc Việt Nam.
D. Tài liệu tham khảo:
Cơ sở hình thành, https://123docz.net/document/292622-co-so-noi-dung-
va-y-nghia-cua-duong-loi-khang-chien-chong-thuc-dan-phap-cua-dang.htm
Bối cảnh lịch sử,
https://www.luatquanghuy.edu.vn/blog/bai-tap-luat/duong-loi-cach-mang-voi-
dang-cong-san-viet-nam/toan-quoc-khang-chien-chong-thuc-dan-phap-xam-
luoc-giai-doan-1945-1954/#Hoan_canh_lich_su_tren_the_gioi
Thuận lợi và khó khăn, https://thukyphaply.com/duong-loi-khang-chien-
chong-thuc-dan-phap-cua-dang-ta-1946-1954/#:~:text=Thu%E1%BA%ADn
%20l%E1%BB%A3i%20Nh%C3%A2n%20d%C3%A2n%20ta%20ti
%E1%BA%BFn%20h%C3%A0nh%20cu%E1%BB%99c,c%C3%B3%20kh
%E1%BA%A3%20n%C4%83ng%20%C4%91%C3%A1nh%20th%E1%BA
%AFng%20qu%C3%A2n%20x%C3%A2m%20l%C6%B0%E1%BB%A3c
Đường-lối-kháng-chiến-chống-thực-dân-Pháp,
https://luatduonggia.vn/phan-tich-duong-loi-khang-chien-chong-thuc-dan-
phap-45-54/
Phân tích đường lối, https://luathoangphi.vn/duong-loi-khang-chien-
chong-phap-cua-dang-ta-la-gi/

E. Bảng phân công công việc:

12
STT Họ và tên Mssv Nhiệm vụ Hoàn thành Đánh giá
1 Nguyễn Ngọc 4776 Viết Word  100%
Thành In tài liệu
2 Trần Ngọc Thi 2048 Mở đầu  100%
3 Trần Thị Bảo 0474 Phần 1.1  100%
Ly
4 Trần Bảo 6099 Phần 1.2  100%
Thanh Ly
5 Nguyễn Thị 0708 Phần 1.3.1  100%
Kim Nga
6 Nguyễn Thị 6695 Phần 1.3.2  100%
Minh Tâm
7 Lê Thị Thu Na 2156 Phần 2.1  100%
8 Phạm Thúy 9508 Phần 2.2  100%
Hiền
9 Lê Thị Việt Na 1930 Phần 2.3.1  100%
10 Phạm Thu 9507 Phần 2.3.2  100%
Hiền
11 Hoàng Thị Yến 5257 Phần 2.4  100%
Vy
12 Nguyễn Thị 0623 Phần 2.5  100%
Ngọc Diệp
13 Trần Long 7622 Kết luận  100%

13

You might also like