You are on page 1of 4

Nguồn gốc xã hội của tôn giáo:

Nguồn gốc xã hội của tôn giáo là toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện khách
quan của đời sống xã hội tất yếu làm nảy sinh và tái hiện những niềm tin tôn giáo.
Trong đó một số nguyên nhân và điều kiện gắn với mối quan hệ giữa con người
với tự nhiên, một số khác gắn với mối quan hệ giữa con người với con người.

1) Những nguyên nhân và điều kiện gắn với mối quan hệ của con người với tự
nhiên

Theo tôn giáo học Marxist, tôn giáo bắt nguồn từ sự bất lực của con người trong
mối quan hệ với tự nhiên, khi mà phương tiện lao động, trình độ sản xuất và công
nghệ kỹ thuật của người xưa còn yếu. Khi không đủ phương tiện, công cụ để đảm
bảo kết quả, mong muốn trong lao động, người nguyên thủy đã tìm đến phương
tiện tưởng tượng hư ảo, nghĩa là tìm đến tôn giáo. Ăngghen nhấn mạnh rằng tôn
giáo trong xã hội nguyên thủy xuất hiện do kết quả phát triển thấp của trình độ lực
lượng sản xuất. Trình độ thấp của sự phát triển sản xuất đã làm cho con người
không có khả năng nắm được một cách thực tiễn các lực lượng tự nhiên. Việc nuôi
trồng, thứ là đời sống của họ, bị chi phối bởi tự nhiên bởi thiên tai bão lụt. Họ có
thể mất mùa, gặp dịch bệnh hoặc những tai ương của tự nhiên bất cứ lúc nào. Sự
bất lực của họ trong mối quan hệ với tự nhiên khiến cho thế giới bao quanh người
nguyên thủy đã trở thành cái thù địch, bí hiểm, hùng hậu đối với họ, như một thứ
gì đó có thể thống trị và phán quyết cuộc đời họ. Vì thế, chúng ta cần phải lưu ý
rằng, sự thống trị của tự nhiên với con người thời xa xưa không xuất phát từ bản
thân tính chất của tự nhiên; mà xuất phát từ mối quan hệ đặc thù của con người với
tự nhiên- thứ mang tính quyết định- tức là xuất phát từ trình độ sản xuất của con
người. Điều này có nghĩa là tôn giáo không sinh ra từ tự nhiên, mà sinh ra từ mối
quan hệ đặc thù với tự nhiên.

Nhờ hoàn thiện những phương tiện lao động và toàn bộ hệ thống sản xuất vật chất
mà con người ngày càng nắm được lực lượng tự nhiên nhiều hơn, càng ít phụ thuộc
một cách mù quáng vào nó, do đó dần dần khắc phục được một trong những nguồn
gốc quan trọng của tôn giáo.

2) Những nguyên nhân và điều kiện gắn với mối quan hệ của con người với
con người.

Nguồn gốc xã hội của tôn giáo còn bao gồm cả phạm vi các mối quan hệ giữa con
người với nhau, nghĩa là bao gồm các mối quan hệ xã hội, trong đó có hai yếu tố
giữ vai trò quyết định là tính tự phát của sự phát triển xã hội và ách áp bức giai cấp
cùng chế độ người bóc lột người.

Việc xã hội con người phát triển theo các hình thái từ cộng sản nguyên thuỷ cho
đến tư bản chủ nghĩa là một quá trình tự phát. Và khi đến một mức độ tổ chức xã
hội nhất định, thì ắt sẽ có sự phân chia không công bằng về tài nguyên, quyền lực
và về vốn xã hội. Cấu trúc xã hội mang tính bất bình đẳng và chênh lệch giàu
nghèo, chênh lệch về vốn xã hội. Từ thời điểm ấy, thì số phận và định mệnh của
phần lớn con người không thuộc về tự nhiên nữa, mà thuộc về những nhóm xã hội
(thường là những nhóm nhỏ) nắm giữ tài nguyên, quyền lực xã hội (hiểu theo
nghĩa rộng). Và quá trình này phát triển phức tạp đến độ, khó có thể nhận thấy
bằng mắt thường vì nó bị che lấp đi bởi diễn ngôn của tư bản. Người ta không thể
hiểu được tại sao họ làm lụng vất vả cả cuộc đời mà vẫn bần cùng; người ta tin vào
những diễn ngôn đầy tính bóc lột của tư bản như “hãy cố gắng bạn sẽ có thể vươn
lên”,… mà không hề biết rằng khi mà vốn xã hội của mình không có, và mỗi khi
muốn vươn lên thì luôn có kẻ ở bên trên muốn giữ vị thế của hắn thậm chí bành
chướng vị thế ấy, thì việc vươn lên trong một xã hội đầy sự chênh lệch quyền lực
một cách chặt chẽ là điều không thể. Nghĩa là theo một cách nào đó, xã hội phát
triển đến độ mà các thiết chế văn minh của nó đã đẩy rất nhiều con người vào một
vòng xoáy trói buộc quyết định định mệnh và số phận của nó; và thế lực kiểm soát
và định đoạt ấy không còn là tự nhiên, mà chính là những thế lực xã hội ngấm
ngầm. Trước việc không thể kiểm soát đời mình; người ta thần thánh hoá các
nguồn lực gây ra đau khổ cho họ; mà không hề biết rằng những nguồn lực gây ra
điều ấy lại xuất phát chính từ sự vận hành và bản chất phân hoá mạnh mẽ của xã
hội người. Bởi vậy, tính chất đối kháng giai cấp, áp bức giai cấp, chế độ bóc lột
của những xã hội như vậy chính là một nhân tố quan trọng làm nảy sinh tôn giáo.

Người nô lệ, người nông nô, người vô sản mất tự do không phải chỉ là sự tác động
của lực lượng xã hội mà họ không hề biết, họ bị đẩy vào con đường bị bần cùng cả
về mặt kinh tế, bị áp bức cả về mặt chính trị, bị tước đoạt những phương tiện và
khả năng phát triển tinh thần. Và việc tìm đến tôn giáo hay thần thánh không chỉ là
sự lý giải đơn thuần cho thứ thế lực kiểm soát cuộc đời của họ; mà còn là tìm đến
sự giải thoát và một sự bấu víu khỏi sự đau khổ bần cùng trong cuộc đời họ; thứ
mà thực tại sống mang tính bóc lột và phân hoá giai cấp đã đẩy họ đến đó.

Đây là nguồn gốc xã hội chủ yếu của tôn giáo.

You might also like