You are on page 1of 4

Câu 18: Từ lý luận về hình thái Kinh tế - Xã hội, anh/chị hãy chứng

minh con đường quá độ bỏ qua chế độ tư bản ở Việt Nam là phù hợp
với qui luật khách quan.

Hình thái kinh tế - xã hội và sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã
hội là 1 quá trình lịch sử tự nhiên
- Khái niệm: Hình thái kinh tế - xh là một phạm trù của chỉ xã hội ở từng
nấc thang lịch sử nhất định với 1 kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã
hội đó phù hợp với 1 tình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với 1
kiến túc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên quan hệ sản xuất ấy
- Kết cấu của hình thái kinh tế xã hội bao gồm 3 yếu tố cơ bản là: Lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng. Trong đó:
+ Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất của xã hội, là tiêu chuẩn khách
quan để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau, là yếu tố quyết định sự
vận động, phát triển của hình thái kinh tế xã hội.
+ Quan hệ sản xuất là quan hệ khách quan cơ bản chi phối và quyết định
mọi quan hệ xã hội. Là tiêu chuẩn phân biệt bản chất các chế độ xh khác
nhau.
+ Kiến trúc thượng tầng là sự thể hiện các mối quan hệ giữa người với
người trong lĩnh vực tinh thần, tiêu biểu cho bộ mặt tinh thần của đời
sống xã hội.
- Sự phát triển của các hình thái kt - xh là 1 quá trình lịch sử - tự nhiên
+ 3 yếu tố cơ bản: Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng
tầng tác động biện chứng với nhau tạo nên sự vận động phát triển của lịch
sử xh. Thông qua 2 quy luật cơ bản là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ của lực lượng sản xuất và quy luật về mối quan hệ biện
chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội.
+ Sự vận động của xã hội bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của lực lượng
sản xuất mà trước hết là sự biến đổi, phát triển của công cụ sản xuất và sự
phát triển về tri thức, kinh nghiệm kỹ năng của người lao động . Khi lực
lượng sản xuất phát triển về vật chất đòi hỏi phải xóa bỏ quan hệ sản xuất
cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới về vật chất, sự phát triển về vật chất
quan hệ sản xuất tất yếu dẫn đến sự thay đổi về vật chất của cơ sở hạ tầng
xã hội. Khi cơ sở hạ tầng biến đổi dần đến sự biến đổi của kiến trức
thượng tầng hình thái kinh tế xã hội cũ cũng mất đi, hình thái kinh tế xã
hội tiến bộ hơn ra đời. Cứ như vậy lịch sử xã hội văn loài người là 1 tiến
trình nối tiếp nhau từ thấp đến cao của các hình thái kinh tế - xã hội:
Cộng sản nguyên thủy- Chiểm hữu nô lệ- Phong kiến - Tư bản chủ nghĩa-
Xã hội chủ nghĩa
+ Thực tiễn lịch sử đã chứng minh toàn bộ lịch sử loài người phát triển
tuần tự qua tất cả các giai đoạn của các hình thái kinh tế - xh đã có.
Nhưng do đặc điểm về lịch sử, không gian, thời gian về sự tác động của
nhân tố khách quan và chủ quan có những quốc gia phát triển bỏ qua 1
hay vài hình thái kinh tế xh nào đó.
→ Học thuyết hình thái kình tế - xã hội là cơ sở khoa học cho việc xác
định con đường phát triển ở Việt Nam đó là quá độ lên CNXH(Chủ nghĩa
xã hội), bỏ qua chế độ TBCN( tư bản chủ nghĩa). Đây là con đường phát
triển phù hợp với tính quy luật của việc bỏ qua 1 hay vài hình thái kinh tế
- xã hội trong sự phát triển lịch sử. Con đường đi lên CNXH ở Việt Nam
bỏ qua chế độ TBCN thực chất là sự phát triển quá độ lên CNXH, bỏ qua
việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất về kiến trúc thượng tầng
TBCN, những tiếp thu, kế thừa những thành tựu của tiến bộ kinh tế, xã
hội mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ CNTB( Chủ nghĩa tư bản) đặc
biệt là những thành tựu về kinh tế và Khoa Học- Công Nghệ để phát triển
nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại

Câu 23: Trong khi nghiên cứu sự phát triển của lực lượng sản xuất
trong lịch sử, Các Mác khẳng định: “Tri thức xã hội phổ biến đã
chuyển hóa đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp ”.
Anh/chị hiểu như thế nào về nhận định trên?. Liên hệ thực tiễn phát
triển kinh tế tri thức của nước ta.
-Lực lượng sản xuất: là sức sản xuất của xã hội được tạo thành bởi sự
thống nhất hữu cơ giữa người lao động với tư liệu sản xuất và với những
qui trình công nghệ kỹ thuật do khoa học đem lại, là năng lực thực tiễn
làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất
định của con người và xã hội
- Nghiên cứu sự phát triển trong lịch sử Các Mác đã khẳng định “ Tri
thức xã hội phổ biến đã chuyển hoá đến mức độ nào thành lực lượng sản
xuất trực tiếp”. Điều này chứng minh rằng khoa học đang dần trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp. Nhất là trong thời đại diễn ra cuộc cách
mạng và khoa học hiện đại. Khoa học sản xuất ra 1 sản phẩm đặc biệt,
hàng hóa đặc biệt đó là những phát minh sáng chế đến ứng dụng và sản
xuất đã được rút gọn làm cho năng suất lao động của cải tăng nhanh. Tri
thức khoa học đã được kết tinh, thâm nhập vào người lao động, người
quản lí, công cụ lao động và đối tượng lao động để đáp ứng yêu cầu của
sản xuất đặt ra. Sự phát triển của khoa học đã kích thích sự phát triển
năng lực làm chủ sản xuất của con người. Nền kinh tế trong thời đại cách
mạng công nghiệp đang trở thành nền kinh tế tri thức với đặc trưng là
công nghệ cao, công nghệ thông tin trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rộng
rãi trong sản xuất và đời sống xã hội đúng như nhận định của Các
Mác “ Tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa đến mức độ nào thành lực
lượng sản xuất trực tiếp”.
Câu 24: Từ quan điểm triết học Mác - Lênin về còn người. Liên hệ
với vấn đề xây dựng con người trong sự nghiệp đổi mới ở VN hiện
nay.

- Con người là 1 thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội, có sự thống nhất
biện chứng giữa 2 phương diện tự nhiên và xã hội
+ Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ 2 góc độ. Thứ nhất :
còn người là kết quả của tiến hóa và phát triển của giới tự nhiên, cơ sở
khoa học của kết luận này đã được chứng minh. Đặc biệt là học thuyết
tiến hóa của Darwin ( Đác uyn). Thứ hai: Con người là 1 bộ phận của giới
tự nhiên đồng thời giới tự nhiên cũng là “Thân thể vô cơ của con
người”.Tuy nhiên con người không đồng nhất vs các tồn tại khác của giới
tự nhiên
+ Bản tính xã hội của con người đc phân tích từ 2 góc độ
Một là xét từ góc độ nguồn gốc hình thành còn người, loài người thì
không phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự
nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó mà trước hết và cơ bản là nhân
tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua
động vật để tiến hóa và phát triển hình thành con người.
Hai là xét từ góc độ tồn tại và phát triển con người, loài người thì sự tồn
tại của nó luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và quy luật xã hội. Xã
hội biến đổi thì con người cũng do đó có sự thay đổi tương ứng và ngược
lại sự phát triển của mỗi cá nhân lại là tiền đề cho sự phát triển xã hội.
- Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có nhiều quan niệm khác nhau về
bản chất, “bản tính người” của con người, nhưng về cơ bản những quan
niệm đó thường là những quan niệm phiến diện, trừu tượng và duy tâm,
thần bí. Trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác đã phê phán
vắt tắt nhưng quan niệm đó và xác lập quan niệm mới của mình: “Bản
chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân
riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng
hòa những quan hệ xã hội”. Như vậy có thể định nghĩa con người là 1
thực thể tự nhiên. Nhưng là 1 thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội, Vậy
bản chất của con người xét trên tính hiện thực của nó chính là tổng hòa
các quan hệ xã hội bởi xã hội chính là xã hội của con người được tạo nên
từ toàn bộ các quan hệ giữa người với người trên các mặt chính trị, kinh
tế, văn hóa
- Liên hệ: Quan điểm của Đảng Cộng Sản VN về vấn đề xây dựng con
người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay (Đại hội 13)

Câu 25: Từ quan điểm của triết học Mác-Lênin về mối quan hệ cá
nhân và xã hội. Liên hệ bản thân trong việc học tập và rèn luyện.

- Quan điểm triết học Mác-Lênin về mối quan hệ cá nhân là xã hội được
thể hiện:
+ Cá nhân và xã hội không tách rời nhau. Xã hội do các cá nhân cụ thể
hợp thành, mỗi cá nhân là một phần tử của xã hội, sống và hoạt động
trong xã hội đó. Khi mới sinh ra cá nhân chưa có ý thức, chưa có các
quan hệ xã hội thì con người chỉ là cá thể. Chỉ khi có thể giao tiếp được
trong xã hội, có quan hệ xã hội xác định, có ý thức mới trở thành cá nhân.
Cá nhân không thể tách rời xã hội. Quan hệ cá nhân- xã hội là tất yếu là
tiền đề, điều kiện tồn tại và phát triển của cá nhân lẫn xã hội
- Sự thống nhất cá nhân và xã hội còn thể hiện ở góc độ khác trong quan
hệ con người giai cấp và con người nhân loại. Quan hệ con người giai cấp
và con người nhân loại chỉ tồn tại trong xã hội có phân chia giai cấp do
vậy nó có tính lịch sử. Mỗi con người cá nhân trong xã hội có giai cấp
đều mang tính giai cấp do nó luôn là thành viên của 1 giai cấp, tầng lớp
xã hội nhất định. Trong các quan hệ xã hội mà con người sống và hành
động luôn có quan hệ giai cấp và các quan hệ đó luôn đóng vai trò quyết
định, chi phối hành vi và hoạt động của nó. Đặc biệt quy định lợi ích và
hành động thực hiện lợi ích đấy. Mặt khác mỗi cá nhân dù thuộc về giai
cấp nào cũng mang tính nhân loại - được thể hiện trong các giá trị chung
toàn nhân loại trong những quy tắc chuẩn mực chung xuất hiện trên nền
tảng chung.
→ Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải luôn chú ý giải quyết
đúng đắn mối quan hệ cá nhân - xã hội, phải tránh khuynh hướng đề cao
quá mức xá nhân hoặc xã hội. Nếu đặc cá nhân lên trên xã hội chỉ thấy cá
nhân mà không thấy xã hội, đem cá nhân đối lập với xã hội hoặc ngược
lại chỉ đề cao xã hội mà bỏ quên cá nhân thì đều sai lầm
- Liên hệ: học tập và rèn luyện giúp ích đóng góp xã hội

You might also like