You are on page 1of 9

05: ……HỌ TÊN: Nguyễn Huỳnh Thế Bảo / MSSV: 22645131 / Triết 106

BÀI KIỂM TRA SỐ 1

Câu 1: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng? Sự vận dụng mối quan hệ này trong công cuộc đổi mới ở nước ta? VD
Câu 2: Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Vận dụng vai trò của thực
tiễn đối với nhận thức liên hệ bản thân? VD
BÀI LÀM
Câu 1:
- Cơ sở hạ tầng là kết cấu kinh tế đa thành phần trong đó có thành phần kinh tế
quốc doanh, tập thể và nhiều thành kinh tế khác nhau. Đây là một kết cấu kinh tế
năng động, phong phú được phản chiếu trên nền kiến trúc thượng tầng và đặt ra đòi
hỏi khách quan là nền kiến trúc thượng tầng cũng phải đổi mới để đáp ứng đòi hỏi
của cơ sở kinh tế.
- Theo chủ nghĩa Mác- Lê nin,“ Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có quan hệ
biện chứng không tách rời nhau, trong đó có cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định
kiến trúc thượng tầng. Còn kiến trúc thượng tầng là phản ánh cơ sở hạ tầng, nhưng
nó có vai trò tác động trở lại to lớn đối với cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.”
- Ở nước ta, trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định
hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta không chỉ quán triệt và vận dụng mối quan hệ
biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mà còn phải quán triệt
và vận dụng một cách khoa học và sáng tạo mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở
hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
VD: Cơ chế bao cấp (cở sở hạ tầng) tương ứng với nó là Nhà nước mệnh lệnh
quan liêu( kiến trúc thượng tầng) .
Câu 2:
- Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử – xã
hội của con người nhằm cải biến thế giới khách quan.
- Thực tiễn và nhận thức không ngừng phát triển trong sự tác động lẫn nhau, trong
đó thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, nguồn gốc, động lực, mục đích của nhận thức và
là cơ sở của chân lý.
-Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc (điểm xuất phát), động lực của nhận thức.
Thông qua hoạt động thực tiễn, con người nhận biết được cấu trúc, tính chất và các
mối quan hệ giữa các đối tượng để hình thành tri thức về đối tượng. Con người
muốn tồn tại thì phải lao động sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho con
người, muốn lao động sản xuất con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh. Vậy,
hoạt động thực tiễn tạo ra động lực đầu tiên để con người nhận thức thế giới.
- Thứ hai, thực tiễn là mục đích của nhận thức: Mục đích cuối cùng của nhận thức
là giúp con người hoạt động thực tiễn nhằm cải biến thế giới. Nhấn mạnh vai trò
này của thực tiễn Lenin đã cho rằng: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là
quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”.Mục đích cuối cùng của
nhận thức là giúp con người hoạt động thực tiễn nhằm cải biến thế giới. Nhấn
mạnh vai trò này của thực tiễn Lenin đã cho rằng: “Quan điểm về đời sống, về thực
tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”.
- Thứ ba, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Tiêu chuẩn để đánh giá cuối cùng
không nằm trong lý luận, trong nhận thức mà ở thực tiễn. Khi nhận thức được xác
nhận là đúng, nhận thức đó sẽ trở thành chân lý.
VD: Sự xuất hiện học thuyết Macxit vào những năm 40 của thế kỷ XIX cũng bắt
nguồn từ hoạt động thực tiễn của các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
chống lại giai cấp tư sản lúc bấy giờ.

BÀI KIỂM TRA SỐ 2

Câu 1: Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất? Vận dụng quy luật này trong công cuộc đổi mới ở
nước ta? VD
Câu 2: Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội? Vận dụng quy
luật này trong công cuộc đổi mới ở nước ta? VD
BÀI LÀM
Câu 1:
- Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, nó
bao gồm những mối quan hệ kinh tế cơ bản như: quan hệ đối với sở hửu tư liệu sản
xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm
sản xuất ra.
- Lực lượng sản xuất là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên.
Con người với trình độ khoa học kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo của mình sử dụng
những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên nhằm cải biến những dạng vật
chất của tự nhiên tạo ra những sản phẩm vật chất phục vụ cho nhu cầu con người.
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất được thể hiện qua các trình độ khác nhau.
Nói đến trình độ của lực lượng sản xuất là nói đến trình độ của công cụ lao động
(thủ công, cơ khí, công nghiệp hiện đại…), trình độ của người lao động (kinh
nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ ứng dụng khoa học-kỹ thuật và công nghệ vào
quá trình sản xuất, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội…). Chính trình
độ của lực lượng sản xuất đã quy định tính chất của lực lượng sản xuất và được
biểu hiện một cách rõ nét nhất ở sự phân công lao động xã hội.
- Khi một phương thức sản xuất mới ra đời thì quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng lực lượng sản xuất, trước hết là công
cụ lao động lại là yếu tố động, nó luôn luôn được con người cải tiến và phát triển,
đã dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có và khi ấy xuất hiện sự đòi hỏi
khách quan phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay thế vào đó quan hệ sản xuất mới.
Như vậy, sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất là sự phù hợp trong mâu thuẫn; mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất là nội dung
thường xuyên biến đổi (động) với quan hệ sản xuất là hình thức xã hội lại tương
đối ổn định (tĩnh).
- Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có tính quy luật này cũng
tác động mạnh mẽ vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Từ lý luận
và thực tiễn cho chúng ta thấy rằng, lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển khi có
một quan hệ sản xuất phù hợp với nó. Còn quan hệ sản xuất lạc hậu hơn, hoặc “tiên
tiến” (theo ý muốn chủ quan của con người) hơn so với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Do đó,
trong công cuộc đổi mới kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), VII
(1991), VIII (1996) và lần thứ IX (2001), Đảng ta đã “chủ trương thực hiện nhất
quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận
động theo cơ chế thị trườmg có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
VD: Để thực hiện được quá trình hiện đại hóa , công nghiệp hóa đất nước thì phải
đi đôi với công tác phát triển giáo dục , đào tạo , khoa học và công nghệ làm nền
tảng , động lực . Phát triển giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao dân trí , đào tạo bồi
dưỡng nhân tài để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao , đẩy nhanh
quá trình hiện đại hóa , công nghiệp hóa đất nước.
Câu 2:
- Tồn tại xã hội là toàn bộ đời sống vật chất của XH và những điều kiện sinh hoạt
vật chất của nó. Đây là hình thức biểu hiện của vật chất trong lĩnh vực XH, bao
gồm 3 yếu tố cơ bản: Phương thức SX: đầu tiên nhất, quyết định nhất. Điều kiên tự
nhiên- môi trường địa lý. Dân số và mật độ dân số.
- Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tình cảm, tập quán,
truyền thống, quan điểm, tư tưởng, lý luận,... nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh
tồn tai xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau.
- Thứ nhất: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội : Tồn tại xã hội nào thì sinh ra ý
thức xã hội ấy. Tức là người ta không thể tìm nguồn gốc tư tưởng ấy trong đầu óc
con người, mà phải tìm nó trong chính tồn tại xã hội. Do đó, tồn tại xã hội để lý
giải cho ý thức xã hội.
- Thứ hai: Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội: Lịch sử cho thấy
nhiều khi xã hội cũ mất đi thậm chí đã mất rất lâu, nhưng ý thức xã hội cũ đó sinh
ra vẫn tồn tại dai dẳng. Tính độc lập tương đối này biểu hiện đặc biêt rõ trong lĩnh
vực tâm lý xã hội như trong truyền thống, tập quán, thói quen.
- Thứ ba: Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội: Trong những điều kiện
nhất định, tư tưởng của con người đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến,
có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai, và có tác
dụng tổ chứ chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào
hướng giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật
chất mà xã hội đặt ra.
- Thứ tư: Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội: Chủ nghĩa duy vật lịch sử
không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội,
mà còn bác bỏ quan niệm duy vật tầm thường hay chủ nghĩa duy vật kinh tế, phủ
nhận tác dụng tích cực của ý thức xã hội trong đời sống xã hội. Mức độ ảnh hưởng
của tư tưởng đối với sự phát triển của xã hội phụ thuộc vào những điều kiện lich
sử cụ thể, vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà tư tưởng đó sinh ra.
- Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng ý thức xã hội mới là vấn đề bức
thiết. Xây dựng ý thức xã hội mới là sự nghiệp của toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng, trên cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng ý thức xã hội mới đáp ứng nhu cầu
phát triển đất nước trên cả hai mặt đời sống tinh thần và đời sống vật chất trong
thời kỳ đổi mới và hội nhập, kèm theo là chống những biểu hiện cản trở sự nghiệp
xây dựng đó.
VD: Những biểu hiện cản trở như: dao động về lý tưởng, mục tiêu và con đường
phát triển của dân tộc; phủ nhận thành quả cách mạng và giá trị truyền thống của
dân tộc.

BÀI KIỂM TRA SỐ 3


Câu 1: Phân tích nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả. Vận dụng cặp
phạm trù nguyên nhân và kết quả để phân tích vấn đề thất nghiệp của bộ phận lạo
động tốt nghiệp đại học cao đẳng ở việt nam hiện nay? VD
Câu 2: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và rút ra ý nghĩa phương
pháp luận từ mối quan hệ này. Bản thân đã vận dụng vào học tập và cuộc sống như
thế nào? Cho ví dụ minh họa việc vận dụng này.
BÀI LÀM
Câu 1:
- Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định.
- Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một
sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
- Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả
có mối quan hệ qua lại, cụ thể:
+ Thứ nhất: Nguyên nhân sản sinh ra kết quả: Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả,
nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên
nhân xuất hiện và bắt đầu tác động. Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong
thời gian của các hiện tượng cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả.
+ Thứ hai: Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân: Nguyên nhân sản
sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối
với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại đối với nguyên nhân.
+ Thứ ba: Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả: Điều này xảy ra khi ta
xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau. Một hiện tượng nào
đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và
ngược lại.
- Nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển , bắt đầu áp dụng nhưng công
nghệ hiện đại phục vụ cho kinh doanh sản xuất thì một trong những yếu tố quyết
định sự phát triển là lực lượng lao động. Chính vì vậy, sinh viên là nguồn nhân lực
rất quan trọng chúng ta cần biết cách sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
Nhưng tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay đã ảnh
hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
- Nguyên nhân là: Quản lý giáo dục chưa hiệu quả, chậm triển khai hệ thống kiểm
định, xếp hạng các cơ sở giáo dục đạihọc; chậm ban hành khung trình độ quốc gia
tương thích với khung trình độ tham chiếu của khu vực để làm cơ sở xây dựng
chuẩn đầu ra phù hợp để sinh viên tốt nghiệp có tính cạnh tranh trên thị trường lao
động. Sinh viên chưa được rèn luyện kỹ năng khởi nghiệp, tự tạo việc làm cho
mình và cho người khác. Sinh viên tốt nghiệp hiện nay vẫn hướng đến tìm việc làm
có sẵn tại các cơ quan, doanh nghiệp mà ít quan tâm đến khởi nghiệp. Trình độ
ngoại ngữ thấp là một trong những nguyên nhân làm cho sinh viên tốt nghiệp khó
tìm được việc làm trong thời kỳ hội nhập.
- Hậu quả ( kết quả ): Đối với cá nhân, thất nghiệp đã cắt đứt nguồn thu nhập chủ
yếu hoặc duy nhất của người lao động (nhất làở các nước thị trường phát triển),
đồng thời cắt đứt phương tiện sinh sống của người lao động và gia đình họ, đẩy
những người này vào cảnh túng quẫn không có khả năng thanh toán cho các chi
phí thường ngày như tiền nhà, tiền điện, tiền nước. Đối với các quốc gia, thất
nghiệp là sự phí phạm nguồn nhân lực, không thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đồng
thời dễ dẫn đến những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị.
VD: Sinh viên sau khi ra trường muốn làm việc ở công ty nước ngoài với mức
lương thưởng cao , phục vụ cho mục đích cá nhân . Nhưng công ty cần trình độ
tiếng anh cao , hiểu biết rõ về chuyên ngành … Nhưng sinh viên đó không đáp ứng
đủ yêu cầu sẽ bị loại bỏ và dẫn đến tình trạng thất nghiệp.
Câu 2:
- Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng,
trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
-Vật chất quyết định ý thức:
+ Thứ nhất, vật chất quyết định ý thức: Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý
thức nên vật chất là cái có trước, là tính thứnhất. Ý thức chỉ là hình thức phản ánh
của vật chất vào trong bộ óc con người nên ý thức là cái có sau, là tính thứ hai.
Phải có sự vận động của vật chất trong tự nhiên (bộ óc người và thế giới khách
quan) và vật chất trong xã hội (lao động và ngôn ngữ) thì mới có sự ra đời ý thức.
+ Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức: Dưới bất kỳ hình thức nào, ý
thức đều là phản ánh hiện thực khách quan. Nội dung của ý thức là kết quả của sự
phản ánh hiện thực khách quan trong đầu óc con người. Sự phát triển của hoạt
động thực tiễn là động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú và độ sâu sắc
nội dung của ý thức con người qua các thế hệ.
+ Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức: Bản chất của ý thức là phản ánh
tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan, tức là thế giới vật chất được dịch chuyển
vào bộ óc con người và được cải biên trong đó. Vậy nên vật chất là cơ sở để hình
thành bản chất của ý thức.
+Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức: Mọi sự tồn tại,
phát triển của ý thức đều gắn liền với sự biến đổi của vật chất. Vật chất thay đổi thì
ý thức cũng phải thay đổi theo. Vật chất luôn vận động và biến đổi nên con người
cũng ngày càng phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, thì dĩ nhiên ý thức cũng phát
triển cả về nội dung và hình thức phản ánh.
- Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
+ Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ ý thức là sự phản ánh
thế giới vật chất vào trong đầu óc con người nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời
sống” riêng, không lệ thuộc máy móc vào vật chất mà tác động trở lại thế giới vật
chất.
+ Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực
tiễn của con người. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều
kiện, hoàn cảnh vật chất để phục vụ cho cuộc sống con người.
+ Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của con
người, nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành
công hay thất bại. Ý thức không trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới mà nó
trang bị cho conngười tri thức về hiện tượng khách quan để con người xác định
mục tiêu, kế hoạch, hành động nên làm. Sự tác động của ý thức đối với vật chất
diễn ra theo hai hướng: Tích cực: Khi phản ánh đúng đắn hiện thực, ý thức sẽ là
động lực thúc đẩy vật chất phát triển. Tiêu cực: Khi phản ánh sai lạc hiện thực, ý
thức có thể kìm hãm sự phát triển của vậtchất.
+ Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là
trong thờiđại ngày nay, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp.
+ Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn nhưng không thể vượt quá
tính quy định của những tiền đề vật chất đã xác định, phải dựa vào các điều kiện
khách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt động.
- Vì vật chất quyết định ý thức nên nhận thức và hoạt động phải xuất phát từ
thực tiễn khách quan. Bản thân phải nhận thức được việc học là quan trọng và
hành động tích cực để giúp ích cho việc học.
VD: Em cần phải đưa ra thời khóa biểu cho việc học hợp lý , nghiêm túc chấp hành
những quy định , tham gia các tiết học đầy đủ và hoàn thành các công việc mà
giảng viên đưa ra.
- Vì ý thức tác động lại vật chất nên bản thân em phải chủ động học hỏi , tìm tòi
và sáng tạo . Không dựa dẫm vào người khác , tạo tính kỷ luật riêng cho bản thân.
VD: Trước mỗi giờ học , em đầu đọc giáo trình trước khi tham gia vào tiết học.
Trong tiết học , tích cực phát biểu , đóng góp xây dựng bài giảng . Trau dồi học hỏi
thêm nhiều kiến thức. Tham gia nhiều hoạt động câu lạc bộ để tăng kĩ năng mềm .

You might also like