You are on page 1of 5

Chương 1

I. Khái quát sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác
Lenin
- Xuất hiện vào đầu thế kỉ XVII (năm 1615)-A.Montchretien
- Phát triển qua 2 giai đoạn
 Giai đoạn 1: cổ đại -> cuối TK 18
 Giai đoạn 2: đầu TK 19 -> nay
Tư tưởng Công nghiệp Nông nghiệp Kinh tế chính Kinh tế chính trị
kinh tế thời trọng trọng trị tư sản cổ Mác Lenin và các
kỳ cổ, thương thương điển Anh nhánh khác
trung đại
Từ thời cổ Từ TK XV -> Giữa TK XVII Giữa TK XVII -> Đầu TK XIX -> nay
đại -> XV cuối XVII -> đầu TK cuối TK XVIII
XVIII
- Xuất hiện - Coi trọng - Coi trọng - Nghiên cứu - Xây dựng hệ
ít tư tưởng vai trò vai trò nông những quy luật thống lí luận kinh
kinh tế và thương mại, nghiệp vận động của tế chính trị về nền
chưa có hệ đặc biệt là - Đại biểu: nền kiến trúc sản xuất TBCN,
thống lí ngoai F.Quesnay thượng tầng tìm ra quy luật
thuyết thương (Pháp) - Đại biểu: kinh tế chi phối
hoàn chỉnh - Đại biểu: J.Turgot W.Petty (Anh) sự hình thành ,
W.Stafford (Pháp) A.Smith (Anh) phát triển và luận
(Anh) D.Ricardo chứng vai trò lịch
T.Mun (Anh) (Anh) sử của PTSX
A.Montchre TBCN, nêu ra
tien (Pháp) những vấn đề của
thời kì quá độ lên
CNXH

II Đối tượng nghiên cứu (nghĩa hẹp và nghĩa rộng)


*Nhắc lại bài cũ
-Quan hệ sản xuất:
 Quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao
đổi, tiêu dùng
 Có vai trò quyết định các mặt còn lại và bản chất của xản xuất
 3 mặt: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức
quản lí, quan hệ phân phối sản phẩm làm ra
-Lực lượng sản xuất:
 Quan hệ giữa người với tự nhiên
 Có 2 yếu tố: người lao động (Vd: năng lực, trình độ); tư liệu lao
động (đối tượng lao động-Vd: nguyên liệu, nhiên liệu; tư liệu
lao động-Vd: máy móc, trang thiết bị)
- Nghĩa hẹp: kinh tế chính trị là khoa học kinh tế nghiên cứu quan hệ
sản xuất và trao đổi trong 1 PTSX nhất định
- Nghĩa rộng: “Kinh tế chính trị là khoa học về những quy luật chi
phối sự sản xuất và trao đổi những tư liệu sinh hoạt vật chất trong xã
hội loài người,.. Những điều kiện trong đó người ta sản xuất sản
phẩm và trao đổi chúng, đều thay đổi tùy từng nước, và trong mỗi
nước lại thay đổi tùy vào từng thế hệ”-Ph.Angghen
=> Đối tượng nghiên cứu của KTCT là các quan hệ xã hội của sản
xuất và trao đổi mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện
chứng với trình độ phát triển của LLSX và KTTT tương ứng của PTSX
nhất định
- Quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi biểu hiện ở bộ phận:
 Quan hệ sở hữu
 Quan hệ quản lí
 Quan hệ phân phối, phân bổ nguồn lực
 Quan hệ xã hội trong lưu thông
 Quan hệ xã hội trong tiêu dùng .....
III Mục đích nghiên cứu
-Cấp độ cao nhất: phát hiện ra các quy luật chi phối quan hệ giữa
người với người trong sản xuất và trao đổi -> giúp cho chủ thể vận
dụng được quy luật, tạo động lực để không ngừng sáng tạo, góp
phần thúc đẩy văn minh và sự phát triển toàn diện của xã hội thông
qua giải quyết các quan hệ lợi ích
-Xuyên suốt: không chỉ hướng đến việc thúc đẩy sự giàu có, mà còn
hướng tới cung cấp cơ sở khoa học -> góp phần thúc đẩy trình độ
văn minh và phát triển toàn diện của xã hội
-Giá trị khoa học: phát hiện ra những nguyên lí và quy luật chi phối
các quan hệ lợi ích giữa con người với con người trong sản xuất và
trao đổi
-Kết quả nghiên cứu: tạo cơ sở lí luận khoa học cho việc xây dựng
đường lối, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của 1 quốc gia với
những giai đoạn phát triển nhất định
-> Cần nắm vững những nguyên lí của KTCT Mác để có cơ sở lí luận
khoa học cho việc giải quyết những mối quan hệ lợi ích trong quá
trình phát triển đất nước cũng như hạt động gắn với đời sống mỗi
con người
Đường lối, chính sách sẽ phản ánh đặc trưng chế độ chính trị, định
hướng con đường phát triển của quốc gia đó
IV Phương pháp nghiên cứu
V Chức năng
-Chức năng nhận thức:
+) KTCT là môn khoa học kinh tế cung cấp hệ thống tri thức lí luận về
sự vận động của các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và
trao đổi; về sự liên hệ tác động biện chứng giữa các quan hệ giữa
người với người trong sản xuất và trao đổi với LLSX và KTTT tương
ứng trong những trình độ phát triển khác nhau của nền sản xuất xã
hội
 Cung cấp hệ thống tri thức mở về những quy luật chi phối sự
phát triển của sản xuất và trao đổi gắn với PTSX; về lịch sử phát
triển của các quan hệ sản xuất và trao đổi; về nền sản xuất
TBCN và thời kì quá độ lên CNXH
 Cung cấp những phạm trù kinh tế cơ bản được khái quát, phản
ánh từ hiện thực kinh tế mang tính biểu hiện trên bề mặt xã hội
-> góp phần làm phong phú nhận thức, tư duy lí luận của mọi
người,.....
=> Giúp nhận thức được ở tầng sâu hơn, xuyên qua các quan hệ
phức tạp để nhận thức được các quy luật và tính quy luật
-Chức năng thực tiễn:
+) Hình thành được năng lực, kĩ năng vận dụng các quy luật kinh tế
vào thực tiễn hoạt động lao động cũng như quản trị quốc gia
 Thực hiện chức năng cải tạo thực tiễn, thúc đẩy văn minh của
xã hội; tham gia đắc lực vào sự hình thành của phương pháp
luận, cơ sở khoa học; tạo động lực thúc đẩy cá nhân và toàn xã
hội sáng tạo sáng tạo -> cải thiện đời sống tinh thần và vật chất
của toàn xã hội
 Sinh viên: là cơ sở khoa học lí luận để nhận diện và định vị vai
trò, trách nhiệm sáng tạo của mình -> xây dựng tư duy và tầm
nhìn, kĩ năng thực hiện các hoạt động kinh tế-xã hội,....đóng
góp vào sự phát triển chung của xã hội
-Chức năng tư tưởng:
 Góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng mới cho người lao động
tiến bộ, biết quý trọng thành quả lao động; yêu tự do, hòa bình,
củng cố niềm tin cho sự phấn đấu vì mục đích dân giàu, nước
mạnh
 Góp phần xây dựng lí tưởng khoa học cho những chủ thể mong
muốn xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp, hướng tới giải phóng co
người, xóa bỏ áp bức,...
-Chức năng phương pháp luận:
 Dựa trên cơ sở am hiểu nền tảng lí luận từ kinh tế chính trị giúp
ta hiểu được một cách sâu sắc, bản chất, thấy được sự gắn kết
biện chứng giữa kinh tế với chính trị và căn nguyên của sự dịch
chuyển trình độ văn minh của xã hội
=> Nhận diện sâu hơn nội hàm khoa học của các khái niệm, phạm trù
của các khoa học kinh tế chuyên ngành trong hiện nay

You might also like