You are on page 1of 2

Vấn đề cơ bản triết học (nhớ học thuộc sơ đồ)

a) Nội dung
-Vấn đề cơ bản của triết học là “mối quan hệ giữa ý thức và vật chất”
-Bản thể luận (mặt thứ nhất): đi tìm cho câu hỏi giữa vật chất và ý thức cái nào có trước
cái nào quyết định cái nào ?

 Vật chất có trước và quyết định ý thứcchủ nghĩa duy vật


 Ý thức có trước và quyết định vật chấtchủ nghĩa duy tâm

-Nhận thức luận (mặt thứ hai): Đi trả lời cho câu hỏi con người có khả năng nhận thức
được thế giới hay không?

 Khả tri luận ( nhận thức được)


 Bất khả tri luận ( không nhận thức được)

-Quan điểm nhất nguyên luận: cho rằng 1 trong 2 yếu tố “vật chất và ý thức” sẽ
có 1 cái có trước và quyết định cái còn lại
-Quan điểm nhị nguyên luận: coi “vật chất và ý thức” là như nhau chúng tồn tại
độc lập và không có cái nào có trước và quyết định cái nào
b) Chủ nghĩa duy vật và duy tâm
*Chủ nghĩa duy vật
-Chủ nghĩa duy vật chất phát: quan niệm về thế giới mang tính trực quan, cảm
tính, chất phát nhưng đã lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích thế giới
Ví dụ: lửa, nước, nguyên tử, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ
-Chủ nghĩa duy vật siêu hình: quan niệm thế giới như một cỗ máy khổng lồ, các
bộ phận biệt lập tĩnh tại. Tuy còn hạn chế về phương pháp luận siêu hình, máy
móc nhưng đã chống lại quan điểm duy tâm, tôn giáo giải thích về thế giới.
Ví dụ: Trái tim con người được so sánh với chiếc đồng hồ: tính chu kì của tim
giống như những vòng lặp của thời gian được tạo ra bởi chiếc đồng hồ.
-Chủ nghĩa duy vật biện chứng: khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước
đóđạt đến trình độ: duy vật triệt để trong cả tự nhiên và xã hội, biện chứng
trong nhận thức, là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới.
Ví dụ: Một con người không phải một cỗ máy biết đi trên mặt đất, mà là một sự
vật luôn vận động và phát triển. Có sự biến hoá về mặt sinh học, thay đổi về tư
duy, có cảm xúc, có tính xã hội
*Chủ nghĩa duy tâm
-Chủ nghĩa duy tâm khách quan:
 Mọi sự vật hiện tượng đều do tinh thần bên trong mỗi con người quyết
định, chỉ là phức hợp của những cảm giác. Ví dụ: ‘ Người buồn cảnh có
vui đâu bao giờ’ – Truyện Kiều -Nguyễn Du
 Mọi hiện tượng khách quan đều do ý thức của con người, ý thức quyết
định mọi thứ. Ví dụ: chúng ta nghĩ bánh xe hình tròn, quyển sách hình
chữ nhật…
-Chủ nghĩa duy tâm chủ quan:
 Thừa nhận tính thứ nhất của ý thức từng cá nhân. Ví dụ: thần linh, ‘trời
sinh voi trời sinh cỏ’
Các nhà triết học thời bấy giờ cho rằng những hiện tượng xảy ra trong tự
nhiên là do thần linh qui định, muốn thay đổi cần có sự quyết định của thần
-Đặc điểm chủ nghĩa duy tâm:
 Cho rằng tinh thần có trước vật chất có sau, thừa nhận sự sáng tạo thế
giới của các lực lượng siêu nhiên
 Là thế giới quan của giai cấp thống trị và các lực lượng xã hội phản động
 Liên hệ mật thiết với thế giới quan tôn giáo
 Chống lại chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên
c) Thuyết khả tri luận và bất khả tri luận
-Khả tri luận: KĐ con người về nguyên tắc có thể hiểu được bản chất sự vật,
hiện tượng; những cái mà con người biết về nguyên tắc là phù hợp với chính sự
vật đó
Ví dụ: Thời Hy Lạp cổ đại, dựa vào sự dịch chuyển có tính chu kì của các thiên
thể, Ptolemaios đã đưa ra mô hình địa tâm và được chấp nhận trong hơn 1000
năm sau
-Bất khả tri luận: con người không thể hiểu được bản chất thực sự của đối
tượng, các hiểu biết của con người về tính chất, đặc điểm,… dù cho có tính xác
thực, cũng không cho phép con người đồng nhất chúng với đối tượng vì nó
không đáng tin cậy
Ví dụ: Thuyết địa tâm là một sai lầm khi con người tin rằng Trái Đất là trung
tâm của vũ trụ và các hành tinh khác phải xoay quanh nó.
-Hoài nghi luận: nghi ngờ việc đánh giá tri thức đã đạt được và cho rằng con
người không thể đạt đến chân lí khách quan
Ví dụ: Thuyết địa tâm, các nhà khoa học đã hoài nghi và chứng minh rằng
thuyết địa tâm là một sai lầm, đưa ra chân lí là thuyết nhật tâm

You might also like