You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI & KTQT

BÀI TẬP LỚN

Môn: Triết học Mác-Lenin

Đề : Phân tích mối quan hệ vật chất và ý thức và từ đó giải


quyết nhiệm vụ sau. Phân tích câu chuyện Bán lược cho sư
dưới góc độ một nhà kinh doanh

Họ và tên: Nguyễn Chí Dũng

MSV: 11221489

Lớp: LLNL1105(122)_04

Hà Nội, 23/12/2023
MỤC LỤC
I. Lý luận: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
1. Vật chất và phương thức tồn tại của vật chất
2. Ý thức và kết cấu ý thức
3. Mối quan hệ vật chất- ý thức và ý nghĩa phương pháp luận
II. Liên hệ thực tiễn
I. Lý luận: Mối quan hệ vật chất và ý thức
1. Vật chất và phương thức tồn tại của vật chất
a) Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước Các
Mác về phạm trù vật chất
- Các nhà triết học duy tâm, cả chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ
nghĩa duy tâm khách quan, từ cổ đại đến hiện đại cho dù thừa
nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế giới nhưng lại
phủ nhận đặc trưng “tự thân tồn tại của chúng”. Theo họ, quá
trình nhận thức của con người chỉ là ý thức đi tìm lại chính bản
thân dưới hình thức khác. Như vậy họ coi như phủ nhận đặc tính
tồn tại khách quan của vật chất và tin rằng mọi thứ đều được tạo
ra bởi thần linh
- Đối với các nhà triết học duy vật, họ thừa nhận sự tồn tại khách
quan của thế giới vật chất, lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích
tự nhiên. Cùng với những tiến bộ của lịch sử, quan niệm của họ
cũng phát triển theo hướng ngày càng sâu sắc và khoa học hơn.
+ Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại: Nhìn chung, các nhà
duy vật thời cổ đại đi tìm một thực thể ban đầu và coi nó là
nguồn gốc tạo ra tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới, tất cả
đều bắt nguồn và tan biến trong đó. Một số ví dụ như: nước
(Thales), lửa(Heraclitus), ngũ hành( Trung Quốc). Bước tiến
quan trọng nhất là khi Leucippus và Democritos quan niệm rằng
vật chất được cấu thành từ nguyên tử là những hạt nhỏ nhất,
không thể phân chia, tồn tại vĩnh viễn. Theo thuyết nguyên tử,
vật chất không đồng nghĩa với những vật thể mà có thể cảm nhận
một cách trực tiếp, mà là một lớp các phần tử hữu hình nằm sâu
trong mỗi sự vật, hiện tượng.
+ Chủ nghĩa duy vật thế kỉ XV-XVII: Thời kì Phục
hưng đánh dấu hàng loạt những thành tựu chói lọi về văn học,
khoa học, mĩ thuật. Các nhà triết học và khoa học thời kì này tiếp
tục có những nghiên cứu, khẳng định trên lập trường duy vật.
Đặc biệt, những thành tựu của Newton trong vật lý học cổ điển
và việc thực nghiệm chứng minh được sự tồn tại của nguyên tử
càng làm quan niệm đó được củng cố thêm.
b) Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ
XX và sự phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất
- Trong thời gian này, vật lý học đã có hàng loạt
những phát minh quan trọng như tia X, hiện tượng phóng xạ,
điện tử. Thuyết tương đối của Einstein chứng minh rằng không
gian, thời gian, khối lượng luôn biến đổi cùng sự vận động của
vật chất.
- Những nhà khoa học và triết học theo lập trường
duy vật tự phát, siêu hình trở nên hoang mang, dao động và cố
gắng đưa ra những quan niệm nhằm “đảo lộn những quy luật cũ
và những nguyên lý cơ bản”
c) Quan niệm của triết học Mác-Lenin
- Lenin cho rằng “vật chất là một phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
- Nội dung định nghĩa của Lenin bao gồm:
+ Vật chất là thực tại khách quan-cái tồn tại
hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý
thức. Đây chính là khẳng định quan trọng nhất về vật
chất. Con người không phải ý thức được một cái gì đó
thì mới gọi là vật chất, mà nó đã phát triển một cách
độc lập, khách quan.
+ Vật chất là cái mà khi tác động vào các giác
quan của con người thì đem lại cho con người cảm
giác
+ Vật chất là cái mà ý thức chẳng qua là sự
phản ánh của nó. Thế giới vật chất là thế giới tồn tại
duy nhất, còn các hiện tượng tinh thần có nguồn gốc
từ hiện tượng vật chất và sao chép lại chúng với tư
cách là hiện tượng khách quan
 Ý nghĩa:
- Giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của chủ
nghĩa duy vật biện chứng
- Bác bỏ thuyết “bất khả tri”, bác bỏ quan
niệm của chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo
- Khuyến khích các nhà khoa học đi sâu tìm
hiểu thế giới vật chất, góp phần làm giàu tri
thức nhân loại
d) Phương thức tồn tại của vật chất
- CNDV biện chứng khẳng định: Vận động là cách thức tồn tại, là
hình thức tồn tại của vật chất; không gian, thời gian là hình thức
tồn tại vật chất
- Nội dung khái niệm vận động:
+ Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Các dạng
tồn tại cụ thể của vật chất không thể không có thuộc tính vận
động. Con người chỉ nhận thức được sâu sắc sự vật, hiện tượng
thông qua xem xét chúng trong quá trình vận động
+ Vận động là thuộc tính cố hữu và là phương thức tồn tại
của vật chất. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đã
chứng tỏ vận động không thể tạo ra và cũng không thể bị tiêu
diệt.
+ Các hình thức vận động:
 Vận động cơ học: là sự di chuyển vị trí các vật thể
trong không gian
 Vận động vật lý: là vận động của các phân tử, các
hạt cơ bản, vận động điện tử,..
 Vận động hoá học: là vận động của các nguyên tử,
các quá trình hoà hợp và phân giải các chất
 Vận động sinh học: là quá trình trao đổi chất của
cơ thể sống với con người
 Vận động xã hội: là sự thay đổi, thay thế các quá
trình xã hội của các hình thái kinh tế xã hội.
+ Khái niệm “đứng im”: Là trạng thái ổn định về chất của
sự việc hiện tượng, có tính chất tương đối , nhưng lại
chứng thực cho sự tồn tại thật sự của vật chất
+ Không gian và thời gian: Hai thuộc tính khác nhau của
vận động nhưng không tách rời nhau. Không gian và thời
gian của vật chất nói chung là vô hạn, xét về cả phạm vi
lẫn tính chất
e) Tính thống nhất của vật chất thế giới
- Tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất của thế giới
- Thế giới thống nhất ở tính vật chất:
 Chỉ một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất
 Mọi bộ phận của thế giới có mối quan hệ vật chất thống
nhất với nhau, là sản phẩm của vật chất, chịu sự chi phối
của những quy luật vật chất
 Thế giới vật chất không do ai sinh ra và cũng không tự mất
đi, tồn tại vĩnh viễn, vô hạn
 Thế giới bao gồm cả tự nhiên và xã hội, về bản chất là vật chất,
thống nhất ở tính vật chất
2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
a) Nguồn gốc của ý thức
- Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức là nguyên thể đầu tiên, tồn
tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại,
biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất
- Các nhà duy vật siêu hình đã bắt đầu xuất phát từ thế giới hiện
thực để lý giải nguồn gốc của ý thức dù những quan niệm ấy
còn nhiều hạn chế, đồng nhất ý thức với vật chất, coi chúng
do vật chất sản sinh ra
- Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức là thuộc tính của
một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc người. Bộ
óc người sử dụng các tế bào thần kinh tạo mối liên hệ nhằm
thu nhận, xử lí, dẫn truyền và điều khiển các hoạt động của cơ
thể. Ngoài ra thế giới bên ngoài cũng tác động vào để bộ óc
phản ánh lại tác động đó. Thuộc tính phản ánh cũng phát triển
từ thấp đến cao qua các cấp bậc (vật lý => sinh học => ý thức
b) Bản chất của ý thức
- Chủ nghĩa duy tâm cường điệu vai trò ý thức một cách thái quá
tới mức thoát ly đời sống hiện thực
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình đã tầm thường hóa vai trò của ý
thức, coi rằng ý thức chỉ là sự phản ánh giản đơn, thụ động thế
giới vật chất
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng ý thức là vật chất
được phản ánh trong đầu óc của con người và được cải biến ở
trong đó
 Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,
nó là hình ảnh tinh thần của mỗi người, gắn liền với
hoạt động khái quát hóa, trừu tượng hóa, có định
hướng, có lựa chọn. Trong ý thức của chủ thể, sự phù
hợp giữa tri thức và khách thể chỉ là tương đối, biểu
tượng về TGQ có thể đúng hoặc sai
 Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới. Trên cơ sở
những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới cho sự
vật, tưởng tượng, tiên đoán hoặc phát minh các sự vật
 Ý thức là sản phẩm của sự phát triển của xã hội, nên về
bản chất là có tính xã hội.
 Ý thức là thuộc tính đặc biệt phản ánh bộ óc người so
với động vật. Sức sáng tạo là thuộc tính đặc trưng bản
chất nhất của ý thức
c) Kết cấu của ý thức
- Các lớp cấu trúc:
 Mặt nhận thức đem lại cho con người những hiểu biết
bản chất, khái quát về thực tại khách quan
 Mặt thái độ của ý thức nói lên thái độ lựa chọn, thái độ
cảm xúc, đánh giá của chủ thể
 Mặt năng động: quá trình con người vận dụng những
hiểu biết và tỏ thái độ của mình nhằm thích nghi, cải
biến thế giới và bản thân
- Các cấp độ ý thức:
 Vô thức (chưa ý thức) là hiện tượng tâm lý ở tầng bậc
chưa ý thức, nằm ngoài phạm vi của lý trí mà ý thức
không kiểm soát được
 Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài
sự kiểm soát của ý thức. Nó là những tri thức mà gần
như đã thành bản năng, nằm trong tầng sâu ý thức
 Tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân trong
mối quan hệ với thế giới bên ngoài, từ đó giúp cá nhân
xác định vị trí, điểm mạnh yếu của mình, điều chỉnh
hành vi. Dần dần ý thức cá nhân sẽ phát triển thành ý
thức nhóm và ý thức xã hội.
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
a) Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình
- Chủ nghĩa duy tâm coi ý thức là duy nhất, tuyệt đối; còn thế
giới vật chất chỉ là bản sao, biểu hiện khác của ý thức tinh
thần => phủ nhận tính khách quan, cường điệu vai trò nhân tố
chủ quan; là cơ sở lý luận của tôn giáo, thần học, chủ nghĩa
ngu dân
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, phủ
nhận tính độc lập tương đối của ý thức, không thấy được tính
năng động, sáng tạo, vai trò to lớn của ý thức => phạm sai lầm
có tính nguyên tắc bởi thái độ thụ động, ỷ lại, trông chờ,
không đem lại hiệu quả trong hoạt động thực tiễn
b) Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Theo quan điểm triết học Mac-Lenin, vật chất quyết định ý thức,
còn ý thức tác động trở lại vật chất
- Vật chất quyết định ý thức:
+ Vật chất quyết định nguồn gốc ý thức: Các thành tựu khoa học
tự nhiên hiện đại đã chứng minh rằng giới tự nhiên có trước con
người, vật chất là cái có trước, độc lập với ý thức và là nguồn
gốc sinh ra ý thức
+ Vật chất quyết định nội dung ý thức: Thế giới hiện thực vận
động, phát triển theo quy luật khách quan của nó, được phản ánh
vào ý thức và từ đó có nội dung ý thức
+ Vật chất quyết định bản chất của ý thức: Thực tiễn là hoạt động
vật chất có tính cải biến thế giới của con người- là cơ sở hình
thành, phát triển ý thức
+ Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức: Vật
chất thay đổi thì ý thức cũng thay đổi theo. Từ thời kỳ nguyên
thủy với tư duy đơn sơ, giản dị rồi dần dần tư duy được mở rộng
với sự phát triển của sản xuất. Con người không chỉ ý thức được
hiện tại mà còn cả những vấn đề trong quá khứ và dự kiến được
trong tương lai
- Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
+ Ý thức do vật chất sinh ra, nhưng khi đã ra đời thì ý thức có
quy luật vận động, phát triển riêng, không lệ thuộc một cách
máy móc vào vật chất
- + Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt
động thực tiễn của con người. Con người dựa trên những tri thức
về khách quan, hiểu biết quy luật khách quan, từ đó đề ra mục
tiêu, phương hướng, biện pháp và ý chí để thực hiện thắng lợi
mục tiêu đã xác định
+ Ý thức có thể quyết định làm cho hoạt động của con người
đúng hay sai, thành công hay thất bại
+ Xã hội càng phát triển thì vai trò ý thức ngày càng to lớn, nhất
là trong thời đại toàn cầu hóa, công nghệ ngày càng phát triển.
Dù vậy ý thức không thể vượt quá tính quy định của những tiền
đề vật chất đã xác định, phải dựa vào các điều kiện khách quan
và năng lực chủ quan của chủ thể hoạt động
 Ý nghĩa phương pháp luận:
- Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động,
luôn nỗ lực loại bỏ bệnh chủ quan, duy ý chí trong cuộc sống
- Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố
con người. Con người phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng
nâng cao thể, trí lực; tuyệt đối không thụ động, ỷ lại, đồng thời
tuyệt đối hóa vai trò các điều kiện vật chất trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn.
II. Liên hệ thực tiễn: Câu chuyện Bán lược cho sư
1. Bài toán Bán lược cho sư

Một công ty nọ muốn tuyển người bán hàng giỏi đã trao cho mỗi người trong hàng
trăm ứng viên, 100 chiếc lược và đề nghị họ đến các chùa để bán. Cái oái oăm là ở
chùa sư đã xuống tóc, làm gì có nhu cầu sử dụng lược. Mà không có nhu cầu thì
sao bán được hàng. Hàng trăm người đã ra đi nhưng hầu hết bó tay. Tuy thế có ba
người bán được hàng.

Người thứ nhất mang lược đến chùa vừa chào hàng đã bị các vị sư mắng và cho
rằng anh này giễu cợt họ không có tóc, nên đuổi đi. Nhưng anh này vẫn cắn răng
chịu đứng cầu xin họ mua lược. Cuối cùng, một vị sư thương tình mua giùm một
chiếc lược.

Người thứ hai, sau khi đi vòng quanh một ngôi chùa trên núi, tóc bị gió thổi tung
xác xơ, anh ta xin gặp sư trụ trì. Ðược gặp, anh ta chắp tay niệm "nam mô" và thưa
rằng: "trên núi cao gió thổi mạnh, các thiện nam tín nữ đến đây dâng hương mà tóc
tai rối bù, e không thành kính trước cửa Phật. Xin nhà chùa chuẩn bị một vài chiếc
lược để trước lúc dâng hương các phật tử chải tóc cho gọn gàng, không bù rối".
Nghe anh ta nói có lý, sư trụ trì đồng ý mua lược. Nhà chùa có 10 lư hương nên
mua 10 chiếc lược cho anh ta.

Còn người thứ ba, anh ta đến thẳng ngôi chùa lớn nhất vùng quanh năm hương
khói nghi ngút. Anh xin gặp thượng toạ trụ trì mà thưa rằng: "Bạch thầy, chùa ta
lớn nhất vùng, ngày nào cũng có hàng trăm tín đồ đến thắp hương. Phàm là người
dâng hương, ai cũng có tấm lòng thành cúng quả. Chùa lớn như chùa ta, thiết
tưởng cũng nên có chút tặng phẩm khuyến khích người làm việc thiện. Con có
mang theo ít lược của công ty. Thầy có thư pháp hơn người, xin viết lên lược ba
chữ "Lược tích thiện" làm tặng phẩm. Món quà này thật nhiều ý nghĩa". Nhà chùa
nghe ra, cũng hứng thú và mua liền 100 chiếc lược làm quà.

Nhờ có Lược tích thiện làm quà tặng mà một đồn mười, mười đồn trăm, dân chúng
đổ về đây dâng hương rất đông, danh tiếng chùa càng lừng lẫy và phương trượng
chùa đã ký hợp động mua hàng nghìn chiếc lược của công ty. Rõ ràng, ở một nơi
tưởng như không có nhu cầu, nếu chịu khó quan sát, phân tích các mối quan hệ, sẽ
có thể phát hiện nhu cầu hoặc tìm cách kích cầu để bán hàng.
- Đầu tiên, ta sẽ đánh giá yếu tố khách quan và chủ quan của bài
toán:

Khách quan Chủ quan


-100 chiếc lược -Kiến thức không bị giới hạn

-Nhà sư không có tóc


- Như vậy, bài toán được đặt ra là phải bán 100 chiếc lược cho những
nhà sư. Nếu nghĩ theo tư duy thông thường thì đây là một vấn đề
bất khả thi, như vậy ta cần phải sử dụng phương pháp luận triết học
để xây dựng phương án

- Muốn tác động được ý thức của nhà sư rằng họ muốn mua lược, ta
phải giải quyết được về vật chất; và tóc chính là vật chất quyết định
nhu cầu mua lược. Và mặc dù các nhà sư không có tóc, nhưng còn
những người đến chùa cầu an thì lại có. Cho nên các nhà sư có thể
dùng chúng để bán hoặc tặng quà cho họ, từ đó thể hiện cái tâm
thiện của chùa

- Đối với suy nghĩ của người thứ nhất: năn nỉ nhà sư mua lược.
Người này chỉ làm theo ý nghĩ chủ quan của bản thân mình mà
quên đi điều kiện khách quan thực tiễn, đây là lối suy nghĩ gần
giống với chủ nghĩa duy tâm. Sự tuyệt đối hóa ý thức thể hiện ở lối
suy nghĩ giản đơn, bất chấp thực tại khách quan để đạt được kết quả

- Suy nghĩ của người thứ hai: Hướng tới đối tượng là các phật tử.
Người bán đã bắt đầu sử dụng lối tư duy biện chứng để hướng tới
những đối tượng phù hợp hơn với quy luật khách quan. Dù vậy suy
nghĩ này cũng chỉ dẫn đến kết quả tạm thời, không có tính đột phá
và mang tính lâu dài

- Suy nghĩ người thứ ba: Hướng tới phật tử và những người đến chùa
thắp hương. Người này đã sử dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức một cách hiệu quả. Vật chất là tóc những người đi chùa đã tác
động đến ý thức muốn mua lược của nhà sư; nhà chùa mong muốn
nhiều khách hơn từ đó sẽ tác động đến số lượng lược được mua vào
để bán ra cho khách. Từ đó những khách đến vừa được quà tặng và
có ấn tượng tốt đẹp về ngôi chùa.

 Như vậy, với góc độ một nhà kinh doanh, ta cần phải đánh giá
đầy đủ các yếu tố khách quan, chủ quan để từ đó có những suy
nghĩ đột phá, tránh rơi vào lối mòn. Ngoài ra còn cần có nhận xét
về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong thị trường để nhìn
ra tiềm năng của nó.

III. Tài liệu tham khảo

- Giáo trình triết học Mac-Lenin, Bộ Giáo dục và Đào tạo 2021

- Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin, nhà xuất
bản chính trị quốc gia

- Web:

+ https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_duy_v
%E1%BA%ADt_bi%E1%BB%87n_ch%E1%BB%A9ng

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%9D_th%E1%BB%A9c_(tri%E1%BA
%BFt_h%E1%BB%8Dc)

https://nguyenvanhau.net/ban-luoc-cho-su.html

https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/kinh-te-
chinh-tri-mac-le-nin/thmln-ban-luoc-cho-su-kdjvdijvidjvdkv/24940960

You might also like