You are on page 1of 6

Buổi 1:

CHƯƠNG 1:

I. Triết học và vấn dề cơ bản của triết học


1. Khái lược về triết học
a. Nguồn gốc của triết học
- Triết học ra đời ở TQ, Ấn Độ, Hy Lạp
- Triết học là dạng tri thức lý luận xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các
loại hình lý luận của nhân loại.
- Triết học có
+ Nguồn gốc nhận thức: sự phát triển của tư duy trừu tượng cho
phép trừu tượng hóa, khái quát những tri thức cụ thể, riêng lẻ thành
hệ thống tri thức lý luận chung nhất.
+ Nguồn gốc xã hội: triết học ra đời khi lực lượng sx đã đạt đến 1
trình độ nhất định, khi lao động trí óc đã trở thành một lĩnh vực độc
lập tách khỏi lao động chân tay, khi xã hội đã phân chia thành giai
cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. (thời cổ đại, sx kém. Sau đó sx
phát triển, của cải vào túi người đứng đầu -> có giai cấp, mỗi giai
cấp theo đuổi lợi ích khác nhau -> có triết học, nhiệm vụ của triết
học là luận chứng và bảo vệ lợi ích của 1 giai cấp xác định)

Câu hỏi:

1. “Vật chất là cái bàn” đúng hay sai?


 Sai. Vì vật chất còn bao gồm nhiều thứ khác nwuax (vd: đất, nước, virut,..)
(quy cái chung về cái riêng là sai)
2. Giải thích “mẹ là gì?”
 Mẹ là người phụ nữ có con.
3. “Triết học Mỹ vì lợi ích dân Mỹ” đúng hay sai?
 Sai, vì triết học chỉ bảo vệ lợi ích của 1 giai cấp xác định - đó là giai cấp cầm
quyền (giai cấp tư sản)
4. "Triết học mĩ vì lợi ích toàn thế giới"
 Sai. vd khi mĩ cho đi tuần quanh thế giới (quanh biển đông), có lợi cho Vn cũng
như các nước ĐNA nhưng thực chất mĩ đang muốn chứng tỏ cho thế giới (cho
TQ) thấy tư sản mĩ còn đang rất mạnh.
Buổi 2:
b. Khái niệm triết học
- Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới (về vũ trụ, về
con người, về vị trí và vai trò của con người trong thế giới)

2. Vấn đề cơ bản của Triết học


- Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại (giữa
tinh thần với tự nhiên, giữa ý thức với vật chất).
 1 vấn đề có 2 mặt:
+ mặt bản thể luận: ý thức có trước vật chất hay vật chất có trước ý
thức
+ mặt nhận thức luận: con người có nhận thức được thế giới không?
a. Mặt thứ 1 (mặt bản thể luận)
(chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm)
- Chủ nghĩa duy vật: đều coi vật chất có trước, sinh ra và quyết định ý
thức
+ CN duy vật chất phác (ngây thơ): coi vật chất là vật thể, quy cái
chung về cái riêng. Vd: gỗ, nước,…
+ CN duy vật siêu hình: coi vật chất là nguyên tử nhỏ nhất.
+ CN duy vật biện chứng: coi vật chất là những gì tồn tại hiện thực
khách quan ngoài ý thức - cảm giác con người.

- Chủ nghĩa duy tâm: đều coi ý thức có trước, sinh ra và quyết định thế
giới
+ CN duy tâm chủ quan: ý thức – cảm giác của tôi có trước, sinh ra và
quyết định tất cả.
+ CN duy tâm khách quan: coi ý niệm là cái có trước (ý niệm hay đc
coi là cảm giác, ý thức, Chúa Trời, Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Chúa
Jesus, Thánh Allah)

 Nhà triết học nào giải thích thế giới bằng 1 nguyên tố thì thuộc phái Nhất
nguyên luận. Nhất nguyên luận bao gồm cả duy vật lẫn duy tâm:
+ Duy vật gthich bằng 1 nguyên tố là vật chất.
+ Duy tâm gthich bằng 1 nguyên tố là ý thức.
 Nhà triết học giải thích thế giới bằng 2 nguyên tố thuộc thuộc phái Nhị
nguyên luận.
 Nhà triết học giải thích thế giới bằng 3 ngtố trở lên thì thuộc phái Đa
nguyên luận.

b. Mặt thứ 2 (mặt nhận thức luận)


(trl cho câu hỏi “con người có nhận thức được thế giới không?”)
- Duy vật tl: ý thức con người chẳng qua là sự phản ánh vật chất của óc
người -> con người có thể nhận thức dc thế giới.
- Duy tâm kquan: ý niệm (hay chúa trời, ngọc hoàng) thông qua con
người nhận thức ra thế giới.
- Duy tâm chủ quan: ý thức cảm giác của tôi sinh ra thế giới nên tôi nhận
thức dc cái tôi sinh ra.
 Kết luận:
- Nhà triết học nào thừa nhận con người có thể nhận thức được thế giới thì
họ thuộc phái khả tri.
- Nhà triết học nào ko thừa nhận con người nhận thức được thế giới thì
thuộc phái bất khả tri.

Vì sao quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết
học?
-> Vì vật chất và ý thức là 2 phạm trù rộng nhất thế giới, mọi cái trên thế
giới đều thuộc 1 trong 2 phạm trù này.
Cho nên khi gthich thế giới, các nhà triết học phải chọn 1 trong 2 phạm
trù này làm điểm xuất phát để giải thích -> Từ đó nó quyết định tính
đảng của các nhà triết học.
Nếu chọn vật chất là cái có trước để giải thích thì họ thuộc đảng duy
vật.
Nếu chọn ý thức là cái có trước để giải thích thì họ thuộc đảng duy
tâm.

3. Định nghĩa (Phạm trù) VẬT CHẤT của Lenin


- Quan niệm vật chất trước Lenin:
+ Talet (thời cổ đại Hy Lạp) nói vật chất là nước. -> nhất nguyên luận
+ Anaximan nói vật chất là không khí (hay là gió) -> nhất nguyên luận
+ Arixtot giải thích vật chất bằng 5 nguyên tố: đất, nước, lửa, gió (không
khí), ete.
+ Các nhà triết học Ấn Độ cổ đại (phái Lokayata): giải thích vật chất
gồm 4 nguyên tố: đất, nước, lửa, gió.
+ Phái ngũ hành (Trung Hoa cổ đại): vc gồm 5 ngtố: kim, mộc, thủy,
hỏa, thổ.
+ Phái âm dương (Trung Hoa cổ đại): giải thích vc từ 2 ngto âm và
dương. -> nhị nguyên luận. Vd: đàn ông là dương, đàn bà là âm; vật
dài là dương, vật ngắn là âm; đi lên là dương, đi xuống là âm; sông
nước là âm, núi là dương; mềm là âm, cứng là dương;… con người chết
cứng, chết thẳng -> âm thắng dương
+ Thành tựu cao nhất thời cổ đại là của ông Democrit khi ông cho rằng
vc là nguyên tử nhỏ nhất ko thể chia nhỏ hơn (duy vật siêu hình)
 Các nhà triết học cổ đại đều mắc lỗi trực quan (quan sát trực tiếp,
thấy gì nói đó) và ngây thơ về thế giới và họ đều mắc lỗi quy chung
về riêng, quy vật chất về vật thể. (kể cả quan điểm của Democrit)

- Quan niệm vật chất cuối thể kỷ 19 – đầu thế kỷ 20: (thời kỳ Mac-
Anghen mất, và là thời kỳ của Lenin)
+ Năm 1985: phát hiện ra tia rơn-ghen -> phát ra ánh sáng -> ánh sáng
có 2 tính chất: sóng và hạt
+ Năm 1987: phát minh ra điện tử -> đây là phát minh động trời vì nó
chứng minh dc điện tử còn nhỏ hơn nguyên tử -> động trời còn vì phát
minh này làm cho chân lý của chủ nghĩa duy vật trở nên sai lầm -> chủ
nghĩa duy tâm dựa vào đó để nói lên vật chất tiêu tan -> chủ nghĩa duy
vật đứng trên bờ vực của sự diệt vong và nó gây ra khủng hoảng về niềm
tin cho các nhà khoa học tự nhiên.
Trước tình hình đó, chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng triệt để và nói rằng
Chúa tạo ra thế giới (đây là duy tâm khách quan).
Khi đó, Lenin đã cứu chủ nghĩa duy vật bằng cách cm vật chất ko tiêu
tan mà chỉ có cách hiểu cũ ko đúng về vật chất tiêu tan. Và Lenin đưa
ra cách hiểu: vật chất là những gì tồn tại thực tại khách quan ngoài
ý thức – cảm giác con người.

mặt người trong gương (dưới nước) là vật chất hay ý thức? -> vật
chất
(mặt trong gương là phản mặt của chúng ta)
 Phản vật chất cũng là vật chất
Vd: bóng người dc mặt trời chiếu xuống đất là ý thức

- Định nghĩa vật chất của Lenin:


Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
dem lại cho con người trong cảm giác – ý thức được cảm giác của chúng
ta chép lại, chụp lại phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác –
ý thức.
+ Phạm trù triết học về vật chất là gì? -> là kết quả của sự khái quát hóa,
trừu tượng hóa những đặc điểm chung nhất của vật chất. Và đặc điểm
chung nhất của mọi vật chất là thực tại khách quan.Do đó ở góc độ
này có thể nói vật chất là thực tại khách quan, hoặc có thể nói thực tại
khách quan là vật chất.
Vd: thuộc tính chung nhất của mọi người mẹ trên thế giới là có con, và
có thể nói mẹ là người phụ nữ có con hay người phụ nữ có con là mẹ.

+ Thực tại khách quan là gì? Là những gì tồn tại hiện thực khách quan
ngoài ý thức – cảm giác con người.

Phân biệt vật chất ở góc độ trừu tượng và cụ thể:


+ Ở góc độ trừu tượng (góc độ chung): vật chất là những gì tồn tại hiện
thực khách quan ngoài ý thức cảm giác con người. (cho phép ta xác định
dc những cái rất nhỏ con người ko phát hiện dc nhma nó có đặc điểm là
tồn tại hiện thực khách quan ngoài ý thức cảm giác con người -> nó là
vật chất)
+ Ở góc độ cụ thể: vật thể là vật chất. -> nói gỗ là vật chất là đúng
nhưng chưa đủ, gỗ là vật chất nhưng vật chất còn là những gì tồn tại hiện
thực khách quan ngoài ý thức cảm giác con người.

- Vật chất thì tồn tại hiện thực khách quan, vậy ý thức con người có
tồn tại hiện thực không? -> có, nằm trong bộ não người (óc người) ->
nó tồn tại chủ quan (vì nó nằm trong não người, ta ko sờ, ko thấy được)
 Tồn tại hiện thực khách quan là vật chất, tồn tại hiện thực chủ quan
là ý thức.

- Tồn tại là vật chất hay ý thức? -> Tồn tại hiện thực khách quan là
vật chất, tồn tại hiện thực chủ quan là ý thức.

+ Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác ý thức -> vật chất
có trước, ý thức có sau.
+ Vật chất tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác – ý thức -> vật chất
quyết định ý thức.
+ Vật chất được cảm giác – ý thức của chúng ta chép lại, chụp lại và
phản ánh -> con người nhận thức được thế giới.

- Lenin nói về kính hiển vi:


Kính hiển vi là việc nối dài giác quan của con người. Nhờ khả năng này
mà con người chinh phục được thế giới (mắt người tinh hơn mắt kiến, tai
người thính hơn tai chó).

Ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa vật chất:


1. Định nghĩa vc của Lenin đã giải quyết đc 2 mặt vấn đề cơ bản của triết
học trên lập trường duy vật biện chứng 1 cách toàn vẹn.
2. Chống chủ nghĩa duy tâm (vì duy tâm nói ý thức có trước còn Lenin nói
vc có trước.)
3. Chống thuyết bất khả tri.
4. Tạo niềm tin cho các nhà khoa học đi sâu vào khám phá thế giới vật chất
bao la. (khắc phục dc cuộc khủng hoảng tự nhiên cuối tk 19 – đầu tk 20)
(thế giới của chúng ta chính là vật chất đang vận động trong không gian
và thời gian)
5. Khắc phục dc cách hiểu chưa đúng của chủ nghĩa duy vật ngây thơ và
siêu hình về vật chất. (vì 2 chủ nghĩa này đều mắc lỗi quy chung về
riêng, quy vật chất về vật thể. Lenin khắc phục bằng cách định nghĩa
vật chất ở trình độ sâu sắc hơn, cho rằng vật chất là những gì tồn tại
hiện thực khách quan ngoài ý thức cảm giác con người)

You might also like