You are on page 1of 5

Buổi 3:

- Các hình thức tồn tại của vật chất:


a. Vận động
Định nghĩa vận động của Anghen:
+ Vận động là mọi thay đổi nói chung, từ sự di chuyển vị trí trong không
gian, đến sự thay đổi trong vũ trụ, và trong tư duy (ý thức).
Vd: trong không gian: tay chân chúng ta khua lên hay đi lại; trong vũ
trụ: các thiên thạch, các ngôi sao di chuyển; trong tư duy: tư duy, ý thức
con người vận động từ chỗ chưa biết đến biết)
+ Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất (thuộc tính cố hữu là
thuộc tính bản chất, nếu bỏ nó đi thì ko còn là vật chất nữa) (mỗi dạng
vật chất có 1 thuộc tính cố hữu riêng, đặc trưng cho nó).
Vd: sinh viên có thuộc tính đi học, tự học, thi cử, lao động trí óc còn
nông dân có thuộc tính là lao động chân tay.
+ Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. (phương thức là cách/
hình thức) -> vật chất tồn tại bằng cách vận động
+ Vận động là tuyệt đối vì nó diễn ra từ đầu đến cuối sự tồn tại và phát
triển của sự vật.

Vật chất có đứng im không? -> có


Đứng im là tương đối trong một phạm vi quy ước.
Vd: khi ngủ, con người đứng im trong phạm vi cơ học, nhưng vẫn thở,
thở là vận động sinh vật. (nói cách khác, khi ngủ, vận động cơ học đứng
im nhưng vận động lí hóa vẫn diễn ra)
Vd: cái bàn đứng im trong phạm vi cơ học, nhưng trái đất vẫn quay ->
bàn cũng quay theo.

 Vật chất vận động ngay cả khi nó đứng im do nguyên nhân bên
trong, đó là do mâu thuẫn giữa các mặt đối lập ở bên trong sự vật.
(trong sự vật luôn có sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập).
Vd: trong con người luôn có 2 mặt đối lập là tính cực và tiêu cực.
 Cuộc đấu tranh này dẫn đến sự vật tự thân vận động, ko cần đến cú
hít bên ngoài (ban đầu) của chúa.
(Thành tựu khoa học không có tội, tội lỗi là tại người sử dụng.)

Các hình thức vận động của vật chất:


+ vận động cơ học (thấp nhất): sự di chuyển vị trí trong không gian
+ vận động vật lý: sự vận động của nhiệt, điện từ, ánh sáng
+ vận động hóa học: sự vận động của các phân từ
+ vận động sinh vật: sự trao đổi giữa cơ thể và môi trường thông qua
đồng hóa và dị hóa
+ vận động xã hội (cao nhất): tổng hợp cả 4 hình thức trên
Vd: việc sv ngồi học là hình thức vận động cao nhất vì nó tổng hợp
cả 4 cái trên. Chúng ta phải thỉnh thoảng đi lại (cơ học), hay việc
dùng máy tính, điện thoại chỉ có con người mới biết sử dụng.
 Giữa các hình thức vận động này, có sự khác nhau về chất. Cho nên ko thể
quy hình thức này về hình thức kia. Nếu quy thì chúng ta sẽ mắc lỗi siêu
hình, máy móc, thậm chí phản động.
Chứng minh: ở thế kỷ 17 – 18, ngta quy tất cả mọi hình thức vận
động về hình thức cơ học, coi tất cả như 1 cái máy, ví con người như
1 cái máy cơ học (chân người ví như 2 bánh xe, máu ví như dầu
nhớt, trái tim ví như lò xo)

hình thức vận động cơ học có chứa trong nó hình thức vận động
nào ko? -> ko vì hthuc cơ học là thấp nhất.

Chứng minh lỗi phản động:


Vào thế kỷ 20, ngta áp dụng các luật sinh vật vào trong xã hội (sinh
vật thấp hơn xã hội). Trên rừng có luật chọn lọc tự nhiên (luật rừng),
và ngta đem luật rừng này vào trong xã hội. Trong đó Hitle áp dụng
nó mạnh mẽ nhất…
Ở Anh, khi dịch covid bùng phát, ban đầu thực hiện chế độ tự do,
chọn lọc tự nhiên, nhưng sau đó vì chết quá nhiều, nên đã siết chặt,
chế tạo vacxin phòng ngừa.

b. Không gian và thời gian


Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính
của vật chất.

Không gian và thời gian là vật chất hay ý thức? -> kgian và tgian là
hình thức tồn tại, là thuộc tính của vật chất.

Vật chất vận động ở trong không gian và thời gian.


Không gian có 3 chiều: cao, rộng, sâu. Thời gian có 1 chiều: từ quá
khứ đến tlai.
Không gian và thời gian vô tận và vô hạn.
vật thể ở mặt đất dài 2cm, khi lên tàu vũ trụ sẽ ngắn lại.
ở mặt đất khi ăn bánh mì 5p, khi lên tàu vũ trụ thời gian sẽ dài hơn.
chúng ta lúc 5 tuổi, và chúng ta bây giờ có khác nhau.
-> sự vật ở không/ thời gian này sẽ khác với chính nó ở không/thời gian
khác. người nào nói giống nhau sẽ mắc lỗi siêu hình máy móc

Ý THỨC

1. Nguồn gốc
a. Các quan niệm sai:
Duy vật tầm thường: mọi vật từ hòn đá đến cỏ cây đều có ý thức linh hồn ->
thờ cúng thần đất, con người theo đạo hồi thờ hòn đá màu đen
trường phái duy vật nào cho rằng mọi sự vật đề có linh hồn ý thức? -> duy
vật tầm thường
Duy tâm khách quan: ý thức linh hồn là do chúa mang đến cho con người
(chúa tạo ra thế giới trong vòng 6 ngày, đến ngày cuối cùng chúa tạo ra con
người, tạo ra ông (Adam) trước và bà (Eva) bằng cách rút xương sườn của
Adam nặn ra bà Eva và chúa trao ý thức linh hồn cho con người )
b. Quan niệm đúng
Duy vật biện chứng: ý thức có 2 nguồn gốc: tự nhiên và xã hội
+ tự nhiên:
 bộ óc con người( bth ko thần kinh, ko bệnh hoạn, bộ óc của người
trưởng thành) dc coi là chủ thể của nhận thức.
 cái tác động đến óc người là thế giới vật chất, đc gọi là đối tượng/ khách
thể nhận thức.
Nhận thức là sự tác động qua lại giữa khách thể và chủ thể (đây là tác động
2 chiều)
-> Nếu thấy 1 chiều thế giới vc tác động đến óc người sinh ra hiểu biểt thì
chúng ta sa vào duy vật siêu hình. Nếu thấy 1 chiều óc người sinh ra thế
giới thì mắc duy tâm.

Thuộc tính của vật chất liên quan đến sự ra đời của ý thức -> thuộc tính
phản ánh
Phản ánh là năng lực phổ biến của mọi dạng vật chất, từ hòn đá đến cỏ cây.
Năng lực này gần giống với cảm giác – ý thức con người nhưng không phải là
cảm giác – ý thức của con người.

Sự tiến hóa của phản ánh trên thế giới:


+ đối với giới vô cơ: phản ánh vật lý là đặc trưng của nó (như con người soi
gương)
+ đối với thế giới sinh vật bậc thấp: phản ánh bằng tính kích thích và tính cảm
ứng -> sinh vật thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển. VD: lá cây
hướng về phía có ánh sáng, rễ cây hướng về phía có nước, các loài sâu muốn
tránh kẻ thù thì thay đổi màu sắc theo màu là cây để thích nghi.
+ đối với động vật bậc cao (con người, con chó, mèo, bồ câu,…):
Phân biệt phản ánh của óc người với óc chó mèo? -> Giống: phản ứng tâm
lý (hờn giận thương yêu) của chó mèo giống con người. Khác: nhưng con
người hơn chó mèo ở chỗ óc người còn biết phản ứng bằng ý thức. Đây là đặc
sản riêng có ở óc người.

-> Ý thức là đặc sản chỉ có ở dạng vật chất cao cấp nhất thế giới, đó là óc
người.

- có óc người (chủ thể), khi vật chất (khách thể) tác động đến thì đã có hiểu biết về vật
chất chưa? -> chưa -> do đó cần có nguồn gốc thứ 2: xã hội

+ xã hội: gồm 2 yếu tố: lao động và ngôn ngữ

Vai trò lao động: làm cho con vật biến thành con người, làm cho con người
có dáng đi thẳng, làm cho vật chất bộc lộ các đặc điểm để con người nhận thức và
chinh phục thế giới. Trong quá trình lao động, con người phát minh ra lửa. Lửa là
cái để phân biệt con người với con vật (vd con người dùng lửa để giảm bớt mùi
tanh, nhưng con vật lại thích đồ tanh).

Trong quá trình lao động, ngôn ngữ ra đời (ngôn ngữ gồm tiếng nói và chữ
viết)

ngôn ngữ là vật chất hay ý thức?/ tiếng nói là vc hay ý thức?/ chữ viết là vc
hay ý thức? -> là vật chất. ngôn ngữ/ tiếng nói/ chữ viết là vật chất, là hệ
thống tín hiệu, là phương tiện vật chất để chở ý thức từ trong óc ra bên ngoài
để làm cho con người hiểu nhau.

Vai trò của ngôn ngữ: ngôn ngữ giúp con người truyền đạt kinh nghiệm sản
xuất lại cho đời sau, thể hiện sự bất tử về mặt tinh thần của con người.

Vd: Nguyễn Trãi, Oclit chưa chết vì trong sách vở, trên đường phố vẫn còn
tên.

có 2 loại người bất tử: người tài giỏi và người tàn ác (dc lưu lại trong sách
vở, tên đường)
Trăm năm bia đá thì mòn -> bia đá là vật chất

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ -> bia miệng là ý thức

Vai trò thứ 2 của ngôn ngữ: giúp con ng trao đổi tình cảm với nhau, làm con
người văn minh hơn con vật. Vd: con vật tỏ tình bằng hành động, con người
tỏ tình bằng lời nói và chữ viết.

Trong 2 nguồn gốc tạo ra ý thức (tự nhiên và xã hội), cái nào quyết
định bản chất ý thức? -> xã hội. vì nguồn gốc tự nhiên chỉ là điều kiện cần
để có ý thức, muốn có ý thức một cách đầy đủ thì con người phải có nguồn
gốc xã hội là lao động và ngôn ngữ. tách khỏi xã hội con người sẽ mất ý
thức, mặt dù trước đó đã có ý thức. những người khiếm khuyết về mặt ý
thức (mù chữ, câm điếc, ngọng, ít học…) thì ý thức rất kém phát triển.

You might also like