You are on page 1of 14

CHƯƠNG I:

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC


NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

NỘI DUNG CHƯƠNG I CUNG CẤP NHỮNG TRI THỨC CƠ BẢN VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN, VỀ ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA KHOA HỌC
KTCT MÁC-LÊNIN TRONG NHẬN THỨC CÙNG NHƯ TRONG THỰC TIỄN
Bố cục:
I. Khái quát sự hình thành và phát triển của KTCT Mác-Lênin
II. Đối tượng, Mục đích và phương pháp nghiên cứu của KTCT Mác-Lênin
1. Đối tượng nghiên cứu của KTCT Mác_lênin
2. Mục đích nghiên cứu của KTCT Mác-Lênin
3. Phương pháp nghiên cứu của KTCT Mác-Lênin
III. Chức năng của KTCT Mác-Lênin
1. Chức năng nhận thức
2. Chức năng thực tiễn
3. Chức năng tư tưởng
4. Chức năng phương pháp luận
Chương I. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
I. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
1.1. CÁC TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI KỲ CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
• CÁC TƯ TƯỞNG KINH TẾ MANG TÍNH SƠ KHAI, PHẢN ÁNH CÁI HÌNH THỨC BÊN NGOÀI CÁC HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ, THIẾU TÍNH KHÁI QUÁT DO ĐÓ CHƯA TRỞ THÀNH HỆ THỐNG LÝ LUẬN.
• THƯỜNG GẮN VỚI CÁC TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO THIẾU TÍNH KHÁCH QUAN, LÝ TƯỞNG HÓA KINH TẾ TỰ
NHIÊN, CHƯA XÂY DỰNG ĐƯỢC CÁC LÝ LUẬN KHOA HỌC KINH TẾ.
• ĐẠI BIỂU: XENOPHON, PLATON, ARISTOT, MẠNH TỬ, THOMAS D’AQUIN,…
1.2. CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG (TK XV-XVII)
• ĐẠI BIỂU: W.STAFFORD, THOMAS MUN,…(ANH); ANTOINE MONTCHRETIEN, JEAN BAPTISTE COLBERT
(PHÁP)
• CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG (CNTT) LÀ TƯ TƯỞNG KINH TẾ ĐẦU TIÊN CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN, RA ĐỜI TRONG
BỐI CẢNH PTSX PHONG KIẾN TAN RÃ, VÀ CÁC QHSX TBCN MỚI XUẤT HIỆN. CNTT RA SỚM NHẤT Ở ANH VÀO
KHOẢNG GIỮA TK XV, PHÁT TRIỂN TỚI GIỮA TK XVII SAU ĐÓ BỊ SUY ĐỒI.
• NHỮNG TƯ TƯỞNG KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA CNTT:
• Đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ (vàng bạc) là tiêu chuẩn của sự giàu có.
• Đề cao hoạt động thương mại mà trước hết là ngoại thương “Nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy
bơm, muốn tăng của cải phải phải nhập dẫn của cải qua ngoại thương” (A. Montchretien, 1575-1629). Họ cho rằng khối
lượng tiền tệ của một quốc gia chỉ có thể gia tăng bằng con đường ngoại thương, đặc biệt là ngoại thương xuất siêu.
• Họ cho rằng lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của hoạt động trao đổi không ngang giá (mua rẻ bán đắt), lợi ích của
dân tộc này có được bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc khác.
• CNTT chưa biết đến và không thừa nhận sự hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan, do vậy rất đề cao vai trò
của nhà nước trong việc điều hành , phát triển kinh tế. Nhà nước phải tham gia tích cực vào đời sống kinh tế để thu hút
tiền về càng nhiều càng tốt, tiền ra càng ít càng phát triển.
 Những đóng góp của CNTT: So với các tư tưởngkinh tế thời kỳ trung cổ, CNTT đã có sự tiến bộ
rất lớn, nó thoát ly với truyền thống tự nhiên và tạo ra những tiền đề lý luận kinh tế cho kinh tế
học sau này:
 Lần đầu tiên trong lịch sử đưa ra quan điểm sự giàu có không chỉ là những giá trị sử dụng
mà còn là giá trị, là tiền.
 Mục đích hoạt động của nền kinh tế hàng hóa là lợi nhuận.
 Tư tưởng vai trò của nhà nước cần can thiệp vào các hoạt động kinh tế là một tư tưởng tiến
bộ.
 Các chính sách thuế quan bảo hộ có tác dụng rút ngắn sự quá độ từ PTSX phong kiến sang
CNTB
 Hạn chế của CNTT:
 Mới chỉ dừng lại ở cái vỏ bề ngoài của các hiện tượng và quá trình kinh tế, lý luận mang nặng
tính chất kinh nghiệm. Nặng về nghiên cứu các hiện tượng bên ngoài, không đi sâu vào
nghiên cứu bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế.
 Chỉ xem xét và đề cao lưu thông, tuyệt đối hóa lưu thông mà chưa quan tâm đến các hoạt
động khác của nền kinh tế. Đánh giá sai trong quan hệ trao đổi khi cho rằng lợi nhuận
thương nghiệpcó được do trao đổi không ngang giá.
 Đề cao vai trò của nhà nước nhưng lại chưa thấy được các quy luật kinh tế khách quan chi
phối hoạt động kinh tế, không thừa nhận các quy luật kinh tế khách quan.
1.3.Chủ nghĩa trọng nông (TK XVII-XVIII)
 Chủ nghĩa trọng nông hay trường phái trọng nông là một trong những trường phái kinh tế tiêu biểu, cho rằng
nguồn gốc thuần túy của sự giàu có của mỗi quốc gia là từ sản xuất nông nghiệp hay các dạng phát triển đất đai
khác. trường phái trọng nông chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, đặt
nền móng cho phân tích khoa học vấn đề tái sản xuất và phân phối xã hội.
 Đại biểu: Francois Quesnay (1694-1774); A.R.J. Turgot (1727-1781),…
 Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng nông:
 CNTN phê phán rất gay gắt những tư tưởng kinh tế phiến diện của CNTT như: coi trọng tiền tệ và tuyệt
đối hóa lưu thông của CNTT.
 CNTN rất đề cao vai trò của SX nông nghiệp, cho rằng chỉ có SX nông nghiệp mới SX ra của cải và chỉ có
nông nghiệp mới là ngành SX duy nhất tạo ra sản phẩm ròng cho XH.
 CNTN cho rằng phát triển kinh tế là một trật tự tự nhiên, kinh tế học là khoa học phục vụ cho những
người SX và cho XH.
 Tiến bộ
 Phê phán CNTT một cách sâu sắc và khá toàn diện và là một bước tiến trong tư duy lý luận, trong phương
pháp tiếp cận các hiện tượng kinh tế, trở thành “người cha thực sự của khoa kinh tế chính trị hiện đại”.
 CNTN đã chuyển trọng tâm nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực SX, và không chỉ là quá trình
SX đơn lẻ mà hơn nữa họ đã nghiên cứu quá trình SX, tái SX của toàn xã hội – một nội dung hết sức quan
trọng của kinh tế chính trị và là nền móng cho sơ đồ tái SX xã hội sau này của Mác.
 CNTN với lý luận về sản phẩm thuần túy đã đặt mầm mống cho lý luận giá trị thặng dư sau này là cơ sở
cho việc phân tích nền SX TBCN. CNTN đã đặt nền mòng gợi mở cho nhiều vấn đề có giá trị cho đến ngày
nay như: Tự do kinh tế, tự do cạnh tranh, buôn bán; bảo vệ lợi ích của người sản xuất,…
 Hạn chế:
 CNTN chưa hiểu được thực tế giá trị tự nhiên nên chưa hiểu bản chất của giá
trị thặng dư, chỉ đơn giản cho rằng sản phẩm ròng do đất đai đem lại mà thôi.
 CNTN đã hiểu sai về vấn đề SX và lao động SX hàng hóa, chỉ tập trung
nghiên cứu SX giản đơn và tuyệt đối hóa sx nông nghiệp, coi công nghiệp
không phải là ngành sx tạo ra giá trị tăng thêm, không thấy được vai trò của
lưu thông trong một thể thống nhất với sx, nhất là vai trò của ngoại thương
đối với sự ra đời của CNTB.
1.4. Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh (TK XVII-XVIII)
 Đại biểu: Wiliam Petty (1623-1687); Adam Smith (1723-1790); David Ricardo
(1772-1823)
 Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh là một trường phái khoa học có nhiều đóng
góp to lớn cho lịch sử tư tưởng kinh tế chung của loài người. Các nhà kinh tế học
tư sản cổ điển là người đầu tiên đặt cơ sở khoa học cho sự phân tích các phạm trù
và quy luật kinh tế của PTSX TBCN.
 Những đặc điểm của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh:
 Về đối tượng nghiên cứu: Chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông
sang lĩnh vực sx, nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong quá trình sx, trình bày
có hệ thống các phạm trù kinh tế trong nền kinh tế TBCN: Hàng hóa, giá trị,
tiền tệ, giá cả, tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô,… để rút ra các quy luật
vận động của nền sx TBCN.
 Về mục tiêu nghiên cứu: Luận chứng cương lĩnh kinh tế và các chính sách
kinh tế của giai cấp tư sản, cơ chế thực hiện lợi ích kinh tế trong xã hội tư bản
nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản trên cơ sở phát triển LLSX.
 Về nội dung nghiên cứu: Lần đầu tiên đã xây dựng được một hệ thống
phạm trù, quy luật của nền sx hàng hóa TBCN qua các lý luận kinh tế
như: Lý luận Giá trị - Lao động, lý luận về tiền tệ, tiền lương, lợi nhuận,
lợi tức, địa tô (W.Petty); Lý luận về bàn tay vô hình, về thuế khóa, kinh tế
hàng hóa, về tư bản, lý luận về lợi thế tuyệt đối (A.Smith); Lý thuyết về
tiền tệ và tín dụng, về tái sx (D.Ricardo),…Tư tưởng bao trùm là ủng hộ
tự do kinh tế, chống lại sự can thiệp của nhà nước, nghiên cứu sự vận
động của nền kinh tế đơn thuần do các quy luật tự nhiên điều tiết.
 Về phương pháp nghiên cứu: Thể hiện tính hai mặt, một là đã sử dụng
phương pháp trừu tượng hóa để tìm hiểu các mối liên hệ bản chất bên
trong các hiện tượng và các quá trình kinh tế nên đã rút ra được những
kết luận có giá trị khoa học. Hai là do những hạn chế về mặt thế giới
quan, phương pháp luận và điều kiện lịch sử nên khi gặp phải những vấn
đề phức tạp, họ chỉ dừng lại mô tả một cách hời hợt và rút ra một số kết
luận sai lầm.
 Mặt tiến bộ:
 Kinh tế chính trị tư sản cổ điển có nhiều đóng góp to lớn cho lịch sử tư tưởng kinh tế chung của loài
người. Trong những thành tựu nổi bật của trường phải này phải kể tới đó là phương pháp nghiên
cứu khoa học và dựa vào phương pháp nghiên cứu, những đại biểu của trường phải này đã phát
hiện, đi sâu nghiện cứu, vạch rõ nhiều vấn đề có tính quy luật nội tại của phương thức sx TBCN.
 Các nhà kinh tế học tư sản cổ điển là người đầu tiên đặt cơ sở khoa học cho sự phân tích các phạm
trù va quy luật kinh tế của PTSX TBCN. Lý luận của trường phát tư sản cổ điển được phân tích
trên cơ sở hệ thống các phạm trù và khái niệm kinh tế và còn nguyên giá trị cho tới ngày nay.
 Những đại biểu của trường phái tư sản cổ điển có thể được xem là những người đã thực hiện những
bước cách mạng quan trọng nhất trong việc phân tích nền kinh tế thị trường nói chung và cơ chế thị
trường nói riêng trong CNTB. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế học hiện đại
ở tất cả các nước đang thực hiện nền kinh tế thị trường.
 Mặt hạn chế:
 Kinh tế học tư sản cổ điển vẫn mang tính chất hai mặt trong phương pháp nghiên cứu khoa học
 Kinh tế học tư sản cổ điển cổ vũ mạnh mẽ cho sự phát triển tự do của kinh tế thị trường và tuyệt
đối hóa vai trò tự điều tiết của thị trường nên không có thái độ khách quan và thực tế đối với vai trò
của nhà nước trong hoạt động kinh tế - điều mà chính thực tế phát triển của CNTB không thể phủ
nhận.
 Trong khi cống hiến cho kinh tế học nhiều quan điểm, lý luận xuất sắc, các nhà kinh tế học tư sản cổ
điển cùng để lại nhiều quan điểm tầm thường mà những người kế tục họ đã biến thành một trào lưu
tầm thường hóa và làm giảm giá trị của học thuyết kinh tế học tư sản cổ điển nói chung.
1.5. Học thuyết kinh tế chính trị C.Mác-Lênin
 Học thuyết kinh tế chính trị của C.Mác (1818-1883) kế thừa những thành
tựu của các tư tưởng kinh tế trước đó mà trực tiếp là những giá trị khoa
học của tư tưởng kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh để phát triển lý luận
về PTSX TBCN.
 C. Mác xây dựng hệ thống lý luận kinh tế chính trị một cách khoa học,
toàn diện về nền sx hàng hóa TBCN, tìm ra những quy luật kinh tế chi
phối sự hình thành, phát triển và luận chứng vai trò lịch sử của PTSX
TBCN.
 Sau khi C.Mác và Ph.Ănghen qua đời, V.I.Lênin tiếp tục kế thừa, bổ
sung, phát triển lý luận kinh tế chính trị theo phương pháp luận của
C.Mác và có nhiều đóng góp khoa học đặc biệt quan trọng. Với ý nghĩa
đó, dòng lý thuyết kinh tế chính trị này được định danh với tên gọi Kinh
tế chính trị Mác-Lênin. Kinh tế chính trị Mác-Lênin là một môn khoa học
trong hệ thống các môn khoa học kinh tế của nhân loại.
1.6. Một số học thuyết kinh tế chính trị khác
 Học thuyết kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển (Kinh tế học tầm thường)
với các đại biểu: Thomas Robert Malthus (người Anh, 1766-1834); Jean
Baptiste Say (Pháp, 1767-1832); ...
 Học thuyết kinh tế chính trị tiểu tư sản với các đại biểu tiêu biểu:
Sismondi (Pháp, 1773-1842); Dierre Proudon (Pháp, 1809-1865),...
 Học thuyết kinh tế chính trị chủ nghĩa xã hội không tưởng với các lý
thuyết của Saint Simon (Pháp, 1760-1825); Charles Fourier (Pháp, 1772-
1832); Robert Owen (Anh, 1771-1858),...
 Các học thuyết kinh tế chính trị TK XX như: Học thuyết của trường phải
Tân cổ điển, trường phải Keynes, trường phải Chính hiện đại, Chủ nghĩa
tự do mới,...
II. Đối tượng, Mục đích và phương pháp nghiên
cứu của kinh tế chính trị Mác-Lênin
1. Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị mác-Lênin
 Các yếu tố của quá trình sx: LLSX, QHSX, PTSX, KTTT
 Mối quan hệ của các yếu tố sx: LLSX – QHSX
 Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác-Lênin là các quan hệ
xã hội của sx và trao đổi mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ
biện chứng với trình độ phát triển của LLSX và kiến trúc thượng tầng
tương ứng của PTSX nhất định.

HT KT-XH


PTSX KTTT
Tác động


LLSX Tác động
QHSX
2. Mục đích nghiên cứu của KTCT Mác-Lênin
 Mục đích của nghiên cứu kinh tế chính trị Mác-Lênin là nhằm phát hiện ra các
quy luật kinh tế chi phối quan hệ giữa người với người trong SX và trao đổi.
 Quy luật kinh tế là những mối liên hệ phản ánh bản chất, khách quan, lặp đi
lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế.
 Sự tác động khách quan của các quy luật kinh tế đối với SX và trao đổi thông
qua các hoạt động của con người trong XH.
 Quy luật kinh tế tác động vào các động cơ lợi ích và quan hệ lợi ích của con
người, qua đó điều chỉnh hành vi của họ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác-Lênin
 Biện chứng duy vật
 Trừu tượng hóa khoa học
 Logic kết hợp với lịch sử
2.3. Chức năng của kinh tế chính trị Mác-Lênin
 Chức năng nhận thức
 Chức năng thực tiễn
 Chức năng tư tưởng
 Chức năng phương pháp luận
HT KT-XH


PTSX KTTT
Tác động


LLSX QHSX
Tác động
LLSX

QHSX

You might also like