You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI GIẢNG MÔN


KINH TẾ CHINH TRI
MÁC-LÊNIN

GIẢNG VIÊN :

TS. Hồ Quế Hậu


Chương 1: ĐỐI TƯỢNG,PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ-CHÍNH TRỊ
MÁC-LÊNIN

1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của


kinh tế chinh trị mác-lênin
1.2. Đối tượng,phương pháp nghiên cứu của
kinh tế-chính trị mác-lênin.
1.3. Chức năng của kinh tế-chính trị mác-lênin
Chương 1: ĐỐI TƯỢNG,PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ-CHÍNH TRỊ
MÁC-LÊNIN
1.1. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
KINH TẾ CHINH TRỊ MÁC-LÊNIN

Khái niệm môn kinh tế-chính trị

Kinh tế chính trị là môn khoa học kinh tế có mục đích


nghiên cứu là tìm ra các qui luật chi phối sự vận động của
các hiện tượng và quá trình hoạt động kinh tế của con
người tương ứng với những trình độ phát triển nhất định
của xã hội
Các giai đoạn hình thành và phát triển
Chương 1: ĐỐI TƯỢNG,PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ-CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Giai đoạn thứ nhất: từ thời cổ đại đến cuối thế lỷ XVIII
Tư tưởng kinh tế thời cổ đại và trung đại(đến thế kỷ XV)
Các tác giả tiêu biểu: Platon(427-347 TCN), Aristote(384-
322 TCN)(thời cổ đại), Saint Augustin(354-430), Thomas
d’Aquin(1225-1274)(thời trung đại)
Thời kỳ cổ đại:Thừa nhận xã hội chiếm hữu nô lệ là một
tất yếu duy nhất, coi khinh lao động chân tay, biết giá trị sử
dụng,giá trị trao đổi,chức năng của tiền,ảnh hưởng cung-
cầu,đặc điểm thương mại
Thời kỳ trung cổ:Bảo vệ lợi ích nhà thờ, đại địa chủ phong
kiến. Chưa biết giá trị; tiền có giá trị danh nghĩa; lên án
hình thức thương nghiệp và chế độ cho vay nặng lãi. Lý
thuyết trung tâm “giá cả công bằng” “Gía cả chân lý”
Chương 1: ĐỐI TƯỢNG,PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ-CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Giai đoạn thứ nhất: từ thời cổ đại đến cuối thế lỷ XVIII
Chủ nghĩa trọng thương(thế kỷ XVđến cuối thế kỷ XVII)
Các tác giả tiêu biểu:William Stafford, Thomas Mun,
Joslas Child, James Stewat, Antoine Montchretien, Jean
Baptise Colbert
Tiền là tiêu chuẩn căn bản của của cải,hàng hóa chỉ là
phương tiện. Lợi nhuận do lĩnh vực lưu thông, trao đổi,
mua bán sinh ra. Ngoại thương xuất siêu để có nhiều tiền.

Nhà nước có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế; thương
nhân và nhà nước phải kết hợp. Coi trọng và phát triển thị
trường dân tộc, từ đó dần mở ra thị trường quốc tế
Chương 1: ĐỐI TƯỢNG,PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ-CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Giai đoạn thứ nhất: từ thời cổ đại đến cuối thế lỷ XVIII
Chủ nghĩa trọng nông(giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII)
Các tác giả tiêu biểu:Francois Quesney, Anme Robert
Jacques Turgot
Đề cao vai trò của nông nghiệp và sự cần thiết phải kinh
doanh TBCN trong nông nghiệp
Đề cao “luật tự nhiên”:Qui luật vật lý, qui luật luân lý.
Quyền “tự do cá nhân”: tư do đi lại, thân thể, bán sức lao
động,tư hữu trong kinh tế: tự do kinh doanh,trao đổi mua bán
Nhà nước đóng vai trò“người gác đêm” không can thiệp trực
tiếp vào kinh tế
Chương 1: ĐỐI TƯỢNG,PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ-CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Giai đoạn thứ nhất: từ thời cổ đại đến cuối thế lỷ XVIII
Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh(giữa thế kỷ XVII đến
cuối thế kỷ XVIII)
Các tác giả tiêu biểu:William Petty, Adam Smith, David
Ricardo, Simonde De Sismondi, Pierre Joseph Proudhon
Là tư tưởng của giai cấp tư sản trong giai đoạn thiết lập
phương thức SX TBCN
Chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang
lĩnh vực SX nông nghiệp,công nghiệp. Đi sâu nghiên cứu
những những mối liên hệ nội tại, những vấn đề kinh tế do
nền SX TBCN đặt ra
Chương 1: ĐỐI TƯỢNG,PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ-CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Giai đoạn thứ hai: sự ra đời kinh tế chính trị Mác-Lênin


(Đầu thế kỷ XIX đến nữa đầu thế kỷ XX)
Lý thuyết kinh tế chính trị của C.Mác(1818-1883)
Kế thừa trực tiếp những giá trị khoa học của kinh tế chính trị
tư sản cổ điển Anh để phát triển lý luận kinh tế chính trị về
phương thức sản xuất TBCN thể hiện trong bộ “Tư bản”
Tìm ra qui luật kinh tế chi phối sự hình thành,phát triển và
luận chứng vai trò lịch sử của CNTB
Trình bày một cách khoa học các phạm trù cơ bản như: hàng
hóa, tiền tệ,tư bản,giá trị thặng dư,tích lũy,lợi nhuận,lợi tức,
địa tô,cạnh tranh cùng những qui luật kinh tế cơ bản của
CNTB.
Chương 1: ĐỐI TƯỢNG,PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ-CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Giai đoạn thứ hai: sự ra đời kinh tế chính trị Mác-Lênin


(Đầu thế kỷ XIX đến nữa đầu thế kỷ XX)
Sự kế thừa và bổ sung, phát triển lý luận kinh tế chính trị
của VI.Lê-Nin hình thành kinh tế chính trị Mác-Lênin
Lý luận của Lê-nin về chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản
độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước

Lý luận của Lê-nin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã


hội,về công nghiệp hóa, về kế hoạch hóa nền kinh tế quốc
dân, về xây dựng hợp tác xã, về chính sách kinh tế
mới(NEP), về chủ nghĩa tư bản Nhà nước trong CNXH
Chương 1: ĐỐI TƯỢNG,PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ-CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA
KINH TẾ-CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của


kinh tế-chính trị mác-lênin
Theo nghĩa hẹp: nghiên cứu quan hệ SX và trao đổi trong
một phương thức SX nhất định
Theo nghĩa rộng: "là khoa học về những quy luật chi phối
sự SX và sự trao đổi những tư liệu sinh hoạt vật chất trong
xã hội loài người...(Ph.Ăngghen)
Theo nghĩa chung nhất: là các quan hệ xã hội của SX và
trao đổi, được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình độ
phát triển của lực lượng SX và kiến trúc thượng tầng tương
ứng của phương thức SX nhất định
Chương 1: ĐỐI TƯỢNG,PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ-CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu của


kinh tế-chính trị mác-lênin
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Phương pháp gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong
những quá trình và những hiện tượng
được nghiên cứu, tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn
định, nắm được bản chất của các hiện tượng, hình thành
những phạm trù và những quy
luật phản ánh những bản chất đó.
Các phương pháp nhiên cứu khác
Lôgic kết hợp với lịch sử, quan sát thống kê,phân tích tổng
hợp,qui nạp diễn dịch,hệ thống hóa,mô hình hóa…
Chương 1: ĐỐI TƯỢNG,PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ-CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
1.3 CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ-CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Chức năng nhận thức: cung cấp hệ thống tri thức lý luận,
những qui luật chi phối sự phát triển của sản xuất và trao
đổi.
Chức năng thực tiễn:vận dụng tri thức vào việc cải tạo thực
tiễn,thúc đẩy văn minh của xã hội
Chức năng tư tưởng:tạo lập nền tảng tư tưởng cộng sản,thế
giới quan khoa học và niềm tin cho những người lao động
tiến bộ, có mong muốn xây dựng xã hội công bằng
Chức năng phương pháp luận:giúp hiểu biết sâu sắc, bản
chất, căn nguyên của sự chuyển dịch kinh tế xã hội;làm cơ
sở cho việc nghiên cứu các khoa học kinh tế khác.

You might also like