You are on page 1of 2

2.

Biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội


 Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật, vật chất có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức. Đời
sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất. Không thể tìm nguồn
gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó, nghĩa là không thể tìm trong đầu óc con người mà
phải tìm trong hiện thực vật chất. Do vậy, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã
hội và do tồn tại xã hội quyết định. Tồn tại xã hội nào thì sinh ra ý thức xã hội ấy. Khi tồn tại xã hội thay
đổi, nhất là khi phương thức sản xuất thay đổi thì sớm hay muộn ý thức xã hội cũng thay đổi theo.

Ví dụ như trong xã hội nguyên thủy, con người tìm thức ăn bằng cách săn bắt hái lượm, sử dụng
công cụ thô sơ, dân cư thưa thớt, sống họp thành những thị tộc, bộ lạc. Trong tồn tại xã hội ấy nảy sinh ý
thức xã hội bình đẳng, các thành viên trong xã hội phối hợp với nhau tìm kiếm thức ăn và cùng chia sẻ
sản phẩm đồng đều. Dần dần các công cụ bằng kim loại xuất hiện, con người biết cách chăn nuôi, trồng
trọt để tạo ra thức ăn thì họ tách ra sống theo từng gia đình, khi ấy hình thành ý thức xã hội mới, đó là
chế độ tư hữu.

 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội


Thứ nhất, ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội

Tính lạc hậu của ý thức xã hội biểu hiện ở chỗ nhiều yếu tố của ý thức xã hội có thể còn tồn tại
rất lâu dài ngay cả khi tồn tại xã hội sản sinh ra nó đã thay đổi căn bản, mặt khác không phải
mọi ý thức xã hội đều ngay lập tức nảy sinh trên cơ sở tồn tại xã hội mới. Các yếu tố này phổ
biến là các yếu tố thuộc cấp độ ý thức đời thường với cốt lõi là tâm lý xã hội như thói quen,
phong tục, tập quán, truyền thống. Những yếu tố này do đã được hình thành trong một thời
gian dài có thể hàng trăm năm, hàng nghìn năm nên đã ăn sâu vào đời sống xã hội. Mặt khác, ý
thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, tập đoàn người, những giai cấp nhất định
trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ
lưu giữ và truyền bá nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ.

Ví dụ: trong xã hội phong kiến, phụ nữ ít ai được học tập văn thơ, lý luận mà đa phần chỉ được
dạy nữ công gia chánh, hầu chồng, chăm con. Trong thời đại ngày nay, quyền và nghĩa vụ học
tập được trao cho tất cả công dân không phân biệt giới tính, nhưng ý thức xã hội vẫn khắt khe
và còn nhiều định kiến đối với phái nữ. Người phụ nữ phải gánh vác sự nghiệp nhưng vẫn bị áp
đặt phải giỏi việc nhà.

Thứ hai, ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, tư duy của khoa học tiên tiến có thể
vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, mở đường, định hướng cho tồn tại xã hội. Tuy
nhiên, xét đến cùng, khả năng vượt trước của ý thức xã hội vẫn phụ thuộc vào tồn tại xã hội.

Ví dụ: trong thời kì chủ nghĩa tư bản đang phát triển thì Các Mác đã đưa ra dự báo rằng quan hệ
sản xuất này nhất định sẽ bị thay thế bởi một quan hệ sản xuất khác tiến bộ hơn.
Tư duy của Các Mác vượt trước thời đại, tuy nhiên phải nhờ vào kiến thức, trải nghiệm mà ông
đúc kết được từ tồn tại xã hội lúc bấy giờ mới có được. Vì vậy, những quan điểm lý luận của mỗi
thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những
tài liệu lý luận của các thời đại trước, dẫn đến một tính độc lập tương đối khác của ý thức xã
hội, đó là tính kế thừa.

Thứ ba, tính kế thừa của ý thức xã hội

Trong quá trình hình thành và phát triển, ý thức xã hội luôn kế thừa, lọc bỏ những tư tưởng quá
lỗi thời, không còn phù hợp với tồn tại xã hội đương thời. Cho nên, không thể lý giải một tư
tưởng mà chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có mà lại không chú ý đến mối liên hệ của tư
tưởng đó với các thời kỳ trước.

Ví dụ: trong xã hội hiện đại, con người vẫn luôn kế thừa những thành tựu khoa học kỹ thuật,
những giá trị văn hóa từ thế hệ trước. Bên cạnh đó xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu, những hủ
tục mê tín dị đoan.

Tài liệu tham khảo:

TRIẾT HỌC: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN – TS Phan Thị Hiên

Phạm Văn Sinh, Phạm Quang Phan (2017). GIÁO TRÌNH NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC LÊNIN, NXB Chính trị Quốc gia Sự Thật, Hà Nội

Nguyễn Văn Dương (2022), ‘’Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội’’,
Công ty Luật Dương Gia (https://luatduonggia.vn/phan-tich-ton-tai-xa-hoi-va-y-thuc-xa-hoi/)

You might also like