You are on page 1of 10

Câu hỏi: Tồn tại xã hội, Ý thức xã hội là gì?

Vai trò quyết


định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội và tính độc lập
tương đối của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội

I. Khái niệm tồn tại xã hội: Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ
những sinh hoạt vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất xã hội của mỗi cộng đồng
người trong những điều kiện lịch sử xác định
* Cấu trúc của tồn tại xã hội.
- Điều kiện tự nhiên là những yếu tố tạo thành những điều kiện khách cho sự tồn
tại và phát triển của xã hội. VD: Sông hồ, đất đai…
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc tổ chức phân công lao động và bố trí
lực lượng sản xuất. Sự phong phú đa dạng của tự nhiên là cơ sở tự nhiên của việc
phân công lao động trong xã hội. Tự nhiên có thể tạo điều kiện thuận lợi và cũng
có thể gây khó khăn cho sản xuất VD: Ở nước ta miền Nam điều kiện tự nhiên
thuận lợi còn miền Trung thì điều kiện tự nhiên khó khăn, thường xuyên có bão lũ.
Sự tác động của con người đến tự nhiên sẽ làm cho tự nhiên biến đổi theo hai
hướng: làm cho tự nhiên phong phú thêm, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và
đời sống con người; hoặc làm cho tự nhiên nghèo nàn đi, nó sẽ gây trở ngại trở lại
đối với con người. C.Mác đã chỉ ra “nếu văn minh được phát triển một cách tự phát
không có hướng dẫn một cách khoa học thì để lại sau đó một bãi hoang mạc”
- Điều kiện dân số là toàn bộ các phương diện về số lượng, cơ cấu, mật độ, phân
bố... dân số tạo thành điều kiện khách quan cho sự sinh tồn và phát triển của xã
hội. VD: Mỗi quốc gia có lượng dân số khác nhau, có thể nhiều hoặc ít. Mật độ
dân số mỗi vùng miền trong một quốc gia cũng khác nhau (vùng núi thường ít
người sinh sống hơn vùng đồng bằng)
- Phương thức sản xuất vật chất là cách thức mà con người làm ra của cải vật chất.
Nó là nhân tố quyết định tính chất, kết cấu của XH và quyết định sự vận động, phát
triển của XH qua các giai đoạn lịch sử. Lịch sử XH trước hết là lịch sử của của các
phương thức sản xuất kế tiếp nhau trong quá trình phát triển VD: Phương thức kỹ
thuật canh nông lúa nước là nhân tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chất
truyền thống của người Việt Nam. Mỗi nơi sẽ có phương thức sản xuất khác nhau
VD:Ở nông thôn thì trồng trọt và chăn nuôi chiếm đa số còn ở các thành phố lớn
thì tập trung sản xuất bằng các thiết bị hiện đại.
 Các yếu tố trong cấu trúc tồn tại xã hội có mối quan hệ thống nhất biện
chứng tác động lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của XH,
trong đó phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản nhất.
VD: Trong điều kiện địa lý tự nhiên nhiệt đới, gió mùa, nhiều sông ngòi,... tất
yếu làm hình thành nên phương thức canh tác lúa nước là thích hợp nhất đối với
người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm qua. Để tiến hành
được phương thức đó, người Việt buộc phải co cụm lại thành tổ chức dân cư
làng, xã, có tính ổn định bền vững
Trong các quan hệ vật chất của xã hội thì quan hệ giữa người với tự nhiên và quan
hệ vật chất giữa người với nhau là cơ bản. Ngoài những yếu tố cơ bản trên thì
những yếu tố khác như quan hệ quốc tế, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc, quan hệ
gia đình... cũng đóng vai trò quan trọng trong tồn tại xã hội.
II. Khái niệm ý thức xã hội:
* Khái niệm ý thức xã hội: Ý thức xã hội là khái niệm dùng để chỉ phương diện
sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội
trong những giai đoạn phát triển nhất định.

Ý thức xã hội chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã
hội và phản ánh tồn tại xã hội. Ý thức xã hội gồm những hiện tượng tinh thần,
những bộ phận, những hình thái khác nhau phản ánh tồn tại xã hội bằng phương
thức khác nhau. Chúng ta có thể phân ý thức xã hội thành các dạng: Ý thức xã hội
thông thường và ý thức lý luận; Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội. Cụ thể:

* Cấu trúc của ý thức xã hội.


- Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đối với tồn tại xã hội, ý thức xã hội bao gồm
các hình thái như ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức khoa học, ý thức thẩm
mỹ, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo. VD: (Tư tưởng Hồ Chí Minh, học thuyết của
Mác-ăngghen, Phong tục thờ cúng tổ tiên, ăn trầu, hat quan họ …)
- Theo trình độ phản ánh đối với tồn tại xã hội, ý thức xã hội gồm ý thức xã hội
thông thường và ý thức lý luận:
Cũng có thể phân tích ý thức xã hội theo hai trình độ và hai phương thức phản ánh
đối với tồn tại xã hội, đó là tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội.
- Tâm lý xã hội là hiện tượng tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ
những tình cảm, tâm trạng, tập quán, thói quen... của con người, của một bộ phận
xã hội hoặc của toàn xã hội được hình thành một cách tự phát dưới tác động trực
tiếp của điều kiện sống hằng ngày của họ, phản ánh điều kiện sống, cũng như bản
thân đời sống đó.
Đặc điểm của tâm lý xã hội phản ánh trực tiếp điều kiện sống của xã hội và phản
ánh có tính tự phát. Tâm lý xã hội ghi lại những mặt bề ngoài không có khả năng
vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan hệ xã hội. Tâm lý xã hội
còn mang nặng tính kinh nghiệm, chưa được thể hiện về mặt lý luận, yếu tố tình
cảm đan xen yếu tố lý luận. Bên cạnh đó, tâm lý xã hội có vai trò nhất định trong
đời sống xã hội.
VD: Học thuyết của Mác-Lênin
- Hệ tư tưởng xã hội là những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống hóa thành lý
luận, thành các học thuyết về xã hội, phản ánh lợi ích của một giai nhất định như
một hệ thống quan điểm triết học, chính trị, pháp luật, kinh tế… là sự phản ánh
gián tiếp và tự giác đối với tồn tại XH
Đặc điểm của hệ tư tưởng có khả năng đi sâu vào bản chất các mối quan hệ xã hội
do vậy có khả năng phản ánh sâu sắc những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Hệ tư tưởng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khoa học, và tới toàn bộ xã
hội, biểu hiện ở chỗ, hệ tư tưởng là cơ sở lý luận để định hướng sự phát triển của
khoa học và các hoạt động cải tạo xã hội
VD: Truyền thống yêu nước, đoàn kết, hiếu học của dân tộc ta
Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội là hai trình độ, hai phương thức phản ánh khác
nhau của ý thức xã hội đối với cùng một tồn tại xã hội, chúng có mối quan hệ biện
chứng với nhau, tuy nhiên, không phải tâm lý xã hội tự nó sản sinh ra hệ tư tưởng
xã hội. Tâm lý xã hội là toàn bộ đời sống tình cảm, tâm trạng, khát vọng, ý chí….
của những cộng đồng người nhất định, phản ánh trực tiếp và tự phát đối với hoàn
cảnh sống của họ. Hệ tư tưởng xã hội là toàn bộ các hệ thống quan niệm, quan
điểm xã hội như: chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo,…; là sự phản
ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tại xã hội.

III. Vai trò của tồn tại XH đối với ý thức XH


Tồn tại xã hội nào ứng với một ý thức xã hội nhất định: trong đó tồn tại xã hội
quyết định về nguồn gốc, nội dung, bản chất, kết cấu của ý thức xã hội.
Mỗi khi tồn tại xã hội (nhất là phương thức sản xuất) thay đổi thì ý thức xã hội
sớm muộn gì cũng phải thay đổi theo sao cho phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể
lúc đó.
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải trực tiếp mà thường thông
qua các khâu trung gian.
Sự biến đổi của một thời đại nào đó cũng sẽ không thể giải thích được nếu chỉ
căn cứ vào ý thức của cả thời đại đó.
Ví dụ: Trong xã hội tâm lý ưa thích nam hơn nữ (trọng nam khinh nữ) bắt nguồn từ
nền sản xuất nông nghiệp lúa nước (phương thức sản xuất) thì phải làm việc nặng
=> đề cao vai trò của người đàn ông hơn phụ nữ trên nhiều góc độ kinh tế, phương
thức sx, sx vật chất của xã hội đã sản sinh ra quan niệm, tư tưởng đó. Ngoài điều
kiện đó thì cái tư tưởng này còn ảnh hưởng từ hệ tưởng nho giáo, các thiết chế về
dòng tộc, dòng họ nảy sinh ra tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ này.
Ví dụ: Từ xã hội cộng sản nguyên thủy => xã hội chiếm hữu nô lệ
Trình độ của lực lượng sản xuất còn yếu kém, lao động được diễn ra đồng
nhất, của cải đều được chia đều cho tất cả mọi người.
Còn đến xã hội chiếm hữu nô lệ đã bắt đầu phân chia sự giàu nghèo, mầm
mống sự bóc lột dần được hình thành, kéo theo sự ra đời của chủ nghĩa cá nhân, tư
tưởng chủ nô. Khi quan hệ sản xuất phong kiến bị quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa dần thay thế thì vị trí đặc trưng trong đời sống tinh thần xã hội của hệ tư
tưởng phong kiến bị xóa bỏ, được thay thế hoàn toàn bởi hệ tư tưởng tư sản.
(Tồn tại xã hội quyết định đến sự hình thành và phát triển của ý thức xã hội,
tồn tại xã hội có trước rồi ý thức xã hội có sau. Tồn tại xã hội phát triển theo chiều
hướng như thế nào thì ý thức xã hội sẽ phát triển theo chiều hướng như thế. C.Mác
và Ănghen đã chứng minh rằng đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát
triển trên cơ sở của đời sống vật chất, không thể tìm nguồn gốc tư tưởng, tâm lý xã
hội trong chính bản thân nó.
Những luận điểm của C.Mác đã bác bỏ hoàn toàn những quan điểm sai lầm
của chủ nghĩa duy tâm trước đó là muốn đi tìm ý thức tư tưởng trong bản thân ý
thức tư tưởng, xác định tinh thần, tư tưởng là nguồn gốc của xã hội, quyết định ý
thức xã hội, chính là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội, ý
thức xã hội.

Ngoài ra, giữa hình thái ý thức xã hội và tồn tại xã hội vẫn luôn có sự tác
động qua lại lẫn nhau. Cụ thể trong mỗi thời đại tùy vào từng hoàn cảnh lịch sử, có
những hình thái ý thức xã hội nào đó nổi lên hàng đầu tác động và chi phối các
hình thái ý thức xã hội khác. Điều này nói lên rằng, các hình thái ý thức xã hội
không chỉ chịu sự tác động quyết định của tồn tại xã hội, ngoài ra còn chịu sự tác
động qua lại lẫn nhau. Sự tác động này làm cho mỗi hình thái ý thức xã hội có
những tính chất và những mặt không thể giải thích trực tiếp bằng các quan hệ vật
chất.)

IV. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội
Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội do tồn tại xã hội xã hội quy định
nhưng ý thức xã hội không phụ thuộc vào tồn tại xã hội 1 cách thụ động mà nó có
tác động tích cực trở lại tồn tại xã hội khi đã ra đời ý thức xã hội có quy luật riêng
của nó.
- Ý thức XH thường lại lạc hậu hơn tồn tại XH
+ Do tác động mạnh mẽ và nhiều mặt trong hoạt động thực tiễn của con người nên
tồn tại xã hội diễn ra với tốc độ nhanh hơn khả năng phản ánh của ý thức xã hội
+ Do sức mạnh của thói quen, tập quán, truyền thống và do cả tính bảo thủ của
hình thái ý thức XH
+ Ý thức XH gắn liền với lợi ích của những tập đoàn người, của các giai cấp nào
đó trong XH
VD: Trong XH hiện nay vẫn còn nhiều gia đình có quan niệm cổ hủ, thích đẻ con
trai để có người nối dõi; nhiều người đàn ông gia trưởng, trọng nam khinh nữ, phụ
nữ chỉ được ăn mâm dưới
- Ý thức XH có thể vượt trước tồn tại XH
+ Triết học Mác-Lênin thừa nhận rằng ý thức XH thường lạc hậu hơn tồn tại XH
nhưng cũng có thể vượt trước tồn tại XH
+ Ý thức XH có khả năng vượt trước tồn tại XH là do nó phản ánh đúng được
những mối liên hệ logic, khách quan, tất yếu, bản chất của tồn tại XH.
VD: Nhà triết học cổ đại Đê Mô Cris, ông sinh ra vào khoảng 460 TCN và ông cho
rằng vật chất và nguyên tử. Ông định nghĩa nguyên tử là đơn vị nhỏ nhất không thể
xâm nhập được, không cảm giác được. Quan niệm vật chất là nguyên tử đã trở
thành quan niệm vật chất là nguyên tử đã trở thành quan niệm truyền thống trong
nhân loại
- Ý thức XH có tính kế thừa
+ Tiến trình phát triển đời sống tinh thần của XH loài người cho thấy rằng, các
quan điểm lý luận, các tư tưởng lớn của thời đại sau bao giờ cũng dựa vào nhưng
tiên đề đã có từ các giai đoạn lịch sử trước đó
+ Trong sự phát triển của mình ý thức XH có tính kế thừa nếu không thể giải thích
1 tư tưởng nào đó chỉ dựa vào trình độ, hiện tượng phát triển kinh tế và quan niệm
kinh tế XH
+ Trong các XH có giai cấp thì các giai cấp khác nhau, sự kế thừa những di sản
khác nhau của những giai đoạn trước
VD: Thứ nhất: kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như cần cù lao
động, anh dũng chiến đấu trong dựng nước và giữ nước
Thứ hai: Kế thừa KQ, vận dụng, phát triển sáng tạo các lí luận: Trc đó mac và
angghen cho rằng cnxh chỉ có thể thành công trên phạm vi toàn đồng loạt toàn thế
giới nhưng đến Lenin thì ông cho rằng cnxh có thể thành công không nhất thiết là
ở pvi toàn thế giới cùng 1 lúc mà riêng ở từng nc cũng có thể dành thắng lợi. Sau
đó Bác lại mở rộng hơn về hệ thống lí luận ấy hơn: cuộc cm có thể thành công
trước ở thuộc địa và từ đó tác động lại cuộc cm quốc mẫu (theo môn lịch sử đảng)
- Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội
+ Các hình thái ý thức XH phản ánh tồn tại xã hội theo những cách khác nhau, có
vai trò khác nhau trong XH và trong đời sống của con người. Tuy nhiên, ở các thời
đại lịch sử khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau dù vai trò của hình thái
XH không giống nhau những chúng vẫn có sự tác động qua lại với nhau
VD: Triết học phản ánh tồn tại XH bằng hệ thống phạm trù, nguyên lý, quy luật
triết học, nghệ thuật phản ánh tồn tại xã hội bằng những hình tượng nghệ thuật…
Chính sự phản ánh theo những cách thức riêng của mỗi hình thái ý thức xã hội đã
làm cho sự phản ánh của ý thức xã hội nói chung đa dạng, phong phú. Nhưng cũng
chính điều đó làm cho mỗi hình thái ý thức xã hội có “đời sống” riêng và quy luật
riêng của mình.
Điều này cũng làm cho các hình thái ý thức xã hội không thể thay thế lẫn nhau,
nhưng lại cần đến nhau, bổ sung cho nhau, ảnh hưỡng lẫn nhau, tác động, thâm
nhập lẫn nhau và cùng nhau tác động đến tồn tại xã hội.
VD: Triết học ảnh hưởng tới hệ tư tưởng pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật… về
mặt thế giới quan, khoa học ảnh hưởng tới triết học, ý thức chính trị, pháp quyền…
+ Do điều kiện lịch sử mà mỗi giai đoạn một hình thái ý thức XH nào đó nổi trội
và đóng vai trò chi phối các hình thái XH khác. Lịch sử phát triển của ý thức xã hội
đã chứng tỏ, ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, mà
một hình thái ý thức xã hội nào đó nổi lên hàng đầu và đóng vai trò chi phối các
hình thái ỷ thức xã hội khác.
VD: Từ thời kỳ Trung Cổ và phong kiến, nhất là trong thế giới đương đại, vai trò
của ý thức chính trị ngày càng đóng vai trò quan trọng và chi phối mạnh mẽ các
hình thái ý thức khác.

- Ý thức XH tác động trở lại tồn tại XH


Các hình thái ý thức xã hội không chỉ tác động lẫn nhau mà còn tác động trở lại tồn
tại xã hội. Sự tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội theo hai khuynh
hướng cơ bản là tích cực và tiêu cực.
Theo Ph.Ăngghen: "Sự phát triển của chính trị, pháp luật triết học, tôn giáo, văn
hóa, nghệ thuật, v.v. đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng
cũng ảnh hường lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế". Mức độ ảnh hưởng của
tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể;
vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh; vào vai trò
lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưownrg vào mức độ phản ánh đúng đắn của
tư tưởng đối với các nhu cầu phát triển xã hội; vào mức độ mở rộng của tư tưởng
trong quần chúng, V.V… Cũng do đó, ở đây cần phân biệt vai trò của ý thức tư
tưởng tiến bộ và ý thức tư tưởng phản tiến bộ đối với sự phát triển xã hội.
 Tác động tích cực của ý thức XH tới tồn tại XH
+ Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng quy luật vận động, phát triển của tồn tại xã hội
thì thông qua hoạt động thực tiễn của con người nó có thể tác động tích cực tới tồn
tại xã hội
+ Biểu hiện của sự tác động tích cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội là nó
thúc đẩy phương thức sản xuất phát triển; góp phần cải biến điều kiện tự nhiên,
hoàn cảnh địa lý theo hướng có lợi cho con người và sản xuất vật chất; điều chỉnh
dân số và mật độ dân cư phù hợp với điều kiện kinh tế - địa lý... trên cơ sở đó, thúc
đẩy xã hội phát triển theo hướng tiến bộ.
VD: Cuộc đấu tranh cách mạng xóa bỏ cái cũ (XH đương thời) để xây dựng cái
mới (XH mới). khi con người ý thức được quy luật phát triển của xã hội loài người
ý thức được chính mình… Nên đã vùng lên phá bỏ xiềng xích, rào cản… Đấu tranh
giải phóng bản thân cũng như đấu tranh giải phóng xã hội
 Tác động tiêu cực của ý thức XH với tồn tại XH
+ Nếu ý thức xã hội lạc hậu, phản ánh không đúng quy luật vận động, phát triển
của tồn tại xã hội; hoặc ý thức xã hội phản tiến bộ, nhất là ý thức chính trị; hoặc là
ý thức xã hội phản ánh vượt trước tồn tại xã hội nhưng vượt trước ảo tưởng, duy ý
chí... thì sẽ tác động tiêu cực tới tồn tại xã hội.
+ Biểu hiện của sự tác động tiêu cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội là nó
cản trở tồn tại xã hội phát triển.
VD: ý thức xã hội thông qua hoạt động thực tiễn của con người cần trở sản xuất vật
chất phát triển; huỷ hoại môi trường sống tự nhiên; làm mất cân bằng về dân số và
mật độ dân cư... Như vậy là kìm hãm sự phát triển của xã hội theo hướng tiến bộ.

You might also like